Khóa luận Mở rộng hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Khái niệm và đặc điểm của Thương mại quốc tế 3

1.1.1. Khái niệm của Thương mại quốc tế 3

1.1.2. Đặc điểm của Thương mại quốc tế 3

1.2. Khái quát chung về Ngân hàng thương mại 4

1.2.1. Khái niệm 4

1.2.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại 6

1.2.2.1. Trung gian tài chính 6

1.2.2.2. Tạo phương tiện thanh toán 7

1.2.2.3. Trung gian thanh toán 8

1.3. Hoạt động Thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại 9

1.3.1. Khái niệm và điều kiện về hoạt động Thanh toán quốc tế 9

1.3.1.1. Khái niệm 9

1.3.1.2. Vai trò của Thanh toán quốc tế của NHTM trong TMQT 10

1.3.1.3. Điều kiện hoạt động TTQT 12

1.3.2. Các phương thức TTQT chủ yếu của NHTM 17

1.3.2.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) 17

1.3.2.2. Phương thức thanh toán nhờ thu 19

1.3.2.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit) 21

1.3.3. Các chỉ tiêu đo lường việc mở rộng TTQT 23

1.3.3.1. Doanh số hoạt động TTQT 23

1.3.3.2. Tỷ trọng thu từ TTQT so với tổng thu nhập của ngân hàng 24

1.3.3.3. Thị phần hoạt động TTQT 24

1.3.3.4. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ TTQT của NHTM cung cấp 24

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT 25

1.4.1. Nhân tố chủ quan 25

1.4.1.1. Nhân tố con người 25

1.4.1.2. Chính sách đối ngoại của ngân hàng 25

1.4.1.3. Chính sách phát triển dịch vụ của ngân hàng 26

1.4.1.4. Một số nhân tố chủ quan khác 26

1.4.2. Nhân tố khách quan 26

1.4.2.1. Chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và chính sách ngoại thương nói riêng của một nước 26

1.4.2.2. Chính sách quản lý ngoại hối 28

1.4.2.3. Sự biến động của tỷ giá hối đoái 29

1.4.2.4. Sự thay đổi chế độ kinh tế, chính trị của nước bạn hàng 30

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI – HỘI SỞ CHÍNH 31

2.1. Tổng quan về SHB 31

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của SHB 31

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB – Hội sở chính thời gian qua 33

2.1.2.1. Kết quả kinh doanh của SHB – Hội sở chính 33

2.1.2.2. Tình hình nguồn vốn tại SHB – Hội sở chính 36

2.1.2.3. Tình hình tín dụng tại SHB – HSC 39

 

2.2. Thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế tại SHB 42

2.2.1. Quy định về Thanh toán quốc tế 42

2.2.2. Quy trình thực hiện các phương thức TTQT chủ yếu tại SHB 45

2.2.2.1. Quy trình thanh toán chuyển tiền 45

2.2.2.2. Quy trình thanh toán L/C 47

2.2.2.3. Quy trình thanh toán nhờ thu 49

2.2.3. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT tại SHB 51

2.2.3.1. Thực trạng hoạt động 51

2.2.3.2. Đánh giá về hoạt động TTQT tại SHB 58

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SHB 70

3.1. Định hướng phát triển cho hoạt động TTQT của SHB – HSC 70

3.2. Một số giải pháp mở rộng hoạt động TTQT 72

3.2.1. Tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ của cán bộ TTQT 72

3.2.2. Thiết lập và mở rộng hệ thống ngân hàng đại lý ở nước ngoài 73

3.2.3. Xây dựng chính sách khách hàng và hệ thống tiếp thị nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng 74

3.2.4. Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế. 77

3.2.5. Một số giải pháp khác 80

3.3. Một số kiến nghị 82

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và bộ ngành liên quan 82

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 84

KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2312 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Mở rộng hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sau: Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn huy động 2006 – 2008 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Phân theo kỳ hạn 770.001 100% 9.948.553 100% 16.080.61 100% -Ngắn hạn 674.220 87,56% 9.328.662 93,77% 15.717.084 94,50% -Trung, dài hạn 95.781 12,44% 619.891 6,23% 663.477 5,50% Phân theo cơ cấu 770,001 100% 9.948.553 100% 16.080.561 100% -Trong nước 770.01 100% 9.948.553 100% 16.080.561 100% +TCTD 402.000 52,21% 7.091.785 71,28% 4.371.004 29,34% +Khách hàng khác 368.001 47,79% 2.856.768 28,72% 11.709.557 70,66% -Nước ngoài - 0% - 0% - 0% (Nguồn: BCTC đã được kiểm toán 2006,2007 và Báo cáo phòng Nguồn vốn SHB 2008) Trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2006 và đầu năm 2007, thị trường chứng kiến cuộc chạy đua huy động vốn của các NHTM. Sự cạnh tranh của các NHTM nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân diễn ra khá quyết liệt, thông qua các dịch vụ chăm sóc khách hàng, lãi suất cạnh tranh và các chương trình khuyến mại có giá trị lớn để thu hút khách hàng. Ngoài ra, thị trường chứng khoán cũng là một kênh huy động vốn đặc biệt thuận lợi của các ngân hàng trong thời điểm này. Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng nguồn vốn huy động 2006 – 2008 Nguồn vốn huy động của SHB các năm qua đều tăng cao do SHB đã không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh, đến thời điểm 31/12/2006 tổng vốn huy động đạt 770.001 triệu đồng, năm 2007 đạt 9.948.553 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn hoạt động duy trì ở mức cao, năm 2006 đạt 290% so với năm 2005; năm 2007 tăng 1192% so với tổng nguồn vốn huy động cả năm 2006. Và đến 31/12/2008 tổng nguồn vốn huy động trên toàn hệ thống là 11.768,7 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn chủ yếu là huy động ngắn hạn. Năm 2006 nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm 87,56%; năm 2007 chiếm 93,77%. Trong năm 2008, do chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thường xuyên biến động nên lãi suất của các NHTM cũng có sự thay đổi để có tính cạnh tranh. Do lãi suất không ổn định nên khách hàng chủ yếu gửi ngắn hạn. Đó là lý do 6 tháng đầu năm 2008, vốn huy động ngắn hạn của SHB tăng lên, chiếm 95,5% tổng nguồn vốn huy động. Sự chênh lệch quá lớn giữa nguồn vốn huy động ngắn hạn và dài hạn có thể sẽ gây rủi ro cho SHB. Nếu vì lý do nào đó mà sụt giảm lãi suất tiền gửi, khách hàng đồng loạt đến rút tiền thì sẽ làm mất tính thanh khoản của SHB, và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Hơn nữa, theo quy định của Nhà nước, các NHTM chỉ được phép dùng một số vốn huy động ngắn hạn đầu tư cho vay trung và dài hạn. Nhưng nếu vượt quá mức an toàn sẽ dẫn tới khả năng mất cân đối vốn hoạt động hằng ngày. Như vậy, vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn sẽ hạn chế việc cho vay trung và dài hạn của SHB. Để giảm thiểu rủi ro, SHB đang có kế hoạch điều chỉnh nguồn vốn huy động theo hướng giảm dần nguồn vốn huy động ngắn hạn và tăng dần nguồn vốn huy động dài hạn để góp phần đảm bảo cho sự kinh doanh ổn định của SHB. Nguồn vốn huy động phân theo cơ cấu của SHB có sự chuyển dịch. Năm 2006 số vốn huy động từ các TCTD và từ khách hàng khác chiếm tỷ trọng xấp xỉ nhau (52,21% và 47,79%), và đến năm 2007 vốn huy động từ các TCTD chiếm tỷ trọng lớn tới 72,28% tổng nguồn vốn huy động. Việc huy động vốn lớn từ các TCTD không phải là một biện an toàn cho hoạt động kinh doanh của SHB. Đến cuối năm 2008, nguồn vốn huy động từ các TCTD đã được kiểm soát, chiếm 29,34 % tổng nguồn vốn huy động. Còn lại vốn huy động từ các cá nhân và tổ chức kinh tế khác. Việc điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn này đảm bảo cho SHB có được nguồn vốn ổn định cho phát triển kinh doanh. Hiện nay SHB chưa có vốn nhận từ Chính phủ trong tổng nguồn vốn. 2.1.2.3. Tình hình tín dụng tại SHB – HSC Trong bối cảnh biến động của nền kinh tế xã hội, thị trường vốn và thị trường trong nước, SHB đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu và hoàn thiện bộ máy hoạt động, sửa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm thích ứng với điều kiện từng vùng miền, ngành nghề kinh doanh. Đưa ra các sản phẩm dịch vụ cho vay hấp dẫn linh hoạt đến nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, SHB luôn kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở thận trọng an toàn. Nhờ đó, hoạt động tín dụng của SHB đã đạt được sự tăng trưởng và bền vững. Tại Hội sở chính của SHB, năm 2006 tổng dư nợ SHB đạt 492,984 triệu đồng, năm 2007 đạt 4.283.503 triệu đồng, đến cuối năm con số này đã xấp xỉ 6.227.000 triệu đồng. Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng tại SHB 2006 - 2008 Đơn vị: Triệu đồng Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số dư Tăng(%) Số dư Tăng(%) Số dư Tăng(%) Tổng dư nợ tín dụng 492.984 114,5 4.283.503 748,61 6.226.734 145,36 + TCTD - - - - - - +Khách hàng khác 492,984 114,5 4.283.503 748,61 6.226.734 145,36 (Nguồn: BCTC đã được kiểm toán 2006, 2007 và báo cáo Phòng tín dụng SHB 2008) Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng dư nợ tín dụng tại SHB 2006 - 2008 Nhìn vào chỉ tiêu dư nợ của SHB ta thấy sự tăng trưởng đáng kể về hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm vừa qua. Năm 2007 đánh dấu sự chuyển hướng hoạt động: tập trung cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng cho tất cả các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế, ngành nghề kinh doanh, cùng với sự phát triển về mạng lưới hoạt động. Dư nợ tín dụng của SHB đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Năm 2008 với việc phát hành tăng vốn thành công lên 2000 tỷ đồng, SHB đã đầu tư mở rộng mạng lưới, phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ, đa dạng đối tượng khách hàng… Dù năm 2008 là một năm khó khăn với nền kinh tế nhưng tín dụng của SHB vẫn đạt mức tăng trưởng 145,36 % so với nam 2007. Về cơ cấu dư nợ theo hình thức cho vay, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay theo thời hạn vay là loại hình cho vay ngắn hạn, do SHB huy động phần lớn là vốn ngắn hạn nên tỷ lệ cho ngắn hạn chiểm tỷ trọng lớn hơn. Nam 2006, tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 68%, cho vay trung hạn chiếm 32%. Năm 2007 hai tỷ trọng này là 63,87% và 36,13%. Đến 31/12/2008, tỷ trọng này đã có sự thay đổi theo chiều hướng giảm tỷ lệ cho vay ngắn hạn và tăng tỷ lệ cho vay trung, dài hạn. Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo hình thức cho vay SHB 2006 - 2008 Đơn vị: Triệu đồng Khoản mục Năm 2006 Tỷ trọng (%) Năm 2007 Tỷ trọng (%) Năm 2008 Tỷ trọng (%) I. Cơ cấu dư nợ theo thời gian Cho vay ngắn hạn 335.252 68,00 2.672.055 63,87 3.668.791 58,92 Cho vay trung hạn 157.732 32,00 1.134.348 27,12 1.884.834 30,27 Cho vay dài hạn - 377.099 9,01 673.109 10,81 Tổng 492.984 100 4.183.504 100 6.226.734 100 II. Cơ cấu dư nợ theo khách hàng Cho vay các TCKT, cá nhân trong nước 455.962 92,49 4.145.901 99,10 6.198.091 99,54 Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 37.002 6,51 37.602 0,90 28.642 0,46 Tổng 492.984 100 4.183.504 100 6.226.734 100 (Nguồn: BCTC đã được kiểm toán 2006, 2007 và báo cáo phòng tín dụng SHB 2008) Cơ cấu cho vay khách hàng của SHB chủ yếu là tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước bởi chiến lược khách hàng trọng tâm mà SHB hướng đến cung cấp các sản phẩm ngân hàng là cá nhân, tổ chức kinh tế. Với mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng để đảm bảo an toàn hiệu quả trong hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng của SHB được đánh giá là khá hiệu quả và an toàn, nợ quá hạn thấp, hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh. Qua đây ta thấy tình hình sử dụng vốn của SHB tốt, đã phần nào thể hiện được sự tăng trưởng của ngân hàng trong những nghiệp vụ chính. 2.2. Thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế tại SHB 2.2.1. Quy định về Thanh toán quốc tế a, Điều kiện áp dụng các văn bản pháp lý quốc tế trong hoạt động TTQT Khi tham gia các hoạt động quốc tế, các quốc gia đều bình đẳng với nhau, không thể dùng luật pháp của riêng bất cứ nước nào để để áp đặt nước khác phải tuân theo. Để giải quyết mâu thuẫn luật pháp giữa các nước, người ta đã xây dựng một hệ thống luật pháp thống nhất mang tính quốc tế nhằm điều chỉnh các hoạt động quốc tế, trong đó có hoạt động TTQT. Những luật và công ước quốc tế, thông lệ và tập quán quốc tế đó bao gồm: Công ước Liên Hiệp Quốc về hợp đồng mua bán quốc tế ( United Nations convention contracts for the Intenational sale of goods - Wein Convention 1980) Công ước Geneve 1930 về Luật Thống nhất hối phiếu. Công ước Geneve 1931 về Séc quốc tế. Công ước Liên Hiệp Quốc về Hối phiếu và Lệnh phiếu quốc tế 1980. Các nguồn Luật, Công ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm. Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ 600( Uniform Customs and Practice for Documentary Credit _ UCP600). Quy tắc thống nhất về nhờ thu (Uniform Rules for Collection – URC). Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng ( The Uniform Rules for Bank to Bank Reimbursement under Documentary credit – URR). Điều kiện thương mại quốc tế 2000( International Comericial Terms – INCOTERM). Có thể thấy việc áp dụng các văn bản pháp lý quốc tế vào từng nước hiệu quả đến mức nào còn tùy thuộc vào luật của quốc gia đó. Trong bối cảnh hệ thống luật pháp còn chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ như nước ta thì các doanh nghiệp, đặc biệt các NHTM sẽ gặp nhiều rủi ro trong TTQT. Về lý thuyết, chính các công ước, tập quán và thông lệ quốc tế trên được phép vận dụng vào hoạt động TTQT của Việt Nam theo Luật Dân sự, Luật Thương mại đã góp phần hạn chế rủi ro. Nhưng hiện nay, trong quá trình htực hiện các nghiệp vụ TTQT, các NHTM Việt Nam đã và đang vận dụng các thông lệ quốc tế đó song hiệu quả đạt được còn chưa cao. Vì thế đối với nước ta hiện nay, vấn đề hàng đầu là cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể, đầy đủ về thủ tục XNK để bảo vệ lợi ích và quyền lợi chính đáng, hợp pháp nhằm ngăn chặn gian lận, lợi dụng hay sự lừa đảo của của các bên mua bán làm thiệt hại cho ngân hàng. b, Quy chế về hoạt động TTQT của SHB TTQT của SHB là quá trình thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền, thanh toán L/C, nhờ thu và nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác bằng ngoại tệ trong nội bộ hệ thống SHB, giữa SHB với các tổ chức tài chính khác trong và ngoài nước thông qua mạng SWIFT (Mạng tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu) hoặc các hệ thống khác. Quy định về thành phần tham gia TTQT gồm: Ngân hàng đại lý: là ngân hàng có liên quan trong giao dịch TTQT được SHB lựa chọn. Ngân hàng phát hành: là ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng nhập khẩu phát hành cam kết thanh toán bằng USD dưới hình thức tín dụng L/C cho người hưởng lợi nước ngoài. Ngân hàng thông báo: là ngân hàng tiến hành thông báo tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Ngân hàng xác nhận: là ngân hàng theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của ngân hàng phát hành thực hiện sự xác nhận của mình đối với thư tín dụng. Ngân hàng chỉ định: là ngân hàng được ngân hàng phát hành chỉ định thanh toán, chiết khấu hoặc cam kết thanh toán theo thư tín dụng. Ngân hàng hoàn trả: là ngân hàng được ngân hàng phát hành chỉ định là ngân hàng hoàn trả cho 1 ngân hàng khác đã thanh toán, chiết khấu chứng từ L/C. Ngân hàng xuất trình: l ngân hàng nhận nhờ thu xuất trình chứng từ cho người phải trả tiền. Ngân hàng thương lượng: là ngân hàng mà tại đó khách hàng xuất trình chứng từ thu thư tín dụng dưới hình thức xin chiết khấu hoặc ủy thác cho NH thu hộ tiền theo bộ chứng từ. Ngân hàng khởi tạo: là ngân hàng phục vụ cho người phát lệnh đầu tiên trong giao dịch TTQT. Ngân hàng thu hộ: là ngân hàng nhận nhờ thu từ gửi nhờ thu. Đơn vị được phép là phòng Thanh toán quốc tế Hội sở chính và chi nhánh SHB được phép hoạt động TTQT trực tiếp theo Quyết định của Ban giám đốc. Phạm vi áp dụng: Trong hệ thống NHTM SHB: khi thực hiện dịch vụ TTQT cho khách hàng là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Áp dụng với các phương thức thanh toán bằng thư tín dụng L/C (Xuất khẩu, nhập khẩu), Nhờ thu kèm chứng từ (nhờ thu hàng nhập, nhờ thu hàng xuất), Chuyển tiền (chuyển tiền đi, chuyển tiền đến). Hợp đồng thanh toán bằng đồng bản tệ đối với các nước có chung biên giới (thanh toán biên mậu), thực hiện theo quy định riêng của Tổng giám đốc. Các văn bản được áp dụng trong TTQT tại SHB là: ICC, UCP 600, URC 5222, URR 725, Các quyết định của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các hiệp định thỏa thuận do Tổng giám đốc SHB ký. 2.2.2. Quy trình thực hiện các phương thức TTQT chủ yếu tại SHB 2.2.2.1. Quy trình thanh toán chuyển tiền Để thực hiện chuyển tiền qua hệ thống (từ HSC đến Chi nhánh hoặc từ Chi nhánh đến HSC) đựơc thực hiện trên mạng thanh toán nội bộ. Việc truyền và nhận điện giữa HSC và các ngân hàng ngoài hệ thống được chuyển qua bộ phận SWIFT để truyền đi hoặc mạng thanh toán khác (Telex, thư). - Chuyển tiền đi: Phòng Thanh toán quốc tế tại HSC có nhiệm vụ: Sau khi nhận được lệnh chuyển tiền của khách hàng kèm theo các chứng từ có liên quan đến việc chuyển tiền, thanh toán viên phải kiểm tra theo đúng mẫu quy định của SHB và kiểm tra tài khoản của khách hàng. Trường hợp lệnh chuyển tiền của khách hàng không rõ ràng hoặc thiếu chính xác, tài khoản không đủ… thì thanh toán viên phải hướng dẫn cho khách hàng bổ sung, sửa đổi nội dung cho phù hợp. Sau khi kiểm tra nguồn vốn của khách hàng đã đủ, thanh toán viên thực hiện việc chuyển tiền bằng phương thức bằng điện hay bằng thư. Trong trường hợp người ra lệnh chuyển tiền yêu cầu sửa đổi thì phải có yêu cầu bằng văn bản. Sau khi thực hiện các bước trên, thanh toán viên in ra 1 bản điện cùng với các phiếu hạch toán chuyển trưởng/ phó phòng bộ phận nghiệp vụ kiểm tra và ký duyệt. Điện chuyển tiền phải được Tổng giám đốc ký duyệt mới có giá trị. Khi điện chuyển tiền đã được duyệt, thanh toán viên in ra 1 bản chuyển khách hàng, 1 bản lưu hồ sơ chuyển tiền. Các chứng từ phải được tách chuyển phòng kế toán, 1 bản lưu hồ sơ chuyển tiền cùng các chứng từ liên quan. Đối với lệnh chuyển tiền trước khi nhận hàng, thanh toán viên phải theo dõi, nhắc nhở khách hàng xuất trình tờ khai hải quan và chứng từ giao hàng để đóng dấu xác nhận đã chuyển tiền khi khách hàng đã nhận hàng. Lưu 1 bộ tờ khai và chứng từ giao hàng vào bộ hồ sơ chuyển tiền. - Chuyển tiền đến - Thứ nhất: Khi nhận được lệnh chuyển tiền từ ngân hàng nước ngoài chuyển đến, thanh toán viên phải kiểm tra: Xác nhận mã khóa đúng. Tên người gửi tiền. Tên, địa chỉ đầy đủ, số chứng minh thư, số tài khoản của người hưởng lợi. Tên ngân hàng người hưởng. Số tiền, loại tiền, ngày giá trị. - Nội dung thanh toán. - Thứ hai: Đối với những điện không đầy đủ các yếu tố trên thì thanh toán viên phải tra soát ngay với ngân hàng chuyển tiền. - Thứ ba: Khi nhận được yêu cầu sửa đổi hoặc hủy bỏ lệnh chuyển tiền của ngân hàng nước ngoài, thanh toán viên phải kiểm tra lại hồ sơ chuyển tiền, đồng thời phải thông báo ngay cho người hưởng biết và yêu cầu khách hàng có ý kiến bằng văn bản. Sau khi nhận được văn bản của khách hàng, thanh toán viên trả lời ngân hàng nước ngoài và thu phí theo biểu phí hiện hành. Sau đó thông báo với kế toán và thanh toán viên chi nhánh (nếu có trường hợp này) khoản tiền về của khách hàng để hạch toán đối ứng, tính phí và trả tiền cho khách hàng theo chỉ dẫn. 2.2.2.2. Quy trình thanh toán L/C a, Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu Mở, ký quỹ và điều chỉnh L/C Sau khi làm các thủ tục với khách hàng, thẩm định và hoàn thiện hồ sơ, thanh toán viên hướng dẫn khách hàng lựa chọn phương thức mở L/C phải tiến hành soạn điện/ thư, nhập dữ liệu vào hệ thống mà ngân hàng quy định đồng thời hạch toán, tính và thu phí mở L/C theo quy trình hạch toán của ngân hàng. Sau khi xử lý các bước trên, thanh toán viên in ra 1 bản điện tử cùng với các phiếu hạch toán chuyển trưởng/ phó phòng nghiệp vụ kiểm tra và ký duyệt. Sau đó chuyển điện qua hệ thống SWIFT đi điện ra nước ngoài. Về việc tu chỉnh/ hủy L/C: Sau khi làm các thủ tục với khách hàng, thẩm định và hoàn thiện hồ sơ, thanh toán viên cần lập điện tu chỉnh L/C theo mẫu quy định. Bản điều chỉnh sẽ trở thành một bộ phận cấu thành L/C và hủy bỏ những nội dung cũ có liên quan; nhập dữ liệu vào hệ thống đã quy định đồng thời hạch toán, tính và thu phí tu chỉnh L/C. Sau khi xử lí các bước trên, thanh toán viên in ra 1 bản kiểm tra và ký duyệt/ bản sửa/ hủy L/C phải được tổng giám đốc hoặc ký duyệt mới có giá trị. Khi điện/ sửa hủy L/C được duyệt, thanh toán viên in ra L/C làm 2 bản (1 bản giao cho khách hàng, 1 bản lưu hồ sơ L/C). Sau đó, chuyển điện qua hệ thống SWIFT đi điện ra nước ngoài. Các chứng từ phải được tách chuyển phòng kế toán, 1 bản lưu hồ sơ cùng chứng từ khác có liêu quan. Về việc tiếp nhận, kiểm tra chứng từ, giao chứng từ và trả tiền: Khi nhận toàn bộ chứng từ giao hàng của ngân hàng nước ngoài, thanh toán viên phải kiểm tra chứng từ trước khi giao cho khách hàng. - Trường hợp L/C cho phép đòi tiền bằng điện: thanh toán viên thực hiện việc chi trả theo chỉ dẫn trên lệnh chuyển tiền vào ngày yêu cầu. - Trường hợp L/C quy định đòi tiền bằng chứng từ: khi nhận được chứng từ nước ngoài gửi đến, thanh toán viên phải ghi lại số vận đơn của hãng giao nhận chứng từ, kiểm tra chữ ký ủy quyền của ngân hàng đại lý. Sau đó viết giấy thông báo chứng từ đúng gửi khách hàng. Trong vòng 3 ngày kể từ ngày thông báo, thanh toán viên yêu cầu khách hàng ký chấp nhận hối phiếu. Trong vòng 3 - 5 ngày kể từ ngày thông báo, thanh toán viên yêu cầu khách hàng nộp tiền thanh toán hoặc yêu cầu cán bộ tín dụng phát nợ vay cho khách hàng, sau đó ký hậu vào mặt sau vận đơn, trả chứng từ cho khách hàng có ký nhận và lập điện theo quy định thanh toán tiền cho ngân hàng gửi chứng từ. b, Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu HSC - SHB có chức năng nhận chuyển tiếp L/C, sửa đổi L/C hoặc các bức điện giao dịch kác có liên quan đến L/C xuất khẩu cho các Chi nhánh hoặc ngân hàng khác hệ thống. Nếu ngân hàng phát hành chỉ định L/C cần được xác nhận của SHB thì việc xác nhận này chỉ được xác nhận tại HSC - SHB. Các Chi nhánh SHB được phép nhận thông báo L/C, sửa đổi L/C, cho khách hàng khi đã HSC xác thực hoặc các ngân hàng khác có uy tín xác thực. Thanh toán L/C xuất khẩu tại SHB có quy trình như sau: Trước khi giao L/C cho khách hàng, thanh toán viên phải kiểm tra mã khóa và mẫu chữ ký. Trong trường hợp từ chối thông báo L/C, thanh toán viên phải thông báo cho ngân hàng mở biết. Về việc tiếp nhận, kiểm tra, gửi chứng từ và đòi tiền Khi nhận được yêu cầu gửi chứng từ L/C xuất kèm bộ chứng từ do khách hàng xuất trình cùng bản gốc L/C và các điều chỉnh liên quan nếu có, thanh toán viên cần kiểm tra kỹ số lượng chứng từ, loại chứng từ và ghi rõ ngày, giờ xuất trình và ký nhận. Sau đó lập hồ sơ theo dõi. Nếu chứng từ phù hợp thì sẽ được gửi và đòi tiền theo quy định của L/C: - Đòi tiền bằng thư. - Đòi tiền bằng điện. Khi nhận điện hoặc thư báo có, thanh toán viên phải xác nhận mã khóa hoặc chữ ký ủy quyền của ngân hàng nước ngoài (nếu có), sau đó hạch toán báo có và thu phí theo biểu phí hiện hành của SHB. 2.2.2.3. Quy trình thanh toán nhờ thu Đối với phương thức nhờ thu, tại HSC của SHB ở Hà Nội chưa thực hiện nhờ thu xuất khẩu, phương thức thanh toán nhờ thu xuất khẩu (nhờ thu đi) mới chỉ được thực hiện ở Chi nhánh trong thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế, trong phạm vi khóa luận này, ta chỉ xét quy trình thanh toán nhờ thu đến (nhờ thu nhập khẩu). Các Chi nhánh SHB được phép tiếp cận ủy nhiệm nhờ thu (cả nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ) do các tổ chức tài chính trong và ngoài nước nhận đến. Trường hợp đặc biệt nếu có sự thỏa thuận trước thì chứng từ có thể do khách hàng nước ngoài trực tiếp gửi đến nhưng Chi nhánh phải xác thực được lệnh nhờ thu và các chỉ định liên quan để tránh tranh chấp pháp lý sau này. + Hình thức nhờ thu D/P: Khi khách hàng đồng ý trả tiền, thanh toán viên phải yêu cầu khách hàng nộp tiền hoặc nhận nợ (nếu bằng vốn vay), đồng thời tiến hành trả tiền cho ngân hàng nhờ thu theo chỉ thị, và thực hiện các nhiệm vụ sau: - Duyệt hợp đồng ngoại hối - Hạch toán theo quy trình của ngân hàng. - Lập điện thanh toán cho ngân hàng nhờ thu. - Sau khi hoàn thành các bước trên, thanh toán viên in ra 1 bản điện thanh toán D/P cùng với các phiếu hạch toán chuyển trưởng/ phó phòng bộ phận nghiệp vụ kiểm tra ký duyệt. Điện thanh toán D/P phải được trưởng phòng ký duyệt mới có giá trị. Khi điện thanh toán được duyệt, thanh toán viên lưu điện thanh toán vào hồ sơ D/P. + Hình thức nhờ thu D/A: Nếu khách hàng đồng ý chấp nhận trả tiền khi đến hạn, thanh toán viên yêu cầu khách hàng chấp nhận bằng văn bản hoặc ký chấp nhận hối phiếu, sau đó gửi thông báo chấp nhận trả tiền cho ngân hàng nhờ thu. - Khi đến hạn thanh toán tiến hành trả tiền theo yêu cầu nhờ thu của ngân hàng nước ngoài và thực hiện các nhiệm vụ sau: - Thanh toán viên phải yêu cầu khách hàng nộp tiền hoặc nhận nợ (nếu đi vay). - Duyệt hợp đồng ngoại hối (trong trường hợp khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ của ngân hàng). - Hạch toán theo quy trình của ngân hàng. - Lập điện thanh toán cho ngân hàng nhờ thu. - Sau khi hoàn thành các bước trên, thanh toán viên in ra 1 bản điện thanh toán D/P cùng với các phiếu hạch toán chuyển trưởng/ phó phòng nghiệp vụ kiểm tra và ký duyệt. Khi điện thanh toán được duyệt, thanh toán viên lưu điện thanh toán vào hồ sơ D/A. - Các chứng từ phải được tách chuyển phòng kế toán, 1 bản lưu hồ sơ cùng các chứng từ liên quan khác. Nếu khách hàng từ chối thanh toán 1 phần hoặc toàn bộ D/A hay D/P thì thanh toán viên cần nhanh chóng thông báo ngay cho ngân hàng nhờ thu biết để kịp thời có biện pháp giải quyết. 2.2.3. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT tại SHB 2.2.3.1. Thực trạng hoạt động Bắt đầu từ năm 2006 phòng Kinh doanh ngoại hối và phòng Thanh toán quốc tế của SHB tại Hội sở chính mới được thành lập và đi vào hoạt động. Khi mới thành lập hoạt động TTQT của ngân hàng gặp nhiều khó khăn về nhân lực, trình độ cũng như cơ sở vật chất. Tuy vậy đã hạn chế này đã nhanh chóng được khắc phục và đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Hoạt động TTQT của Ngân hàng ngày càng được nâng cao về chất lượng dịch vụ, phù hợp với sự vận động của nền kinh tế thị trường. Để phân tích tình hình hoạt động TTQT tại SHB, ta xem xét trên nhiều khía cạnh như : Doanh số hoạt động TTQT; tỷ trọng thu từ TTQT thị phần hoạt động TTQT và tính đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ TTQT mà SHB cung cấp… Trước hết, doanh số hoạt động TTQT của SHB – Hội sở chính thể hiện ở kết quả thực hiện các phương thức TTQT chủ yếu. Ta xem bảng sau: Bảng 2.5: Kết quả doanh số toàn hàng của SHB 2006 - 2008 Đơn vị: 1000 USD Phương thức TTQT 2006 2007 2008 Tỷ trọng 2006 2007 2008 Chuyển tiền L/C nhập khẩu L/C xuất khẩu Nhờ thu 112,17 1,36 213,09 5,64 127,5 3,5 237,04 13,6 189,31 10,2 771,13 14,4 33,76 0,41 64,13 1,7 33,41 0,92 62,11 3,56 19,23 1,04 78,27 1,46 Tổng 332,26 381,64 985,04 100% (Nguồn: Số liệu báo cáo doanh số toàn hàng TTQT của SHB 2008) Để thấy rõ hơn sự tăng trưởng đó của doanh số hoạt động TTQT qua các năm, ta xem xét tình hình sử dụng các phương thức TTQT chủ yếu tại SHB từ 2006 -2008 a, Phương thức thanh toán chuyển tiền Phương thức thanh toán chuyển tiền là một phương thức TTQT đơn giản, nhanh gọn và ít rủi ro đối với cả ngân hàng và khách hàng. Qua hoạt động này, ngân hàng tạo được niềm tin cho khách hàng, từ đó tạo mối quan hệ gắn bó với khách hàng. Đây là tiền đề quan trọng để mở rộng hoạt động TTQT. Thanh toán chuyển tiền gồm chuyển tiền mậu dịch và chuyển tiền phi mậu dịch. Tại SHB chuyển tiền phi mậu dịch chủ yếu chủ yếu phục vụ cho mục đích chữa bệnh, học tập, chuyển tiền kiều hối,… chiếm tỷ trọng khoảng 65%, còn lại chuyển tiền mậu dịch cho thanh toán hàng hóa XNK chiếm 35%. Bảng 2.6: Kết quả hoạt động chuyển tiền của SHB – HSC 2006 - 2008 Đơn vị: 1000 USD Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chuyển tiền đến 49,5 50,3 118,39 Chuyển tiền đi 62,67 77,2 70,92 Tổng số 112,17 127,5 189,31 %tăng/giảm (+/-) +13,67% +48,47% (Nguồn: Số liệu báo cáo doanh số TTQT của SHB 2008) Năm 2006, thực hiện chỉ đạo của Tổng giám đốc SHB, SHB - HSC đã triển khai tốt nối mạng trực tuyến để chi trả tiền nhanh Western Union tạo ra bước tiến trong nghiệp vụ TTQT, mở quan hệ thanh toán với đơn vị có hàng xuất nhập khẩu. Khách hàng đã tin tưởng vào khả năng cung cấp dịch vụ, sản phẩm mới về ngoại tệ của SHB. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số chuyển tiền tại SHB tăng qua các năm. Năm 2007 doanh số thanh toán chuyển tiền tăng 13,67 % do nền kinh tế có nhiều khởi sắc, đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với SHB khi đã tạo được niềm tin ở khách hàng, được khách hàng tìm đến giao dịch. Năm 2008, tuy thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề và cơn bão lạm phát gây khó khăn cho kinh tế Việt Nam nhưng không vì thế mà hoạt động chuyển tiền tại SHB kém phát triển. Sự tăng trưởng khả quan đó,chủ yếu là do nội lực sẵn có nguồn ngoại tệ dồi dào, nguồn ngoại tệ này do SHB giữ vai trò là Ngân hàng đầu mối của hai công ty xuất khẩu lớn là Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (KRV). Điều này phần nào chứng tỏ thành công của SHB trong lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ này, và sự nỗ lực của Ngân hàng trong việc thu hút khách hàng cũng như tạo dựng được chỗ đứng trong ngành Ngân hàng. Hoạt động chuyển tiền chiếm tỷ trọng khá lớn và ít thay đổi tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21247.doc
Tài liệu liên quan