Khóa luận Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại ngân hàng công thương chi nhánh An Giang

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU . 1 U

1.1. Lý do chọn đềtài. 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 2

1.3. Phạm vi nghiên cứu. 2

1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2

1.5. Ý nghĩa . 2

1.6. Cơcấu . 3

CHƯƠNG II: CƠSỞLÝ THUYẾT – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU . 4 U

2.1. Lý thuyết vềtín dụng và quy trình tín dụng. 4

2.1.1. Tín dụng . 4

2.1.2. Tín dụng ngân hàng. 4

2.1.3. Quy trình tín dụng . 4

2.2. Điều kiện vay và hồsơvay vốn cho đối tượng là KH doanh nghiệp . 6

2.2.1. Điều kiện vay. 6

2.2.2.Hồsơvay vốn . 6

2.3. Lý thuyết thẩm định tín dụng (phân tích tín dụng):. 7

2.3.1. Khái niệm thẩm định tín dụng. 7

2.3.2.Nội dung của thẩm định tín dụng. 7

2.3.3. Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. . 8

2.4. Mô hình nghiên cứu . 9

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 11 U

3.1. Thiết kếnghiên cứu. 11

3.2. Quy trình nghiên cứu . 12

3.2.1. Thu thập dữliệu thứcấp . 12

3.2.2. Thu thập dữliệu sơcấp . 12

3.2.3. Nghiên cứu sơbộ. 13

3.2.4. Nghiên cứu chính thức . 13

3.2.5. Phân tích dữliệu nghiên cứu. 14

CHƯƠNG IV: GIỚI THIỆU CHUNG VỀCHI NHÁNH

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH AN GIANG. 16

4.1. Lịch sửhình thành và phát triển. 16

4.2. Cơcấu tổchức. 17

4.2.1. Ban giám đốc:. 18

4.2.2. Phòng Tổchức hành chính:. 18

4.2.3. Phòng Kếtoán giao dịch:. 18

4.2.4.Phòng Khách hàng cá nhân, doanh nghiệp: . 19

4.2.5. Phòng tiền tệkho quỹ: . 19

4.2.6. Phòng thông tin điện toán:. 19

4.2.7. Phòng quản lý rủi ro:. 19

4.2.8. Nghiệp vụ. 19

4.2.9. Hiệu quảhoạt động trong thời gian qua (2006 – 2008). 20

4.3. Định hướng phát triển của ngân hàng trong 5 năm tới . 21

4.4. Đánh giá thuận lợi và khó khăn . 21

4.4.1. Thuận lợi . 21

4.4.2. Khó khăn . 22

CHƯƠNG V: MÔ TẢQUY TRÌNH THẨM ĐỊNH. 23

5.1. Quy trình thẩm định tín dụng cơbản . 24

5.2. Xem xét trách nhiệm, nhiệm vụthẩm định và quyết định cho vay. 24

5.2.1.Tại ngân hàng cho vay (NHCV). 25

5.2.2.Tại trụsởchính. 27

5.3. Thẩm định cho vay. 28

5.3.1. Thẩm định vềkhách hàng vay vốn . 28

5.3.2. Thẩm định phương án/ dựán SXKD và nhu cầu vay vốn của KH .43

5.4. Thẩm định rủi ro tín dụng. 46

5.4.1.Vềkhách hàng vay vốn . 46

5.4.2. Phương án / dựán (PA/DA) sản xuất kinh doanh:. 48

5.5. Vai trò của thẩm định tín dụng

đối với việc quản lý tín dụng tại ngân hàng .52

CHƯƠNG VI: PHÂN TÍCH HỒSƠMẪU. 56 U

6.1. Thẩm định vềkhách hàng vay vốn . 56

6.1.1. Thẩm định điều kiện vay vốn. 56

6.1.2. Thẩm định hồsơpháp lý. 57

6.1.3. Thẩm định hồsơvềkhỏan vay. 57

6.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. 58

6.1.5. Tình hình tài chính của khách hàng. 61

6.1.6.Tình hình quan hệtín dụng . 63

6.2. Thẩm định phương án và nhu cầu vay vốn của khách hàng. 63

6.2.1. Giới thiệu phương án. 63

6.2.2. Thịtrường và khảnăng tiêu thụ. 66

6.2.3. Phương diện tài chính và nhu cầu vay vốn của phương án. 66

6.2.4.Rủi ro dựkiến và phương án khắc phục . 66

6.2.5.Bảo đảm tiền vay. 66

6.3. Kết luận . 67

CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 69

7.1. Giới thiệu . 69

7.2. Kết quảnghiên cứu . 70

7.3. Kiến nghịvà giải pháp. 71

7.3.1. Kiến nghị. 71

7.3.2. Giải pháp. 72

7.4. Hạn chếcủa nghiên cứu . 72

pdf84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6377 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại ngân hàng công thương chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn. • Các tài liệu khác như: biên bản góp vốn điều lệ (công ty TNHH, công ty Cổ phần), quyết định giao vốn (doanh nghiệp được Nhà nước giao vốn,…). • Dự án hoặc phương án và các tài liệu khác liên quan. • Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính. • Tuỳ trường hợp cần thêm: Báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo đầu tư; dự án hoặc phương án; quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền; Văn bản phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường; tài liệu chứng minh nguồn nguyên liệu; thị trường, nguồn vốn đầu tư; giấy phép xây dựng; tài liệu liên quan đến quá trình đấu thầu…theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, quy chế đấu thầu, quy định quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của chính phủ, hướng dẫn của các bộ ngành và các tài liệu liên quan đến sử dụng vốn vay và nguồn hoàn trả hoặc thu nhập của dự án, phương án (hợp đồng kinh tế, hoá đơn, báo giá, phiếu nhập kho,…) d. Hồ sơ bảo đảm tiền vay: Thông thường hồ sơ bảo đảm tiền vay gồm có: giấy chứng minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ liên quan đến định giá tài sản bảo đảm tiền vay, giấy tờ liên quan đến công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng bảo đảm tiền vay theo “ quy định về thực hiện bảo đảm tiền vay của khách hàng trong hệ thống NHCT” Bảo đảm tín dụng (bảo đảm tiền vay) là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng. Đây là khoản mục quan trọng nhất trong phân tích thái độ của khách hàng trong việc trả nợ vay. Bảo đảm nợ vay được xem là cách thức an toàn nhất nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro tín dụng của ngân hàng. Theo quy định của ngân hàng bất kì tài sản hoặc các quyền phát sinh từ tài sản tạo ra dòng tiền đều có thể dùng làm bảo đảm tiền vay nếu nó thỏa 3 điều kiện căn bản sau đây: • Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm; • Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được dòng tiền; Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 31 • Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay. Bảo đảm tín dụng có thể được thực hiện bằng nhiều cách, bao gồm: • Bảo đảm bằng tài sản thế chấp; • Bảo đảm bằng tài sản cầm cố; • Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay; • Bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh. Ê Bảo đảm bằng tài sản thế chấp 15: Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp là việc bên vay vốn thế chấp tài sản của mình cho bên cho vay để bảo đảm khả năng hòan trả vốn vay. Việc thế chấp tài sản cần tuân theo Luật Dân sự và Luật Đất đai16. Theo 2 bộ luật này thì có 2 hình thức thế chấp là thế chấp bất động sản và thế chấp giá trị quyền sử dụng đất. ο Thế chấp bất động sản Bất động sản là những tài sản không di dời được như nhà cửa, cơ sở sản xuất kinh doanh và các tài sản khác gắn liền với nhà ở hoặc cơ sở sản xúât kinh doanh. Giá trị tài sản thế chấp bao gồm giá trị của tài sản kể cả hoa lợi, lợi tức và các trái quyền có được từ bất động sản. Tất cả các bất động sản thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân hay tổ chức đều có thể sử dụng để thế chấp vay vốn. Khi thế chấp, NHCT và khách hàng sẽ thỏa thuận định giá tài sản thế chấp và ký hợp đồng thế chấp có chứng nhận của Phòng công chứng. ο Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất Ở Việt Nam, đất đai thuộc quyền sở hữu tòan dân do Nhà nước thống nhất quản lý và thực hiện việc giao đất hoặc cho thuê đất đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội sử dụng ổn định lâu dài. Trong các chủ thể được giao đất hoặc cho thuê đất nói trên chỉ có cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức kinh tế mới có thể sử dụng quyền sử dụng đất làm tài sản thế chấp17 vay vốn ngân hàng. Ê Bảo đảm bằng tài sản cầm cố: Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Động sản cầm cố bao gồm tài sản không đăng ký quyền sở hữu lẫn động sản có đăng ký quyền sở hữu. Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, khi cầm cố tài sản phải được giao nộp cho bên cho vay. Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu, khi cầm cố 2 bên có thể thoả thuận để bên cầm cố giữ tài sản hoặc giao tài sản cho bên thứ 3 giữ. Tài sản cầm cố có thể bao gồm: ο Tài sản hữu hình như xe cộ, máy móc, hàng hoá vàng bạc,…và các loại tài sản hữu hình khác; ο Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ; ο Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, thương phiếu; ο Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,… 15 Sách “Nghịêp vụ ngân hàng thương mại” – TS Nguyễn Minh Kiều – NXB Thống kê năm 2009 16 Luật Dân sự và Luật Đất đai 17 Được quy định bởi Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 32 ο Lợi tức và quyền phát sinh từ tài sản cầm cố. Ê Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo ra bởi 1 phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của ngân hàng. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với ngân hàng. Ê Bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh Bảo lãnh là việc bên thứ 3 cam kết với bên cho vay (NHCT) sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Có 2 hình thức bảo lãnh chính: bảo lãnh bằng tài sản và bảo lãnh bằng tín chấp. Bảo lãnh bằng tài sản cuả bên thứ 3 là việc bên thứ 3 cam kết với bên cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên đi vay, nếu đến hạn trả nợ mà bên đi vay không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội là biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, theo đó tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo lãnh cho bên đi vay. • Khỏan mục này được xem xét, đánh giá rõ ràng, cụ thể dựa vào điều 7, 8, 9 “điều kiện vay vốn” Quy định cho vay đối với các tổ chức kinh tế (ban hành theo quyết định số 072/ QĐ – HĐQT – NHCT 35 ngày 03/04/06 của hội đồng quản trị NHCT): (1) Điều kiện vav vốn có đảm bảo tiền vay bằng tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng vay, bên thứ 3 và bảo lãnh của bên thứ 3; (2) Đìêu kiện vay vốn có đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay; (3) Điều kiện vay vốn không có bảo đảm bằng tài sản (trừ bảo lãnh của bên thứ 3) Ê Điều kiện vav vốn có đảm bảo tiền vay bằng tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng vay, bên thứ 3 và bảo lãnh của bên thứ 3 (Điều 718) • Khách hàng vay, bên thứ 3 cần phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. ο Đối với khách hàng thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam: Doanh nghiệp (trừ DNTN), hợp tác xã phải có năng lực pháp luật dân sự, người đại diện pháp nhân phải có năng lực hành vi dân sự. Chủ DNTN, đại diện tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. ο Đối với khách hàng vay là pháp nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự theo quy định pháp luật của nước mà doanh nghiệp đó có quốc tịch, nếu pháp luật nước ngoài đó được bộ luật Dân sự của nước CHXHCN Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định. • Có dự án, phương án khả thi, có hiệu quả, có khả năng trả nợ và phù hợp với quy định của pháp luật 18 Quy định cho vay đối với các tổ chức kinh tế (ban hành theo quyết định số 072/ QĐ – HĐQT – NHCT 35 ngày 03/04/06 của hội đồng quản trị NHCT) Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 33 • Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp ο Phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển theo các ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư (đối với các doanh nghiệp thành lập theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) giấy phép hành nghề (nếu pháp luật quy định phải có) của khách hàng, phù hợp với quy định của pháp luật. ο Không thuộc những nhu cầu vốn không được cho vay quy định tại điều 12 văn bản ”Quy định cho vay đối với các tổ chức kinh tế (ban hành theo quyết định số 072/ QĐ – HĐQT – NHCT 35 ngày 03/04/06 của hội đồng quản trị NHCT) “ • Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết ο Khách hàng phải có năng lực tài chính, cơ cấu tài chính hợp lý, bảo đảm tính thanh khoản và ổn định đến thời điểm vay vốn như: Hệ số tự tài trợ tối thiểu 20%; Vốn lưu động ròng dương;… ο Sản xuất, kinh doanh hiệu quả, không còn lỗ luỹ kế đến thời điểm vay vốn trừ trường hợp: có lỗ nhưng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận cấp bù lỗ hoặc có lỗ theo kế hoạch do mới thành lập và đi vào hoạt động chưa quá 3 năm, nhưng xét thấy có khả năng thực hiện đúng kế hoạch lỗ trong dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. ο Đối với cho vay trung và dài han, khách hàng phải có vốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu bằng 30% tổng nhu cầu vốn của phương án hoặc tổng mức vốn đầu tư sau khi trừ phần vốn lưu động của phương án. Trong trường hợp khách hàng không đáp ứng được điều kiện quy định như trên thì chi nhánh trình tổng giám đốc NHCT xem xét, quyết định. • Tại thời điểm cho vay: không còn nợ xấu nội bảng (trừ nợ khoanh và nợ vay thanh toán công nợ) ở bất cứ tổ chức tín dụng nào; không còn nợ đã được xử lý rủi ro hạch toán ngoại bảng tại NHCT • Khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản là đối tượng vay vốn trong suốt thời hạn cho vay, với số tiền bảo hiểm không thấp hơn nợ gốc, lãi tiền vay và phí tại mọi thời điểm và NHCT là người thụ hưởng đầu tiên, nhận tiền bồi thường theo uỷ quyền của khách hàng. ο Pháp luật Việt Nam quy định bắt buộc phải mua bảo hiểm hoặc ο Người có thẩm quyền quyết định cho vay xét thấy cần yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm để đảm bảo an toàn vốn vay. • Khách hàng phải gửi báo cáo tài chính và các thông tin cần thiết theo yêu cầu của NHCT. • Trụ sở giao dịch chính của khách hàng cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi NHCV đóng trụ sở. Trường hợp khác, chi nhánh phải giải trình rõ nguyên nhân trình Tổng giám đốc xem xét quyết định. • Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng vay, bên thứ 3, bảo lãnh của bên thứ 3 theo quy định hiện hành của bộ luật Dân sự, Chính phủ, NHNN và NHCT. Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 34 Ê Đìêu kiện vay vốn có đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay (Điều 8 19) Được cho vay khi đáp ứng các điều kiện quy định tại điều 7 và các điều kiện sau: • Mức vốn chủ sở hữu tham gia vào giá trị tài sản hình thành từ vốn vay của NHCV và/ hoặc giá trị bảo đảm khác (được xác định tại phụ lục 3 đính kèm văn bản này) ο Đối với vay, trung và dài hạn: Mức vốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu 30% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay của NHCV Trường hợp vốn chủ sở hữu thấp hơn mức quy định này, nhưng tối thiểu phải có 20% tham gia vào giá trị tài sản hình thành từ vốn vay của NHCV, chi nhánh trình tổng giám đốc xem xét, quyết định. ο Đối với cho vay ngắn hạn: Mức vốn chủ sở hữu và giá trị bảo đảm khác tối thiểu bằng 30% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay của NHCV, trong đó mức vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng 20%. Trường hợp vốn chủ sở hữu thấp hơn mức quy định này, nhưng tối thiểu phải có 15% tham gia vào giá trị tài sản hình thành từ vốn vay của NHCV, chi nhánh trình tổng giám đốc xem xét, quyết định. Giá trị bảo đảm khác của tài sản bảo đảm là số dư tài khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá được phát hành bởi các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý ngân sách thuộc danh mục Tổng giám đốc công bố từng thời kì, tối thiểu bằng 30% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay của NHCV. • Khách hàng phải bỏ trước vốn chủ sở hữu và vốn huy động khác hoặc tham gia đồng thời theo tỷ lệ cơ cấu vốn của dự án, phương án. • Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định hiện hành của bộ luật Dân sự, chính phủ, NHNN và NHCT. Ê Điều kiện vay vốn không có bảo đảm bằng tài sản (trừ bảo lãnh của bên thứ 3) Khách hàng được cho vay khi đáp ứng điều 7 (trừ 4.1, 4.2 và khoản 9) và các điều kiện sau: • Được NHCV hoặc tổ chức đánh giá xếp hạng chuyên nghiệp được NHCT chấp nhận chấm điểm và xếp hạng tín dụng từ AA trở lên của kỳ liền kế trước thời điểm cho vay ο Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết ο Các chỉ tiêu tài chính đến thời điểm vay vốn ο Hệ số tự tài trợ tối thiểu bằng 30% ο Trường hợp hệ số tự tài trợ thấp hơn mức này, nhưng tối thiểu bằng 20% ο Vốn lưu động ròng dương ο Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu của 2 năm trước liền kề, tối thiểu 10% và không còn lỗ luỹ kế. ο Có kế hoạch dự báo dòng tiền dương(của phưong án, dự án) đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn vay vốn. 19 Quy định cho vay đối với các tổ chức kinh tế (ban hành theo quyết định số 072/ QĐ – HĐQT – NHCT 35 ngày 03/04/06 của hội đồng quản trị NHCT) Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 35 • Sử dụng vốn vay có hiệu quả, không còn dư nợ cho vay bắt buộc, có tín nhịêm với NHCV và bạn hàng. • Báo cáo tài chính hàng năm đựơc kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập. • Cam kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản, bảo lãnh của bên thứ 3 theo quy định bảo đảm tiền vay hiện hành của bộ luật Dân sự, chính phủ, NHNN và NHCT, áp dụng trong các trường hợp: vi phạm cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng/ không còn đáp ứng đủ các điều kiện trên Định kỳ 6 tháng (tối đa 12 tháng) NHCV phải rà soát lại mức độ đáp ứng các điều kiện tại điều này của khách hàng. Ê Xác định giá trị bảo đảm Công thức: G = ∑ Bi x Ti Trong đó: G: là giá trị bảo đảm Bi: Giá trị của tài sản bảo đảm loại i. Ti: tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm loại I theo quy định bảo đảm tiền vay hiện hành của NHCT. Ví dụ: Khách hàng đề nghị NHCV cho vay ngắn hạn có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn, tổng nhu cầu vốn của phương án là 100 tỷ đồng, vốn chủ sở hưu tham gia vào phương án là 20 tỷ đồng, tài sản bảo đảm khác có giá trị 10 tỷ đồng (giả sử bất động sản, tỷ lệ cho vay tối đa 70%). Vậy khách hàng có thể được vay vốn có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay hay không? Theo công thức trên: -Giá trị bảo đảm là: 10 tỷ đồng x 70% = 7 tỷ đồng. -Vốn chủ sở hữu và giá trị bảo đảm là: 20 tỷ đồng +7 tỷ đồng = 27 tỷ đồng. -Tỷ lệ vốn chủ sở hữu và giá trị bảo đảm so với giá trị tài sản hình thành bắng vốn vay là: 27 tỷ đồng / 100 tỷ đồng = 27% (thấp hơn mức quy định). Vậy khách hàng không có đủ điều kiện vay vốn có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. => Như đã nêu phía trên, có nhiều hình thức bảo đảm tiền vay. Mục tiêu của thẩm định hồ sơ bảo đảm tiền vay là đánh giá chính xác và trung thực xem tài sản đảm bảo nợ vay có thỏa mãn các yêu cầu mà ngân hàng nêu ra hay không. Nếu thỏa mãn thì khả năng thu hồi nợ đuợc nâng cao và ngược lại. e. Hợp đồng bảo hiểm tài sản, giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy uỷ quyền nhận tiền bồi thường (nếu có) Tuỳ theo đối tượng khách hàng và đặc điểm của khoản vay, NHCV xác định cụ thể danh mục hồ sơ cho phù hợp. f. Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng: Ê Số liệu về tình hình SXKD của khách hàng ít nhất 2 năm gần nhất (đối với khách hàng hoạt động dưới 2 năm, phải có được số liệu từ khi hoạt động đến thời điểm gần nhất). Xác định nguồn số liệu và đánh giá chất lượng số liệu. Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang 36 Ê Phân tích về sản lượng sản xuất, tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận của khách hàng qua các năm, so sánh tương đối và tuyệt đối để thấy quy mô, xu hướng biến động; nguyên nhân tăng, giảm sản lượng, doanh thu, lợi nhuận (chủ quan,khách quan). Ê Đánh giá về hiệu quả kinh doanh, tốc độ tăng trưởng thông qua một số chỉ tiêu cơ bản, so sánh với các hệ số chung của ngành/ khách hàng cùng loại: Ê Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh,khả năng sinh lời: Hệ số lãi ròng = lợi nhuận ròng/doanh thu Suất sinh lời của tài sản (ROA)= Lãi ròng/Tổng tài sản bình quân Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) = lãi ròng/ vốn CSH bình quân Ê Phân tích khả năng tăng trưởng: Tỷ lệ tăng trưởng cho doanh thu Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận Ê Phân tích hoạt động: vòng quay hàng tồn kho, Vòng quay khoản phải thu, vòng quay tổng tài sản. Ê Các chỉ tiêu phân tích khác (tùy từng trường hợp cụ thể). Ê Chiến lược sản xuất kinh doanh; Chính sách bán hàng, tiếp cận thị trường, mạng lưới phân phối, phương thức thanh toán…. Ê Trường hợp Công ty lỗ (năm tài chính), có lỗ lũy kế, lỗ do mới đi vào hoạt động sau quá trình đầu tư cơ bản: phân tích nguyên nhân lỗ, các yếu tố ảnh hưởng, đánh giá tính khả thu của phương án khắc phục lỗ…. g. Tình hình tài chính của khách hàng: Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp được tập trung vào 3 nội dung: (1) thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính; (2) phân tích các tỷ số tài chính; (3) đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp. Khách hàng cần cung cấp số liệu về tình hình tài chính của mình ít nhất 2 năm gần nhất (đối với khách hàng hoạt động dưới 2 năm, phải có được số liệu từ khi hoạt động đến thời điểm gần nhất). Thông thường bao gồm: Bảng cân đối kế toán (bảng tổng kết tài sản); Báo cáo thu nhập (Báo cáo kết quả kinh doanh); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Báo cáo dòng ngân lưu); Thuyết minh các báo cáo tài chính. Một số khách hàng không đủ năng lực để lập đầy đủ 4 bảng báo cáo này. Với những trường hợp đó ngân hàng chấp nhận cho khách hàng chỉ cần nộp hai loại báo cáo: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 2 thời kì (thường là quý) gần nhất so với thời điểm vay vốn và bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng thông thường là các báo cáo do bộ phận tài chính kế toán của doanh nghiệp soạn thảo. Đối với mỗi đối tượng khác nhau doanh nghiệp sẽ có tiêu chí soạn thảo khác nhau, cung cấp những nguồn thông tin với mục tiêu khác nhau so với cung cấp thông tin cho nội bộ doanh nghiệp. Mức độ tin cậy của số liệu trong các bản báo cáo này có sức thuyết phục chưa cao. Do đó, thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính là công việc đầu tiên mà cán bộ tín dụng cần làm khi phân tích tình hình tài chính của khách hàng. Đặc biệt đối với những khoản vay có giá trị lớn, có tính chất quan trọng, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính đã được kiểm toán thông qua cơ quan kiểm toán độc lập. Trong trường hợp này, cơ quan kiểm toán độc lập sẽ giúp ngân hàng đánh giá và chịu trách nhiệm về mức độ tin cậy của số liệu trong báo cáo tài chính. Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang Ê Thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính Cán bộ thẩm định sẽ khái quát đặc điểm ngành nghề kinh doanh, cách thức tổ chức SXKD dẫn đến nhưng điểm đặc biệt về nguồn vốn và sử dụng vốn, khái quát sự biến động về quy mô tài sản có/ tài sản nợ: tăng giảm số % +/-. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ số liệu của các báo cáo tài chính cán bộ thẩm định sẽ sử dụng kiến thức kế toán tài chính và kỹ năng phân tích để phát hiện những điểm đáng nghi ngờ hay những bất hợp lý trong báo cáo. Xem xét bảng thuyết minh để hiều rõ hơn về những điểm đáng nghi ngờ trong báo cáo tài chính. Có thể mời khách hàng đến thảo luận, phỏng vấn và yêu cầu giải thích về những điểm đáng nghi ngờ phát hiện được. Nếu cần thiết sẽ trực tiếp viếng thăm doanh nghiệp để qua sát, xem lại các chứng từ gốc làm căn cứ lập báo cáo tài chính. Ê Phân tích các tỷ số tài chính Sau khi đã đánh giá được mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính của khách hàng. Cán bộ thẩm định sẽ tiến hành phân tích sâu hơn, phân tích các hệ số tài chính. Nhận định những thay đổi về tình hình tài chính của khách hàng trong tương lai ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Phân tích chi tiết những khoản mục lớn, có biến động nhiều, thể hiện đặc thù hoạt động của khách hàng. Đặc biệt lưu ý chất lượng, khả năng thu hồi đối với các khoản mục: hàng tồn kho, khoản phải thu, chi phí chờ kết chuyển, tài sản cố định và đầu tư dài hạn… Việc đánh giá các hệ số tài chính được thực hiện thông qua 2 bước. Bước 1 tính tóan các chỉ số. Bước 2 tiến hành so sánh các hệ số vừa mới tính tóan được với 1 số căn cứ như: so sánh với 1; so với các tỷ số của những kỳ trước; so với các hệ số của doanh nghiệp khác có hoàn cảnh tương đồng; so với hệ số bình quân ngành. Cán bộ tín dụng sẽ đánh giá tình hình tài chính qua một số chỉ tiêu tài chính cơ bản sau đây: • Khả năng thanh khoản thông qua các chỉ tiêu về hệ số khả năng thanh toán chung,khả năng thanh toán ngắn hạng, khả năng thanh toán nhanh. Hệ số thanh khoản là hệ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của khách hàng Gồm: hệ số thanh khoản hiện hành và hệ số thanh khoản nhanh. Hai hệ số này được xác định từ dữ liệu của bảng cân đối kế toán. Nó giúp ngân hàng đánh giá được khả năng thanh toán nợ của khách hàng. ο Hệ số thanh khỏan hiện thời (hệ số thanh khoản ngắn hạn) được xác định bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả. Giá trị tài sản lưu động Giá trị nợ ngắn hạn = Hệ số thanh khoản hiện thời Sau khi xác định xong, cán bộ thẩm định sẽ giải thích xem hệ số thanh khoản hiện thời này nói lên điều gì về tình hình tài chính của khách hàng từ đó đánh giá nó. Sau đó tiến hành so sánh chỉ số này, lấy căn bản là 1. Nếu nó nhỏ hơn 1 thì kết luận khả năng thanh toán của khách hàng rất thấp, khách hàng không có đủ tài sản để đảm bảo chi trả nợ vay. Nếu lớn hơn 1 thì có thể kết luận khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có đủ tài sản lưu động để bảo đảm nợ vay. Tuy nhiên do đặc điểm từng ngành 37 Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang kinh doanh khác nhau ảnh hưởng đến việc duy trì hệ số này của mỗi khách hàng sẽ khác nhau nên ngoài việc so sánh với 1 cán bộ thẩm định còn so sánh với hệ số thanh khoản bình quân của ngành. ο Hệ số thanh khoản nhanh được xác định cũng dựa vào thông tin từ bảng cân đối tài sản nhưng không kể giá trị hàng tồn kho vào giá trị tài sản lưu động. - _ = Trong thực tế, giá trị tài sản lưu động còn gồm nhiều khỏan mục khác. Do vậy để tính chính xác hơn hệ số này, trên phần tử số thay vì lấy giá trị tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho thì ngân hàng áp dụng cách cộng dồn các loại tài khỏan mà tính thanh khỏan của nó cao hơn hàng tồn kho. Gồm các khỏan: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chứng khóan ngắn hạn, khỏan phải thu. • Đánh giá khả năng tự chủ tài chính của khách hàng thông qua đánh giá về hệ số tự tài trợ và các chỉ tiêu khác: hệ số nợ so với tài sản, hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu hay còn gọi là phân tích các tỷ số đòn bẩy tài chính. ο Hệ số đòn bẩy tài chính, còn được gọi là hệ số nợ, là hệ số đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của doanh nghịêp. Nhóm hệ số này gồm có: Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu; hệ số nợ so với tổng tài sản; hệ số nợ dài hạn. 20 ο Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu đánh giá mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp, từ đó đo lường khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. 38 = Hệ số thanh khoản nhanh Giá trị hàng tồn kho Giá trị nợ ngắn hạn Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu Giá trị vốn chủ sở hữu Tổng giá trị nợ Giá trị tài sản lưu động Cán bộ thẩm định sẽ xem xét hệ số này trong mức dao động từ 0 tới 1. Nếu bằng hoặc lớn hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp đã quá lệ thuộc vào vốn vay và như vậy rủi ro của doanh nghiệp sẽ dồn hết cho ngân hàng gánh chịu và ngược lại. ο Hệ số nợ so với tổng tài sản đánh giá mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. = Hệ số nợ so với vốn tổng tài sản Tổng tài sản Tổng giá trị nợ 20 Tài liệu giàng dạy môn Quản trị tài chính A1 của ThS Trần Lê Thanh Phương Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang Cán bộ thẩm định cũng xem xét hệ số này trong mức dao động từ 0 tới 1. Nếu bằng hoặc lớn hơn 1 có nghĩa là tòan bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả nợ. Ngân hàng hầu như không thích khách hàng có tỷ số nợ quá lớn vì như vậy khả năng hòan trả nợ vay giảm rất nhiều. ο Hệ số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMO TA QUY TRINH THAM DINH VAY VON TAI NGAN HANG CONG THUONG CHI NHANH AN GIANG.PDF
Tài liệu liên quan