Khóa luận Mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng – phát triển

 

PHẦN I 1

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ, 1

TĂNG TRƯỞNG - PHÁT TRIỂN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG - PHÁT TRIỂN 1

I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1

1. Khái niệm về đầu tư 1

2. Khái niệm về tăng trưởng 2

3. Khái niệm về phát triển 2

II. LÝ THUYẾT PHẢN ÁNH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN 3

1. Căn cứ vào các lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái kinh tế Cổ Điển 3

2. Hàm sản xuất Cobb - Douglas 4

3. Mô hình tăng trưởng của Harrod-Domar 5

4. Lý thuyết gia tốc đầu tư của Keynes 7

5. Lý thuyết số nhân đầu tư 9

6. Lý thuyết tân cổ điển 10

7. Mô hình của R.Solow 11

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN 14

1. Tác động của đầu tư đến tăng trưởng phát triển 14

2. Tác động của tăng trưởng phát triển đến đầu tư 26

PHẦN II 29

THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ, TĂNG TRƯỞNG – PHÁT TRIỂN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN. 29

I. THỰC TRẠNG CHUNG VỀ ĐẦU TƯ, TĂNG TRƯỞNG – PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM 29

1. Thực trạng về tình hình đầu tư ở Việt Nam 29

2. Thực trạng về tình hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 33

3. Thực trạng về tình hình cơ cấu kinh tế ở Việt Nam 35

4. Thực trạng về tình hình xã hội ở Việt Nam 36

II/ THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 39

1. Thực trạng về mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. 39

2. Thực trạng về mối quan hệ giữa đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. 47

2.1. Những ảnh hưởng tích cực của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế 47

Miền núi phía Bắc 62

Bắc Trung Bộ 62

Tây Nguyên 62

Đông Nam Bộ 62

2.2. Ảnh hưởng của hạn chế trong hoạt động đầu tư đến cơ cấu kinh tế 75

PHẦN III 85

GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NẰNG SỬ DỤNG 85

VỐN ĐẦU TƯ, THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG - PHÁT TRIỂN, TẠO TIỀN ĐỀ CHO VIỆC CỦNG CỐ, THÚC ĐẨY HƠN NỮA MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG - PHÁT TRIỂN 85

I. NHÓM GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ 85

1. Nhóm giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư 85

2. Nhóm giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử vốn đầu tư 87

II. NHÓM GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG - PHÁT TRIỂN 92

1. Nhóm giải pháp về kinh tế 92

2. Nhóm giải pháp về xã hội 94

Danh mục tài liệu tham khảo 97

 

 

 

 

 

 

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2136 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng – phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2,869 nghìn tỉ đồng. Trong đó, giai đoạn 1996 – 2000 đạt 752,944 nghìn tỉ đồng, giai đoạn 2000-2005 đạt khoảng 979,745 nghìn tỉ đồng gấp khoảng 1,3 lần tổng số vốn đầu tư huy động được trong kế hoạch 5 năm 1996-2000. Qui mô vốn đầu tư trong nền kinh tế trong những năm gần đây tăng cao và ổn định đặc biệt là tăng cao trong năm 2005 là 324 nghìn tỉ đồng. Tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 1996-2000 chiếm trung bình trong GDP là 32,96%. Trong giai đoạn 2001-2005 chiếm 37,5% gấp 1,14 lần. Theo dự báo giai đoạn 2006-2012 thì tỷ trọng này sẽ là 40%. Với quy mô vốn đầu tư gia tăng, sản lượng (GDP) liên tục tăng qua các năm, so với năm 1996, năm 2005 đã tăng lên gần 3 lần (từ 272,1 nghìn tỷ đồng lên 773 nghìn tỷ đồng). Nó cho thấy vai trò to lớn của vốn đầu tư đối với sự gia tăng mức sản lượng xã hội. Từ những số liệu trên và qua đồ thị, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức cao và theo nhận định của các nhà dự báo kinh tế thì trong những năm tiếp theo đặc biệt là giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng GDP vẫn duy trì ở mức cao và Việt Nam vẫn sẽ là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài. 1.2. Quy mô vốn đầu tư từng ngành tác động đến sản lượng các ngành kinh tế Vốn đầu tư theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế (Đơn vị: tỷ đồng) Ngành 1996-2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nông nghiệp 80058 16142 17448 19576 23300 28400 Công nghiệp 211785 80203 96195 109934 130800 159400 Dịch vụ 297559 74151 85462 102106 120900 147200 Tổng 589402 170496 199105 231616 275000 335000 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi thời kì (%) Toàn bộ nền kinh tế Các ngành Nông,lâm,ngư nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Trong 5 năm 1991-1995 8,18 4,09 12 8,6 Trong 5 năm 1996-2000 6,94 4,3 10,6 5,75 Trong 5 năm 2001-2005 7,5 3,69 10,145 6,53 Tốcđộ tăng bình quân 15 năm 7,5 4,03 10,195 6,96 Qua hai bảng số liệu trên ta thấy các ngành công nghiệp và dịch vụ có tỉ trọng vốn đầu tư lớn hơn trong nông nghiệp, và đó là một trong các yếu tố góp phần làm giá trị tổng sản phẩm trong các ngành công nghiệp và dịch vụ cao hơn hẳn so với ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Từ năm 1991 đến năm 2005, tổng sản phẩm trong nước liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân là 7,54%. Nhờ vậy, đến năm 2005 GDP đã gấp 3,4 lần so với năm 1991, không những đạt và vượt mục tiêu tổng quát đề ra cho chiến lược ổn định kinh tế xã hội mà còn đứng vào hàng các nền kinh tế trong khu vực có tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng khá cao trong giai đoạn 1991-1995 và chậm lại trong giai đoạn 1996-2000 là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam Á và suy thoái toàn cầu. Từ năm 2000 trở lại đây nền kinh tế đã bắt đầu khôi phục và phát triển trở lại. Nếu năm 2000 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,79% thì năm 2005 đạt 8,4% gấp 1,24 lần và góp phần tích cực vào hoàn thành mục tiêu tăng trưởng bình quân 7,5%/năm được đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005. Trong bối cảnh chi phí đầu vào không ngừng leo thang do giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu và giá cả hàng hoá tiêu dùng tăng vọt, mà giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 tính theo giá cố định năm 1994 vẫn tăng gần 17% so với năm trước là mức tăng cao nhất kể từ năm 2001.Trên mặt trận nông nghiệp trong bối cảnh thiên tai khốc liệt hoành hành khắp đất nước nhưng sản lượng và chất lượng lương thực, thuỷ sản vẫn không ngừng tăng tiến, tiêu biểu là hơn 5 triệu tấn gạo xuất khẩu với tổng giá trị hơn 1,3 triệu USD là kì tích chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Năm 2005 cũng là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt và vượt ngưỡng 30 tỷ USD, lớn gấp đôi so với năm 2001. Chính vì vậy mà kinh tế Việt nam năm 2005 đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình là đưa kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005 về đích. Trong năm 2005, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sản xuất công nghiệp đã có bước tăng tiến vượt bậc, mang tính đột phá, thúc đẩy kinh tế đất nước vươn tới đỉnh điểm phát triển trong vòng 8 năm (1998-2005). Nguyên nhân của những kết quả đạt được đó không thể thiếu vai trò to lớn của nhân tố đầu tư. 1.3. Tác động của viện trợ đối với tăng trưởng qua kênh chỉ số vốn trên sản lượng gia tăng (chỉ số ICOR) Theo mô hình Harrod-Domar, để đạt được mức tăng trưởng mong muốn, cần có một tỉ lệ đầu tư trên GDP xác định. Đầu tư có thể được tích tụ bằng cách tiết kiệm trong nước, song cũng có thể thu được thông qua các nguồn viện trợ từ nước ngoài hoặc đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Nếu như tiết kiệm trong nước không đủ để đầu tư thì cần có nguồn vốn từ nước ngoài để đảm bảo tăng trưởng và như vậy, tỷ lệ tăng trưởng của một nước có thể được nâng lên nhờ nguồn vốn ODA. Khi sử dụng bảng số liệu phân tích, ta giả định rằng toàn bộ ODA được sử dụng vào mục đích đầu tư, và chỉ số ICOR của nguồn vốn ODA bằng chỉ số ICOR trung bình cả nước Tác động của ODA đối với tăng trưởng qua chỉ số ICOR Đơn vị: tỷ đồng, giá so sánh 1994 Năm GDP Tốc độ tăng trưởng(%) Tổng đầu tư xã hội Giải ngân ODA Tỷ lệ ODA/ GDP(%) ICOR Tỷ lệ 1993 164043 49328.8 5140 3.13 4.02 0.78 1994 178534 8.8 54296.3 7951 4.45 3.75 1.19 1995 195567 9.5 64684.8 7263 3.71 3.80 0.98 1996 213833 9.3 74314.6 8443 3.95 4.07 0.97 1997 231264 8.15 88607.1 9571 4.14 5.08 0.81 1998 244596 5.8 90952.4 12824 5.24 6.82 0.77 1999 256272 4.8 99854.6 14330 5.59 8.55 0.65 2000 273666 6.8 115089.0 17798 6.50 6.62 0.98 2001 292535 6.9 192454.5 16863 5.76 6.86 0.84 2002 313247 7.1 148067.1 17322 5.53 7.15 0.77 2003 336242 7.3 167228.0 15991 4.76 7.27 0.65 2004 362092 7.7 186555.8 17883 4.94 7.22 0.68 Tổng cộng cả giai đoạn 1993-2004 4.9% 6.03 0.82% Nguồn: Tính toán theo số liệu thống kê tính toán trên mạng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Tổng cục thống kê (2006) và IM (2006) Kết quả bảng trên cho thấy, trong 12 năm (1993-2004), giải ngân ODA trung bình hàng năm bằng 4,9% GDP và với mức giả ngân như vậy, ODA đóng góp trung bình 0,82% trong tỉ lệ tăng trưởng GDP hàng năm. ODA góp phần làm tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội, và dẫn đến tăng trưởng. Tuy nhiên, dòng viện trợ tăng lên dẫn đến tăng chỉ số ICOR, và nếu theo lý thuyết Harrod-Domar , nếu s không đổi, k(ICOR) tăng sẽ làm giảm tăng trưởng, nhưng thực tế số liệu cho thấy là không hẳn phải vậy. Trong bảng số liệu trên, tỷ lệ ODA/GDP thay đổi qua các năm, nhưng nhìn chung tốc độ tăng của ODA/GDP nhỏ hơn so với tốc độ tăng của ICOR, biểu hiện ở tỉ số (ODA/GDP)/ICOR nhỏ hơn 1. Do vậy, nếu cố định s= ODA/GDP thì có thể coi ICOR tăng qua các năm. Và tử bảng số liệu, tỷ lệ tăng trưởng đã liên tục tăng qua các năm, trừ giai đoạn 1997-1999 do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Điều đó cũng nói lên mặt hạn chế của lí thuyết khi chỉ xem xét tăng trưởng trong sự tác động của yếu tố vốn sản xuất mà nguồn gốc là đầu tư. Nước ta đang trong giai đoạn đầu của của sự phát triển, do vậy hệ số ICOR tăng là một điều dễ hiểu, song điều quan trọng là đầu tư sao cho có hiệu quả, phát huy hết sức mạnh của nguồn lực đất nước vào quá trình tăng trưởng và phát triển, nâng cao đời sống toàn xã hội. 1.4. Đầu tư và chất lượng tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế và sản lượng tuy là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, nhưng có mối liên hệ mật thiết. Sự gia tăng sản lượng là tiền đề của tăng trưởng, và tốc độ tăng trưởng biểu hiện mức độ gia tăng của sản lượng nền kinh tế. Có thể nói nền kinh tế của nước ta còn đang đứng trước nhiều vấn đề cần giải quyết. Đó là chất lượng tăng trưởng chưa cao, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, giá thành cao, công nghệ lạc hậu, đầu tư dàn trải kém hiệu quả, lãng phí thất thoát trong đầu tư, trong sản xuất và trong tiêu dùng còn nhiều. Tuy nhiên, trong những năm gần đây chất lượng tăng trưởng được cải thiện. Nếu thời kỳ 5 năm trước khủng hoảng tiền tệ của khu vực Đông Nam Á (1997) đóng góp của yếu tố lao động vào tăng trưởng GDP là 16%, yếu tố vốn là 69% và của yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp (còn gọi là hiệu quả kinh tế) là 15% thì thời kỳ từ năm 1998-2002 sự đóng góp của yếu tố lao động là 20%, yếu tố vốn là 57,5% và của yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp là 22,5%. Như vậy, cả hai thời kỳ đóng góp vào tăng trưởng GDP chủ yếu vẫn là do yếu tố vốn quyết định song ở thời kỳ 1998-2002 tuy tốc độ tăng trưởng không cao nhưng chất lượng tăng trưởng đã được cải thiện thể hiện ở đóng góp yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp đã tăng từ 15% lên 22,5%. Sự ảnh hưởng của vốn đầu tư đối với mỗi ngành, mỗi lĩnh vực kinh tế còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành, từng lĩnh vực. Trong đó có thể thấy khu vực nông nghiệp nông thôn là một khu vực kém hấp dẫn trong việc thu hút vốn, do chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố rủi ro, điều kiện tự nhiên. Không những nguồn FDI (nguồn do nhà đầu tư được quyền lựa chọn theo mục tiêu lợi nhuận), mà nguồn từ ngân sách do nhà nước nắm giữ thì đầu tư vào nông nghiệp cũng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Bình quân thời kỳ 1981-1985, vốn đầu tư cho nông nghiệp chiếm 18% vốn ngân sách, thời kỳ 1986-1990 chiếm 16,95% nhưng từ năm 1991 đến nay tuy quy mô chi ngân sách cho nông nghiệp tăng nhưng tỷ lệ thấp và có biểu hiện giảm xuống: năm 1991 là 13,7%, năm 1992 là 13,2%, năm 1994 là 12%, năm 1997 là 11,3%, năm 2001 là 9,9%. Cần lưu ý rằng đến nay nông nghiệp nước ta vẫn tạo ra gần 22% GDP, chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu tạo việc làm cho khoảng 60% lao động xã hội. Có thể kết luận đầu tư từ ngân sách cho nông nghiệp chưa tương xứng với vai trò của nông nghiệp. Mức đầu tư còn thấp khi nông nghiệp nông thôn còn nhiều yếu kém và có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân. 1.5. Đánh giá chung về những tồn tại Từ thực tế phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong những giai đoạn vừa qua, có thể khẳng định một điều: thành tựu đạt được của nước ta trong giai đoạn đổi mới có một nguyên nhân quan trọng là sự tăng cường vốn đầu tư. Vốn đầu tư là tiền đề để ra tăng sản lượng, thu nhập của nền kinh, từ đó tạo điều kiện để tăng trưởng và phát triển, nâng cao mức sống, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội. Tuy nhiên, vốn đầu tư chỉ là yếu tố quan trọng tác động đến sản lượng chứ không phải là yếu tố quyết định. Sản lượng đạt được đó là sự tổng hợp của các yếu tố khác ngoài lượng vốn đầu tư, như lao động, khoa học công nghệ, các chính sách quản lí của nhà nước… Đầu tư cũng phải chú ý đến chất lượng của đầu tư, cần phải có cơ cấu đầu tư hợp lí, tương xứng với vai trò của từng ngành, vùng, khai thác hết tiềm năng hiện có, gia tăng tổng sản lượng của nền kinh tế. Thực trạng về mối quan hệ giữa đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. 2.1. Những ảnh hưởng tích cực của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2.1.1. Những thành tựu của hoạt động đầu tư Có thể có nhiều cách phân loại các nguyên nhân góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời gian qua chủ yếu biểu hiện qua chỉ tiêu GDP với sự gia tăng đều đặn của tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp, đồng thời với mức suy giảm tỷ trọng của khu vực nông nghiệp (trong khi giá trị tuyệt đối, quy mô của khu vực nông nghiệp vẫn tăng lên). Đóng góp vào thành tựu đó có thể kể đến các nhân tố sau: Thứ nhất là, rút kinh nghiệm từ bài học không thành công trong quá khứ về phân bổ nguồn lực phát triển, vấn đề công nghiệp hóa nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói riêng được nhìn nhận lại theo tinh thần đổi mới tư duy kinh tế. Chúng ta đều biết rằng, Việt Nam cũng như các nước thuộc hệ thống XHCN (cũ) đã có một thời kỳ dài theo đuổi mô hình công nghiệp hóa với trọng tâm chủ yếu là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Đồng thời trong cơ chế kế hoạch tập trung, mọi nguồn lực đều bị dồn hết trong khu vực kinh tế quốc doanh. Đó chính là hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng cơ cấu kinh tế nói riêng và khủng hoảng cả một hệ thống nói chung. Đối với nước nghèo và kém phát triển như Việt Nam, ít nhất có hai bài học quan trọng đã được rút ra: Nhận thức về quá trình tái sản xuất mở rộng với quy luật: các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu sản xuất tăng nhanh nhất; sau đó đến chế tạo tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu tiêu dùng; và chậm nhất là sự phát triển của tư liệu tiêu dùng. Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay không chỉ xem xét bó hẹp trong phạm vi nền kinh tế quốc gia, mà phải tùy vào điều kiện cụ thể, nên hiểu là nền kinh tế nói chung mang tính toàn cầu trong phân công lao động quốc tế. Đối với nền kinh tế quốc gia, mà đặc biệt là các nước đang phát triển, không thể ưu tiên mọi nguồn lực của đất nước vào công nghiệp nặng vì công nghiệp nặng đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài, nếu chỉ chú trọng vào ngành này, sẽ dẫn đến những thiếu thốn trước mắt về lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu. Thêm vào đó việc triển khai phát triển công nghiệp nặng lại do nhà nước độc quyền thực hiện mang lại hiệu quả không cao, càng gây mất cân đối về cơ cấu vào tình trạng trầm trọng hơn. Thứ hai là, đã có sự đổi mới thực sự mạnh mẽ về chính sách cơ cấu, ngày càng phù hợp hơn với tình hình thực tế, nên đã có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Trước hết đó là sự mở cửa cả ở bên trong lẫn bên ngoài để khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế. Đó là việc đưa ra các chính sách khuyến khích sự phát triển một nền kinh tế đa hình thức sở hữu, trong đó có dấu mốc đặc biệt quan trọng là : Ban hành luật doanh nghiệp (1999, và có sửa đổi năm 2005) và luật khuyến khích đầu tư trong nước (năm 1994) đã mở ra một thời kì mới cho sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở trong nước đối với các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Kể từ năm 2000, số lượng doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước mới đăng kí liên tục tăng lên. Tính đến hết tháng 6/2005 đã có gần 140 nghìn doanh nghiệp mới đăng kí, đưa tổng số doanh nghiệp tư nhân ở nước ta lên khoảng 180 nghìn doanh nghiệp. Sau đó là những điều cụ thể khác đã tạo ra một môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện và các nguồn lực đã có điều kiện tốt hơn để hướng vào những lĩnh vực có lợi thế của nền kinh tế. 2.1.2 Những ảnh hưởng đến cơ cấu ngành kinh tế a. Chính sách đầu tư theo ngành kinh tế Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, các ngành nông, lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học, để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5-6% là rất khó khăn. Vì vậy, con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn (từ 9 đến 10%) là tăng cường đầu tư phát triển ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Theo quy luật đó, cơ cấu vốn đầu tư ở nước ta trong thời kỳ đổi mới dịch chuyển theo hướng đầu tư tập trung chủ yếu vào công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; bên cạnh đó vẫn ưu tiên cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển hạ tầng cơ sở và lĩnh vực xã hội. Vốn đầu tư theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế (Đơn vị: tỷ đồng) Ngành 1996-2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nông nghiệp 80058 16142 17448 19576 23300 28400 Công nghiệp 211785 80203 96195 109934 130800 159400 Dịch vụ 297559 74151 85462 102106 120900 147200 Tổng 589402 170496 199105 231616 275000 335000 Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục Thống kê Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm 2001 – 2005 dành cho lĩnh vực kinh tế đạt khoảng 1211 nghìn tỷ đồng (tính theo giá hiện hành), và đạt 976 nghìn tỷ tính theo giá năm 2000, chiếm khoảng 70,0% tổng mức đầu tư xã hội. Đầu tư đạt khoảng 118,2% dự kiến kế hoạch 5 năm và gấp 1,76 lần so với thời kỳ 1996-2000. Cơ cấu vốn đầu tư đó chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung nhiều hơn vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, trong đó: ngành nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 13,5%, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 44,4%, ngành dịch vụ chiếm 42,1%. Trong đó : Riêng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã đầu tư cho nhóm ngành nông nghiệp chiếm 22,2%; giao thông vận tải, bưu điện 27%; giáo dục đào tạo 8,9%; y tế xã hội 6,9%; văn hoá thể thao 4,3%; khoa học công nghệ 3,1%. Bên cạnh vốn từ ngân sách nhà nước, trong những năm qua, việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài như ODA và FDI vẫn được chú trọng và góp phần tăng trưởng kinh tế cũng như chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. ODA được ưu tiên vào đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế: khu vực công nghiệp - xây dựng 81,3%; dịch vụ chiếm 13,3%, còn lại là nông – lâm – ngư nghiệp. Cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng và công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động đầu tư của chính phủ có nhiều đổi mới, tạo nhiều quyền chủ động hơn cho các ngành địa phương. Công tác giám sát đầu tư cũng được cải tiến. b. Những thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế Vì sự thay đổi của chính sách đầu tư như trên đã trình bày, cơ cấu ngành đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát huy được lợi thế của từng ngành, làm tăng hiệu quả và chất lượng phát triển kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành, ta có thể thấy trên các phương diện sau: tỷ trọng đóng góp của các ngành kinh tế trong tổng sản phẩm quốc dân (GDP); Sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động theo ngành và sự chuyển dịch trong nội bộ các ngành. Cơ cấu sản phẩm quốc dân theo giá thực tế (Đơn vị: tỷ đồng) Ngành 1995 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Nông nghiệp 62219 101723 108356 111858 123268 138285 155144 176401 198676 Công nghiệp 65820 137959 162220 183515 206648 242126 285864 343807 404344 Dịch vụ 100853 160260 171070 185922 206182 233032 272063 319003 370771 Tổng 225892 399942 441646 481295 536098 613443 713071 839211 973791 Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục Thống kê Cơ cấu ngành kinh tế các năm 1990, 1995, 2000, 2005 (Đơn vị: %) Ngành 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nông nghiệp 65,1 63,4 61,9 60,3 58,8 56,8 Công nghiệp 13,1 14,3 15,4 16,5 17,3 17,9 Dịch vụ 21,8 22,3 22,7 23,2 23,9 25,3 Thứ hai, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành dưới tác động của đầu tư không những thể hiện ở tỷ trọng đóng góp của các ngành vào giá trị sản phẩm quốc dân mà còn thể hiện thông qua việc phân bố lao động trong các ngành. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế (Đơn vị: %) Nghiên cứu bảng số liệu trên ta thấy, sự chuyển dịch lao động có cùng xu hướng với chuyển dịch cơ cấu ngành. Năm 2002 cứ 1000 lao động tham gia vào nền kinh tế thì có: 313 lao động tham gia ngành nông, lâm, ngư nghiệp; 255 lao động tham gia vào khu vực công nghiệp xây dựng và 532 lao động tham gia vào khu vực dịch vụ. Trong năm 2002, lượng lao động tham gia khu vực I vẫn lớn hơn lượng lao động tuyệt đối tham gia vào khu vực II. Trong năm 2003, lượng lao động tăng thêm trong nền kinh tế khoảng 2400 nghìn người trong đó 1460 lao động tham gia vào khu vực II, 1326 lao động tham gia vào khu vực III và số lao động tuyệt đối trong khu vực I đó giảm đi 386 nghìn người. Sang năm 2004 lượng lao động trong khu vực nông nghiệp tiếp tục giảm đi 407 nghìn lao động trong khi đó lao động tăng thêm của cả nền kinh tế là 1200 nghìn lao động, và lao động tăng thêm chủ yếu ở khu vực II. Điều này có thể giải thích như sau, sự gia tăng của các thành phần kinh tế ngoài khu vực quốc doanh góp phần thu hút thêm lao động nhiều nhất trong thời kỳ này. Và đặc biệt các thành phần kinh tế ngoài khu vực quốc doanh chủ yếu tham gia vào các khu vực sản xuất phi nông nghiệp. Tuy nhiên năm 2005 lượng lao động trong khu vực I lại tăng thêm 64 nghìn người, khu vực II tăng thêm 488 nghìn người và khu vực III tăng 748 nghìn người. Cơ cấu lao động thời kỳ này có sự chuyển dịch chậm nhưng vẫn theo xu hướng tích cực, khu vực nông nghiệp luôn có cơ cấu lao động giảm theo thời gian và cho đến năm 2005 đạt mức kế hoạch đề ra là cơ cấu lao động chỉ còn chiếm 57%, Nếu chỉ dừng ở đây thì có thể nhận thấy khu vực phi nông nghiệp cũng đạt được kế hoạch để ra, nhưng nếu xét kĩ thì chỉ có khu vực dịch vụ là đảm bảo yêu cầu, (chiếm 25% tổng số lao động trong nền kinh tế so với kế hoạch là 22-23%). Nếu chỉ dừng ở mức coi lao động trong khu vực nông nghiệp là thước đo cho công nghiệp hoá thì mức cơ cấu lao động như trên là có xu hướng hợp lý, nhưng nếu đối chiếu với cơ cấu GDP thì rõ ràng tập trung lao động nhiều trong lĩnh vực dịch vụ trong khi ngành này chưa đem lại giá trị sản phẩm như mong muốn, dẫn đến thu nhập của người lao động trong ngành dịch vụ thấp hơn mặt bằng chung. Cũng theo nguồn số liệu này, ở thời điểm năm 2004, với tỷ trọng lao động nông nghiệp là 57% thì với mức giảm gần 1,3%/năm thì sẽ chỉ phải mất 7 năm nữa (tức là năm 2011 hoặc 2012), lao động nông nghiệp sẽ giảm xuống còn 50%. Tức là về cơ bản, nếu các chính sách cơ cấu có tác dụng khuyến khích mạnh các lĩnh vực phi nông nghiệp sử dụng nhiều lao động thì đảm bảo được mục tiêu đến năm 2010 lao động nông nghiệp chỉ còn chiếm 50% như Đại hội IX đó xác định. Thứ ba, song song với sự thay đổi tương quan các ngành trong nền kinh tế là sự thay đổi trong nội bộ các ngành diễn ra theo các mức độ khác nhau và nhìn chung là phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế khách quan. Về công nghiệp: Đóng góp của một số ngành mũi nhọn trong ngành công nghiệp (Đơn vị: % ) Ngành kinh tế 1995 2000 Toàn ngành  100 100 1. Công nghiệp khai thác  13,5 15 - Dầu khí  10,5 12 2. Công nghiệp chế tác  80,5 79 - Sản xuất thực phẩm  26,1 23,6 - Sản phẩm phi kim loại 8,9 9,2 - Sản phẩm dệt  6 5,6 - Hoá chất  4,9 5,4 - Sản phẩm da, giả da  3,4 4,7 - Sản phẩm kim loại  3,3 2,6 - Điện tử, CNTT 3,0 3,8 3. Điện ga và nước  6 6 Cơ cấu có sự chuyển dịch theo hướng phát huy được lợi thế của ngành, hình thành được một số ngành mũi nhọn, một số khu công nghiệp, khu chế xuất có công nghệ cao, đồng thời phát triển mạnh một số ngành chế biến nông sản. Đến năm 2000, các ngành công nghiệp khai thác chiếm khoảng 15% tổng giá trị ngành công nghiệp, trong đó ngành dầu khí đã chiếm tới 12%. Đây là một ngành đầy tiềm năng bởi nước ta có vùng biển rộng lại là nơi có nhiều mỏ dầu khí. Vì vậy, cần có sự đầu tư thích đáng vào ngành này để tận dụng triệt để nguồn lợi nguyên thiên nhiên. Công nghiệp chế tác bao gồm: sản xuất thực phẩm, sản phẩm phi kim loại, sản phẩm dệt, hoá chất, sản phẩm da, giả da và kim loại, sản phẩm điện tử, công nghệ thông tin chiếm tới 79% tổng giá trị ngành công nghiệp. Điều đó cho thấy ngành này ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nhu cầu cao về các sản phẩm của ngành này đã kéo theo sự phát triển của ngành đặc biệt là các ngành như sản xuất chế biến thực phẩm (chiếm 23,6% tổng giá trị ngành công nghiệp), dệt (5,6%), sản phẩm phi kim loại (9,2%), hoá chất (5,4%), sản phẩm da và giả da (4,7%). Đây cũng là những mặt hàng xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao. Cuối cùng là ngành điện, ga và nước các ngành này chiếm khoảng 6% tổng giá trị ngành công nghiệp, trong đó điện và ga là 5,6% còn nước chỉ chiếm 0,4%. Sở dĩ có điều này là bởi vì nhu cầu điện cho sản xuất, sinh hoạt đang tăng rất nhanh. Đầu tư vào ngành này mang lại lợi nhuận cao và hơn nữa nước ta lại có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành như nhiều sông ngòi, trữ lượng than lớn.... còn đầu tư vào ngành nước lại rất hạn chế do chi phí cho việc xây dựng các nhà máy lọc và xử lý nước quá cao, nguồn nước sạch lại khan hiếm trong khi ý thức tiết kiệm của người dân còn kém nên thất thu lớn. Đã hình thành và phát triển thêm nhiều ngành công nghiệp mới, tăng khả năng cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam trên thị trường nội địa và quốc tế. Các ngành này đều nhập thiết bị tiên tiến hiện đại, sản phẩm có chất lượng cao phù hợp nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng và tham gia thị trường thế giới. Nhiều trung tâm công nghiệp mới, trong đó đặc biệt là trên địa bàn các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước như khu vực ngoại thành các đô thị lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hoà, Cần Thơ, Quảng Ninh… Những thành quả trên cho thấy cơ cấu công nghiệp tiếp tục có sự chuyển dịch đáng kể. Đây là những cơ sở vật chất rất quan trọng để chuẩn bị cho thực hiện chiến lược 2001-2010. Về nông nghiệp: Cơ cấu cây trồng vật nuôi được dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng các loại sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, khai thác được lợi thế theo cây, con. Tập trung phát triển một số cây công nghiệp và ăn quả có tiềm năng xuất khẩu và sức cạnh tranh quốc tế. Tốc độ chăn nuôi tăng nhanh hơn trồng trọt, cây công nghiệp và cây ăn quả tăng nhanh hơn cây lương thực. Đã hình thành được một số vùng chuyên canh phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu cũng như một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như gạo, cà phê, cao su, điều, tôm… Đóng góp của các thành phần trong ngành nông nghiệp được thể hiện trong bảng 4. Số liệu cho ta thấy tỷ trọng giữa các ngành trong toàn ngành nông nghiệp có sự thay đổi nhưng sự thay đổi này diễn ra khá chậm chạp. Tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm dần, trong khi đó ngành chăn nuôi tăng lên. Tuy nhiên mức tăng của ngành chăn nuôi tăng nhanh hơn mức giảm của ngành trồng trọt (0,7% so với 0,4%). Điều này cho thấy chăn nuôi ngày càng được chú trọng hơn và đang chứng tỏ là một ngành có khả năng đem

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12507.doc
Tài liệu liên quan