Khóa luận Mối quan hệ giữa FDI và hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam

Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU 1

I. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 1

1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 1

1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 1

1.2. Đặc điểm của FDI 3

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến FDI 3

2.1. Các nhân tố liên quan đến nước chủ đầu tư 4

2.2. Các nhân tố liên quan đến nước nhận đầu tư 4

2.3. Các nhân tố của môi trường quốc tế 6

II. Thương mại quốc tế 6

1. Khái niệm và đặc điểm của thương mại quốc tế 6

1.1. Khái niệm thương mại quốc tế 6

1.2. Đặc điểm của thương mại quốc tế 7

2. Các nhân tố tác động đến thương mại quốc tế 7

2.1. Toàn cầu hóa và khu vực hóa 7

2.2. Phân công lao động quốc tế 8

2.3. Sự tồn tại và phát triển của thị trường tiền tệ 9

2.4. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật 10

2.5. Các nhân tố khác 10

III. Mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư 11

1. Một số lý thuyết và nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu 11

1.1. Lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm – IPLC – Raymond Vernon 11

1.2. Lý thuyết về thương mại quốc tế và tính lưu động của yếu tố sản xuất -“International trade and Factor mobility”- Mundell. 12

2. Tác động của FDI đến xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư 13

2.1. FDI tác động đến kim ngạch xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư 14

2.2. FDI tác động đến cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư .15

2.3. FDI tác động đến thị trường xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư 17

3. Tác động của xuất nhập khẩu đến FDI ở nước nhận đầu tư 19

Chương II: ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM 25

I. Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu và FDI vào Việt Nam giai đoạn từ 1988 đến nay 25

1. Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu 25

1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu và tình hình cán cân thương mại 25

1.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu 27

1.3. Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu 32

1.4. Cơ cấu xuất nhập khẩu theo khu vực kinh tế 33

2. Tổng quan về FDI vào Việt Nam 35

2.1. FDI vào VIệt Nam qua các thời kì 35

2.2. FDI vào Việt Nam theo cơ cấu ngành 40

2.3. FDI vào Việt Nam theo cơ cấu chủ đầu tư 42

2.4. FDI theo cơ cấu vùng lãnh thổ 43

II. Đánh giá mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu ở Việt Nam 45

1. Tác động của FDI đến hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam 45

1.1. FDI tác động đến kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu .45

1.2. FDI tác động đến cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu 59

1.3. FDI tác động đến cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu 65

2. Tác động của xuất nhập khẩu đến FDI tại Việt Nam 71

Chương III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI VÀ ĐẤY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN CƠ SỞ ĐIỀU CHỈNH MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM 81

I. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, các mục tiêu liên quan đến hoạt động xuất khẩu và triển vọng thu hút FDI của Việt Nam 81

1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì tới 81

1.1. Mục tiêu tổng quát 81

1.2. Mục tiêu cho hoạt động xuất khẩu 83

2. Triển vọng thu hút FDI của Việt Nam 85

II. Các giải pháp nhằm thu hút FDI và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trên cơ sở điều chỉnh mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu ở Việt Nam .87

1. Nhóm biện pháp điều chỉnh hợp lí cơ cấu xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu và cán cân thương mại thông qua tác động đến FDI 88

2. Nhóm giải pháp tăng cường thu hút FDI và điều chỉnh cơ cấu FDI thông qua tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu 96

KẾT LUẬN 102

 

 

doc112 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4554 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Mối quan hệ giữa FDI và hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Việt Nam đã có sự chuyển dịch tương đối về cơ cấu. Nếu ở giai đoạn 10 năm đầu sau đổi mới, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là nông sản và các mặt hàng có hàm lượng lao động cao, thì trong khoảng hơn 10 năm gần đây, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam có sự chuyển dịch sang các mặt hàng có hàm lượng vốn cao hơn. Trong tương lai, xu hướng này sẽ còn tiếp diễn và ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn cần nhiều vốn hơn nữa. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhờ xuất khẩu mà nhà nước đã đặt ra, nguồn vốn FDI càng nắm giữ một vai trò quan trọng hơn nữa trong việc bổ sung nguồn vốn cho sản xuất xuất khẩu. FDI làm tăng kim ngạch xuất khẩu do doanh nghiệp FDI thực hiện khâu sản xuất hoặc gia công hàng hóa tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu Khi nói đến sự gia tăng nhanh chóng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua, đóng góp của các doanh nghiệp FDI là không thể phủ nhận. Điều này được minh chứng bằng tỉ trọng ngày càng gia tăng của khu vực FDI trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, FDI hiện nay có xu hướng hướng về xuất khẩu hơn là nhằm vượt qua hàng rào bảo hộ và hàng rào thuế quan của các nước nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời với xu hướng đó là sự phát triển ngày càng mạnh của các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC). Các TNC này thường được hình thành ở các nước phát triển, với phạm vi tiêu thụ hàng hóa rộng lớn khắp toàn cầu. Các TNC này có xu hướng hình thành các chi nhánh ở nhiều quốc gia, tiến hành hoạt động sản xuất, gia công hàng hóa ở các nước có điều kiện đầu tư thuận lợi, nhất là những nước đang phát triển nhiều tài nguyên, nhân công rẻ và mặt bằng sản xuất lớn, rồi xuất khẩu sang thị trường khác. Với những tiêu chí lựa chọn địa điểm đầu tư như trên, Việt Nam được coi là một điểm đầu tư hấp dẫn, đặc biệt là từ sau khi gia nhập WTO, phạm vi thương mại được mở rộng, năm 2009, Việt Nam xếp thứ 12 trong danh sách 25 nền kinh tế có sức hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất thế giới do Bloomberg bình chọn, Việt Nam tiếp tục chứng tỏ là địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư toàn cầu. Bảng 5: Số liệu về hoạt động xuất khẩu của khu vực FDI tại Việt Nam (có bao gồm dầu thô) Năm Giá trị (triệu USD) Mức tăng giá trị(%) Tỉ trọng KV FDI trên tổng KNXK (%) Mức tăng tổng KNXK cả nước (%) 1995 1473,1 27,0 34,6 1996 2155,0 46 29,7 33,2 1997 3213,0 49 35,0 26,6 1998 3215,0 0 34,3 1,8 1999 4682,0 45,6 40,6 23,3 2000 6810,0 45,5 47,0 25,5 2001 6798,3 -2 45,2 3,8 2002 7871,8 16 47,1 11,2 2003 10161,2 29 50,4 20,6 2004 14487,7 43 54,7 31,0 2005 18553,7 28 57,2 22,9 2006 23061,3 24 57,9 22,7 2007 27774,6 20 57,2 21,9 2008 34529,2 24 55,1 29,1 2009 29900,0 -13 52,8 -9,8 Nguồn: Tính toán theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương Năm 1991, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tại Việt nam chỉ đạt 52 triệu USD, đóng góp 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đến năm 2009, sau gần 20 năm mở cửa và hội nhập, khu vực này thực sự đã có sự tăng trưởng ấn tượng, kim ngạch xuất khẩu đạt tới 29,9 tỉ USD, tương đương 52,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng tới gần 600 lần về giá trị và tăng tới 21 lần về tỉ trọng. Tuy vậy, hoạt động sản xuất xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2009 do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tỉ trọng đóng góp của khu vực FDI vào kim ngạch xuất khẩu cả nước có giảm so với năm 2008 về tỉ trọng và giá trị. Ngoại trừ năm 1998 và 2001, giá trị xuất khẩu của khu vực này gần như không tăng, tất cả các năm còn lại, đều có tốc độ tăng trưởng trên 20%, tỉ trọng đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cũng không ngừng tăng lên. Giai đoạn 2005-2008 là giai đoạn hoạt động hiệu quả nhất của khu vực FDI hướng vào xuất khẩu. Tỉ trọng đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của cả nước luôn đạt trên 57%, năm 2008 là giai đoạn cao điểm, giá trị xuất khẩu của khu vực này lên tớ 34,52 tỉ USD. Theo báo cáo của Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, xuất khẩu 10 mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp FDI chiếm 27,5% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 và 24,9% năm 2009. Xét về tốc độ tăng trưởng, so với mức tăng trưởng xuất khẩu cả nước, tăng trưởng xuất khẩu của khu vực FDI ở hầu hết các năm đều đạt tốc độ cao hơn. Năm 1997, tăng trưởng xuất khẩu của khu vực FDI đạt 49% trong khi tăng trưởng xuất khẩu cả nước chỉ trên 26%. Hay trong hai năm 1999-2000, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khu vực FDI là trên 45% trong khi kim ngạch xuất khẩu cả nước chỉ tăng 23-25%. Khu vực FDI duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu nhanh hơn so với cả nước cho đến năm 2006. Từ 2006 đến nay, tăng trưởng xuất khẩu của khu vực này xuống thấp hơn so với mức tăng trưởng của cả nước. Năm 2009, xuất khẩu cả nước tăng trưởng âm 9,8% trong khi xuất khẩu của khu vực FDI tăng trưởng âm tới 13%. Nguyên nhân chính là do trong thời kì suy thoái kinh tế, cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của khu vực FDI giảm mạnh hơn so với cầu hàng xuất khẩu của khu vực trong nước, do khu vực FDI chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao trong khi mặt hàng xuất khẩu chủ lực của khu vực trong nước là các mặt hàng thiết yếu cơ bản nên cầu ít co giãn hơn. Một nguyên nhân cũng rất quan trọng là do nhiều chủ đầu tư muốn tránh rủi ro từ khủng hoảng kinh tế đã giảm quy mô đầu tư. FDI giúp nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng Việt Nam xuất khẩu nhờ tác động lan tỏa về công nghệ Khả năng cạnh tranh của sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp nói riêng và với cả nền kinh tế nói chung. Làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm có nghĩa là làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, chủng loại, mẫu mã, giá cả, số lượng… được quyết định bởi các yếu tố như vốn, công nghệ, lao động… So với các doanh nghiệp trong nước, đây là một là một ưu thế rõ rệt của các doanh nghiệp FDI. Vì thế các doanh nghiệp FDI sản xuất để xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Tuy vậy, sự có mặt của khu vực FDI lại có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Bảng : Đánh giá về sức ép cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam (sức ép cạnh tranh cao nhất = 10; thấp nhất = 1) Trước hết, sự có mặt của các doanh nghiệp FDI, nhất là các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đã kéo theo sự xuất hiện của các công nghệ mới, hầu hết các công nghệ này đều ở mức độ tiên tiến hơn so với trình độ công nghệ của nước ta. Các doanh nghiệp FDI vì thế cũng đòi hỏi nguồn lao động có trình độ cao hơn. Ở Việt Nam, số lao động có trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI không nhiều, đa số nguồn lao động hoạt động trong khu vực FDI phải qua đào tạo trực tiếp của nhà tuyển dụng. Những người này được học về quản lý doanh nghiệp, đào tạo nhân sự, các nghiệp vụ ngoại thương, vận hành thiết bị công nghệ cao, hay tham gia nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới… Sự di chuyển nguồn lao động giữa khu vực kinh tế trong nước và khu vực FDI tạo nên một hiệu ứng lan tỏa. Nói cách khác, các doanh nghiệp FDI đã gián tiếp giúp Việt Nam đào tạo một phần lực lượng lao động với trình độ cao hơn, hiểu biết về công nghệ, hiểu biết về quản trị kinh doanh, khả năng nghiên cứu sản phẩm mới, am hiểu thị trường quốc tế, đặc biệt là lối tư duy và tác phong làm việc chuyên nghiệp. Sự hội tụ những yếu tố trên trong lực lượng lao động mới có vai trò quyết định đến chất lượng cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm mà mỗi doanh nghiệp sản xuất ra. Điều tra do Viện Nghiên cứu nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thực hiện cuối năm 2004 tiến hành đối với doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước thuộc ba nhóm ngành chế biến thực phẩm, dệt may-da giày, cơ khí - điện tử tại hai địa phương là TP.Hồ Chí Minh, Hà nội và một số tỉnh, thành phố xung quanh hai trung tâm kinh tế lớn này. Đây là nơi các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động và tác động tràn của doanh nghiệp FDI tới doanh nghiệp trong nước được cho rằng sẽ thể hiện rõ nhất do khoảng cách về không gian giữa các doanh nghiệp đã được hạn chế. Phân tích kết quả từ hai góc độ: (1) lao động chuyển đi khỏi doanh nghiệp FDI và (2) nguồn gốc lao động mới tuyển dụng của doanh nghiệp trong nước- đều cho thấy có hiện tượng di chuyển lao động giữa doanh nghiệp FDI và trong nước, nhưng ở mức thấp. Tất nhiên vào thời điểm đó, các doanh nghiệp 100% vốn trong nước ít có khả năng thu hút lao động từ khu vực FDI do mức lương chi trả còn hạn chế. Tuy nhiên đến nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đủ mạnh có thể thu hút nhân tài từ các công ty đa quốc gia. Công ty Bitis, Kinh Đô, tập đoàn Masan, công ty Liên Bảo, công ty Việt Văn, công ty Mai Thanh, công ty Masso, Big Solutions, SME, Golden Land hiện là những nơi đầu quân mới của các nhà quản lý giỏi trước đây từng làm việc cho các công ty nước ngoài. Chủ tịch tập đoàn và giám đốc của những công ty này trước đây đều là những người đã từng làm việc cho các tập đoàn nước ngoài hoặc các công ty liên doanh lớn, sau một thời gian làm họ tự tách ra mở công ty riêng để kinh doanh và quản lý dựa trên những kinh nghiệm đã được đào tạo và tích lũy khi còn ở các doanh nghiệp FDI. Giám đốc phát triển thương mại Công ty Goodland ông Trần Anh Tuấn từng là chuyên gia xúc tiến thương mại đầu vào cho các doanh nghiệp Australia tại Thương vụ Australia ở TP HCM; ông Vũ Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty Việt Văn từng làm việc cho tập đoàn Keppel Land của Singapore; Giám đốc Công ty SME từng là luật sư tư vấn cho Công ty Akzo Nobel; bà Trần Thị Thanh Mai trước khi lập công ty quảng cáo Mai Thanh từng là Phó Tổng Giám đốc Công ty liên doanh Castrol, tập đoàn Philip Morric, và công ty J.W. Thomson; bà Nguyễn Công Ái Huyên từng phụ trách quản trị nhãn hiệu cho hãng Shell Việt nam hiện là giám đốc công ty Masso, một công ty chuyên cung cấp các giải pháp tiếp thị cho các doanh nghiệp. Ông Hạ Ngọc Linh, Giám đốc Công ty Big Solutions, nguyên là thủ khoa ngành quản trị kinh doanh của Viện Công nghệ châu Á (AIT) cũng đã từng giữ cương vị Giám đốc điều hành cho Motorola Vietnam trong 5 năm. Thứ hai, đối với FDI dưới các hình thức liên doanh liên kết, các doanh nghiệp Việt Nam sau khi thực hiện việc liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài, ngoài đầu tư về vốn, doanh nghiệp Việt Nam còn được nhà đầu tư góp vốn bằng dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ cao, đặc biệt là các bí quyết công nghệ của họ. Việc tiếp nhận FDI dưới hình thức này cho phép các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp thu một cách trực tiếp công nghệ tiên tiến của nước chủ đầu tư và quá trình cải thiện chất lượng sản phẩm cũng diễn ra nhanh hơn và đúng hướng hơn. Một ví dụ điển hình về doanh nghiệp liên doanh thành công của Việt Nam hiện nay có thể kể đến Công ty Cổ phần Cáp điện LS-Vina là công ty liên doanh với tập đoàn LS-Cable Hàn Quốc, thành lập năm 1996, nhanh chóng trở thành công ty con lớn nhất của công ty cáp điện LSCABLE Hàn Quốc và đứng đầu ngành sản xuất cáp điện tại Việt Nam. Năm 2000, LS-Vina Cable đã đạt Chứng chỉ chất lượng tiêu chuẩn Hàn Quốc. LS-Vina Cable đạt được Chứng chỉ ISO 9001 vào năm 2000, và đây là nơi phát hành ra nhóm tiêu chuẩn toàn cầu và được đăng ký bởi UKAS. Hiện nay LS-Vina Cable đang đứng vị trí số một trong những nhà máy sản xuất cáp điện hàng đầu ở Đông Nam Á. Tất cả các loại cáp điện được thiết kế, sản xuất đều phù hợp với nhu cầu từ tiêu chuẩn quốc tế như IEC, IEEA, AEIC, KS, AS/NZS, BS, IS, JIS và TCVN,… . Công ty đã cung cấp sản phẩm cho nhiều công trình trọng điểm quốc gia & ngành điện, đặc biệt là công ty đã xuất khẩu sản phẩm sang nhiều thị trường như Úc, Newzealand, Hàn Quốc, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan, Ấn Độ…và được khách hàng đánh giá cao. Gần 15 năm hoạt động của doanh nghiệp đã thực sự khẳng định chất lượng và sức cạnh tranh của mặt hàng cáp điện sản xuất tại Việt Nam, đưa mặt hàng cáp điện vào danh mục các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD của Việt Nam từ năm 2007. Một nghiên cứu khác của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thực hiện trên qui mô mẫu gồm 56 nghìn doanh nghiệp thuộc mọi thành phần các ngành trong nền kinh tế đã khẳng định tác động tràn tích cực từ khu vực FDI giúp cải thiện năng suất của các doanh nghiệp trong nước. Theo kết quả nghiên cứu này, tác động tràn ở các doanh nghiệp liên doanh lớn hơn so với các hình thức đầu tư khác, và tác động tràn ở các ngành dệt may-da giày và chế biến thực phẩm lớn hơn so với ngành cơ khí điện tử. Thứ ba, trước sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp 100% vốn trong nước muốn xuất khẩu được hàng hóa buộc phải nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa của mình. Cùng với việc cải thiện chất lượng hàng hàng hóa, kiểu dáng, mẫu mã, chức năng của sản phẩm, học hỏi các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp cũng phải quan tâm đến trình độ người lao động và năng lực nhà quản lí. Các doanh nghiệp này cũng đã chủ động tìm tòi đổi mới sảm phẩm, năng động hơn, nhanh nhạy hơn trong khâu tìm kiếm thị trường và bạn hàng. Sản phẩm cà phê của tập đoàn Trung Nguyên và sản phẩm sữa của tập đoàn Vinamilk là hai điển hình cho sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Trước sức ép của các doanh nghiệp FDI cùng ngành như Nestcafe (đối thủ chính của Trung Nguyên), Abott, Dumex, Nestle (đối thủ của Vinamilk), bắt đầu từ cuộc chiến giành thị trường trong nước, hai tập đoàn này đã vươn lên lớn mạnh và khẳng định được cả khả năng cạnh tranh cả ở thị trường xuất khẩu. Với nỗ lực học hỏi, cải tiến công nghệ, đa dạng hóa và nâng cao chấy lượng sản phẩm, hiện nay, cà phê Trung Nguyên và G7 đang được xuất khẩu đến hơn 43 quốc gia trên thế giới - hệ thống cửa hàng đã hiện diện tại Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan…và trong những năm tới Trung Nguyên sẽ bằng mọi nỗ lực để tiếp tục đưa cà phê và tinh thần cà phê Việt Nam chinh phục những người yêu cà phê trên toàn thế giới. Sản phẩm Vinamilk ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành, còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á…với doanh thu từ xuất khẩu mỗi năm đạt hàng trăm triệu USD. Như vậy, FDI không những cải thiện chất lượng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu ở khu vực kinh tế có đầu tư nước ngoài mà còn gián tiếp tác động tích cực đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu của cả khu vực kinh tế trong nước. v FDI tác động đến kim ngạch nhập khẩu FDI có khả năng thay thế nhập khẩu do nhu cầu trong nước đối với một số hàng hóa nhập khẩu được đáp ứng bởi các doanh nghiệp thuộc khu vực FDI Trước đây nền kinh tế nước ta còn lạc hậu, hoạt động sản xuất kém phát triển nên có nhiều những mặt hàng nền sản xuất trong nước chưa thể đáp ứng được, kể cả những mặt hàng tiêu dùng cơ bản. Để giải quyết tình trạng này thì giải pháp thông thường là nhập khẩu mặt hàng đó, tuy nhiên từ khi nước ta tiến hành mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài thì tình hình đã có chuyển biến tích cực. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực tại Việt Nam, trong đó có những mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được, phải nhập thành phẩm từ nước ngoài bao gồm: điện tử, dược phẩm, thiết bị y tế chính xác... Nhờ có FDI, các hàng hóa này được cung cấp bởi các doanh nghiệp sản xuất ngay tại Việt Nam, làm giảm kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Biểu đồ: Tỉ trọng sản xuất tiêu thụ trong nước trên doanh thu của các doanh nghiệp FDI giai đoạn 1991-2005 Nguồn: Theo số liệu của Bộ Công thương Nhìn vào tỉ trọng sản xuất tiêu thụ trong nước trên doanh thu của các doanh nghiệp FDI có thể thấy rõ hơn tác động này. Từ năm 1991-1998, phần lớn doanh thu của khu vực FDI được thực hiện trong nước, tỉ tọng trung bình mỗi năm khoảng 60% tổng doanh thu (không kể dầu thô). Năm 1995, 80% doanh thu của các doanh nghiệp FDI được thực hiện trong nước. Sau đó con số này bắt đầu giảm dần. Đến nay doanh thu từ tiêu thụ trong nước chỉ còn khoảng 50%. Nguyên nhân là do, tác động thay thế nhập khẩu của FDI đang giảm dần. FDI nhằm tránh biện pháp bảo hộ thuế quan, hướng vào phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước đang có xu hướng giảm dần do tác động của tự do hóa thương mại khiến các hàng rào thuế quan và bảo hộ của Việt Nam dần bị xóa bỏ. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng tác động thay thế nhập khẩu của FDI vào Việt Nam là không nhỏ. Dẫn chứng tiêu biểu cho tác động này có thể thấy ở ngành hóa dược phẩm. Đây là một trong những lĩnh vực tụt hậu nhất của nước ta sau đổi mới. Các loại dược phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước giai đoạn trước chủ yếu được đáp ứng từ nguồn nhập khẩu hay viện trợ nước ngoài. Đến nay, mặc dù phần lớn dược phẩm vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài, song một phần không nhỏ đã được đáp ứng bởi các doanh nghiệp trong nước, và các doanh nghiệp liên doanh FDI. Tính đến 31/12/2008, toàn quốc có 37 dự án đầu tư vào lĩnh vực dược. Trong năm 2008 có 1 dự án được cấp giấy phép đầu tư vào sản xuất thuốc. Số dự án đã triển khai hoạt động là 25 dự án. 32 dự án với tổng số vốn là 282.6 triêu USD, 192.9 triệu USD là 25 dự án đã hoạt động. 22 nhà máy dược phẩm FDI đầu tư vào 40 dây chuyền sản xuất thuốc (trên tổng số 230 dây chuyền của các nhà máy GMP). Trị giá thuốc sản xuất của các nhà máy dược phẩm FDI chiếm khoảng 22% tổng trị giá thuốc sản xuất của các nhà máy dược phẩm trong cả nước.(Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp)   Một ví dụ khác về tác động này là sản phẩm đồ uống của Cocacola. Đầu thập niên 90, chúng ta tiêu thụ Cocacola chủ yếu từ nguồn nhập khẩu. Sau sự kiện Cocacola đầu tư trở lại vào Việt Nam năm 1994 cho đến nay, thay vì phải nhập khẩu loại đồ uống này từ Thái Lan hay Singapore, người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu tiêu thụ Cocacola được sản xuất ngay trong nước. FDI còn giúp Việt Nam phát triển nhiều ngành công nghiệp và sản phẩm khác. Giai đoạn 2000-2005, FDI chiếm 100% sản xuất ô tô, máy giặt, tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, … Khu vực FDI cũng chiếm 60% sản lượng thép tấm, 28% xi măng, 33% sản phẩm điện/điện tử, 76% thiết bị y tế ở Việt Nam. Theo kết quả điều tra doanh nghiệp FDI của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 76,7% sản lượng của doanh nghiệp FDI trong ngành cơ khí-điện tử và 62% sản lượng của doanh nghiệp FDI trong ngành chế biến thực phẩm được tiêu thụ trong nước. Tăng kim ngạch nhập khẩu do phải nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, nguyên nhiên liệu phục vụ các dự án FDI mà Việt Nam chưa sản xuất được Qua phân tích số liệu về hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực FDI trong phần cơ cấu xuất nhập khẩu theo khu vực kinh tế, cùng với sự gia tăng của FDI thì kim ngạch nhập khẩu của khu vực này cũng tăng qua các năm với tốc độ khá cao và ổn định, qua đó làm tăng đáng kể kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Bảng: Số liệu về hoạt động nhập khẩu của khu vực FDI giai đoạn 1995-2009 Năm Mức tăng KNNK cả nước (%) Khu vực KT có FDI Giá trị (Triệu USD) Mức tăng giá trị (%) Tỉ trọng trên tổng KNNK (%) 1995 1468,1 18,0 1996 35,2 2042,7 39,3 18,3 1997 11,2 3196,2 56,5 27,6 1998 0,4 2668,0 -17,7 23,2 1999 11,6 3382,2 27,6 28,8 2000 29,4 4352,0 29,2 27,8 2001 3,7 4985,0 15,1 30,7 2002 16,7 6703,6 34,1 33,9 2003 24,6 8815,0 31,8 34,9 2004 28,7 11086,6 26,4 34,7 2005 18,4 13640,1 23,6 37,1 2006 22,4 16489,4 21,9 36,7 2007 31,4 21712,4 32,3 34,6 2008 28,8 27898,6 29,5 34,6 2009 -14,7 24870,0 -11,6 36,1 Bình quân 15,4 24,1 Nguồn: Tính toán theo số liệu của Bộ Công thương Xét về giá trị nhập khẩu của khu vực FDI, năm 1992, giá trị nhập khẩu khu vực chỉ mới đạt 230 triệu USD, những các năm tiếp theo nhập khẩu của khu vực này tăng liên tục với tốc độ tăng trung bình trên 20% một năm và sang năm 2008 con số này đã lên tới 27,9 tỉ USD và đạt 24,8 tỉ USD năm 2009, tăng tới 120 lần trong gần 20 năm. Xét về tỉ trọng, tỉ trọng của khu vực này trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước cũng không ngừng tăng lên, từ mức 9,06% năm 1992 tăng lên 30,7% vào năm 2000, 34,6% vào năm 2008 và 36% vào năm 2009. So sánh về tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu bình quân cả giai đoạn 1995-2009, tốc độ tăng nhập khẩu của khu vực FDI là 24% một năm, gấp hơn 1,5 lần so với bình quân mức tăng kim ngạch nhập khẩu cả nước cùng giai đoạn. Tác động làm tăng kim ngạch nhập khẩu của FDI đang ngày càng lớn hơn. v FDI tác động đến cán cân thương mại Bảng 6: Cán xân xuất nhập khẩu của khu vực FDI và cả nước giai đoạn 1995-2009 (bao gồm dầu thô) Đơn vị: triệu USD Năm Giá trị NK Giá trị XK Cán cân XNK Trong khu vực FDI Cán cân XNK Của cả nước 1995 1468,1 1473,1 50,0 -2076,7 1996 2042,7 2155,0 112,3 -3887,8 1997 3196,2 3213,0 16,8 -2407,3 1998 2668,0 3215,0 547,0 -2139,3 1999 3382,2 4682,0 1299,8 -200,7 2000 4352,0 6810,0 2458,0 -1153,8 2001 4985,0 6798,3 1813,3 -1188,7 2002 6703,6 7871,8 1168,2 -3039,5 2003 8815,0 10161,2 1346,2 -5106,5 2004 11086,6 14487,7 3401,1 -5483,8 2005 13640,1 18553,7 4913,6 -4314,0 2006 16489,4 23061,3 6571,9 -5064,9 2007 21712,4 27774,6 6062,2 -14203,3 2008 27898,6 34529,2 6630,6 -18028,7 2009 24778,9 29900,0 5120,0 -12000,0 Nguồn: Tính toán theo số liệu thống kê của Bộ Công thương FDI tác động đến cán cân thương mại của Việt Nam vừa theo hướng tích cực, vừa theo hướng tiêu cực. Tác động tích cực là làm tăng kim ngạch xuất khẩu, tác động tiêu cực là làm tăng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam như đã phân tích ở các phần trên. Tuy nhiên, qua số liệu ở bảng trên, so sánh mức độ của hai tác động ngược chiều của FDI đến cán cân thương mại của Việt Nam, có thể thấy tác động tích cực là trội hơn. Trong khi cán cân thương mại của Việt Nam hầu như luôn trong trạng thái thâm hụt thì nội khu vực FDI luôn có thặng dư thương mại. Như vậy xét cho cùng, tác động tổng thể của FDI đến cán cân thương mại của Việt Nam là tác động tích cực, giúp làm giảm tình trạng nhập siêu. Tác động tích cực này ngày càng được thể hiện rõ rệt. Nếu như năm 1995, cả nước nhập siêu trên 2 tỉ USD thì giá trị thặng dư của khu vực FDI chỉ khoảng 50 triệu USD, tức bù đắp chỉ khoảng 2,3% mức thâm hụt. Đến năm 2008, khi cả nước nhập siêu trên 18 tỉ USD thì khu vực FDI lại xuất siêu tới 6,6 tỉ USD, tức bù đắp tới 25% mức thâm hụt, năm 2009 con số này là 30%. Biểu đồ: so sánh thặng dư thương mại của khu vực FDI và tâm hụt thương mại của cả nước (chưa kể bù đắp từ thặng dư TM của khu vực FDI) Nguồn: Tính toán theo số liệu của Bộ Công thương Tuy nhiên, những con số này chưa hẳn là dấu hiệu đáng mừng bởi nếu không tính kim ngạch xuất khẩu dầu thô do khu vực FDI tạo ra thì khu vực này thực tế lại góp phần gây thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu của cả nước. Nếu không tính xuất khẩu dầu thô thì các doanh nghiệp FDI nhập siêu hơn 400 triệu USD trong quý 1/2010. Tình trạng này cũng đã xảy ra vào năm 2009, xuất khẩu không kể dầu thô là 23,64 tỉ Đô la và nhập khẩu 24,87 tỉ Đô la, tức là nhập siêu hơn 1,2 tỉ USD. Còn năm 2008, tình hình cũng tương tự, và con số nhập siêu là hơn 4 tỉ USD. 1.2. FDI tác động đến cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu FDI tác động đến cơ cấu hàng xuất khẩu FDI giảm xuất thô, tăng xuất khẩu các mặt hàng chế biến. Bảng 7: Số liệu về hàng xuất khẩu theo danh mục tiêu chuẩn ngoại thương của Việt Nam giai đoạn 1995-2007 Năm 1995 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Hàng thô - sơ chế Giá trị (triệuUSD) 3664 8010 8289 9397 12554 16101 19227 21658 Tỉ trọng (%) 0,67 0,53 0,49 0,47 0,47 0,49 0,48 0,45 Hàng chế biến-tinh chế Giá trị (TriệuUSD) 1785 7019 8415 10748 13928 16341 20592 26886 Tỉ trọng (%) 0,33 0,46 0,49 0,49 0,50 0,46 0,45 0,38 Nhóm khác Tỉ trọng (%) 0,0 0,004 0,02 0,04 0,03 0,05 0,07 0,17 Nguồn: Bộ Công thương Trong giai đoạn đầu FDI vào Việt Nam, xây dựng và dịch vụ là những lĩnh vực chính thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đến năm 2001 các dự án công nghiệp chế tạo đã chiếm 80,7% tổng số dự án được phê duyệt so với 26,3% trong khoảng thời gian 1988-1991; về mặt tỷ trọng vốn, các dự án công nghiệp chế tạo cũng đã tăng từ 22% lên 76,4%. Trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến 2001, các dự án công nghiệp chế tạo chiếm 53,5% tổng số dự án (3.575 dự án), các ngành sơ chế nông lâm sản chiếm 13,7%, xây dựng cơ bản chiếm 12,3%, khối ngành dịch vụ chiếm 19,2%. Tính trong giai đoạn 1988-2008, FDI đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến đã có 6778 dự án FDI với số vốn đạt 81,2 tỉ USD tương đương 62% tổng số dự án và 50% tổng vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn này (Nguồn: Bộ Kế hoach và Đầu tư). Sự quan tâm của các nhà đầu tư đến ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam đã giúp nước ta chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng tăng tỉ trọng hàng qua chế biến. Nhìn vào bảng trên có thể thấy rõ xu hướng này. Tỉ trọng của nhóm hàng thô, mới sơ chế năm 1995 còn chiếm tới 67% tổng trị giá xuất khẩu thì đến năm 2007, tỉ trọng của nhóm này đã giảm xuống chỉ còn 45%. Tỉ trọng của nhóm hàng chế biến, tinh chế cũng tăng từ 33% năm 1995 lên mức bình quân 46% trong suốt giai đoạn 2001-2007. Tỉ trọng nhóm hàng chế tạo tính trên tổng doanh thu của khối d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMối quan hệ giữa FDI và hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan