Khóa luận Mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí của sản phẩm in ấn của công ty TNHH Quảng cáo và Thương Mại An Khánh, giải pháp tối đa hóa lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới

MỤC LỤC

 

Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 1

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài. 1

1.2 Xác lập và tuyên bố 2

1.3 Công trình nghiên cứu liên quan. 2

1.4 Mục tiêu nghiên cứu. 3

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu. 4

1.6 Nguồn số liệu nghiên cứu. 4

1.7 Kết cấu đề tài. 4

1.8 Một số khái niệm và nội dung cơ sở nghiên cứu. 4

1.8.1 Lý luận chung về chi phí 4

1.8.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất: 4

1.8.1.2 Phân loại chi phí sản xuất. 5

1.8.1.3 Chỉ tiêu phân tích. 6

1.8.1.4 Nhân tố ảnh hưởng tới chi phí sản xuất. 9

1.8.2 Lý luận chung về lợi nhuận 10

1.8.2.1 Khái niệm: 10

1.8.2.2 Phân loại: 10

1.8.2.3 Các nhân tố tác động tới lợi nhuận. 10

1.8.2.4 Ý nghĩa kinh tế của lợi nhuận 11

1.8.3 Mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận. 11

1.8.3.1 Doanh thu và doanh thu cận biên. 11

1.8.3.2 Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận. 11

1.8.4 Phân định nội dung nghiên cứu 12

Chương 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN 13

2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu 13

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 13

2.1.2 Phương pháp xử lý tổng hợp số liệu 13

2.2 Thực trạng chi phí và lợi nhuận của công ty TNHH Quảng cáo và Thương mại An Khánh. 14

2.2.1 Tổng quan về công ty TNHH Quảng cáo và Thương mại An Khánh 14

2.2.1.1 Sơ lược về công ty TNHH quảng cáo và thương mại An Khánh. 14

2.2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty. 14

2.2.1.3. Sơ đồ tổ chức của công ty. 15

2.2.2 Thực trạng về chi phí và lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2006-2009. 15

2.2.2.1 Thực trạng về việc thực hiện lợi nhuận của công ty. 15

2.2.2.2 Thực trạng về thực hiện chi phí của công ty. 16

2.2.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh và lợi nhuận tại công ty TNHH Quảng cáo và Thương mại An Khánh trong giai đoạn 2007-2009. 17

2.2.3 Nhân tố tác động đến việc phân tích chi phí và lợi nhuận của công ty. 18

2.2.3.1 Các nhân tố chủ quan: 18

2.2.3.2 Các nhân tố khách quan 19

2.3 Đánh giá mối quan hệ giữa chi phí lợi nhuận trong kinh doanh sản phẩm in ấn của công ty An Khánh qua mô hình kinh tế lượng. 19

2.3.1 Xây dựng mô hình ước lượng. 19

2.3.1.1 Hàm số AVC và SMC 19

2.3.1.2 Hàm số doanh thu cận biên. 20

2.3.2 Thu thập và xử lý số liệu chạy mô hình. 20

2.3.3 Kết quả ước lượng. 20

2.3.4 Kết luận rút ra từ mô hình. 23

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ THƯƠNG MẠI AN KHÁNH. 24

3.1 Một số kết luận và phát hiện nghiên cứu 24

3.1.1 Thành công của công ty trong việc thực hiện chi phí và lợi nhuận 24

3.1.2 Hạn chế của công ty trong việc thực hiện chi phí và lợi nhuận 25

3.2 Định hướng, mục tiêu của doanh nghiệp 27

3.3 Một số giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận 28

3.3.1 Giải pháp giảm chi phí sản xuất kinh doanh để tối đa hóa lợi nhuận. 28

3.3.2 Tăng doanh thu để tối đa hóa lợi nhuận. 30

3.3.3 Lựa chọn sản lượng tối ưu 31

3.3.4 Xây dựng biểu giá hợp lý 31

3.3.5 Phát triển và mở rộng thị trường 32

3.3.6 Một số kiến nghị 33

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4221 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí của sản phẩm in ấn của công ty TNHH Quảng cáo và Thương Mại An Khánh, giải pháp tối đa hóa lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong kế hoạch. 2.2.1.3. Sơ đồ tổ chức của công ty. Bảng 2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty 2.2.2 Thực trạng về chi phí và lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2006-2009. 2.2.2.1 Thực trạng về việc thực hiện lợi nhuận của công ty. Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty trong thời gian thành lập tới nay luôn tăng trưởng. Nhất là vào năm 2009 mức độ tăng lợi nhuận rõ rệt thể hiện qua từng quý của năm. Doanh thu qua các năm thay đổi rõ rệt nhất vào ba năm 2007, 2008, và 2009. Năm 2006 doanh nghiệp mới thành lập và chưa có sự ổn định nên việc thực hiện doanh thu và lợi nhuận trong năm 2006 chưa thực sự đạt hiệu quả. Để phân tích tình hình thực hiện chi phí lợi nhuận đề tài sẽ sử dụng số liệu năm 2007, 2008, và 2009 để phân tích chính xác hơn. Tổng doanh thu từ sản phẩm in ấn luôn tục tăng trong các năm. Năm 2007 đạt doanh số là 1.942.637.172 đồng đến năm 2008 tăng 7,38% so với năm trước làm doanh thu tăng lên 143.414.407 đồng. Đến năm 2009 doanh thu tăng lên 203.476.392 đồng, đạt mức tăng 9,75% so với năm 2008 nâng tổng doanh số lên 2.289.527.970 đồng. Năm 2009 doanh nghiệp thúc đẩy mở rộng thì trường khiến doanh thu ngày càng tăng trưởng, số lượng khách hàng ngày càng nhiều, sản phẩm đạt chất lượng uy tín làm tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh.Lợi nhuận của sản phẩm in năm năm 2007 ở mức khiêm tốn 192.997.499 đồng. Đến năm 2008 lợi nhuận tăng thêm 10,48% tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh hơn nhiều so với doanh thu, chứng tỏ doanh nghiệp đã thực hiện tốt chi phí. Tổng lợi nhuận của năm 2008 đạt 250.164.815 đồng, tăng 36.945.416 đồng so với năm 2008. Đến năm 2009 mức tăng lợi nhuận lại tiếp tục tăng lên và tăng 17,33% so với năm 2008, lợi nhuận năm 2009 tăng lên 36.945.416 đồng. Như vậy việc thực hiện lợi nhuận của công ty trong ba năm là khá tốt, doanh nghiệp cần tiến hành các biện pháp thúc đẩy gia tăng lợi nhuận một cách lâu dài và ngày càng hiệu quả. Để thực hiện được chúng ta cần phân tích tiếp tình hình thực hiện chi phí của doanh nghiệp có hiệu quả hay không? Biểu 2.2: Tình hình thực hiện doanh thu lợi nhuận về sản phẩm in ấn Phụ lục Bảng 2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty Năm Doanh thu (Đồng) Lợi nhuận (Đồng) Tổng Chênh lệch Tỷ lệ Tổng Chênh lệch Tỷ lệ 2007 1.942.637.172 - - 192.997.499 - - 2008 2.086.051.579 143.414.407 7,38 213.219.399 20.221.900 10,48 2009 2.289.527.970 203.476.392 9,75 250.164.815 36.945.416 17,33 Nguồn: Phòng kế toán Biểu 2.2: Tình hình thực hiện doanh thu lợi nhuận của công ty sản phẩm in ấn. 2.2.2.2 Thực trạng về thực hiện chi phí của công ty. Để đánh giá tình hình thực hiện chi phí đạt hiệu quả, doanh nghiệp đã chia chi phí làm hai chỉ tiêu đó là: chi phí cố định và chi phí biến đổi. Dựa vào hai chỉ tiêu này doanh nghiệp đưa ra các biện pháp nhằm làm tăng sản lượng để giảm chi phí cố định bình quân trên mỗi sản phẩm. Hay giảm các chi phí đầu vào để giảm được chi phí biến đổi bình quân trên mỗi sản phẩm. * Đánh giá tổng quát về tình hình thực hiện chi phí. Cơ cấu chi phí biến đổi và chi phí cố định có sự thay đổi, chi phí cố định ngày càng chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng chi phí. Năm 2007 chi phí cố định là 11,14%, nhưng đến năm 2008 chi phí cố định giảm xuống chỉ còn 10,53%. Đến năm 2009 lại tiếp tục giảm chỉ còn 7,49%. Việc thực hiện chi phí là khá tốt khi liên tục giảm được tỷ trọng của chi phí cố định xuống. Biểu 2.3 Cơ cấu chi phí biến đổi và chi phí cố định sản phẩm in ấn. Chi phí cố định năm 2007 mất 135.092.137 đồng, đến năm 2008 chi phí cố định tăng lên 820.504 đồng, mức tăng không đáng kể. Đến năm 2009 chi phí cố định giảm xuống 12.466.562 đồng, trong năm 2009 sản lượng lại tăng làm cho chi phí cố định bình quân trên mỗi đơn vị sản phẩm giảm xuống. Chi phí biến đổi năm 2008 tăng lên 76.482.121 đồng tăng 7,09% so với năm 2007. Sản lượng của năm lại tăng lên với tốc độ lớn hơn là 11,97% vì vậy nó làm chi phí biến đổi bình quân trên một sản phẩm giảm so với năm. Đến năm 2009 chi phí biến đổi tăng lên với tốc độ tăng là 32,49%, sản lượng tăng với tốc độ 53,14% tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của chi phí biến đổi làm cho chi phí biến đổi bình quân giảm xuống. Biểu 2.4. Tình hình chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong ba năm. Như vậy đến năm 2009 việc thực hiện chi phí khá tốt so với năm 2008, doanh nghiệp cần tiếp tục gia tăng sản lượng và tối thiểu hóa chi phí để tăng lợi nhuận tối đa. * Tình hình thực hiện chi phí cố định và chi phí biến đổi chi tiết từng loại chi phí. Biểu 2.5 Tổng hợp từng loại chi phí biến đổi và chi phí cố định. - Chi phí biến đổi. + Chi phí nguyên vật liệu: Chi phí nguyên vật liệu liên tục tăng về mặt tuyệt đối. Nhưng về cơ cấu tỷ trọng chi phí thì nguyên vật liệu đã có xu hướng giảm xuống năm 2008 nhưng lại tăng lên 2009. Và nó còn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí. Phụ lục Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Tổng chi phí cố định 2. Tổng chi phí biến đổi Biểu 2.3 Cơ cấu chi phí biến đổi và chi phí cố định sản phẩm in ấn. Năm Sản lượng (m2) Chi phí biến đổi (Đồng) Chi phí cố định (Đồng) Cơ cấu chi phí (%) Tổng Chênh lệch Tỷ lệ % Tổng Chênh lệch Tỷ lệ % Chi phí biến đổi bình quân Tổng chi phí cố định Chênh lệch tổng chi phí cố định Chi phí biến đổi Chi phí cố định 2007 1.033.769 - - 1.078.032.571 - - 1.042,82 135.092.137 - 88,86 11,14 2008 1.157.505 123.736 11,97 1.154.514.692 76.482.121 7,09 997,42 135.912.641 820.504 89,47 10,53 2009 1.772.623 615.118 53,14 1.529.649.484 375.134.792 32,49 862,93 123.446.079 12.466.562 92,53 7,47 Nguồn: Phòng kinh doanh Biểu 2.4. Tình hình chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong ba năm Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền (Đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Đồng) Tỷ trọng (%) Chi phí nguyên vật liệu 463.524.250 38,21 458.188.831 35,51 619.451.083,6 37,47 Chi phí công cụ dụng cụ 38.819.991 3,20 27.873.230 2,16 37.029.341 2,24 Chi phí nhiên liệu 50.465.988 4,16 66.327.965 5,14 95.052.995 5,75 Chi phí nhân công trực tiếp 402.757.403 33,20 464.037.669 35,96 603.049.261 36,48 Chi phí BHXH, BHYT 73.090.764 6,03 84.211.655 6,53 109.438.910 6,62 Chí phí dịch vụ mua ngoài 49.374.176 4,07 53.875.341 4,18 65.627.894 3,97 Tổng chi phí biến đổi 1.078.032.571 88,86 1.154.514.692 89,47 1.529.649.484 92,53 Chi phí quản lý kinh doanh 79.944.918 6,59 66.586.050 5,16 80.009.825 4,84 Chi phí khấu hao tài sản cố định 38.334.741 3,16 31.928.971 2,47 38.365.865 2,32 Chi phí trả lãi vay 16.812.478 1,39 37397.620 2,90 5.070.389 0,31 Tổng chi phí cố định 135.092.137 11,14 135.912.641 10,53 123.446.079 7,47 Nguồn: phòng kế toán Biểu 2.5 Tổng hợp từng loại chi phí biến đổi và chi phí cố định. Vì vậy tác động của chi phí nguyên vật liệu tác động trực tiếp đến tình hình sử dụng tài chính của doanh nghiệp. + Chi phí công cụ dụng cụ: tỷ trọng thì giảm xuống nhưng chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí, chỉ khoảng 3% trong tổng chi phí. + Chi phí nhiên liệu: Năm 2007 chi phí nhiên liệu chiếm 4,16% trong tổng chi phí nhưng đến năm 2008 và 2009 tăng lên lần lượt 5,14% và 5,75% việc chi phí nhiên liệu tăng lên do giá đầu vào của chi phí nhiên liệu liên tục tăng trong các năm vừa qua. Vì vậy chi phí nhiên liệu tăng lên là một điều khó tránh khỏi của doanh nghiệp. + Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí bảo hiểm kinh phí công đoàn luôn biến động cùng chiều, chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu chi phí và liên tục tăng trong ba năm. Doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh trong các năm vì vậy lương trả cho người lao động cũng tăng lên. + Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2007 mất 49.374.176 đồng liên tiếp tăng lên đến năm 2009 mặc dù tỷ trọng giảm xuống nhưng chi phí này vẫn tăng về mặt tuyệt đối. Biểu 2.6 Biểu đồ sự thay đổi từng loại chi phí biến đổi trong ba năm - Chi phí cố định. + Chi phí quản lý kinh doanh: Trong chi phí cố định thì chi phí quản lý kinh doanh chiếm tỷ trọng khá lớn, doanh nghiệp thực hiện khá tốt chi phí quản lý doanh nghiệp. Ba năm gần đây doanh nghiệp không tăng nhiều về chi phí quản lý doanh nghiệp. + Chi phí khấu hao tài sản không thay đổi nhiều trong ba năm. Giảm xuống năm 2009 nhưng lại tăng trở lại năm 2009. + Chi phí lãi vay: Chi phí lãi vay liên tục tăng do nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng lên. Việc doanh nghiệp mở rộng thị trường cần tới nguồn vốn kinh doanh tăng lên liên tục. Biểu 2.7 Biểu đồ chi phí cố định thay đổi qua các năm 2007 đến 2009. 2.2.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh và lợi nhuận tại công ty TNHH Quảng cáo và Thương mại An Khánh trong giai đoạn 2007-2009. Chi phí, lợi nhuận có mối quan hệ mật thiết thông qua doanh thu. Chi phí tăng lên hay giảm xuống không thể đánh giá ngay nó tác động xấu hay tốt lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu chi phí tăng lên làm tăng doanh thu nhiều hơn mức tăng của chính nó thì việc chi phí này tăng lên có hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp. Trái lại, có những khoản chi phí gây tổn thất cho doanh nghiệp làm giảm doanh thu và lợi nhuận củ 1. chi phí nguyên vật liệu 2. Chi phí công cụ dụng cụ 3. Chi phí nhiên liệu 4. Chi phí nhân công trực tiếp 5. Chi phí BHXH, kinh phí công đoàn 6. Chi phí dịch vụ mua ngoài Biểu 2.6 Biểu đồ sự thay đổi từng loại chi phí biến đổi trong ba năm 1. Chi phí quản lý 2. Chi phí khấu hao tài sản cố định 3. Chi phí trả lãi vay Biểu 2.7 Biểu đồ chi phí cố định thay đổi qua các năm 2007 đến 2009 doanh nghiệp, những loại chi phí này cần phải giảm tối thiểu để doanh nghiệp đạt hiệu quả sử dụng vốn tối đa. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng chi phí sxkd 1213124708 1290427333 1653095562 Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN 192997499 213219399 250164815 Tỷ suất lợi nhuận 0.15909123 0.16523162 0.15133113 Biểu 2.8: Tỷ suất lợi nhuận H của công ty trong giai đoạn 2007-2009 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận có ý nghĩa khi ta đầu tư một đồng thì lợi nhuận thu về H đồng lợi nhuận. Từ biểu đồ tỉ suất lợi nhuận cho thấy, chỉ tiêu này tăng lên năm 2008 rồi lại giảm xuống năm 2009. Như vậy việc quản lý sử dụng chi phí của công ty bắt đầu có tiến triển năm 2008 nhưng lại giảm xuống vào năm 2009. Cần phải sử dụng hợp lý hơn để tỷ suất lợi nhuận ngày càng tăng trưởng. 2.2.3 Nhân tố tác động đến việc phân tích chi phí và lợi nhuận của công ty. 2.2.3.1 Các nhân tố chủ quan: - Việc thực hiện thu thập chi phí chính xác, số liệu đảm bảo tin cậy sẽ phản ánh đúng tình hình thực tế sử dụng chi phí của doanh nghiệp. Các số liệu được lấy từ báo cáo tài chính, các bảng biểu chi phí, lợi nhuận, của công ty trong 3 năm. - Việc sử lý số liệu cũng ảnh hưởng tới quá trình phân tích. Do số liệu có thể được làm tròn khi tính toán có thể dẫn tới việc sai sót trong phân tích. - Lựa chọn mô hình phân tích phù hợp sẽ đạt kết quả cao. Mô hình phân tích đúng việc ra quyết định dựa vào mô hình sẽ có cơ sơ khoa học. Những chiến lược kinh doanh và sự điều chỉnh hợp lý trong cách quản lý chi phí của công ty. - Các mô hình phân tích trong việc phản ánh chi phí lợi nhuận doanh nghiệp sử dụng hai mô hình chi phí và doanh thu. Để phân tích thì sẽ phải sử dụng thông qua hàm cầu. Như vậy cần phải phân tích đánh giá hàm cầu của sản phẩm in ấn của doanh nghiệp. Đánh giá các hàm chính xác cũng phản ánh chính xác được việc thực hiện chi phí và lợi nhuận hơn. Điều kiện để tối đa hóa lợi nhuận thông qua công thức MR=MC. 2.2.3.2 Các nhân tố khách quan Sự biến đổi nền kinh tế, tình hình kinh tế trong và ngoài nước đều có tác động tới tình hình của doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là thực hiện lợi nhuận tối đa. Nếu nền kinh tế không ổn định thì việc doanh nghiệp thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sẽ khó khăn vì một sức cản mà doanh nghiệp không thể tác động tới được, mà chỉ có thể thực hiện được tốt hơn khi biết tránh những tác động tiêu cực và lợi dụng tác động tích cực để phát huy ưu thế của doanh nghiệp. Còn sự biến đổi tác động trực tiếp làm ảnh hưởng tới doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải tìm ra nguyên nhân chính để có thể thực hiện tốt hơn để đạt mục tiêu của doanh nghiệp. Chính sách, quy định của nhà nước về việc thực hiện chi phí, lợi nhuận như: thuế, chi phí ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.3 Đánh giá mối quan hệ giữa chi phí lợi nhuận trong kinh doanh sản phẩm in ấn của công ty An Khánh qua mô hình kinh tế lượng. 2.3.1 Xây dựng mô hình ước lượng. 2.3.1.1 Hàm số AVC và SMC Hàm chi phí trong ngắn hạn có đặc trưng có dạng hình chữ U. *Xác định dạng hàm: - Hàm chi phí biến đổi: TVC = aQ + bQ2 + cQ3 - Hàm chi phí biến đổi bình quân: AVC = a +bQ + cQ2 Chi phí biến đổi bình quân đạt giá trị nhỏ nhất khi mức sản lượng bằng Qm = -b/2c - Hàm chi phí cận biên: MC = TC’ = TFC’ + TVC’ = TVC’ MC = a + 2bQ + 3cQ2 * Xác định dấu của hệ số a, b, c. Để phù hợp với giả thuyết, các tham số phải thỏa mãn điều kiện: a>0, b0. Ta đi chứng minh dấu của các hệ số. AVC đạt giá trị nhỏ nhất khi AVC’=0 b + 2cQ = 0 Q = -b/2c Đường AVC là đường hình chữ U nên AVC’’>0 2c>0c>0 Do Q>0 nên –b/2c >0, mà c>0 => b<0 Mặt khác a>0 vì một doanh nghiệp khi sản xuất đạt Q>0 thì chi phí cho mỗi sản phẩm phải lớn hơn 0 thì AVC>0 vì vậy a>0. 2.3.1.2 Hàm số doanh thu cận biên. * Xác định dạng hàm cầu của sản phẩm in có dạng: Q = ƒ(P) = a +bP Trong đó: P – giá sản phẩm in của công ty * Xác định dấu hệ số Theo luật cầu: giá cả và sản lượng luân biến thiên ngược chiều nhau. Như vậy để phù hợp với quy luật thì dấu của hệ số b phải âm. 2.3.2 Thu thập và xử lý số liệu chạy mô hình. * Số liệu thu thập được sau khi sử lý số liệu ta có số liệu Biểu 2.9 bảng số liệu về chi phí biến đổi bình quân. * Bảng số liệu về hàm cầu sau khi sử lý số liệu Biểu 2.10 bảng số liệu về hàm cầu sản phẩm in ấn 2.3.3 Kết quả ước lượng. Sử dụng phần mềm Eviews 6 ta được kết quả ước lượng sau: * Ước lượng hàm chi phí biến đổi bình quân sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất ta thu được kết quả của hàm hồi quy như bảng 2.1 kết quả phân tích hàm chi phí BẢNG CHI PHÍ SẢN PHẨM IN ẤN Năm Quý Sản lượng (m2) Tổng chi phí biến đổi (Đồng) Chi phí biến đổi BQ (Đồng/m2) Tổng chi phí cố định (Đồng) 2007 I 347.161 331.886.341 956 27.683.978 II 199.595 240.511.438 1.205 32.617.049 III 272.971 272.971.233 1.000 44.162.953 IV 214.042 232.663.560 1.087 30.628.158 2008 I 518.333 441.619.788 852 35.672.873 II 213.376 257.118.038 1.205 31.281.423 III 81.599 118.808.304 1.456 42.619.227 IV 344.197 336.968.563 979 26.339.119 2009 I 381.304 341.267.271 895 35.117.382 II 499.182 398.347.468 798 29.228.120 III 249.457 280.390.128 1.124 28.678.949 IV 642.679 509.644.618 793 30.421.628 Nguồn: phòng kế toán Biểu 2.9 bảng số liệu về chi phí biến đổi bình quân Năm Quý Sản lượng (m2) Giá (Đồng) Doanh thu (Đồng) Giá vốn (Đồng) Lợi nhuận (Đồng) 2007 I 272.077 1.855 504.702.835 457.354.979 47.347.856 II 209.706 2.159 452.754.175 413.375.395 39.378.780 II 293.646 1.770 519.753.420 461.254.890 58.498.530 IV 244.319 1.905 465.426.743 417.654.410 47.772.333 2008 I 307.888 1.670 514.172.125 460.026.357 54.145.768 II 184.969 2.476 457.983.244 408.795.064 49.188.180 II 367.824 1.610 592.196.640 541.751.492 50.445.148 IV 241.864 2.157 521.699.570 462.259.267 59.440.303 2009 I 301.051 1.679 505.464.629 448.567.080 56.897.549 II 332.612 2.058 684.515.496 615.857.842 68.657.654 II 250.128 2.034 508.759.335 439.771.835 68.987.500 IV 349.579 1.690 590.788.510 535.166.398 55.622.112 Nguồn: phòng kế toán Biểu 2.10 Bảng số liệu về hàm cầu sản phẩm in ấn của công ty Bảng 2.11Kết quả phân tích hàm chi phí biến đổi bình quân Hàm chi phí biến đổi bình quân: = 1676,998 – 0.002961Q + 2,49 x10-9Q2 => Hàm chi phí cận biên = 1676,998 – 0.005922Q + 7,47x10-9Q2 - Dấu của các hệ số = 1676,998 > 0 phù hợp về dấu. = – 0.002961< 0 phù hợp về dấu. = 7,47x10-9 > 0 phù hợp về dấu.. - Kiểm định ý nghĩa thống kê, giả thiết H0: b,c=0; H1:b,c0 Với mức ý nghĩa 5%, p-value của thống kê t-statistic 0,0003 <0,05. Vậy ta có thể bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là hệ số b,c khác không với mức ý nghĩa khá cao. - Kiểm định về sự phù hợp. R2 = 0,965635 hàm hồi quy giải thích được tới 96,5635% sự biến động của chi phí biến đổi bình quân. Còn lại các yếu tố khác chưa thu thập được ảnh hưởng tới chi phí biến đổi bình quân và chi phí cận biên là 3,4365%. * Ước lượng hàm doanh thu cận biên. - Trước tiên đi xác định hàm cầu thông qua ước lượng hàm cầu bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất. Ta có kết quả như sau: Bảng 2.12 kết quả phân tích hàm cầu + Dấu của hệ số b^ = -174,5557<0 phù hợp về dấu. Ý nghĩa của hệ số b, khi giá tăng lên (hoặc giảm xuống) 1 đồng thì cầu về sản phẩm in giảm xuống (hoặc tăng lên) 174,5557 chiếc, mối quan hệ giữa giá và lượng cầu có mối quan hệ ngược chiều.. Hàm số: = 615119,9 – 174,557P + Kiểm định ý nghĩa thống kê. P- value(b) = 0,0012 chỉ có 0,12% ước lượng hệ số b không có ý nghĩa về mặt thống kê. F-statistic = 0,001216 chỉ có 0,1216% khả năng mô hình này không giải thích được sự biến động của hàm cầu. R2 = 0,665488 hàm hồi quy này giải thích được tới 66,5488% đến hàm cầu, còn lại các yếu tố khác ngoài giá ảnh hưởng tới cầu của người tiêu dùng. - Xác định hàm doanh thu cận biên ta có: = 3523,918 – 0,01146Q 2.3.4 Kết luận rút ra từ mô hình. * Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. - Điều kiện để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận khi MC = MR Như vậy ta có hệ phương trình sau: Giải hệ phương trình ta được sản lượng tối ưu: Q* = 249519 P* = 2094,47 - Kiểm tra nguyên tắc đóng cửa: AVC* = 1676,998 – 0.002961Q* + 2,49 x10-9Q*2 = 953,675 Ta nhận thấy AVC* < P* như vậy doanh nghiệp nên sản xuất tại sản lượng Q* để đạt lợi nhuận tối đa. - Lợi nhuận của hãng khi sản xuất tại Q* Khi chi phí cố định là TFC = 44.162.953 (đồng). Thì lợi nhuận tối đa sẽ là =282.144.660 – 44.162.953 = 237.981.707 đồng. Như vậy để đạt được lợi nhuận tối đa doanh nghiệp nên chọn sản lượng Q* và giá bán là P*. Trong các quý của doanh nghiệp chưa quý nào thực hiện được với sản lượng tối ưu. Vì vậy cần đưa ra các giải pháp để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. * Doanh nghiệp lựa chọn sản xuất sản lượng tại đó chi phí biến đổi bình quân là nhỏ nhất khi Qm = -b/2c => Nếu sản xuất với sản lượng Qm thì doanh nghiệp sẽ phải bán với giá P=-30.538<0, Như vậy doanh nghiệp không nên sản xuất tại Qm. Để đạt được tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp nên sản xuất tại sản lượng Q* = 249519 (chiếc) với mức giá P* = 2094,47 (đồng) Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ THƯƠNG MẠI AN KHÁNH. 3.1 Một số kết luận và phát hiện nghiên cứu 3.1.1 Thành công của công ty trong việc thực hiện chi phí và lợi nhuận Sau khi phân tích đánh giá tình hình thực trạng việc thực hiện chi phí và lợi nhuận của công ty về sản phẩm in ấn đã cho thấy những thành công sau: Từ việc phân tích số liệu của ba năm từ năm 2007 đến 2009 đã cho thấy quy mô sản xuất của công ty luôn tục tăng lên. Việc tăng quy mô kéo theo lợi nhuận của công ty về sản phẩm in cũng tăng lên liên tục. Tăng quy mô là công sức, là sự đóng góp của toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty. Nhất là ở bộ phận thiết kế, các mẫu thiết kế quảng cáo in ấn ngày càng phong phú, phù hợp với con mắt thẩm mỹ của người Việt Nam. Doanh nghiệp là khách hàng của công ty luôn tin tưởng khiến cho số lượng khách hàng ngày càng tăng lên. Việc chăm sóc khách hàng do bộ phận kinh doanh cũng được cải thiện, để đảm bảo sự tin cậy của doanh nghiệp đối với khách hàng. Sản phẩm của công ty luôn được đảm bảo giao đúng thời hạn và đảm bảo kỹ thuật để tránh gây cảm giác không đáng tin cậy cho khách hàng, và tránh tổn thất cho công ty và đối tác của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cho công nhân làm việc hiệu quả và năng suất cao hơn. Công ty sử dụng các loại thiết bị kỹ thuật hiện đại được lắp ráp từ các thiết bị nhập khẩu từ Mỹ và Châu Âu chất lượng Iso9001 - 2000 và chứng nhận tiêu chuẩn châu Âu CE để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao. Các loại máy thiết bị doanh nghiệp sử dụng:Máy in phun khổ lớn Liyu sử dụng đầu phun Seiko, máy in Hifi, máy cán, máy khắc laze, máy cắt chữ foison, máy in card, máy in phun màu khổ A4, A3, máy ép nhiệt. Việc sử dụng công nghệ hiện đại chất lượng cao đã làm doanh nghiệp tăng quy mô và tạo ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu của khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Xét về cơ cấu chi phí cố định, chi phí quản lý kinh doanh và chi phí khấu hao tài sản cố định đã giảm xuống về mặt cơ cấu từ năm 2007 đến năm 2009. Công ty đã luôn thực hiện được việc tiết kiệm chi phí cố định nhằm giảm những loại chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp. Và mặt khác chi phí trả lãi vay doanh nghiệp tăng mạnh vào năm 2008 do doanh nghiệp đã vay vốn để đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại chính vì vậy chi phí trả lãi vay tăng lên. Nhưng đến năm 2009 doanh nghiệp lại có mức chi phí trả lãi vay giảm xuống đáng kể do doanh nghiệp thực hiện kinh doanh tốt, và dần tự chủ được vấn đề tài chính để tiết kiệm chi phí, tăng quy mô chất lượng sản phẩm, đầu tư máy móc thiết bị kỹ thuật hiện đại… Xét về cơ cấu chi phí biến đổi, Chi phí trả lương công nhân viên, bảo hiểm xã hội liên tục tăng cả về tỷ trọng và số tiền để đảm bảo mức sinh hoạt cho người lao động do lạm phát, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng liên tục qua các năm. Chứng tỏ doanh nghiệp đã quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên .Cuộc sống của người lao động được đảm bảo, người lao động yên tâm, hứng thú làm việc và cống hiến cho doanh nghiệp, làm cho hiệu quả làm việc tăng lên. Chi phí công cụ dụng cụ có cơ cấu ngày càng giảm xuống, chứng tỏ doanh nghiệp đã tìm được đối tác kinh doanh cung cấp công cụ dụng cụ với giá cả giảm xuống, làm giảm chi phí, giá thành và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu về cơ cấu năm 2008 và 2009 đã thấp hơn năm 2007 doanh nghiệp đã tìm được nguồn cung ứng về nguyên liệu với giá rẻ hơn, ổn định hơn năm 2007. Doanh nghiệp liên tục mở rộng sản xuất trong ba năm, quy mô của doanh nghiệp tăng lên lợi nhuận cũng tăng theo. Chứng tỏ việc mở rộng sản xuất giúp doanh nghiệp thực hiện tốt chi phí và lợi nhuận của công ty để tối đa hóa lợi nhuận. 3.1.2 Hạn chế của công ty trong việc thực hiện chi phí và lợi nhuận Trong những mặt đã làm được để thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua chi phí và lợi nhuận doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn. Mặc dù doanh nghiệp liên tục tăng doanh thu và lợi nhuận khi tăng quy mô, nhưng tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên lại giảm xuống chưa ổn định. Doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả thì tốc độ tăng chi phí chậm hơn tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận nhưng doanh nghiệp chỉ thực hiện được năm 2008 nhưng đến năm 2009 lại giảm xuống thấp hơn năm 2007. Cho thấy năm 2009 việc thực hiện sử dụng phân bổ chi phí chưa thật sự hiệu quả. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp có cơ cấu ngày càng phức tạp, dẫn đến hoạt động kém hiệu quả khiến cho chi phí về quản lý doanh nghiệp liên tục tăng. Chi phí trả lãi vay năm 2008 tăng do nền kinh tế bất ổn có nhiều biến động, doanh nghiệp phải huy động vốn với chi phí cao chính vì vậy doanh nghiệp không thể quản lý nguồn vốn hiệu quả. Mà ngày nay việc bất ổn của nền kinh tế luôn tục có những biến động, chính vì vậy doanh nghiệp cần phải sử dụng nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả để giảm thiểu những rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp. Sử dụng vốn không hiệu quả có thể khiến doanh nghiệp thua lỗ cũng như tăng chi phí, giá thành tăng lên, sức cạnh tranh giảm xuống. Chi phí nhiên liệu luôn tục tăng lên cả về cơ cấu và cả số tiền. Do doanh nghiệp tăng quy mô nên việc sử dụng nguồn nhiên liệu tăng lên. Nhiên liệu giá luôn tục tăng doanh nghiệp khó có thể kiểm soát sử dụng nguyên liệu với chi phí giảm xuống. Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải có cơ chế quản lý và sử dụng nguồn nhiên liệu hiệu quả. Đây cũng chính là khó khăn của doanh nghiệp trong việc giảm chi phí để giảm giá thành sản phẩm. Chi phí dịch vụ mua ngoài tuy về cơ cấu giảm xuống nhưng số tiền vẫn tăng lên. Để sử dụng chi phí dịch vụ mua ngoài doanh nghiệp cần tính đến việc tự sản xuất hay thuê ngoài hay mua dịch vụ bên ngoài là một quyết định cần tính đến để xem chi phí doanh nghiệp bỏ ra có hiệu quả hơn hay sử dụng bên ngoài có hiệu quả hơn, đó cũng là vấn để doanh nghiệp cần phải quyết định một cách đúng đắn để giảm thiểu chi phí. Chi phí nguyên vật liệu chiếm cơ cấu lớn trong doanh nghiệp thường nhiều nhất. Doanh nghiệp chưa thực hiện được việc cắt giảm chi phí nguyên vật liệu, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu sử dụng hiệu quả, tránh thất thoát… một doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện điều này để giảm thiểu tối đa chi phí, nhằm tăng lợi nhuận. Chi phí nhân công trực tiếp cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình thực hiện chi phí của doanh nghiệp, khó khăn đặt ra trong việc sử dụng lao động với mức tiền lươn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_hoan_chinh_1_4141.doc
Tài liệu liên quan