Từ năm 2001 trở đi, do mở rộng lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là đầu tư vào dự án Sài Gòn E-town, REE đã tăng cường việc sử dụng tín dụng. Năm 2001 tổng dư nợ tín dụng là 7,2 tỷ (chiếm 8,34% Nợ phải trả), 6 tháng đầu năm 2002 tổng dư nợ tín dụng 36,41tỷ (chiếm 34,17% Nợ phải trả). Đây là một dấu hiệu khả quan vì với tình hình tài chính hiện nay, REE có thể sử dụng nợ rất hiệu quả, từ đó khuếch đại hiệu ứng đòn bẩy tài chính.
Như vậy với tính chất nợ hầu hết là các khoản nợ ngắn hạn và cơ cấu tài sản không biến động nhiều (tỷ trọng vốn lưu động trong tổng tài sản năm 1997: 81,87%; năm 1998: 79,50%; năm 1999: 68,68%; năm 2000: 70,49%; năm 2001: 60,09%; 6 tháng đầu năm 2002: 46,06%) thì các hệ số đòn bẩy tài chính được kéo xuống cùng với việc gia tăng mức độ an toàn trong thanh toán ngắn hạn là điều dễ hiểu và có thể được đánh giá là tốt.
Tuy nhiên, cho dù các hệ số đòn bẩy tài chính tăng hay giảm, cao hay thấp trong kì phụ thuộc nhiều vào chính sách tài chính của Công ty. Hệ số nợ có thể cao nhưng vẫn được đánh giá là tốt nếu cấu trúc này được vận dụng hiệu quả để tạo ra ảnh hưởng khuếch đại dương đối với hiệu quả sử dụng vốn tự có trong kì. Đối với REE qua các năm phân tích, Công ty luôn có một lượng tư bản chưa được sử dụng khá lớn. (Điều này cũng phản ánh khả năng tự tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động và vốn cố định của Công ty như đã đề cập). Chính vì thế REE không phải đối mặt với những bài toán về việc phải huy động vốn như thế nào, từ nguồn nào trong các năm qua. Điều này đưa đến sự ổn định trong chính sách sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty trong những năm này.
91 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1013 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Mối quan hệ giữa phânt ích Báo cáo tài chính doanh nghiệp và đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
000.
Hàng tồn kho tăng 8,94%, tương đương 6,85 tỷ (từ 76,56 lên 83,41 tỷ). Những yếu tố tác động mạnh tạo ra sự gia tăng trong hàng tồn kho năm 2001 là nguyên vật liệu tồn kho, chi phí SXKD dở dang.
Thông qua việc xem xét những biến đổi về doanh thu trong mối tương quan với nguyên vật liệu tồn kho, chi phí SXKD dở dang và phải trả người bán có thể cho chúng ta thấy năng lực quản trị hàng tồn kho cũng như hiệu quả trong hoạt động tín dụng thương mại một công ty. Đối với REE, những biến động trong doanh thu, nguyên vật liệu tồn kho, chi phí SXKD và phải trả người bán ở năm 2001 là khá đồng bộ: doanh thu tăng 38,49% trong khi nguyên vật liệu tồn kho tăng 52,29%; chi phí SXKD dở dang tăng 70,86%; phải trả người bán tăng 48,46%.
Tiền trong năm 2001 tăng mạnh đến 106,81%, tương đương 25,87 tỷ so với năm trước (từ 24,22 lên 50,09 tỷ), chủ yếu được tạo ra từ lợi nhuận gộp SXKD và từ việc phát hành cổ phiếu quỹ. Lượng tiền tăng mạnh và đạt khá cao (chiếm 14,60% tài sản) đã cho thấy năng lực tài chính của Công ty rất mạnh.
Đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 1,18 tỷ, giảm mạnh so với năm 2000 (đạt 21,24 tỷ) là do sự thay đổi trong phương pháp hạch toán.
Những thay đổi trong bộ phận cấu thành đã đưa vốn lưu động từ 191,35 tỷ lên 206,23 tỷ, tức là tăng 7,77%. Có thể thấy rằng với điều kiện doanh thu tăng 38,49% nhưng các khoản phải trả và tồn kho tăng rất thấp (2,54% và 8,94%), cùng với việc tiền tăng rất mạnh (107,81%) và đạt tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản đã thể hiện hiệu quả quản trị vốn lưu động của REE trong năm 2001 là khá tốt.
Vốn lưu động tăng 7,77% cùng với việc vốn cố định tăng 70,94% đã đưa đến tổng tài sản tăng 26,42%, tương đương 71,71 tỷ.
6 tháng đầu năm 2002:
Trong 6 tháng đầu năm 2002 đầu tư vào vốn cố định tăng mạnh chủ yếu do chi phí xây dựng cơ bản dở dang tiếp tục tăng mạnh. Sở dĩ có sự gia tăng này là do REE tiếp tục đầu tư vào toà nhà Công nghệ cao (E-town) 62,81 tỷ làm chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng từ 36,48 tỷ cuối năm 2001 lên 99,29 tỷ.
Vốn lưu động có sự giảm sút so với cuối năm 2001. Tiền giảm đáng kể, từ 50,09 tỷ xuống còn 10,21 tỷ. Hàng tồn kho giảm từ 83,41 tỷ xuống 76,76 tỷ, chủ yếu do giảm sút của nguyên vật liệu tồn kho và hàng hoá tồn kho.
Như vậy, có thể thấy trong 6 tháng đầu năm 2002, do đầu tư mạnh vào vốn cố định nên Công ty đã thu hẹp đầu tư vào vốn lưu động, đặc biệt là tiền gửi ngân hàng. Đồng thời nợ phải trả tăng mạnh (từ 86,27 tỷ lên 106,55 tỷ). Trong đó, nợ dài hạn tăng từ 7 tỷ năm 2001 lên 28,17 tỷ. Điều này chứng tỏ rằng REE đã có những dự án khả thi để có thể tận dụng hết khả năng vốn của mình.
Phân tích các hệ số tài chính
Hệ số thanh toán
Bảng 2: Hệ số khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán
1997
1998
1999
2000
2001
6 tháng đầu 2002
Khả năng thanh toán hiện hành (lần)
1,55
3,73
3,80
2,18
2,6
2,18
Khả năng thanh toán nhanh (lần)
0,78
2,62
2,58
1,31
1,55
1,20
Nguồn: Số liệu trên được tính toán dựa trên BCTC của Công ty cổ phần cơ điện lạnh và trang phân tích tài chính trên Website của Công ty chứng khoán Đệ Nhất (www.fsc.com.vn).
Nhìn chung, hệ số khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh của REE rất tốt so với mức trung bình ngành về an toàn thanh toán đối với CR là 2 và QR là 1. Riêng năm 1997, hệ số khả năng thanh toán của REE thấp vì trái phiếu quốc tế chuyển đổi chưa đến hạn dẫn đến nợ ngắn hạn rất lớn (chiếm tới 52,88% tổng nguồn vốn, trong khi nợ ngắn hạn trong các năm khác chỉ chiếm từ 20-30% tổng nguồn vốn). Từ năm 1998 trở đi khả năng thanh toán của REE khá tốt, thể hiện mức độ an toàn cao của công ty trong việc thực hiện các khoản nợ đến hạn.
Hệ số đòn bẩy tài chính
Bảng 3: Hệ số đòn bẩy tài chính
Hệ số đòn bẩy
tài chính
1997
1998
1999
2000
2001
6 tháng đầu 2002
Hệ số nợ trên vốn (%)
52,90
21,39
18,84
32,33
25,14
28,71
Hệ số nợ trên VCSH (%)
112,25
27,30
23,36
47,83
33,62
40,26
Nguồn: Số liệu trên được tính toán dựa trên BCTC của Công ty cổ phần cơ điện lạnh và trang phân tích tài chính trên Website của Công ty chứng khoán Đệ Nhất (www.fsc.com.vn).
Nhìn chung, hệ số đòn bẩy tài chính biến động theo chiều hướng khá tích cực. Do trái phiếu chuyển đổi đến năm 1998 mới được chuyển thành vốn cổ phần nên hệ số nợ năm 1997 cao hơn nhiều so với các năm khác là điều tất yếu. Công ty thường có hệ số nợ thấp (khoảng 20-30% và chủ yếu là các khoản phải trả thương mại ngắn hạn, bao gồm phải trả cho người bán, người mua trả trước, thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, v.v.. ) do đó hoạt động của công ty không ẩn chứa nhiều rủi ro tài chính. Điều này cũng cho thấy tiềm lực tài chính từ năm 1998 trở đi đã đủ khả năng đáp ứng tốt những nhu cầu của vốn lưu động cũng như của vốn cố định.
Từ năm 2001 trở đi, do mở rộng lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là đầu tư vào dự án Sài Gòn E-town, REE đã tăng cường việc sử dụng tín dụng. Năm 2001 tổng dư nợ tín dụng là 7,2 tỷ (chiếm 8,34% Nợ phải trả), 6 tháng đầu năm 2002 tổng dư nợ tín dụng 36,41tỷ (chiếm 34,17% Nợ phải trả). Đây là một dấu hiệu khả quan vì với tình hình tài chính hiện nay, REE có thể sử dụng nợ rất hiệu quả, từ đó khuếch đại hiệu ứng đòn bẩy tài chính.
Như vậy với tính chất nợ hầu hết là các khoản nợ ngắn hạn và cơ cấu tài sản không biến động nhiều (tỷ trọng vốn lưu động trong tổng tài sản năm 1997: 81,87%; năm 1998: 79,50%; năm 1999: 68,68%; năm 2000: 70,49%; năm 2001: 60,09%; 6 tháng đầu năm 2002: 46,06%) thì các hệ số đòn bẩy tài chính được kéo xuống cùng với việc gia tăng mức độ an toàn trong thanh toán ngắn hạn là điều dễ hiểu và có thể được đánh giá là tốt.
Tuy nhiên, cho dù các hệ số đòn bẩy tài chính tăng hay giảm, cao hay thấp trong kì phụ thuộc nhiều vào chính sách tài chính của Công ty. Hệ số nợ có thể cao nhưng vẫn được đánh giá là tốt nếu cấu trúc này được vận dụng hiệu quả để tạo ra ảnh hưởng khuếch đại dương đối với hiệu quả sử dụng vốn tự có trong kì. Đối với REE qua các năm phân tích, Công ty luôn có một lượng tư bản chưa được sử dụng khá lớn. (Điều này cũng phản ánh khả năng tự tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động và vốn cố định của Công ty như đã đề cập). Chính vì thế REE không phải đối mặt với những bài toán về việc phải huy động vốn như thế nào, từ nguồn nào trong các năm qua. Điều này đưa đến sự ổn định trong chính sách sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty trong những năm này.
Hệ số hoạt động
Bảng 4: Hệ số hoạt động
Hệ số hoạt động
1997
1998
1999
2000
2001
6 tháng đầu 2002
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (lần)
1,68
1,53
0,78
0,82
0,91
0,49
Hiệu suất sử dụng vốn cố định (lần)
9,29
7,46
2,49
2,81
2,28
0,92
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động (lần)
2,06
1,92
1,14
1,18
1,51
1,07
Vòng quay hàng tồn kho (lần)
3,28
5,38
2,92
2,15
2,85
1,84
Vòng quay các khoản phải thu (lần)
8,32
4,18
3,03
3,32
4,49
2,30
Vòng quay các khoản phải trả (lần)
3,18
7,15
4,14
2,56
3,61
1,72
Nguồn: Số liệu trên được tính toán dựa trên BCTC của Công ty cổ phần cơ điện lạnh và trang phân tích tài chính trên Website của Công ty chứng khoán Đệ Nhất (www.fsc.com.vn).
Năm 1997:
Năm 1997, Công ty đạt hiệu suất sử dụng tổng tài sản, hiệu suất sử dụng vốn cố định và hiệu suất sử dụng vốn lưu động cao nhất trong các năm nghiên cứu. Đây là năm công ty có doanh thu thuần cao nhất (đạt 402,46 tỷ), đồng thời đầu tư ít nhất vào vốn cố định. Mặc dù vốn lưu động khá cao (đạt 195,62 tỷ) do lượng tiền mặt và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn, nhưng với doanh thu thuần rất cao nên hệ số hiệu suất sử dụng vốn lưu động vẫn đạt giá trị cao nhất trong các năm.
Năm 1998:
Trong năm này hiệu suất sử dụng tổng tài sản và vốn cố định đều giảm so với năm trước do doanh thu thuần giảm trong khi tổng tài sản và vốn cố định tăng. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động cũng giảm do vốn lưu động giảm với tốc độ giảm nhỏ hơn tốc độ giảm doanh thu thuần Có thể chứng minh điều này bằng toán học như sau: Gọi a/b và c/d là hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm ngoái và năm nay (a, b, c, d đều là các số dương). Do |c - a|/a > |d - b|/b và a > c, b > d suy ra c/d < a/b.
.
Tuy nhiên, đây cũng là năm REE có vòng quay hàng tồn kho lớn nhất, số ngày một vòng quay nhỏ nhất trong các năm nghiên cứu. Điều này cũng cho thấy trong năm này công ty bán hàng khá tốt và chỉ phải đầu tư ít vốn vào lượng hàng hoá tồn kho. REE đã có nỗ lực rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động trong bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế.
Trong năm 1998, nợ phải trả giảm mạnh với tốc độ giảm nợ phải trả là 59,40% lớn hơn tốc độ giảm doanh thu thuần nên vòng quay các khoản phải trả lại tăng tới 124,84%. Đây là năm công ty có vòng quay các khoản phải trả cao nhất. Như vậy công ty khá nhanh nhẹn trong thanh toán công nợ. Tuy nhiên vòng quay các khoản phải trả lớn hơn nhiều so với vòng quay các khoản phải thu. Điều này thể hiện rằng công ty hiện đang bị chiếm dụng vốn lớn. Có thể công ty đang thực hiện chính sách ưu đãi, cho phép người mua trả chậm nhằm tăng doanh số bán ra để khắc phục tình trạng trì trệ của nền kinh tế trong giai đoạn này.
Năm 1999:
Năm 1999, doanh thu thuần chỉ đạt 171,46 tỷ, giảm tới 53,28% so với năm 1998. Đây là năm thứ hai doanh thu thuần của REE liên tục giảm, dẫn đến hiệu quả hoạt động của công ty cũng giảm theo. Nguyên nhân của việc giảm mạnh doanh thu thuần liên tiếp giảm trong 2 năm là do sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực rất nhiều công trình xây dựng cao ốc, văn phòng khách sạn... do nước ngoài cũng như Việt Nam làm chủ đầu tư đều bị đình trệ. Điều này đã đưa đến số lượng hợp đồng lắp đặt hệ thống lạnh cho các cao ốc, văn phòng khách sạn mà công ty ký kết được giảm mạnh.
Doanh thu thuần giảm với tốc độ lớn hơn tốc độ giảm tổng tài sản, vốn lưu động đồng thời vốn cố định tăng nên các hệ số hiệu suất sử dụng vốn đều giảm.
Vòng quay hàng tồn kho giảm đáng kể. Mặc dù vậy, chỉ số này không phải là thấp trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đình trệ trong giai đoạn 1998 đến 1999.
Tương tự, tốc độ giảm các khoản phải thu (35,56%) cũng không theo kịp tốc độ giảm doanh thu thuần nên vòng quay các khoản phải thu cũng giảm 27,51% so với năm 1998 và chỉ đạt 3,03 lần. Trong điều kiện doanh thu thuần giảm mạnh thì đây là dấu hiệu không mấy khả quan, phản ánh lượng tiền bị ứ đọng trong các khoản phải thu hay công ty đang trong tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn.
Vòng quay các khoản phải trả giảm 42,10% so với năm 1998 và cao hơn nhiều so với vòng quay các khoản phải thu, thể hiện công ty bị chiếm dụng vốn lớn. Đây không phải là dấu hiệu tốt trong bối cảnh các chỉ tiêu doanh thu thuần, tổng tài sản, vốn lưu động, phải thu và tồn kho đều giảm.
Năm 2000:
Hầu hết các hệ số hoạt động của REE trong năm 2000 đều tốt hơn so với năm 1999. Doanh thu thuần đạt 225,18 tỷ đồng, tăng 31,33%, tương đương 53,72 tỷ. Đây là năm đầu tiên doanh thu thuần tăng mạnh sau hai năm sụt giảm liên tiếp.
Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu thuần thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng hàng tồn kho (31,33% so với 58,77%) dẫn tới vòng quay hàng tồn kho rất thấp. Đây là một biểu hiện không tốt, nhất là hầu hết các sản phẩm của REE không phải là sản phẩm mang tính chất mùa vụ.
Phải thu tăng với tốc độ nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu thuần nên vòng quay phải thu tăng so cùng kỳ năm trước. Thông thường các khoản phải thu tăng khi doanh thu tăng nhưng với tốc độ nhỏ hơn là hợp lý.
Các khoản phải trả tăng mạnh từ 41,38 lên 87,78 tỷ, tương đương 112,13%. Điều này dẫn đến vòng quay các khoản phải trả giảm (đạt giá trị thấp nhất trong các năm nghiên cứu). Nhìn vào vòng quay các khoản phải trả năm 2000 có thể thấy REE rất có uy tín trong tín dụng thương mại. Vòng quay các khoản phải trả thấp đã bù trừ ảnh hưởng của viêc bị chiếm dụng vốn.
Năm 2001:
Năm 2001 là năm REE có các hệ số hoạt động rất tốt. Doanh thu thuần đạt 311,85 tỷ, tăng 86,67 tỷ (tương đương 38,94%) so với 225,18 tỷ của năm trước.
Trong năm 2001, hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm so với năm 2000 (từ 2,81 lần xuống 2,28 lần). Việc hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm cũng là điều dễ hiểu bởi vì vốn cố định năm 2001 tăng rất mạnh do phát sinh một khoản lớn về chi phí xây dựng cơ bản dở dang cho toà nhà E-town mà khoản đầu tư này chưa thể tạo ra doanh thu ngay trong năm này. Nhiều khả năng đây sẽ là yếu tố chủ yếu làm doanh thu của REE tăng mạnh trong những năm sau khi dự án E-town đi vào hoạt động. Đồng thời đối với những khoản đầu tư tài chính vào cổ phần của công ty khác, có thể thấy rằng đây là chiến lược hợp lí nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như phản ánh năng lực và những cố gắng của đội ngũ quản trị tài chính REE.
Với điều kiện doanh thu tăng 38,49% nhưng các khoản phải thu và tồn kho tăng rất thấp (2,54% và 8,94%), cùng với việc tiền tăng rất mạnh (107,81%) và đạt tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản đã thể hiện hiệu quả quản trị vốn lưu động của REE trong năm 2001 là khá tốt. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động vì vậy đã tăng lên. (Chỉ kém hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 1997). Đồng thời, vòng quay hàng tồn kho và các khoản phải thu cũng tăng lên, khắc phục được tình trạng tiền bị ứ đọng trong hàng tồn kho và các khoản phải thu của năm 2000.
Nhìn tổng thể, hiệu quả hoạt động của Công ty trong năm 2001 đã được nâng cao thông qua việc gia tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động.
6 tháng đầu năm 2002:
6 tháng đầu năm 2002, REE thực hiện được tổng doanh thu là 190,47 tỷ, đạt 54,42% kế hoạch doanh thu năm 2002 (350 tỷ đồng). Doanh thu thuần đạt 183,41 tỷ (tương đương 58,81% doanh thu thuần năm 2001).
Tại thời điểm 30/06/2002, các hệ số hoạt động đều chưa cho thấy dấu hiệu khả quan. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản, vốn cố định và vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu và vòng quay các khoản phải trả đều ở mức thấp nhất trong các năm nghiên cứu.
Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng REE đã và đang có những kế hoạch tài chính mới rất hấp dẫn, trong đó bao gồm kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 75 tỷ, dự án khu công nghệ thông tin Sài gòn E-town và đề án quản trị công ty theo mô hình "nhóm Công ty". Đặc biệt hiện nay, E-town đã cho thuê được 20% diện tích văn phòng (6500m2). Từ nay đến cuối năm 2002, sẽ có khoảng 30% diện tích toà nhà E-town (10.000m2) được cho thuê. Dự kiến doanh thu năm 2002 của E-town khoảng 5 tỷ đồng và thời gian hoàn vốn là 5 năm.
Hệ số lợi nhuận
Bảng 5: Tóm lược kết quả hoạt động kinh doanh
đơn vị tính: tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
6 tháng đầu 2002
Tổng giá trị tài sản
238,94
239,87
219,67
271,47
343,18
371,18
Doanh thu thuần
402,46
366,98
171,46
225,18
311,85
183,41
Lợi nhuận gộp
84,92
63,29
30,68
60,73
74,23
42,41
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
65,13
38,21
11,15
31,01
35,86
24,64
Lợi nhuận bất thường
2,33
0,46
0,70
2,62
1,71
0,54
Lợi nhuận trước thuế
64,96
39,49
18,76
37,24
50,42
29,60
Lợi nhuận sau thuế
52,91
21,66
7,96
30,80
44,93
27,03
Căn cứ vào số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thuyết minh BCTC, có thể có các nhận xét khái quát chung về kết quả hoạt động của Công ty qua các năm như sau:
Tỷ trọng giá vốn hàng bán trong doanh thu thuần của công ty khá ổn định (trên 70%). Trong 2 năm 1998 và 1999 tỷ lệ này cao nhất, chiếm khoảng 82% doanh thu thuần. Trong những năm gần đây REE đã không ngừng đầu tư mua mới các máy móc thiết bị hiện đại để mở rộng sản xuất, vì vậy làm tăng khấu hao, dẫn tới tăng chi phí. Đồng thời, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý liên tục tăng do đó tổng chi phí SXKD của REE thường xuyên khá cao. Bên cạnh đó, tốc độ gia tăng chi phí thường cao hơn tốc độ tăng doanh thu thuần, dẫn đến tỷ suất phí cao (xem bảng 6). Điều này phần nào làm giảm tính cạnh tranh của Công ty này. Tuy nhiên, với việc đầu tư lớn vào máy móc thiết bị thì trong tương lai chi phí sản xuất sẽ giảm do hiệu suất hoạt động cao hơn,
Bảng 6: Chi phí sản xuất kinh doanh của REE qua các năm
đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
6 tháng đầu 2002
Doanh thu thuần
402,46
366,98
171,46
225,18
311,85
183,41
Chi phí SXKD
336,29
335,51
166,11
194,16
275,99
158,76
Tỷ suất phí (%)
83,56
91,42
96,87
86,22
88,50
86,56
Nguồn: Số liệu trên được tính toán dựa trên BCTC và Bản
cáo bạch của Công ty cổ phần cơ điện lạnh
Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD đạt giá trị lớn nhất trong năm 1997 và giảm mạnh trong 2 năm tiếp theo. Sự sụt giảm này chỉ là trong ngắn hạn. Từ năm 2000 lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD bắt đầu tăng trở lại, cho thấy dấu hiệu về sự tăng trưởng bền vững trong hoạt động chủ lực của Công ty.
Lợi nhuận ngoài hoạt động SXKD (lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường) từ năm 1999 trở đi chiếm tỷ trọng khá lớn (trên 20%) trong lợi nhuận trước thuế của REE. Năm 1999 chiếm đến 68,25% chủ yếu là thu nhập từ hoạt động hợp tác liên doanh, cổ tức, bán cổ phiếu quỹ và lãi tiền gửi. Điều này chứng tỏ rằng REE có một lượng lớn tiền mặt dư thừa không được sử dụng hết cho hoạt động SXKD chính và REE đã tiến hành các hoạt động đầu tư tài chính nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
Lợi nhuận trước thuế đạt giá trị cao nhất vào năm 1997. Trong 2 năm tiếp theo, trong bối cảnh không mấy thuận lợi của nền kinh tế chung, lợi nhuận trước thuế giảm mạnh. Nhưng đến năm 2000, lợi nhuận trước thuế tăng rất mạnh (98,51%) và năm 2001 tốc độ tăng là 35,39%. (Vì lợi nhuận sau thuế chịu ảnh hưởng lớn bởi chính sách thuế cũng như cơ cấu nợ của một công ty. Do vậy việc xem xét tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế sẽ giúp ta có cái nhìn chính xác hơn về tính lành mạnh trong hoạt động tài chính của một công ty nếu so sánh với việc sử dụng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế).
Tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế sau thời kỳ doanh thu thuần suy giảm trong năm 1998 và 1999 là 286,93% (năm 2000) và 45,88% (năm 2001). Tốc độ tăng trưởng này rất cao so với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế (286,93% so với 98,51% trong năm 2000 và 45,88% so với 35,39% trong năm 2001). Lý do của sự gia tăng này một phần bởi tác động của ưu đãi về thuế nhưng cũng cho thấy hiệu quả của hoạt động SXKD của Công ty.
Trên đây là những nhận xét chung nhất về kết quả hoạt động SXKD qua các năm. Dưới đây chúng ta sẽ đi vào xem xét cụ thể hệ số lợi nhuận mà Công ty đạt được trong các thời kỳ:
Bảng 7 : Hệ số lợi nhuận
Hệ số lợi nhuận
1997
1998
1999
2000
2001
6 tháng
đầu 2002
Hệ số lợi nhuận gộp (%)
21,10
17,25
17,89
26,97
23,80
23,12
Hệ số lợi nhuận ròng (%)
13,1
5,9
4,6
13,68
14,41
14,74
Hệ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu- ROE (%)
47
11,52
4,47
16,78
17,51
10,21
Hệ số thu nhập trên tài sản - ROA (%)
22,14
9,00
3,62
11,34
13,09
7,28
Hệ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường - EPS (VNĐ)
3.307
1.444
531
2.340
2.996
1.826
Hệ số giá trên thu nhập - P/E (lần)
- Trước khi niêm yết trên TTCK, cổ phiếu REE được giao dịch trên thị trường OTC nên khó xác định hệ số P/E.
-
-
14,02 Tính theo giá cổ phiếu REE vào ngày 29/12/2000 là 32.800 VNĐ.
10,98 Tính theo giá cổ phiếu REE vào ngày 31/12/2001 là 32.900 VNĐ.
11,21 Tính theo giá cổ phiếu REE vào ngày 28/06/2002 là 33.600 VNĐ và EPS năm 2001 là 2996 VNĐ.
Nguồn: Số liệu trên được tính toán dựa trên BCTC của Công ty cổ phần cơ điện lạnh và trang phân tích tài chính trên Website của công ty chứng khoán Đệ Nhất (www.fsc.com.vn).
Năm 1997:
Với những điều kiện kinh tế khá tốt vào năm 1997, REE đã có được một năm tăng trưởng rất tốt với lợi nhuận sau thuế đạt tới 52,91 tỷ đồng. Đây cũng là năm REE có doanh thu thuần cao nhất trong khi tổng tài sản chỉ lớn hơn tổng tài sản năm 1999 và số lượng cổ phiếu thường ít nhất là 1,6 triệu. Hơn nữa, trong năm này Công ty có hệ số nợ cao (52,9%) và với bối cảnh kinh doanh thuận lợi, hệ số nợ cao này đã làm khuếch đại ROA, ROE và EPS của năm 1997 lên rất nhiều. Chính vì lí do này ROA, ROE và EPS rất cao so với các năm khác. Có thể nói đây là một cột mốc mà REE rất khó vượt qua trong những năm đầu thế kỷ 21.
Năm 1998 và 1999:
Doanh thu thuần giảm vào năm 1998 (giảm 8,8% so với năm 1997) và giảm mạnh vào năm 1999 (giảm 53,28% so với năm 1998), trong khi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh đã làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng giảm mạnh (năm 1998 giảm 59,06% so với năm 1997 và năm 1999 giảm 63,25% so với năm 1998).
Rõ ràng với việc lợi nhuận sau thuế giảm lớn hơn tỷ lệ giảm doanh thu thuần và tài sản đã làm ROA và ROE cũng giảm nhiều trong 2 năm 1998 và 1999. Đây là hai năm được xem là năm khó khăn nhất của REE từ khi chuyển hình thức sở hữu công ty từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần vào năm 1993.
Với những phân tích về tình hình hoạt động cũng như lợi nhuận đạt được của Công ty đề cập ở trên, cùng với việc năm 1998 và 1999 số lượng cổ phần của công ty tăng lên gấp 9,375 lần so với năm 1997 (từ 1,6 triệu cổ phần năm 1997 lên 15 triệu cổ phần năm 1998 và 1999) thì hệ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) năm 1998 và 1999 (tương ứng là 1444 VNĐ và 531 VNĐ) giảm mạnh so với năm 1997 là điều tất yếu.
Năm 2000:
Lợi nhuận sau thuế năm 2000 tăng rất cao, đồng thời hiệu quả quản trị chi phí được nâng lên rõ rệt đã đưa đến tất cả các hệ số lợi nhuận trong năm 2000 đều tăng mạnh so với năm 1999. Cụ thể, hệ số lợi nhuận gộp tăng 50,75% (26,97% so 17,89%); hệ số lợi nhuận ròng tăng 197,39% (13,68% so với 4,6%); ROE tăng 275,39% (16,78% so 4,47%); ROA tăng 213,26% (11,34% so với 3,62%).
Đây là năm đầu tiên REE tham gia TTCK. Hệ số P/E đạt khá cao là 14,02 lần (so với ngày đầu tiên giao dịch 28/7/2000, hệ số P/E đạt khoảng 6,84 lần).
Có thể nói rằng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2000 của REE rất tốt, thể hiện qua hầu hết các hệ số tài chính chủ yếu đều tốt hơn so với năm 1999 rất nhiều. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của năm này cũng tốt hơn năm 1998 và là năm mà hiệu quả hoạt động kinh doanh đứng thứ hai, chỉ sau năm 1997 (là năm có doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đạt mức cao nhất là 402,5 tỷ và 52,91 tỷ).
Năm 2001:
Doanh thu thuần đạt 311,85 tỷ, tăng 38,49% so với 225,18 tỷ của năm trước. Nhưng giá vốn hàng bán lại tăng 44,49%, lớn hơn tỷ lệ gia tăng doanh thu. Do đó tốc độ tăng trưởng lãi gộp đạt thấp hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu (22,23% so với 38,49%). Điều này tất yếu dẫn đến hệ số lợi nhuận gộp giảm 11,75% so với năm 2000 (từ 26,97% xuống còn 23,80%). Như vậy trong năm 2001 có thể chi phí sản xuất của Công ty tăng quá cao hoặc giá bán sản phẩm và dịch vụ trên thị trường giảm. Dù trường hợp nào xảy ra đi chăng nữa thì đây cũng là tín hiệu xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Tốc độ gia tăng doanh thu thuần nhỏ hơn tốc độ gia tăng lợi nhuận sau thuế (38,49% so 45,88%) nên hệ số lợi nhuận ròng năm 2001 tăng 5,34% (con số này khá thấp trong khi doanh thu thuần tăng rất mạnh) và đạt 14,41% (năm 2000 là 13,68%). Trong năm này tài sản tăng 26,42%; vốn chủ sở hữu tăng 39,84%. Kết hợp với lợi nhuận sau thuế tăng 45,88% đã đưa đến hệ số ROA đạt 13,09% (tăng 15,43% so với 11,34% năm 2000); ROE đạt 17,51% (tăng 4,30% so với 16,78%).
Như vậy về hiệu quả kinh doanh cuối cùng thì REE đã có được bước tăng trưởng tốt trong năm 2001, thể hiện qua hầu hết các hệ số lợi nhuận của năm này đều đạt cao hơn năm 2000. Tuy nhiên xét về hiệu quả hoạt động SXKD, mặc dù Công ty đã đạt được sự phát triển khả quan về doanh thu cũng như lợi nhuận, nhưng ý nghĩa của những nỗ lực gia tăng doanh thu đã phần nào bị làm lu mờ bởi sự gia tăng mạnh trong chi phí SXKD chính (gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp) (tăng 42,14% từ 194,16 tỷ lên 275,99 tỷ). Hay nói cách khác, hiệu quả khuếch đại lợi nhuận của doanh thu là khá thấp. Kiểm soát được chi phí SXKD luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của một doanh nghiệp sản xuất. Bởi vì, cho dù doanh thu tăng mạnh nhưng chi phí SXKD tăng với tốc độ lớn hơn không những có thể làm giảm hiệu quả kinh doanh mà còn có thể gây ra hiệu ứng pha loãng tiềm năng phát triển của Công ty.
Lợi nhuận sau thuế năm 2001 đạt 44,93 tỷ, tăng 45,88% so với lợi nhuận sau thuế đạt 30,80 tỷ của năm 2000 kết hợp với 14,99 triệu cổ phiếu đang lưu hành (căn cứ vào bản cáo bạch Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh) đưa đến kết quả thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường năm 2001 đạt 2.996 VNĐ, tăng 28,03% so với 2.340 VNĐ của năm trước. Hiệu quả được tạo ra bởi vốn cổ phần thường trong năm 2001 là khá cao. Điều này nếu được duy trì tốt không những giúp Công ty có được tỷ suất cổ tức hấp dẫn các nhà đầu tư mà còn có thể nâng cao khả năng tự tích luỹ tư bản, qua đó tạo ra nội lực vững mạnh cho sự phát triển của Công ty trong tương lai.
Rõ ràng trong năm 2001 hoạt động đầu tư chứng khoán tác động rất lớn đến sự tăng trưởng trong hiệu quả kinh doanh của REE. Đồng thời, hiệu quả hoạt động đầu tư chứng khoán kết hợp với kết quả của việc phát hành cổ phiếu quỹ ra thị trường đã trở thành yếu tố quyết định trong hiệu quả sử dụng vốn cổ phần thường của năm 2001 (thể hiện hệ số EPS và P/E đều tăng khá mạnh so với năm 2000).
6 tháng đầu năm 2002:
Trong 6 tháng đầu năm 2002 REE đã đạt được những kết quả rất tốt cả về doanh thu, lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần. Chính vì vậy các hệ số lợi nhuận đều đạt khá cao. Tuy nhiên