Khóa luận Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển ngoại thương của Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Lê Thùy Dương - Anh 6 K38 KTNT

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG TRUNG QUỐC TỪ 1979 ĐẾN NAY 3

I. Vài nét về đất nước Trung Quốc 3

1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 3

2. Dân cư 4

3. Đặc điểm chính trị- xã hội 4

4. Kinh tế Trung Quốc sau hơn 20 năm cải cách mở cửa 5

II. Cải cách hoạt động ngoại thương Trung Quốc qua các giai đoạn 9

1. Giai đoạn 1979 - 1987 (giai đoạn tìm tòi thử nghiệm) 11

2. Giai đoạn 1988 - 1990 12

3. Giai đoạn 1991 - 2001 13

4. Năm 2001, Trung Quốc trở thành thành viên của WTO - một dấu mốc quan trọng trong phát triển ngoại thương nói riêng và kinh tế nói chung 14

5. Giai đoạn từ 2002 đến nay (giai đoạn quá độ sau khi gia nhập WTO) 23

III. Thực tiễn hoạt động ngoại thương Trung Quốc trong những năm gần đây 24

1. Về kim ngạch xuất nhập khẩu 24

2. Về cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu 26

3. Về cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu 29

IV. Tác động của ngoại thương Trung Quốc đối với nền kinh tế quốc dân 32

1. Ngoại thương thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 32

2. Ngoại thương giúp nâng cao trình độ kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong nước 34

3. Ngoại thương góp phần cải tạo cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa 34

4. Ngoại thương góp phần giải quyết vấn đề việc làm 35

V. Triển vọng hoạt động ngoại thương Trung Quốc trong thời gian tới 36

1. Các nhân tố thuận lợi 36

2. Các nhân tố bất lợi 38

CHƯƠNG II: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG CỦA TRUNG QUỐC 40

I. Một số bài học thành công 40

1. Thực hiện chiến lược mở cửa theo nhiều phương vị, nhiều tầng nấc 40

2. Chủ động thu hút FDI vào phát triển ngoại thương 44

3. Kiên trì cải cách thể chế quản lý ngoại thương 59

4. Chính sách hợp lý trong đa dạng hóa sản phẩm và thị trường 67

5. Chủ động tạo môi trường cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế thông qua việc hội nhập các liên kết kinh tế khu vực và thế giới 72

6. Coi trọng công tác xúc tiến thương mại 76

7. Một số kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề sau khi gia nhập WTO 77

II. Một số bài học không thành công 79

1. Quan điểm lấy lượng thay cho chất đã làm giảm hiệu quả kinh doanh ngoại thương 81

2. Chính sách bảo hộ quá mức trong một số ngành đã ngăn cản việc cải thiện

khả năng cạnh tranh 81

3. Công tác nâng cao kiến thức kinh doanh, hiểu biết về tình hình thị trường

quốc tế cho doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức 81

4. Trong quá trình thúc đẩy ngoại thương phát triển không tránh khỏi dẫn tới sự chênh lệch vùng miền 82

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GỢI Ý ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TỪ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC 83

I. Những nét tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc 83

1. Những nét tương đồng 83

2. Những khác biệt 86

II. Thực trạng hoạt động ngoại thương Việt Nam từ 1986 đến nay 87

1. Những đổi mới trong quản lý hoạt động ngoại thương của Việt Nam 87

2. Về kim ngạch, cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu 90

3. Những thuận lợi và thách thức đối với ngoại thương Việt Nam hiện nay 97

III. Một số gợi ý đối với hoạt động ngoại thương Việt Nam 99

1. Hoàn thiện môi trường pháp lý, đổi mới cơ chế quản lý xuất nhập khẩu 99

2. Hoàn thiện các biện pháp khuyến khích xuất khẩu 100

3. Đẩy mạnh thu hút FDI vào phát triển ngoại thương 102

4. Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa mặt hàng, đa phương hóa thị trường xuất nhập khẩu 106

5. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại 109

6. Đẩy nhanh hội nhập vào các liên kết kinh tế khu vực và thế giới 110

KẾT LUẬN 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 113

PHỤ LỤC

 

 

doc115 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2387 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển ngoại thương của Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đưa ra “Những quy định về việc khuyến khích đồng bào Đài Loan đầu tư”. Những năm sau đó, một loạt các quy định liên quan đến đầu tư của Hoa kiều đã ra đời, bao gồm “Những quy định về việc khuyến khích Hoa kiều và đồng bào Hồng Kông, Ma Cao đầu tư” (năm 1990), “Luật bảo vệ quyền lợi và lợi ích của quy kiều và kiều quyến” (năm 1990) và “ Luật bảo hộ đầu tư của Đài Loan” (năm 1994). Những chính sách khuyến khích đầu tư của Hoa kiều bao gồm: + Người đầu tư là Hoa kiều có thể đầu tư trong các tỉnh, các khu tự trị, thành phố trực thuộc, ĐKKT của Trung Quốc. + Có thể mở các doanh nghiệp “ba vốn”, triển khai mậu dịch bồi hoàn, mua cổ phiếu, chứng khoán doanh nghiệp. + Khích lệ các nhà đầu tư Hoa kiều mở các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm, các doanh nghiệp kỹ thuật tiên tiến và có những ưu đãi tương ứng. + Có thể đầu tư bằng cách trao đổi tiền tệ tự do, các thiết bị máy móc hoặc các hiện vật khác. + Nhà nước Trung Quốc bảo vệ tài sản, quyền tài sản công nghiệp, lợi nhuận thu được của các nhà đầu tư Hoa kiều. Các nhà đầu tư có thể chuyển nhượng, thừa kế theo luật pháp. + Nhà nước không thực hiện quốc hữu hoá, không trưng thu tài sản của các nhà đầu tư Hoa kiều. Khi thực hiện trưng thu đối với các doanh nghiệp đầu tư của Hoa kiều sẽ bồi thường tương ứng theo pháp luật. + Các doanh nghiệp Hoa kiều về nước đầu tư được hưởng chính sách ưu đãi thuế: 2 năm đầu được miễn thuế, 3 năm sau giảm một nửa. + Các doanh nghiệp Hoa kiều nhập khẩu các thiết bị máy móc, phương tiện xe cộ trong sản xuất và các thiết bị làm việc, mà doanh nghiệp cần trong tổng mức đầu tư của họ, cũng như các phương tiện giao thông và đồ dùng sinh hoạt với số lượng hợp lý cần thiết trong thời gian công tác, miễn nộp thuế quan nhập khẩu, thuế thống nhất công thương, miễn giấy phép nhập khẩu. + Các doanh nghiệp Hoa kiều nhập khẩu nguyên vật liệu, nhiên liệu, linh kiện rời, linh kiện phụ kiện, linh kiện đồng bộ, sử dụng vào sản xuất, xuất khẩu sản phẩm được miễn thuế nhập khẩu, thuế công thương thống nhất, miễn giấy phép nhập khẩu. Nếu tiêu thụ các linh kiện này ở trong nước phải làm bổ sung các thủ tục nhập khẩu và bù thuế. + Có thể thế chấp tài sản doanh nghiệp đầu tư để vay vốn trong và ngoài nước. + Sản phẩm của doanh nghiệp được bán trên thị trường nội địa. + Có thể uỷ thác cho bạn bè người thân làm đại diện cho họ. Có thể thành lập thương hội của đồng bào Hoa kiều. + Chính quyền các cấp trả lời giấy xin phép mở doanh nghiệp đầu tư của đồng bào Hoa kiều trong vòng 45 ngày. + Có thể mời trọng tài của Trung Quốc hoặc Hoa kiều giải quyết các vụ tranh chấp. Với những chính sách trên, Trung Quốc đã thu hút được những khoản đầu tư lớn của Hoa kiều. Từ năm 1979 đến năm 1993, đã có 44 tỷ USD của đồng bào Hoa kiều được đầu tư vào Trung Quốc, chiếm 80% số vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn đó. Trong đó, Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan chiếm 65% tổng số vốn. Bên cạnh đó, lực lượng người Hoa ở các nước ASEAN cũng đầu tư khác lớn vào Trung Quốc. Họ chiếm khoảng 10-15% vốn đầu tư trong đó nổi bật là đầu tư của Hoa kiều ở Singapore. Những năm tiếp theo, đầu tư của người Hoa ở nước ngoài không ngừng tăng lên về giá trị tuyệt đối tuy tỷ trọng trong tổng luồng FDI có giảm xuống do các nhà đầu tư khác đã để ý nhiều hơn đến thị trường Trung Quốc. Hiện nay, Hoa kiều chiếm trên 70% số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trên 50% tổng số vốn FDI tại Trung Quốc [7]. 2.3.2. Đối với các công ty xuyên quốc gia (Trans National corporations-TNCs) Hiện nay, TNCs đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế thế giới, trên thế giới có khoảng 35.000 TNCs. Các công ty xuyên quốc gia có mạng lưới chân rết hoạt động rộng khắp thế giới với khoảng 150.000 công ty con ở 160 nước và khu vực. Hơn 90% đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới là do các công ty xuyên quốc gia tiến hành, 80% bản quyền kỹ thuật và công nghệ mới, 70% quyền chuyển nhượng kỹ thuật trên thế giới là thuộc các công ty xuyên quốc gia. Các công ty này sản xuất 50% kim ngạch thương mại quốc tế, và với hàng trăm ngân hàng quốc tế, các công ty xuyên quốc gia đóng vai trò thống trị trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và các dịch vụ khác với những khoản giao dịch ngoại tệ 300 tỷ USD/ngày [2]. Từ đầu những năm 1990, nhận thức được thực tế là các nước công nghiệp phát triển dư thừa tiền vốn, có xu hướng chuyển vốn đầu tư sang các nước đang phát triển để chuyển giao những công nghệ đã phần nào lạc hậu và tận dụng nguồn nguyên liệu, lao động tại chỗ rẻ, Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp hợp lý để thu hút các TNCs. Để thu hút các công ty này đầu tư ngày càng nhiều, Trung Quốc đã chú ý tới mục tiêu đầu tư của họ là muốn chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc và thông qua thị trường Trung Quốc tiến thêm một bước chiếm lĩnh thị trường Đông Nam á và châu á- Thái Bình Dương. Với phương châm “Lấy thị trường đổi lấy kỹ thuật”, “Lấy thị trường đổi lấy vốn”, “Lấy thị trường để phát triển”, Trung Quốc quyết định nhường một phần thị trường trong nước cho các nhà đầu tư nước ngoài để đổi lấy sự đầu tư lớn hơn nữa. Những chính sách mà Trung Quốc áp dụng để thu hút các TNCs bao gồm: - Giảm dần chế độ ưu đãi, cung cấp đãi ngộ quốc dân cho các nhà đầu tư nước ngoài để họ tiến hành cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước trên cơ sở bình đẳng và công bằng. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với các TNCs hơn là các ưu đãi về thuế. Bởi vì, cho dù Trung Quốc có cho họ hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập thì họ vẫn phải giao nộp cho nhà nước họ phần tiền thuế được thêm này theo luật thuế nước họ quy định. Như vậy, người thực tế được lợi không phải là các TNCs mà là các chính phủ của các công ty này. Đây là một đặc điểm rất riêng của TNCs. Hơn nữa với thực lực tiền vốn hùng hậu của mình họ hoàn toàn có khả năng cạnh tranh được trong đầu tư. - Các nhà đầu tư được đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản. - Các doanh nghiệp chung vốn với TNCs được giao quyền độc lập và tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Các nhà đầu tư được tiêu thụ một phần sản phẩm của mình trên thị trường Trung Quốc - Đầu tư của TNCs nhằm khai thác thị trường đã có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển hệ thống thị trường trong nước. Do vậy, Trung Quốc đã chú ý tăng cường vai trò của chính phủ trong cơ chế thị trường. Nhà nước Trung Quốc đã thiết lập và phát triển hệ thống thị trường, đặt ra các quy tắc cạnh tranh công bằng và hợp lý làm giảm đi sự biến động của các loại thị trường: + Phát triển thị trường các yếu tố sản xuất, phá vỡ sự chia cắt và bao vây giữa các ngành, các khu vực, hình thành thị trường lớn thống nhất, mở cửa, cạnh tranh có trật tự. + Thiết lập cơ chế giá, chủ yếu do thị trường hình thành, nới lỏng giá dịch vụ và các mặt hàng có tính chất cạnh tranh. Xoá bỏ chế độ hai giá đối với tư liệu sản xuất, thị trường hoá giá cả các yếu tố sản xuất. + Phát triển thị trường hàng hoá về tư liệu sản xuất, hàng công nghiệp tiêu dùng, các mặt hàng nông sản lớn, tạo ra mạng lưới thị trường hàng hoá kết hợp giữa lớn, vừa và nhỏ, cùng tồn tại nhiều hình thức kinh tế và phương pháp kinh doanh. Chống cạnh tranh không chính đáng như sản xuất tiêu thụ hàng giả, hàng kém phẩm chất. + Phát triển hoàn thiện thị trường tiền tệ: phát triển trái phiếu, cổ phiếu, hình thành thị trường chứng khoán. Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm ở Thượng Hải, Thâm Quyến từ năm 1987, cho phép các ngân hàng nước ngoài vào tự do cạnh tranh, ngăn chặn các hoạt động tập hợp vốn trái phép. + Từng bước hình thành thị trường lao động: coi trọng việc khai thác, lợi dụng và phân phối hợp lý nguồn nhân lực. Mở rộng và sắp xếp việc làm cho lao động thành thị, khuyến khích nhân công dư thừa ở nông thôn từng bước chuyển sang các ngành phi nông nghiệp và di chuyển có trật tự giữa các vùng. Vận dụng các biện pháp kinh tế để điều tiết cơ cấu việc làm. + Phát triển thị trường nhà đất: thực hiện chế độ chuyển nhượng đất đai có bồi thường và có thời hạn. Thiết lập cơ chế giá về quyền sử dụng đất theo thị trường. + Phát triển thị trường kỹ thuật và thông tin. Thực hiện chuyển nhượng thành quả kỹ thuật có bồi thường, thương nghiệp hoá và công nghiệp hoá các sản phẩm tin học. Đặc biệt, sự tăng trưởng kinh tế hiện nay, chủ yếu được quyết định ở nguồn vốn và nhân lực có tính sáng tạo. Do vậy vai trò của chính phủ là điều tiết chính sách khai thác hai loại nguồn vốn này trong việc thu hút FDI. Chính phủ đưa ra các loại dịch vụ ngân hàng, tiền tệ và tăng cường quản lý, giám sát chúng. Đồng thời Chính phủ cũng tăng cường bảo hộ quyền tài sản về chất xám, đẩy mạnh kế hoạch đào tạo, cung cấp nhân tài có tính kỹ năng đặc biệt cho việc đầu tư của TNCs cần đến. Chính phủ còn sử dụng các xí nghiệp trong nước, những đơn vị đã hoặc đang có trình độ kỹ thuật và quản lý tốt, thực hiện một số khâu trong dây chuyền sản xuất của TNCs để sản xuất thí điểm một số loại sản phẩm do TNCs nghiên cứu, phát triển, sau đó giao lại cho các xí nghiệp này hoàn thiện để xuất khẩu. Điều chỉnh trọng tâm việc hỗ trợ phát triển cho các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu với mục tiêu 60% sản phẩm dành cho xuất khẩu. Ngoài ra, chính phủ còn giải quyết tốt khâu cung ứng vật tư, nguyên liệu để TNCs có thể áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong quá trình sản xuất kinh doanh. Với những khuyến khích trên, hiện nay trong số 500 TNCs đứng đầu thế giới đã có khoảng 400 TNCs đầu tư vào Trung Quốc [9]. Các công ty này mang tới Trung Quốc những hạng mục thuộc loại hình lớn, kỹ thuật cao, cách quản lý khoa học, hiệu quả kinh doanh tốt. Nó có tác dụng rất lớn đối với việc nâng cao trình độ kỹ thuật của Trung Quốc, nâng cấp đối với thế hệ sản phẩm, cải thiện kết cấu ngành nghề chặt chẽ của Trung Quốc. Trong hoạt động thu hút FDI nói chung và hoạt động thu hút FDI vào phát triển ngoại thương, Chính phủ TQ đã đóng vai trò hết sức quan trọng. Những nỗ lực của Trung Quốc đã được đền đáp khi mà các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng đóng góp nhiều hơn cho hoạt động ngoại thương TQ, thể hiện là: Kể từ khi tiến hành cải cách mở cửa, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) liên tục tăng lên. Theo số liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc, trong năm 2002 giá trị xuất nhập khẩu của các FIE đạt 330,21 tỷ USD, tăng 27,4%, cao hơn 5,6% so với tỷ lệ tăng xuất nhập khẩu của cả nước (21,8%), chiếm 53,19% tổng xuất nhập khẩu của cả nước (620,8 tỷ USD), tăng 2,36% so với năm 2001, đóng góp đáng kể vào hoạt động ngoại thương của Trung Quốc [20]. Bảng: Xuất nhập khẩu của FIE Trung Quốc giai đoạn 1986-2002 Đơn vị: Giá trị (100 triệu USD) - Tỷ trọng so với toàn quốc(%) Năm Xuất nhập khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1986 29,85 4,04 5,82 1,88 24,03 5,60 1987 45,84 5,55 12,10 3,07 33,74 7,81 1988 83,43 8,12 24,61 5,18 58,82 10,64 1989 137,10 12,28 49,14 9,35 87,96 14,87 1990 201,15 17,43 78,13 12,58 123,02 23,06 1991 289,55 21,34 120,47 16,75 169,08 26,51 1992 437,47 26,43 173,60 20,44 263,87 32,74 1993 670,70 34,27 252,37 27,51 418,33 40,24 1994 876,47 37,04 347,13 28,69 529,34 45,78 1995 1098,19 39,10 468,76 31,51 629,43 47,66 1996 1371,10 47,29 615,06 40,71 756,04 54,45 1997 1526,20 46,95 749,00 41,00 777,20 54,29 1998 1576,79 48,68 809,62 44,06 767,17 54,73 1999 1831,33 50,78 886,28 45,47 858,84 51,83 2000 2367,14 49,91 1194,41 47,93 1172,73 52,10 2001 2590,98 50,83 1332,35 50,06 1258,63 51,67 2002 3302,10 53,19 1602,70 54,29 1699,40 52,19 Nguồn: Thống kê của Hải quan Trung Quốc, do Hà Mạn Quần và Trương Trường Xuân trích dẫn trong Báo cáo tại Hội thảo Đầu tư trực tiếp nước ngoài: kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc 28-29/11/2002 do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Việt Nam tổ chức [9] Kết quả xuất khẩu nổi bật của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngoại thương Trung Quốc. Các doanh nghiệp này có lợi thế hơn các doanh nghiệp trong nước trong việc xuất khẩu sản phẩm của mình, các lợi thế đó bao gồm: công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý và kiểm tra chất lượng tốt hơn, sản phẩm có danh tiếng hơn và có hệ thống tiêu thụ quốc tế rộng lớn hơn. Khu vực ĐTNN không chỉ thúc đẩy tăng trưởng tổng lượng xuất khẩu mà còn thúc đẩy việc cải thiện cơ cấu và nâng cấp sản phẩm xuất khẩu. Chỉ trong mấy năm qua, cơ cấu xuất nhập khẩu thể hiện khuynh hướng phát triển tích cực. Giá trị các sản phẩm sơ chế từ 18,79% tổng giá trị xuất khẩu năm 1997 đã giảm xuống còn 17% năm 2001. Trong khi đó, giá trị các sản phẩm chế tạo đã tăng từ 80,95% tổng giá trị xuất khẩu năm 1997 lên 83% năm 2001 [9]. Kết cấu hàng hoá ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc tham gia ngày càng sâu vào mậu dịch thế giới. (Xem phụ lục3: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN 1994-2001). Bên cạnh đó, hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã có những chuyển biến về chất. Các doanh nghiệp đang chuyển mạnh từ công nghệ sử dụng nhiều lao động sang công nghệ sử dụng nhiều vốn. Số liệu điều tra mới đây cho thấy, hơn 60% các doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở Trung Quốc áp dụng những công nghệ mới được đưa ra trong 3 năm gần nhất [9]. Điều này cho thấy, doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Trung Quốc đang đi đầu trong việc chuyển lên những nấc thang công nghệ cao hơn, hứa hẹn thúc đẩy nhanh hơn nữa sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc theo hướng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 3. Kiên trì cải cách thể chế quản lý ngoại thương Nhận thức được tình hình và xu hướng phát triển kinh tế trong giai đoạn mới, nhằm đẩy mạnh công cuộc xây dựng kinh tế, Trung Quốc đã có những thay đổi to lớn trong việc thực hiện cải cách thể chế kinh tế, đặc biệt là thể chế ngoại thương. Thể chế ngoại thương được cải cách chính thức từ tháng 9/1984 sau 5 năm thí điểm và đến nay đã được thực hiện toàn diện. Mục tiêu chủ yếu của cuộc cải cách này là mở rộng quyền hạn chủ động kinh doanh ngoại thương, khơi dậy tính tích cực, năng động, sáng tạo cho các xí nghiệp sản xuất và các công ty xuất nhập khẩu ngoại thương, đẩy mạnh việc mở rộng kênh tiêu thụ hàng hóa ra thị trường ngoài nước, tăng cường sức cạnh tranh và nâng cao vị trí của hàng hóa xuất khẩu trên trường quốc tế, đồng thời mở rộng quan hệ mậu dịch của Trung Quốc với các nước trên thế giới. Những chính sách cải cách lớn trong lĩnh vực ngoại thương được thực hiện trong những năm qua bao gồm: 3.1. Đa nguyên hóa thành phần kinh doanh, mở rộng quyền tự chủ kinh doanh ngoại thương Thể chế ngoại thương của Trung Quốc trước khi cải cách về cơ bản là do công ty chuyên ngành về ngoại thương cấp trung ương quản lý: công ty ngoại thương căn cứ vào kế hoạch của Nhà nước mà tổ chức xuất nhập khẩu, ngân sách Nhà nước chịu trách nhiệm về lỗ lãi, giữa việc xuất nhập khẩu với sản xuất hoàn toàn tách biệt nhau. Cùng với công cuộc cải cách và theo sự phát triển của cơ chế thị trường, thể chế kinh doanh ngoại thương kiểu tập trung cao độ đã dần dần bị xóa bỏ, các đơn vị ngoại thương được tự do hơn trong kinh doanh và đóng vai trò chủ thể của thị trường, tự chủ kinh doanh, tự chịu lỗ lãi. Trong lĩnh vực ngoại thương đã hình thành cách kinh doanh cạnh tranh bình đẳng dưới sự chỉ đạo chung của một chính sách thống nhất. Tháng 7/1979, Trung ương Đảng và Quốc vụ viện Trung Quốc đã trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện thí điểm "chính sách đặc biệt và biện pháp linh hoạt" tại hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến, nhằm khuyến khích và mở rộng hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu. Hai tỉnh này được phép tự sắp xếp hoạt động kinh doanh của tỉnh mình dưới sự chỉ đạo của Nhà nước, được phép tự xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu các loại vật tư cần thiết cho tỉnh mình, không chịu sự hạn chế của chính quyền trung ương. Sau 3 năm thực hiện, việc thí điểm đạt kết quả rõ rệt. Lĩnh vực ngoại thương đã khắc phục được tình trạng kinh doanh đơn lẻ, động viên được tính tích cực kinh doanh của ngành và xí nghiệp sản xuất trong hai tỉnh này. Trên cơ sở đó, từ năm 1982, Trung Quốc đã triển khai hình thức thí điểm này, mở rộng quyền tự chủ kinh doanh ngoại thương xuống nhiều địa phương khác và xây dựng mới các công ty ngoại thương. Nhà nước đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể như sau: - Đưa quyền sản xuất kinh doanh cho các xí nghiệp sản xuất cỡ vừa và nhỏ, từng bước mở rộng quyền kinh doanh ngoại thương cho Tổng công ty xuất nhập khẩu. - Ưu tiên cho hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến mở rộng hơn quyền hạn xuất nhập khẩu, hai tỉnh được phép tự sắp xếp sản xuất và tiêu thụ. - Cho phép các địa phương có thể thành lập các công ty ngoại thương địa phương. Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh cũng được phép thành lập Tổng công ty ngoại thương riêng. - Cho phép 19 bộ, ngành của trung ương được thành lập công ty xuất nhập khẩu để phân tán một số hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc Bộ ngoại thương trước đây kinh doanh sang các công ty xuất nhập khẩu thuộc các Bộ ngành hữu quan, tạo điều kiện mở rộng kênh buôn bán và tăng cường kết hợp giữa sản xuất và tiêu thụ. Chính sách trên đây là điểm khởi đầu mở ra bước ngoặt mới quan trọng khơi dậy tính tích cực trong hoạt động ngoại thương của Trung Quốc trong tình hình mới, có tác dụng to lớn trong việc mở rộng lĩnh vực mậu dịch đối ngoại, hình thành các chủ thể mới của hoạt động ngoại thương. Tính đến cuối năm 1999, chủ thể kinh doanh ngoại thương rất đa dạng, cả nước đã có hơn 17.000 xí nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu các loại, bao gồm 7.628 công ty ngoại thương, 7.803 xí nghiệp tự sản xuất kinh doanh ngoại thương, 925 viện nghiên cứu khoa học, 260 cơ quan vật tư thương nghiệp... ngoài ra còn có trên 3000 cơ sở buôn bán tiểu ngạch ở biên giới [17]. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc tích cực đẩy nhanh việc đa nguyên hóa thành phần kinh doanh, thông qua việc cải cách chế độ phê chuẩn quyền kinh doanh xuất nhập khẩu theo hướng hủy bỏ phân biệt đối xử với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, thực hiện tiêu chuẩn và trình tự như doanh nghiệp nhà nước, trao quyền kinh doanh ngoại thương đầy đủ cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Kết quả của sự chuyển biến tích cực này là, hiện nay Trung Quốc đã có trên 60.000 doanh nghiệp có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, cộng thêm hơn 100.000 doanh nghiệp có vốn ĐTNN, đã hình thành đa nguyên hóa chủ thể kinh doanh ngoại thương [18]. 3.2. Thực hiện chức năng chính quyền và xí nghiệp Trước khi cải cách mở cửa, một thời gian khá dài, mọi hoạt động, kể cả thành quả thu được sau sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp đều do Nhà nước chi phối, chỉ đạo. Điều này làm cho kinh doanh của các xí nghiệp ngoại thương luôn luôn phụ thuộc và thiếu năng động. Từ thực tế đó, Trung Quốc đã đẩy mạnh việc tách chức năng của chính quyền với hoạt động của xí nghiệp. Các xí nghiệp ngoại thương được nới lỏng quyền hạn thực sự, đang phát huy tính sáng tạo trong sản xuất và kinh doanh ngoại thương. Hiện nay các cơ quan quản lý hành chính ngoại thương chỉ có nhiệm vụ là: xác lập qui hoạch chiến lược phát triển mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc với các ngành hữu quan theo mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Trung ương, nghiên cứu và quán triệt phương châm chính sách ngoại thương của cả nước, thực hiện khống chế vĩ mô và điều tiết kinh tế, tăng cường tổ chức cân đối và giám sát, kiểm tra, hoàn thiện luật pháp,...đảm bảo sự nghiệp ngoại thương phát triển thuận lợi. Còn trong hoạt động kinh doanh của xí nghiệp, cơ chế quản lý hành chính ngoại thương không trực tiếp can thiệp. 3.3. Nới lỏng quyền kinh doanh ngoại thương, mở ra nhiều kênh tiêu thụ sản phẩm Cùng với việc đưa quyền kinh doanh ngoại thương xuống các địa phương, từ năm 1979 Trung Quốc đã đưa ra một loạt các chính sách nới lỏng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cho các xí nghiệp, xây dựng trên cơ sở điều chỉnh hối suất, xóa bỏ chế độ bù lỗ xuất khẩu kéo dài từ lâu nay. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp ngoại thương tự kinh doanh và liên doanh dưới nhiều hình thức, thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất và hoạt động ngoại thương nhằm đưa một khối lượng lớn hàng xuất khẩu ra nước ngoài. Các xí nghiệp ngoại thương được phân loại theo tính chất nghiệp vụ riêng biệt, bao gồm: xí nghiệp chuyên kinh doanh, xí nghiệp kiêm kinh doanh, xí nghiệp dịch vụ. Từ năm 1979 đến 1987 đã có gần 100 doanh nghiệp tự sản xuất và kinh doanh xuất khẩu như công ty xuất nhập khẩu đồ chơi Thượng Hải, công ty xuất nhập khẩu công nghệ phẩm Triết Giang, nhà máy sứ Thị Lang- Hồ Nam, công ty gang thép Vũ Hán... [15]. Tuy nhiên những hoạt động này vẫn chưa thực sự đổi mới về chất. Thông báo của Quốc vụ viện về "phê chuẩn và truyền đạt phương án cải cách thể chế ngoại thương của Bộ ngoại thương năm 1988" đã cho biết: "... một số vấn đề chủ yếu tồn tại trước đây trong thể chế ngoại thương vẫn chưa được giải quyết, thể chế tài vụ chưa thực hiện được thu chi thống nhất, Nhà nước chịu hết lỗ lãi chưa được thay đổi, biện pháp quản lý vĩ mô và hệ thống điều tiết kinh tế của Nhà nước còn yếu, điều kiện cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoại thương không bình đẳng, vấn đề liên kết ngoại thương với công nghiệp, ngoại thương với nông nghiệp, ngoại thương với kỹ thuật và chế độ đại lý xuất nhập khẩu còn chưa được giải quyết thoả đáng, trong đó vấn đề cơ bản nhất là việc "ăn nồi cơm chung" trong buôn bán với nước ngoài"... Do đó, từ năm 1988 đến nay, để mở rộng hơn nữa quyền kinh doanh ngoại thương, Trung Quốc đã từng bước tiến hành những cải cách cụ thể sau: 3.3.1. Cải cách thể chế kế hoạch ngoại thương - Thu hẹp phạm vi quản lý kế hoạch ngoại thương: chuyển thể chế quản lý kế hoạch từ chế độ hai chiều sang chế độ một chiều là chính. Nhà nước chỉ truyền đạt chỉ tiêu tổng số lượng và kế hoạch xuất nhập khẩu chủ yếu mà không xác lập và truyền đạt kế hoạch thu mua hàng xuất khẩu và điều phối hàng nhập khẩu, địa phương sẽ là người chính thức nhận khoán nhiệm vụ ngoại thương của Nhà nước. Phần hàng hóa xuất khẩu thực hiện quản lý theo kế hoạch một chiều giữa trung ương và địa phương sẽ chiếm 70% kế hoạch, phần hàng hóa xuất khẩu thực hiện quản lý kế hoạch hai chiều giữa trung ương với các địa phương và tổng công ty ngoại thương do địa phương và các tổng công ty hoạt động theo phương thức bàn giao thống nhất, kinh doanh liên hợp, chiếm 30%. - Thu hẹp phạm vi kế hoạch có tính chất mệnh lệnh, mở rộng kế hoạch có tính chất chỉ dẫn: Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, kế hoạch có tính chất mệnh lệnh chỉ hạn chế ở kế hoạch số lượng xuất nhập khẩu hàng hóa chủ yếu thuộc quản lý của Nhà nước và một số ít hàng hóa có liên quan đến quốc kế dân sinh phải dùng ngoại tệ để nhập khẩu hoặc các hạng mục thiết bị toàn bộ cỡ lớn, những hạng mục kỹ thuật phải nhập khẩu, còn thì nới lỏng toàn bộ, không áp dụng kế hoạch có tính chất mệnh lệnh. Ví dụ: về kế hoạch xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu thuộc kế hoạch pháp lệnh chiếm khoảng 30% tổng mức xuất khẩu, hàng hóa thuộc kế hoạch có tính chất hướng dẫn chiếm 15%, còn lại 55% tổng mức xuất khẩu được buông lỏng, do thị trường điều tiết. Về kế hoạch nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu thuộc kế hoạch pháp lệnh chiếm khoảng 20% tổng mức nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu được quy định tác dụng và kim ngạch riêng biệt chiếm 20%, còn 60% tổng mức nhập khẩu không đưa vào kế hoạch, được tự do thả nổi. Nhà nước còn áp dụng các biện pháp kinh tế như thuế, giá cả, lãi suất, cho vay để từng bước thu hẹp phạm vi quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu theo danh mục. Tháng 1-1994, Nhà nước đã xóa bỏ kế hoạch có tính chất mệnh lệnh làm cho sản xuất và kinh doanh ngoại thương sống động phù hợp với sự phát triển của thị trường thế giới. 3.3.2. Thực hiện chế độ đại lý xuất nhập khẩu Trong quá trình cải cách ngoại thương, Trung Quốc đã xây dựng chế độ đại lý xuất nhập khẩu ngoại thương, mở rộng dịch vụ, tiếp nhận sự ủy thác của các xí nghiệp đơn vị, giúp họ xuất nhập khẩu hàng hóa, đồng thời cũng thu được một khoản thủ tục phí nhất định Đối với đại lý nhập khẩu: Nhà nước cho phép các công ty, xí nghiệp ngoại thương được đại lý nhập khẩu với đại đa số hàng hóa. Các xí nghiệp, công ty ủy thác phải chịu mọi lỗ lãi. Một số ít hàng hóa nhập khẩu quan trọng có liên quan đến quốc kế dân sinh, có tính chất đồng bộ và nhạy bén với thị trường, Nhà nước sẽ chỉ định cho một số Tổng công ty và công ty nhập khẩu, còn lại phần lớn các hàng hóa nhập khẩu được tự do đại lý, uỷ thác. Các công ty, xí nghiệp có giấy phép nhập khẩu đều được nhập khẩu. Đối với đại lý xuất khẩu: Nhà nước qui định chỉ thực hiện kế hoạch có tính chất pháp lệnh đối với một số ít hàng hóa có liên quan đến quốc kế dân sinh, hàng hóa có tính chất nguyên liệu, hàng hóa có sức cạnh tranh mạnh và thiết bị đồng bộ có khối lượng lớn. Công việc này được giao cho công ty ngoại thương chuyên ngành do Nhà nước chỉ định kinh doanh. Còn phần lớn hàng hóa đều do các phân công ty ở các địa phương, phân công ty cửa khẩu, các công ty có quyền kinh doanh ngoại thương, các xí nghiệp công nghiệp lớn có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu thực hiện kinh doanh và đại lý kinh doanh. Nhà nước còn cho phép các Tổng công ty, công ty ngoại thương có thể kinh doanh xen kẽ nhiều chủng loại hàng hóa, thực hiện tự do cạnh tranh, mở rộng phạm vi thu mua, đại lý xuất nhập khẩu xuyên khu vực. Hiện nay, sản phẩm khai khoáng, sản phẩm nông nghiệp và th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockltnduong.doc
  • docbia.doc
  • dockltnmucluc.doc
  • dockltnphuluc.doc
Tài liệu liên quan