Khóa luận Một số biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HỘ HỢP LÝ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HỘ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC 4

I. Khái quát về bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước 4

1. Khái niệm bảo hộ sản xuất trong nước và tác động mang tính hai mặt 4

1.1. Khái niệm 4

1.2 Tác động mang tính hai mặt của bảo hộ sản xuất trong nước 5

1.2.1. Những tác động tích cực 5

1.2.2. Những tác động tiêu cực của bảo hộ sản xuất trong nước 6

2. Khái niệm bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước và lợi ích của bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước 7

2.1. Khái niệm 7

2.2. Lợi ích của bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước 9

3. Các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước thường được áp dụng 9

3.1. Các biện pháp thuế quan 9

3.2 Các biện pháp phi thuế quan 11

3.2.1. Nhóm các biện pháp hạn chế định lượng 12

3.2.2. Nhóm các biện pháp kỹ thuật 16

3.2.3. Nhóm các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời 18

II. Sự cần thiết phải bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước 23

1. Tính thiết yếu của sự bảo hộp hợp lý đối với các quốc gia trên thế giới 23

2. Sự cần thiết phải bảo hộ đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 25

2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia 25

2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 29

2.3 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm 31

III. Xu thế sử dụng các biện pháp để bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước trên thế giới 33

1. Rào cản thuế quan và phi thuế quan có xu hướng giảm dần 33

2. Gia tăng bảo hộ bằng các biện pháp phi thuế quan như rào cản kỹ thuật, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong thương mại 35

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ HỢP LÝ SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 37

I. Một số cam kết mở rộng thị trường trong nước của Việt Nam trong WTO 37

1. Cam kết về hạn ngạch thuế quan 37

2. Cam kết về một số biện pháp hạn chế nhập khẩu 37

3. Cam kết về rào cản kỹ thuật thương mại 37

4. Cam kết về biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời 37

5. Cam kết về quyền tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa 38

II. Thực trạng sử dụng các biện pháp bảo hộ sản xuất ở Việt Nam hiện nay 39

1. Bảo hộ thông qua các biện pháp thuế quan 39

2. Các biện pháp phi thuế 42

2.1. Các biện pháp hạn chế định lượng 42

2.1.1. Cấm nhập khẩu 42

2.1.2. Hạn ngạch nhập khẩu 46

2.1.3. Hạn ngạch thuế quan 46

2.1.4. Giấy phép nhập khẩu 50

2.2 Các biện pháp tương đương thuế quan 52

2.2.1. Xác định giá trị hải quan 52

2.2.2. Phụ thu 53

2.3. Các biện pháp kỹ thuật 54

2.4. Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời 56

2.5. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại 58

2.6. Các biện pháp quản lý hành chính 61

III. Đánh giá mức độ hợp lý của các biện pháp bảo hộ sản xuất ở Việt Nam từ khi gia nhập WTO tới nay 61

1. Những kết quả tích cực 61

1.1. Điều chỉnh theo hướng hội nhập và thực thi các cam kết quốc tế 61

1.2. Các biện pháp, chính sách bảo hộ đã góp phần bảo vệ sản xuất trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành hàng 62

1.3. Các biện pháp bảo hộ góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và thu hút FDI 63

1.4. Hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương và phát triển bền vững 65

1.5. Các chính sách bảo hộ đã góp phần ổn định kinh tế - xã hội đất nước trong quá trình hội nhập 65

2. Những mặt hạn chế 66

2.1. Đối tượng tác động của các biện pháp bảo hộ còn dàn trải 66

2.2. Hiệu quả thực hiện các biện pháp bảo hộ còn chưa cao 67

2.3. Các chính sách bảo hộ chưa thực sự là động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành hàng 68

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ HỢP LÝ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC 71

I. Quan điểm về bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước 71

1. Bảo hộ một cách chọn lọc các đối tượng được bảo hộ 71

2. Các biện pháp bảo hộ phải hợp lý, có điều kiện và lộ trình cắt giảm phù hợp 72

3. Các biện pháp bảo hộ phải hướng tới thúc đẩy và tạo lập lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế 72

4. Các biện pháp bảo hộ phải được thực hiện thống nhất, bình đẳng đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế 73

5. Gắn bảo hộ sản xuất trong nước với việc tiếp tục điều chỉnh chức năng quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 73

II. Giải pháp hoàn thiện các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam 74

1. Nhóm các biện pháp liên quan đến thuế và phi thuế 74

1.1. Nhóm các giải pháp liên quan đến thuế 74

1.2. Nhóm giải pháp liên quan đến phi thuế 75

1.2.1. Các biện pháp hạn chế định lượng 76

1.2.2. Các biện pháp kỹ thuật 77

1.2.3. Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời 78

1.2.4. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại 79

1.2.5.Các biện pháp khác 80

2. Nhóm giải pháp liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh 81

2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 81

2.1.1. Giải pháp về đầu tư 81

2.1.2. Giải pháp về thị trường 82

2.1.3. Giải pháp về huy động vốn 83

2.1.4. Giải pháp về nguồn nhân lực 85

2.1.5. Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính 85

2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 86

2.3. Nâng cao năng lực của các ngành hàng 88

2.3.1. Nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp 88

2.3.2. Công nghiệp và các sản phẩm công nghiệp 89

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6097 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m bảo lưu quyền áp dụng với đường, trứng gia cầm, thuốc lá và muối. Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế tối huệ quốc, cụ thể: đường thô 25%, đường tinh 40 – 50%, thuốc lá 30%, muối ăn 30%. Mức thuế ngoài hạn ngạch cao hơn rất nhiều. 2. Cam kết về một số biện pháp hạn chế nhập khẩu Việt Nam cam kết cho nhập khẩu xe máy phân khối lớn không muộn hơn ngày 31/05/2007. Với thuốc lá điếu và xì gà, Việt Nam cam kết xóa biện pháp cấm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập. Với ô tô cũ, Việt Nam cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm. 3. Cam kết về rào cản kỹ thuật thương mại Việt Nam sẽ áp dụng Hiệp định Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại và Hiệp định về các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật mà không yêu cầu thời gian quá độ. Việt Nam cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định của Hiệp định TBT. 4. Cam kết về biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời Trong cam kết gia nhập WTO, Việt Nam khẳng định rằng sẽ tuyệt đối tuân thủ các hiệp định liên quan của WTO về chống bán phá giá, về các biện pháp tự vệ và chấp nhận cơ chế phi thị trường đến hết 31/12/2018 đối với điều tra chống phá giá. Về trợ cấp phi nông nghiệp, Việt Nam đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo quy định WTO như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa. Tuy nhiên với các trợ cấp bị cấm dưới hình thức ưu đãi đầu tư dành cho sản xuất hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO thì vẫn được bảo lưu trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập (trừ ngành dệt may). Việt Nam cam kết sẽ không cấp bất kỳ trợ cấp bị cấm nào cho các đối tượng hưởng trợ cấp mới theo chương trình dành ưu đãi đầu tư dựa trên tiêu chí xuất khẩu cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và chương trình dành ưu đãi đầu tư dựa trên tiêu chí xuất khẩu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Những lợi ích mà các đối tượng được hưởng trợ cấp hiện tại đang được nhận theo hai chương trình này sẽ được xóa bỏ dần trong vòng 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO. Việt Nam cũng xác nhận rằng toàn bộ các trợ cấp bị cấm khác sẽ bị xóa bỏ kể từ ngày gia nhập WTO và bất kỳ chương trình trợ cấp nào khác còn lại cũng sẽ được điều chỉnh để phù hợp với quy định của Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp chống trợ cấp của WTO. Về trợ cấp nông nghiệp, Việt Nam cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, Việt Nam được bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Đối với loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm như một số hình thức hỗ trợ lãi suất để thu mua nông sản, hỗ trợ dưới hình thức quy định giá sàn cho nông sản… nhìn chung chúng ta duy trì được ở mức không quá 10% giá trị sản lượng. Ngoài mức này, chúng ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữa vào khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm. Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp được WTO cho phép nên Việt Nam được áp dụng không hạn chế. 5. Cam kết về quyền tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hóa như người Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ các mặt hàng thuộc danh mục thương mại nhà nước (như xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo chí) và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi (như gạo và dược phẩm). Cam kết của Việt Nam đồng ý cho phép doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Quyền xuất nhập khẩu chỉ là quyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước. Các cam kết về quyền kinh doanh sẽ không ảnh hưởng đến quyền của ta trong việc đưa ra các quy định để quản lý dịch vụ phân phối, đặc biệt đối với sản phẩm nhạy cảm như dược phẩm, xăng dầu, báo – tạp chí,… II. Thực trạng sử dụng các biện pháp bảo hộ sản xuất ở Việt Nam hiện nay 1. Bảo hộ thông qua các biện pháp thuế quan Thuế nhập khẩu là công cụ phổ biến nhất để hạn chế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước. Mức thuế nhập khẩu của Việt Nam trước khi gia nhập WTO đối với các mặt hàng là khá cao. Chẳng hạn, thuế suất đối với các loại rượu vang lên tới 65%, bia 80%, hoa quả và nước ép từ hoa quả là 40%. Chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc bảo hộ sản xuất trong nước. Nếu ngành sản xuất nào cần được bảo hộ thì thuế quan đối với sản phẩm của ngành đó sẽ ở mức khá cao. Theo một nghiên cứu của Giáo sư P.Athukorala, thì tỷ lệ bảo hộ thực tế của Việt Nam đối với lĩnh vực công nghiệp cũng cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ này của Thái Lan là 73.7%, của Indonesia là 24.6%, Malaysia 14.1% và Philipines 11.0%. Một đặc điểm nữa có thể nhận thấy trong chính sách bảo hộ bằng thuế của Việt Nam là các ngành công nghiệp sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng được bảo hộ mạnh mẽ hơn rất nhiều so với những ngành sản xuất ra sản phẩm trung gian. Ví dụ, theo biểu thuế ưu đãi năm 2006, thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng da thuộc là 10%, nhưng đối với hàng may mặc bằng da thuộc là 50%, bột giấy là 1% còn giấy in báo là 40%. Việt Nam thường đánh thuế cao đối với một số mặt hàng xa xỉ và mức cao nhất thường áp dụng cho ô tô, xe máy, đồ uống, dụng cụ gia đình. Còn mức thuế nhập khẩu đánh vào nguyên liệu thô, các thiết bị cơ bản và các sản phẩm trung gian nói chung thấp hơn nhiều, thường từ 0 – 5%. Các hạng mục thuế thuộc loại này chiếm khoảng 52% tổng hạng mục thuế, do vậy, nước ta có mức thuế quan trung bình tính theo bình quân gia quyền tương đối thấp hơn so với các nước châu Á khác, chỉ vào khoảng 11%. Mức thuế suất bình quân giản đơn cũng giảm dần qua các năm: Bảng 1: Mức thuế suất bình quân giản đơn Năm 2003 2005 2006 Mức thuế suất bình quân giản đơn 18,2% 17,8% 17,4% (Nguồn: Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế) Nhìn chung chính sách thuế của Việt Nam chủ yếu còn mang tính chất ngắn hạn, tình thế, đối phó với những phát sinh trong giai đoạn hiện tại, chưa đáp ứng được những yêu cầu dài hạn. Mức cam kết chung của Việt Nam khi gia nhập WTO là đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 đồng). Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17.4% xuống còn 13.4% thực hiện dần trong 5 – 7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23.5% xuống còn 20.9% thực hiện trong khoảng 5 năm. Với hàng công nghiệp từ 16.8% xuống còn 12.6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5 – 7 năm. Mức cam kết cụ thể: sẽ có khoảng hơn 1/3 dòng số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ô tô, xe máy… vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định. Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo máy, máy móc và thiết bị điện – điện tử. Bên cạnh đó, Việt Nam đạt được mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng đối với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất và phương tiện vận tải. Cam kết của Việt Nam là sẽ cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO (giảm thuế xuống còn 0% hoặc mức thấp). Đây là hiệp định tự nguyện của WTO nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham gia một số ngành. Ngành mà nước ta cam kết tham gia là sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế. Ta cũng tham gia một phần với thời gian thực hiện từ 3 – 5 năm đối với ngành thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng. Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã nghiêm túc thực hiện những cam kết của mình về thuế quan nhập khẩu. Năm 2007, Việt Nam đã thực hiện cắt giảm được hơn 1.800 dòng thuế theo Quyết định số 78/2006/QĐ-BTC ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (trong đó chủ yếu là dòng thuế liên quan đến các sản phẩm dệt may và rau quả), một số mặt hàng còn được giảm thuế sớm hơn lộ trình cam kết như ô tô chở khách, sữa… Thuế nhập khẩu đối với nhóm các mặt hành dệt may được giảm khá (trung bình 37,3% xuống còn 13,7%). Ngày 20/12/2007, Bộ Tài chính đã có Quyết định 1006/2007/QĐ-BTC ban hành Biểu thuế Xuất khẩu, Biểu thuế Nhập khẩu ưu đãi mới, thay cho Biểu thuế hiện hành. Từ 01/01/2008 Việt Nam áp dụng khung thuế xuất nhập khẩu mới. Trên cơ sở Biểu khung thuế Nhập khẩu bao gồm 1.221 nhóm mặt hàng, Bộ Tài chính đã ban hành Biểu thuế Nhập khẩu ưu đãi với 10.680 dòng thuế chi tiết và theo cam kết WTO, Việt Nam ràng buộc với toàn bộ biểu thuế này. Thực hiện cam kết WTO, năm 2008 chúng ta thực hiện cắt giảm khoảng trên 1.741 dòng thuế theo Danh mục mới. Đó là những mặt hàng thuộc 26 ngành hàng, cụ thể: rau quả tươi, cà phê, chè, dầu thực vật, thịt chế biến, rượu bia, thuốc lá, xi măng… với mức giảm thêm từ 1% đến 6% tùy theo mặt hàng. Ngoài ra, Biểu khung thuế Xuất khẩu, Nhập khẩu ưu đãi năm 2008 cũng được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo thực hiện chính sách bảo hộ sản xuất trong nước có chọn lọc, có điều kiện và thời hạn; ổn định khung thuế suất đối với những nhóm mặt hàng đang được thực hiện có hiệu quả và phù hợp với cam kết quốc tế. Năm 2009, chúng ta đã tiếp tục giảm khoảng 2.000 dòng thuế của hơn 20 nhóm hàng với mức tối đa cũng khoảng 2%. Năm 2010, Việt Nam quy định mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi mới theo danh mục mặt hàng chịu thuế theo thông tư 216/2009/TT ban hành ngày 12/11/2009 của Bộ Tài chính, tiếp tục cắt giảm 1.654 dòng thuế thực hiện cam kết năm 2010 trong WTO. 2. Các biện pháp phi thuế 2.1. Các biện pháp hạn chế định lượng 2.1.1. Cấm nhập khẩu Cấm nhập khẩu là biện pháp hạn chế định lượng mà WTO không cho phép sử dụng, trừ một số trường hợp đặc biệt. Trong những năm vừa qua, Việt Nam vẫn sử dụng biện pháp này nhưng về cơ bản là phù hợp với quy định của WTO. Bảng 2: Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu 2006 STT Mô tả hàng hóa 1 Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ ( trừ vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1553/CP-KTTH ngày 28/12/1998 của Chính phủ), trang thiết bị kỹ thuật quân sự 2 Các loại ma túy 3 Các loại hóa chất độc 4 Sản phẩm văn hóa đồi trụy, phản động; đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách và trật tự, an toàn xã hội 5 Pháo các loại (trừ pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải và nhu cầu khác theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1383/CP-KTTH ngày 23/11/1998) 6 Thuốc lá điếu, xì gà và các loại thuốc lá thành phẩm khác 7 Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng: Hàng dệt may, quần áo, giày dép Hàng điện tử Hàng điện lạnh Hàng điện gia dụng Hàng trang trí nội thất Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và chất liệu khác 8 Phương tiện vận tải tay lái nghịch (kể cả dạng tháo rời và dạng đã chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), trừ các loại phương tiện chuyên dùng, hoạt động trong phạm vi hẹp, gồm: xe cần cẩu, máy đào kênh rãnh, xe quét đường, tưới đường, xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay và xe nâng hàng trong kho, cảng 9 Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng, gồm: Máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ đã qua sử dụng của ô tô, máy kéo và xe hai bánh, ba bánh gắn máy; Động cơ đốt trong đã qua sử dụng có công suất từ 30CV trở xuống; các loại máy đã qua sử dụng gắn động cơ đốt trong có công suất từ 30CV trở xuống; Khung gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ đã qua sử dụng; Xe đạp đã qua sử dụng; Xe hai bánh, ba bánh gắn máy đã qua sử dụng; Ô tô cứu thương đã qua sử dụng; Ô tô vận chuyển hành khách từ 16 chỗ ngồi trở xuống (bao gồm cả loại vừa chở khách vừa chở hàng, khoang chở khách và chở hàng chung một cabin), loại đã qua sử dụng; Ô tô vận chuyển hàng khách trên 16 chỗ ngồi, loại đã qua sử dụng quá 5 năm, tính từ năm nhập khẩu; Ô tô vận chuyển hàng hóa có trọng tải dưới 5 tấn (bao gồm cả loại vừa chở hàng vừa chở khách có khoảng chở hàng và khoang chơ khách không chung trong một cabin), loại đã qua sử dụng quá 5 năm, tính từ năm nhập khẩu. 10 Sản phẩm, vật liệu có amiăng thuộc nhóm amphibole 11 Các loại máy mã chuyên dụng và các chương trình phần mềm mật mã sử dụng trong phạm vi bảo vệ bí mật Nhà nước. (Nguồn: Phụ lục số 01 – Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (Ban hành kèm theo Nghị định số 12 /2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ) Ngày 23/01/2006, Chính phủ ban hành Nghị định 12/2006 NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Theo Nghị định này thì một số mặt hàng bị cấm nhập khẩu trong giai đoạn trước đây thì nay, trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã chủ động cắt bỏ như thuốc lá điếu, xì gà, xe ô tô dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng. Bên cạnh đó, một số sản phẩm khác lại được bổ sung vào danh mục cấm nhập khẩu: sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng; phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng CFC. Các mặt hàng như: ma túy, vũ khí, đạn dược, pháo, văn hóa phẩm cấm phổ biến và lưu hành, phương tiện vận tải tay lái nghịch, phế liệu, chất độc, các loại máy mã chuyên dụng… bị cấm xuất, nhập khẩu với lý do để đảm bảo an ninh quốc gia, bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ con người. Còn việc cấm nhập khẩu những mặt hàng khác như: hàng tiêu dùng đã qua sử dụng; vật tư, phương tiện đã qua sử dụng… liên quan đến vấn đề môi trường. Lý do này là hoàn toàn phù hợp với quy định của WTO. Tuy nhiên, một số mặt hàng bị cấm nhập khẩu như hàng điện tử đã qua sử dụng, máy móc thiết bị cũ nhằm ngăn chặn nguồn rác thải cứng nguy hiểm và độc hại, song vẫn cho lưu thông trong nước là vi phạm nguyên tắc phân biệt đối xử của WTO. Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu đối với xe máy phân khối lớn sau 31/05/2007, đối với ô tô cũ sản xuất 5 năm trở lại nhưng đánh thuế nhập khẩu cao. Thực hiện cam kết WTO, từ sau ngày 31/05, Việt Nam đã cho phép nhập khẩu xe phân khối lớn trên 175cm3 không hạn chế về số lượng. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đưa ra các tiêu chuẩn an toàn đối với việc lưu thông và sử dụng xe này. Cụ thể, Việt Nam yêu cầu người mua và sử dụng xe máy phải có giấy phép điều khiển của cơ quan có thẩm quyền trước khi mua xe. Người xin giấy phép lái xe phân khối lớn phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định về độ tuổi và có kỹ năng điều khiển an toàn loại xe phân khối lớn. Các nhà phân phối xe chỉ được bán xe cho những người có giấy phép. 2.1.2. Hạn ngạch nhập khẩu Trước năm 1995, hạn ngạch là biện pháp được Việt Nam sử dụng khá phổ biến nhưng sau đó bắt đầu chuyển sang chỉ quản lý hạn ngạch đối với hàng xuất khẩu. Theo Quyết định số 864/TTg ngày 30/12/1995 của Chính phủ thì danh mục quản lý bằng hạn ngạch chỉ có 2 mặt hàng xuất khẩu là gạo và hàng dệt may xuất sang thị trường EU, Canada và Nauy. Về nguyên tắc, hạn ngạch xuất khẩu gạo có thể được biện minh theo khoản 2 điều XI: “Cấm hay hạn chế xuất khẩu tạm thời để ngăn ngừa hay giảm bớt khan hiếm lớn l thực thực phẩm hay các sản phẩm thiết yếu khác đối với bên ký kết đang xuất khẩu”. Từ năm 2001, theo Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg, Chính phủ đã bãi bỏ cơ chế giao hạn ngạch xuất khẩu gạo. Đây là một bước tiến lớn trong cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của Việt Nam để giúp người sản xuất nội địa tiếp tục tiếp cận với thị trường thế giới. Mặc dù hạn ngạch đối với các mặt hàng nhập khẩu đã được dỡ bỏ nhưng trên thực tế những biện pháp tương đương hạn ngạch vẫn được sử dụng đối với một số mặt hàng nhập khẩu dưới tên khác nhau như: các mặt hàng có liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế; các vật tư, hàng hóa được đáp ứng chủ yếu bằng nguồn sản xuất trong nước; hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép của Bộ thương mại. 2.1.3. Hạn ngạch thuế quan Kể từ 01/07/2003, Việt Nam bắt đầu áp dụng hạn ngạch thuế quan với bông, thuốc lá nguyên liệu và muối, cho phép doanh nghiệp được hưởng thuế nhập khẩu trong hạn ngạch khi nhập đúng quy định. Ngoài số hạn ngạch đã công bố, doanh nghiệp vẫn được nhập khẩu không phải xin phép nhưng sẽ chịu mức thuế hạn ngạch thuế quan. Bắt đầu năm 2005, Việt Nam áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu với 7 nhóm hàng: sữa nguyên liệu, chưa cô đặc; sữa nguyên liệu, cô đặc; trứng gia cầm; ngô hạt; thuốc lá nguyên liệu; muối và bông. Trong đó, thuốc lá nguyên liệu và muối chịu hạn ngạch hạn chế, các mặt hàng còn lại sẽ được cấp theo nhu cầu. Đây là nội dung chính trong Thông tư số 10/2004 do Bộ Thương mại ban hành, hướng dẫn thực hiện Quyết định 91/2003 của Thủ tướng về áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với hàng nhập khẩu tại Việt Nam. Theo thông tư này, Bộ Thương mại sẽ cấp giấy phép nhập khẩu cho các doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hạn ngạch thuế quan nhập khẩu. Với mặt hàng thuốc lá nguyên liệu, sẽ chỉ cấp cho những doanh nghiệp có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công nghiệp cấp và có nhu cầu sử dụng một tỷ lệ nguyên liệu nhất định cho sản xuất thuốc lá điếu, phù hợp với kế hoạch nhập khẩu hàng năm của Bộ Công nghiệp. Đối với các mặt hàng bông, sữa nguyên liệu cô đặc, sữa nguyên liệu chưa cô đặc, ngô hạt và trứng gia cầm, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng sản phẩn trong sản xuất phù hợp với quy định của Bộ quản lý thì được nhập khẩu. Các tổng công ty ngành hàng sẽ là đầu mối nhận hạn ngạch cho các công ty thành viên. Đây là biện pháp cần khuyến khích sử dụng vì hầu hết các nước thành viên của WTO đều áp dụng. Nhưng cơ bản phạm vi áp dụng còn hẹp, chưa mang tính phổ biến, số lượng nhập khẩu còn ít, trong 7 nhóm hàng trên thì có 5 nhóm hàng là “Cấp theo nhu cầu”. Điều này chưa đúng với bản chất của biện pháp hạn ngạch thuế quan, vì đã là hạn ngạch thì cần có định mức nhập khẩu cụ thể, nếu vượt qua số lượng hoặc giá trị quy định thì người nhập khẩu sẽ phải chịu mức thuế suất cao. Tuy nhiên, theo Quyết định số 46/2005/QĐ-TTg ngày 03/03/2005 của Thủ tướng chính phủ về điều chỉnh danh mục hàng nhập khẩu áo dụng hạn ngạch thuế quan, thì kể từ ngày 01/04/2005, chúng ta xóa bỏ hạn ngạch đối với các mặt hàng: sữa nguyên liệu kể cả cô đặc hay chưa cô đặc, ngô hạt và bông. Các mặt hàng này đều được nhập khẩu tự do, không bị hạn chế như trước đây nữa. Sang giai đoạn 2006, Nghị định 12/2006/NĐ-CP tiếp tục duy trì hạn ngạch thuế quan đối với thuốc lá nguyên liệu, muối, trứng gia cầm và bổ sung thêm mặt hàng đường tinh luyện và đường thô. Bảng 3: Danh mục hàng nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan STT Mô tả hàng hóa Mã số HS 1 Muối 2501 2 Thuốc lá nguyên liệu 2401 3 Trứng gia cầm 0407 4 Đường tinh luyện, đường thô 1701 (Nguồn: Phụ lục số 02 – nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006) Về cơ bản, việc áp dụng, phân bổ và quản lý hạn ngạch thuế quan của Việt Nam là phù hợp với các quy định của WTO, thực hiện chính sách quản lý nhập khẩu và bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước. Chẳng hạn hạn ngạch thuế quan với mặt hàng muối có thể được giải thích rằng: muối là nguồn thu nhập chính đối với hàng trăm nghìn nông dân nghèo sống ở các vùng duyên hải nơi mà việc sử dụng đất cho nông nghiệp gần như là không thể được. Áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với muối nhằm đảm bảo công việc và thu nhập ổn định cho những người nông dân này. Lượng hạn ngạch thuế quan do Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) công bố hàng năm. Hạn ngạch thuế quan đối với hàng nhập khẩu năm 2009 được quy định như sau: Bảng 4: Danh mục hàng nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2009 STT Mã số hàng hóa Tên hàng Đơn vị Số lượng 1 04070091 Trứng gà Tá 34.000 04070092 Trứng vịt 04070099 Loại khác 2 2401 Thuốc lá nguyên liệu Tấn 45.000 3 2501 Muối Tấn 250.000 4 1701 Đường tinh luyện, đường thô Tấn 61.000 (Nguồn: Thông tư số 16/2008/TT-BTC ngày 09/12/2008) Năm 2010, Bộ Công thương hướng dẫn cụ thể về nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục quản lý nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan như sau: Bảng 5: Danh mục hàng nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2010 STT Mã số hàng hóa Tên hàng Đơn vị Số lượng 1 04070091 Trứng gà Tá 36.000 04070092 Trứng vịt 04070099 Loại khác 2 2401 Thuốc lá nguyên liệu Tấn 47.500 3 2501 Muối Tấn 260.000 4 1701 Đường tinh luyện, đường thô Tấn 150.000 (Nguồn: Thông tư số 37/2009/TT-BTC ngày 15/12/200) Nguyên tắc giấy phép theo chế độ hạn ngạch thuế quan, đối tượng được phân giao hạn ngạch thuế quan và thủ tục cấp phép theo hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06/04/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ. Bộ Công thương cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đường tinh luyện và đường thô cho các thương nhân sử dụng đường làm nguyên liệu để phục vụ trực tiếp sản xuất. 2.1.4. Giấy phép nhập khẩu Kể từ năm 1986, Việt Nam tiến hành cải cách toàn diện, trong đó có cải cách chính sách thương mại nhằm phù hợp với quy định của các tổ chức khu vực và WTO. Tuy nhiên, do những đặc thù riêng của nền kinh tế, Việt Nam vẫn phải bảo hộ một số lĩnh vực, ngành hàng bằng cả biện pháp thuế quan và phi thuế. Những mặt hàng nhập khẩu có giấy phép của Bộ thương mại về bản chất chính là các mặt hàng của Danh mục các mặt hàng có ảnh hưởng đến “cân đối lớn với nền kinh tế quốc dân” mà các công ty xuất nhập khẩu trước năm 2000 thường sử dụng và luôn được bảo hộ chặt chẽ. Đây là một loại hàng rào phi thuế quan rõ ràng vì việc nhập khẩu không dựa trên cơ sở cấp phép tự động và đôi khi nó có tác dụng như biện pháp hạn chế nhập khẩu. Tùy theo các tiêu chí khác nhau mà giấy phép nhập khẩu có thể được phân loại khác nhau. Ở Việt Nam, căn cứ theo cơ quan cấp phép, ta có giấy phép của Bộ thương mại và giấy phép của các cơ quan chuyên ngành khác. Những năm 1997- 1999, các mặt hàng do Bộ thương mại cấp phép đều là các mặt hàng có nhu cầu khá lớn trong nước, thuộc diện mặt hàng cần được bảo hộ, chẳng hạn như: xăng dầu, phân bón, xi măng, đường, giấy, gạch lát ceramic và granit… Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và thủ tục xuất nhập khẩu phù hợp với quy định của WTO và AFTA, ngày 04/04/2001, Chính phủ ban hành Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg. Tại điều 2 có quy định danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu quản lý bằng giấy phép do Bộ thương mại cấp, bao gồm: Ÿ Hàng cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, Bộ thương mại sẽ công bố cho từng thời kỳ; Ÿ Kính tấm xây dựng; Ÿ Một số chủng loại thép xây dựng; Ÿ Dầu thực vật tinh chế dạng lỏng; Ÿ Đường tinh luyện, đường thô; Ÿ Xe hai bánh, ba bánh gắn máy nguyên chiếc mới 100% và bộ linh kiện lắp ráp không có đăng ký tỷ lệ nội địa hóa; máy, khung xe hai bánh, ba bánh gắn máy các loại, trừ loại đi theo bộ linh kiện đã đăng ký tỷ lệ nội địa hóa; Ÿ Phương tiện vận chuyển hành khách từ 9 chỗ ngồi xuống loại 100% (bao gồm cả loại vừa chở khách, vừa chở hàng, có khoang chở hàng và khoang chở khách chung trong một cabin); Ÿ Xi măng pooc-lăng, đen và trắng. Qua đó ta có thể thấy Việt Nam đã đưa ra biện pháp quản lý định lượng – phi thuế quan theo một lịch trình cắt giảm cụ thể trong vòng 5 năm từ 2001 đến 2005. Đây là một sự cải cách tiến bộ không thể phủ nhận khi đưa ra trong các cuộc thương lượng, đàm phán với các tổ chức quốc tế. Có thể nói, chính sách quản lý xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng mang tính chất chỉ định, minh bạch hóa, phù hợp với các quy định của WTO và trực tiếp phục vụ cho việc hoạch định kế hoạch phát triển và hoạt động dài hạn của các doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam. Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/2006 (thay cho Nghị định 57/1998 mà cứ 5 năm một lần, Thủ tướng phải ký quyết định ban hành cơ chế quản lý điều hành xuất nhập khẩu cho từng giai đoạn) theo tinh thần của cam kết bãi bỏ các biện pháp hạn chế nhập khẩu dưới hình thức hạn ngạch và giấy phép nhập khẩu mang tính hạn chế tại thời điểm gia nhập WTO. Bắt đầu từ năm 2006, chỉ còn 3 nhóm hàng nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ thương mại có liên quan đến các hiệp định ký kết giữa Việt Nam với nước ngoài và những mặt hàng có ảnh hưởng đến đời sống xã hội như xe máy phân khối lớn và sung, đạn thể thao. 4 nhóm hàng khác cấp giấy phép theo chế độ hạn ngạch thuế quan. Các nhóm hàng do các bộ chuyên ngành quản lý bằng giấy phép theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP về cơ bản cũng phù hợp với những quy định cho phép nước thành viên đang phát triển và kém phát triển của WTO được thực hiện, đều nằm trong trường hợp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ động thực vật hoang dã, quý hiếm, hoặc thực hiện chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống. Do tình trạng nhập siêu ồ ạt, Bộ Công Thương đã chính thức ban hành Quyết định số 24/2008/QĐ-BCT. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép nhập khẩu tự động dưới hình thức xác nhận đăng ký nhập khẩu cho mỗi lô hàng. Việc xác nhận đăng ký nhập khẩu sẽ do Vụ trưởng hoặc các Phó vụ trưởng Vụ xuất nhập khẩu thực hiện. Việc tiếp tục kiểm soát nhập khẩu đối với hàng tiêu dung là một trong những biện pháp của Bộ Công thương nhằm làm giảm hiện tượng nhập siêu. Tuy nhiên, quy định mới đã giảm bớt số mặt hàng bị áp dụng chế độ cấp giấy phép tự động, c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO.doc
Tài liệu liên quan