Khóa luận Một số biện pháp cải tiến quy trình nhập khẩu hàng hoá của công ty xuất nhập khẩu hàng không - AIRIMEX

 

Lời nói đầu

Chương I: Nội dung và yêu cầu đối với quy trình nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng không

1. Nội dung quy trình nhập khẩu

1.1. Khái niệm về quy trình nhập khẩu

1.2. Các bước tiến hành trong quy trình nhập khẩu

1.2.1. Nghiên cứu thị trường

1.2.2. Công tác chuẩn bị ký kết hợp đồng

1.2.3. Đàm phán ký kết hợp đồng

1.2.4. Ký kết hợp đồng

1.2.5. Thực hiện hợp đồng

2. Đặc điểm hàng hoá hàng không và yếu tố tác động tới quy trình nhập khẩu hàng hoá

2.1. Hàng không và đặc điểm trang thiết bị hàng hoá của ngành hàng không

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình nhập khẩu hàng hoá chuyên ngành hàng không

2.3. Các yêu cầu đặt ra đối với quy trình nhập khẩu hàng hoá hàng không

 

Chương II: Thực trạng quy trình nhập khẩu hàng hoá hàng không của công ty Airimex

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty xuất nhập khẩu hàng không Airimex

1.1. Sù ra đời của công ty

1.2. Chức năng của công ty

1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty

1.4. Tình hình chung về hoạt động kinh doanh của công ty

 

2. Đặc điểm quy trình nhập khẩu của công ty Airimex

2.1. Đặc điểm kinh doanh nhập khẩu hàng hoá của công ty Airimex

2.2. Mặt hàng nhập khẩu và các nhà cung cấp chính

2.2.1. Mặt hàng nhập khẩu

2.2.2. Các nhà cung ứng

2.3. Đặc điểm quy trình nhập khẩu hàng hoá tại công ty Airimex

2.3.1. Đối với nhập khẩu hàng uỷ thác

2.3.2. Nhập khẩu hàng tự kinh doanh

 

Chương III: Một số biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hoá của công ty Airimex

1. Mục tiêu và phương hướng của công ty về nhập khẩu trong thời gian tới

2. Đánh giá thực trạng về quy trình nhập khẩu của công ty

2.1. Ưu điểm

2.2. Nhược điểm

3. Một số giải pháp nhằm cải tiến quy trình nhập khẩu hàng hoá của công ty

3.1. Giải pháp hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác đàm phán và ký kết hợp đồng

3.3. Giải pháp hoàn thiện và điều chỉnh chiến lược kinh doanh

- KẾT LUẬN

- PHỤ LỤC

- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5231 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số biện pháp cải tiến quy trình nhập khẩu hàng hoá của công ty xuất nhập khẩu hàng không - AIRIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nhiều. Đồng thời mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng cũng là một trong các hình thức Marketing đáng chú ý. Đặc biệt là với doanh nghiệp hoạt động nhập khẩu chuyên ngành hàng không vì ngành hàng không là ngành độc quyền, số lượng khách hàng tương đối Ýt vì vậy nếu có được sự làm ăn tin tưởng thì hầu như là giảm được toàn bộ chi phí cho đàm phán và ký kết hợp đồng. Yếu tố ảnh hưởng này chúng ta hoàn toàn có thể tác động tới và tạo ra cho nó những ảnh hưởng trở lại một cách tích cực, vì vậy phối hợp cùng với biện pháp cải tiến về tổ chức cơ cấu chúng ta cần cải thiện cả về mối quan hệ với khách hàng cho ngày càng tốt đẹp. Nói tóm lại, đây là những yếu tố chính tác động lên quy trình nhập khẩu của doanh nghiệp tham gia nhập khẩu hàng hoá chuyên ngành hàng không. Tuy nhiên chúng ta phải hiểu rằng ở đây có mối quan hệ biện chứng với nhau không thể chú ý tới yếu tố chủ quan mà quên đi rằng còn có yếu tố khách quan, nhưng không thể quá ỷ lại vào các nhân tố khách quan mà không cố gắng cải tiến các yếu tố chủ quan. Các yêu cầu đặt ra đối với quy trình nhập khẩu hàng hoá hàng không Bảo đảm thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu Quy trình nhập khẩu đạt ra phải tạo điều kiện cho các công tác diễn ra suôn sẻ. Muốn đạt được như vậy, trước hết mọi phía tham gia vào quá trình này đều phải thực hiện đúng theo nguyên tắc thực hiện hoạt động nhập khẩu. Trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay tính thuận lợi trong quy trình sẽ tạo ra được những lợi thế cạnh tranh cho công ty đối với khách hàng hoặc cho đối tác trong giao dịch để có thể từ đó mang lại cho mình những hiệu quả khác. Đồng thời khi tạo ra thuận lợi cho khách hàng thì chính công ty đã lập ra cho mình một quy trình nhập khẩu hoàn thiện, tốn Ýt chi phí và hiệu quả cao. Đầu tiên, để quy trình diễn ra thuận lợi phải nắm rõ được nhu cầu thực chất của khách hàng để từ đó tìm ra các nhà cung cấp cho phù hợp. Nhu cầu này có thể tìm hiểu bằng nhiều phương pháp khác nhau để có thể tận dụng được hết các khả năng sẵn có của mình. Nhu cầu được tìm hiểu thông qua đội ngũ cán bộ, thông qua nguồn tin không chính thức, nhu cầu được tìm hiểu thông qua tìm hiểu phương hướng kế hoạch của công ty bạn. Trong công tác chuẩn bị kí kết hợp đồng để công việc diễn ra thuận lợi thì điều cần đặt ra là chúng ta cũng là phải chuẩn bị thật đầy đủ thông tin về khách hàng mà chúng ta đang có ý định đi tới ký kết hợp đồng. Nói tóm lại, yêu cầu thuận lợi trong quy trình nhập khẩu hàng hoá chuyên ngành hàng không là rất cần thiết không chỉ là đối với ngành hàng không mà còn đối với nhiều ngành nghề khác. Để tạo ra được thuận lợi này trước hết là do công ty tham gia các giao tiếp thương mại đúng theo các quy cách xử sự của luật pháp và các quy định xử sự chung, sau đó là đến khả năng nội lực của công ty tìm hiểu các thông tin của các đối tác để đưa ra các biện pháp thích hợp. Bảo đảm hiệu quả Quy trình nhập khẩu thực chất là một “công nghệ sản xuất” của một doanh nghiệp làm công tác xuất nhập khẩu, vì vậy việc làm cho quy trình nhập khẩu mang lại hiệu quả cũng có thể hiểu tương tự như việc các doanh nghiệp sản xuất thông qua công nghệ sản xuất tiên tiến để đạt được những hiệu quả trong công việc. Hiệu quả trong quy trình nhập khẩu không chỉ ảnh hưỏng to lớn tới bản thân công ty mà nó còn có tác động mạnh tới hệ thống máy móc của toàn ngành hàng không và lợi Ých kinh tế đất nước, vì vậy khi xem xét vấn đề hiệu quả này công ty càng cần phải chú trọng hơn nữa. Hiệu quả trước hết sẽ mang lại cho bản thân công ty nhiều lợi Ých, lợi Ých đó chính là cái mục tiêu công ty đã đạt ra trong công tác nhập khẩu. Xét hiệu quả trong công tác chuẩn bị kí kết và đàm phán là chính. Vì vậy muốn đạt được hiệu quả hay thành công trong việc ký kết một hợp đồng xuất nhập khẩu thì công ty cần phải xem xét kỹ các khẩ năng có thể xảy ra đề có thể thành công trong đàm phán ký kết hợp đồng. Yêu cầu gắn quy trình nhập khẩu với nhu cầu và đáp ứng kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp Quy trình nhập khẩu đạt được hiệu quả tức là nó phải làm thoả mãn được nhu cầu của khách hàng hay đạt được mức độ yêu cầu của bản thân doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay hàng hoá sản xuất ra hay đối với công ty là hàng hoá nhập khẩu về phải làm sao đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì công ty mới có thể tồn tại đó là điều kiện tiên quyết cho hoạt động nhập khẩu của công ty. Quy trình nhập khẩu cần phải gắn với nhu cầu và đáp ứng kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp là vì chỉ có gắn với các nhu cầu này thì việc nhập khẩu của doanh nghiệp mới thực sự mang mét ý nghĩa của một công ty trực thuộc Tổng công ty làm một nhiệm vụ phục vụ cho các đơn vị bạn trong cùng Tổng công ty Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong mọi thời điểm thì không chỉ khách hàng phải có các yêu cầu kịp thời cho công ty mà còn là sự chuẩn bị chu đáo của công ty sẵn sàng cho các khoản mục mà khách hàng thường nhu cầu. Có được sự chuẩn bị này được hợp lý với khả năng của mình thì một lần nữa lại đòi hỏi nội lực của công ty trong công tác chuẩn bị về thông tin. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY AIRIMEX QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XNK HÀNG KHÔNG AIRIMEX. 1.1. Sù ra đời của công ty Ngành hàng không dân dụng Việt nam là ngành kinh tế mũi nhọn, đặc thù phục vụ chở khách và các hình thức vận tải khác, phục vụ mục đích chính trị đặc biệt phục vụ nền kinh tế, thăm dò địa chất, chụp ảnh, chụp bản đồ. Ngành hàng không là ngành kinh tế mang tính chất khai thác sản phẩm của ngành công nghiệp kỹ thuật công nghệ cao. Vì vậy, yếu tố đồng bộ, khép kín cho một chuyến bay là hết sức nghiêm ngặt, mục tiêu an toàn tuyệt đối là mục tiêu cao nhất của ngành hàng không dân dụng Việt nam. Ngoài yếu tố tinh thần trách nhiệm cao, để đạt được mục tiêu này nó còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố vật chất kỹ thuật như phương tiện bay, các công cụ bay, các thiết bị khác của các ngành có liên quan đến ngành hàng không Việt nam. Hiện nay tất cả các thiết bị này đều phải nhập ngoại, nhập từ các nước có nền công nghiệp phát triển, hoặc đại lý bán sản phẩm hàng không của các nước phát triển đặt tại các nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới. Trước năm 1986, ngành hàng không Việt nam nhập khẩu máy bay, động cơ trang thiết bị, phụ tùng máy bay, trang thiết bị quản lý bay đều thông qua MACHINO IMPORT (phòng kỹ thuật thuộc Bộ quốc phòng). Từ sau năm 1986, ngành dần dần đi vào thực hiện cơ chế tự nhập, và từ năm 1990 cho tới nay ngành hoàn toàn thực hiện cơ chế tự nhập (kể cả xăng dầu cho máy bay). Công việc nhập khẩu này được giao cho công ty Airimex thực hiện trên cơ sở chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của ngành hàng không (nay là Tổng công ty hàng không Việt nam). Thông qua việc tự nhập, công ty đã đưa ra các giải pháp, phương án hợp lý có lợi cho công ty và phía người uỷ thác xuất nhập khẩu, bởi vì công ty có đội ngũ cán bộ hiểu sâu sắc về kỹ thuật hàng không và nghiệp vụ ngoại thương. Do đó hoạt động xuất nhập khẩu các trang thiết bị ngành hàng không thông qua công ty AIRIMEX thường đạt kết quả cao, chất lượng của hàng nhập đảm bảo đúng với quy cách yêu cầu, tạo điều kiện thực hiện nhanh chóng thủ tục đăng ký, đăng kiểm theo đúng yêu cầu kỹ thuật của tổ chức hàng không thế giới ICAO (Interrnational Civil Aviation Organization), và ngoại trừ được những khiếm khuyết phi nhập khẩu thông qua MACHINO IMPORT. Thông qua kết quả và kinh nghiệm xuất nhập khẩu của công ty, chứng tỏ công ty có thể đảm bảo đầy đủ khả năng xuất nhập khẩu và thực hiện đầy đủ các định luật về xuất nhập khẩu. Qua đó tạo điều kiện tốt cho việc quy tụ đầu mối xuất nhập khẩu và giúp nhà nước quản lý tốt đưọc hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu các trang thiết bị hàng không nói riêng. Nhận thức được sự cần thiết phải có một bộ phận hoạt động chuyên sâu về xuất nhập khẩu trang thiết bị hàng không, và căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ phát triển ngành hàng không Việt nam, Cục trưởng Cục hàng không dân dụng đã ký quyết định số 197/TCHK thành lập Công ty xuất nhập khẩu chuyên ngành hàng không - AIRIMEX ngày 21 tháng 03 năm 1989 với tiền thân là phòng vật tư kỹ thuật của Cục hàng không. Trước thời gian này, mọi nhu cầu về trang thiết bị ngành hàng không đều do phòng vật tư kỹ thuật xem xét và dự báo nhưng lại phải xuất nhập uỷ thác thông qua MACHINO IMPORT. Từ năm 1986 đến năm 1989, các dịch vụ xuất nhập khẩu được dần chuyển qua cho phòng vật tư kỹ thuật Cục hàng không dân dụng Việt nam thực hiện. Sau khi có quyết định thành lập Công ty Airimex sè 197/TCHK (ngày 21/3/1989), các dịch vụ này được Công ty Airimex đảm nhận thực hiện. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 1/6/1989. Trong thời gian từ ngày 1/6/1989 đến ngày 8/7/1993 công ty hoạt động trực thuộc Cục hàng không dân dụng Việt nam nay là Tổng công ty hàng không dân dụng Việt nam (Vietnam Airlines Corporation). Trong thời gian này, mọi hoạt động của công ty đều phải liên quan, thông qua các phòng ban của Cục hàng không dân dụng Việt nam như phòng kế hoạch, tài chính ..., việc thanh toán, hạch toán quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hoàn toàn do phòng tài chính kế toán của cục hàng không dân dụng đảm nhiệm. Công ty chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ và thủ trưởng Cục hàng không, ngoài ra công ty còn chịu sự chỉ đạo của Bộ kinh tế đối ngoại và ngoại thương nay là Bộ Thương mại. Do chịu sự quản lý trực tiếp của Cục hàng không dân dụng, nên mỗi một một thương vụ xuất nhập khẩu công ty phải liên quan đến rất nhiều các phòng ban làm mất nhiều thời gian và bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Với tầm quan trọng của các trang thiết bị nhập khẩu phục vụ cho ngành kinh tế đặc biệt - ngành hàng không dân dụng Việt nam, để đảm bảo tốt nhiệm vụ của mình, đến cuối năm 1992 công ty đã làm đơn xin thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng không với tư cách hoạt động hạch toán độc lập trực thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của Cục hàng không dân dụng Việt nam. Ngày 19/12/1992 công ty đã gửi đơn lên bộ giao thông vận tải. Ngày 8/7/1993, với quyết định số 10/KHVN công ty được chính thức hạch toán độc lập trực thuộc Cục hàng không chỉ đạo và quản lý. Trước năm 1995, công ty Airimex trực thuộc Cục hàng không dân dụng Việt Nam, theo quyết định số 328/TTG và nghị quyết 04/CP của thủ tướng chính phủ về việc thành lập và phê chuẩn tổ chức và hoạt động của Tổng công ty hàng không Việt nam (Tên giao dịch quốc tế là: Vietnam Airlines Corporation). Công ty Airimex trực tiếp được sự chỉ đạo quản lý của Tổng công ty hàng không Việt nam từ ngày 27/1/1996. Chức năng của Công ty Công ty Airimex được Cục hàng không cho phép trở thành một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, có đủ tư cách pháp nhân, được mở tài khoản ngoại tệ và tài khoản tiền Việt tại Ngân hàng nhà nước Việt nam. Công ty được sử dụng con dấu riêng và với tổng số vốn pháp định là 91.131 triệu đồng. Với tư cách là một doanh nghiệp kinh doanh, Công ty còn có quyền chủ động khai thác và tìm nguồn hàng khác nếu có cơ hội. Công ty Airimex có những chức năng và nhiệm vụ sau: Thực hiện hạch toán độc lập Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch XNK dài hạn và ngắn hạn, đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật máy bay, trang thiết bị mặt đất, dầu mỡ và các yêu cầu khác. Thực hiện tốt các chỉ tiêu XNK do Cục hàng không dân dụng Việt nam giao. Xây dựng cơ chế XNK những máy bay, phụ tùng thiết bị, kịp thời thay thế những sản phẩm nếu thấy không phù hợp với yêu cầu phát triển hoặc kém hiệu quả. Xây dựng cơ chế và tổ chức thực hiện tái nhập theo quy định và giấy phép phù hợp với pháp luật nhà nước. Tổ chức thực hiện cơ chế nhập uỷ thác cho các đơn vị tổ chức trong Cục hàng không, các hãng, sân bay, công ty thuộc Hàng không Việt nam và các hãng dịch vụ hàng không khác. Nghiên cứu thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả, chất lượng hàng nhập và kỹ thuật mua bán, mở rộng thị trường quốc tế nhằm góp phần thu ngoại tệ cho ngành và phát triển của ngành. Thực hiện các cam kết trong hoạt động mua bán ngoại thương và các hoạt động có liên quan đến hoạt động XNK của công ty. Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý XNK và giao dịch hối đoái, đề xuất với cấp trên các vấn đề liên quan đến chất lượng kỹ thuật và trang thiết bị của ngành hàng không. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế theo quy định của nhà nước. Cơ cấu tổ chức của công ty Tổ chức bộ máy của công ty Bộ máy quản lý của công ty được trình bày trên sơ đồ 1: Sơ đồ 1 : Sơ đồ vận hành của Công ty XNK Hàng không TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM Phã gi¸m ®èc 1 Phã gi¸m ®èc 2 Phßng KÕ to¸n GIÁM ĐỐC CÔNG TY AIRIMEX Phòng Kinh doanh Phòng nghiệp vụ II ( XNK thiết bị trên không) Phòng nghiệp vụ I ( XNK thiết bị mặt đất) Phòng kế hoạch hành chính nhân lực Các đại diện khác Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Phòng kế hoạch - Hành chính - Tổ chức Lập kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu hàng năm và kế hoạch dài hạn về công tác đào tạo bồi dưỡng lực lượng lao động. Quản lý, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng quỹ thời gian, hiệu quả lao động của toàn Công ty. Triển khai thực hiện các công văn chỉ thị của Tổng công ty, quản lý và thực hiện các nhiệm vụ về hành chính, văn thư lưu trữ, bảo mật theo qui định hiện hành. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động tiếp thị, quan hệ khách hàng, tìm đối tác trong hoạt động kinh tế. Tổ chức bộ phận giao nhận có trình độ, bảo vệ quản lý kho hàng tốt. Phòng nghiệp vụ I và II. Phòng nghiệp vụ I: Kinh doanh xuất khẩu trang thiết bị mặt đất sân bay, nhà ga, thiết bị phục vụ khai thác vận chuyển tại sân đậu, sân khai thác thuộc khu vực sân bay. Thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu thiết bị mặt đất phục vụ trạm, xưởng, kỹ thuật, khu chế biến, …. Thực hiện nhiệm vụ xuất nhập khẩu trang thiết bị, kể cả các thiết bị đồng bộ cho ngành quản lý bay. Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu khác. Phòng nghiệp vụ II: Kinh doanh xuất nhập khẩu toàn bộ những nội dung liên quan đến máy bay, động cơ, tạm nhập tái xuất máy bay, đại tu sửa chữa máy bay, động cơ. Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị phụ tùng cho máy bay, động cơ cho trạm, xưởng sửa chữa bảo dưỡng máy bay động cơ. Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu khác. Hai phòng nghiệp vụ chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về công tác tiếp thị, nắm chắc đầy đủ các thông tin về bạn hàng, khách hàng. Kết luận đầy đủ các khả năng của đối tác khi tiến hành hợp đồng và trong quá trình thực hiện hợp đồng. Các phòng nghiệp vụ chủ động lập kế hoạch hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu (kế hoạch năm và kế hoạch điều chỉnh 6 tháng cuối năm). Lập chương trình kế hoạch và thường xuyên xác lập quan hệ với các đơn vị nhập khẩu uỷ thác. Đặc biệt giải quyết các tồn tại vướng mắc trong các hợp đồng nhập khẩu, bảo hành, bảo hiểm. Phòng tài chính kế toán Lập kế hoạch tài chính (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) Định kỳ theo quy định lập bảng phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp cho Giám đốc Công ty. Phòng tài chính kế toán là một thành viên chính thức của Công ty trong việc tiến hành các bước theo quy định hiện hành của việc xác lập, ký kết thực hiện, thanh lý hợp đồng nhập khẩu và các hợp đồng kinh tế khác mà Công ty có trách nhiệm pháp lý liên quan. Theo dõi hợp đồng lao động nhập khẩu, hợp đồng kinh tế khác, luôn bảo đảm tài chính để thực hiện tiến độ hợp đồng. Hợp đồng chặt chẽ, đoàn kết có nguyên tắc với các đồng nghiệp, các phòng các bộ phận của công ty. Mở rộng quan hệ hợp tác, quan hệ đối ngoại với khách hàng, các đơn vị quản lý cấp trên, đặc biệt với các ngân hàng, bảo hiểm. Phòng kinh doanh Nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch, tổ chức kinh doanh có hiệu quả đúng luật pháp quy định và phù hợp chủ trương, kế hoạch sản xuất kinh doanh và các quy định của Công ty. Kinh doanh xuất nhập khẩu ngoài ngành theo quy định tại Quyết định số 1173 QĐ/TCCB-LĐ ngày 30/7/1994 và theo điều 2 tại quyết định số 847 QĐ/CAV. Kinh doanh xuất nhập khẩu ngoài dây truyền đồng bộ của Hàng không dân dụng Việt Nam nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp của Hàng không dân dụng Việt Nam, kinh doanh xuất nhập khẩu trong dây truyền đồng bộ khi được Giám đốc giao nhiệm vụ cụ thể. Kinh doanh xuất nhập khẩu khác thuộc các ngành hàng được Bộ Thương mại cho phép theo hạn ngạch, giấy phép chuyến, xuất nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị khác ngoài ngành, ngoài dây chuyền Hàng Không. Chi nhánh phía Nam Chi nhánh là một bộ phận của Công ty là đại diện của Giám đốc Công ty thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quyền hạn và mọi hoạt động được giao. Mở rộng hoạt động tìm kiếm bạn hàng, nguồn hàng có độ tin cậy cao Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện cam kết hợp đồng, giao nhận, thanh lý hợp đồng mà Tổng công ty đã ký kết với đối tác trong và ngoài nước đảm bảo cho khách hàng phía Nam. Ban giám đốc Có nhiệm vụ tổ chức điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty hàng không và tập thể công ty. Tình hình chung về hoạt động kinh doanh của Công ty Trong những năm hoạt động vừa qua từ 01/06/1989 cho đến khi công ty trở thành đơn vị hạch toán độc lập 08/01/1993. Mặc dù công ty đã gặp phải không Ýt khó khăn nh­ tình hình chính trị thế giới, quá trình mở cửa, kinh tế thị trường ở trong nước nhưng công ty đã đạt được những thành tích đáng kể. Cụ thể các thành quả của Công ty trong mấy năm gần đây là: Biểu 1 : Kết quả kinh doanh 3 năm gần đây (1999-2001) Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Tổng doanh thu 11.523.800.118 13.389.056.054 13.804.909.602 DT bán hàng NK 8.209.075.501 9.729.854.640 10.402.960.4 DT hoạt động d.vụ 3.314.724.617 3.659.201.414 3.401.949.4 DT uỷ thác NK 2.435.662.343 2.899.132.916 2.718.451.5 DT uỷ thác v.chuyển 586.572.499 405.543.768 305.977 Hoa hồng bán vé MB 292.489.775 354.524.730 377.520 Thông qua bán hàng trên ta nhận thấy chỉ tiêu tổng doanh thu của Công ty được tạo bởi doanh thu bán hàng nhập khẩu và doanh thu từ các hoạt động dịch vụ. Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ bao gồm doanh thu do uỷ thác nhập khẩu, doanh thu do uỷ thác vận chuyển và hoa hồng bán vé máy bay. Năm 1997 là năm nền kinh tế nước ta đang phát triển với tốc độ trung bình, ngành hàng không nói riêng đã đi vào thế ổn định, do không còn nhập thêm máy bay như thời kỳ những năm 1994-1995. Vì thế năm 1999, công ty chiếm đạt doanh thu là: 11.523.800.118 VND trong đó doanh thu bán hàng nhập khẩu là 8.209.075.501 VND chiếm 71,24% tổng doanh thu và doanh thu từ hoạt động dịch vụ là 3.314.724.617 VND chiếm 28,76% tổng doanh thu. Sang năm 2000, tổng doanh thu của công ty đạt 13.389.056.054VND tăng so với năm 1999 là 16 con số này phản ánh tốc độ của hoạt động Công ty là trung bình so với tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước, điều này cũng chỉ ra công ty đang đi vào thế ổn định trong giai đoạn này. Doanh thu từ hoạt động nhập khẩu năm 2000 đạt 9.729.854.640 VNĐ chi 72,67% và doanh thu từ dịch vụ là 3.659.201 chiếm 27,33% tổng doanh thu. Năm 2001, tổng doanh thu của công ty cũng chỉ đạt 13.804.909.687 tăng so với năm 2000 là 3,1. Doanh thu từ hoạt động nhập khẩu là 10.402.960.4 chiếm 75,36% doanh thu từ hoạt động dịch vụ 3.401.949.4 VNĐ chiếm 24,64% tổng doanh thu. Trong mấy năm gần đây có sự giảm sút doanh thu so với thời kỳ trước là do Vietnam Airlines đã nhập khẩu tương đối lượng máy bay cần thiết và một nguyên nhân nữa là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính ở Châu Á, làm cho kinh tế của toàn bộ Châu Á bị giảm sút dẫn tới sự chậm lại của kinh tế Việt nam nói chung và Công ty Airimex nói riêng. Mặc dù vậy nhưng cũng phải nói rằng Công ty đã vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành vượt mức kế hoạch. Nộp ngân sách mỗi năm xấp xỉ 2 tỷ đồng. Lợi nhuận thuế đạt được khoảng từ 500 – 800 triệu mỗi năm. Biểu 2 : Lợi nhuận của công ty trong 3 năm (1999-2001) Đơn vị VND Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Lợi nhuận SXKD 253.391.825 77.066.574 217.965.4 Lợi nhuận từ HĐTC 1.217.580.620 980.678.556 963.415.8 Lợi nhuận bất thường 190.384.415 213.665.489 124.635.9 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.661.626.896 1.289.410.619 1.306.107.2 Vốn của công ty AIRIMEX Ngày 1/7/1993, khi công ty Airimex chính thức được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu với tổng số vốn kinh doanh là 11.567.7 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 2.567.7 triệu đồng và vốn lưu động là 9 tỷ đồng. Nguồn vốn ban đầu này của công ty được hình thành từ hai nguồn là ngân sách nhà nước và từ vốn tự có của Cục hàng không dân dụng Việt nam. Vốn ngân sách cấp 4.551.6 triệu đồng Vốn tự có: 7.016.1 triệu đồng Qua năm năm hoạt động vốn của công ty đã có sự tăng trưởng đáng kể, ta có thể nhận thấy thông qua bảng cân đối kế toán năm 2001. Bảng cân đối kế toán (31 tháng 12 năm 2001) Tài sản Mã sè Đầu năm Cuối năm 2 3 4 5 A- TSLĐ và ĐT ngắn hạn 100 55.061.055.858 61.105.731.567 Tiền 110 29.590.160.340 33.628.533.403 Tiền tại quỹ (cả ngân phiếu) 111 178.926.145 180.965.008 Tiền gửi ngân hàng 112 21.008.163.577 25.814.673.219 Tiền đang chuyển 113 8.403.100.618 7.623.895.176 Các khoản phải thu 130 25.078.284.118 26.492.256.338 Phải thu của khách hàng 131 18.805.672.908 21.903.814.686 Trả trước người bán 132 853.175.760 160.284.932 Phải thu nội bộ 133 5.419.435.450 4.428.156.720 Vốn KD ở đơn vị trực thuộc 1331 5.419.435.450 4.428.156.720 Hàng tồn kho 140 28.890.000 28.890.000 Nguyên vật liệu tồn kho 142 28.890.000 28.890.000 Tài sản lưu động khác 150 363.691.400 956..051.826 Tạm ứng 151 345.440.550 930.185.672 Chi phí trả trước 152 18.250.850 25.866.154 B-Tài sản CĐ và ĐT dài hạn 200 3.989.411.433 3.810.436.565 Tài sản cố định 210 2.389.411.433 2.210.436.565 Tài sản cố định hữu hình 211 3.289.800.475 2.210.436.565 Nguyên giá 212 900 3.381.622.427 Hao mòn luỹ kế 213 900.389.042 1.171.185.862 Đầu tư tài chính dài hạn 220 1.600.000.000 1.600.000.000 Góp vốn liên doanh 222 1.600.000.000 1.600.000.000 Tổng tài sản 250 59.050.467.291 64.916.168.132 Nguồn vốn Mã sè Đầu năm Cuối năm A- Nợ phải trả 300 41.865.272.725 47.377.101.099 Nợ ngắn hạn 310 41.865.272.725 47.377.101.099 Phải trả người bán 313 21.130.954.180 24.630.134.145 Người mua trả trước 314 11.756.932.220 14.835.216.874 Thuế và nộp nhà nước 315 380.107.620 502.855.180 Trả nội bộ 317 6.125.268 42.379.165 Phải trả khác 318 8.591.153.437 7.366.515.735 B- Nguồn vốn chủ sở hữu 400 17.185.194.566 17.539.067.033 Nguồn vốn quỹ 411 8.388.410.800 8.388.410.800 Chênh lệch tỷ giá 413 216.340.318 672.416.193 Quỹ đầu tư phát triển 414 4.762.105.151 5.149.805.192 Quỹ dự phòng tài chính 415 40.009.490 104.603.189 Quỹ dự phòng mất việc làm 416 19.614.380 44.641.385 Lãi chưa phân phối 417 0 0 Quỹ khen thưởng và phúc lợi 418 2.158.714.427 1.579.145.274 Nguồn vốn đầu tư XDCB 419 1.600.000.000 1.600.000.000 Tổng nguồn vốn 430 59.050.467.291 64.916.168.132 Nh­ vậy tới cuối năm 2001 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là 17.539.067.033 đồng tăng hơn so với năm 1995 là 5.917.367.033 đồng. Tuy nhiên, cũng thông qua bảng cân đối kế toán ta có thể nhận thấy là tình hình hoạt động của công ty có thể đang gặp khó khăn do đó công ty có vay ngân hàng trong phần nợ phải trả. 2. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY AIRIMEX Đặc điểm kinh doanh nhập khẩu hàng hoá của công ty Airimex Thực chất từ trước đến nay cũng chưa có văn bản nào của Nhà nước quy định cụ thể về quy trình nhập khẩu về hàng hoá chuyên ngành hàng không nhưng đối với công ty khi tham gia các hoạt động nhập khẩu cũng phải tuân theo những quy định nhất định. Nhà nước quản lý về nhập khẩu thông qua quản lý hạn ngạch hay quản lý thông qua cấp giấy phép từng chuyến. Đối với công ty AIRIMEX thì khi tham gia hoạt động nhập khẩu đều phải cấp giấy phép cho từng chuyến bởi vì đây là những loại hàng chuyên dụng đặc biệt. Theo nh­ thông tư số 04/TM-XNK ban hành ngày 04/04/1994 về hướng dẫn thi hành quyết định số 78/TTg của Thủ tướng chính phủ về “Điều hành công tác xuất nhập khẩu” thì mọi hàng hoá sau đây khi nhập khẩu đều phải xin giấy phép chuyến: Hàng nhập khẩu để làm gia công Hàng nhập khẩu để góp vốn (bao gồm công nghệ được chuyển giao) theo dự án đầu tư nước ngoài. Hàng quá cảnh Hàng nhận uỷ thác nhập khẩu cho nước ngoài Hàng viện trợ và vay nợ Công ty muốn có được giấy phép thì phải xuất trình: Hợp đồng uỷ thác hoặc những văn bản có giá trị như hợp đồng Thư tín dụng L/C (nếu thanh toán bằng L/C) Mét trong những vấn đề cũng tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty AIRIMEX là những quy định về việc quản lý giá trong hoạt động xuất nhập khẩu của chính phủ. Mặc dù về nguyên tắc thì Nhà nước vẫn đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp có quyền tự quyết định về giá trong hợp đồng mua và bán ngoại thương, nhưng để đảm bảo cho lợi Ých quốc gia cũng như tránh được sự lãng phí về ngoại tệ thì giá cả trong các hợp đồng mua bán ngoại thương phải tuân thủ theo các quy tắc sau: Phù hợp với giá cả thế giới Phù hợp với chính sách giá của Nhà nước Phù hợp với mức giá tối đa, tối thiểu đối với một số hàng hoá quan trọng có kim ngạch lớn Xăng dầu là một trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 128.doc
Tài liệu liên quan