Tại Việt Nam hệ thống Toà án được giao thẩm quyền xét xử các vụ xâm phạm quyền về SHCN, trong đó các tranh chấp liên quan đến yếu tố nước ngoài (có một hoặc cả hai bên tranh chấp là chủ thể nước ngoài) do Toà án TP Hồ Chí Minh và Toà án Hà Nội giải quyết. Tuy vậy, khác với nhiều nước, tại Việt Nam các Cơ quan hành chính cũng có thể tham gia vào các quá trình xử lý các vi phạm liên quan đến việc bảo hộ quyền SHCN, tuy rằng các Cơ quan đó không có thẩm quyền tương đương với hệ thống Toà án. Các Cơ quan như: Quản lý thị trường, Công an kinh tế,Thanh tra chuyên ngành về SHCN cũng có chung các đặc điểm sau trong việc xử lý các hành vi xâm phạm:
- Việc xử lý hành chính đối với các vi phạm quyền SHCN chủ yếu dựa vào các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính, nên việc xử lý nhằm chấm dứt các hành vi xâm phạm của các Cơ quan hành chính thường diễn ra trong thời gian ngắn, do vậy chủ quyền SHCN có nhiều thời gian hơn để có thể khai thác có hiệu quả các đối tượng SHCN.
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số biện pháp chủ yếu nhằm khai thác và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục SHCN, năm 2002)
Bảng 11: Số đối tượng SHCN được chuyển giao, chuyển nhượng
Năm
Chuyển giao quyền sở hữu
(li-xăng SHCN)
Chuyển nhượng quyền sở hữu
SC&GPHI
KDCN
NHHH
SC&GPHI
KDCN
NHHH
1995
9
1
74
-
-
-
1996
0
4
144
-
-
-
1997
1
7
213
-
-
-
1998
0
3
222
1
8
85
1999
0
1
229
12
5
376
2000
1
2
285
4
33
516
2001
1
3
307
8
42
535
Tổng số
12
21
1447
25
92
1736
(Nguồn: Cục SHCN, Công ty Investip, năm 2002)
SC&GPHI: sáng chế và giải pháp hữu ích
KDCN : kiểu dáng công nghiệp
NHHH: nhãn hiệu hàng hoá
Từ các số liệu trên ta thấy, việc khai thác hợp pháp quyền SHCN ở nước ta còn chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Phần lớn các doanh nghiệp chỉ sử dụng nó cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình chứ chưa đặt nó như là một tài sản có giá trị để góp vốn trong các liên doanh hoặc bán quyền sở hữu công nghiệp. Một số doanh nghiệp đã bước đầu biết khai thác yếu tố này nhưng lại không tiến hành các thủ tục đăng ký để được bảo hộ - đó là hình thức khai thác bán hợp pháp.
Khai thác bán hợp pháp:
Việc chuyển nhượng bán hợp pháp quyền SHCN ở Việt Nam diễn ra khá phổ biến đó là việc nhận li-xăng từ các hợp đồng gia công sản phẩm cho nước ngoài. Trường hợp này diễn ra nhiều nhất là ngành dệt may và giày dép. Việc nhận li-xăng hoàn toàn nằm trong các chiến lược kinh doanh, sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các li-xăng trong các hợp đồng gia công chỉ là các li-xăng không độc quyền và chỉ mang tính hình thức bán hợp pháp, nghĩa là các li-xăng này hoàn toàn không được đăng ký tại cơ quan quản lý Nhà nước theo luật định.
Bảng 12: Số lượng nhãn hiệu giám định tại phòng SHCN
Năm
Số lượng nhãn hiệu giám định phục vụ xuất nhập khẩu
1995
775
1996
400
1997
747
1998
689
1999
990
(Nguồn: Chi cục SHCN TP HCM, năm 2000)
Việc khai thác bán hợp pháp thường dẫn đến tình trạng tranh chấp về quyền SHCN. Theo thời gian, các khiếu nại về việc cấp Văn bằng bảo hộ cũng như vi phạm quyên SHCN ngày càng tăng. Năm 1995, số vụ khiếu nại về cấp văn bằng bảo hộ chỉ là 223 vụ thì năm 2001 đã là 348 vụ. Những vụ khiếu nại về việc vi phạm quyền SHCN cũng ngày càng gia tăng, năm 1995 chỉ là 52 vụ thì năm 2001 là 293 vụ. Các vụ tranh chấp và khiếu nại tập trung chủ yếu vào đối tượng là nhãn hiệu hàng hoá và do sự chuyển nhượng bán hợp pháp gây ra. Cục Sở hữu công nghiệp phải tiến hành đánh giá, kết luận về hành vi vi phạm và yêu cầu Toà án hoặc Quản lý thị trường, Công an kinh tế, Hải quan, Thanh tra, Khoa học-Công nghệ để đưa ra các quyết định xử lý. (Bảng 13)
Bảng 13: Khiếu nại về việc cấp Văn bằng bảo hộ
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
SC&GPHI
3
2
-
-
1
-
KDCN
2
10
5
21
9
4
7
NHHH
221
256
257
372
306
327
341
Tổng số
223
269
264
393
315
332
348
(Nguồn: Cục SHCN, năm 2002)
Bảng 14: Khiếu nại về việc SHCN
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
SC&GPHI
2
1
-
-
-
-
2
KDCN
14
39
32
20
41
60
93
NHHH
36
85
124
319
110
119
198
Tổng số
52
125
156
239
151
179
293
(Nguồn: Cục SHCN, năm 2002)
Khai thác bất hợp pháp:
Việc xâm phạm, khai thác bất hợp pháp quyền SHCN ở nước ta diễn ra rất phổ biến, dưới rất nhiều hình thức khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu ở sự vi phạm đối với nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp của một số mặt hàng mới xuất hiện hoặc mặt hàng được sự chú ý của đông đảo người tiêu dùng (chúng ta sẽ tham khảo một ví dụ về việc vi phạm này ở phần sau). Theo số liệu của Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh, trong hai năm 2000 và 2001 và năm tháng đầu năm 2002 đã kiểm tra xử lý 666 vụ hàng giả, trong đó có 409 vụ có liên quan đến SHCN (chiếm 61,4%).
Bảng 15: Số lượng các vụ sử dụng bất hợp pháp quyền SHCN
Năm
Tổng số văn bằng được cấp
Số vụ khiếu nại vi phạm quyền SHCN
SC&GPHI
KDCN
NHHH
SC&GPHI
KDCN
NHHH
1995
80
771
4592
2
14
36
1996
73
866
3931
1
39
85
1997
131
323
2486
0
32
124
1998
365
822
3111
0
20
219
1999
353
935
3798
0
41
110
(Nguồn: Chi cục SHCN thành phố Hồ Chí Minh, năm 2000)
Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, các số liệu khác cũng cho thấy tình trạng vi phạm quyền SHCN rất đáng báo động:
Từ năm 1995 đến ngày 31/12/1999, theo số liệu thống kê tại phòng Quản lý SHCN, số vụ sử dụng quyền SHCN bất hợp pháp là 410 vụ.
Từ năm 1993 đến 6/1996 tại cơ quan quản lý thị trường là 778 vụ về quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá và 32 vụ về kiểu dáng công nghiệp.
Từ năm 1990 đến 10/1996, tại cơ quan Cảnh sát kinh tế đã có 141 vụ về quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá và 5 vụ về kiểu dáng công nghiệp.
Từ năm 1989 đến năm 1998, tại Toà án dân sự thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý 39 vụ.
Năm 1999 phát hiện 190 vụ sản xuất và buôn bán hàng giả, chỉ riêng 4 tháng đầu năm 2000 đã có gần 80 vụ vi phạm.
Thực trạng việc xâm phạm quyền SHCN
Trong một vài năm gần đây, tệ nạn hàng giả-xâm phạm quyền SHCN xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Theo báo cáo, chỉ trong 6 tháng đầu năm 1999, lực lượng cảnh sát kinh tế cả nước đã điều tra khám phá 102 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền SHCN.
Đa số hàng giả là hàng vi phạm quyền SHCN:
Theo thông tư liên tịch số 10/2000, hàng giả bao gồm hàng giả về chất lượng, công dụng, hàng giả NHHH, KDCN, xuất xứ hàng hoá, tem, ấn phẩm dùng để sản xuất hàng giả...Thực tế lợi nhuận mà sản xuất, buôn bán hàng giả có được là do “ăn cắp” uy tín chất lượng, nhãn hiệu của cơ sở nổi tiếng. Do vậy mà hầu hết hàng giả là hàng vi phạm quyền SHCN.
Hàng giả luôn đa dạng về chủng loại, từ đơn giản rẻ tiền như nước chấm, bánh kẹo, nước giải khát...cho đến những mặt hàng sản xuất tinh vi đắt tiền như rượu, hàng điện tử, thuốc tây...Hàng hoá bị làm giả chủ yếu là lương thực, thực phẩm, đồ uống và giày dép, dược phẩm, mỹ phẩm, đồ điện và điện tử, vật liệu xây dựng. Đối tượng vi phạm chủ yếu là hàng giả nhãn hiệu và KDCN.
Về nguồn gốc, hàng giả có đủ loại:
Hàng nội giả hàng nội: trương hợp này chiếm đa số. Một số mặt hàng bị vi phạm nhiều như xe đạp Viha, diêm Thống Nhất, Thuốc lá du lịch, Vinataba, xà phòng, ống nhựa Tiền Phong...
Hàng nội giả hàng ngoại: gồm cả việc phần bao bì in tại Việt Nam và nước ngoài. Chẳng hạn một cơ sở trong nước sản xuất rau câu nhãn hiệu “Như ý” nhưng lại dán nhãn hiệu Thái Lan...
Hàng ngoại nhập lậu giả hàng ngoại thật: phổ biến là hàng Trung Quốc giả hàng nhập của Mỹ, Đức, Nhật...Một số ví dụ điển hình đó là hàng xe gắn máy được nhập khẩu từ Trung Quốc được bày bán trên thị trường Việt Nam với đủ loại nhãn hiệu các loại xe nổi tiếng.
Hàng ngoại giả hàng nội: chủ yếu là các mặt hàng như thuốc bảo vệ thực vật do nước ngoài sản xuất gắn nhãn mác Việt Nam...Chủ yếu cũng có xuất xứ từ những nước lân cận.
Cách thức làm hàng giả-xâm phạm quyền SHCN:
Để che giấu sự phát hiện của các cơ quan chức năng, các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả sử dụng mọi phương thức, thủ đoạn rất tinh vi.
Thông thường các đối tượng này sử dụng các bao bì, vỏ hộp của những sản phẩm, hàng hoá nổi tiếng rồi đóng hàng giả và đem đi tiêu thụ, ví dụ như các vỏ bao xi măng, vỏ bia...
Hơn nữa bằng kỹ thuật tinh xảo, họ còn in ấn các loại mẫu mã giống hệt hoặc tương tự với các sản phẩm có chất lượng, uy tín trên thị trường. Thậm chí còn in cả biểu tượng “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Cùng với làm giả hàng hoá, họ còn dùng giả tên thương mại của các cơ sở kinh doanh có uy tín. Chẳng hạn một số nơi sản xuất sữa chua quy mô nhỏ, làm thủ công đã treo biển “Vinamilk” để đánh lừa khách hàng.
Hàng giả được làm ra thường không dãn nhãn mác tại nơi sản xuất mà thường chỉ dãn nhãn mác trước khi bán cho người tiêu dùng nhằm tránh bị phát hiện. Với mục đích che giấu hành vi phạm pháp và dễ dàng phi tang khi bị kiểm tra, từ sản xuất tập trung, quy mô, những người sản xuất hàng giả đã chuyển sang phân tán và chia nhỏ công đoạn làm tới đâu tiêu thụ ngay đến đó, sản xuất tại các hẻm sâu, vùng ven đô, gần bờ ao, sông rạch...
Các cơ sở sản xuất này thường hoạt động vào ban đêm, vào những giờ cao điểm, nơi làm hàng giả được nguỵ trang, bảo vệ rất bí mật, thường được sản xuất dưới tầng hầm, trên gác thượng...nơi ít người để ý. Nhiều khi hàng giả được sản xuất trong nước, vận chuyển ra nước ngoài rồi mới đưa vào Việt Nam tiêu thụ, hoặc được sản xuất từ nước ngoài rồi nhập lậu vào Việt Nam.
Hàng giả thường được sản xuất đơn sơ, số lượng ít nhưng lại có rất nhiều đối tượng tham gia. Có loại được sản xuất và tiêu thụ với quy mô lớn, hình thành tổ chức, đường dây khép kín với mọi thủ đoạn tinh vi. Các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả đã triệt để lợi dụng sự cạnh tranh của cơ chế thị trường, nắm bắt kịp thời thị hiếu của người tiêu dùng để chọn những loại hàng khan hiếm, có uy tín chất lượng cao và theo từng thời điểm để tiến hành sản xuất, tiêu thụ. Do vậy trên thị trường hiện nay tình hình hàng giả đang lưu hành cạnh tranh ác liệt với hàng thật. Chẳng hạn có lúc mặt hàng Ajinomoto giả chiếm tới 50% thị phần cả nước, cá biệt có nơi như Bà Rỵa-Vũng Tàu, chỉ trong 6 tháng đầu năm 1999, bột ngọt Ajinomoto giả có lúc chiếm tới 90% thị phần (theo Thời báo kinh tế Việt Nam, số 94 năm 1999).
Thực trạng này đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn do phải cạnh tranh với hàng giả. Công ty bút bi Thiên Long cho biết năm 1997, 20% sản phẩm của công ty bị xâm phạm về KDCN, 5% về NHHH. Năm 1998 các con số này là 25% và 10%. Sang năm 1999, chỉ trong 8 tháng đầu năm các con số này được phát hiện đã lên tới 35% và 15% (theo Báo cáo hàng năm, năm 1999 của công ty Thiên Long)
Địa bàn sản xuất, buôn bán hàng giả-xâm phạm quyền SHCN:
Nói chung hàng giả xuất hiện ở mọi nơi, thường được đem tiêu thụ ở những thị trường lớn như thị trường TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng...Địa bàn hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả không ngừng được mở rộng, len lỏi tới mọi vùng miền.
Tại Hà Nội, chỉ trong 8 tháng đầu năm 1998 các lực lượng công an thành phố đã điều tra, khám phá 38 vụ sản xuất và buôn bán hàng giả, tăng 21,4% so với năm 1997, bắt xử lý 65 đối tượng phạm tội. Khối lượng hàng giả tương đối lớn, gồm 3000 kg mì chính, 1000 kg thuốc thú y, 500 kg thuốc kháng sinh, 2000 kg linh kiện ổn áp, 500 kg xà phòng...
Chỉ với những số liệu điều tra phát hiện được đã phản ánh mức độ vi phạm rất lớn trên thị trường. Thực trạng này còn đáng sợ hơn nữa. Theo thống kê của Uỷ Ban An Ninh Quốc phòng của Quốc Hội, số lượng các vụ bị phát hiện ước tính chỉ chiếm 10-20% so với thực tế. Do vậy thực trạng này đã trở thành “quốc nạn” đối với toàn xã hội.
Những ảnh hưởng và nguyên nhân của quốc nạn hàng giả-xâm phạm quyền SHCN:
Đối với các doanh nghiệp, nạn hàng giả, xâm phạm quyền SHCN không những ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận mà còn ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Lấy một ví dụ nhỏ như sau: giả sử thị trường Hà Nội một ngày tiêu thụ 1000 chiêc bút bi Thiên Long cho số khách hàng cũng là 100 người, trong đó 30% là hàng giả. Như vậy nếu loại trừ các nỗ lực quảng cáo...thì cứ mỗi ngày Công ty Thiên Long mất đi khoảng 300 khách hàng do họ dùng hàng không có chất lượng mang nhãn hiệu này. Nếu tình trạng này kéo dài thì công ty sẽ dẫn đến phá sản.
Đối với người tiêu dùng, nạn hàng giả, xâm phạm quyền SHCN đã được xếp thứ 2 trong số 6 điều người tiêu dùng nước ta chưa hài lòng với hàng tiêu dùng Việt Nam (Theo đánh giá của ông Hoàng Mạnh Tuấn, chủ tịch hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam-Hội chợ hàng tiêu dùng 1997). Nguời tiêu dùng sử dụng trực tiếp sản phẩm do vậy ảnh hưởng của hàng giả tới người tiêu dùng là rất lớn. Ngoài thiệt hại về tài chính hàng giả nhiều khi còn gây nguy hại đến sức khoẻ và tính mạng. Đặc biệt là các loại dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm giả.
Các hành vi xâm phạm quyền SHCN trên thị trường trở thành phổ biến là một mối đe doạ khủng khiếp đối với sự phát triển kinh tế đất nước. “Quốc nạn” đó ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp, có khi dẫn các doanh nghiệp đến phá sản, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, làm giảm doanh thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước. Do vậy, xâm phạm quyền SHCN là hành vi cạnh tranh không lành mạnh nguy hiểm làm cản trở hoạt động của nền kinh tế thị trường và cho hoạt động thương mại quốc tế của nước ta.
Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân song cơ bản là công tác bảo hộ của Nhà nước chưa thực sự có hiệu quả, pháp luật chưa nghiêm. Nhiều hiện tượng vi phạm quá rõ ràng song không hề bị xử lý như buôn bán xe máy giả nhãn hiệu. Một cửa hàng được hỏi về số lượng nhãn hiện có đã trả lời “không thể đếm được”. Tình trạng này đã kéo dài vì vậy loại trừ khả năng các đơn đăng ký nộp theo Thoả ước Madrid đang trên đường về Việt Nam.
Một đại diện của Công ty Bông Bạch Tuyết đã phát biểu:”Khiếu kiện chẳng có tác dụng gì, cơ sở vi phạm hình như có một thế lực nào đó bao che”. Thực tế này thể hiện các cán bộ ở cả hệ thống tổ chức chỉ đạo và hệ thống thực thi còn thiếu ý thức trách nhiệm và những hiểu biết cần thiết về lĩnh vực này, còn có nhiều hiện tượng tiêu cực trong quá trình thi hành. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng và chưa có các biện pháp hữu hiệu để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Nhiều doanh nghiệp bị bất lực do khả năng tài chính có hạn trong khi không trông chờ được vào các cơ quan chức năng. Ngoài ra nhận thức xã hội ở nước ta về lĩnh vực này còn thấp cũng là nguyên nhân của thực trạng vi phạm về SHCN.
Như vậy cần khẳng định lại rằng, nạn xâm phạm quyền SHCN đã trở thành “quốc nạn”. Nó xuất hiện ở khắp mọi nơi. Các sản phẩm trí tuệ bị xâm phạm rất đa dạng và phong phú với số lượng không kiểm soát nổi. Để giải quyết thực trạng này đòi hỏi phải sớm có những biện pháp đồng bộ và hiệu quả từ quản lý nhà nước đến hành động của các doanh nghiệp.
Vai trò của các cơ quan quản lý về SHCN trong việc xử lý các vi phạm quyền SHCN:
Đặc điểm của hệ thống thực thi quyền SHCN:
Tại Việt Nam hệ thống Toà án được giao thẩm quyền xét xử các vụ xâm phạm quyền về SHCN, trong đó các tranh chấp liên quan đến yếu tố nước ngoài (có một hoặc cả hai bên tranh chấp là chủ thể nước ngoài) do Toà án TP Hồ Chí Minh và Toà án Hà Nội giải quyết. Tuy vậy, khác với nhiều nước, tại Việt Nam các Cơ quan hành chính cũng có thể tham gia vào các quá trình xử lý các vi phạm liên quan đến việc bảo hộ quyền SHCN, tuy rằng các Cơ quan đó không có thẩm quyền tương đương với hệ thống Toà án. Các Cơ quan như: Quản lý thị trường, Công an kinh tế,Thanh tra chuyên ngành về SHCN cũng có chung các đặc điểm sau trong việc xử lý các hành vi xâm phạm:
Việc xử lý hành chính đối với các vi phạm quyền SHCN chủ yếu dựa vào các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính, nên việc xử lý nhằm chấm dứt các hành vi xâm phạm của các Cơ quan hành chính thường diễn ra trong thời gian ngắn, do vậy chủ quyền SHCN có nhiều thời gian hơn để có thể khai thác có hiệu quả các đối tượng SHCN.
Việc xâm phạm quyền SHCN (cũng như các hoạt động SHCN nói chung) thường được thực hiện trong các quá trình sản xuất, thương mại (xuất nhập khẩu, lưu thông, tích trữ, quảng cáo...hàng hoá), do vậy sự tham gia của các cơ quan hành chính quản lý chuyên ngành trong các lĩnh vực đó vào việc giải quyết các vi phạm về SHCN sẽ có hiệu quả cao. Đặc điểm của các Cơ quan hành chính là có tính quản lý chuyên ngành thống nhất trong cả nước từ Trung ương đến địa phương (Hải quan, Quản lý thị trường, Công an kinh tế, Thanh tra Khoa học, Công nghệ và Môi trường...), do vậy việc xử lý của các Cơ quan này có thể diễn ra nhanh chóng, trên diện rộng, không bị bó buộc bởi phạm vi lãnh thổ của từng địa phương và có tính nhất quán.
Một trong những hạn chế của các Cơ quan hành chính trong việc xử lý các vi phạm về SHCN là hạn chế về thẩm quyền, ngoài việc xử lý theo thủ tục xử lý các vi phạm hành chính các Cơ quan này không có thẩm quyền khác để thoả mãn mọi đề nghị của chủ đối tượng SHCN căn cứ theo các quyền mà Bộ luật Dân sự đã giành cho họ, đặc biệt là không có thẩm quyền xác định mức bồi thường mà chủ quyền SHCN đã phải gánh chịu (chỉ có thể xác định mức bồi thường rất thấp - tối đa là 1.000.000 đ).
Ngoài ra nhiều vụ việc về SHCN có tính chất phức tạp (chỉ xét riêng trường hợp định danh hành vi phạm tội), đòi hỏi có sự tư vấn của các Cơ quan chuyên môn khác nhau, do vậy việc giới hạn thời gian xử lý các vụ việc về SHCN như theo quy định tại các văn bản về xử lý vi phạm hành chính có thể gây khó khăn cho các Cơ quan có thẩm quyền.
Theo các văn bản pháp lý hiện đang có hiệu lực, Cơ quan quản lý về SHCN không có trách nhiệm trực tiếp xử lý các hành vi xâm phạm quyền, trách nhiệm đó thuộc về các Cơ quan hành chính có thẩm quyền đã nêu ở phần trên và thuộc về hệ thống Toà án. Một trong những nội dung quan trọng nhất để việc xử lý hành vi xâm phạm quyền được thực hiện một cách công bằng, chính xác, bảo hộ hữu hiệu quyền của chủ văn bằng bảo hộ là việc nhận định, đánh giá về hành vi bị khiếu nại có phải là xâm phạm quyền của chủ văn bằng bảo hộ hay không. Đối với các trường hợp mà sự vi phạm là rõ ràng do bên bị khiếu nại sử dụng các đối tượng hoàn toàn trùng với các đối tượng SHCN đã được bảo hộ thì các Cơ quan xử lý có thể tự mình đánh giá sự vi phạm. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp phức tạp khác dù cho người khiếu nại đã cung cấp đầy đủ các chứng cứ về hành vi bị coi là xâm phạm quyền thì quan điểm của họ cũng phải được đánh giá cân nhắc ký càng để đảm bảo tính khách quan, vì chủ văn bằng bảo hộ thường hiểu quyền của mình theo một nghĩa rộng nhất do vậy có thể đưa ra các đòi hỏi quá cao so với phạm vi quyền SHCN đã được xác lập. Vì vậy, dù khiếu nại về hành vi xâm phạm được giải quyết ở Cơ quan nào thì sự tham gia của Cục SHCN hoặc các Cơ quan quản lý SHCN địa phương là một nhân tố quan trọng và cần thiết để giải quyết thành công các vụ việc tranh chấp về SHCN.
Hiệu qủa của các Cơ quan Hành chính trong việc thực thi quyền SHCN:
Từ khi ban hành Nghị định 12/NĐ-CP các lực lượng như Quản lý thị trường, Công an kinh tế, Hải quan và Thanh tra Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã có nhiều biện pháp tích cực, chủ động như thanh tra SHCN trên diện rộng hoặc xử lý từng vụ việc cụ thể, do vậy đã tạo ra một ý thức tôn trọng quyền sở hữu công nghiệp một cách rõ rệt hơn trong xã hội (có thể so sánh với tình trạng bảo hộ bản quyền hiện nay). Tại nhiều địa phương, đặc biệt là tại các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, hoạt động bảo hộ quyền SHCN đã trở thành công việc quen thuộc, và trong thành phần của lực lượng này nhiều đơn vị chuyên trách đấu tranh chống nạn làm hàng giả cũng được thành lập. Do vậy, quyền SHCN đã bước đầu được tôn trọng và trong nhiều ngành hàng việc bảo hộ quyền SHCN đã có hiệu qủa rõ rệt. Tuy vậy hoạt động của lực lượng thực thi còn có một số điểm cần phải hoàn thiện như sau:
Hoạt động chưa điều khắp toàn lãnh thổ, áp dụng các biện pháp xử lý đối với hành vi xâm phạm còn không đồng nhất (phạt hành chính, niêm phong hàng hoá, phương tiên sản xuất...) của Cơ quan khác nhau cũng đã hạn chế hiệu quả hoạt động hoặc thậm chí gây ra phản cảm đối với hoạt động của các Cơ quan này.
Chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp (chủ SHCN) và các Cơ quan thực thi. Thực tế hiện nay vẫn chưa có quy định pháp lý cụ thể để điều chỉnh sự hợp tác này gây ra sự ngần ngại giữa cả doanh nghiệp và Cơ quan thực thi.
Chưa sử dụng hết mọi cơ sở pháp lý đã được trang bị trong cuộc đấu tranh xâm phạm quyền SHCN, chẳng hạn cho đến nay vẫn chưa có thông tin nào về việc xử lý các cơ sở in trái phép nhãn hiệu, bao bì bị coi là xâm phạm quyền SHCN mặc dù các cơ sở này là mắt xích không thể thiếu trong “hệ thống” xâm phạm SHCN.
Tuy không phải là các cơ quan thực thi pháp luật nhưng hệ thống các cơ quan quản lý chuyên ngành có một vai trò rất quan trọng đối với việc ngăn chặn các hành vi xâm phạm SHCN. Khi mà việc sản xuất, kinh doanh một số mặt hàng (dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật...) còn phải được sự cho phép của một số Cơ quan có thẩm quyền thì việc đưa ra tiêu chuẩn về đảm bảo quyền SHCN (đương nhiên cũng mang tính tương đối và cũng chỉ có thể áp dụng cho một số đối tượng mang tính phổ cập như nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp) như là một điều kiện bắt buộc mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc ngăn các hành vi xâm phạm quyền. Việc giảm thiểu đến mức đáng kể tình trạng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá trong lĩnh vực dược phẩm và thuốc lá như đã nêu ở trên (đặc biệt đối với các nhãn hiệu chữ) có sự đóng góp rất quan trọng của Cơ quan quản lý chuyên ngành.
Vai trò của các cơ quan quản lý SHCN với các biện pháp nhằm đảm bảo thực thi quyền SHCN, chống lại hành vi làm hàng giả:
Đánh giá hành vi xâm phạm quyền SHCN:
Trong trường hợp cần phải có sự đánh giá, kết luận về việc xâm phạm quyền đối với hành vi sử dụng đối tượng SHCN do người thứ ba thực hiện thì các bên có liên quan hoặc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ việc liên quan đến quyền của chủ Văn bằng bảo hộ có thể yêu cầu Cơ quan SHCN thực hiện công việc này. Đơn yêu cầu phải chỉ rõ Văn bằng bảo hộ tương ứng và phải bao gồm các chi tiết về hành vi sử dụng cần phải xác định như:
Thời gian bắt đầu thực hiện hành vi bị khiếu nại
Mẫu kiểu dáng, nhãn hiệu mà người đó sử dụng trên tang vật là hàng hoá, bao bì hàng hoá, trên quảng cáo, giấy tờ giao dịch...
Bản vẽ kỹ thuật hoặc bản mô tả về các đối tượng SHCN là chất, cơ cấu, phương pháp mục đích và lĩnh vực sử dụng các đối tượng đó (trong trường hợp sáng chế, giải pháp hữu ích).
Căn cứ vào nội dung nêu trong yêu cầu trên, Cơ quan SHCN sẽ xác nhận về hiệu lực của Văn bằng bảo hộ đối với hành vi sử dụng tương ứng bằng văn bản với một trong các nội dung sau:
Hành vi bị khiếu nại là hành vi xâm phạm quyền của chủ Văn bằng bảo hộ.
Hành vi bị khiếu nại không bị coi hành vi xâm phạm quyền của chủ Văn bằng bảo hộ (kể cả trường hợp đối tượng được sử dụng thuộc phạm vi bảo hộ theo Văn bằng có liên quan nhưng việc sử dụng đối tượng đó không bị coi là vi phạm quyền của chủ Văn bằng bảo hộ).
Khuyến cáo bên vi phạm và yêu cầu các Cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền:
Trong nhiều trường hợp, chủ Văn bằng bảo hộ thường trực tiếp đề nghị Cơ quan SHCN có hành động can thiệp đối với các hành vi xâm phạm quyền của mình.
Căn cứ vào nội dung đơn khiếu nại và chứng cứ gửi kèm theo, Cục SHCN sẽ tiến hành xem xét, đánh giá, kết luận về hành vi đó theo nội dung đã nêu tại phần trên. Nếu xác định có hành vi xâm phạm quyền Cơ quan SHCN sẽ gửi công văn thông báo cho bên đã thực hiện hành vi xâm phạm về khiếu nại của chủ Văn bằng bảo hộ và kết luận của Cục SHCN và yêu cầu họ chấm dứt hành vi xâm phạm đó. Như trên đã nêu, Cơ quan SHCN không phải là Cơ quan có chức năng xử lý các hành vi xâm phạm quyền nên công văn của Cơ quan sở hữu công nghiệp hoàn toàn không có tính bắt buộc đối với các cơ sở có liên quan tuy nhiên công văn của Cơ quan SHCN vẫn có giá trị như sau:
Là một xác nhận về hành vi xâm phạm quyền, tạo điều kiện cho chủ Văn bằng bảo hộ có thêm cơ sở để trực tiếp yêu cầu người xâm phạm phải đình chỉ hành vi đó cũng như yêu cầu các Cơ quan hành chính có thẩm quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để xử lý các hành vi vi phạm.
Cảnh báo các Cơ sở có hành vi xâm phạm, đồng thời đây cũng là tình tiết tăng nặng cho các cơ sở khi bị các Cơ quan có thẩm quyền xử lý nếu các Cơ sở đó vẫn tiếp tục thực hiện hành vi xâm phạm.
Tuỳ theo yêu cầu của người khiếu nại, Cơ quan SHCN sẽ gửi công văn này cho các Cơ quan có thẩm quyền để có các biện pháp xử lý cần thiết.
Phối hợp với các Cơ quan thực thi đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm chấm dứt hành vi xâm phạm:
Có thể nói rằng trong hệ thống các Cơ quan quản lý Nhà nước chỉ có Cơ quan quản lý về SHCN là có nghiệp vụ chuyên môn cao nhất về SHCN, nhưng lại gần như không có thẩm quyền trong việc thực thi quyền SHCN. Thậm chí vai trò của Cơ quan SHCN còn tương đối thụ động nếu theo cách diễn đạt tại Điều 13 Nghị định 12/NĐ-CP, theo đó Cơ quan SHCN chỉ có ý kiến về hành vi xâm phạm theo yêu cầu của các Cơ quan thực thi (giám định). Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay do hiểu biết còn nhiều hạn chế của các cơ quan thực thi cũng như tính chât phức tạp của các vụ việc về SHCN là đòi hỏi khách quan để các Cơ quan này cùng phối hợp với Cơ quan SHCN trong việc cung cấp thông tin và chia sẻ kiến thức về SHCN cũng như đề ra các biện pháp thống nhất xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHCN. Các biện pháp này cần phải chính xác và nhạy bén, có tính đến tính chất của các hành vi xâm phạm quyền. Như trên đã nêu, các hành vi xâm phạm có thể xảy ra do vô tình, thiếu hiểu biết pháp luật và cũng có thể vi phạm một cách cố tình (thậm chí còn cho rằng xâm phạm SHCN/làm hàng giả cũng có thể là một cách kiếm lợi), do vậy việc áp dụng các biện pháp xử lý phải vừa đủ để ngăn chặn các hành vi xâm phạm trong trường hợp thứ nhất nhưng cũng phải mạnh mẽ để các chủ thể trong trường hợp thứ hai hiểu rằng việc làm hàng giả không phải biện pháp kiếm lời đảm bảo.
Nâng cao hiểu biết xã hội đối với việc bảo vệ SHCN:
So với trước đây, việc bảo hộ SHCN đã không còn bị coi là một hiện tượng xa lạ trong xã hội, tuy nhiên ở nhiều nơi, nhiều lúc vẫn còn những ý kiến cho rằng việc xâm phạm SHCN chỉ là các vấn đề nhỏ (chỉ liên quan đến hình thức của sản phẩm), thậm chí nhiều nơi việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền còn bị bỏ qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B7 (2).doc