MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I: TIÊU THỤ SẢN PHẨM - MỘT KHÂU KHÔNG THỂ THIẾU ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA CỦA CẢI VẬT CHẤT 2
1.1. Quan điểm cơ bản về công tác tiêu thụ 2
1.1.1. Khái niệm tiêu thụ 2
1.1.2. Các hình thức tiêu thụ 3
1.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá tốc độ tiêu thụ. 5
1.1.4. Vai trò của tiêu thụ. 8
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ. 9
1.2.1. Trước sản xuất. 9
1.2.2. Trong quá trình sản xuất. 11
1.2.3. Sau quá trình sản xuất. 12
1.2.4. Các yếu tố thuộc về cạnh tranh. 13
1.3. Ổn định và phát triển thị trường một nhân tố cơ bản đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ. 15
1.3.1. Quan điểm cơ bản về thị trường. 15
1.3.2. Vấn đề ổn định và phát triển thị trường. 17
1.3.3. Sự cần thiết phải ổn định và phát triển thị trường. 20
Phần II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỆT MINH KHAI 22
2.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty dệt Minh Khai 22
2.1.1. Sự hình thành 22
2.1.2. Sự phát triển 23
2.2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty dệt Minh Khai 25
2.2.1. Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản trị và các phòng ban 25
2.2.2. Đặc điểm cơ cấu sản xuất 27
2.2.3. Đặc điểm về công nghệ kỹ thuật trong công ty. 31
2.2.4. Đặc điểm về nhân sự 32
2.2.5. Đặc điểm về vốn 34
2.2.6. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường sản phẩm của công ty 35
2.3. Một số kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm vừa qua: 36
Phần III : ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIÊU THỤ, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DỆT MINH KHAI. 40
3.1. Đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm cụ thể của công ty dệt Minh Khai. 40
3.1.1. Chất lượng và sự khác biệt hoá sản phẩm. 40
3.1.2. Giá bán của sản phẩm 42
3.1.3. Công tác tổ chức và tiêu thụ sản phẩm. 43
3.1.4. Một số lĩnh vực khác nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty Minh Khai 45
3.2. Đánh giá các giải pháp mà công ty dệt Minh Khai đã áp dụng nhằm nâng cao tốc độ tiêu thụ sản phẩm của mình. 46
3.3. Đánh giá các điểm mạnh yếu của công ty. 47
3.3.1. Những thuận lợi của công ty dệt Minh Khai. 47
3.3.2. Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân gây ra. 47
3.4. Phương hướng của công ty dệt Minh Khai trong thời gian tới về thúc đẩy tốc độ tiêu thụ sản phẩm. 48
3.4.1. Mục tiêu phát triển đến năm 2010. 48
3.4.2. Phương hướng hoạt động nhằm thúc đẩy tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty dệt Minh Khai. 49
3.5. Một số biện pháp góp phần thúc đẩy tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty dệt Minh Khai. 51
3.5.1. Đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường. 51
3.5.2. Phát triển và tìm cách xâm nhập thị trường mới. 52
3.5.3. Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng. 52
3.5.4. Xây dựng các chính sách kinh doanh hợp lý. 52
3.5.5. Phát triển nguồn nhân lực. 52
KẾT LUẬN 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
65 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số biện pháp cơ bản nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty dệt Minh Khai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều thông số kỹ thuật không có sẵn mà phải vừa làm vừa mò mẫm tìm tòi. Đội ngũ kỹ thuật công nhân lành nghề còn thiếu nhiều.
Những năm đầu công ty mới đưa được hơn 100 máy dệt vào sản xuất.
Năm 1975, năm đầu tiên công ty đi vào hoạt động mới chỉ đạt được:
Giá trị tổng sản lượng gần 2,5 triệu đồng
Sản phẩm chủ yếu gần 2 triệu khăn các loại
Những năm tiếp theo công ty đi dần vào ổn định hoàn thiện nhà xưởng, hiệu chỉnh lại máy móc thiết bị đào tạo thêm lao động để tăng năng lực sản xuất.
Từ những năm 1981-1990 là thời kỳ phát triển ổn định với tốc độ cao của công ty. Những năm này công ty được Thành phố đầu tư thêm cho một dây truyền dệt kim đan dọc để dệt các loại vải tuyn, valide và dèm Như vậy về sản xuất công ty đã được giao cùng một lúc quản lý và triển khai hai quy trình công nghệ dệt khác nhau là dệt thoi và dệt kim. Công ty đã đầu tư thêm chiều sâu đồng bộ hoá dây truyền sản xuất. Bằng mọi biện pháp kinh tế kỹ thuật đưa dần những thiết bị ở khâu đầu như nồi hơi, nồi nấu cao áp, máy nhuộm, máy sấy sợi đi vào hoạt động phục vụ cho sản xuất, chấm dứt tình trạng khâu đầu phải làm thủ công và đi thuê ngoài.
Về sản xuất cũng trong thời kỳ này để giải quyết những khó khăn về vấn đề cung cấp nguyên liệu và thị truờng, chủ động sản xuất kinh doanh, công ty đã chuyển hướng sản xuất để xuất khẩu (cả hai thị trường Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa) là chủ yếu.
Năm 1981 thông qua TEXTIMEX công ty đã ký hợp đồng xuất khẩu dài hạn sang Cộng hoà dân chủ Đức và Liên Xô (cũ).
Đến năm 1983, công ty đã bắt đầu sản xuất khăn ăn xuất khẩu cho thị trường Nhật Bản với sự giúp đỡ của UNIMEX Hà Nội và đã chiếm lĩnh thị trường ngày một lớn.
Từ năm 1988 đến nay, công ty được nhà nước giao cho phép xuất khẩu trực tiếp, và là doanh nghiệp đầu tiên được nhà nước cho phép làm thí điểm về xuất khẩu khẩu trực tiếp sang thị trường nước ngoài.
b. Giai đoạn 1990 đến nay
Bước vào thời kỳ nhũng năm 1990, trước sự tan dã ở Liên Xô và hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Đồng thời nền kinh tế nước ta chuyển sang thực hiện cơ chế quản lý mới theo tinh thần nghị quyết Đại hội VI và Đại hội VII của Đảng, cũng như các doanh nghiệp khác trong nước, Công ty dệt Minh Khai gặp không ít những khó khăn:
- Mất đi một thị trường quan trọng và truyền thống.
- Vốn phục vụ cho sản xuất thiếu nghiêm trọng.
- Máy móc thiết bị đã cũ và lạc hậu không đáp ứng cho nhu cầu sản xuất mới .
- Đội ngũ lao đông quá đông, công nhân thu nhập thấp.
- Trình độ quản lý không còn phù hợp.
Trong hơn 20 năm xây dựng và phát triển của công ty, có thể nói đây là thời kỳ công ty gặp phải những khó khăn lớn nhất, những thử thách khắc nghiệt nhất. Với tình hình như vậy, được sự quan tâm lãnh đạo các cấp trên sự giúp đỡ các doanh nghiệp bạn bè, toàn thể công ty đã phát huy tinh thần năng động sáng tạo tập trung sức tháo gỡ khó khăn, giải quyết từ những vấn đề quan trọng nhất về thị trường, về vốn và tổ chức lại sản xuất, lựa chọn bố trí lại đội ngũ lao động. Nhờ đó, công ty đã từng bước thích nghi với cơ chế thị trường, ổn định và phát triển sản xuất theo hướng xuất khẩu là chính, hoàn thành các nghĩa vụ nhà nước, bảo toàn và phát triển được vốn cho sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên.
2.2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty dệt Minh Khai
2.2.1. Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản trị và các phòng ban
Là một doanh nghiệp nhà nước, công ty dệt Minh Khai tổ chức bộ máy quản lý theo một cấp đứng đầu là ban giám đốc chỉ đạo trực tiếp đến từng đơn vị thành viên. Giúp việc cho giám đốc có các phòng ban nghiệp vụ. Toàn bộ bộ máy hành chính quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ trang sau:
Sơ đồ 1. Tổ chức bộ máy quản lý công ty dệt Minh Khai
Giám đốc
Phó giám đốc
phụ trách sx
Phó giám đốc
phụ trách kt
Phòng kh thị trường
Phòng
tc- bv
Phòng
hc- ytế
Phòng kỹ thuật
PX
tẩy nhuộm
PX
dệt thoi
PX
dệt kim
PX
hoàn thành
Phòng tài vụ
Ghi chú : Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Ban giám đốc : Bộ máy quản trị gồm một đồng chí giám đốc và hai đồng chí phó giám đốc.
- Giám đốc là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty và nghĩa vụ đối với Nhà nước
- Hai phó giám đốc được phân công phụ trách hai mảng chính
+ Một phó giám đốc phụ trách sản xuất
* Quản lý điều hành quá trình sản xuất.
* Chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch.
* Chỉ đạo kế hoạch tác nghiệp tại phân xưởng .
+ Một phó giám đốc kỹ thuật
* Quản lý kỹ thuật chất lượng sản phẩm.
* Quản lý nguồn cung cấp : điện, nước, than phục vụ cho sản xuất.
* Chỉ đạo việc xây dựng các định mức vật tư .
* Quản lý việc thực hiện an toàn lao động vệ sinh công nghiệp .
Phòng tổ chức bảo vệ.
Cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác phòng tổ chức bảo vệ có nhiệm vụ sau:
+Nhiệm vụ tổ chức nhân lực vào các bộ phận sản xuất.
+Xây dựng chính sách trả lương theo qui chế nhà nước.
+Tham gia tuyển dụng lao động.
Trong điều kiện công ty dệt Minh Khai phòng tổ chức bảo vệ còn phụ trách phòng bảo vệ dịch vụ.
Phòng kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm .
+Thực hiện quản trị kỹ thuật và công nghệ.
+Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu và thành phẩm.
Phòng kế toán tài vụ .
+Hạch toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh, kết chuyển các tài khoản từ đó lên sổ sách kế toán .
+Lập báo cáo kế toán định kỳ và theo dõi hợp đồng kinh tế .
Phòng hành chính y tế.
+Nhiệm vụ hành chính bao gồm tổ chức hội nghị, lưu trữ văn thư, chuyển đạt chỉ thị của giám đốc đến các phòng ban phân xưởng.
+Thực hiện công tác khám chữa bệnh tại chỗ, chăm lo điều trị phục hồi và
tăng cường sức khoẻ cho nhân viên, chịu trách nhiệm chung công tác vệ sinh an toàn công ty.
2.2.2 Đặc điểm cơ cấu sản xuất
Xuất phát tư nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức sản xuất của công tydệt Minh Khai được tổ chức theo sơ đồ sau :
Sơ đồ 2. Cơ cấu sản xuất của công ty dệt Minh Khai.
Cơ cấu sản xuất của công ty
Phân xưởng dệt kim
Phân xưởng dệt thoi
Phân xưởng tẩy nhuộm
Phân xưởng hoàn thành
Kho sợi
Kho thành phẩm
Kho trung gian
Theo sơ đồ trên cơ cấu sản xuất công ty được tổ chức thành bốn phân xưởng:
Phân xưởng dệt thoi :
Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn chuẩn bị các trục dệt và suốt sợi ngang, đưa vào máy dệt để dệt thành khăn bán thành phẩm theo qui trình công nghệ sản xuất khăn bông.
Phân xưởng dệt kim :
Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn chuẩn bị các bôbin sợi mắc lên để dệt thành vải màn tuyn mộc theo quy trình công nghệ sản xuất vải màn tuyn.
Phân xưởng tẩy nhuộm :
Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn nấu, tẩy nhuộm sấy khô và định hình các loại khăn, sợi và màn tuyn theo quy trình công nghệ sản xuất các mặt hàng khăn bông, vải tuyn.
Phân xưởng hoàn thành :
Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn may, đóng gói, đóng kiện các sản phẩm khăn bông và cắt kiểm các loạivải tuyn, vải nôỉ vòng theo quy trình công nghệ sản xuất các mặt hàng.
Công ty dệt Minh Khai đang sử dụng 3 quy trình công nghệ chính để sản xuất các mặt hàng đó là
Quy trình công nghệ sản xuất khăn sử lý trước :
Sợi mộc được đưa vào sản xuất ở phân xưởng tẩy nhuộm dưới dạng quả sợi. Qua máy đáng ống xốp tạo thành ống sợi xốp trước khi đưa vào máy nhuộm bôbin. ở máy nhuộm bôbin sợi đã được qua các công đoạn nấu tẩy nhuộm đồng thời nếu mặt hàng yêu cầu phải nhuộm mầu. Sau đó sợi được chuyển qua máy sợi bôbin trước khi đánh ống lại thành ống sợi cứng để xuất sang phân xưởng dệt.
Tại phân xưởng dệt thoi đã được xử lý phân thành sợi ngang và sợi dọc tuỳ theo yêu cầu mặt hàng. Sợi ngang được chuyển sang máy đánh suốt. Sợi dọc được chuyển sang máy mắc tạo thành trục mắc trước khi đưa vào máy hồ dồn (tăng cường lực cho sợi) tạo thành trục dệt. Trục dệt và suốt ngang được đưa vào máy dệt thoi, dệt thành khăn bông bán thành phẩm. Trước khi xuất xưởng sang phân xưởng hoàn thành, khăn bông bán thành phẩm được kiểm sơ bộ để xác định chất lượng sản phẩm cho sản phẩm dệt thoi.
Tại phân xưởng hoàn thành, khăn bán thành phẩm trước khi đóng gói, đóng kiện và nhập kho thành phẩm.
Sơ đồ 3. Quy trình sản xuất khăn xử lý trước.
Sợi mộc quả
Đánh ống xốp
Nấu
Tẩy
Nhuộm
Sấy
Sợi dọc
Mắc
Hồ dồn
Sợi ngang
Đánh suốt
Dệt
Kiểm bán
T Phẩm
May
Kiểm T Phẩm
Đóng gói
Đóng kiện
Nhập kho
T Phẩm
Sơ đồ 4. Quy trình sản xuất khăn xử lý sau.
Sợi mộc quả
Sợi dọc, ngang
Mắc
Hồ dồn
Đánh suốt
Dệt
Kiểm mộc
Nấu
Tẩy
Nhuộm
Sấy
Cắt dọc
May dọc
Cắt ngang
May ngang
Kiểm T Phẩm
Đóng gói
Đóng kiện
Quy trình công nghệ sản xuất khăn mộc xử lý sau:
Sợi mộc được đưa vào phân xưởng dệt thoi dưới dạng sợi quả. Qua máy đánh ống, đánh ống lại để giảm tạp chất, tăng chất lượng sợi. Sau đó được phân thành sợi dọc và sợi ngang theo yêu cầu mặt hàng. Sợi dọc qua máy móc tạo thành trục mắc trước khi chuyển sang máy hồ dồn, sợi được tạo thành trục hồ. Sợi ngang qua máy đánh suốt tạo thành suốt dệt. Trục hồ và suốt dệt được đưa thành máy dệt thoi để dệt thành khăn mộc. Khăn mộc được kiểm trước khi xuất xưởng sang phân xưởng tẩy nhuộm.
Tại phân xưởng tẩy nhuộm, khăn mộc được đưa qua công đoạn nấu trên nồi nấu, tẩy trên máy tẩy nhuộm BC3, nhuộm trên máy nhuộm cao áp (nếu cần thiết ). Trước khi xuất xưởng sang phân xưởng hoàn thành khăn đã tẩy nhuộm được đưa qua máy sấy rung hoặc sấy văng tuỳ theo yêu cầu thiết kế mặt hàng.
Tại phân xưởng hoàn thành khăn bán thành phẩm được qua các công đoạn cắt, may, kiểm thành phẩm để phân loại thành phẩm, thứ phẩm, phế phẩm. Sau đó khăn được đưa sang đánh sang đóng gói, đóng kiện.
Quy trình công nghệ sản xuất màn tuyn:
Sợi được đưa vào máy mắc ở dạng quả sợi, để mắc thành bobin trước khi đưa lên máy dệt kim, tạo vòng thành vải dệt kim mộc trên máy dệt kim. Trước khi xuất xưởng sang phân xưởng tẩy nhuộm vải mộc được kiểm trên máy đo và kiểm.
Tại phân xưởng tẩy nhuộm vải mộc được nhuộm trên máy nhuộm cao áp ( tuỳ theo yêu cầu thiết kế ). Sau đó được đưa sang máy văng sấy để định hình vải, cũng trên máy văng sấy vải được lơ tạo độ trắng.
Sơ đồ 5. Sơ đồ quy trình sản xuất màn tuyn.
Sợi Petex
Mắc trục
Dệt kim
Kiểm mộc
Nhuộm
Văng sấy định hình
Cắt màn
May
Kiểm thành phẩm
Đóng gói
Đóng kiện
Tuỳ theo tình hình cụ thể, công ty thường xuyên phải cải tiến tổ chức sản xuất, bố trí hợp lý các tổ sản xuất hoạt động cân đối nhịp nhàng và liên tục.
Cơ cấu tổ chức sản xuất trên giúp công ty có điều kiện chuyên môn hoá và hiệp tác hoá giữa các bộ phận một cách có hiệu quả, đồng thời tạo ra khả năng tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm tăng năng suất lao động hạ giá thành đơn vị sản phẩm, khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu và doanh lợi cho công ty
2.2.3 Đặc điểm về công nghệ kỹ thuật trong công ty.
Từ khi mới thành lập đến năm 1975 công ty dệt Minh Khai chỉ có 260 máy dệt thoi khổ hẹp do Trung Quốc viện trợ, đến nay công ty đã từng bước đầu tư cả về chiều sâu và chiều rộng và đã có một hệ thống thiết bị tương đối hoàn chỉnh để có thể sản xuất được các loại mặt hàng phục vụ cho nhu cầu thị trường cả sản phẩm cao cấp cũng như sản phẩm trung bình cho xuất khẩu và nội địa, cụ thể như sau:
Bảng 1
Kê khai máy móc thiết bị chuyên dùng của công ty dệt Minh Khai
Tên máy móc thiết bị
Nước sản xuất
Số lượng
Năm sd
Khổ rộng
1.Máy dệt thoi
-Máy 1511B và 1511S
Trung Quốc
150máy
1987
109cm
-Máy ATM
Liên Xô (cũ)
40máy
1987
175cm
-Máy SAKAMOTO
Nhật Bản
13máy
1987
180cm
2.Máy dệt kim
ITALIA
4máy
1970
260cm
3.Máy mắc đồng loạt và máy hồ dồn
Nhật Bản
1hệ thống
1990
4.Máy đánh ống sợi
Trung quốc
3máy
1990
5.Máy nhuộm vải cao áp
Liên bang Đức
2máy
1992
6.Máy nhuộm vải bobin
Liên bang Đức
1máy
1992
7.Máy đánh ống xốp
Liên bang Đức
2máy
1992
8.Nồi nấu cao áp
Trung quốc
3nồi
1990
9.Máy sấy rung
Liên bang Đức
1máy
1997
10.Máy sấy văng
Liên bang Đức
1máy
1997
11.Máy dệt kim đan
Liên bang Đức
20máy
1997
12.Máy mắc sợi cho dệt kim
Liên bang Đức
2máy
1997
13.Máy đo gấp
Đài Loan
1máy
1994
14.Máy may công nghiệp
Nhật Bản
130máy
1995
(Nguồn : Phòng kỹ thuật)
Nhờ có sự đầu tư thêm máy móc thiết bị mà trình độ công nghệ của công ty đã ngày càng được nâng cao. Từ khi mới thành lập trình độ công nghệ chỉ ở mức thủ công và bán cơ khí, đến nay trình độ công nghệ công ty tuy chưa cao nhưng nhiều bộ phận đã đạt được trình độ công nghệ tự động hoá.
2.2.4. Đặc điểm về nhân sự
Lao động là một yếu tố đóng vai trò quan trọng. Muốn phát triển tốt thì phải sử dụng tốt lao động. Tình hình phân bố lao động công ty như sau:
Bảng 2. Kê khai năng lực lao động của công ty.
TT
Đơn vị
Tổng số
Bâc nghề
1
2
3
4
5
6
1
Phân xưởng dệt thoi
550
50
168
200
117
15
2
Phân xưởng tẩy nhuộm
100
6
17
44
28
5
3
Phân xưởng dệt kim
56
16
23
8
3
4
Phân xưởng hoàn thành
211
25
44
89
47
6
5
Phòng ban
114
Tổng cộng
1031
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính )
Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty là 1031 người (trong đó 889 nhân viên nữ )
Số lao động quản lý: 65 người
Trong đó: + Đại học: 40 người
+ Trung cấp: 25 người
Do công ty thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề của từng công nhân. Chính vì vậy, công nhân bậc 1 hầu như không có, chủ yếu là tập trung ở thợ bậc 3, bậc 4. Số công nhân có tay nghề cao trong công ty cũng không ngừng tăng qua các năm như bậc thợ bậc 6 hiện nay là 30 người, thợ bậc 5 là gần 200 người...
Trình độ nhân lực như vậy của công ty đối với thời gian này là đáp ứng được trình độ máy móc cũng như các quy trình sản xuất của công ty . Sự hợp lý này đã tạo nên khả năng đồng bộ giữa nhân lực và máy lực nên có thể nói đó là một khả năng cạnh tranh hiện nay của công ty trước thực trạng các doanh nghiệp khác cũng có trình độ nhân lực như vậy.
Tuy nhiên, công ty sẽ gặp phải những khó khăn khi mà công nghệ phát triển và công ty trang bị lại các máy móc thiết bị hiện đại hơn thì công ty phải tốn một khoản chi phí để đào tạo lại công nhân cho phù hợp với khả năng công nghệ. Thêm vào đó họ còn là nhân tố quyết định đến chất lượng sản phẩm nên công ty cần phải có biện pháp kịp thời để phát triển nguồn nhân lực.
2.2.5. Đặc điểm về vốn:
Vốn là nhân tố quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của công ty, là một công cụ cần thiết để bước đầu tái sản xuất kinh doanh rồi đến tái sản xuất mở rộng.
Bảng 3. Tổng số vốn của công ty năm (1999-2002)
Đơn vị : TrĐ
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
%
%
%
%
1.Vốn cố định
10298
69,7
10611
69,0
11220
70,1
11645
70,4
2.Vốn lưu động
4458
30,3
4758
31,0
4764
29,9
4873
29,6
3.Tổng vốn
14752
100
15369
100
15984
100
16518
100
(Nguồn: Trích báo cáo kết quả kinh doanh- phòng tài vụ)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy được công ty có nguồn vốn chiếm tỷ trọng đáng kể, luôn ở mức gần 70%. Nó được bổ sung qua tích luỹ hàng năm, số vốn cố định và lưu động tăng lên hàng năm, cụ thể : số vốn cố định năm 2000 so với năm 1999 tăng 317 triệu đồng, năm 2001 tăng 609 triệu đồng, năm 2002 so với năm 2001 tăng 425 triệu đồng. Điều đó cho thấy tình hình dịch chuyển cơ cấu vốn của công ty tương đối đồng đều và hợp lý. Nó phản ánh thực chất kết quả hoạt động kinh doanh mà công ty đã đạt được trong những năm vừa qua là đáng khích lệ và đúng hướng.
Việc mở rộng lĩnh vực và quy mô sản xuất kinh doanh cùng với việc liên tục bổ sung vốn kinh doanh của công ty cũng ảnh hưởng phần nào đến tổng tài sản công ty, làm cho tổng tài sản công ty tăng lên một cách đáng kể góp phần duy trì và ổn đinh tình hình sản xuất của công ty.
Bảng 4. Tổng tài sản của công ty (1999-2002)
Đơn vị: TrĐ
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
%
%
%
%
1.Ts lưu động
18410
47,3
19697
46,7
21879
47,1
24838
48,1
2.Ts cố định.
20495
52,7
22453
53,3
24536
52,3
26819
51,9
3.Tổng tài sản
38905
100
42150
100
46415
100
51657
100
(Nguồn: Trích báo cáo kết quả kinh doanh – phòng tài vụ )
2.2.6. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường sản phẩm của công ty
Từ ngày thành lập đến nay, công ty tiến hành sản xuất kinh doanh qua hai thời kỳ phát triển và hai cơ chế khác biệt nhau về chất : Cơ chế kế hoạch hoá tập trung và cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Nhưng dù ở thời kỳ nào công ty vẫn sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập công ty. Điều đó được thể hiện qua những sản phẩm chủ yếu của công ty hiện nay.
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường công ty luôn quan tâm đến việc giữ gìn và mở rộng thị trường hiện có, đồng thời có ý thức tìm kiếm và thâm nhập thị trường mới. Đây là yếu tố quyết định sự sống còn của công ty.
Sản phẩm công ty có hai loại :
-Khăn bông các loại .
-Vải màn tuyn.
Với sản phẩm khăn bông :
Công ty sản xuất từ nguyên liệu sợi bông100% nên có độ thấm nước, độ mềm mại cao, phù hợp với yêu cầu sử dụng người tiêu dùng. Các loại khăn cụ thể như sau:
- Khăn ăn dùng cho các nhà hàng và gia đình. Đối loại khăn dùng cho nhà hàng, công ty bán cho các cơ sở cung cấp khăn cho các nhà hàng làm khăn ướt, loại khăn này chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chỉ có một phần ít tiêu thụ trong nước.
- Khăn rửa mặt công ty có các mẫu mã phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước nhưng chủ yếu thông qua các nhà bán buôn và các siêu thị.
- Khăn tắm chủ yếu sản xuất cho các nhu cầu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Hiện nay, xu hướng sử dụng khăn tắm trong nước cũng tăng lên, công ty đã có hướng nghiên cứu mặt hàng khăn tắm phù hợp với nhu cầu trong nước và phục vụ cho nhu cầu quảng cáo và khuyến mại các sản phẩm khác như : nước gội đầu, sứ vệ sinh, dụng cụ thể thao...
- Bộ khăn dùng cho khách sạn bao gồm khăn tắm, khăn mặt, khăn tay, thảm chùi chân và áo choàng tắm. Công ty có hợp đồng cung cấp cho gần100 khách sạn tại Nhật Bản thông qua công ty thương mại Nhật Bản ASAHI. Ngoài ra các khách sạn trong nước nhất là các khách sạn liên doanh với nước ngoài tại các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh cũng đặt hàng tại công ty.
- Các loại vải nối vòng sử dụng để may lót và may mũ giày phục vụ cho cơ sở may xuất khẩu như: Giầy Ngọc Hà, May X40.
Với sản phẩm vải màn tuyn :
Công ty sản xuất từ nguyên liệu 100% sợi PETEX đảm bảo cho màn tuyn có độ bền cao và chống được ôxy hoá gây vàng cho màn. Công ty cũng có may theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng và bán, ký gửi tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Ngoài ra công ty cũng ký các hợp đồng sản xuất màn tuyn cho các nước Châu Phi theo chương trình phòngchống sốt rét của Liên Hợp Quốc.
Như trên đã trình bày cơ hội sản xuất kinh doanh của công ty dệt Minh Khai khá tiềm tàng, đó là khả năng thực tế đối với quá trình sản xuất kinh doanh cuả công ty.
2.3. Một số kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm vừa qua:
Qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, mặc dù có thời kỳ công ty gặp nhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ của Nhà Nước và đội ngũ cán bộ dày dặn kinh nghiệm, có trình độ năng lực kinh doanh đã góp phần thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Doanh thu của công ty không ngừng tăng qua các năm.
Mặc dù năm 2002, thị trường diễn biến phức tạp, xuất khẩu hàng dệt may gặp nhiều khó khăn và phải cạnh tranh với nhiều cường quốc dệt may, đặc biệt là Trung Quốc. Song vượt lên khó khăn Công ty vẫn duy trì công việc ổn định cho hơn 1000 công nhân viên trong Công ty.
Bảng 5.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty dệt Minh Khai 4 năm gần đây.
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
Đơn
vị
1. Giá trị SXCN
55.124
57.245
64.585
65.748
Trđ
2. Doanh thu
64.550
67.199
77.621
81.930
Trđ
3. Doanh thu XK
56.500
53.411
68.920
65.622
Trđ
4. Sl khăn qui chuẩn
28.574
26.258
26.100
27.680
1000 cái
5. Trong đó XK
24.850
21.931
24.210
24.500
1000 cái
6. Vải tuyn khổ 1,8 m
775
1.677
2.350
2.175
1000 m
7. Lợi nhuận gộp
5.685
5.855
6.964
7.678
Trđ
8. Nộp ngân sách
1.967
1.586
1.298
1.376
Trđ
9. Thu nhập BQ
800
850
900
950
1000 Đ
10. Lao động BQ
1.000
1.000
1.000
1.000
Người
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh )
Qua bảng số liệu trên, ta thấy giá trị sản lượng của công ty dệt Minh Khai không ngừng tăng qua các năm. Năm 1999 tổng giá trị sản lượng đạt được là 55.124 TrĐ nhưng năm 2000 đã là 57.245 TrĐ tăng so với năm 1999 là 3,84%. Năm 2001 là 64.585 TrĐ tăng so với năm 2000 là 12,8 %. Năm 2002 là 65.748 TrĐ tăng so với năm 2001 là 1,8 %. Điều này chứng tỏ công ty có hướng đi đúng.
Về doanh thu thu lại từ tiêu thụ sản phẩm của công ty luôn ổn định, ngày một tăng. Nếu năm 1999 doanh thu của công ty là 64.550 TrĐ thì năm 2000 là 67.199 TrĐ tăng 4,1%. Năm 2001 doanh thu là 77.621 TrĐ tăng so với năm 2000 là 15,5 %. Năm 2002 doanh thu là 81.930 TrĐ tăng so với năm 2001 là 5,55 %. Điều này cho thấy tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty là khá đều đặn. Công ty luôn giữ vững thị trường và có thể lại đang mở rộng ra một số thị trường mới.
Quan trọng hơn cả là thu nhập bình quân lao động trong một tháng cũng tăng rõ rệt. Chỉ tiêu này cho thấy công việc của công ty liên tục sản xuất ổn định. Đây là một lợi thế rất lớn đối với một doanh nghiệp Nhà Nước hiện nay vì đã giải quyết phần nào công tác việc làm cho người lao động. Đó chính là điểm mạnh để tăng uy tín cho công ty cũng như tranh thủ sự đồng tình của các cơ quan cấp trên.
Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình nộp ngân sách nhà nước của công ty qua các năm có giảm. Nguyên nhân nộp ngân sách thấp là do năm 2001 và 2002 công ty đã nộp hết không còn nợ, bên cạnh đó hoạt động chủ yếu của công ty là xuất khẩu mà xuất khẩu được miễn thuế.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty là tương đối tốt. Tuy nhiên con số này chỉ để báo cáo lên nội bộ công ty cũng như để báo cáo lên cơ quan chủ quản. Do vậy để thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm đích thực của công ty cần phải dùng đến các chỉ tiêu đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm cụ thể và so sánh với những đối thủ cạnh tranh hay khả năng nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty trong ngành.
* Tỷ lệ lợi nhuận : Chỉ tiêu này xác định rõ cho doanh nghiệp biết mình đang đứng trong thị trường có cạnh tranh mạnh mẽ hay không. Do vậy nó cũng quan trọng khi đưa ra để đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty dệt Minh Khai. Bởi như vậy mới đánh giá chính xác khả năng hoạt động thị trường của công ty.
Lợi nhuận của DN
Tỷ lệ lợi nhuận dệt Minh Khai = ´ 100
Doanh thu của DN
Bảng 6. Tỷ lệ lợi nhuận của công ty dệt Minh Khai
Năm
1999
2000
2001
2002
Tỷ lệ lợi nhuận
8,8%
8,7%
8,97%
9,37%
( Nguồn: Trích báo cáo kết quả kinh doanh )
Với tỷ lệ lợi nhuận 9,37% công ty dệt Minh Khai sẽ gặp nhiều đối thủ mạnh trên vũ đài cạnh tranh, không những mạnh mà còn rất nhiều đối thủ tham gia kinh doanh mặt hàng này. Vì hiện nay, sản phẩm của công ty phục vụ chủ yếu cho hoạt động xuất khẩu. Do đó đối thủ cạnh tranh không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn có các doanh nghiệp nước ngoài. Đơn cử như Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh mạnh của công ty vì từ xưa tới nay Trung Quốc rất nổi tiếng trên thế giới trong lĩnh vực dệt may. Bên cạnh đó sản phẩm dệt may của Trung Quốc rất đa dạng phong phú về chất luợng, hình thức, giá cả. Đây là một trong những khó khăn lớn của công ty trong việc tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm nội địa cũng như xuất khẩu. Do vậy đòi hỏi Minh Khai phải biết chấp nhận và tìm mọi cách đưa thắng lợi về mình.
Nói chung, tình hình công ty dệt Minh Khai cho thấy đây là một doanh nghiệp có nhiều tiềm năng lớn trong ngành dệt hiện nay. Tuy các chỉ tiêu chỉ phản ánh tương đối khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty nhưng qua đây cũng phải nhận thấy rằng công tác thị trường của công ty vẫn còn những hạn chế so với đối thủ cạnh tranh cũng như còn yếu kém so với tiềm lực thực sự công ty đang có. Chính vì vậy sau đây em xin đưa ra những đánh giá và một số biện pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường của công ty dệt Minh Khai.
Phần III
Đánh giá khả năng tiêu thụ, phương hướng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ
sản phẩm của dệt minh khai.
3.1. Đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm cụ thể của công ty dệt Minh Khai.
3.1.1 Chất lượng và sự khác biệt hoá sản phẩm.
3.1.1.1 Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm.
Sản phẩm chính là vật hay dụng cụ đưa ra để cạnh tranh trên thị trường ở mỗi doanh nghiệp, nếu không có sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ cạnh tranh bằng cái gì? cạnh tranh với ai. Công ty dệt Minh Khai là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên mặt hàng chủ yếu là sản phẩm khăn bông các loại và vải màn tuyn.
Bảng 1. Chủng loại sản phẩm hiện có của công ty dệt Minh Khai
Tên sản phẩm
Kích thước
Tên sản phẩm
Kích thước
1.Khăn ăn
28x30 cm
7. Khăn tắm Jacquard
65x130 cm
2.Khăn ăn
28x28 cm
8. Khăn chùi chân Jacquard
45x70 cm
3.Khăn bếp
47x49 cm
9. áo choàng tắm
160-120-7Lcm
4.Khăn mặt
34x90 cm
10.Màn tuyn đôi
1,5x1,8x1,8 m
5.Khăn tay
34x34 cm
11.Màn tuyn cá nhân
1x1,8x1,8 m
6.Khăn mặt Jacquard
34x85 cm
(Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư )
Sản phẩm của công ty qua bảng thống kê cho thấy khá phong phú về kích thước và chủng loại kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9389.doc