MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Vai trò của tín dụng xuất khẩu,trợ cấp,bán phá giá hàng hoá đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu 3
I. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển của
nền kinh tế 3
II. Vai trò của tín dụng xuất khẩu, trợ cấp và bán phá giá hàng hoá đối với sự phát triển của việc đẩy mạnh xuất khẩu 6
1. Tín dụng xuất khẩu 6
1.1 Nội dung của tín dụng xuất khẩu 6
1.2 Vai trò của tín dụng xuất khẩu 9
2. Trợ cấp xuất khẩu 11
2.1 Một số nội dung của trợ cấp xuất khẩu 11
2.2 Vai trò của trợ cấp xuất khẩu 13
3. Bán phá giá hàng hoá 14
3.1 Nội dung của bán phá giá hàng hoá 14
3.2 Tại sao các công ty bán phá giá, chiếm lĩnh thị trường vẫn thu
được lợi nhuận ? 17
Chương II: Thực tiễn sử dụng tín dụng xuất khẩu, trợ cấp và bán phá giá hàng hoá để đẩy mạnh xuất khẩu của một số nước trên thế giới : 21
I. Tín dụng xuất khẩu 21
1. Hoạt động tài trợ xuất khẩu của nhóm nước Âu Mỹ 21
2. Hoạt động tài trợ xuất khẩu của một số nước Châu Á 27
II. Trợ cấp xuất khẩu 31
1. Trợ cấp nông sản xuất khẩu 31
1.1.Trợ cấp nông sản của nhóm nước Âu Mỹ 32
1.2. Trợ cấp nông sản của một số nước Châu Á 40
2. Một số mô hình tổ chức xúc tiến thương mại chủ yếu trên thế giới 45
III. Bán phá giá hàng hoá: 49
1. Thực tiễn hoạt động bán phá giá trên thị trường thế giới 49
2. Hoạt động chống bán phá giá của các nước 57
ChươngIII: Việc sử dụng các biện pháp tín dụng xuất khẩu, trợ cấp, bán phá giá hàng hoá để đẩy mạnh xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các biện pháp trên : 59
I. Tình hình sử dụng các biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu
ở Việt Nam: 59
1. Tín dụng xuất khẩu 59
2. Trợ cấp 65
3. Bán phá giá hàng hoá 70
II. Một số các biện pháp nhằm hoàn thiện các chính sách về tín dụng xuất khẩu, trợ cấp, bán phá giá hàng hoá để đẩy mạnh xuất khẩu: 77
1. Về việc hình thành chính sách hỗ trợ tín dụng xuất khẩu 77
2. Về quy chế thế chấp, cầm cố tài sản 79
3. Tăng cường hơn nữa vai trò của nhà nước trong việc trợ cấp cho các
mặt hàng nông sản xuất khẩu 80
4. Tăng cường hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế 80
5. Hoàn thiện luật về chống bán phá giá hàng nhập khẩu 82
Kết luận 84
Tài liệu tham khảo 86
Phần trích dẫn 87
114 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong chính sách thương mại của các nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cụ thể là những đảm bảo giá cố định cho một số mặt hàng như ngũ cốc, đậu tương, đường, bơ, sữa...bất chấp sự biến động giá cả trên thị trường. Điều đó trực tiếp khuyến khích nông dân gia tăng sản xuất mà không tính đến hậu quả của nó là sản phẩm sẽ dư thừa làm giá trên thị trường thế giới giảm. Các chuyên gia kinh tế cũng phân tích là với chính sách của Mỹ nói trên thì các nước có nền nông nghiệp trên thế giới đều bị ảnh hưởng bởi thị trường nông phẩm bị tụt giá. Đặc biệt là các nhà sản xuất nông nghiệp ở những nước nghèo, nếu như nông phẩm mất giá thì mức thu nhập của họ cũng bị tụt giảm theo. Hiện nay, các nhà xuất khẩu gạo Châu Á đang mất đần thị phần gạo vào tay các nhà xuất khẩu gạo Mỹ. Năm 2002, một số loại gạo Mỹ giá rẻ, chất lượng cao hơn đang nhanh chóng chiếm được những thị trường trước đây là độc quyền của các nhà xuất khẩu Châu Á. Gạo Mỹ có chi phí sản xuất cao nhưng nhờ có trợ giá của chính phủ nên giá vẫn rẻ so với mức chung trên thế giới, do đó có sức cạnh tranh cao hơn. Theo Điều luật Đầu tư nông thôn và Bảo an hàng hoá Mỹ, nông dân Mỹ được vay 6,5USD cho mỗi cwt (100lb hay 45,36kg) gạo mỗi năm từ năm 2002 đến năm 2007. Chính phủ thanh toán tiền trực tiếp 2,35 USD/cwt, phần chênh lệch giá còn lại (mục tiêu 10,50 USD/cwt) nông dân sẽ được đền bù (giữa giá mục tiêu và giá thị trường, tiền thanh toán trực tiếp) (11). Bên cạnh đó, nhờ P.L.480 Mỹ có thể đẩy mạnh việc xuất khẩu gạo sang các nước như Inđônêxia, Phillipin, Nigiêria và một số nước Châu Phi khác. Đây đều là những quốc gia nhập khẩu gạo lớn trên thế giới ví như Nigiêria mỗi năm nhập khẩu 1,6 triệu tấn/ năm. Những quốc gia này theo P.L.480 đều nhận được tiền tài trợ từ chính phủ Mỹ với lãi suất thấp để mua hàng hoá Mỹ. Theo xu hướng này, Bộ nông nghiệp Mỹ dự đoán xuất khẩu gạo Mỹ năm 2002 sẽ tăng tới 2,8 triệu tấn so với 2,6 triệu tấn năm 2001 trong khi mậu dịch gạo toàn cầu giảm 200.000 tấn còn 24,6 triệu tấn(12).
1.2. Trợ cấp nông sản của một số nước Châu Á
a> Trung Quốc
Việc đẩy mạnh nông sản và nâng cao thu nhập của 900 triệu nông dân luôn là vấn đề được Chính phủ Trung Quốc quan tâm. Trong mấy năm gần đây, Trung Quốc đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực nông nghiệp nhờ thời tiết tốt và phần lớn nhờ chính sách hỗ trợ của chính phủ. Tốc độ phát triển nông nghiệp đạt 4%/ năm, sản lượng tăng lên trong khi lực lượng lao động giảm cho thấy những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp của nước này.
Năm 2001, tổng sản lượng nông sản trị giá 300 tỷ USD trong khi đó trợ cấp cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng và sản xuất chỉ có 14 tỷ USD, nhỏ hơn nhiều mức cho phép 10%của WTO(13). Điều này cho thấy phần đầu tư của chính phủ cho nông nghiệp vẫn còn thấp so với các nước khác đặc biệt là các nước phương tây như Mỹ, EU....Tuy nhiên, Trung Quốc rất quan tâm đến việc đầu tư cho R&D để tạo ra giống mới. Năm 1999, Trung Quốc đã thành công trong việc thử nghiệm thành công giống lúa mới mang tên "gạo siêu thơm" và hiện đạt năng suất 1 tấn/ rai (1 rai = 1600 m2 ). Loại gạo thơm này có chất lượng tương đương với gạo Hương Nhài của Thái Lan nhưng giá thành chỉ bằng 70% giá gạo Hương Nhài và tương lai sẽ là đối thủ cạnh tranh mạnh của các nước xuất khẩu gạo khác. Hiện Trung Quốc chỉ đúng vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng các nhà xuất khẩu gạo trên thế giới nhưng với lượng dự trữ lúa khoảng 100 triệu tấn và tốc độ đầu tư tăng năng suất sẽ giúp Trung Quốc vươn lên vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng.
Không chỉ mặt hàng gạo, mà nhiều mặt hàng nông sản khác trong đó có mặt hàng bông mà trong nhiều năm nay Trung Quốc luôn là nước sản xuất và xuất khẩu nhiều nhất chiếm 45% thị phần thế giới. Bông cũng là một trong các nmặt hàng nông sản được Trung Quốc trợ cấp. Ví dụ, năm 1999 Trung Quốc trợ cấp xuất khẩu cho bông của Tân Cương, một khu vực trồng bông lớn của Trung Quốc. Trung Quốc trợ cấp xuất khẩu 2.000NDT (khoảng 240,96USD/ tấn) và cho phép các nông trang nhà nước trực tiếp bán bông ra thị trường thế giới. Trung Quốc còn cho phép các nhà máy dệt nước ngoài và liên doanh khấu trừ 13% trên mức thuế xuất khẩu 17% nếu họ sử dụng bông Tân Cương. Năm 1999, Chính phủ Trung Quốc còn trợ cấp 50 tỷ NDT mua bôngvới mức giá cao để giảm lượng hàng tồn kho sản xuất trước năm 1998(14). Chính sách này của Trung Quốc đã giúp đỡ những người trồng bông yên tâm sản xuất và gia tăng sản lượng.
b> Thái Lan
Những năm 60, thu nhập từ nông nghiệp chiếm tới 40% GDP nhưng đến những năm 90, thu nhập từ lĩnh vực này chỉ còn 11% GDP do tốc độ phát triển của ngành chế tạo, dịch vụ, thương mại. Tuy nhiên, không phải vì thế mà ngành nông nghiệp bị lãng quên. Chính phủ Thái Lan vẫn chú trọng phát triển nông nghiệp thông qua các hình thức trợ cấp trực tiếp và gián tiếp để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản nâng cao đời sống cho nông dân. Đối với mặt hàng cà phê tháng 1/2002 vừa qua, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan dự kiến kế hoạch trợ giá cho 45.000 tấn cà phê cho vụ mùa 2002-2003. Trong số này, 20.000 tấn cà phê với mức giá thu mua 30 Baht/kg, 15.000 tấn cà phê loại I với mức giá 27 Baht/ kg, 10,000 tấn cà phê loại II với mức giá 21Baht/kg. Dự kiến kế hoạch được triển khai từ 20/12/2002 và kết thúc vào tháng 2/2003. Toàn bộ số tiền chi cho kế hoạch ước tính là 1.512 triệu Baht nhằm cải thiện cho người dân trồng cà phê (15). Nhưng mặt hàng được chính phủ Thái chú trọng nhất vẫn là mặt hàng gạo. Năm 1996, Chính phủ Thái đã chi 1,6 triệu USD cho kế hoạch nghiên cứu thị trường để tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng đối với sản phẩm gạo tại EU và Mỹ. Chính phủ Thái Lan cũng xúc tiến nhiều hình thức kinh doanh gạo. Năm 2002, nhờ hình thức mua bán gạo giữa chính phủ với chính phủ Thái Lan đã bán được 1 triệu tấn gạo cho Inđônêxia, 200 ngàn tấn gạo 100% loại hai cho Iran (16). Để nâng cao đời sống cho nông dân, Thái Lan đã có chính sách mua gạo từ người nông dân địa phương với mức giá cao hơn giá trên thị trường. Tổng trợ cấp đợt cho đợt thu mua là 32 tỷ Baht. Điều này khiến cho giá gạo của Thái Lan cao hơn đối thủ khác trên thị trường, tuy nhiên chính phủ đã có những diều chỉnh kịp thời. Thái Lan trong tương lai gần vẫn là xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với khối lượng xuất khẩu trung bình là 7,5 triệu tấn.
c> Ấn Độ
Ấn Độ đã tiến hành cuộc"Cách mạng xanh" vào những năm 60 và đã tạo ra phổ biến các cây nông nghiệp tốt, tăng sử dụng phân bón, cải thiện phương pháp tưới tiêu cho đất nông nghiệp. Ấn Độ là một quốc gia nghèo nhưng nước này không tiếc tiền của hỗ trợ cải tạo nền nông nghiệp. Phát triển và đầu tư cho nông nghiệp của chính phủ và chính quyền các bang đều giữ ở mức 20% kim ngạch chi tiêu của chính phủ. Ngân sách dùng cho phát triển và nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp trong thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm của Ấn Độ trước khi gia nhập WTO là trên 20%. Năm 1994, kinh phí cho nghiên cứu nông nghiệp bằng 0.9% GDP, gần bằng các nước phát triển. Ấn Độ tập trung hỗ trợ cho việc cung cấp giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cho vay tín dụng với lãi suất hợp lý. Chính phủ đã trợ giá rất nhiều cho sản xuất và lưu thông phân bón, cung cấp năng lượng và vật tư phục vụ cho nông nghiệp. Trong kế hoạch 5 năm(1997-2002) Ấn Độ lập dự án cơ khí hoá nông nghiệp tập trung phổ biến rộng các máy công cụ và máy kéo cỡ nhỏ. Chính phủ trợ cấp 230,16 tỷ rupi trong đó trợ giá tiêu thụ cho 311.020 máy kéo.
Chính phủ Ấn Độ cũng có chiến lược phát triển đối với từng mặt hàng nông sản. Hiện nay chính phủ Ấn Độ đang có kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu gạo. Chính phủ nước này đã ấn định giá hỗ trợ tối thiểu (MSP) và kiểm soát việc mua gạo từ nông dân. Năm 2001, chính phủ Ấn Độ bắt đầu thực hiện chính sách xuất khẩu gạo được trợ cấp. Chính phủ trợ cấp trực tiếp cho nhà xuất khẩu gạo. Kết quả là nhà xuất khẩu có thể bán ra mức 135USD/ tấn so với mức giá 170USD/tấn gạo của Thái. Giá gạo được trợ cấp của Ấn độ gây tác động làm giá gạo thế giới giảm. Hiện nay Ấn Độ có mức giá gạo bán ra rẻ hơn khoản 20% so với gạo Thái Lan. Với việc trợ cấp này, 8 tháng đầu năm 2002 chính phủ Ấn độ đã xuất khẩu được khoảng 4,3 triệu tấn so với mức 900.000 tấn cùng kỳ năm ngoái và Ấn Độ có khả năng vươn lên vị trí thứ 2 trong danh sách các nhà xuất khẩu gạo trên thế giới (17). Mặt hàng lúa mỳ của Ấn Độ cũng có bước phát triển. Chính phủ Ấn Độ quy định cắt giảm lượng dự trữ lương thực bằng việc trợ cấp cho người nông dân với mức giá trợ cấp. Ấn Độ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Nam Á và Trung Đông. Ấn Độ đang vươn lên đứng số một Châu Á về xuất khẩu lúa mỳ.
Bên cạnh đó, nhờ chính sách hỗ trợ nghiên cứu khoa học tạo giống chè mới, ngành chè của Ấn Độ cũng đạt được những thành công, vươn lên vị trí hàng đầu trong xuất khẩu chè với sản lượng trên 200 triệu kg/năm và đạt kim ngạch 1,5 tỷ USD/ năm. Đặc biệt phải kể đến mặt hàng chè hữu cơ trồng không hoá chất, thuốc trừ sâu ra đời những năm 1980. Loại chè này sản lượng đạt thấp nhưng có sức hấp dẫn cao đối với những khách hàng khó tính như Nhật Bản, EU với mức giá cao gấp 2-3 lần chè thông thường.Trong năm 2000/2001 Ấn độ đã xuất khẩu được 1,9kg chè loại này (18). Ấn Độ với những bước phát triển trong nông nghiệp đã cho thấy sự đầu tư đúng đắn cho nông nghiệp đã đem lại thành quả như thế nào.
Nhận xét chung:
Qua biện pháp trợ cấp nông sản của nhóm nước Âu Mỹ và các nước Châu Á có thể rút ra một số nhận xét như sau:
- Cả hai nhóm nước đều sử dụng biện pháp trợ giá (hoặc trợ giá cho nhà xuất khẩu hoặc trợ giá thu mua) khi cần thiết khiến giá cả sản phẩm nông sản thấp hơn so với mức giá của thông thường để gia tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới .
- Cả hai nhóm nước đều chính sách hỗ trợ đầu vào như phân bón, nước, điện, máy móc cơ khí hoá và có đầu tư cho nghiên cứu phát triển trong nông nghiệp tạo ra giống cây trồng mới khiến cho nông nghiệp có sản lượng cao hơn.
Nhưng nhóm nước Âu Mỹ trong đó có ngân sách của Mỹ và EU dùng cho trợ cấp nông sản xuất khẩu lớn hơn nhiều các nước thuộc nhóm nước Châu Á và còn có chính sách cho phía nước ngoài vay tiền với lãi suất ưu đãi để mua nông sản của nước mình nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu nông sản.
Tuy nhiên, trong xu thế tự do thương mại các nước có xu hướng chống lại việc trợ cấp xuất khẩu. WTO cho phép các nước được áp dụng thuế bù giá lên mặt hàng nếu phát hiện mặt hàng đó được trợ giá. Mỹ là nước áp dụng quy định về thuế bù giá (Coutervailing duty) theo đó nếu điều tra phát hiện hàng nhập khẩu đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước thì thuế bù giá sẽ tự động áp dụng với mức thuế bằng mức trợ giá của chính phủ nước ngoài.
Tuy nhiên, trợ cấp nông sản xuất khẩu cũng gây ra rất nhiều căng thẳng giữa các nước. Với việc Mỹ tăng trợ cấp nông sản lần này thì Nhật và Hàn Quốc phản ứng lại bằng việc cấm nhập khẩu gạo để bảo vệ nông dân nước mình. EU cũng sẽ tiếp tục tăng trợ cấp và có thể rất nhiều nước nữa sẽ theo đó tăng trợ cấp và đồng thơi gia tăng cả hàng rào bảo hộ. Kết quả là đàm phán về tự do hoá trong nông nghiệp đi đến bế tắc.
2. Một số mô hình tổ chức xúc tiến thương mại chủ yếu trên thế giới :
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, chính phủ các nước không thể bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước bằng biện pháp phi thuế quan được nữa. Vì thế các doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường quốc tế. Để thắng thế trong cạnh tranh, thâm nhập vào một thị trường nước ngoài, các nước đã dùng ngân sách trợ giúp các doanh nghiệp thông tin về thị trường nước xuất khẩu, tổ chức và nuôi bộ máy thương vụ ở nước ngoài, giúp đỡ về kỹ thuật... những hoạt động này được thực hiện bởi tổ chức xúc tiến thương mại. Dưới đây người viết xin đề cập đến một số mô hình tổ chức xúc tiến thương mại chủ yếu trên thế giới :
-Tổ chức xúc tiến thương mại -đầu tư Hàn Quốc (Korea Trade-Investment Promotion Agency -KOTRA)
Tổ chức xúc tiến thương mại Hàn Quốc được thành lập năm 1962 và chịu sự quản lý của Bộ thương mại Hàn Quốc. Trong suốt gần 40 năm qua, KOTRA có 101 văn phòng hoạt động trên 28 nước trên thế giới trong đó có 2 văn phòng tại Việt Nam, một ở Hà Nội và một ở thành phố Hồ Chí Minh.
KOTRA đã đóng vai trò quan trọng trong việc theo đuổi và thực hiện mục tiêu xây dựng môt chiến lược nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và khuyến khích đầu tư của chính phủ Hàn Quốc. Các hoạt động của KOTRA bao gồm : khảo sát thị trường toàn cầu, xúc tiến đầu tư quốc tế, thu thập thông tin để phục vụ kinh doanh, tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia cũng như các doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tìm hiểu thị trường Hàn Quốc... KOTRA đặc biệt quan tâm đến việc trao đổi thông tin thương mại toàn cầu. Có thể nói đây là điểm nổi bật trong mô hình tổ chức của KOTRA.
Để tạo cho các doanh nghiệp tìm hiểu và trao đổi thông tin. KOTRA xây dựng một Website trên Internet với địa chỉ Bên cạnh đó, để tạo sự hiểu biết lẫn nhau, KOTRA thường xuyên hợp tác với các tổ chức khác để tổ chức các cuộc hội thảo. Thông qua các cuộc hội thảo cũng như các chương trình đào tạo của mình, KOTRA có cơ hộ để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm của mình đồng thời học hỏi kinh nghiệm của các tổ chức khác nhằm nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại quốc tế của KOTRA.
- Ủy ban phát triển thương mại Singapore(Singapore Trade Development Board -STDB)
Ủy ban phát triển thương mại Singapore được thành lập năm 1983 với nhiệm vụ thúc đẩy nền kinh tế Singapore có một vị trí xứng đáng trên trường quốc tế, thực hiện nhiệm vụ Marketing các sản phẩm và dịch vụ của Singapore trên toàn thế giới. Với tư cách là một cơ quan xúc tiến thương mại quốc gia, STDB đã khéo léo điều chỉnh chiến lược của mình nhằm làm cho nền kinh tế Singapore luôn dẫn đầu trên trường quốc tế và luôn phấn đấu phát triển để trở thành một tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế đáng tin cậy ở châu Á. Mặc dù thời gian hình thành và phát triển còn ngắn so với một số tổ chức xúc tiến thương mại khác nhưng STDB đã có 33 văn phòng chi nhánh hoạt động ở nước ngoài. Cũng giống như KOTRA, STDB có 2 văn phòng đại diện đặt tại Việt Nam ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
STDB hoạt động rất tích cực trong lĩnh vực thông tin thương mại. STDB có mạng thông tin Tradenet ở trên Internet với cơ sở dữ liệu khá đầy đủ, có thể đáp ứng nhu cầu thông tin của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác một cách thuận lợi nhất. Ví dụ, thông qua Tradenet việc làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá hoàn tất thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu qua mạng trong vòng 30 phút. Nhờ thế một container qua cổng cảng của Singapore chỉ mất có 45giây. Mỗi năm mạng Tradenet tiết kiệm cho Singapore 1 tỷ USD thủ tục hành chính. Bước vào thế kỷ 21, STDB dự định sẽ tiếp tục hoàn thiện mạng thông tin Tradenet để có thể giúp đỡ các doanh nghiệp nhiều hơn nữa khi mà thương mại điện tử đang là một xu thế khách quan.
Ngoài ra, STDB đã tham gia vào việc thực thi AFTA và thiết lập nên khu vực đầu tư ASEAN. Trong khuôn khổ của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á -Thái Bình Dương, STDB cũng đã góp phần không nhỏ trong việc đưa ra các sáng kiến nhằm làm giảm các chi phí thương mại cho các nhà kinh doanh.
- Các ban xúc tiến xuất khẩu của Anh (bao gồm Ủy ban Thương mại hải ngoại (OTS ), Ủy ban thương mại và công nghiệp (DTT ), Cơ quan đảm bảo tín dụng xuất khẩu (ECGD ):
Một trong những sáng kiến mới của chính phủ Anh trong việc thực hiện chiến lược phát triển thương mại quốc tế là thu hút những nhà lãnh đạo các công ty, các tập đoàn lớn của Anh tham gia vào hoạt động kinh tế đối ngoại. Các thủ lĩnh của Công Đảng thường nhấn mạnh rằng họ muốn tìm những người trong ngành công nghiệp Anh, có kinh nghiệm và thành đạt trong lĩnh vực xuất khẩu và có thể trở thành những người hướng đạo xứng đáng cho ý tưởng mở rộng hoạt động thương mại quốc tế của Anh sang các nước đối tác chiến lược. Mùa thu năm 1997, thủ tướng Anh T.Blair đã bổ nhiệm gần 20 đại diện của giới kinh doanh Anh như British Telecom, Roll Royce vào các vị trí "đại sứ". Trong chức năng của các nhà kinh doanh hàng đầu này khi công tác ở nước ngoài họ sẽ gặp gỡ các nước, các bộ trưởng, lãnh đạo các đảng phái chính trị và các tổ chức phi chính phủ và tiến hành đàm phán với họ. Theo báo cáo của OTS, sự hỗ trợ của các cơ quan, uỷ ban trên, hàng năm có khoảng 8.000 công ty xuất khẩu của Anh tham gia 340 hội chợ ở nước ngoài, tổ chức hơn 24 cuộc hội thảo, 50 chuyến công tác nước ngoài của giới kinh doanh Anh. Hàng năm, trung bình chính phủ chi hơn 200 triệu bảng Anh cho chương trình đẩy mạnh xuất khẩu với nhiệm vụ chính là Marketing và hỗ trợ hoạt động tư vấn, trước hết là cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. (19)
-Hội đồng kinh doanh quốc tế Hoa Kỳ (United State Council For International Business )
Hội đồng kinh doanh quốc tế Hoa Kỳ được thành lập từ năm 1945 do ba tổ chức lớn sát nhập đó là Phòng thương mại quốc tế Hoa Kỳ, Uỷ ban tư vấn và kinh doanh và Tổ chức quốc tế những doanh nhân. Hội đồng kinh doanh quốc tế Hoa Kỳ có trên 300 thành viên là thành viên các công ty đa quốc gia, công ty luật và các hiệp hội kinh doanh.
Chức năng và mục đích của hội đồng kinh doanh quốc tế Hoa Kỳ là đưa ra những quy định, chính sách thúc đẩy hệ thống thương mại quốc tế, tài chính, đầu tư nhằm mở rộng kinh doanh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường.
Nhận xét chung:
Qua một số mô hình hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại của các nước ta có thể rút ra nhận xét sau:
- Mô hình tổ chức của các tổ chức xúc tiến thương mại bao gồm các bộ phận : Bộ phận nghiên cứu và lập kế hoạch; Bộ phận cung cấp dịch vụ thông tin; Bộ phận phụ trách hội chợ triển lãm thương mại; Bộ phận phụ trách đào tạo; Bô phận xúc tiến đầu tư; Bộ phận xúc tiến xuất khẩu và nhập khẩu.
- Các tổ chức xúc tiến thương mại phải được giao chức năng, nhiệm vụ rõ ràng và được dặt ở cấp thẩm quyền nào đó để có thể thực hiện chức năng của mình.
- Các tổ chức xúc tiến thương mại đều đã sử dụng lợi thế của Internet thiết lập trang Web cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, giúp tìm kiếm bạn hàng...
-Cán bộ tham gia hoạt động xúc tiến phải giỏi ngoại ngữ, chuyên môn. Mô hình xúc tiến xuất khẩu của Anh trong đó những người đứng ra làm vị trí "đại sứ" là những người thành đạt và giàu kinh nghiệm trên thương trường đã giúp ích rất nhiều hoạt động này.
iii. Bán phá giá hàng hoá :
1. Thực tiễn của hoạt động bán phá giá trên thị trường thế giới:
Hoạt động bán phá giá là một thủ đoạn quan trọng trong việc xuất khẩu hàng hoá. Nhiều nước trên thế giới đã đưa ra điều luật chống bán phá giá nhưng hoạt động này vẫn diễn ra rất mạnh mẽ dưới nhiều mức độ khác nhau. Những nước chủ chương lấy xuất khẩu làm bàn đạp phát triển kinh tế chấp nhận biện pháp bán phá giá hàng hoá khi cần thiết để đẩy mạnh xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường. Dưới đây, người viết xin đơn cử hoạt động bán phá giá của một số nước.
1.1 Hoạt động bán phá giá của Nhật
Những năm của thập niên từ 1960 đến 1980 nền kinh tế của Nhật đã có những bước tiến mạnh mẽ được biết đến như "sự thần kỳ của Nhật Bản" đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu với mức thặng dư thương mại rất lớn. Bên cạnh những chìa khoá tạo nên một nước Nhật phát triển như sự sáng tạo trong phát triển công nghệ, sự hiệu quả trong quản lý,... còn có sự đóng góp của những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong đó có biện pháp bán phá giá hàng hoá. Dưới đây là một số trường hợp bán phá giá ra thị trường nước ngoài của Nhật.
- Năm 1975, giá một tivi màu ở Nhật là 700 USD (trong khi họ bán ở Mỹ là 400 USD). Nhờ việc bán ở mức giá như vậy, các hãng của Nhật đã tiêu thụ 5,5 triệu chiếc tivi trong khi đó Nhật chỉ cho phép nhập 11644 tivi (chiếm khoảng 0,2% thị trường Nhật). Vào năm 1978, Nhật chỉ nhập 485 tivi (20).
Việc bán tivi với giá thấp như vậy ở thị thường Mỹ đã khiến nhiều người phải đặt câu hỏi:
- Các hãng tivi của Nhật có nguồn tài trợ từ đâu để bù lỗ cho việc bán sản phẩm thấp hơn chi phí ?
- Liệu năng suất lao động ở Nhật có đủ cao để sản xuất sản phẩm có chi phí sản xuất thấp hơn rất nhiều so với nước ngoài ?
Nghiên cứu cho thấy chính phủ Nhật - thông qua Bộ Thương Mại và Công Nghiệp (MITI) đã dành một khoản gần 1 tỷ USD/năm để bù lỗ cho các hãng sản xuất máy công cụ của Nhật Bản bán phá giá ra nước ngoài. Những ngành khác như điện tử, ô tô,... nếu bán phá giá thì phải lấy lợi nhuận của công ty thu được sau khi bán phá giá để bù lỗ.
Trên thực tế, những năm 1960 sáu công ty điện tử hàng đầu của Nhật Bản là Hitachi, Mitsubisi, Masushita, Sanyo, Sharp, Toshiba cạnh tranh gay gắt nhưng đến 10/9/1964 sáu công ty này thoả thuận thống nhất nâng giá bán quy định của mỗi công ty. Kết quả là trong nhiều năm người dân Nhật phải chịu trả 700 USD/ tivi màu trong khi giá bán ở Mỹ chỉ là 400 USD/tivi màu cùng loại. Còn ở Mỹ, mức giá mà phía Nhật Bản tại Mỹ làm cho các công ty của Mỹ không chịu nổi quá trình cạnh tranh. Năm 1989, sáu hãng tivi lớn và nhỏ của Mỹ bị phá sản, công nghiệp sản xuất Tivi của Mỹ bị suy yếu nghiêm trọng(21).
-Những năm 80-90 khi trên thế giới ngành công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ, cuộc chiến trong lĩnh vực cung cấp máy tính, đặc biệt là máy tính xách tay cá nhân, diễn ra gay gắt ở những nước phát triển như Mỹ, EU, Nhật. Nước Nhật đã thực hiện bán phá giá đối với mặt hàng máy tính xách tay (laptop) vào thị trường Mỹ và EU để chiếm lĩnh thị trường. Mức giá mà Nhật đưa ra chào bán ở thị trường Mỹ chỉ là 720 USD/ chiếc và ở thị trường EU là 750USD/chiếc trong khi mức giá cho một laptop ở Mỹ là 850 USD/ chiếc. Theo tính toán thì chi phí sản xuất cho một máy tính xách tay bao gồm tiền lương, tiền chi cho nghiên cứu và phát triển, các chi phí liên quan đến màn hình, chuột, các bộ phận khác và chi phí vận chuyển lên tới 1274 USD/ chiếc theo tỷ giá đồng yên và đô la Mỹ lúc bấy giờ. Bằng cách bán giá thấp hơn chỉ trong vòng mấy năm Nhật đã bán được 1,5 triệu chiếc tại thị trường Mỹ và 0,5 triệu chiếc ở thị trường EU (22).
Với tốc độ phát triển nhanh trong ngành công nghiệp, Nhật đôi khi cũng lâm vào tình trạng sản suất dư thừa buộc phải bán phá giá ở nước khác để tiêu thụ hàng hoá. Chẳng hạn từ năm 1998 trở lại đây, Nhật đã đối mặt với sự dư thừa công suất trong ngành thép. Mức tiêu thụ hàng năm của Nhật đối với mặt hàng thép chỉ khoảng 70 triệu tấn nhưng công suất sản xuất thép của Nhật lên tới 145 triệu tấn. Nếu chỉ sản xuất trong mức cầu thì ngành thép sẽ gặp khó khăn rất lớn. Nhật buộc phải sản xuất khối lượng dư thừa và đẩy mạnh việc bán thép bằng cách bán giá rẻ thậm chí bán phá giá ra thị trường nước ngoài như thị trường Hàn Quốc, Ấn độ, EU, Mỹ.... Ở Canađa, giá thép cán nóng của Nhật chỉ khoảng 125 USD/tấn trong khi giá sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh như Nga, Ukraine là 180USD/ tấn. Theo cách này, Nhật Bản đã từng bước chiếm thị phần thép của các nước chẳng hạn tại Canađa, năm 1999 Nhật đã xuất được 30.000 tấn so với mức 25.000 tấn năm 1998. Đặc biệt ở Mỹ năm 1998/1999 thép Nhật chiếm 43,3% lượng thép nhập khẩu vào nước này đạt 4,1 triệu tấn.(23)
Thực tiễn bán phá giá của Nhật là một minh chứng cho thấy nước Nhật so với nước Mỹ lúc bấy giờ trình độ công nghệ không cao hơn, chi phí sản xuất cao hơn vẫn có thể xuất khẩu sang nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn với một một giá thấp hơn chi phí nước chủ nhà, vừa chiếm lĩnh được thị trường và phần lợi nhuận sau khi chiếm lĩnh được thị trường sẽ bù đắp tổn thất do bán phá giá. Nhưng người tiêu dùng Nhật đã phải chịu mức giá quá cao so với người tiêu dùng Mỹ cho sản phẩm cùng loại. Thực tế, bản chất của chiến lược bán phá giá này là : hạn chế tối đa nhập khẩu, thoả thuận trong nước về giá, và xuất khẩu với giá tiêu diệt địch thủ. Nhật đã áp dụng biện pháp cạnh tranh này đối với rất nhiều mặt hàng xuất khẩu nhằm chiếm lĩnh thị trường nước ngoài như ôtô, máy photocopy....
1.2. Hoạt động bán phá giá của Trung Quốc:
Trung Quốc với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả đã hấp dẫn các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Trung Quốc. Với chiến lược phát triển đúng đắn, với lợi thế về chi phí nhân công rẻ và sự thông thoáng trong đầu tư, Trung Quốc đã trở thành nhà máy sản xuất lớn nhất thế giới. Khắp nơi trên thế giới đều có bóng dáng hàng hoá của Trung Quốc với sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại với giá thành rẻ. Trung Quốc đã được mệnh danh là "kẻ huỷ diệt", hàng hoá Trung Quốc tràn đi khắp nơi trên thế giới bằng cả con đường chính ngạch và cả qua con đường buôn lậu, bán phá giá đang đe doạ rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác. Xem xét hoạt động bán phá giá của các nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ cho thấy sức cạnh tranh to lớn của quốc gia này.
Mấy năm trở lại đây, tốc độ phát triển của ngành dệt may Trung Quốc tăng trưởng mạnh. Công suất của các nhà máy dệt của Trung Quốc cực lớn, nước này có thể cung cấp khối lượng vải cho toàn thế giới. Với lợi thế sản xuất quy mô lớn nên Trung Quốc có thể sử dụng hình thức bán phá giá liên tục tại thị trường nước ngoài. Bằng cách đó, Trung Quốc đã làm giảm mạnh giá của không chỉ riêng mặt hàng dệt may mà cả các mặt hàng khác trên thị trường thế giới. Đơn cử đối với mặt hàng tơ lụa Trung Quốc xuất khẩu sang Ấn độ. Ấn độ là một đất nước có ngành tơ lụa khá phát triển với sản lượng hàng năm đạt 14.432 tấn. Nhưng mặt hàng tơ lụa của Trung Quốc vẫn thâm nhập được vào thị trường này. T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kltn.doc
- BIA NGOAI THUONG.doc