Khóa luận Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank An Giang

MỤC LỤC

TÓM TẮT.Trang i

MỤC LỤC. ii

DANH MỤC BẢNG. v

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ. v

DANH MỤC CÁC TỪVIẾT TẮT. vi

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN. 1

1.1. Lý do chọn đềtài . 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 2

1.3. Phương pháp nghiên cứu. 2

1.4. Phạm vi nghiên cứu. 2

CHƯƠNG II: CƠSỞLÝ THUYẾT. 3

2.1 Ngân hàng thương mại . 3

2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại . 3

2.1.2 Các hoạt động chủyếu của ngân hàng thương mại. 3

2.2 Những vấn đềvềtín dụng . 3

2.2.1 Khái niệm tín dụng. 3

2.2.2 Phân loại hoạt động tín dụng. 4

a. Phân loại dựa vào mục đích của tín dụng. 4

b. Dựa vào thời hạn tín dụng. 4

c. Dựa vào mức độtín nhiệm của khách hàng . 4

d. Dựa vào phương thức cho vay . 4

e. Dựa vào phương thức hoàn trảnợvay . 5

2.3 Rủi ro tín dụng . 5

2.3.1 Khái niệm . 5

2.3.2 Phân loại rủi ro tín dụng .5

2.3.3 Nguyên nhân rủi ro tín dụng . 6

2.4 Những thiệt hại từrủi ro tín dụng . 7

2.5 Sựcần thiết hạn chếrủi ro tín dụng . 7

2.6. Phân nhóm nợ. 7

2.7. Một sốchỉtiêu dùng đểphân tích . 8

2.7.1 Doanh sốcho vay . 8

2.7.2 Doanh sốthu nợ. 8

2.7.3 Dưnợ. 8

2.7.4 Nợquá hạn . 8

2.7.5 Tỷlệdưnợtrên vốn huy động và tổng nguồn vốn . 9

2.7.6 Tỷlệnợquá hạn trên tổng dưnợ. 9

2.7.7 Tỷlệthu nợ. 10

2.7.8 Hệsốrủi ro tín dụng . 10

CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀCHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG

AN GIANG. 11

3.1 Lịch sửhình thành và phát triển. 11

3.1.1 Giới thiệu vềNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. 11

3.1.2 Giới thiệu vềChi nhánh Ngân hàng Ngoại thương An Giang

(Vietcombank An Giang). 12

3.2 Những thành tựu và hạn chế. 13

3.2.1 Thành tựu . 13

3.2.2 Hạn chế. 14

3.3.Cơcấu tổchức. 16

3.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank An Giang

trong 3 năm (2005-2007) . 16

3.5 Đánh giá thuận lợi khó khăn và phương hướng kếhoạch năm 2008. 17

3.5.1 Thuận lợi . 17

3.5.2 Khó khăn . 18

3.5.3 Kếhoạch phát triển kinh doanh 2008 . 18

CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN

DỤNG TẠI VIETCOMBANK AN GIANG. 20

4.1 Phân tích vềcơcấu nguồn vốn tại Vietcombank An Giang . 20

4.1.1 Cơcấu nguồn vốn . 20

4.1.2 Tình hình huy động vốn . 21

4.2 Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietcombank An Giang . 23

4.2.1 Phân tích doanh sốcho vay. 23

a/ Doanh sốcho vay theo thời hạn . 23

b/ Doanh sốcho vay theo ngành kinh tế. 25

4.2.2. Phân tích doanh sốthu nợ. 28

a/ Doanh sốthu nợtheo thời hạn . 28

b/ Doanh sốthu nợtheo ngành kinh tế. 30

4.2.3 Phân tích dưnợcho vay . 32

a/ Dưnợcho vay theo thời hạn . 32

b/ Dưnợcho vay theo ngành kinh tế. 34

4.2.4 Phân tích nợquá hạn . 36

4.3 Phân tích các chỉtiêu đánh giá hiệu quảhoạt động tín dụng

tại Vietcombank An Giang . 37

4.4 So sánh hoạt động tín dụng của Vietcombank An Giang với một sốngân hàng

khác trên địa bàn . 39

4.5 Một sốnguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Vietcombank An Giang . 40

4.5.1 Nguyên nhân khách quan . 40

4.5.2 Nguyên nhân chủquan. 40

4.5.3 Nguyên nhân vềphía khách hàng . 41

4.5.4 Nguyên nhân vềphía chính sách, cơchếquản lý vĩmô của nhà nước. 42

4.6 Biện pháp xửlý nợquá hạn của chi nhánh . 43

CHƯƠNG V: MỘT SỐGIẢI PHÁP HẠN CHẾRỦI RO TÍN DỤNG

TẠI VIETCOMBANK AN GIANG.45

5.1 Xây dựng và thực hiện chính sách cho vay thích hợp.45

5.2 Hoàn thiện và tuân thủnghiêm ngặt quy trình cho vay.46

5.3 Thành lập bộphận nghiên cứu, phân tích và dựbáo kinh tếvĩmô .49

5.4 Nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộngân hàng .49

5.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.50

CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 51

6.1 Kết luận.51

6.2 Kiến nghị. 51

6.2.1 Đối với Nhà nước. 52

6.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .52

6.2.3 Đối với Ngân hàng Vietcombank .52

TÀI LIỆU THAM KHẢO.54

 

pdf64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2403 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa chi nhánh có xu hướng ngày càng tăng, và công tác huy động vốn tại chi nhánh đạt luôn đạt hiệu quả cao. - Cùng với nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động, hàng năm Vietcombank An Giang còn nhận được vốn điều chuyển từ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, nguồn vốn này qua các năm đều tăng thêm, cao nhất là năm 2007 với 715 tỷ đồng. Nguồn vốn này nhằm giúp ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng mà không bị sức ép do thiếu vốn khi khách hàng có nhu cầu rút tiền hoặc chi trả lãi tiền gửi cho khách hàng. Nhìn chung, chi nhánh có tỷ trọng vốn điều chuyển khá cao trong tổng nguồn vốn, cao hơn cả vốn huy động. Tuy vốn điều chuyển góp phần làm cho tổng nguồn vốn tăng thêm nhưng đó không phải là mục tiêu phát triển lâu dài của một ngân hàng thương mại. Định hướng phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại là làm giàu mạnh thêm nguồn vốn hoạt động của mình từ vốn huy động, đây chính là nguồn vốn tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó Vietcombank An Giang cần phải có chính sách để phát triển hơn nữa kênh huy động vốn của mình. - Bên cạnh đó, là một ngân hàng thương mại cổ phần có vốn góp từ các cổ đông, chi nhánh luôn có chính sách phát triển nguồn vốn tự có của mình bằng cách trích ra từ lợi nhuận giữ lại hàng năm, qua bảng số liệu cho thấy nguồn vốn này chiếm một tỷ trọng rất đáng kể trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, góp phần làm phong phú và dồi dào thêm tổng nguồn vốn của chi nhánh, giúp cho chi nhánh vững mạnh về vốn để mở rộng quy mô hoạt động và có đủ nguồn lực về vốn để đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. 4.1.2 Tình hình huy động vốn: Hoạt động huy động vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là nó hỗ trợ cho hoạt động tín dụng và góp phần vào việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong giai đoạn 2005 – 2007, nền kinh tế của thế giới và Việt Nam có nhiều biến động, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của Vietcombank An Giang nói riêng và các ngân hàng thương mại khác nói chung. Tuy nhiên, ngân hàng đã cố gắng nổ lực hết mình cho công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau như đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn, tăng lãi suất huy động, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thực hiện các chương trình khuyến mãi cho khách hàng… Nhờ đó đã mang lại hiệu quả cao cho công tác huy động vốn. Trong ba năm qua, tình hình huy động vốn tại Việtcombank An Giang đạt được những kết quả như sau: Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank An Giang GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 22 Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn ĐVT: Tỷ đồng 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) TGTT 490,96 92,46 224,36 87,64 243,53 71,63 -266,6 -54,30 19,17 8,54 TGTK 35 6,59 26 10,16 91 26,76 -9 -25,71 65 250 Kỳ phiếu 5 0,94 5 1,95 0,47 0,14 0 0 -4,53 -90,60 CCTG 0,04 0,01 0,64 0,25 5 1,47 0,6 1500 4,36 681,25 HĐV 531 100 256 100 340 100 -275 -51,79 84 32,81 (Nguồn: Tổ Tổng hợp – Phòng Khách hàng) Biểu đồ 4.2 Tình hình huy động vốn ™ Tiền gửi thanh toán: Từ bảng số liệu chúng ta có thể thấy rằng tiền gửi thanh toán là loại hình huy động chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn huy động. Năm 2005 tiền gửi thanh toán chiếm 92,46%. Năm 2006 chiếm 87,64% và năm 2007 chiếm 71,63% trong tổng vốn huy động. Đối tượng của loại hình huy động này là các cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng, họ dùng tài khoản của mình để thanh toán cho các đối tác của mình. Với loại tiền gửi này thì khách hàng có thể rút tiền bất cứ khi nào khi có nhu cầu nên lãi suất tiền gởi rất thấp, mặt khác ngân hàng không chủ động được nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh của mình. Do đặc thù của Vietcombank An Giang chuyên thực hiện các nghiệp vụ về thương mại, thanh toán xuất nhập khẩu,… nên lượng khách hàng có tài khoản tiền gởi thanh toán tại ngân hàng là rất lớn. Bên cạnh đó, cùng với quá trình phát triển của kinh tế và công nghệ, khách hàng ngày càng 490,96 35 5 0,04 224,36 26 5 0,64 243,53 91 0,47 5 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 Tỷ đồng 2005 2006 2007 Năm TGTT TGTK Kỳ phiếu CCTG Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank An Giang GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 23 quen dần với việc thanh toán không dùng tiền mặt vì các tiện ích của nó mang lại, điều này giải thích vì sao tiền gởi thanh toán lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động của ngân hàng. ™ Tiền gửi tiết kiệm: Với loại hình này thì khách hàng là các cá nhân, hoặc tổ chức có lượng tiền nhàn rỗi gởi vào ngân hàng để hưởng lãi suất. Tiền gởi tiết kiệm là loại hình huy động có ý nghĩa cao đối với ngân hàng đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, vì ngân hàng đã xác định được thời gian trả lãi và vốn cho khách hàng, vì thế ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này một cách chủ động cho các kế hoạch kinh doanh của mình. Tuy nhiên, qua bàng số liệu cho thấy doanh số huy động vốn qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng còn thấp, cụ thể là: năm 2005 tiền gửi tiết kiệm chỉ chiếm 6,59%, năm 2006 chiếm 10,16% và năm 2007 chiếm 26,76% trong tổng vốn huy động. Tuy tỷ trọng này có tăng lên qua các năm nhưng vẫn còn thấp. Do đó, ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến loại hình huy động này, nâng cao doanh số tiền gửi tiết kiệm nhằm chủ động hơn trong kinh doanh, tạo thêm nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh, tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng. ™ Hai loại hình còn lại là huy động từ kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi, hai loại hình chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vốn huy động được của chi nhánh. 4.2 Phân tích hoạt động tín dụng tại Vietcombank An Giang: 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay: a/ Doanh số cho vay theo thời hạn: Cho vay là một trong những hoạt động mang lại nguồn thu nhập nhiều nhất cho ngân hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà đó là sự phát triển của các ngành nghề kinh tế ở các lĩnh vực khác nhau, do đó nhu cầu về nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng tăng lên. Vì vậy chiến lược tín dụng của Vietcombank An Giang đề ra phải phù hợp để thu hút được lượng khách hàng đến vay vốn ngày càng đông. Cũng như các ngân hàng khác, doanh số cho vay theo thời hạn tại Vietcombank An Giang được chia làm các loại: ngắn hạn, trung, dài hạn. Hoạt động cấp tín dụng tại chi nhánh nhìn chung qua các năm đều tăng lên, được thể hiện qua bảng số liệu và sơ đồ sau: Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo thời hạn ĐVT: Tỷ đồng 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Ngắn hạn 4.003 4.454 6.030 451 11 1.576 35 Trung, dài hạn 931 1.620 297 689 74 -1.323 -82 Tổng 4.934 6.074 6.327 1.140 23 253 4 (Nguồn: Tổ Tổng hợp - Phòng Khách hàng) Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank An Giang GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 24 Biểu đồ 4.3 Doanh số cho vay theo thời hạn ™ Doanh số cho vay ngắn hạn: Cho vay ngắn hạn là hoạt động phổ biến của một ngân hàng, nhằm bổ sung vốn lưu động cho các khách hàng vay vốn. Tình hình cấp tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh trong thời gian qua như sau: Năm 2005, doanh số cấp tín dụng ngắn hạn đạt 4.003 tỷ đồng. Năm 2006 đạt 4.454 tỷ đồng, tăng 451 tỷ đồng tương đương tăng 11% so với năm 2005. Năm 2007 con số này đã tăng lên 6.030 tỷ đồng, tương đương tăng 35% so với 2006. Từ đó cho thấy các doanh nghiệp trên địa bàn có nhu cầu về vốn ngắn hạn rất lớn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài ra, trong thời gian qua hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh ngày càng phát triển, sản lượng nông nghiệp tăng, từ đó các hộ nông dân có nhu cầu nhiều về vốn để mở rộng quy mô, góp phần kích thích các ngành kinh tế khác phát triển theo. Trong hoạt động cấp tín dụng tại chi nhánh, tỷ trọng tín dụng ngắn hạn lớn hơn so với tỷ trọng tín dụng trung dài hạn. Nguyên nhân là do trên địa bàn tỉnh thường tập trung các ngành sản xuất kinh doanh có chu kì vốn ngắn như sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, mua bán nhỏ, ngoài ra cho vay ngắn hạn thì nguy cơ không thu hồi được vốn và lãi thấp hơn cho vay trung dài dạn, nên ngân hàng mở rộng khoản cho vay này. Bên cạnh đó, với chính sách tín dụng phù hợp, hấp dẫn, lãi suất cạnh tranh nên Vietcombank An Giang đã thu hút được lượng khách hàng ngày càng tăng đến với mình. ™ Doanh số cho vay trung dài hạn: Qua bảng số liệu, chúng ta có thể thấy rằng khoản cho vay này không ổn định qua các năm, cao nhất là năm 2006. Cụ thể là: nếu như vào năm 2005, ngân hàng cho vay đối với khoản trung dài hạn là 931 tỷ đồng thì sang năm 2006, doanh số cho vay này đã tăng lên 1.620 tỷ đồng, cao nhất trong 3 năm, tương đương tăng 74% so với năm 2005, nhưng sang năm 2007 thì con số này lại giảm đi rất nhiều, chỉ còn 297 tỷ đồng, tương đương giảm 1.323 tỷ đồng so với năm 2006, tức giảm 82%. Mục đích của tín dụng trung dài hạn hầu hết là nhằm giúp cho khách hàng mở rộng quy mô sản xuất phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị…Các khoản cho vay trung dài hạn có thời gian thu hồi vốn tương đối dài, kèm theo độ rủi ro cao nên ngân hàng rất thận trọng trong công 4.003 931 4.454 1.620 6.030 297 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 Tỷ đồng 2005 2006 2007 Năm Ngắn hạn Trung, dài hạn Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank An Giang GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 25 tác thẩm định và xét duyệt của loại cho vay này. Vào năm 2007, nền kinh tế của cả nước phát triển không ổn định nên ngân hàng đã thu hẹp khoản cho vay này và xem xét rất kỹ lưỡng trong công tác thẩm định trước khi đồng ý cho vay để đảm bảo việc thu hồi vốn. Nhìn chung, tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn cao hơn so với tỷ trọng cho vay trung dài hạn. Cũng giống như các ngân hàng khác trên địa bàn, Vietcombank An Giang cũng tập trung cho vay ngắn hạn. Như đã trình bày ở trên, cho vay ngắn hạn thì thời gian thu hồi vốn nhanh hơn, còn cho vay trung dài hạn thì thời gian thu hồi vốn chậm hơn và rủi ro cao hơn nên ngân hàng phải rất thận trọng trong việc thẩm định tín dụng và xét duyệt cho vay, ngoài ra ngân hàng còn phải điều tiết các loại hình tín dụng này cho hợp lý để vừa mang lại thu nhập cho ngân hàng, vừa đảm bảo khả năng thu hồi vốn và giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. b/ Doanh số cho vay theo ngành kinh tế: Tình hình cho vay theo ngành kinh tế của chi nhánh qua 3 năm từ 2005-2007 như sau: Bảng 4.4 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế ĐVT: Tỷ đồng 2006/2005 2007/2006 Ngành 2005 2006 2007 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Nông nghiệp + lâm nghiệp 752 298 696 -454 -60,37 398 133,56 Thủy sản 1.210 1.240 1.132 30 2,48 -108 -8,71 Công nghiệp 1.358 2.572 1.945 1.214 89,4 -627 -24,38 Thương nghiệp 1.344 1.605 1.941 261 19,42 336 20,93 Khác 270 359 613 89 32,96 254 70,75 Tổng 4.934 6.074 6.327 1.140 23,1 253 4,17 (Nguồn: Tổ Tổng hợp – Phòng Khách hàng) Biểu đồ 4.4 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế 752 1.210 1.358 1,344 270 298 1.240 2.572 1.605 359 696 1.132 1.945 1.941 613 - 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 Tỷ đồng 2005 2006 2007 Năm Nông nghiệp + lâm nghiệp Thủy sản Công nghiệp Thương nghiệp Khác Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank An Giang GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 26 ™ Ngành nông nghiệp + Lâm nghiệp: Nông nghiệp là một trong những ngành chủ lực của tỉnh An Giang, mang lại nguồn thu nhập khá cao cho các hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp vào mỗi năm. Vào năm 2005, doanh số cho vay của ngành nông nghiệp là 752 tỷ đồng. Sang năm 2006, con số này đã giảm xuống còn 298 tỷ đồng, giảm đi 454 tỷ đồng, tương đương đã giảm đi 60,37% so với năm 2005. Nền kinh tế trong tỉnh năm 2006 gặp không ít khó khăn. Hạn hán, bão lũ gây thiệt hại nặng nề ở nhiều vùng; dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng ở gia súc, do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh phát triển mạnh trên diện rộng như dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa… đã gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp, làm cho năng suất các vụ đều giảm so với 2005, các hộ nông dân bị thiệt hại không nhỏ đến hiệu quả sản xuất. Do sản xuất không có lãi nên một số hộ thu gọn quy mô sản xuất, hoặc chuyển dịch cơ cấu sản xuất sang các ngành khác như nuôi cá, trồng hoa màu thay cho cây lúa nên doanh số cho vay đối với ngành này cũng di chuyển theo. Nhưng sang năm 2007, ngân hàng đã cải thiện được doanh số cho vay đối với ngành nông lâm nghiệp. Kết quả đạt được cụ thể là: Doanh số cho vay đạt 696 tỷ đồng, tăng 398 tỷ đồng so với năm 2006, tức là đã tăng lên 133,56%. Vào năm này tình hình sâu bệnh đã phần nào bị khống chế, công tác phòng chống dịch cúm trên gia cầm, lở mồm long móng trên gia súc đạt kết quả khá tốt. Hoa màu phát triển thuận lợi, năng suất đạt khá, giá cả ở mức cao, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của nông dân. Do đó, bà con có nhu cầu vay vốn để tái sản xuất, đầu tư mua máy móc, trang thiết bị mới, ứng dụng cơ giới hoá vào đồng ruộng, mang lại năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm thời gian và công sức cho nông dân. Hơn thế nữa, Vietcombank An Giang luôn là ngân hàng cho vay thu mua lương thực lớn nhất trên địa bàn với thị phần chiếm khoảng 80%, từ đó giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu mà không sợ phải ký giá thấp mà mua giá cao và người nông dân không bị ép giá. Vì vậy năm 2007 các doanh nghiệp kinh doanh lương thực đều đạt hiệu quả cao. Qua đây đã chứng tỏ được ngân hàng là một nơi cung cấp nguồn vốn rất đáng tin cậy, với chính sách tín dụng hấp dẫn và sự nhiệt tình, chuyên nghiệp của các cán bộ tín dụng nên đã thu hút được ngày càng đông các hộ sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp đến vay vốn. ™ Ngành thuỷ sản: Cùng với ngành nông nghiệp thì thuỷ sản là một trong những thế mạnh của tỉnh An Giang, hàng năm cùng với cây lúa thì con cá tra, cá ba sa đã giúp biết bao hộ thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy rằng doanh số cho vay ngành thuỷ sản đã chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh. Cụ thể là: Năm 2005, doanh số cho vay đạt 1.210 tỷ đồng, và đã đạt được 1.240 tỷ đồng vào năm 2006, tăng 30 tỷ đồng tương đương tăng 2,48% so với năm 2005. Với môi trường sinh thái thuận lợi, tình hình tiêu thụ và xuất khẩu thuỷ sản có nhiều thuận lợi nên đã khuyến khích bà con nuôi trồng thuỷ sản, mở rộng quy mô, xây dựng cơ sở vật chất, đào ao, mua thêm con giống, thức ăn, trang thiết bị kỹ thuật… Ngoài ra, tỉnh An Giang nổi tiếng về sản lượng thuỷ sản, trên địa bàn có rất nhiều nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu như: Afiex, Agifish, Nam Việt… giúp cho bà con yên tâm hơn trong khâu đầu ra, từ đó đã khuyến khích họ nuôi trồng thủy sản ngày càng nhiều. Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank An Giang GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 27 Đối với ngành chế biến thuỷ sản, chi nhánh cũng đã cho vay các doanh nghiệp lớn của tỉnh và các doanh nghiệp này luôn kinh doanh có hiệu quả. Bước sang năm 2007 thì doanh số cho vay ngành thuỷ sản lại giảm xuống còn 1.132 tỷ đồng, giảm đi 108 tỷ đồng tương đương với 8,71% so với năm 2006. Do hậu quả từ vụ kiện cá tra, cá basa của Hoa Kỳ để lại, giá cả giảm liên tục làm cho bà con thua lỗ nên họ thu gọn quy mô nuôi trồng lại, thậm chí là treo ao, không nuôi nữa, chuyển sang ngành khác nên doanh số cho vay trong năm 2007 cũng giảm theo. ™ Ngành công nghiệp: Ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay tại chi nhánh. Doanh số cho vay ngành công nghiệp cao nhất vào năm 2006 với 2.572 tỷ đồng, tăng 89,4% so với năm 2005. Cùng với quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh nhà, đó là yêu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng và nâng cấp hệ thống giao thông, các công trình công cộng. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh An Giang ngày càng xuất hiện nhiều các nhà máy, xí nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, lương thực, thực phẩm, sản phẩm công nghiệp… để phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu, nên nhu cầu về nguồn vốn cho ngành này đã tăng lên đáng kể vào năm 2006. Sang năm 2007, doanh số này giảm xuống còn 1.945 tỷ đồng. Tức là đã giảm đi 627 tỷ đồng, tương ứng với 24,38% so với năm 2006. Tuy doanh số này giảm nhưng vẫn cao hơn năm 2005. Trong năm 2007, thiên tai đặc biệt nghiêm trọng, trên diện rộng và kéo dài trong cả năm đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp. Dịch bệnh gia súc như: dịch lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng gia súc lan rộng, dịch cúm gia cầm tái phát tại nhiều địa phương. Đặc biệt nguy hiểm là dịch tiêu chảy cấp, nhiễm khuẩn tả phát sinh, kéo dài hàng tháng đã gây hậu quả nghiêm trọng đến nhiều ngành sản xuất công nghiệp, ngành nghề, kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn cả tỉnh. Thị trường thế giới biến động lớn, phức tạp gây nhiều yếu tố bất lợi cho nền kinh tế Việt Nam. Giá cả nhiên liệu, vật tư, nhất là xăng dầu, phôi thép, thép, nguyên liệu sợi, vải, vật liệu phục vụ công nghiệp dệt may, da giày, hóa chất, phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng cao. Thị trường xuất khẩu một số mặt hàng biến động phức tạp như dệt may, da giày, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, … làm cho giá cả tiêu dùng trong nước tăng cao. Từ đó làm cho ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn. ™ Ngành thương nghiệp: Doanh số cho vay đối với ngành thương nghiệp liên tục tăng trong ba năm, cao nhất là năm 2007 với 1.941 tỷ đồng. Một số mặt hàng của tỉnh có kim ngạch xuất khẩu khá cao như giày dép, may mặc, mì ăn liền, các mặt hàng thêu tay, dầu cá, phân bón, bách hoá tổng hợp… Bên cạnh đó, ngành thương nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang tập trung chủ yếu là các hộ kinh doanh mua bán vừa và nhỏ. An Giang có khu vực biên giới với tiềm năng phát triển các ngành kinh tế rất lớn, nhất là ngành thương mại. Nhưng hiện tại kinh tế ở khu vực này phát triển chưa tương xứng với tiềm lực của nó. Tập trung phát triển kinh tế ở khu vực biên giới cũng nằm trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư, phát triển kinh tế khu vực, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân nơi đây. Từ đó cho thấy nhu cầu về vốn trong ngành này là rất lớn. Hơn thế nữa, chính sách tín dụng của ngân hàng là phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế chung của tỉnh nhà. Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank An Giang GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 28 ™ Các ngành khác: Bao gồm các ngành: xây dựng, khách sạn nhà hàng, vận tải, phục vụ cá nhân và cộng đồng. Nếu năm 2005, doanh số cho vay đạt 270 tỷ đồng thì sang năm 2006 đã tăng lên 359 tỷ đồng và năm 2007 đạt 613 tỷ đồng, cao nhất trong ba năm, tăng lên 254 tỷ đồng, tương đương với 70,75% so với năm 2006. Với vị thế được nhiều ưu đãi từ thiên nhiên, phong cảnh hữu tình, con người hiền lành, hiếu khách, mỗi năm An Giang thu hút một lượng lớn khách du lịch đến tham quan hàng năm và mỗi năm đều tăng lên. Đến đây, du khách sẽ được tham quan nhiều địa điểm nổi tiếng như Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, dãy Thất Sơn, đồi Tức Dụp, khu di tích Chủ Tịch Tôn Đức Thắng, khu di chỉ Óc Eo… Từ đó ngày càng có nhiều khách sạn nhà hàng mọc lên để phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống của du khách. Do đó nguồn vốn cho khu vực này ngày càng tăng làm cho doanh số cho vay của ngân hàng cũng tăng theo. ¾Tóm lại: Doanh số cho vay theo các ngành kinh tế có nhiều biến động trong những năm 2005 – 2007. Ngành thuỷ sản, công nghiệp và thương nghiệp là ba ngành chủ yếu mà Vietcombank An Giang cấp tín dụng. Trong đó, doanh số cho vay ngành công nghiệp là cao nhất so với các ngành khác. Cơ cấu nền kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm, nghiệp, thuỷ sản. Qua đó có thể thấy rằng chính sách tín dụng của ngân hàng là phù hợp với chính chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của tỉnh. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà, Vietcombank An Giang đã mở rộng cấp tín dụng đối với nhiều ngành kinh tế khác nhau trong xã hội, qua đó đã đáp ứng được nhu cầu về nguồn vốn ngày càng cao của các ngành kinh tế, kích thích phát triển kinh tế, góp phần vào việc thay đổi bộ mặt tỉnh nhà và nâng cao đời sống người dân. Điều đó khẳng định uy tín của ngân hàng trên địa bàn, ngân hàng đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp đối với một lượng khách hàng rất lớn nên đã thu hút được ngày càng đông lượng khách hàng đến vay vốn. Bên cạnh đó phải kể đến chính sách tín dụng phù hợp, lãi suất hấp dẫn của ngân hàng, mặc dù ngày càng nhiều các ngân hàng khác ra đời nhưng Vietcombank An Giang vẫn giữ một vị trí đáng kể trên thị trường. 4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ thể hiện qua tổng số tiền mà ngân hàng thu về được từ cho vay trong một khoản thời gian nhất định. Bên cạnh việc mở rộng doanh số cho vay thì Vietcombank An Giang luôn luôn chú trọng đến doanh số thu nợ để đảm bảo hoạt động tín dụng, qua đó giảm thiểu được nợ quá hạn. Doanh số thu nợ theo thời hạn của chi nhánh như sau: a/ Doanh số thu nợ theo thời hạn: Bảng 4.5 Doanh số thu nợ theo thời hạn ĐVT: Tỷ đồng 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Ngắn hạn 3.410 3.734 5.496 324 9,5 1.762 47,19 Trung dài hạn 221 340 173 119 53,85 -167 -49,12 Tổng 3.631 4.074 5.669 443 12,2 1.595 39,15 (Nguồn: Tổ Tổng hợp – Phòng Khách hàng) Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank An Giang GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 29 Biểu đồ 4.5 Doanh số thu nợ theo thời hạn ™ Doanh số thu nợ ngắn hạn: Doanh số thu nợ tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh liên tiếp tăng trong ba năm. Cụ thể là: Năm 2005, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 3.410 tỷ đồng. Năm 2006 đạt 3.734 tỷ đồng, tăng 324 tỷ đồng tương đương với 9,5% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt cao nhất là 5.496 tỷ đồng, tăng lên rất đáng kể là 1.762 tỷ đồng tương ứng với 47,19%. Từ những số liệu trên cho thấy doanh số thu nợ ngắn hạn trong ba năm đều tăng mạnh, nhiều nhất là năm 2007 với 5.496 tỷ đồng. Do doanh số cấp tín dụng ngắn hạn qua ba năm đều tăng nên doanh số thu nợ tín dụng ngắn hạn cũng tăng theo, vòng thu hồi vốn của ngắn hạn nhanh nên khoản tiền vay sẽ được thu hồi ngay trong năm. ™ Doanh số thu nợ trung dài hạn: Nếu doanh số thu nợ ngắn hạn đạt được kết quả cao thì doanh số thu nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng. Năm 2005, doanh số thu nợ trung dài hạn đạt 221 tỷ đồng. Năm 2006 đã tăng lên 340 tỷ đồng, tức là tăng 119 tỷ đồng, tương ứng với 53,85% so với năm 2005. Nhưng năm 2007 lại giảm xuống còn 173 tỷ đồng, giảm đi 167 tỷ đồng tương ứng với 49,12% so với năm 2006.Tuy nhiên con số này không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Do đặc điểm của loại cho vay này là xác định nhiều kỳ hạn trả nợ để thu dần, vì vậy rất khó đánh giá được tình hình thu nợ thực tế trong năm. ¾ Nhìn chung, doanh số thu nợ tại chi nhánh là khá tốt, cao nhất là năm 2007 đạt 5.669 tỷ đồng, tăng 1.595 tỷ đồng tương đương với 39,15% so với năm 2006, đây cũng là tỷ lệ tăng cao nhất trong ba năm. Doanh số thu nợ ngắn hạn cao hơn trung dài hạn do chi nhánh cấp tín dụng trong ngắn hạn là chủ yếu. Doanh số thu nợ cũng phản ánh được phần nào hiệu quả của hoạt động tín dụng mang lại. Qua đó cho thấy ngân hàng rất quan tâm và chú trọng đến công tác thu nợ và quản lý nợ vay. Đó là nhờ đội ngũ cán bộ tín dụng chuyên nghiệp, năng động, có năng lực tốt. Nhờ vậy mà công tác tín dụng của chi nhánh luôn được đảm bảo nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. 3.410 221 3.734 340 5.496 173 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 Tỷ đồng 2005 2006 2007 Năm Ngắn hạn Trung dài hạn Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank An Giang GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 30 b/ Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế: Bảng 4.6 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế ĐVT: Tỷ đồng 2006/2005 2007/2006 Ngành 2005 2006 2007 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Nông + lâm nghiệp 461 91 735 -370 -80,26 644 707,69 Thủy sản 894 765 1.141 -129 -14,43 376 49,15 Công nghiệp 1.134 1.958 1.627 824 72,66 -331 -16,91 Thương nghiệp 1.029 887 1.817 -142 -13,8 930 104,85 Khác 113 373 349 260 230,09 -24 -6,43 Tổng 3.631 4.074 5.669 443 12,2 1.595 39,15 (Nguồn: Tổ Tổng hợp – Phòng Khách hàng) Biểu đồ 4.6 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế ™ Ngành nông + lâm nghiệp: Doanh số thu nợ ngành nông lâm nghiệp có sự biến động không đều qua các năm. Cụ thể như sau: Năm 2005 thu được 461 tỷ đồng. Năm 2006 giảm chỉ còn 91 tỷ đồng, đây là con số thấp nhất trong ba năm, đã giảm đi 370 tỷ đồng, tỷ lệ giảm tương ứng là 80,26%. Năm 2007 lại t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMOT SO BIEN PHAP HANCHE RUI RO TINH DUNG TAI VIETCOMBANK AN GIANG.PDF
Tài liệu liên quan