Mục lục
Lời mở đầu
Chương I
Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu và sự cần thiết nâng
cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. 1
I.Khái niệm và phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
hàng hoá. 1
1.Khái niệm hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 1
2.Phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 3
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 7
4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 13
II. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 14
1.Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 14
2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 15
2.1. Chỉ tiêu tổng hợp 15
2.2. Chỉ tiêu bộ phận 16
2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 16
2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong kinh
doanh nhập khẩu 17
2.2.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động 20
2.2.4. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí 20
2.2.5. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu 21
2.2.6. Tỷ suất ngoại tệ đối với hàng nhập khẩu 21
III. Phương pháp xác định hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 22
Chương II
Phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hoá của công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí (ELMACO)
I.Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty 24
1.Quá trình hình thành và phát triển 24
2.Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty 25
3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 30
II. Tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty ELMACO trong
giai đoạn 1998-2001 35
1.Kim ngạch nhập khẩu 36
2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty 38
3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty 40
4. Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty 42
III. Phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty trong
giai đoạn 1998-2001 47
1. Hiệu quả kinh tế-xã hội của hoạt động kinh doanh nhập khẩu của
công ty ELMACO 47
2. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 49
2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng quát 49
2.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận 51
2.2.1. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu 51
2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 54
2.2.3. Hiệu quả sử dụng lao động 56
2.2.4. Tỷ suất ngoại tệ đối với hàng nhập khẩu 58
2.2.5. Hiệu quả sử dụng lao động 60
Chương III
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu ở công
ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí 63
I. Một số nhận xét chung về công ty ELMACO 63
1. Những điểm mạnh và điểm yếu của công ty 63
2. Nhưng cơ hội và thách thức 64
II. Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty 65
1.Kế hoạch phát triển kinh doanh nhập khẩu của công ty từ 2001-2005 65
2. Những phương hướng của công ty trong thời gian tới 68
III. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 73
1. Sử dụng hợp lý nguồn vốn và huy động nguồn vốn có hiệu quả 73
2. Nâng cao hiệu quả của từng phương án kinh doanh nhập khẩu 75
3. Hoàn thiện phương thức thanh toán trong kinh doanh nhập khẩu 77
4. Nâng cao hiệu quả bằng cách giảm chi phí 78
5. Mở rộng thị trường, ngành hàng và hình thức kinh doanh đa dạng
nhằm hạn chế rủi ro 80
6. Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu và mở rộng thị trường. 81
7. Tăng cường xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu 83
8. Nâng cao trình độ quản lý và hiệu quả làm việc của nhân viên 84
trong công ty
Kết Luận
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu ở công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí ELMACO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7,870
6,862
11,280
14,246
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của ELMACO qua các năm 1997-2001)
Qua bảng trên ta thấy kim ngạch nhập khẩu của công ty suy giảm mạnh trong các năm 1997 đến 1999.
Năm 1997 kim ngạch nhập khẩu công ty ELMACO là 12,380 triệu USD. Năm 1998 chỉ đạt 7,870 triệu USD, so với năm 1997 chỉ đạt 63,6%. Năm 1999 kim ngạch tiếp tục giảm chỉ còn 6,862 triệu USD, đạt 87,2% so với năm 1998, nhưng chỉ đạt 55,4% so với năm 1997. Như vậy trong vòng 2 năm kim ngạch nhập khẩu của công ty đã giảm đi gần một nửa. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á đã làm cho tình hình kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong thời gian này sức mua cũng như khả năng cung ứng của các nước Châu á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan là những thị trường nhập khẩu trọng điểm của công ty bị giảm sút. Đến năm 1999, do vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á, nền kinh tế của các nước Châu á đang trong giai đoạn phục hồi nên khả năng cung ứng còn thấp. Hơn nữa, sức mua trong nước vẫn chưa được cải thiện, Nhà nước ta lại áp dụng chính sách thuế giá trị gia tăng, nên kim ngạch nhập khẩu của công ty tiếp tục giảm xuống đến mức thấp nhất trong các năm vừa qua, chỉ còn 6,862 triệu USD, giảm 12,8% so với năm 1998.
Sơ đồ 2: Kim ngạch nhập khẩu năm 1997-2001
Đơn vị: nghìn USD
Năm 2000 đánh dấu một bước nhảy vọt trong kim ngạch nhập khẩu của công ty. Tình hình kinh doanh nhập khẩu được cải thiện một cách đáng kể, từ chỗ sụt giảm đều qua các năm trước, năm 2000 kim ngạch nhập khẩu đã tăng lên 64,6% so với năm 1999, đạt 11,280 triệu USD. Năm 2001 kim ngạch nhập khẩu tiếp tục được cải thiện nhưng không tăng như năm 2000, chỉ đạt 14,246 triệu USD tăng 26,3% so với năm 2000.
Tóm lại tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty trong những năm gần đây tính từ năm 1997 đến 2001 không ổn định. Ba năm 1997, 1998, 1999 giảm mạnh nhưng đến năm 2000 thì bắt đầu tăng trở lại. Khả năng cạnh tranh của công ty ngày càng được khôi phục và sản phẩm nhập khẩu của công ty được chấp nhận trên thị trường. Mặc dù có sự biến động về tổng kim ngạch nhập khẩu nhưng một phần là do nguyên nhân khách quan bởi ảnh hưỏng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực. Hơn 14 triệu USD nhập khẩu năm 2001 chưa phải là con số lớn nhưng nó cũng thể hiện phần nào sự cố gắng nỗ lực của ban giám đốc và toàn thể cán bộ trong công ty.
2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty.
Để đứng vững và phát triển trên thị trường, công ty đã xây dựng một chiến lược kinh doanh có định hướng thị trường, tranh thủ thuận lợi và hạn chế khó khăn của môi trường kinh doanh. Với chiến lược kinh doanh đó công ty đã xây dựng cho mình một danh mục các mặt hàng nhập khẩu từ vật liệu điện đến dụng cụ cơ khí. Hiện nay, công ty ELMACO có khoảng 15 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là vật liệu điện, dụng cụ cơ khí phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, trong giai đoạn này cơ cấu mặt hàng nhập khẩu hầu như không thay đổi (xem bảng 2).
Bảng2: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty
STT
Tên hàng
Đơn vị
Số lượng
Tổng giá trị NK(triệuđồng)
1997
1998
1999
2000
2001
1997
1998
1999
2000
2001
1
Cáp điện
Km
201
534
400
400
609
4472
11822
8856
8856
55665
2
Dây điện từ
Tấn
144
215
170
200
234
3632
5423
4288
5044
6075
3
Carton cách điện
Tấn
168
212
-
150
195
3034
5423
4288
5044
6075
4
Công tơ
1000 cái
492
151
14
20
-
34458
10576
981
1401
-
5
Băng tải
Mét
12563
7940
9000
8000
5408
4206
2658
3013
2678
-
6
Lỡi ca vòng
Mét
65000
38500
34215
50000
47580
2372
1405
1248
1824
2001
7
Đá mài
Viên
136993
51235
19000
20000
21300
6089
2277
844
889
947
8
Que hàn
Tấn
-
1667
-
-
500
-
10959
-
-
3287
9
Vòng bi
1000 cái
444
115
19
50
0.043
34
9
1
4
1.935
10
Lốp ô tô
Bộ
10799
8428
19000
15000
22389
6243
4873
10985
8672
7950
11
Nhôm
Tấn
1812
1850
1870
1920
1353
42479
43370
43838
45011
25500
12
Đồng
Tấn
246
256
268
275
330
41082
42752
44756
45925
55396
13
Kẽm
Tấn
726
740
746
772
1404
31321
31925
32184
33306
1953
14
Hạt nhựa
Tấn
720
723
728
740
888
6710
6738
6784
6896
8275
15
Bột PVC
Tấn
118
120
129
140
168
1454
1479
1590
1726
2071
Nguồn : Báo cáo hoạt động nhập khẩu của công ty ELMACO cuối các năm 1997- 2001
Nhìn vào bảng cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty, ta thấy số lượng cũng như tổng giá trị nhập khẩu tương đối ổn định qua các năm từ năm 1997 đến năm 2000. Các mặt hàng này được bán trên thị trường nội địa nên khi cầu không thay đổi thì cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty cũng ổn định, chỉ có mặt hàng que hàn là biến động thất thường. Nhôm là hàng hoá nhập khẩu có giá trị lớn nhất, đạt khoảng 40 tỷ, chiếm tỷ trọng 30% trong tổng giá trị nhập khẩu. Mặt hàng kẽm cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị nhập khẩu (khoảng 24%).
Tóm lại, trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty ELMACO đã có sự đa dạng hoá, đi đúng với xu hướng của thị trường. Tuy có sự giảm sút ở một số mặt hàng song nhìn chung vẫn giữ được sự ổn định. Dựa trên sự đánh giá tình hình kinh doanh, công ty đã đưa ra một cơ cấu hợp lý và các chiến lược nhập khẩu cụ thể cho từng thị trường chính. Mỗi thị trường có một đặc điểm khác nhau. Chính vì thế, công ty rất chú trọng tìm hiểu bạn hàng để có định hướng nhập khẩu hiệu quả nhất.
3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu
Một vấn đề quan trọng trong xác định cơ cấu nhập khẩu là dung lượng của thị trường. Dung lượng của thị trường là khối lượng hàng hoá được giao dịch trong một phạm vi thị trường nhất định, tại một khoảng thời gian xác định. Dung lượng thị trường thay đổi tuỳ theo biến động của thị trường và chịu tác động của nhiều yếu tố khác như: khả năng sản xuất, lưu thông, phân phối, tiến bộ khoa học kỹ thuật, chính sách của Nhà nước, thói quen tiêu dùng, đầu cơ và nhân tố tự nhiên...
*Thị trường nhập khẩu
Mặc dù đã kinh doanh ngành hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí nhưng công ty có rất ít thông tin, kinh nghiệm trong việc nghiên cứu thị trường nên việc chọn các nhà cung ứng có mối quan hệ quen biết, gần gũi với thị trường Việt Nam được công ty quan tâm, chú trọng hơn. Đó là các nhà cung ứng từ các thị trường: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ấn Độ, thị trường ASEAN...
Thị trường Trung Quốc: Hàng nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu (khoảng 40%), chủ yếu là các thiết bị vật liệu điện. Ưu thế của thị trường này là khả năng cung ứng lớn, giá cả tương đối cạnh tranh và thường áp dụng phương thức vận chuyển đường bộ và giao hàng qua biên giới. Hàng hoá nhập khẩu từ thị trường này giá tương đối giảm so với các thị trường khác.
Thị trường Hàn Quốc và thị trường Nhật Bản cũng là thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Hai thị trường này có khả năng cung ứng với khối lượng lớn. Đặc biệt hàng nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản có chất lượng cao, có uy tín đối với người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên giá cả tương đối cao so với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Công ty cũng đã có mối quan hệ thân thiết với các nhà cung ứng ở Nhật Bản.
Thị trường ASEAN và Đông Âu là những thị trường mới mẻ của công ty ELMACO. Công ty vẫn chưa khai thác được nhiều trong các thị trường này. Công ty chủ yếu buôn bán với thị trường Thái Lan. Tuy nhiên trong thời gian tới công ty sẽ nghiên cứu các thị trường này, tận dụng lợi thế ưu đãi cho các nước trong cùng khu vực ASEAN.
Mặc dù đã thiết lập được mối quan hệ với một số thị trường như đã nêu trên nhưng nhìn chung thị trường nhập khẩu của công ty còn quá bó hẹp, chỉ tập chung vào một số thị trường chính nên chủng loại hàng hoá cũng như các thông ssố kỹ thuật chưa đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của thị trường trong nước. Do vậy công ty cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, cả thị trường nhập khẩu lẫn thị trường tiêu thụ trong nước, giảm lượng tồn kho, đẩy mạnh vòng quay của vốn lưu động.
Công tác nghiên cứu thị trường còn rất nhiều hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Hệ thống marketing chưa được thành lập, cản trở cho việc khai thác thị trường và khó khăn trong việc lựa chọn cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, làm mất nhiều cơ hội kinh doanh của công ty.
Hiện nay, nhập khẩu các mặt hàng như nhôm, đồng, kẽm và một số thiết bị điện khác chiếm tỷ trọng lớn nhưng các mặt hàng này chủ yếu lại được nhập khẩu qua một số nhà cung ứng trung gian, không phải là những nhà cung ứng trực tiếp. Do đó công ty phải chấp nhận một giá cao so với nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất, làm tăng chi phí nhập khẩu của công ty. Hiệu quả kinh doanh của công ty vì thế mà cũng giảm sút.
* Cơ cấu thị trường nhập khẩu
Cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty ELMACO vẫn tập trung ở một số thị trường khu vực Châu á-Thái Bình Dương, trong đó có các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, ấn Độ, Nhật Bản, khối ASEAN.
Sơ đồ 3: Cơ cấu thị trường nhập khẩu năm 2001
Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Trước khi đi vào xem xét kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu, ta hãy xem xét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của công ty trong giai đoạn 1998-2001
Bảng 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ELMACO
giai đoạn 1998-2001
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
1998
1999
2000
2001
1. Tổng vốn
62.834
57.865
61.213
69.877
_ VCĐ
15.692
15.659
15.033
14.127
_ VLĐ
47.142
42.206
46.185
55.750
VLĐ cho HĐNK
30.696
28.755
31.55
39.290
2. Doanh thu
188.569
148.568
244.805
321.904
3. Lợi nhuận
77
-739
50
100
4. Nộp ngân sách
11,258
17,409
18,60
19,263
5. LN/DT (%)
0,04
-0,49
0,02
0,03
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ELMACO từ năm 1998 đến năm 2001)
Công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thương mại, do đó qua việc đánh giá doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sẽ cho phép ta nhận xét được quy mô sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm. Doanh thu đạt được qua các năm không ổn định. Năm 1997 doanh thu thuần của công ty đạt 236.702 triệu đồng. Năm 1998 doanh thu thuần của công ty giảm xuống còn 188.569 triệu đồng, giảm 20,3% so với năm 1997, về mặt tuyệt đối giảm 48.133 triệu đồng. Năm 1999 doanh thu thuần tiếp tục giảm, nó chỉ đạt 148.568 triệu đồng, giảm 21,2% so với năm 1998, về mặt tuyệt đối giảm 40.001 triệu đồng. Năm 2000 tình hình kinh doanh của công ty có sự thay đổi ngược lại theo chiều hướng tốt, mức doanh thu thuần tăng lên tuyệt đối gần 100.000 triệu đồng, tăng 64,7% so với năm 1999, đạt 244.805 triệu đồng. Năm 2001 doanh thu thuần của công ty tiếp tục tăng đạt 321.904 triệu đồng, tăng 31,4% so với năm 2000 về mặt tuyệt đối tăng 77.099 triệu đồng. Ta có thể quan sát doanh thu thuần của công ty năm 1997-2001 qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 4: Doanh thu hoạt động SXKD năm 1997-2001
Đơn vị: triệu đồng
Sơ đồ trên đã cho ta nhận thấy rõ doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh năm 1999 giảm sút mạnh. Doanh thu năm 1999 giảm do ảnh hưởng của chính sách thuế mới- thuế giá trị gia tăng. Hầu hết các doanh nghiệp đều dè chừng và hạn chế mua hàng khi Nhà nước áp dụng chính sách thuế mới, theo đó việc tiêu thụ hàng của công ty ELMACO chậm lại, doanh thu giảm sút đáng kể, chỉ đạt 148.568 triệu đồng, giảm 21,2% so với năm 1998 tương đương với 40.001 triệu đồng.
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
1.DTT từ HĐ SXKD
236.702
188.569
148.568
244.805
321.904
2.DT NK
173.324
133.902
110.665
183.001
239.001
3.CP KDNK
18.003
15.018
12.819
18.537
22.998
4.GV hàng bán
153.252
117.516
96.82
162.643
231.252
5.Lãi thực từ HĐ NK (=2-(3+4))
1.796
1.368
1.026
1.820
2.750
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu công ty giai đoạn 1997-2001)
Nhìn vào bảng 4 ta thấy được tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong công ty. Tỷ trọng doanh thu nhập khẩu luôn chiếm khoảng 70% doanh thu thuần của công ty, cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty khá lớn. Tuy nhiên doanh thu nhập khẩu cũng bị giảm sút mạnh trong các năm 1998, 1999 xuống đến mức là 133.902 triệu đồng năm 1998 và 110.655 triệu đồng năm 1999. Sở dĩ có sự sụt giảm này là vì năm 1999 là năm đầu tiên thực hiện luật thuế giá trị gia tăng (VAT) thay cho thuế doanh thu. Theo phương pháp cũ công ty ELMACO phải nộp thuế tương đương là 1,24% trên doanh số bán nhưng khi thực hiện luật thuế mới trung bình công ty phải nộp 7,3% trên doanh thu sau khi đã khấu trừ thuế VAT đầu vào. Bên cạnh đó, muốn đảm bảo chi phí tái sản xuất giản đơn và đủ nộp thuế ngân sách Nhà nước, giá bán của công ty phải tăng ít nhất từ 6% đến 8%.
Doanh thu nhập khẩu thực sự của công ty đạt được hàng năm chưa cao nhưng chi phí để thực hiện kinh doanh nhập khẩu và giá vốn hàng bán lại khá lớn. Năm 1997 chi phí cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu và giá vốn hàng bán lên tới 171.528 triệu đồng, năm 1998 là 132.534 triệu đồng, năm 1999 là 109.639 triệu đồng và năm 2000, 2001 lần lượt là 181.180 triệu đồng và 236.250 triệu đồng.
Do công ty kinh doanh chủ yếu là các mặt hàng nhập khẩu nên giá mua hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, một số chi phí như chi phí lưu thông, chi phí bảo hiểm, lãi suất vay sử dụng vốn, phí ngân hàng, thuế nhập khẩu đã làm cho tổng chi phí của công ty tăng lên khá lớn.
Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty ELMACO thể hiện chủ yếu thông qua chỉ tiêu lợi nhuận, lãi thực mà hoạt động nhập khẩu thực hiện được trong năm tài chính. Lợi nhuận của công ty luôn gắn với doanh thu nhập khẩu. Năm 1997 lợi nhuận mà hoạt động kinh doanh nhập khẩu đem lại là 1.796 triệu đồng. Năm 1998 do doanh thu nhập khẩu giảm xuống so với năm 1997 nên lợi nhuận thu được cũng giảm theo chỉ đạt 1.368 triệu đồng, giảm 24% so với năm 1997. Năm 1999 là năm làm ăn không mấy hiệu quả của công ty. Năm này chỉ tiêu doanh thu nhập khẩu giảm tới mức thấp nhất trong mấy năm vừa qua, do đó lợi nhuận cũng giảm theo và chỉ đạt 1.026 triệu đồng, về mặt tuyệt đối giảm 324 triệu đồng. Nhập khẩu là lĩnh vực hoạt động mạnh nhất trong công ty, nên sự giảm sút đáng kể về lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu đã làm lợi nhuận hoạt động kinh doanh nói chung của công ty giảm mạnh. Nhưng đến năm 2000 thì lợi nhuận mang lại cho công ty có khả quan hơn, tăng 77,3% so với năm 1999 và mặt tuyệt đối tăng 794 triệu đồng. Năm 2001 lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu đạt 2.750 triệu đồng, tăng 51,1% so với năm 2000. Có được điều này là do những nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Về mặt khách quan đó là:
_ Khu vực Châu á nói riêng và tình hình thế giới nói chung đã hạn chế được ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm 1997
_ Nền kinh tế các nước Châu á đang dần phục hồi
_ Tỷ giá trong giai đoạn này tương đối ổn định
_ Chính sách thuế mới VAT đã được áp dụng phổ biến
Về mặt chủ quan đó là:
_ Công ty ELMACO ban hành quy chế khoán đến từng đơn vị tham gia kinh doanh trong cùng công ty.
_ Mọi hoạt động mua bán hàng hoá, dịch vụ của công ty đều có phương án tính đúng tính đủ các chi phí, đảm bảo có lãi ở mức tối thiểu cho phép.
_ Công ty quy rõ trách nhiệm cho từng cá nhân tham gia phương án kinh doanh.
_ Công ty quy định lại quỹ lương của các đơn vị theo hướng hưởng theo năng lực
Nhờ có sự cố gắng của ban lãnh đạo và toàn bộ công nhân viên trong công ty mà năm 2001 công ty đã thu được mức lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu cao nhất trong vòng 5 năm kể từ năm 1997. Thành tựu này tạo động lực thúc đẩy toàn công ty cố gắng hơn nữa và hứa hẹn nhiều bước đi vững chắc hơn nữa trong thời gian tới, phấn đấu là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu vật liệu điện và dụng cụ cơ khí. Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu đã củng cố sức mạnh cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của công ty. So với nhiều doanh nghiệp khác trên thị trường trong và ngoài nước thì mức tổng lợi nhuận của công ty từ tất cả hoạt động kinh doanh khoảng 50 đến 100 triệu đồng là chưa cao nhưng khi công ty bị cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc trụ lại trên thương trường đã là khó, việc tạo ra lợi nhuận lại càng khó hơn. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là thực sự cần thiết đối với ELMACO nói riêng cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào nói chung.
II. Phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty ELMACO trong giai đoạn 1998-2001.
1. Hiệu quả kinh tế-xã hội của hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty ELMACO
Công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí tiến hành hoạt động kinh doanh nhập khẩu với mục tiêu đầu tiên là phải đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cho nền kinh tế quốc dân, và sau đó là hiệu quả cho bản thân công ty. Mọi hoạt động kinh doanh mà chỉ mang lại hiệu quả cho bản thân công ty và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh tế xã hội thì hoạt động kinh doanh đó không thể tồn tại và phát triển được. Đất nước ta còn là một nước nghèo nàn, lạc hậu và khoa học kỹ thuật chưa phát triển kịp để đáp ứng những đòi hỏi của thời đại, máy móc thiết bị còn lạc hậu thô sơ nên cũng ảnh hưởng đến các ngành, các lĩnh vực có liên quan. Vì thế mà năng suất lao động chưa cao, hàng hoá sản xuất trong nước chưa có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới. Bên cạnh đó, đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất là rất cần thiết. Chỉ có những máy móc thiết bị hiện đại tân tiến mới có thể cho ra đời những sản phẩm chất lượng cao, tiêu hao ít nguyên nhiên liệu và tăng năng suất lao động, từ đó hàng hoá mới có sức cạnh tranh trên thị trường. Điều này đỏi hỏi đất nước ta phải biết đi tắt đón đầu, không ngừng học hỏi thành tựu khoa học của các nước tiên tiến trên thế giới, nhanh chóng theo kịp những tiến bộ của nền văn minh thế giới.
Xuất phát từ đòi hỏi của nền kinh tế, công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí đã tham gia hoạt động kinh doanh nhập khẩu vật liệu, thiết bị điện và các dụng cụ cơ khí. Mặt hàng của công ty đã góp phần không nhỏ phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước. Các nguyên liệu như đồng, kẽm, nhôm không thể thay thế được trong sản xuất ra dây cáp điện và cáp viễn thông. Ngoài ra, các mặt hàng khác như vòng bi, carton cách điện, băng tải, lưỡi cưa vòng cũng rất cần thiết cho sản xuất kinh doanh trong nước, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.
Có thể nói công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí đã quán triệt được đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế xã hội. Các mặt hàng nhập khẩu của công ty thực sự có những tác động tích cực đến nền kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội bằng sự đóng góp của hoạt động nhập khẩu và việc sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực, tăng năng suất lao động xã hội, tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra công ty ELMACO còn có những đóng góp khác cho hiệu quả kinh tế xã hội trong việc giải quyết công ăn việc làm cho hơn 420 cán bộ công nhân viên và từng bước cải thiện đời sống cho người lao động.
Tóm lại, công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí ngoài việc tham gia hoạt động kinh doanh nhập khẩu mang lại lợi ích cho chính mình thì công ty còn đem lại hiệu quả cho nền kinh tế xã hội, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
2. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty ELMACO.
Qua một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 1998-2001 như đã trình bày ở phần trước cho thấy kết quả mà công ty đạt được là chưa cao. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu có quy mô tăng giảm thất thường. Tuy nhiên, kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu vẫn chưa phản ánh hết hiệu quả mà công ty đạt được trong quá trình kinh doanh nhập khẩu. Để đánh giá được hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty, ta cần tiến hành phân tích các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể sau:
2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng quát.
Bảng 5: Bảng chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng quát
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
1. DT HĐNK
133.902
110.665
183.001
239.001
2.Tổng CPNK
132.534
109.639
181.18
236.252
3.LN HĐNK (3=2-1)
1.368
1.026
1.820
2.751
4.Hiệu quả KDNK tổng quát (4=1:2) (%)
101,03%
100,94%
101%
101,16%
Lợi nhuận nhập khẩu trong giai đoạn 1998-2001 như sau:
Năm 1998, lợi nhuận nhập khẩu đạt 1.368 triệu đồng, giảm 24% so với năm 1997, tương ứng là 361 triệu đồng. Lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu của năm 1998 giảm xuống do tác động bởi hai nhân tố.
_ Nền kinh tế nước ta mà cụ thể là các doanh nghiệp của ta trực tiếp hay gián tiếp vẫn bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực, do đó nhập khẩu bị hạn chế.
_Năm 1999 là năm áp dụng luật thuế mới - thuế giá trị gia tăng, theo đó số lượng hàng tồn kho trước năm 1999 không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Do vậy, trong năm 1998 công ty hạn chế nhập khẩu, đẩy mạnh bán hàng tồn kho. Cũng do chính sách thuế mới nhiều khách hàng, bạn hàng của công ty có tâm lý dè chừng, thận trọng nên họ bắt đầu giảm mua hàng và giảm dự trữ hàng hoá của công ty.
Năm 1999, lợi nhuận nhập khẩu chỉ đạt 1.026 triệu đồng, giảm 342 triệu đồng, chỉ bằng 75% so với năm 1998. Lợi nhuận này giảm là do hai nhân tố: doanh thu giảm 17,4%, tương đương giảm 23.237 triệu đồng so với năm 1998; và chi phí giảm 17,2% tương đương 22.895 triệu đồng. Tốc độ giảm doanh thu nhanh hơn tốc độ giảm chi phí làm cho lợi nhuận của công ty giảm xuống.
Năm 2000, doanh thu nhập khẩu của công ty đạt 183.000 triệu đồng, tăng 65,3% so với năm 1999, về mặt tuyệt đối tăng 72.335 triệu đồng. So với năm 1999 thì lợi nhuận của công ty tăng 77,4%, về mặt tuyệt đối tăng 794 triệu đồng, còn chi phí tăng 65,25%, về mặt tuyệt đối tăng 71.541 triệu đồng. Như vậy tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tăng chi phí làm cho kợi nhuận của công ty cũng tăng lên.
Năm 2001, lợi nhuận của công ty tiếp tục tăng và đạt 2.750 triệu đồng, tăng 51% so với năm 2000, về mặt tuyệt đối tăng 93 triệu đồng. Lợi nhuận năm này tăng là do doanh thu tăng 30,6% trong khi chi phí chỉ tăng 30,3%.
Về chỉ tiêu tương đối hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng quát của công ty, tuy có giảm trong năm 1999 nhưng nhìn chung như vậy là khá ổn định.
Năm 1998 chỉ tiêu này là 101,03% có nghĩa một đồng chi phí đem lại cho công ty 1,0103 đồng doanh thu.
Nhưng sang đến năm 1999, hiệu quả kinh doanh của công ty có phần giảm xuống rõ rệt, chỉ đạt 100,94%, nghĩa là 1 đồng chi phí lúc này chỉ đem lại 1,0094 đồng doanh thu. Năm 1999 được coi là năm làm ăn kém hiệu quả nhất của công ty ELMACO trong 10 năm gần đây. Nguyên nhân là do:
_ Năm 1999 là năm áp dụng loại thuế mới - thuế giá trị gia tăng thay cho thuế doanh thu, do đó công ty phải nộp tăng thuế so với phương pháp cũ là 7 tỷ đồng. Trước đây áp dụng luật thuế doanh thu với thuế suất từ 1% đến 2% thì bắt đầu từ 1/1/1999 áp dụng luật thuế mới thuế giá trị gia tăng với thuế suất 10% làm cho tốc độ bán hàng, tiêu thụ hàng hoá của công ty giảm xuống. Cũng do ảnh hưởng của chính sách thuế mới, hệ thống khách hàng và bạn hàng của công ty giảm mua hàng, giảm dự trữ, nói chung họ rất thận trọng với chính sách thuế mới.
_ Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vẫn còn ảnh hưởng tới nền kinh tế nên việc tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu của công ty trở nên khó khăn hơn, doanh thu hoạt động kinh doanh giảm trong khi chi phí lưu thông tăng lên làm lợi nhuận hoạt động nhập khẩu của công ty giảm xuống. Kết quả là làm cho hiệu quả kinh doanh cả năm của công ty giảm xuống.
Năm 2000, hiệu quả kinh doanh tổng quát là 101%, đã tăng so với năm 1999, tuy nhiên vẫn chưa đạt bằng năm 1998.
Năm 2001, chỉ số này là 101,16% so với năm 2000 tăng 0,16% nhưng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty vẫn chưa cao mặc dù doanh thu cũng có tăng mạnh nhưng tổng chi phí theo đó cũng tăng lên, vì thế dù hiệu quả nhập khẩu tương đối dù có tăng lên thì cũng mới chỉ tăng với tốc độ rất chậm. Do vậy, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu năm 2001 mới chỉ vượt năm 1998 là 0,13%.
2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh bộ phận.
2.2.1. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu
Bản thân chỉ tiêu lợi nhuận chưa biểu hiện đầy đủ hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Lợi nhuận chưa cho phép đánh giá chi tiết và cụ thể mức độ cụ thể bởi lẽ ta chưa biết lợi nhuận này được tạo ra từ nguồn lực nào, chi phí nào và do đó phải so sánh lợi nhuận với doanh thu, chi phí, cùng nguồn lực tài chính của công ty trong việc sử dụng và huy động các yếu tố.
Bảng 6: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
1998
1999
2000
2001
1999/1998
2000/1999
2001/2000
ST
TL
ST
TL
ST
TL
1.Doanh thu NK(triệu đồng)
133.902
110.665
183.000
239.000
-23.237
-17,35%
72.337
65,36%
56.000
30,06%
2.Chi phí NK(triệu đồng)
132.534
109.639
181.180
236.250
-22898
-17,27%
71.541
65,25%
55.070
30,39%
3.Lợi nhuận từ HĐNK(triệu đồng)
1.368
1.026
1.820
2750
-342
-25%
794
77,38%
930
51,1%
4.Tỷ suất LN
theo DT(%)
1,02
0,93
0,99