MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHưƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH . 3
1.1. Các kiến thức cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh . 3
1.1.1. Khái niệm kết quả . 3
1.1.2. Khái niệm hiệu quả . 3
1.1.3. Khái niệm, phân loại và vai trò hiệu quả kinh doanh . 5
1.2.Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 9
1.2.1. Nhóm nhân tố môi trường bên ngoài . 9
1.2.2 Các nhân tố bên trong. 10
1.3. Các bước phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh . 13
1.4. Các phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. . 13
1.4.1. Phương pháp so sánh . 13
1.4.2. Phương pháp thay thế liên hoàn . 15
1.4.3. Phương pháp tính số chênh lệch . 15
1.4.4.Phương pháp cân đối . 15
1.4.5. Phương pháp phân tích chi tiết . 16
1.5. Các đối tượng phân tích hiệu quả . 16
1.6. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh . 17
1.6.1. Chỉ tiêu tổng quát . 17
1.6.1.1.Khả năng sinh lời so với doanh thu (ROS) . 17
1.6.1.2. Khả năng sinh lời của tài sản (ROA) . 17
1.6.1.3. Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) . 17
1.6.2.Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ . 18
1.6.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động . 20
1.6.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động . 21
1.6.5. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí . 22
1.6.3. Hiệu quả sử dụng lao động . 23
1.6.4. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. . 23
1.7. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh . 27
1.7.1. Thúc đẩy thực hiện Marketing . 27
1.7.2. Giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định . 27
1.7.3. Giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động . 28
1.7.4. Giải pháp về hạ giá thành sản phẩm . 28
1.7.5. Giải pháp về tăng năng suất lao động . 29
CHưƠNG II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VIỆT HOÀNG . 30
2.1. Giới thiệu chung về công ty . 30
2.1.1. Giới thiệu về Công ty . 30
2.1.2 Chức năng ,nhiệm vụ của công ty . 31
2.1.3 Cơ cấu tổ chức . 32
2.1.3.1 cơ cấu tổ chức . 33
2.1.3.2. Cơ cấu quản lý chức năng và nhiệm vụ . 34
2.1.5 Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp. 36
2.1.6 Phân tích thị trường của Công ty . 39
2.2. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh (2008 -2009). . 39
2.1.7.Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty . 41
2.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 47
2.2.1. Phân tích các chỉ tiêu tổng quát (ROS) . 47
2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động . 50
2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí . 54
2.2.4.Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn . 56
2.2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn . 57
2.2.6.Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản . 59
2.2.7.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định. . 61
2.2.8.Các hệ số về khả năng thanh toán . 63
2.2.9.Các chỉ số về hoạt động . 64
2.2.10. Đánh giá chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . 67
CHưƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VIỆT HOÀNG . . . 69
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty trong những năm tới . 69
3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 70
3.2.1. Giải pháp 1: Quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả. . 70
3.2.2.Biện pháp 2: Xác định nhu cầu vốn cố định . 73
KẾT LUẬN . 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 78
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần công nghiệp Việt Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyễn Thị Quỳnh - Lớp: QT 1003N 35
trình nghiệp vụ về hạch toán kế toán .
- Lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính toàn công ty.
- Lập đầy đủ và kịp thời các báo cáo quyết toán theo đúng quy định .Lập kế
hoạch tài chính tháng,quý ,năm để kịp thời vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh
doanh .
- Phân tích hiệu quả kinh tế tài chính ,khả năng sinh lời của các hoạt động
kinh doanh của công ty.
* Phòng kinh doanh
- Phòng kinh doanh là phòng có chức năng tham mưu và giúp việc cho
giám đốc của công ty trong công tác kinh doanh ,kế hoạch hóa ,báo cáo thống kê
,đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch phát triển sản phẩm ,nghiên cứu thị trường
và chăm sóc khách hàng .Tham mưu cho Giám đốc trong các công tác mua sắm
vật tư và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất .
- Xây dựng phương án kinh doanh theo từng thời kỳ .tìm kiếm khách hàng
mới để tiêu thụ sản phẩm.
- Phân tích diểm mạnh .điểm yếu về sản phẩm và dịch vụ của công ty.
- Tổ chức nghiên cứu xây dựng đề án triển khai các sản phẩm kinh doanh
mới
- Xây dựng chính sách giá.
*Phòng Kỹ thuật –sản xuất:
- Phòng kỹ thuật sản xuất là phòng nghiệp vụ ,có chức năng tham mưu cho
Giám đốc về công tác tổ chức sản xuất và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về
tiến độ sản xuất sản phẩm đã đề ra .
- Quản lý mảng kỹ thuật,thiết bị trong công ty .Tham gia quản lý về công
tác sáng kiến cỉa tiến kỹ thuật ,xây dựng và theo dõi định mức kinh tế kỹ thuật
.Tham gia công tác kiểm định bảo trì ,bảo dưỡng thiết bị nội bộ .
- Nghiên cứu chất lượng sản phẩm hiện có ,phát triển sản phẩm mới .
*Phòng Nhân chính
Phòng nhân chính là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp
việc cho Giám đốc công ty trong việc quản lý và điều hành các tổ chức nhân sự
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần
công nghiệp Việt Hoàng
Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh - Lớp: QT 1003N 36
,đào tạo ,bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tiền lương và các chế độ chính
sách đối với người lao động ,công tác an toàn vệ sinh,bảo hộ lao động trong
công ty.
*Phân xưởng bao bì
- Tổ chức sản xuất theo kế hoạch của phòng Kỹ thuật sản xuất.
- Sản xuất in án các loại bao bì carton ,duplex ,các sản phẩm in.
- Tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ ,tổ chức các sự kiện,cấp nước hiện
trường và giặt quần áo bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân viên.
*Lực lượng lao động của doanh nghiệp
Tổng số lao đông hiện nay tại doanh nghiệp là 86 cán bộ công nhân viên
,trong đó có 56 là nam giới,còn lại 30 là nữ giới.số lượng cán bộ công nhân viên
có trình độ Cử nhân –Kỹ sư là 24 người ,chiếm 28%,số lượng công nhân viên có
trình độ Trung cấp – Cao đẳng là 21 người ,chiếm 24,42%,số còn lại là trung
học cơ sỏ và Lao động phổ thông.
2.1.5 Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp
Thuận lợi
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập và đi vào hoạt động công ty cổ phần
công nghiệp Việt Hoàng đã có những điều kiện thuận lợi nhất định :
■ Việt Nam là một trong những nước có nhiều thuận lợi về giao thông, đặc
biệt là giao thông đường thủy với nhiều cảng biển .Mặt khác,nước ta đang có tốc
độ tăng trưởng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa cao nên nhu cầu vận tải
đường thủy và ngành công nghiệp đóng tàu là rất lớn .Tạo điều kiện cho công ty
phát triển trong lĩnh vực đóng mới và sửa chữa tàu.
■ Thuận lợi mà Công ty có được hơn hẳn các công ty mới thành lập khác
đó là nó được kế thừa truyền thống lao động,bề dày kinh nghiệm và sự nhất
quán ,đoàn kết nội bộ trong sản xuất kinh doanh .
■ Là Công ty thành viên của Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu,được
Công ty tạo điều kiện giúp đỡ trong việc đầu tư kỹ thuật,vật chất và con người.
Công ty có lực lượng lao động trẻ giàu tính sáng tạo và niềm say mê trong công
việc.Năng lực là yếu tố có tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Đặc biệt cơ
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần
công nghiệp Việt Hoàng
Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh - Lớp: QT 1003N 37
quan có mối quan hệ tốt với khách hàng và cơ quan quản lý. Do đó rất thuận lợi
cho Công ty trong việc mở rộng thị trường.
■ Song Công ty còn có một ưu điểm vượt trội hơn hẳn các Công ty mới
thành lập khác đó là tất cả các sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh
của công ty chủ yếu được độc quyền cung cấp cho Vinashin và các công ty
thành viên khác. Điều này có nghĩa là :khác với các công ty còn non trẻ khác
đang tìm chỗ đứng trên thị trường ,phải tìm nhà cung cấp và đầu ra cho sản
phẩm của mình.
Việc Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 11 năm 2007 đã đem lại cho Công
ty nhiều thuận lợi:
- Tiếp cận nhanh với sự chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến của thế
giới
- Được nâng cao vị thế đứng vững chắc trên thị trường quốc tế.
- Có điều kiện khai thác nhiều tiềm năng thông qua việc hợp tác đa dạng với
nhiều đối tác để mở rộng và ổn định trên thị trường.
Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên thì Công ty cũng gặp không ít những khó
khăn : Cùng với sự khủng hoảng của nền kinh tế thế giới đã và đang gây ra
không ít những khó khăn cho ngành công nghiệp đóng tàu nói chung.Đối với
Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu và các công ty thành viên ,đặc biệt là
công ty cổ phần công nghiệp Việt Hoàng.
■ Do sự khủng hoảng nên việc sản xuất đóng mới của Công ty công nghiệp
tàu thủy Nam Triệu gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm.Ngành
công nghiệp sản xuất đóng tàu nước ta không chỉ sửa chữa và đóng mới cho
ngành đường thủy trong nước mà còn chủ yếu đóng tàu xuất bán cho các nước
trên thế giới .Chính vì vậy ảnh hưởng của khủng hoảng đối với ngành là vô cùng
to lớn.
■ Hầu hết các hợp đồng đã ký ,đã đi vào thực hiện hoặc đã hoàn thành xong
đều bị hủy.Điều này dẫn đến tình trạng là phần lớn các hạng mục sản xuất kinh
doanh của Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu đều kém hiệu quả dẫn đến
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần
công nghiệp Việt Hoàng
Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh - Lớp: QT 1003N 38
tình trạng thua lỗ lớn.Do chi phí sản xuất sản phẩm rất lớn song những khoản
thu của công ty chiếm tỷ lệ khá nhỏ.Dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn trong toàn
doanh nghiệp.Nó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các
công ty thành viên trong Nam Triệu( chuyên cung cấp vật tư ,sản phẩm về đóng
tàu).Các khoản nợ từ Nam Triệu dẫn tới nguồn thu của VIHACO bị giảm .
■ Thêm vào đó do lạm phát, giá cả các nguồn nguyên vật liệu cũng tăng cao
làm cho chi phí sản xuất tăng trong khi doanh thu lại giảm.Do vậy hàng hóa bị ứ
đọng khá nhiều,dẫn đến việc tồn đọng về vốn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
thanh toán của công ty.=>Dẫn tới tình trạng thiếu vốn phục vụ cho các hoạt
động kinh doanh trong công ty.
■ Mặt khác các nguồn đầu tư, tài trợ vào Công ty cũng trở nên “khan hiếm”
hơn do tính rủi ro trong thị trường này ngày càng cao.
Lực lượng lao động : trước những nhu cầu về số khối lượng và tính phức tạp
của công việc thì chất lượng sản phẩm ,tiến độ sản phẩm và tiếp thu công nghệ
thì lao động hiện chưa đủ về số lượng ,chưa mạnh về chất lượng để đáp ứng nhu
cầu sản xuất kinh doanh mà cấp trên giao phó.
Công tác chuẩn bị sản xuất còn gạp nhiều khó khăn do chúng ta chưa chủ
động cung cấp thiết bị ở các sản phẩm lớn ,biến độnh giá vật tư trên thế giới
.Thiết bị kỹ thuật và công nghệ còn chậm nhiều sai sót.
■ Là thế mạnh trước đây song lại trở thành sự khó khăn hiện tại đối với
VIHACO.Trước đây Công ty chủ yếu chỉ sản xuất kinh doanh sản phẩm nhằm
cung cấp phục vụ cho Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu và các Công ty
thành viên khác
=>Dẫn đến khó khăn trong tìm và mở rộng thị trường mới.
=>Khả năng cạnh tranh chưa cao,Công ty cần tìm hướng đi mới cho riêng
mình nhằm giảm bớt ảnh hưởng từ Tổng công ty.
■ Các hoạt động kinh doanh với bạn hàng bên ngoài tương đối hạn chế và
ngày càng giảm.Bên cạnh đó do thiếu vốn nên công ty gặp khó khăn trong việc
ký các hợp đồng mới và hoàn thiện các hợp đồng đã ký.
=> Từ những khó khăn trên Công ty cần đề ra các giải pháp với chính sách
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần
công nghiệp Việt Hoàng
Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh - Lớp: QT 1003N 39
về vốn,về chiến lược kinh doanh mới,cải tổ lại bộ máy quản lý nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.1 .6 Phân tích thị trường của Công ty
* Thị trường của Công ty
Công ty có thị trường tại địa bàn Hải Phòng đem lại doanh thu lớn cho
doanh nghiệp. Đây là một trong những thị trường vững chắc ,công ty đã tham
gia vào nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh tại đây.Đặc biệt là tại Công ty công
nghiệp tàu thủy Nam Triệu và các công ty thành viên khác thuộc Vinashin.Bên
cạnh đó, thị trường các tỉnh lân cận nhất là các tỉnh ven biển phía Bắc.Được xem
là một thị trường rộng đối với sự phát triển của công ty .Hiện công ty đang có dự
án mở rộng sang 1 số tỉnh bạn như Quảng Ninh,Nam Định…Công ty đang
Nghiên cứu kỹ lưỡng về môi trường kinh doanh ,nhu cầu số lượng ,tính toán các
chi phí nhằm đem lại hiệu quả cao.
2.2. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh (2008 -2009).
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là rất quan trọng đối với bất kỳ một
doanh nghiệp nào .Nó đánh gía xem hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó
có hiệu quả hay không .Do đó chúng ta cần phải xem xét và phân tích kỹ lưỡng
để thấy được kết quả kinh tế của nó.
Từ đó tạo cơ sở đề ra các quyết định nhằm khai thác tốt nhất mọi tiềm năng
trong doanh nghiệp .Giúp doanh nghiệp phát huy được điểm mạnh ,khắc phục
được điểm yếu của chính bản thân.Từ đó nâng cao năng suất chất lượng và hiệu
quả sản xuất kinh doanh .
Bảng 2 : Kết quả doanh thu ,lợi nhuận của Công ty qua các năm
ĐVT: Đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Tổng doanh thu 53.267.936.096 83.921.549.350 28.994.541.216
2 LN sau thuế 1.067.502.862 2.308.895.626 456.578.989
3 Tổng chi phí 54.818.173.573 82.223.819.244 30.911.420.449
(Nguồn : Phòng tài chính kế toán _VIHACO)
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần
công nghiệp Việt Hoàng
Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh - Lớp: QT 1003N 40
Biểu đồ 1: Biểu đồ về tổng doanh thu
0
10,000,000,000
20,000,000,000
30,000,000,000
40,000,000,000
50,000,000,000
60,000,000,000
70,000,000,000
80,000,000,000
90,000,000,000
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Doanh thu
Nhận xét :
Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng tình hình kinh doanh của Công ty tăng
không đồng đều qua các năm.Cụ thể :
Tổng doanh thu năm 2008 tăng nhanh từ 53.267.936.096 đ năm 2007 lên
83.921.549.350 đ cùng kỳ năm 2008,tương ứng với mức tăng là 57.55%. Nhưng
sang đến năm 2009 chỉ tiêu này đã giảm xuống mất 54.927.008.134 đ,tương ứng
với 65.45%.
Tương tự với chỉ tiêu lợi nhuận ta cũng thấy : Năm 2008 ,lợi nhuận của
Công ty tăng rất cao.Tăng 1.241.392.764 đ tương ứng với 116.29% so với cùng
kỳ năm 2007.Sang đến năm 2009 chỉ tiêu này giảm mạnh,giảm tới 80.25%. Điều
này chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn cao trong 2 năm 2007 và 2008,kém hiệu quả
hơn trong năm 2009.
Biểu đồ 2 : Biểu đồ về tổng chi phí
0
10,000,000,000
20,000,000,000
30,000,000,000
40,000,000,000
50,000, 0 ,000
60,000,000,000
70,000,0 0,000
80,000,0 0,000
90, 00,000,000
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Chi phí
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần
công nghiệp Việt Hoàng
Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh - Lớp: QT 1003N 41
Nhận xét:
Chỉ tiêu tổng chi phí : Doanh nghiệp luôn đầu tư thêm cho mọi hoạt động
kinh doanh của mình như Chi phí bán hàng ,chi phí quản lý doanh nghiệp,chi
phí tài chính nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn.Cụ thể năm 2008 tổng chi phí tăng
27.405.645.671 đ tăng 50% so với cùng kỳ năm trước.Năm 2009 giảm
62.4%.Có thể thấy chi phí công ty sử dụng trong năm 2009 là rất thấp do các
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giảm rất nhiều so với 2 năm
trước.Thêm vào đó trong năm 2009 công ty không phát sinh hoạt động đóng
mới tàu nên chi phí cho sản xuất là không cao.
Tuy nhiên đây được xem là tình trạng chung của các doanh nghiệp hiện nay
đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành.
2.1.7.Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty
Phân tích hoạt động kinh doanh là hết sức quan trọng đối với mỗi doanh
nghiệp do đó cần xem xét và phân tích kỹ lưỡng để từ đó ta có thể thấy được kết
quả kinh tế, trên cơ sở đó có thể đề ra các quyết định .Nó còn là công cụ để nhận
thức các hiện tượng kết quả kinh doanh từ đó tạo cơ sở tiền đề cho các giai đoạn
phát triển tiếp theo.Đồng thời nó giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất chất
lượng và hiệu quả,vừa là phát huy điểm mạnh,vừa là khắc phục điểm yếu nhằm
khai thác tốt nhất mọi tiềm năng của doanh nghiệp.
Để kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của công ty trước tiên
chúng ta đi phân tích kết quả kinh doanh mà công ty đã đạt được trong những
năm gần đây thông qua các khoản mục trong bảng cân đối kế toán và bảng báo
cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong 2 năm (2008-2009). Qua đó ta sẽ có
cái nhìn khái quát nhất về tình hình kinh doanh doanh của doanh nghiệp trong
một thời gian nhất định.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng
quát tình hình kết quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm
nghĩa vụ của Công ty với Nhà nước về các khoản thuế, phí và lệ phí ...trong một
kỳ báo cáo.
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần
công nghiệp Việt Hoàng
Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh - Lớp: QT 1003N 42
*Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng 3 : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Năm 2009
Đ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Chênh lệch
Số tiền %
1.D6anh thu BH và CCDV 83.921.549.350 28.994.541.216 -54.927.008.134 -65.45
2.Các khoản giảm trừ DT 549.553.300 0 -549.553.300
3.DT thuần về BH và CCDV 83.371.996.050 28.994.541.216 -54.377.454.834 -65.22
4.Giá vốn hàng bán 73.473.981.659 27.417.274.919 -46.056.706.740 -62.68
5.LN về BH và CCDV 9.898.014.391 1.577.266.297 -8.320.748.094 -84.06
6.DT hoạt động tài chính 2.202.945.277 2.007.735.755 -195.209.522 -8.86
7.Chi phí tài chính 6.026.689.778 1.109.512.591 -4.917.177.187 -81.59
8.Chi phí bán hàng 400.914.477 229.492.062 -171.422.415 -42.76
9.Chi phí QLDN 2.322.233.330 2.155.140.877 -167.092.453 -7.20
10.Lợi nhuận HĐSXKD 3.351.122.083 90.856.522 -3.260.265.561 -97.29
11.Thu nhập khác 70.658.542.699 3.618.281.716 -67.040.260.983 -94.88
12.Chi phí khác 70.802.865.301 3.137.876.977 -67.664.988.324 -95.57
13.Lợi nhuận khác -144.322.602 480.404.739 624.727.341 432.9
14.Tổng lợi nhuận kế toán 3.206.799.481 571.261.261 -2.635.538.220 -82.19
15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 897.903.855 114.682.272 -783.221.583 -87.23
16.Lợi nhuận sau thuế 2.308.895.626 456.578.989 -1.852.316.637 -80.23
(Nguồn : Phòng tài chính kế toán _VIHACO)
Nhận xét :
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm
2009 so với năm 2008 ta có thể thấy rõ hầu hết tất cả các chỉ tiêu trong bảng đều
giảm hơn thế nữa mức giảm lại rất lớn.Điều này cho thấy kết quả kinh doanh
của công ty là kém hiệu quả hơn năm trước.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 là
83.921.549.350 đ nhưng sang đến cùng kỳ của năm 2009 doanh thu chỉ còn
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần
công nghiệp Việt Hoàng
Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh - Lớp: QT 1003N 43
28.994.541.216 đ, đã giảm 65.45% tức 54.927.008.134 đ .Nguyên nhân là do
trong năm 2008 sản lượng tiêu thụ của Công ty tăng mạnh . Bên cạnh các hoạt
động kinh doanh khác trong năm này Công ty đã đóng mới tàu đem lại doanh
thu cao.Khoản thu này làm cho tổng doanh thu của công ty trong năm 2008 tăng
cao hơn rất nhiều so với những năm trước đó, làm cho lợi nhuận cũng tăng cao.
Song sang đến năm 2009 cùng với sự khủng hoảng chung thì nhu cầu về
đóng mới , sửa chữ tàu thủy giảm, các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác của
Công ty tăng tuy nhiên do trong năm này Công ty không sản xuất đóng mới và
tiêu thụ thêm con tàu nào nên các chỉ tiêu như “ giá vốn hàng bán”, “chi phí”
đều giảm mạnh.Doanh thu giảm kéo theo lợi nhuận giảm tương đối lớn.
Giá vốn hàng bán giảm mạnh từ 73.473.981.659 đ xuống còn
27.417.274.919 đ, đã giảm tương ứng là 62.68% .Vì giá vốn giảm dẫn đến lợi
nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 giảm 8.320.748.094đ
tương ứng với 84.06% .Nguyên nhân là do trong năm 2008 Công ty nhận được
nhiều hợp đồng kinh doanh dịch vụ ,đồng thời nhận đóng mới tàu nên phải mua
sắm thêm nhiều nguyên liệu và máy móc thiết bị hiện đại để làm tăng chất lượng
của sản phẩm.
Doanh thu hoạt động tài chính mặc dù đây là hoạt động mang tính chất trợ
giúp,nó không ảnh hưởng lớn đến kết quả lợi nhuận của Công ty nhưng nó lại
đóng góp một phần vào kết quả đó .Cuối năm 2008 chỉ tiêu này là
2.202.945.277 đ, năm 2009 là 2.155.140.877 đ.Đã giảm 195.209.522 đ tương
ứng với tỷ lệ giảm là 8.86 % dẫn đến lợi nhuận trong kỳ của Công ty giảm.
Chi phí tài chính năm 2009 đều giảm đi rất nhiều so với năm 2008 ,cụ thể đã
giảm 4.917.177.187 đ, tương ứng 81.59% .chi phí QLBH giảm 171.422.415 đ
tương ứng với 42.76%. Nguyên nhân là do trong năm 2009 hoạt động SXKD
của công ty giảm dẫn đến việc giảm các loại chi phí hoạt động khác.
Chi phí BH và Chi phí QLDN năm 2009 đều gỉam so với cùng kỳ năm 2008,
tuy nhiên tỷ lệ giảm này là không đáng kể 167.092.453 đ, tương ứng với tỷ lệ
giảm là 7.2%. Bên cạnh đó công ty cũng chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng
năng lực lãnh đạo,quản lý cho cán bộ công nhân viên.
Doanh thu thuần giảm,chi phí giảm dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh giảm vô cùng lớn ,giảm tới 97.29%
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần
công nghiệp Việt Hoàng
Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh - Lớp: QT 1003N 44
Bên cạnh đó tất cả các nguồn thu chi khác của doanh nghiệp đều giảm cụ thể
như :khoản thu nhập khác giảm 94.88%,chi phí khác giảm tới 95.57% .Do vậy
lợi nhuận khác năm 2009 tăng so với năm 2008 là 624.727.341 đ tương ứng với
tỷ lệ tăng là 432.87%.
Từ các kết quả trên cho thấy lợi nhuận sau thuế giảm 1.852.316.637 đ ,tương
ứng với tỷ lệ giảm là 80.23%.
Nhận xét chung:
Hiệu quả SXKD của VIHACO năm 2009 nhìn chung chưa được hiệu quả
như những năm trước.Các chỉ tiêu đều giảm một cách rõ rệt .Công ty cần có
những biện pháp nâng cao hiệu quả SXKD trong những năm tiếp theo .Biện
pháp khắc phục một số yếu kém như: các nguồn lực, sự biến động của các
nguồn hàng đầu vào, tiết kiệm các chi phí… để tạo ra lợi nhuận ngày càng cao
hơn nữa.
*Phân tích bảng cân đối kế toán
Là đánh giá tổng quát cơ sở vật chất kỹ thuật,tiềm lực kinh tế của doanh
nghiệp ở quá khứ,hiện tại và khả năng trong tương lai.Bảng CĐKT đánh giá
năng lực kinh tế thực sự của tài sản doanh nghiệp hiện tại bằng cách tiến hành
thẩm định giá trị kinh tế thực của khối tài sản doanh nghiệp đang nắm giữu và
khả năng chuyển đổi nó .
Bên cạnh đó nó cũng đanh giá tính hợp lý của sự biến động về giá trị và cơ
cấu tài sản của doanh nghiệp qua nhiều kỳ,những ảnh hưởng đến quá trình kinh
doanh,sự biến động đó có phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp
không,tìm nguyên nhân để có giải pháp tốt hơn nhu cầu cho sản xuất kinh
doanh.
Bảng 4 : Phân tích bảng cân đối kế toán
Năm 2009
ĐVT : đồng
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần
công nghiệp Việt Hoàng
Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh - Lớp: QT 1003N 45
TÀI SẢN Năm 2008 Năm 2009
Chênh lệch
Số tiền %
A.Tài sản ngắn hạn 74.382.231.955 78.599.919.017 4.217.687.062 5.67
1.Tiền và các khoản tương
đương tiền
519.254.953 1.288.084.510 768.829.557 148.06
2.Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
0 0 0
3.Các khoản phải thu NH 64.914.303.717 71.932.426.272 7.018.122.555 10.81
4.Hàng tồn kho 3.981.862.779 4.355.278.812 373.416.033 9.38
5.Tài sản ngắn hạn khác 4.966.810.506 1.024.129.423 -3.942.681.083 -79.38
B.Tài sản dài hạn 60.736.609.263 78.988.658.034 18.252.048.771 30.05
1.Các khoản phải thu dài hạn
0 0 0
2.Tài sản cố định 28.578.652.209 43.701.597.731 15.122.945.522 52.92
3.Bất động sản đầu tư 0 0 0
4.Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn
31.829.940.000 34.741.840.000 2.911.900.000 9.15
5.Tài sản dài hạn khác 328.017.054 545.220.303 217.203.249 66.22
Tổng tài sản 135.118.841.218 157.588.577.051 22.469.735.833 16.63
NGUỒN VỐN
A.Nợ phải trả 40.175.597.167 38.952.016.578 -1.223.580.589 -3.04
1.Nợ ngắn hạn 38.915.597.167 38.952.016.578 36.419.411 0.09
2.Nợ dài hạn 1.260.000.000 0 -1.260.000.000
B.Nguồn vốn chủ sở hữu 94.943.244.051 118.636.560.473 23.693.316.422 24.95
1.Vốn chủ sở hữu 94.832.887.309 118.552.003.731 23.719.116.422 25.01
2.Nguồn kinh phí, quỹ khác 110.356.742 84.556.742 -25.800.000 -23.38
Tổng nguồn vốn 135.118.841.218 157.588.577.051 22.469.735.833 16.63
(Nguồn : Phòng tài chính kế toán_VIHACO)
Nhận xét :
Qua bảng CĐKT ta thấy giá trị tổng tài sản của công ty năm 2009 tăng so
với cùng kỳ năm 2008,cụ thể đã tăng 22.469.735.833 đồng tương ứng với
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần
công nghiệp Việt Hoàng
Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh - Lớp: QT 1003N 46
16.63%.Điều này cho thấy quy mô tổng tài sản của công ty đã tăng lên, mức
tăng khá cao.
Tài sản ngắn hạn (TSNH) năm 2008 là 74.382.231.955 đồng ,năm 2009 đã
tăng lên 78.599.919.017 đồng ,tăng 4.217.687.062 đồng chiếm 5.67%,mức tăng
tương đối thấp so với các năm trước đó.TSNH năm 2009 có mức tăng thấp như
vậy là do trong kỳ các chỉ tiêu như: hàng tồn kho tăng tiền 9.38 % tương ứng với
373.416.033 đồng,các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng với 10.81%.Hai chỉ
tiêu trên đều có mức tăng nhẹ.Bên cạnh đó thì chỉ tiêu TSNH khác lại có mức
giảm mạnh,giảm tới 3.942.681.083 đồng chiếm 79,38%.Mức giảm này ảnh
hưởng lớn đến TSNH ,bởi lẽ có mức tăng cao nhất là chỉ tiêu “ tiền mặt và các
khoản tương đương tiền”, tăng rất cao đến 148,06% so với cùng kỳ năm trước
lại chỉ dừng lại ở con số là 768.829.557 đ-con số này chỉ chiếm chưa đến 20%
so với mức giảm trên.
Điều này cho thấy công ty thu được một lượng tiền mặt tương đối lớn ,đảm
bảo về khả năng thanh toán trong hoạt SXKD của mình.bên cạnh đó lượng hàng
tồn kho và các khoản phải thu tăng không cao so với năm trước,đây là dấu hiệu
cho thấy hoạt động SXKD có sự đình trệ hơn,hay nói một cách khác là nó bắt
đầu kém hiệu quả hơn trước.=>việc tập trung vào kinh doanh trung ngắn hạn
không còn mang lại lợi nhuận cao như những năm trước.
Tài sản dài hạn (TSDH): Khác với mức tăng của TSNH,ở phần TSDH năm
ta có thể thấy mức tăng của nó là rất cao.Công ty đã tăng được 18.252.048.771 đ
tương ứng với 30% so với cùng kỳ năm ngoái .mức tăng này chủ yếu là do sức
tăng của TSCĐ tăng 52.92% ,có thể nói trong năm qua công ty đã chuyển sang
đầu tư chủ yếu trong dài hạn, điều đó thể hiện ở số vốn đầu tư dài hạn đã tăng
thêm 15.122.945.522 đ so với năm 2008. Các khoản chi phí cho TSDH khác
cũng tăng vượt mức chiếm 104%,đầu tư tài chính trong dài hạn tăng
2.911.900.000 (tương ứng với 9.15%) .
Được như vậy là do công ty đã làm tốt công tác quản lý và sử dụng cũng như
đầu tư tài sản một cách hợp lý.
Nợ phải trả (NPT): năm 2009 giảm so với năm 2008 là 3.5% tương đương
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần
công nghiệp Việt Hoàng
Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh - Lớp: QT 1003N 47
với 1.223.580.589 đồng ,nguyên nhân là do trong năm 2009 công ty không có
bất kỳ một khoản nợ dài hạn nào(Do Công ty giảm đầu tư vào xây dựng cơ bản
và tăng thêm vốn đàu tư của chủ sở hữu nhằm tăng thêm tính tự chủ cho doanh
nhiệp) trong khi đó các khoản nợ trong ngắn hạn lại có mức tăng hầu như không
đáng kể, chỉ chiếm có 9% tương ứng với 36.419.411 đ
Đó cũng chính là nguyên nhân làm tăng lượng tiền mặt của công ty (TSNH)
Nguồn vốn chủ sở hữu (NVCSH): Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm
2008 là 94.943244.051đ, năm 2009 là 118.636.560.473đ tăng 23.693.316.422 đ
,tương ứng 24.96 %.NVCSH tăng lên do một phần là vốn CSH tăng khá cao
(24.87%) chủ yếu là từ vốn của các cổ đông và một phần là do thặng dư vốn cổ
phần mang lại.Bên cạnh đó ta cũng thấy sự giảm tương đối nhiều từ nguồn kinh
phí và các quỹ khác,giảm tới 23.38% so với cùng kỳ năm trước.cho thấy rằng
các khoản tiền đầu tư cho các quỹ khen thưởng giảm hẳn. Nguyên nhân là do
trong năm Công ty không tuyển dụng thêm nhiều lao động nên sự giảm xuống
của quỹ này là điều tất yếu. Nó biểu hiện một phần nguyên nhân từ các hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả trên sẽ thúc đẩy công ty ngày càng phát triển,tạo được uy tín ,thu
hút ngày càng nhiều nguồn đầu tư tài trợ cho doanh nghiệp,tạo tiền đề cho sự
phát triển trong dài hạn.Để có được kết quả trên công ty đã phải thực hiện thống
nhất công tác ki
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần công nghiệp Việt Hoàng.pdf