Trong xây dựng cơ bản nguyên vật liệu thường chiếm 70 - 80% giá trị công trình. Do đó lượng vốn nói chung, vốn lưu động của Công ty phần lớn nằm trong giá trị nguyên vật liệu, vì vậy sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất, Công ty thường sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu nhưng có các loại chính sau: các thiết bị chuyên ngành cấp thoát nước, xi măng, sắt thép, cát , có một số thiết bị nhập từ nước ngoài nên mất nhiều thời gian và chi phí, do đó nó ảnh hưởng đến công trình và ảnh hưởng đến khâu quản lý sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng cấp thoát nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực trạng trên thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hiện nay là rất cần thiết.
Chương 2
thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xây dựng cấp thoát nước
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1. Lịch sử ra đời, phát triển của Công ty
Công ty xây dựng cấp thoát nứơc ra đời ngày 28/10/1975 theo quyết định thành lập số 501/ BXD - TCLĐ của bộ xây dựng với tên gọi ban đầu là: Công ty xây dựng các công trình cấp nước.
Ngày 22/01/1976 theo quyết định số 47/BXD - TCLĐ Công ty được bổ sung thêm chức năng thoát nước và được đổi tên lại là: Công ty xây dựng cấp thoát nước trực thuộc Bộ xây dựng.
Ngày 05/05/1993 căn cứ vào quyết định 156A/BXD - TCLĐ của bộ xây dựng về việc cho phép thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước Công ty trở thành doanh nghiệp Nhà nước hạng một với tên gọi là Công ty xây dựng cấp thoát nước - Bộ xây dựng.
Ngày 11/11/1996 theo quyết định số 978/BXD - TCLĐ của Bộ trưởng Bộ xây dựng, Công ty cấp thoát nước trực thuộc bộ xây dựng đã được chuyển sang trực thuộc tông Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - VINACOEX.
Hiện nay, Công ty có tên gọi giao dịch quốc tế và wasenco (Water Supply and Sewerage Contraction Company) trụ sở chính đặt tại 52 Quốc Tử Giám - Đống Đa - Hà Nội.
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
+ Xây dựng và lắp đặt nhà máy cấp nước và thải nước hệ thống đường ống cấp thoát nước mọi quy mô.
+ Lắp đặt các trạm bơm, trạm khí nén, đường ống công nghiệp
+ Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp nhà ở và trang trí nội ngoại thất lắp đặt thiết bị vệ sinh cấp thoát nước (CTN). Thông gió trong và ngoài nhà.
+ Sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị phụ tùng chuyên ngành cấp thoát nước.
+ Xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư, thiết bị phụ tùng chuyên ngành cấp thoát nước.
+ Khảo sát thiết kế công trình cấp thoát nước, khoan khảo sát và khoan khai thác nước ngầm, lắp đặt thiết bị khai thác nước ngầm.
+ Xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 35kw.
+ Xây dựng các công trình thuỷ lợi
+ Kinh doanh nhà ở
+ Kinh doanh nước sạch
+ Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, thi công các loại móng công trình.
+ Từ vấn đầu tư xây dựng chuyên ngành cấp thoát nước, tham giá nghiên cứu khoa học, kỹ thuật định mức đơn giá chuyên ngành cấp thoát nước, đào tạo bồi dưỡng công nhân lắp ráp vận hành nhà máy nước.
1.1.3. Quy mô của Công ty
- Quy mô vốn của Công ty qua các năm được thể hiện ở biểu sau qua số liệu (biểu 2) phần nào đã phản ánh được sự vươn lên của Công ty. Công ty đã khẳng định mình từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và trực thuộc tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - VINACONEX.
Biểu số 2. Quy mô vốn sản xuất kinh doanh của Công ty
Đơn vị 1000đồng
Vốn
1997
1998
1999
2000
2001
1. Vốn lưu động
2. Vốn cố định
49.603.703
5.386.577
68.461.832
5.406.629
80.886.334
5.406.629
93.891.172
13.225.194
121.041.970
13.570.869
Cộng
54.990.280
74.137.703
86.292.963
107.116.266
134.612.839
(Nguồn: báo cáo tài chính qua các năm)
- Về lao động hiện nay toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty có 1059 người trong đó đảng viên 131, phụ nữ 235 đại học 234 cán bộ công nhân viên 293 có cơ cấu theo biểu sau
Biểu số3. Thống kê chất lượng cán bộ khoa học kỹ thuật năm 2001
I. CN. Nhân viên
Trên ĐH
Đại Học
Cao đẳng
Trung cấp
Cộng
1. CB. Lãnh đạo quản lý
2. CB. làm KHKT
3. CB. Công nhân viên chuyên môn
4. CB. làm nghiệp vụ
5. CB. hành chính
1
59
117
2
35
2
1
0
0
3
0
2
18
0
41
12
63
135
2
79
14
Cộng
1
215
4
73
293
(Nguồn: thống kê chất lượng cán bộ)
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật
Để đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất và tạo lợi thế trong cạnh tranh,Công ty đã không ngừng đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị mới, thay thế dần các loại máy móc cũ lạc hậu trước đây, cho đến nay tình hình TSCĐ của Công ty như sau
Biểu 4. Tình hình tài sản cố định năm 2001
Đơn vị:1000đồng
Nhóm TSCĐ
Nhà cửa vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Tổng cộng
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Nguyêngiá TSCĐ
Giá trị hao mòn
Giá trị còn lại
3.542.547
1.950.407
1.592.140
16%
23%
12%
18.574.902
6.596.173
11.978.729
84%
77%
88%
22.117.449
8.546.580
13.570.869
100%
100%
100%
(Nguồn: tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2001)
Nhìn chung tình hình trang bị vật chất kỹ thuật của Công ty cho đến năm 2001, tương đối. Cụ thể TSCĐ là máy móc thiết bị chiếm tỷ lệ cao (84%)
1.2. Một số thành tích doanh nghiệp đạt được hiện nay
Tình hình của sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua là tương đối tốt nó được thể hiện qua biểu sau:
Biểu 5. Kết quả sản xuất kinh doanh
Đơn vị: 1000đồng
Năm
Giá trị tổng sản lượng
Doanh thu
Lợi nhuận
Tổng mức phải nộp NS
Thu nhập BQCBCNV
1997
1998
1999
2000
2001
259.955.210
285.494.133
332.454.712
360.112.241
377.898.769
103.720.520
116.021.395
117.081.523
159.606.178
175.250.859
5.918.843
6.895.971
5.541.513
5.743.623
6.281.132
10.015.240
16.188.080
16.793.900
17.282.000
13.144.000
854,7
950,0
951,0
1.070,0
1.170,0
(Nguồn báo cáo tài chính qua các năm)
Qua biểu đồ ta thấy trong hai năm 1998 - 1999 ngành xây dựng Việt Nam hoạt động hết sức khó khăn do khủng hoảng tài chính khu vực. Nhiều Công ty có không công trình để thi công, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, trong khi đó, kết quả sản lượng của công lại tăng lên liên tục và tăng cao trong năm 2000 khi ngành xây dựng đã cố định hơn chứng tổ có sự cố gắng và uy tín lớn của Công ty.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hiện nay của Công ty
Hiện nay, Công ty xây dựng cấp thoát nước đang tổ chức bộ máy quản trị theo mô hình trực tuyến - chức năng phù hợp với một quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng, điều kiện quản lý hiện đại, liên kết đa phương nhiều chiều
- Giám đốc Công ty : là người chịu trách nhiệm trước chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám Công ty về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời có trách nhiệm thực hiện giao vốn kinh doanh cho các xí nghiệp thành viên trực thuộc. Có ba phó giám đốc và một kế toán trưởng giúp việc cho giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trong từng lĩnh vực công tác.
- Phòng kỹ thuật - thi công
+ Nghiên cứu hồ sơ kỹ thuật để đề ra các biện pháp kỹ thuật thi công phù hợp với Công ty.
+ Kiểm tra giám sát, chịu trách nhiệm về chất lượng công trình
Trực tiếp làm việc với các đơn vị thi công thuộc về phương pháp thi công.
+Thông tin về khoa học kỹ thuật
+Xây dựng chế độ bảo hành công trình, bảo hành sản phẩm do Công ty sản xuất.
- Phòng tổ chức - lao động
+Quản lý nhân lực, hồ sơ của cán bộ công nhân
+Làm chế độ bảo hiểm lao động cho người lao động
+Công tác an toàn cho người lao động, thi đua khen thưởng kỹ luật lao động.
+Đào tạo CBCNV, quản ký cán bộ sắp xếp sử dụng hợp lý cán bộ lao động tiền lương quản lý phương thức trả lương cho CBCNV.
- Phòng kế toán - tài chính
+Quản lý vốn tài sản, theo dõi tài khỏan tại ngân hàng
+Quản lý công tác kế toán thống kê,thông tin kinh tế hạch toán kinh tế của Công ty.
+Phân giao nguồn vốn cho các xí nghiệp trực thuộc
+Thanh quyết toán tài khoản tài chính các Công ty các công trình thi công
+Lưu trữ hồ sơ chứng từ kế toán tài chính
- Phòng kinh doanh XNK
+Lập hồ sơ đấu thầu,mua sắm vật tư thiết bị,ký kết các hợp đồng XNK với các nhà thầu,các dự án của các nguồn vốn nước ngoài.
+Nhận uỷ thác về XNK vật tư thiết bị.
+Nhận uỷ thác về vận tải hàng theo các dự án đã trúng thầu.
+Quản lý hồ sơ quyết toán các hoạt động kinh tế về lĩnh vực XNK.
-Phòng kinh tế-kế hoạch
+Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty,phân giao cho các xí nghiệp theo giõi thực hiện.
+Tham gia đấu thầu các công trình của các dự án được phê duyệt,ký kết các hợp đồng kinh tế,phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
+Quản lý tiến độ thi công,chất lượng công trình.
+Lập hồ sơ dự toán các công trình,hồ sơ thẩm định về kinh tế kỹ thuật .
- Phòng đầu tư quản lý dự án
- Theo dõi các dự án cầu tư, đầu tư thiết bị chiều sâu, đầu tư sản xuất công nghiệp, chú trọng các sản phẩm chuyển môn
- Văn phòng Công ty: thực hiện các công việc văn phòng, xây dựng các quy chế về quản lý hành chính, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện kỹ thuật Công ty.
- Ban thanh tra bảo vệ: có trách nhiệm và giải quyết các khiếu nại CBCNV trong toàn Công ty nhằm đảm bảo sự công bằng và dân chủ.
-Các xí nghiệp xây lắp CTN 101,102,104: xây dựng và lắp đặt các công trình chuyên ngành cấp thoát nước công trình dân dụng và công việc do Công ty giao. Được phép ký kết các hợp đồng kinh tế do Công ty uỷ quyền.
-Xý nghiệp khoan khai thác nước ngầm : hoạt động trên toàn công các giếng khoan, khai thác nước ngầm, khoan khảo sát thăm dò địa chất, làm các công việc về gia công cơ khí phụ tùng chuyên ngành cấp thoát nước xây dựng và lắp đặt các công trình cấp thoát nước, các công trình công nghiệp dân dụng do Công ty giao, ký kết các hợp đồng kinh tế do Công ty uỷ quyền.
-Ba chi nhánh của Công ty được đặt tại 3 thành phố lớn: chi nhánh hải phòng, Đà Nẵng, TP. HCM phân vùng hoạt động trên cả ba chiều bắc - trung - nam và cũng có chức năng như các xí nghiệp phụ thuộc Công ty.
-Bốn đội công trình số 1,2,3,4: tham gia các công trình mà Công ty trực tiếp đảm nhận thi công.
2. Một số đặt điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
2.1. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Đặc điểm ngành: Công ty xây dựng cấp thoát nước là một doanh nghiệp nhà nước và lĩnh vực hoạt động là ngành xây dựng cơ bản. Do đó cơ cấu vốn và tài sản của Công ty mang đầy đủ đặc trưng của ngành này. Hay Công ty có vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn cố định và theo đó thì vốn lưu động của Công ty cũng thay đổi theo giá trị công trình. Mặt khác như chúng ta biết một công trình xây dựng thường có thời gian thi công kéo dài trên một năm, trong khi đó các khoản vay ngắn hạn lại có thời gian hoàn trả dưới một năm, trong quá trình thi công Công ty phải huy động vốn ngắn hạn nhiều đợt làm tăng chi phí vốn và tăng giá thành của công trình. Trong đấu thầu Công ty phải chịu sức ép lớn từ nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành về giá thầu, công nghệ điều này làm gián tiếp tác động đến dự toán vốn của Công ty và nó làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Về sản phẩm: Công ty xây dựng cấp thoát nước có sản phẩm chủ yếu là các công trình chuyên ngành cấp thoát nước, do đó có đặc điểm chủ yếu là.
- Các công trình chuyên ngành cấp thoát nước, thi công trong phạm vi toàn quốc và có nhiều công trình ở xa trụ sở doanh nghiệp nên rất khó khăn trong việc điều hành quản lý sản xuất, các công trình ở xa lực lượng công nhân viên biên chế của Công ty do điều kiện khó khăn khác nhau. Phải đi xa trang thiết bị phương tiện phải di chuyển từ công trình này đến công trình khác, tuỳ theo vị trí, địa điểm xây dựng mặt khác nếu không bố trí được công nhân viên đi xa phải thuê nhân công tại địa phương phải mất kinh phí đào tạo, tập huấn, hướng dẫn... thường xuyên bên cạnh đó số công nhân viên trong biên chế thì dư thừa, do đặc điểm này nên gây khó khăn cho khâu tổ chức và sản xuất, làm phát sinh nhiều chi phí cho khâu vận chuyển, di chuyển lao động hoặc thuê ngoài, thiết bị phục vụ thi công hơn nữa còn làm cho đồng vốn của Công ty bị phân tán từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
-Các công trình thường có giá trị cao, thời gian thi công lâu và sử dụng lầu dài. Do đó những sai sót lầm về xây dựng có thể gây ra sự lãng phí, tồn tại dài và khó sửa chữa,nên phải bảo hành công trình(thường là 5% giá trị thanh lý hợp đồng) gây ra tình trạng ứ đọng vốn, do vậy làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
-Trong xây dựng, sản phẩm phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình của điạ phương, mặt khác các công trình đều phải đấu thầu,thủ tục triển khai thi công qua nhiều cơ quản lý chức năng của địa phương nên thường bị chậm từ đó là tăng các khoản chi phí, thời gian ngoài ý muốn nên làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.
Về khách hàng: Khách hàng của Công ty tương đối đa dạng bao gồm các chủ đầu tư là: các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xây dựng các bể lọc nước... nhà nước, tư nhân. Mỗi khách hàng có khả năng tài chính khác nhau và yêu cầu về tiến độ cũng khác nhau do đó điều kiện thanh toán cũng khác nhau. Có khách hàng sẵn sàng ứng trước một phần giá trị công trình, có khách hàng chỉ chấp nhận thanh toán khi hoàn thành bàn giao công trình. Đối với từng loại khách hàng thì Công ty phải có những kế hoạch huy động sử dụng vốn phù hợp.
2.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Trong xây dựng cơ bản nguyên vật liệu thường chiếm 70 - 80% giá trị công trình. Do đó lượng vốn nói chung, vốn lưu động của Công ty phần lớn nằm trong giá trị nguyên vật liệu, vì vậy sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất, Công ty thường sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu nhưng có các loại chính sau: các thiết bị chuyên ngành cấp thoát nước, xi măng, sắt thép, cát , có một số thiết bị nhập từ nước ngoài nên mất nhiều thời gian và chi phí, do đó nó ảnh hưởng đến công trình và ảnh hưởng đến khâu quản lý sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
2.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị
Để phục vụ thi công Công ty đã sử dụng các loại máy móc chủ yếu như: máy khoan, xe vận tải, xe ủi, xe cẩu, máy trộn bê tông... đây là các thiết bị lớn và có giá trị cao, thời gian khấu hao dài . Việc quản lý và sử dụng tốt các tài sản này sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong Công ty,tăng khả năng cạnh tranh cho Công ty.
2.4. Các chủ trương chính sách của nhà nước
Nhà nước chủ trương đẩy mạnh việc huy động vốn trung hạn và dài hạn. Điều này có nghĩa là nguồn cung cấp vốn tăng lên, cơ hội cho việc cung ứng vốn trung hạn và dài hạn dễ dàng hơn với chi phí có thể thấp hơn.
Chính phủ khuyến khích xúc tiến thành lập thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán ra đời chứng tỏ sự phát triển của thị trường vốn và tiền tệ. Công ty có khả năng dễ dàng huy động thêm vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu và trái phiếu tăng lên. Hơn nữa, Nhà nước còn khuyến khích sự ra đời của các Công ty cho thuê tài chính, đây là thuận lợi lớn cho các Công ty trong việc trang bị thêm máy móc, thiết bị tiên tiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà không phải huy động tập trung một lượng vốn lớn cho việc này.
Bên cạnh đó còn có những chính sách gây bất lợi cho Công ty như:
- Về chính sách thuế: hiện nay nước ta đã áp dụng phổ biến phương pháp tính thuế VAT đã tránh cho Công ty phải chịu những khoản thuế chồng chéo, tuy nhiên đối với một Công ty xây dựng việc nhà nước khống chế thời gian thu thuế, trong khi lại không khống chế thời gian thanh toán của chủ đầu tư với nhà thầu sẽ gây bất lợi cho Công ty.
- Về chính sách trong ngành xây dựng: Nhà nước bắt buộc các nhà thầu xây dựng sau khi hoàn thành công trình và bàn giao phải để lại một phần giá trị công trình để bảo hành trong một tháng mà giá trị này không được tính lãi, điều này sẽ gây thiệt hại cho Công ty vì một lượng vốn khá lớn của Công ty bị ứ đọng tại các công trình làm giảm vòng quay vốn và giảm hiệu quả sử dụng vốn Công ty.
3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
3.1. Khái quát về tình hình vốn và sử dụng vốn của Công ty trong một số năm gần đây
Để biết khái quát về tình hình vốn và sử dụng vốn của Công ty thì trước hết chúng ta xem xét bức tranh mô tả tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua bảng cân đối kế toán các năm như sau:
Biểu6. Bảng cân đối kế toán các năm của Công ty
Đơn vị: 1000 đồng
Tài sản
1998
1999
2000
2001
A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
68.461.632
80.886.334
93.891.172
121.041.970
I. Tiền
5.530.334
19.804.947
4.484.581
10.960.516
1. Tiền mặt tại quỹ
635.426
625.857
281.278
473.519
2. Tiền gửi ngân hàng
4.899.908
19.179.090
4.203.303
10.487.997
II. Các khoản phải thu
56.806.094
46.224.728
70.978.173
87.716.297
1. Phải thu khách hàng
54.273.685
44.931.596
69.690.934
85.322.467
2. Trả trước cho người bán
562.774
676.134
181.275
495.014
3. Thuế VAT được khấu trừ
-
48.106
-
-
4. Phải thu khác
2.038.566
637.824
1.204.894
1.967.747
5. Dự phòng phải thu khó đòi
(68.931)
(68.931)
(68.931)
(68.931)
III. Hàng tồn kho
4.103.125
10.224.728
12.341.330
13.607.610
1. NVL tồn kho
654.756
1.024.842
732.727
2.265.900
2. CCDC tồn kho
111.125
337.621
215.653
141.758
3. CFSXKD dở dang
2.380.676
8.437.232
10.534.675
9.045.017
4. Thành phẩm tồn kho
21.160
9.932
84
84
5. Hàng hoá tồn kho
935.409
94.684
858.191
2.154.856
IV. TSLĐ khác
2.022.279
4.100.187
6.087.088
8.757.547
1. Tạm ứng
1.252.881
2.573.036
4.731.312
7.067.533
2. Chi phí trả trước
237.179
614.378
899.746
1.626.542
3. Các khoản kỳ ước, kỳ quỹ
532.219
912.773
465.029
63.472
B. TSCĐ và đầu tư dài hạn
5.675.871
5.406.629
13.225.094
13.570.869
I. TSCĐ
5.627.465
5.395.470
13.225.094
13.570.869
1. TSCĐ hữu hình
5.627.465
5.395.470
13.225.094
13.570.869
- Nuyên giá
9.582.455
10.402.93 8
19.525.917
22.117.449
- Giá trị hao mòn luỹ kế
(3.954.990)
(5.007.468)
(6.300.823)
(8.546.580)
2. TSCĐvô hình
-
-
-
-
II. CFXDCB dở dang
21.651
-
-
-
III. Các khoản kỳ cược kỳ quỹ
26.755
11.159
-
-
Tổng tài sản
74.137.703
86.292.963
107.116.266
134. 612.839
Nguồn vốn
1998
1999
2000
2001
A. Nợ phải trả
57.188.603
67.726.199
85.026.630
109.815.853
I. Nợ ngắn hạn
53.209.525
66.409.494
78.568.274
101.076.322
1. Vay ngắn hạn
16.629.023
28.995.293
29.771.108
46.489.091
2. Phải trả người bán
25.206.239
18.937.863
29.703.695
38.719.539
3. Người mua trả tiền trước
1.180.631
3.277.649
8.229.084
4.870.228
4. Thuế và các khoản phải nộp NS
3.227.366
3.570.220
4.378.846
6.371.923
5. Phải trả CNV
2.922.915
1.699.775
2.577.188
2.404.115
6. Các khoản phải trả phải nộp khác
4.043.411
9.928.694
3.908.350
2.221.426
II. Nợ dài hạn
406.778
243.977
5.800.047
7.926.426
II. Nợ khác
3.572.300
527.728
658.309
831.105
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
16.949.100
19.066.764
22.089.636
24.796.986
I. Nguồn vốn quỹ
16.928.176
19.045.840
22.068.712
24.776.062
1. Nguồn vốn kinh doanh
10.587.358
12.607.972
14.675.529
14.675.529
2. Quỹ đầu tư phát triển
580.989
-
-
(500.499)
3. Quỹ dự phòng tài chính
1.407.064
1.368.109
1.781.612
1.721.721
4. Lãi chưa phân phối
1.880.151
1.385.377
1.435.906
5.635.409
5. Quỹ khen thưởng phúc lợi
2.463.388
2.920.605
3.205.123
2.313.297
6. Quỹ nợ cấp mất việc làm
-
653. 805
860.516
820.633
7. Nguồn vốn XDCB
(774)
109.972
109.924
109.972
II. Nguồn kinh phí
20.924
20.924
20.924
20.924
Tổng nguồn vốn
74.137.703
86.292.963
107.116.266
134.612.839
- Qua xem xét bảng cân đối kế toán qua các năm của Công ty ta thấy quy mô về tổng tài sản tăng rất nhanh. Năm 2001 tăng so với năm 2000 là 27.573 nghìn đồng (134.612.839 - 107.116.266)năm 2000 tăng so với năm 1999là 20.823.303 nghìn đồng (107.116.266 - 86.292.963) năm 1999 tăng so với năm 1998 là 12.155.260 nghìn đồng (86.292.96 - 24.137.703) với số tăng tương đối lần lượt là năm 2001: 25,6% ()
Năm 2000 là 24,1% ()
Năm 1999 là 16,4%
- Các khoản phải thu của Công ty năm 2001 là 87.716.297 nghìn đồng chiếm tỷ lệ 65,16% tổng tài sản năm 2001 đã tăng lên 16.738.124 nghìn đồng (87.716.297 - 20.978.173) so với năm 2000 và tăng 41.491.569 nghìn đồng (87.716.297 - 46.224.728) so với năm 1999 năm 1999 các khoản phải thu chỉ chiếm 53,57% tổng tài sản. Điều này thể hiện rằng Công ty đang gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi các khoản phải thu và để đơn vị khác chiếm dụng vốn làm giảm khả năng thanh toán bằng chi phí vốn vì là đồng vốn “chết” không sinh lời và điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
-Trong quá trình sử dụng TSCĐ, hao mòn là một quá trình tất yếu và đến một lúc nào đó tài sản sẽ đượckhấu hao hết giá trị. Do vậy việc xem xét, đánh giá tình hình khấu hao TSCĐ của Công ty là rất cần thiết. Quá trình hao mòn TSCĐ được nhận ra đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh. Tốc độ sản xuất càng cao bao nhiêu thì độ hao mòn càng lớn bấy nhiêu. Hệ số hao mòn càng gần một thì TSCĐ càng cũ, cần đổi mới và càng gần không thì TSCĐ đã được đổi mới càng nhiều. Hệ số hao mòn được xác định như sau:
Số tiền khấu hao cơ bản đã trích
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ
Biểu7. Hao mòn và khấu hao tài sản
Đơn vị: 1000đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Nguyên giá TSCĐ
9.582.455
10.402.938
19.525.917
22.117.449
Hao mòn luỹ kế TSCĐ
3.954.990
5.007.468
6.300.823
8.546.580
Hệ số hao mòn TSCĐ
0,412
0,481
0,323
0,386
Ta thấy rằng hệ số hao mòn của Công ty có xu hướng giảm và giảm mạnh vào năm 2001. Năm 1998 hệ số hao mòn của Công ty là 0,412 nhưng đến năm 2001 hệ số hao mòn là 0,039 như vậy TSCĐ của Công ty ngày càng được đổi mới, đầu tư dể phục vụ tốt quá trình sản xuất kinh doanh và từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
-Để đảm bảo cho sự gia tăng tài sản ở trên thì nguồn vốn đảm bảo cho nó cũng biến động như sau:
Biểu 8. Tình hình gia tăng nguồn vốn của Công ty
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số tăng
Tỷ lệ
Số tăng
Tỷ lệ
Số tăng
Tỷ lệ
I. Nợ phải trả
10.537.596
18,43
17.300.431
25,54
24.789.223
29,15
1. Nợ ngắn hạn
13.199.969
24,81
12.158.780
18,31
22.508.048
28,64
2. Nợ dài hạn
(162.801)
(40,02)
5.556.070
2277,29
2.126.379
36,66
II. NVCSH
2.117.664
12,49
3.022.872
15,85
2.707.350
12,26
Tổng
12.155.260
16,40
20.823.303
24,1
27.469.573
25,60
Sơ đồ minh hoạ tình hình tăng giảm nguồn vốn của Công ty
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
Nợ phải trả
Nguồn vốn CSH
Năm 2000
Năm 2001
Năm 1999
Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy sự tăng lên của tài sản chủ yếu được hình thành từ nợi ngắn hạn phải trả, điều này làm giảm khả năng thanh toán và hệ số cung ứng của Công ty. Tuy nhiên để xem xét một cách chính xác ảnh hưởng của nguồn vốn nợ ngắn hạn ta xem xét tỷ trọng trong nguồn vốn của Công ty cơ cấu vốn cố định, cơ cấu vốn lưu động của Công ty.
Biểu 9. Tỷ trọng các nguồn vốn của Công ty
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Vốn lưu động
92,34
93,73
87,65
89,92
Vốn cố định
7,66
6,27
12,35
10,08
92
7
Vốn lưu động
Vốn cố định
93
6
Năm 2000
87
12
Năm 2001
89
10
Năm 1999
Năm 1998
Sơ đồ minh hoạ các loại vốn qua các năm của Công ty
Biểu 10. Tỷ trọng các nguồn vốn của Công ty
Đơn vị:%
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
I. Nợ phải trả
77,14
78,48
79,38
81,58
1. Nợ ngắn hạn
71,18
76,96
73,35
75,09
2. Nợ dài hạn
0,55
0,28
5,41
5,89
II. VCSH
22,86
21,52
20,62
18,42
Sơ đồ minh hoạ các loại vốn của Công ty
Năm 1999
Năm 1998
77
23
Nợ phải trả
Nguồn vốn chủ sở hữu
78
21
Năm 2000
79
20
Năm 2001
81
18
Như vậy, vốn của Công ty chủ yếu là vốn lưu động và nợ ngày càng tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng tổng vốn của Công ty. Tỷ trọng của vốn có xu hướng tăng và tăng nhanh trong năm 2000 chiếm tỷ trọng 12,35% tổng vốn nhưng lại có xu hướng giảm vào năm 2001 chiếm tỷ trọng 10.08% trong tổng vốn. Sự gia tăng của vốn lưu động (hay tài sản lưu động) chủ yếu được cung ứng bằng nguồn vốn nợ ngắn hạn (vay ngắn hạn ngân hàng, và tín dụng thương mại, các khoản phải nộp ngân sách...) cùng với sự gia tăng của nợ phải trả là sự giảm xuống về mặt tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu, điều này là nguyên nhân của khả năng thanh toán và hệ số tự cung ứng chưa cao. -Để hiểu rỏ hơn về thực trạng huy động sử dụng VLĐ thì vấn đề nghiên cứu việc lập kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch VLĐ định mức của Công ty như thế nào là rất cần thiết cụ thể: VLĐ định mức là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp có thể dự tính trước được cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nó được sử dụng cho việc chi phí dự trữ tài sản định mức cho các doanh nghiệp. Khi số VLĐ được đảm bảo đầy đủ sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh diển ra bình thường, liên tục và chủ động. Ngược lại, nếu số vốn này không được tính chính xác sẽ là nguyên nhân gây khó khăn, cản trở các hoạt động của doanh nghiệp. Việc tính toán, xác định VLĐ định mức của Công ty chủ yếu làm cơ sở cho việc huy động vốn từ các nguồn kịp thời, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuỳ theo đặc điểm và tính chất của từng ngành mà cách xác định VLĐ định mức có những điểm khác nhau. đối với Công ty xây dựng cấp thoát nước, nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh tương đối lớn và có nhiều biến động. Công ty đã dự vào kế hoạch doanh thu hàng năm để xác định VLĐ định mức kế hoạch và trên cơ sở đó Công ty có thể huy động tối đa từ các nguồn ngân sách, bổ sung, số vốn thiếu có thẻ huy động từ các nguồn vay tín dụng, các quỹ xí nghiệp, vốn chiếm dụng. Kế hoạch và thực hiện công tác huy động vốn cho sản xuất của Công ty năm 2001 được phản ánh trên biểu 11.
Biểu 11. Lập kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch VLĐ định mức
Đơn vị:1000 đồng
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiện
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
NVNSC
NV tự bổ sung
NV vay
Các quỹ Công ty
NV chiếm dụng
4.749.485
8.591.432
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 950.doc