MỤC LỤC
Mục lục 1
Lời mở đầu 4
Chương I: Khả năng và sự cần thiết thu hút FDI ở tỉnh Hải Dương 6
I. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương 6
1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 6
1.1. Vị trí địa lý 6
1.2. Tài nguyên 6
2. Kinh tế xã hội 7
Dịch vụ và du lịch 8
II. Sự cần thiết thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với việc phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương. 9
1. FDI đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, giải quyết tình trạng thiếu vốn. 9
2. FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Hải Dương 10
3. FDI giúp tăng cường xuất khẩu 12
4. Giải quyết nạn thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu cho ngân sách. 12
5. Nguồn vốn FDI góp phần tiếp nhận công nghệ mới, nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động. 13
5.1. Góp phần tiếp nhận công nghệ mới, công nghệ hiện đại. 13
5.2. FDI giúp nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động. 14
III. Những thuận lợi và khó khăn của tỉnh Hải Dương trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 15
1.Thuận lợi 15
2. Khó khăn 16
Chương II:Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương 18
I. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương 18
1.Vốn và dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài 18
2. Hình thức, lĩnh vực, đối tác đầu tư 25
2.1.Hình thức đầu tư 25
2.2. Lĩnh vực đầu tư 27
2.3. Đối tác đầu tư 30
3. Đóng góp của nguồn FDI vào ngân sách tỉnh. 32
4. Lao động 35
5. Khoa học công nghệ 40
6. Đất đai 42
II. Tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. 44
1.Tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương. 44
1.1. Các dự án do Bộ kế hoạch và đầu tư cấp phép. 44
1.2. Các dự án do UBND tỉnh cấp phép 46
2. Một số khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ 47
Chương III: Một số biện pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương 49
I. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương 49
II. Một số biện pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương 53
1. Tạo lập và phát huy môi trường đầu tư hấp dẫn 54
1.1. Đảm bảo môi trường chính trị, xã hội ổn định 54
1.2. Mở rộng chính sách thu hút FDI 54
1.3. Chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng. 57
2. Đa dạng hoá lĩnh vực, hình thức, đối tác đầu tư 58
2.1. Hình thức đầu tư. 58
2.2. Lĩnh vực đầu tư 59
2.3. Đối tác đầu tư 60
3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư 61
4. Tăng cường vai trò của nhà nước trong thu hút đầu tư 63
5. Công tác cán bộ 66
6. Một số biện pháp hỗ trợ cụ thể của tỉnh 67
Kết luận 70
Danh mục tài liệu tham khảo 71
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc. Nguồn thu từ thuế càng nhiều thì khả năng thực hiện các chương trình quốc gia, các hạng mục công trình do nhà nước xây dung, việc hỗ trợ cho hoạt động kinh tế trên thị trường từ ngân sách càng lớn. Với vai trò to lớn của thuế trong nền kinh tế quốc dân đã đặt ra cho các nhà làm luật nhiệm vụ xây dựng một chính sách thuế, hệ thống các loại thuế và mức thuế suất phù hợp nhằm huy động tối đa các nguồn lực tài chính vào ngân sách Nhà nước.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các loại thuế theo quy định của luật đầu tư nước ngoài được ghi trong giấy phép đầu tư và các loại thuế khác theo quy định hiện hành tại thời điểm nộp thuế. Hiện nay các doanh nghiệp FDI phải nộp các loại thuế sau:
* Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế suất 25% lợi nhuận thu được: Trong trường hợp khuyến khích đầu tư doanh nghiệp được áp dụng thuế suất 20%, 15% hoặc 10% và được miễn, giảm thuế trong một số năm tuỳ theo mức ưu đãi.
*Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: Mức thuế suất là 3-5%-7% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài.
* Thuế nhập khẩu: Doanh nghiệp FDI được miến thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định và trong một số trường hợp như nhập khẩu vật tư hàng hoá để sản xuất hàng xuất khẩu.
* Thuế giá trị gia tăng:
Bảng 5: Tình hình thu ngân sách tỉnh Hải Dương từ khu vực FDI giai đoạn 1990-2001. Đơn vị tính: Triệu USD
Năm
1990-1998
1999
2000
2001
Thuế nhập khẩu
2,9
1,4
2,7
3,5
Thuế thu nhập doanh nghiệp
1,7
1,2
1,7
2,6
Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
0,4
0,4
0,7
0,2
Tổng
5
3
5,3
6,3
Nguồn: Cục thuế tỉnh Hải Dương
Từ bảng trên cho thấy trong tổng thu ngân sách tỉnh khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thuế nhập khẩu chiếm tỷ trọng rất lớn vì các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị và một số nguyên liệu cho sản xuất mà trong nước chưa có để đi vào sản xuất. Điều này cũng cho thấy về công nghệ nước ta còn quá phụ thuộc bên ngoài, chưa có được những máy móc hiện đại sản xuất trong nước.
Thuế thu nhập doanh nghiệp còn thấp do các doanh nghiệp vẫn còn đang trong thời kỳ hưởng những ưu đãi về thuế doanh nghiệp. Hơn nữa lợi dụng quy định trong luật: miễn giảm thuế trong một số năm kể từ khi làm ăn có lãi, các doanh nghiệp đã hạch toán kéo dài thơì kỳ hoạt động không có lãi bằng cách định giá không hợp lý các tài sản gây ra tình trạng" lãi thật, lỗ giả".
Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài chiếm tỷ lệ thấp do các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động. Trong vài ba năm đầu thì lợi nhuận thu được không cao, một phần do thuế suất giảm từ 5%-7%-10% xuống còn 3%-5%-7% và do môi trường đầu tư thông thoáng hơn nên các doanh nghiệp yên tâm thực hiện tái đầu tư bằng nguồn lợi nhuận thu hút được để mở rộng quy mô sản xuất.
Tuy nhiên theo các nhà đầu tư nước ngoài đây là một khoản thu bất hợp lý. Vì họ đã bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp rồi lại còn phải chịu cả thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Dù số thuế thu được không nhiều nhưng không thể đánh giá vai trò của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ dựa vào con số thu ngân sách mà phải tính tới những lợi ích kinh tế xã hội mà khu vực này mang lại.
Bảng 6: Đóng góp của ngân sách FDI vào ngân sách tỉnh phân theo ngành.
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm
1990-1998
1999
2000
2001
Công nghiệp và xây dựng
3,7
2,1
3,5
4,2
Nông -lâm-Thuỷ sản
1,3
0,8
1,5
2,0
Dịch vụ
0
0,1
0,3
0,1
Tổng
5
3
5,3
6,3
Nguồn: Cục thuế tỉnh Hải Dương
Từ bảng phân loại thuế theo ngành kinh tế ta thấy thuế trong khu vực công nghiệp FDI là lớn nhất. Đây là điều bình thường vì công nghiệp chiếm hơn 80% vốn đầu tư vào tỉnh Hải Dương lại có những dự án có quy mô lớn (Ford, Đông Tài...). Theo tính toán của Cục thuế trong năm 2002 thuế từ nguồn thu này có thể tăng 30% do có các dự án mới đi vào hoạt động trong năm nay. Tổng giá trị thuế thu từ khu vực công nghiệp là 12,7 triệu USD chiếm 65% tổng thuế thu từ khu vực FDI. Tỷ lệ này đáng ra phải cao hơn tương ứng với tỷ lệ vốn đăng ký nhưng vì có nhiều doanh nghiệp được hưởng mức thuế suất ưu đãi nên tỷ trọng này tăng không đáng kể, trong những năm tới khi hết thơì gian ưu đãi tỷ lệ này chắc chắn sẽ tăng cao.
Trong các ngành nông -lâm -thuỷ sản, tỷ trọng thuế thu trong tổng thuế là khá cao so với tỷ lệ vốn đăng ký. Đối với các doanh nghiệp trong ngành này, việc đưa dự án vào hoạt động dễ dàng và nhanh chóng hơn so với ngành công nghiệp. Với thị trường đầu vào sẵn có là nông sản, hàng hoá thực phẩm của tỉnh ta và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, chỉ sau vài ba tháng triển khai là dự án có thể đi vào hoạt động. Hơn nữa, thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản chế biến của nước ta trong các khu vực ASEAN, Đông Âu là rất lớn. Tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm nông sản cao nên thuế thu được cũng nhiều.
Trong số các ưu đãi tài chính mà tỉnh đã áp dụng có ưu đãi thuế. Tỉnh cho phép một số doanh nghiệp FDI có tầm quan trọng đối với kinh tế xã hội trong tỉnh như thu hút nhiều lao động, tỷ lệ xuất khẩu cao...được phép chậm nộp trong vòng 6 tháng nếu làm đơn xin phép. Đây được coi là một khoản tín dụng ngắn hạn của tỉnh đối với doanh nghiêp để khắc phục khó khăn trước mắt. Hết thời hạn doanh nghiệp phải nộp thuế cho tỉnh. Biện pháp này đã giúp Công ty Đông Tài khắc phục khó khăn năm 2000 khi mà lô hàng xuất khẩu của họ chưa được thanh toán.
4. Lao động
Khi các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đi vào hoạt động thì vai trò của FDI trong tạo việc làm và thu nhập của người lao động cũng được quan tâm nghiên cứu. Một trong những đóng góp của các công ty nước ngoài đối với nước nhận đầu tư thể hiện ở việc đóng góp vào thu nhập quốc dân, sử dụng nguồn nhân lực trong nước...Các nghiên cứu về việc làm trong khu vực FDI đều cho thấy đầu tư nước ngoài không chỉ tạo ra việc làm trực tiếp mà còn tạo ra việc làm gián tiếp. FDI ở Hải Dương đã tạo ra khoảng hơn 3000 lao động trực tiếp, thường xuyên ổn định và hơn 1 vạn lao động theo thời vụ.
Số lượng lao động trực tiếp phụ thuộc vào tổng vốn đầu tư thực hiện và mức vốn đầu tư cho một chỗ làm việc. Trên thực tế, số lượng việc làm trực tiếp được xác định trên cơ sở số lượng lao động có trong danh sách và do doanh nghiệp có vốn FDI trả lương. Số lượng việc làm gián tiếp phụ thuộc đặc điểm của từng ngành, từng lĩnh vực, từng hình thức kinh doanh. Tỷ lệ số lượng việc làm gián tiếp trên thực tế phản ánh mức độ ảnh hưởng trực tiếp của FDI đến tạo việc làm. Tỷ lệ này ở Hải Dương gần bằng hai, như vậy cứ mỗi chỗ làm trong doanh nghiệp FDI thì có hai chỗ làm ở bên ngoài. Mức đầu tư cho một lao động là chỉ tiêu phản ánh quy mô chỗ làm. Chỉ tiêu này cũng cho biết doanh nghiệp có vốn FDI theo phương thức sản xuất sử dụng nhiều lao động hay sử dụng yếu tố công nghệ. Mức đầu tư cho một lao động được tính bằng số vốn thực hiện chia cho tổng số lao động trong doanh nghiệp. ở Hải Dương chỉ tiêu này là hơn 46000USD/1 người. Điều này chứng tỏ hàm lượng công nghệ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương là khá cao. Nó cũng cho thấy rằng điều kiện làm việc ở các doanh nghiệp FDI tốt hơn so với các doanh nghiệp có vốn trong nước cùng ngành, cùng lĩnh vực. Theo kết quả của cuộc kiểm tra tổ chức cuối năm 1999 các chỉ tiêu về lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương như sau :
* Điều kiện nhà xưởng: các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ nhà xưởng đạt chất lượng tốt chiếm tới 87% số doanh nghiệp được kiểm tra (tỷ lệ này ở trong các doanh nghiệp trong nước chỉ đạt 13%).
* Công cụ lao động: chỉ có 1,4% số lao động được kiểm tra phải làm với công cụ lao động không đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn lao động. Công cụ lao động hơn 1/2 là cơ khí, tỷ lệ tự động hoá cao hơn 4 lần tỷ lệ này trong các doanh nghiệp nhà nước song tỷ lệ lao động thủ công vẫn cao, chiếm 40%.
* Môi trường lao động: nhờ đầu tư trang thiết bị và máy móc hiện đại nên các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ít ô nhiễm về môi trường lao động, nhất là yếu tố nóng, bụi, ồn so với các doanh nghiệp trong nước. Cảnh quan làm việc trong các doanh nghiệp này cũng thoáng mát, hợp mỹ quan.
* Thời gian làm việc và nghỉ ngơi: ở khu vực đầu tư nước ngoài hầu như có tình trạng kéo dài thời gian làm việc, làm thêm giờ. Kết quả điều tra cho thấy 44,3% lao động phải thường xuyên làm thêm giờ; 9,44% lao động phải làm thêm ca 3. Thời gian làm việc trong ngày, tháng ở trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao hơn các doanh nghiệp quốc doanh, thậm chí cao hơn qui định của nhà nước. Có thể kết luận rằng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài làm việc với cường độ cao hơn doanh nghiệp nhà nước, năng suất làm việc cũng cao hơn gấp 2, 3 lần.
* Tiền lương và thu nhập của công nhân khu vực FDI cũng cao hơn so với khu vực trong nước. Mức lương tối thiểu do nhà nước qui định đối với khu vực này cũng cao hơn 2-3 lần đối với khu vực trong nước. Mức lương tối thiểu ở HảI Dương khu vực này là 35 USD. Thu nhập bình quân của khu vực này là 50-70 USD trong khi đó thu nhập bình quân của các doanh nghiệp nhà nước là 675.000đồng /tháng (khoảng 50 USD). Tiền lương bình quân 1giờ của công nhân là 0,4USD. Do yêu cầu kỹ thuật cao nên tiền lương của công nhân cũng tăng lên tương ứng. Mặt khác trình độ lao động cao ở Việt Nam còn ít nên các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải đưa ra mức lương cao hơn so với mặt bằng chung để thu hút lao động có trình độ chuyên môn cao. Điều này dẫn đến mâu thuẫn là tuy mức lương cao đem lại lợi ích cho người lao động nhưng hậu quả của nó làm giảm tính hấp dẫn về lao động rẻ.
Các doanh nghiệp được xây dựng và áp dụng hệ thống thang lương, bảng lương theo ngành, nghề hoặc nhóm ngành nghề tương ứng với hệ thống thang lương, bảng lương theo ngành nghề hoặc nhóm ngành nghề do chính phủ qui định đối với các doanh nghiệp trong nước. Cũng theo qui định của chính phủ những doanh nghiệp mới thành lập còn có khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thể áp dụng ngay hệ thống thang lương, bảng lương do nhà nước qui định thì trong thời gian đầu có thể trả lương thấp hơn khoảng 10-15% mức lương quy định. Lợi dụng quy định này, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương đã hạ thấp mức lương tối thiểu trả cho công nhân, gây bất bình trong đội ngũ lao động.
Tuy đã nhận được hướng dẫn cụ thể của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương về thực hiện Nghị định 197/CP của Chính phủ về tiền lương đối với lao động Việt Nam nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện nghiêm túc chế độ nâng bậc kỹ thuật, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ… đồng thời trì hoãn việc nâng lương cho công nhân.
Việc làm trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đòi hỏi có tay nghề cao, am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, do đó trình độ chung của lao động trong khu vực này cũng cao. Cuộc khảo sát năm 1999 đã xác định 90% lao động trong khu vực này đạt trình độ phổ thông trở lên. Lao động có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ khá cao, lao động có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ 25%, trình độ công nhân kỹ thuật 63%.
Bảng 7: Chất lượng lao động phân theo loại hình doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp
Tỷ lệ cao đẳng- đại học trong quản lý cán bộ
Tỷ lệ cao đẳng- đại học trong nhân viên
100%vốn nước ngoài
93%
87%
Doanh nghiệp liên doanh
83%
67%
Nguồn: Báo Hải Dương ngày nay (năm 2000)
Các doanh nghiệp FDI khi tuyển chọn lao động đều đặt ra những yêu cầu khắt khe về chất lượng, đạo đức, ý thức kỷ luật, tác phong làm việc. Yêu cầu đối với lao động quản lý đòi hỏi có trình độ đại học, thông thạo ngoại ngữ nhất là tiếng Anh, biết sử dụng vi tính, có sức khoẻ và một số kỹ năng thích hợp khác. Hiện nay lao động quản lý là người nước ngoài vẫn chiếm tỷ lệ cao (trung bình cả nước là 33%), đa số những vị trí lãnh đạo cao trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đều do người nước ngoài nắm giữ. Trong các doanh nghiệp liên doanh hiện đang hoạt động ở Hải Dương chỉ có 3 người Việt Nam giữ chức vụ Tổng giám đốc, có 6 doanh nghiệp bên Việt Nam chỉ được cử người vào chức vụ Phó Tổng giám đốc thứ nhất. Tuy giữ chức vụ cao trong liên doanh nhưng những cán bộ Việt Nam này chưa phát huy hết chức năng nhiệm vụ của mình, chưa thực sự hoàn thành chức năng giám sát được giao.
Mặc dù yêu cầu tuyển chọn khá cao nhưng các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tỉnh vẫn cho rằng lao động tỉnh Hải Dương trong doanh nghiệp của họ chưa đáp ứng được yêu cầu làm việc. Đối với lao động quản lý chủ yếu là do thiếu kinh nghiệm và những kỹ năng cần thiết trong công việc. Đối với công nhân chủ yếu là do trình độ nghề nghiệp, thiếu tác phong làm việc công nghiệp, ý thức kỷ luật chưa tốt.
Theo đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài, Hải Dương nói riêng và Việt Nam nói chung chưa có được các trung tâm dạy nghề có chất lượng, thiếu sự phối hợp đồng bộ về kiến thức và phương thức truyền nghề, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề cũ kỹ lạc hậu. Những hạn chế này đã làm giảm khả năng nắm bắt công nghệ của người học. Vì thế một số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (công ty TNHH Ford, xí nghiệp chế tác kim cương, Đông Tài…) đã bỏ ra chi phí ban đầu đào tạo lao động rất lớn, cả về công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý.
Đầu tư nước ngoài vào Hải Dương đã làm tăng dòng di chuyển dân cư lao động từ nông thôn ra thành thị và xuất hiện hiện tượng “chảy máu chất xám” hay di chuyển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn từ khu vực trong nước sang khu vực FDI. Lao động nông thôn ra thành thị không được thu hút trực tiếp vào các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vì không đáp ứng được yêu cầu chất lượng lao động mà dẫn đến tình trạng nạn thất nghiệp gia tăng. Giải quyết tình trạng này tỉnh Hải Dương đã hướng dẫn một số lao động này vào làm trong các dịch vụ phụ trợ cho khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở thêm các trung tâm dạy nghề nâng cao chất lượng lao động, đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông thôn tạo việc làm cho khu vực này, hạn chế dòng di chuyển lao động nông thôn ra thành thị, giảm sức ép về nhu cầu việc làm.
Các chủ đầu tư đang kiến nghị UBND tỉnh Hải Dương cho phép họ được trực tiếp tuyển dụng lao động mà không cần qua tổ chức cung ứng lao động của Việt Nam để rút ngắn thời gian đưa dự án vào hoạt động đồng thời đảm bảo chất lượng lao động được tuyển dụng hoặc phối hợp với chính quyền địa phương huyện, xã để thu hút lao động tại chỗ và báo cáo kết quả tuyển dụngvới cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
5. Khoa học công nghệ
Công nghệ cao, máy móc hiện đại là một ưu thế của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Về mặt lý thuyết, thông qua con đường đầu tư trực tiếp, công nghệ được chuyển giao dưới nhiều hình thức: máy móc, thiết bị, kinh nghiệm quản lý, bí quyết kỹ thuật, nhãn hiệu hàng hoá, đào tạo cán bộ, hoạt động nghiên cứu và triển khai. Mục tiêu cụ thể về chuyển giao công nghệ được đề ra tuỳ theo tính chất, quy mô của từng dự án. Việc tiếp nhận ứng dụng các công nghệ mới trong những năm qua đã tạo nên thay đổi quan trọng về hàm lượng công nghệ trong tỉnh. Theo các chuyên gia trình độ công nghệ được chia làm 4 mức độ :
* Công nghệ hiện đại đã phối hợp sử dụng các thành tựu của khoa học thông tin, công nghệ sinh học vào quá trình sản xuất thiết bị công nghệ. Đây là công nghệ mới nhất xuất hiện từ cuối những năm 80 đến nay.
* Công nghệ tiên tiến: là công nghệ có trình độ tự động điện tử, vi điện tử ở mức độ tự động toàn bộ hoặc một phần công đoạn sản xuất, là công nghệ sản xuất ở thập kỷ 80.
* Công nghệ trung bình: là công nghệ có mức độ tự động cơ khí khá, tự động một số thao tác trên thiết bị công nghệ hoặc trong công đoạn sản xuất. Loại công nghệ này có thời gian tồn tại trên 40 năm.
Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ nước ta, công nghệ của tỉnh Hải Dương là khá hiện đại so với các doanh nghiệp khác trong tỉnh và so với mặt bằng chung cả nước. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đưa vào tỉnh Hải Dương một số dây chuyền công nghệ ở mức trung bình tiên tiến (ngành may mặc,da giày…). Riêng một số dự án chế biến nông sản đã sử dụng công nghệ ở mức tiên tiến tự động hoá trong cả dây chuyền sản xuất. Công nghệ tiên tiến đã làm tăng năng lực sản xuất, hàng hoá sản xuất ra chất lượng cao, kiểu dáng chất lượng phong phú. Trong các doanh nghiệp đều xây dựng hệ thống quản lý chất lượng là phương pháp quản lý thường xuyên, xuyên suốt các bộ phận chức năng (phòng, ban) của doanh nghiệp sao cho mọi bộ phận đều cùng hướng về thực hiện một mục tiêu chất lượng đã xác định. Các doanh nghiệp đềuđăng ký để được cấp chứng nhận ISO9000, ISO14000, SA8000…
Tuy nhiên các doanh nghiệp mới tập trung nhập khẩu công nghệ máy móc thiết bị chưa chú ý tới năng lực công nghệ nội sinh. Mà nếu công nghệ nội sinh quá yếu thì không thể nắm vững, sử dụng tốt công nghệ nhập khẩu chưa nói gì đến làm chủ, cải tiến cho chúng thích nghi với điều kiện của doanh nghiệp và của Hải Dương nói chung.
Chất lượng công nghệ có thể được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
*Hàm lượng nhập khẩu đầu vào:
Hàm lượng nhập khẩu Số lượng nhập khẩu(máy móc thiết bị)
=
phần kỹ thuật Tổng số sử dụng
Theo ước tính của Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Hải Dương hàm lượng nhập khẩu phần kỹ thuật ở tỉnh Hải Dương đạt 45%. Nghĩa là trong tổng giá trị nhập khẩu chỉ có 45% là máy móc thiết bị, còn lại 55% là vật tư, hàng hoá, phương tiện vận tải phục vụ sản xuất.
*Tính đổi mới công nghệ:
Hệ số đổi mới thiết bị:
Gtb mới
Kđm= .100%
Gsx
Trong đó: Kđm: giá trị máy móc thiết bị mới nhập khẩu
Gtb mới: là giá trị máy móc thiết bị mơí nhập khẩu.
Theo tính toán thì hệ số đổi mới thiết bị ở HảI Dương rất thấp, hầu hết các doanh nghiệp mới nhập khẩu máy móc lần một, nếu có mở rộng qui mô sản xuất thì nhập thêm chứ chưa có doanh nghiệp nào thay đổi công nghệ.
*Tỷ trọng thiết bị hiện đại:
Ghđ
Ihđ =
Gsx
Theo chỉ tiêu này thì tỷ trọng công nghệ hiện đại ở Hải Dương là rất lớn. Hầu hết các doanh nghiệp đều nhập khẩu máy móc thiết bị còn mới nguyên hoặc còn ít nhất 80% giá trị. Chỉ có một số dự án trong lĩnh vực may mặc, chế biến nông sản thực phẩm (Liên doanh quốc tế công ty hữu hạn, công ty TNHH Nam Ninh) qua kiểm tra cho thấy máy móc này được sản xuất vào những năm 80, giá trị còn lại khoảng 65%. Giá cả công nghệ được chuyển giao vào tỉnh chưa thật hợp lý. Các nhà đầu tư cố ý nâng cao hơn từ 10-15% so với mặt bằng giá thế giới. Việc tăng giá công nghệ góp vốn vào dự án còn thông qua việc khai tăng chi phí đào tạo công nhân làm cho cơ quan quản lý nhà nước khó thẩm định được chính xác giá trị của công nghệ.
6. Đất đai
Đất là vấn đề có nhiều bức xúc nhất trong thời gian qua. Một số vấn đề mà chủ đầu tư rất e ngại là giải phóng mặt bằng và giải quyết vốn đầu tư góp bằng quyền sử dụng đất của phía Việt Nam. Các doanh nghiệp đến Hải Dương đầu tư đều thực hiện thuê đất qua UBND tỉnh.
Đơn giá thuê đất đô thị được tính như sau:
Đơn giá thuê đất một năm USD/m2/năm
==
Mức giá tối thiểu quy định cho từng nhóm đô thị USD/m2/năm
**
Hệ số vị trí
**
Hệ số kết cấu hạ tầng
**
Hệ số ngành nghề
Đơn giá cho thuê đất không phải đô thị đươc tính như sau:
Đơn giá thuê đất một năm USD/m2/năm
==
Mức giá tối thiểu qui định cho từng xã USD/m2/năm
**
Hệ số vị trí
**
Hệ số ngành nghề
Mức giá tối thiểu, tối đa, các hệ số được qui định trong bản qui định về tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển áp dụng đối với hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành kèm theo quyết định 189/2000/QĐ-BTC ngày 24/11/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Cùng thời gian đó, UBND tỉnh Hải Dương cũng ra văn bản cụ thể về giá đất phân theo khu vực, địa bàn. Theo đó đất ở khu vực tỉnh Hải Dương được chia làm ba nhóm chính là đất đô thị, đất không phải đô thị, đất đồi núi. Đơn giá thuê đất cũng được tính theo cách tính chung của cả nước. Bước sang năm 2000, tỉnh đã chuẩn y đề nghị của sở Tài chính bỏ các hệ số trong cách tính đơn giá cho thuê đất đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (hệ số bằng một). Tuy số tiền thuê đất hằng năm chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp song việc làm này của tỉnh Hải Dương cũng đã được các nhà đầu tư nước ngoài trong tỉnh đánh giá cao.
Năm 2001 UBND tỉnh đã cải tiến quy trình giải phóng mặt bằng như sau:
* Sở địa chính làm thủ tục thu hồi đất trình UBND tỉnh.
* UBND tỉnh ra quyết định thu hồi đất cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thuê đất.
* UBND các huyện nơi có dự án lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng.
* Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng được sở tài chính chủ trì thẩm định.
* UBND tỉnh phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng và chi trả cho dân.
* Tổ chức bàn giao đất cho chủ đầu tư.
Tất cả các công việc trên liên quan tới nhiều ngành, địa phương, đến từng hộ gia đình có đất dành cho dự án đầu tư nên thường tốn rất nhiều thời gian, công sức. Mới đây Sở kế hoạch và đầu tư đã có tờ trình UBND tỉnh đề xuất biện pháp để sớm giao đất cho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đó thời gian kể từ khi triển khai giải phóng mặt bằng đên khi các doanh nghiệp nhận đất để triển khai dự án trong vòng một tháng. Nội dung cơ bản của đề xuất này là: “sau khi nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển tiền đền bù giải phóng mặt bằng vào tài khoản của tỉnh và trên cơ sở thống nhất với các địa phương nơi có dự án sẽ tiến hành bàn giao đất cho nhà đầu tư nước ngoài ngay sau khi có quyết định của UBND tỉnh về việc thu hồi đất và cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất. Các công việc còn lại khác như hoàn chỉnh phương án bồi thường giải phóng mặt bằng trình uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và rút tiền từ tài khoản mà nhà đầu tư đã chuyển tiền vào để chi trả cho các hộ gia đình có đất dành cho dự án vẫn được tiếp tục bồi thường.”
Vừa qua việc triển khai giải phóng mặt bằng và giao đất cho dự án của công ty may Formosta (Đài Loan) tại xã ái Quốc, huyện Nam Sách và công ty TNHH Daeshin-Việt Nam tại xã Tân Dân, huyện Chí Linh đã được tiến hành theo đề xuất này và có kết quả tốt. Sắp tới Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan hoàn chỉnh quy trình mới về giả phóng mặt bằng để áp dụng cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài mới vào địa phương.
Việc công bố tiền bồi thường giải phóng mặt bằng áp dụng trên địa bàn các huyện trong tỉnh từ 17000-18000 USD/ha và tại thành phố Hải Dương 19000-20000 USD/ha (chưa kể công trình xây dựng và tài sản khác trên mặt đất nếu có) được các nhà ĐTNN hoan nghênh.
Có một thực tế là các doanh nghiệp nước ngoài ở Hải Dương hầu hết thuê đất canh tác của nông dân, không có doanh nghiệp nào thuê đất đô thị nên việc giải phóng mặt bằng thuận tiện hơn các địa phương khác. Các doanh nghiệp cũng có chính sách thu hút nông dân có đất trong dự án vào làm việc trong nhà máy. Điều này đã khuyến khích nông dân giao đất giải phóng mặt bằng nhanh hơn.
II. Tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.
1.Tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương.
1.1. Các dự án do Bộ kế hoạch và đầu tư cấp phép.
* Công ty TNHH Ford-Việt Nam: năm 2001 là năm đánh dấu bước tiến đáng ghi nhận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty với trên 2000 xe sản xuất và tiêu thụ, là năm đạt sản lượng cao nhất kể từ khi đi vào sản xuất, cân đối được tài chính và đã có lãi. Doanh thu đạt trên 51 triệu USD.
* Liên doanh quốc tế công ty hữu hạn (may Venture) được thành lập theo giấy phép đầu tư số 440/GP ngày 17/10/1992 với chức năng sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu với tổng vốn đầu tư ban đầu 1,6 triệu USD. Sau một số lần điều chỉnh tăng vốn, hiện nay, vốn đầu tư của doanh nghiệp là 3,2 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 2 triệuUSD. Liên doanh đã đi vào sản xuất kinh doanh ổn định và có lãi. Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán vào năm 2000, doanh nghiệp đạt doanh thu xuất khẩu 8,5 triệu USD, lợi nhuận trước thuế là 2,6 triệu USD. Năm 2001, doanh thu xuất khẩu đạt 6,4 triệu USD, lợi nhuận trước thuế đạt 2,1 triệu USD. Đây là một dự án lớn thu hút gần 1000 lao động.
* Công ty phát triển nông nghiệp châu á-Thái Bình Dương: tổng vốn đầu tư hiện nay là 2,25 triệu USD, vỗn pháp định 1,25 triệu USD. Doanh nghiệp có chức năng sản xuất, chế biến hàng nông sản xuất khẩu. Doanh nghiệp đã ổn định kinh doanh và bắt đầu làm ăn có lãi. Năm 2001, doanh nghiệp đã dùng số lợi nhuận 250000 USD để tái đầu tư. Trong quá trình hoạt động kể từ ngày cấp giấy phép đầu tư, doanh nghiệp đã hai lần chuyển nhượng vốn, điều chỉnh tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm 100% xuất khẩu.
* Tropical ware corporation (nước khoáng Laska) là dự án sản xuất kinh doanh nước uống tinh khiết, sau có bổ sung ngành nghề nước uống từ hoa quả và đồ ăn nhẹ. Năm 2000, doanh nghiệp đã sử dụng nhãn hiệu nước khoáng cho đồ uống tinh khiết bình thường. Tỉnh đã cử đoàn đại biểu xuống kiểm tra, xác nhận nguồn nước khoáng Thạch Khôi có hàm lượng chất khoáng thấp, không đạt tiêu chuẩn về nước khoáng và xử lý bằng cách sửa đổi giấy phép đầu tư. Năm 2001, doanh nghiêp đạt doanh thu là 480000 USD, thu hút 100 lao động trực tiếp.
* Công ty TNHH thực phẩm Vạn Đắc