Khóa luận Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên

Trong hình thức doanh nghiệp liên doanh, Thái Nguyên đã thu hút được các dự án có quy mô tương đối lớn và đạt được tỷ lệ vốn đối ứng khá cao. Điều này sẽ giúp tỉnh học hỏi được kinh nghiệm quản lý tiên tiến cũng như trình độ khoa học – công nghệ hiện đại. Mặt khác, giống xu thế chung của cả nước, phần lớn các dự án FDI đều có xu hướng thực hiện dưới hình thức 100% vốn nước ngoài. Việc chuyển đổi từ doanh nghiệp liên doanh sang doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã diễn ra ở Thái Nguyên với trường hợp công ty nước khoáng Ava vào năm 2001. Điều này cũng cho thấy cần học hỏi và rút ra bài học kinh nghiệm từ hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2054 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp- Xây dựng 19 215.013.500 66,17 2 Nông-Lâm-Ngư nghiệp 3 5.323.000 1,64 3 Dịch vụ 4 104.629.000 32,19 Tổng 26 324.965.500 100 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên - Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng Từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam đã chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng. Qua mỗi giai đoạn các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, các sản phẩm cụ thể được xác định tại Danh mục các lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư. Trong những năm 90 thực hiện chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích các dự án : (i) sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, (ii) sản xuất hàng xuất khẩu (có tỷ lệ xuất khẩu 50% hoặc 80% trở lên), (iii) sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và có tỷ lệ nội địa hoá cao. Sau khi gia nhập và thực hiện cam kết với WTO, Việt Nam đã bãi bỏ các quy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hoá và sử dụng nguyên liệu trong nước. Qua các thời kỳ, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử... Đối với tỉnh Thái Nguyên, là một tỉnh trung du miền núi, được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên khoáng sản, đây là một lợi thế cho Thái Nguyên để thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng. Cho đến nay các dự án đầu tư nước ngoài thuộc các lĩnh vực nêu trên (chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo cơ khí luyện kim...) vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho lao động trực tiếp. Tính đến hết năm 2008, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 19 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 215 triệu USD, chiếm 73% về số dự án và 66,17% tổng vốn đăng ký. Trong đó, chế biến khoáng sản chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số lượng dự án lẫn số vốn đăng ký. Bảng 2.5: Vốn FDI đăng ký tại Thái Nguyên phân theo chuyên ngành trong lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng STT Chuyên ngành Số dự án Vốn đầu tư (USD) 1 Chế biến khoáng sản 7 159.260.000 2 Sản xuất vật liệu xây dựng 3 22.681.000 3 Chế tạo cơ khí luyện kim 4 10.827.500 4 Công nghiệp nhẹ 4 16.200.000 5 Xây dựng 1 6.045.000 Tổng 19 215.013.500 Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên - Lĩnh vực Dịch vụ Nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển từ khi thi hành Luật Đầu tư nước ngoài (1987). Nhờ vậy, khu vực dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Cùng với việc thực hiện lộ trình cam kết thương mại dịch vụ trong WTO, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Tính đến hết năm 2008, tỉnh Thái Nguyên thu hút được 4 dự án FDI vào lĩnh vực dịch vụ. Trong khu vực dịch vụ, có 2 dự án đầu tư vào du lịch, 1 dự án đầu tư vào dịch vụ thương mại và 1 dự án vào lĩnh vực y tế. Xem bảng 2.6 Bảng 2.6 : Vốn FDI đăng ký tại Thái Nguyên phân theo chuyên ngành trong lĩnh vực Dịch vụ STT Chuyên ngành Số dự án Vốn đầu tư (USD) 1 Du lịch 2 1.029.000 2 Dịch vụ thương mại 1 100.000.000 3 Y tế 1 3.600.000 Tổng 4 104.629.000 Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên Các dự án FDI tại Thái Nguyên nếu xét về cơ cấu đầu tư theo ngành qua hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 1993 đến 1999 và giai đoạn 2 từ năm 2000 đến 2008 thì thấy giai đoạn 1 không có dự án đầu tư nào vào lĩnh vực dịch vụ, đến giai đoạn 2 có 4 dự án. Đây là lĩnh vực Thái Nguyên có nhiều tiềm năng nhưng chưa khai thác được hết. Trong thời gian tới, Thái Nguyên cần tăng cường thu hút các dự án FDI vào lĩnh vực dịch vụ nhằm khai thác hết thế mạnh vốn có của tỉnh và nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. - Lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp Dành ưu đãi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực Nông Lâm Ngư nghiệp đã được chú trọng ngay từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài 1987. Tuy nhiên đến nay do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh vực này, nên kết quả thu hút ĐTNN vào lĩnh vực Nông – Lâm ngư chưa được như mong muốn. Đến hết năm 2008, trong lĩnh vực Nông- Lâm- Ngư nghiệp, tại tỉnh Thái Nguyên có 3 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 5 triệu USD, chiếm 11,54% về số dự án và 1,64% tổng vốn đăng ký. Trong đó, các dự án đều là về chế biến nông sản, thực phẩm, chế biến và xuất khẩu chè. 2.1.2.2. Cơ cấu vốn đăng ký phân theo địa bàn đầu tư Kể từ khi có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Nguyên vào năm 1993, khu vực thành phố Thái Nguyên là địa bàn thu hút được nhiều dự án nhất với 9/26 dự án, chiếm 34,62% số dự án. Các dự án chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nặng và tập trung ở khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên – địa bàn có nhiều tiềm năng và truyền thống trong phát triển lĩnh vực kinh tế này. Thị xã Sông Công cũng là địa bàn thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với 8 dự án, chiếm 30,77% số dự án. Các dự án khác tập trung vào các vùng mỏ, khoáng sản, kim loại quý. Một số dự án đầu tư vào huyện Phổ Yên – một huyện tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và có đường giao thông tương đối thuận lợi. Năm 2001, có liên tiếp 2 dự án có vốn FDI đầu tư vào khu công nghiệp Sông Công và năm 2004 có thêm 1 dự án nữa. Đến nay, khu công nghiệp Sông Công đã thu hút được 3 dự án, chiếm 11,54% số dự án nhưng lượng vốn đầu tư còn nhỏ bé, 4,8 triệu USD, chỉ chiếm 1,48% tổng vốn đầu tư. Khu công nghiệp Sông Công ra đời bước đầu đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, chứng tỏ tầm quan trọng của việc quy hoạch các cụm khu công nghiệp tập trung trong chiến lược thu hút các dự án FDI của tỉnh. Các dự án ngoài khu công nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo, 23/26 dự án, với tổng vốn đăng ký 320,16 triệu USD chiếm 98,52%. Điều đó chứng tỏ quy mô một số dự án ngoài khu công nghiệp lớn hơn nhiều so với dự án trong khu công nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian tới, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra đối với các khu công nghiệp ở Thái Nguyên là làm thế nào để thu hút được nhiều dự án FDI và các dự án có quy mô lớn. Biểu đồ sau sẽ cho thấy cái nhìn toàn cảnh về hoạt động thu hút dự án FDI của khu công nghiệp trong mối tương quan so sánh với địa bàn ngoài khu công nghiệp. Biểu đồ 2.1: Vốn FDI tại Thái Nguyên phân theo địa bàn đầu tư xét theo số dự án Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên Biểu đồ 2.2: Vốn FDI tại Thái Nguyên phân theo địa bàn đầu tư xét theo vốn đăng ký Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên Nếu xét cơ cấu đầu tư theo tiêu thức dự án nằm trong hoặc nằm ngoài khu công nghiệp, ta thấy rõ ràng rằng khu công nghiệp ở Thái Nguyên thu hút được rất ít các dự án FDI cả về số lượng dự án lẫn số vốn đăng ký. Các dự án chủ yếu nằm ngoài khu công nghiệp. Thực tế, những dự án FDI nằm trong khu công nghiệp vẫn là các dự án quy mô nhỏ, với lượng vốn đăng ký tương đối hạn chế. Như vậy, hầu hết các dự án FDI đều tập trung vào khu vực thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và huyện Phổ Yên, nơi đông dân cư và có cơ sở hạ tầng tốt. Các nơi khác thì lại rất khó khăn trong việc thu hút các dự án FDI. Vì vậy, trong thời gian tới, Thái Nguyên cần có quy hoạch phát triển kinh tế toàn tỉnh và tăng ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài đưa các dự án vào vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn để phát huy hết tiềm năng của tỉnh. 2.1.2.3. Cơ cấu vốn đăng ký phân theo hình thức đầu tư Trong số 26 dự án có vốn FDI tại Thái Nguyên, có 1 dự án được đầu tư dưới hình thức BOT, 3 dự án dưới hình thức BCC còn lại là 2 hình thức: liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Biểu đồ 2.3 sẽ cho thấy rõ điều đó: Biểu đồ 2.3: Vốn FDI tại Thái Nguyên phân theo hình thức đầu tư xét theo số dự án Trong 2 hình thức đầu tư là 100% vốn nước ngoài và liên doanh, ta có thể thấy được hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được nhà đầu tư ưa thích hơn, với 15/26 dự án, chiếm 57,69%, còn doanh nghiệp liên doanh chỉ chiếm 26,92%. Tuy nhiên, xét theo quy mô vốn, doanh nghiệp liên doanh lại có ưu thế hơn với tổng vốn đăng ký là 180.556.000 USD chiếm 55,56%. Trong khi đó, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có 39.780.500 USD chỉ chiếm 12,24%. Biểu đồ 2.4: Vốn FDI tại Thái Nguyên phân theo hình thức đầu tư xét theo vốn đăng ký Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên Trong hình thức doanh nghiệp liên doanh, Thái Nguyên đã thu hút được các dự án có quy mô tương đối lớn và đạt được tỷ lệ vốn đối ứng khá cao. Điều này sẽ giúp tỉnh học hỏi được kinh nghiệm quản lý tiên tiến cũng như trình độ khoa học – công nghệ hiện đại. Mặt khác, giống xu thế chung của cả nước, phần lớn các dự án FDI đều có xu hướng thực hiện dưới hình thức 100% vốn nước ngoài. Việc chuyển đổi từ doanh nghiệp liên doanh sang doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã diễn ra ở Thái Nguyên với trường hợp công ty nước khoáng Ava vào năm 2001. Điều này cũng cho thấy cần học hỏi và rút ra bài học kinh nghiệm từ hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2.1.2.4. Cơ cấu vốn đăng ký phân theo đối tác đầu tư Thời gian vừa qua, Thái Nguyên đã thu hút được 26 dự án có vốn FDI từ 5 đối tác là: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore và Đức. Giai đoạn 1993 – 1999, Thái Nguyên thu hút được các dự án đầu tư của các đối tác Trung Quốc với 1/4 dự án và con số tương tự với các đối tác Đài Loan, Nhật Bản và Singapore. Sang giai đoạn 2000 – 2008, đã có sự mở rộng đối tác đầu tư, tỉnh tiếp tục thu hút được các dự án có vốn FDI từ đối tác Trung Quốc: 12/22, Đức: 3/22. Đài Loan thêm 3 dự án nữa nâng tổng số dự án của Đài Loan lên 4 dự án, thêm 2 dự án của đối tác Nhật Bản và 2 dự án của đối tác Singapore. Bảng 2.7: Vốn FDI đăng ký tại Thái Nguyên phân theo đối tác đầu tư STT Đối tác Số dự án Tỷ trọng (%) Vốn đăng ký (nghìn USD) Tỷ trọng (%) 1 Trung Quốc 13 50 18.114 5,57 2 Đài Loan 4 15,38 11.168 3,44 3 Nhật Bản 3 11,54 114.565 35,25 4 Singapore 3 11,54 172.356 53,04 5 Đức 3 11,54 8.762,5 2,7 Tổng 26 100 324.965,5 100 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác chính của tỉnh với tổng số dự án lớn nhất 13/26 dự án, chiếm 50%; tiếp đó là đối tác Đài Loan với 4/26 dự án, chiếm 15,38%; còn lại là Nhật Bản, Singapore và Đức. Tuy nhiên, xét về lượng vốn đầu tư, Singapore lại là đối tác lớn nhất, với 172.356.000 USD, chiếm 53,04%. Tiếp đó là Nhật Bản với 114.565.000 USD, chiếm 35,25%; còn lại là Trung Quốc, Đài Loan và Đức. Mặc dù Trung Quốc là đối tác có số dự án nhiều nhất nhưng lượng vốn lại quá nhỏ, chỉ chiếm 5,57%, chứng tỏ quy mô dự án từ đối tác này còn khiêm tốn. Trong thời gian tới, Thái Nguyên cần có các biện pháp xúc tiến hoạt động đầu tư để đa phương hóa đối tác đầu tư và thu hút các dự án có quy mô lớn. 2.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn FDI 2.2.1.Quy mô vốn thực hiện Trong số 26 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 324 triệu đô la Mỹ, số vốn thực hiện đạt 81,9 triệu USD, chiếm 25,2% tổng vốn đăng ký, nguồn vốn FDI đã bổ sung vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bảng 2.8: Vốn FDI thực hiện qua các năm tại Thái Nguyên STT Năm Số dự án Vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn đầu tư thực hiện (USD) 1 1993 1 21.756.000 - 2 1994 0 - 21.756.000 3 1995 1 4.500.000 1.958.000 4 1996 1 2.065.000 2.065.000 5 1997 0 - - 6 1998 0 - 1.003.000 7 1999 1 500.000 300.000 8 2000 0 - - 9 2001 2 3.400.000 331.600 10 2002 1 800.000 800.000 11 2003 2 13.500.000 4.162.000 12 2004 2 147.323.000 4.123.000 13 2005 2 6.854.000 5.581.000 14 2006 4 2.625.000 10.596.000 15 2007 7 117.782.500 14.413.000 16 2008 2 3.860.000 14.826.000 Tổng 26 324.965.500 81.914.600 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên Vốn thực hiện qua các năm tăng giảm không đều. Nếu như cả giai đoạn 1993 – 2000 vốn thực hiện đạt 27 triệu USD, chiếm 93,97% tổng vốn đăng ký của cả giai đoạn thì trong thời kỳ 2001 – 2005, vốn thực hiện đạt gần 15 triệu USD, chiếm 8,73% tổng vốn đăng ký mới của cả thời kỳ. Vốn thực hiện giai đoạn này thấp là do dự án Khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo với số vốn đăng ký rất lớn còn gặp một số khó khăn. Trong 3 năm 2006 – 2008 vốn thực hiện đạt 39,8 triệu USD, chiếm 32,06% tổng vốn đăng ký mới, tăng 267,24% so với 5 năm trước. 2.2.2. Cơ cấu vốn FDI thực hiện 2.2.2.1. Cơ cấu vốn thực hiện phân theo ngành nghề Tỷ lệ giải ngân giữa các ngành của các dự án FDI tại Thái Nguyên có sự chênh lệch rõ rệt. Ngành có tỷ lệ giải ngân cao nhất là Nông – Lâm – Ngư nghiệp, với tỷ lệ giải ngân đạt 100%. Đó là do tại Thái Nguyên, mới chỉ có 3 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực này, mặt khác, số vốn đăng ký lại quá nhỏ (chỉ chiếm 1,67% tổng vốn đăng ký), do đó các nhà đầu tư có khả năng triển khai dự án một cách nhanh chóng. Bảng 2.9: Vốn FDI thực hiện tại Thái Nguyên phân theo ngành nghề Đơn vị: 1000 USD STT Ngành Vốn đăng ký Vốn thực hiện Tỷ lệ giải ngân (%) 1 Công nghiệp- Xây dựng 215.013,5 70.556,5 32,8 2 Nông- Lâm- Ngư nghiệp 5.323 5.323 100 3 Dịch vụ 104.629 6.035,1 5,77 Tổng 324.965.5 81.914,6 25,2 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên Ngành Công nghiệp – Xây dựng có tỷ lệ giải ngân còn thấp với 32,8%, nguyên nhân là do có dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo của Singapore với số vốn đăng ký lên tới 147 triệu đô la Mỹ đang gặp khó khăn trong quá trình triển khai dự án. Ngành Dịch vụ có tỷ lệ giải ngân cực kỳ thấp, 5,77%. Đó là do ngành Dịch vụ mới thu hút được 4 dự án, trong đó có 2 dự án đi vào hoạt động là dự án Sân khấu nhạc nước và dự án Khu vui chơi giải trí với tổng số vốn đăng ký quá nhỏ: hơn 1 triệu USD, còn lại 2 dự án là Hồ điều hòa Xương Rồng và Trung tâm trị liệu ung thư Bệnh viện C Thái Nguyên đang trong quá trình triển khai. 2.2.2.2. Cơ cấu vốn thực hiện phân theo địa bàn đầu tư Như đã trình bày ở trên, thành phố Thái Nguyên là nơi thu hút được nhiều dự án đầu tư nhất, với 9/26 dự án, chiếm 34,62% số dự án, do đó đây cũng là nơi có tổng số vốn thực hiện lớn nhất, đạt 27,9 triệu USD, tỷ lệ giải ngân là 21,33%. Các dự án đầu tư tại thành phố Thái Nguyên chủ yếu là chế biến khoáng sản: sản xuất thép, sản xuất bột sắt... Huyện Phổ Yên tuy chỉ thu hút được 3 dự án, nhưng lại có vốn thực hiện cao thứ hai, đạt 15 triệu USD. Tại đây đã thu hút được dự án sản xuất dụng cụ, kim y tế của nhà đầu tư Mani Nhật Bản, với tổng vốn đăng ký là 12,5 triệu USD. Dự án này đã đi vào hoạt động và đã có những đóng góp cho tỉnh. Thị xã Sông Công tuy là nơi có số dự án thu hút đứng thứ 2 (8 dự án) nhưng số vốn thực hiện lại ít, đạt 13,8 triệu USD, tỷ lệ giải ngân là 83,84%. Điều này chứng tỏ thị xã Sông Công tuy đã thu hút được nhiều dự án nhưng các dự án ở đây chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ. Các dự án còn lại là ở huyện Đại Từ với 4 dự án, huyện Phú Lương và huyện Phú Bình mỗi huyện 1 dự án. Tổng số vốn thực hiện ở cả ba huyện là 25 triệu USD, tỷ lệ giải ngân là 15,78%. Nguyên nhân của tỷ lệ giải ngân thấp la do dự án Khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo tại huyện Đại Từ đang gặp khó khăn, mới giải ngân được 13 triệu USD. 2.2.2.3. Cơ cấu vốn thực hiện phân theo hình thức đầu tư Việc đánh giá tình hình thực hiện dự án FDI căn cứ vào vốn thực hiện phân theo hình thức đầu tư cho phép tìm ra những khó khăn trong quá trình địa phương tiến hành liên doanh liên kết với nước ngoài và những khó khăn nếu nhà đầu tư triển khai dự án FDI hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Đánh giá cơ cấu vốn FDI thực hiện tại Thái Nguyên phân theo hình thức đầu tư cho thấy: các dự án FDI đầu tư dưới hình thức liên doanh có tỷ lệ giải ngân thấp hơn doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Cụ thể: các dự án liên doanh đạt tỷ lệ giải ngân 23,32% trong khi đó các dự án 100% vốn nước ngoài đạt tỷ lệ giải ngân 84,89%. Điều này cho thấy quá trình liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài còn gặp nhiều vướng mắc, hầu hết là do quá trình góp vốn giữa các bên. Bảng 2.10: Vốn FDI thực hiện tại Thái Nguyên phân theo hình thức đầu tư STT Hình thức đầu tư Vốn đăng ký (USD) Vốn thực hiện (USD) Tỷ lệ giải ngân (%) 1 100% vốn nước ngoài 39.780.500 33.769.500 84,89 2 Liên doanh 180.556.000 42.110.000 23,32 3 BOT 100.000.000 5.006.100 5 4 BCC 4.629.000 1.029.000 22,23 Tổng 324.965.500 81.914.600 25,2 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên 2.2.2.4. Cơ cấu vốn thực hiện phân theo đối tác đầu tư Tỷ lệ giải ngân của các dự án FDI tại Thái Nguyên của các đối tác Trung Quốc, Đài Loan và Đức khá cao, trung bình đạt 70%. Ngược lại, các dự án của các nhà đầu tư lớn là Nhật Bản và Singapore lại đạt tỷ lệ rất thấp, khoảng 18%. Đó là do các dự án của các đối tác Trung Quốc, Đài Loan và Đức đều là các dự án có quy mô vốn nhỏ, tốc độ triển khai dự án nhanh. Trong khi đó, các dự án lớn của các đối tác Nhật Bản và Singapore lại triển khai chậm do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính. Bảng 2.11: Vốn FDI thực hiện tại Thái Nguyên phân theo đối tác đầu tư STT Đối tác Vốn đăng ký (nghìn USD) Vốn thực hiện (nghìn USD) Tỷ lệ giải ngân (%) 1 Trung Quốc 18.114 13.614 75,16 2 Đài Loan 11.168 7.623 68,26 3 Nhật Bản 114.565 19.571,1 17,08 4 Singapore 172.356 34.810 20,2 5 Đức 8.762,5 6.296,5 71,86 Tổng 324.965,5 81.914,6 25,2 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên 2.3. Những đóng góp và hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Nguyên 2.3.1. Những đóng góp 2.3.1.1. FDI là nguồn vốn bổ sung cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng vốn đầu tư xã hội của tỉnh Thái Nguyên những năm qua có sự biến động, từ tỷ trọng chiếm 0,34% vào năm 2000 đã tăng lên mức 3,73% trong năm 2001 và 4,6% năm 2002. Tỷ lệ này đã giảm trong năm 2003 nhưng lại tăng trở lại vào năm 2004 và 2005, lần lượt chiếm 5,7% và 9% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh. Trong vòng 6 năm 2000 – 2005, FDI chiếm 5,8% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh Thái Nguyên. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước. Cả thời kỳ 1993 – 2000 tổng giá trị xuất khẩu mới đạt 4,878 triệu USD, nhưng đã tăng lên 37,506 triệu USD trong giai đoạn 2001 – 2008, gấp 7,7 lần so với giai đoạn trước. Riêng năm 2008, giá trị trên đạt 17,774 triệu USD, chiếm 41,9% tổng giá trị xuất khẩu. Từ đó, góp phần tăng thu ngoại tệ cho tỉnh và thúc đẩy xuất khẩu của tỉnh. Bảng 2.12: Đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thái Nguyên Đơn vị: 1000 USD STT Năm Doanh thu Giá trị xuất khẩu Thuế và nghĩa vụ ngân sách 1 1995 10.295 2 1996 19.220 3 1997 20.967 4 1998 28.000 1.640 588 5 1999 24.257 1.515 566,1 6 2000 26.322 1.723 469,8 7 2001 33.623 1.160 524,8 8 2002 31.000 1.980 555 9 2003 28.800 674 619,1 10 2004 29.282 2.130 382,3 11 2005 41.036 3.215 401,1 12 2006 39.161 4.731 692,7 13 2007 69.480 5.872 1.289,7 14 2008 71.050 17.744 3.074 Tổng 472.493 42.384 9.162,6 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên Nếu trong giai đoạn 1993 – 2000 tổng giá trị doanh thu mới đạt 129,06 triệu USD thì trong thời kỳ 2001 – 2008 tổng giá trị doanh thu đã đạt 343,4 triệu USD, tăng gấp 2,7 lần so với giai đoạn trước. Trong hai năm 2007 và 2008, tổng giá trị doanh thu đạt 140,53 triệu USD, chiếm 29,7% tổng doanh thu. Giai đoạn 1993 – 2000 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp ngân sách còn hạn chế 1,62 triệu USD, nhưng con số này đã tăng hơn 4,6 lần trong thời kỳ 2001 – 2008 (đạt 7,53 triệu USD). Trong hai năm 2007 và 2008, thu ngân sách đạt 4,363 triệu USD, chiếm 47,63% tổng thu ngân sách. 2.3.1.2. FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp Trong những năm qua đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng một vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và cho ngành công nghiệp nói riêng, góp phần phát triển các ngành công nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn FDI năm sau cao hơn năm trước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các dự án FDI tại tỉnh Thái Nguyên chủ yếu đầu tư vào các ngành công nghiệp và xây dựng, chiếm 73% số dự án và 66,17% tổng vốn đăng ký. Tỷ lệ đóng góp trong tăng trưởng ngành công nghiệp tăng dần theo các năm. Năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp có vốn FDI đạt 28,62 triệu USD, tăng 27,58% so với năm 2006 Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên . Đồng thời, thông qua đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy hình thành hệ thống các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. 2.3.1.3. FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đem lại mô hình quản lý tiên tiến, phương thức kinh doanh hiện đại trong nhiều lĩnh vực kinh tế, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong khu vực. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn FDI áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ. Quá trình triển khai và thực hiện dự án tại tỉnh cho thấy, phần lớn các trang thiết bị của các dự án FDI là đồng bộ và công nghệ tiên tiến, góp phần nâng cao trình độ công nghệ trong nhiều ngành của tỉnh. Cụ thể như dự án sản xuất dụng cụ y tế của Mani Nhật Bản, dự án sản xuất thép thép thanh, thép dây của Nasteel Vina Singapore... Qua đó, góp phần nâng cao trình độ quản lý kinh doanh, tăng cường thúc đẩy các doanh nghiệp trong tỉnh nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh. 2.3.1.4. FDI góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực Biểu đồ 2.5: Số lao động làm việc tại các doanh nghiệp FDI của tỉnh Thái Nguyên Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên Đến nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, tính từ 1993 đến cuối 2008 có gần 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhóa luận Ngoại Thương- Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên.doc
Tài liệu liên quan