Khóa luận Một số biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quỹ hỗ trợ phát triển (HTPT) là tổ chức Nhà nước được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ. Quỹ có mức vốn điều lệ khởi đầu là 3000 tỷ VND. Để thực hiện mục đích tập trung toàn bộ vốn tín dụng của Nhà nước vào một đầu mối, giảm dần sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động của các ngân hàng thương mại, tách hoạt động chính sách ra khỏi ngân hàng và đối tượng phục vụ của quỹ hỗ trợ phát triển, Chính phủ đã quyết định không thành lập riêng một quỹ hỗ trợ xuất khẩu mà giao nhiệm vụ tín dụng tài trợ xuất khẩu cho Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện theo Quyết định số 133/QĐ-TTg ngày 10/9/2001. Sau khi được giao nhiệm vụ hỗ trợ xuất khẩu, nhà nước đã tăng mức vốn điều lệ của Quỹ lên 5000 tỷ đồng. Quỹ HTPT được cấp vốn từ ngân sách nhà nước, từ các khoản vay từ Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài, Công ty Tiết kiệm Bưu điện Việt nam, Công ty Bảo hiểm xã hội, các trái phiếu và các nguồn khác.

 

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1616 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Doanh nghiệp nhỏ và vừa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dù đến nay quy định này đã được bãi bỏ nhưng hầu hết các DNN&V vẫn thiếu thông tin về nhiều mặt, thiếu khả năng cải tiến mẫu mốt, việc xuất khẩu uỷ thác đã làm tăng chi phí sản xuất của các DNN&V sản xuất hàng xuất khẩu. Khó khăn trong hoạt động xuất khẩu đã hạn chế khả năng phát triển cả về số luợng và chất lượng các DNN&V. Hiện nay, các doanh nghiệp đã rất dễ dàng xin được giấy phép xuất khẩu nhưng lại gặp các khó khăn khác trong tiếp cận thị trường cũng như cạnh tranh về chất lượng và giá cả trên thị trường quốc tế. II. Thực tiễn áp dụng các biện pháp tài chính hỗ trợ xuất khẩu cho các DNN&V ở Việt Nam. Tồn tại và phát triển ngay trong thị trường nội địa đã là một khó khăn, tiếp cận thị trường thế giới lại càng là vấn đề nan giải đối với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các DNN&V. Chính vì vậy Chính phủ cần có những chủ trương, biện pháp cụ thể nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Trong các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu được sử dụng, có thể nói những biện pháp tài chính luôn được xem là giải pháp linh hoạt và hiệu quả nhất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận thị trường quốc tế. Xuất phát từ tình hình phát triển thực tế của các DNN&V, vận dụng những kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, bên cạnh việc ban hành cơ chế chính sách tài chính, Chính phủ, các Bộ ngành và các tổ chức tài chính đã từng bước xây dựng và hoàn thiện các biện pháp tài chính hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của các DNN&V. Các biện pháp tài chính này có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động xuất khẩu, song nhìn chung đều góp phần mở rộng sản xuất, tăng cường năng lực hội nhập của khu vực DNN&V vào nền kinh tế thế giới. 1. Hỗ trợ xuất khẩu thông qua biện pháp thuế. Kể từ khi phát triển nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia, đã có hai cuộc cải cách thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh. Phương hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã được xác định là xoá bỏ tập trung, quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế phù hợp với quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thực hiện đổi mới toàn diện hệ thống chính sách và bộ máy quản lý thuế. Cải cách thuế giai đoạn I (1991-1995) với nhiệm vụ là thiết lập sự bính đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các khu vực kinh tế. Cải cách thuế giai đoạn II (1995 đến nay) nhằm tiếp tục xoá bỏ các phân biệt đối xử về thuế. Hiện nay, ở Việt Nam tồn tại các luật thuế chủ yếu sau: Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đánh vào lợi nhuận thu nhập có được của các đơn vị sản xuất kinh doanh bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, hộ gia đình, và các cá nhân tham gia kinh doanh. Thuế GTGT là một loại thuế tương đối mới, chỉ được áp dụng một cách có hệ thống ở Việt Nam kể từ năm 1999() - Luật thuế GTGT do Quốc hội ban hành ngày 10/5/1997 (Luật thuế GTGT 1997). Từ 1/1/2004, Luật này sẽ được thay thế bởi Luật số 07/2003/QH11 về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT năm 1997 do Quốc hội thông qua ngày 17/6/2003, dự kiến sẽ được áp dụng kể từ 1/1/2004. . Thuế xuất nhập khẩu đánh trên hàng hoá xuất nhập khẩu, bao gồm nhiều mức khác nhau và hiện nay chỉ còn thuế xuất khẩu đối với một số nhóm mặt hàng chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên. Thuế tài nguyên (NRT) đánh vào các ngành khai khoáng và đánh bắt thuỷ sản với mức thuế suất từ 2- 40%, thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào một số hàng hoá, dịch vụ không khuyến khích tiêu dùng. Ngoài ra còn một số loại thuế khác như thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài ... + Thuế xuất khẩu : Với đặc thù của Việt Nam, thuế xuất khẩu không được ban hành riêng mà được quy định chung trong Luật thuế xuất nhập khẩu. Hiện nay, thuế xuất khẩu của Việt Nam được quy định cho một số nhóm mặt hàng với 12 mức thuế suất từ 0%-45%. Theo Quyết định 1802 của Bộ Tài chính biểu thuế xuất khẩu của Việt Nam hiện gồm trên 60 dòng thuế bao gồm hơn 60 mặt hàng thuộc diện chịu thuế xuất khẩu. Trong đó, những mặt hàng chịu thuế suất 0% như gạo, chè, than đá, dầu mỏ, mủ cao su tự nhiên, nhôm, chì, thiếc, niken, đồng, sắt, thép... Một số mặt hàng chịu thuế suất bình thường từ 1-5% như các loại quặng (sắt, đồng, nhôm, thiếc, dầu thô, đá quý...) Một số hàng hoá chịu thuế suất điều tiết 10%; 15%; 20% hoặc 40%; 45% như: song mây chưa chế biến, da sống (10%), kim loại phế liệu (40-45%). Riêng gỗ, thuế xuất khẩu phân biệt rất chi tiết, chủ yếu đánh thuế suất cao đối với gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ ván sàn... Việc áp dụng thuế suất 0% đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu như hiện nay đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng này. Giảm thuế xuất khẩu đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp giảm được chi phí xuất khẩu, có điều kiện hạ giá bán, nâng cáo năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Thực tiễn xuất khẩu của các mặt hàng được hưởng thuế suất 0% như gạo, chè, cà phê cũng phần nào chứng tỏ tác động tích cực của chính sách thuế xuất khẩu đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng. Trong 9 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt 3.340.932 tấn, giúp Việt Nam giành lại vị trí thứ hai trong các nước xuất khẩu gạo lớn nhất. Cùng với gạo, các mặt hàng được miễn thuế xuất khẩu khác như cà phê, chè cũng đạt được kim ngạch xuất khẩu rất đáng tự hào, cụ thể là kim ngạch xuất khẩu cà phê trong 9 tháng đầu năm 2003 là 498.269 tấn, chè là 41.446 tấn. Tuy nhiên, quy định về thuế xuất khẩu như hiện nay vẫn tương đối phức tạp, chưa thể hiện rõ mục tiêu chiến lược hướng về xuất khẩu của nền kinh tế. Trong thời gian tới, cần thực hiện giảm tối đa diện chịu thuế xuất khẩu, chỉ đánh thuế xuất khẩu đối với một số ít mặt hàng và dịch vụ mà chúng ta không muốn xuất khẩu, với mục tiêu bảo vệ nguồn tài nguyên trong nước, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo được . + Thuế GTGT Thuế GTGT ban hành năm 1997 thay thế thuế doanh thu, bị coi là thuế chồng thuế, là sắc thuế đơn giản hơn, công bằng hơn. Thuế GTGT đang từng bước đi vào cuộc sống, tuy mới chỉ áp dụng nhưng cũng đã góp phần giải quyết vấn đề trùng lặp thuế, thay đổi cơ cấu phân phối nguồn lực xã hội, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, lưu thông hàng hoá, khuyến khích đầu tư, xuất khẩu, tăng cường hạch toán kinh doanh. Đây là loại thuế tiên tiến, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, tạo lập công bằng cho các đối tượng tham gia sản xuất kinh doanh, do đó nhận được sự đồng tình của các doanh nghiệp. Đối với hoạt động xuất khẩu, thuế GTGT vừa có ảnh hưởng trực tiếp vừa có ảnh hưởng gián tiếp. Vai trò khuyến khích xuất khẩu của thuế GTGT được thể hiện đặc biệt rõ nét thông qua cơ chế áp dụng thuế suất 0% đối với tất cả cá loại hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu, toàn bộ thuế GTGT đầu vào doanh nghiệp đã nộp khi mua hàng, nguyên vật liệu... để sản xuất hàng hoá, hoặc dịch vụ xuất khẩu sẽ được nhà nước hoàn trả toàn bộ. Về bản chất, đây là một hình thức trợ giá hợp lý của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu. Chỉ tính riêng trong năm 1999, tổng số thuế GTGT được hoàn trả cho các doanh nghiệp đã lên tới 1.800 tỷ VNĐ. Việc cho phép hoàn trả toàn bộ thuế đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu như trên sẽ khuyến khích đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, Luật thuế GTGT còn gây một số vướng mắc cho DNN&V. Theo quy định của Luật thuế GTGT hiện nay thì mọi hàng hoá nhập khẩu đều phải nộp thuế GTGT trong vòng 30 ngày sau khi nhập cảng. Mặc dù về nguyên tắc thuế GTGT là loại thuế thu trước, song trong tình hình hiện nay, khi các doanh nghiệp đặc biệt là DNN&V đang khó khăn về vốn thì cùng một lúc phải thanh toán tiền mua hàng, thuế nhập khẩu và thuế GTGT là một trở ngại hết sức lớn. Hơn nữa, việc quy định hoàn thuế GTGT trong vòng 3 tháng là điều nhiều doanh nghiệp tỏ ra không đồng tình vì nó ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là DNN&V có nguồn vốn eo hẹp. Mặt khác, trên thực tế không phải tất cả các doanh nghiệp đều được hoàn thuế đúng thời gian quy định. Qua phiếu điều tra 457 doanh nghiệp của CIEM năm 2002, tỷ lệ doanh nghiệp được hoàn thuế trong vòng 1 tháng chỉ chiếm 14,7%, còn từ 1 đến 3 tháng chỉ chiếm 28%. + Thuế thu nhập doanh nghiệp Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành năm 1997 thay thế Luật thuế lợi tức áp dụng thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp trong cả nước đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao sửa đổi năm 2001 đã đảm bảo công bằng hơn đối với các đối tượng nộp thuế. Pháp lệnh phí và lệ phí được sửa đổi bổ sung năm 2001 đã theo sát với thực tế và từng bước bãi bỏ những chi phí trung gian, không cần thiết góp phần vào cải cách thủ tục hành chính ở nước ta trong thời gian tới tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như xuất khẩu. Theo quy định hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cho xuất khẩu đạt giá trị trên 30% giá trị hàng hoá sản xuất, kinh doanh trong năm được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: Miễn 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 2 năm tiếp theo. Được áp dụng mức thuế suất 25%. Đặc biệt áp dụng mức thuế suất 20% trong thời hạn 10 năm với các doanh nghiệp có tỷ lệ hàng hoá xuất khẩu ở mức 5% trở lên và thuế suất 15% trong thời hạn 12 năm đối với các doanh nghiệp có tỷ lệ hàng hoá xuất khẩu ở mức 80% trở lên. Những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như vậy đã góp phần khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNN&V, tăng cường đầu tư sản xuất, coi xuất khẩu là hoạt động kinh doanh chủ yếu. Tuy nhiên, hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, phức tạp, và thuế suất quá cao. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng 32% là quá cao. Mặt khác, theo Nghị định số 26/2001/NĐ-CP, sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất 32% mà phần thu nhập còn lại so với vốn chủ sở hữu hiện có cao hơn 20% thì số vượt trên 20% phải chịu thuế thu nhập bổ sung với thuế suất 25%. Do thuế suất cao như vậy nên không tạo điều kiện để doanh nghiệp tích luỹ tăng vốn đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, xuất khẩu nhất là các DNN&V luôn thiếu nguồn bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc các DNN&V trong nước vẫn phải nộp khoản thuế phụ thêm trên khoản lợi nhuận thu được dẫn đến thuế suất biên cao so với chuẩn mực thế giới (có khi lên đến 50%) do đó làm giảm năng lực cạnh tranh của DNN&V và kích thích trốn thuế. Bên cạnh đó, theo quy định của luật thuế hiện hành vẫn tồn tại sự phân biệt về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs). Thuế suất Thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định áp dụng cho các doanh nghiệp trong nước hiện nay là 32% so với 25% đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Về việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có sự khác biệt giữa hai loại hình doanh nghiệp này. Thuế suất ưu đãi Thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho các doanh nghiệp trong nước là 25%, 20% và 15% (đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mức thuế suất tương ứng là: 20%/15%/10%). Sự mất công bằng trong các chính sách ưu đãi về thuế dẫn đến mâu thuẫn lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu nói riêng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này gây bất lợi lớn cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trong nước trong cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. + Về chính sách ưu đãi thuế Theo các doanh nghiệp thì các chính sách ưu đãi thuế áp dụng đối với các DNN&V hiện nay được định nghĩa quá mơ hồ, chồng chéo, phức tạp và mâu thuẫn. Trong thực tế, rất ít các doanh nghiệp mới thành lập có thể được hưởng những ưu đãi miễn giảm thuế trong 2 năm đầu hoạt động như quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là các doanh nghiệp thiếu hiểu biết về các chính sách ưu đãi thuế cũng như cách thức để được hưởng ưu đãi thuế. Một số quy định về thuế hiện hành cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động kinnh doanh xuất khẩu, ví dụ như thời hạn nộp thuế nhập khẩu nguyên liệu là 3 tháng nhưng thực tế có những nguyên liệu nhập về để sản xuất trong vòng 1 năm hoặc 6 tháng. Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi thuế vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơ chế “Xin - cho”, đi ngược lại tinh thần của Luật doanh nghiệp. Chẳng hạn để được miễn thuế, các doanh nghiệp phải tìm kiếm thông tin và sau đó xin ưu đãi thuế thay vì được xác định đủ điều kiện hưởng ưu đãi và được miễn thuế. Điều này có nghĩa là với tình hình hiện nay, việc thực hiện Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới chưa thể giải quyết triệt để sự bất bình đẳng trong các ưu đãi thuế. Cùng với những hạn chế như đã nêu ở trên, những trở ngại liên quan đến quy trình thu thuế, báo cáo thuế, báo cáo tài chính cũng gây ra không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của DNN&V. Những kẽ hở trong quy định về báo cáo tài chính dẫn đến việc các DNN&V tìm cách khai sai lệch tình hình tài chính nhằm trốn, giảm số thuế phải nộp. Hậu qủa của sự thiếu minh bạch tài chính của các DNN&V gây khó khăn cho các doanh nghiệp này trong việc huy vốn dưới hình thức cổ phần hoặc vay nợ, và làm gia tăng chi phí huy động vốn của họ. Do đó, điều này hạn chế năng lực huy động vốn cho tăng trưởng và phát triển trong tương lai của các DNN&V. Đây sẽ là trở ngại lớn cho việc phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán ở Việt Nam bởi vì các tổ chức tài chính khó có thể đầu tư vào hoặc cho cho các doanh nghiệp này vay vốn. 2. Các biện pháp hỗ trợ vốn cho hoạt động xuất khẩu của DNN&V 2.1. Các biện pháp về đầu tư. 2.1.1. Quỹ vốn mạo hiểm Lĩnh vực vốn mạo hiểm ở nước ta khởi đầu không mấy hiệu quả với 8 quỹ được thành lập nhưng hiện chỉ còn 2 quỹ hoạt động. Hai quỹ còn hoạt động là Quỹ Đầu tư doanh nghiệp Việt Nam (VEIL) thành lập năm 1995 với tổng vốn là 53 triệu USD do tập đoàn Dragon Capital quản lý và Quỹ doanh nghiệp Mêkong (MEF) có tổng vốn 18,5 triệu USD, được thành lập tháng 4/2002 để đầu tư vào Căm-pu-chia và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào do Quỹ Mêkong quản lý. Cả hai quỹ này đều đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các DNN&V lớn hơn của Việt Nam. VEIL thực hiện đầu tư cổ phần vào cả các công ty cổ phần và các công ty tư nhân thuần tuý, trong khi MEF tập trung đặc biệt vào các công ty tư nhân. Hoạt động đầu tư của 2 quỹ này được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh, vùng lãnh thổ và các loại hình doanh nghiệp (cả các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu lẫn các doanh nghiệp hướng vào thị trường trong nước). Tính đến thời điểm hiện nay, hai quỹ này đã huy động được tổng vốn là 71,5 triệu USD. So với các nước và khu vực trên thế giới, số vốn này vẫn còn rất khiêm tốn song với điều kiện hiện nay ở Việt Nam, con số này lại được xem là hợp lý hơn so với con số 400 triệu USD được huy động trong thời kỳ nửa đầu những năm 90. Nguyên nhân là phần lớn DNN&V ở Việt Nam không đủ khả năng tiếp cận hiệu quả các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm do quy mô tài chính của họ quá nhỏ bé. Số lượng các DNN&V tư nhân bao gồm cả các Ngân hàng cổ phần có đủ thực lực tiếp nhận vốn mạo hiểm có lẽ chỉ chưa đầy 400 doanh nghiệp tại thời điểm hiện nay. Với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân hiện nay, chắc chắn sẽ có một số quỹ đầu tư nước ngoài mới đầu tư vào Việt Nam trong vài năm tới() - Một số quỹ vốn mạo hiểm đang hoạt động hoặc được dự kiến thành lập gồm có: (i) Quỹ Vietnam Enterprise Investments Ltd (VEIL) (của Drangon Capital) đang tiến hành phát hành cổ phiếu đợt 4 và dự kiến huy động 50 triệu USD; (ii) Quỹ PXP Vietnam (thuộc PXP Vietnam Asset Management) đang tìm cách huy động 25 triệu USD dành để đầu tư vào các chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán; (iii) Quỹ đầu tư ASEAN-China (trực thuộc UOB Capital Partners) đang tìm cách huy động 125 triệu USD để đầu tư vào các DNN&V Trung Quốc và Đông nam á với Ngân hàng phát triển Châu á là nhà đầu tư chủ chốt; (iv) Một số quỹ đầu tư khác liên quan DNN&V ở Đông Nam á và Việt Nam gần đây cũng được đưa ra bàn bạc gồm có các quỹ của SEAF và Aureos Capital. Bên cạnh đó, quỹ đầu tư trong nước đầu tiên được phê chuẩn bởi Uỷ Ban chứng khoán nhà nước giữa năm 2003 và một số quỹ khác đang được dự kiến phê chuẩn. Tuy nhiên vẫn phải xem xét chính xác loại tài sản nào những quỹ này sẽ được phép (và mong muốn) đầu tư vào. Chắc chắn rằng một vài quỹ đầu tư sẽ chỉ tập trung hoặc chủ yếu tập trung vào các công ty niêm yết và/ hoặc các tài sản dễ thanh khoản (như là các chứng khoán hưởng lãi suất cố định), nhưng chủ yếu các quỹ này muốn đầu tư vào cổ phiếu tư nhân. . Các quỹ này có thể tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các DNN&V hoặc khu vực tư nhân ở Việt Nam, đặc biệt là những lĩnh vực được các nhà tài trợ quan tâm. Một nguồn đầu tư cổ phiếu tư nhân nữa trong tương lai là các công ty bảo hiểm trong nước và nước ngoài hiện đang hoạt động ở Việt Nam, họ có thể đầu tư một phần phí bảo hiểm vào các DNN&V không niêm yết và các doanh nghiệp tư nhân khác() - Prudential Vietnam hiện có một nhóm cổ phần tư nhân nhỏ đang hoạt động tại Việt Nam. . Nguồn vốn của các quỹ dự kiến mới và nguồn vốn huy động thêm của các quỹ hiện có cho thấy trong tương lai gần có thể huy động thêm khoảng hơn 200 triệu USD, một phần trong số này sẽ được đầu tư vào các DNN&V. Mặc dù, Quỹ vốn mạo hiểm bắt đầu hình thành ở Việt Nam vào đầu thập kỷ 90 với sự ra đời của Quỹ mạo hiểm đầu tiên của quốc gia, xong hoạt động của các quỹ này vẫn còn nhỏ bé về cả về quy mô và hình thức đầu tư. Các quỹ này tuy chỉ đầu tư vào các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán nhưng phải đến giữa năm 2000, Thị trường chứng khoán Việt Nam mới được hình thành. Kết quả là phần lớn hoạt động đầu tư cổ phiếu đều được thực hiện bởi khu vực tư nhân. Hơn nữa, hoạt động đầu tư thông qua các quỹ mạo hiểm vẫn khá mới mẻ với thị trường tài chính Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào điều chỉnh trực tiếp hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm. Trên thực tế, các hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm hiện nay được thực hiện theo luật về thương mại và đầu tư như Luật Thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài (đối với nhà đầu tư nước ngoài) và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Môi trường đầu tư khó khăn, sự thổi phồng các cơ hội đầu tư vào các quỹ vốn mạo hiểm, số lượng hạn chế nhà quản lý nước ngoài, sự mất giá của đồng tiền Việt nam, tất cả các yếu tố này dẫn đến tình trạng các quỹ đầu tư mạo hiểm lần lượt rút vốn đầu tư vào năm 2001. Việc khống chế tỷ lệ tối đa cổ phiếu các nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm giữ cũng hạn chế quy mô phát triển của ngành này. Bên cạnh đó, các ngành nghề kinh doanh được phép phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài (ở mức độ nào đó) rất hạn chế() - Hiện nay có 35 ngành nghề kinh doanh các công ty trong nước được phép phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài. Danh mục ngành nghề này được quy định tại Quyết định số 260/2002/QĐ-BKH và quyết định sửa đổi bổ sung số 36/2003/Qđ-TTg, tuy nhiên các hướng dẫn thực hiện bao gồm danh sách mới các ngành nghề được chấp thuận vẫn chưa được ban hành. . Do đó, tổng khối lượng đầu tư của các quỹ vốn mạo hiểm vào DNN&V trong nước là rất nhỏ. 2.1.2. Quỹ hỗ trợ phát triển. Quỹ hỗ trợ phát triển (HTPT) là tổ chức Nhà nước được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ. Quỹ có mức vốn điều lệ khởi đầu là 3000 tỷ VND. Để thực hiện mục đích tập trung toàn bộ vốn tín dụng của Nhà nước vào một đầu mối, giảm dần sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động của các ngân hàng thương mại, tách hoạt động chính sách ra khỏi ngân hàng và đối tượng phục vụ của quỹ hỗ trợ phát triển, Chính phủ đã quyết định không thành lập riêng một quỹ hỗ trợ xuất khẩu mà giao nhiệm vụ tín dụng tài trợ xuất khẩu cho Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện theo Quyết định số 133/QĐ-TTg ngày 10/9/2001. Sau khi được giao nhiệm vụ hỗ trợ xuất khẩu, nhà nước đã tăng mức vốn điều lệ của Quỹ lên 5000 tỷ đồng. Quỹ HTPT được cấp vốn từ ngân sách nhà nước, từ các khoản vay từ Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài, Công ty Tiết kiệm Bưu điện Việt nam, Công ty Bảo hiểm xã hội, các trái phiếu và các nguồn khác. Đối tượng khách hàng của Quỹ HTPT là các DNNN và các DNTN, chủ yếu là các DNN&V, thuộc các lĩnh vực chế biến nông lâm thuỷ sản và các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu… Quỹ hỗ trợ phát triển cung cấp các nghiệp vụ chủ yếu như: Cho vay đầu tư trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi và cấp bù lãi suất đối với các dự án đầu tư có sự bảo trợ của Nhà nước, cung cấp tín dụng xuất khẩu ngắn hạn cho các mặt hàng nông nghiệp đã qua chế biến, hàng thủ công và gốm sứ; đồng thời còn đấu thầu và phát hành trái phiếu và bảo lãnh tín dụng bảo lãnh tín dụng đầu tư, cho vay các dự án sử dụng vốn ODA, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn. Bên cạnh đó, Quỹ HTPT được giao chức năng quản lý Quỹ BLTD cho DNN&V, được thành lập năm 2000 (theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP tháng 7/1999 của Chính phủ) với vốn đăng ký là 5 ngàn tỷ đồng (khoảng 333 triệu USD). Quỹ HTPT hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận và có nghĩa vụ huy động vốn trung, dài hạn và sử dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng đầu tư trong chương trình hỗ trợ theo chính sách của Nhà nước. Tuy ra đời chưa lâu và mới được thực hiện nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất khẩu (10/9/2001) nhưng Quỹ HTPT đã khẳng định được vị trí của mình trong việc cấp tín dụng trung và dài hạn, khuyến khích, đẩy mạnh sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng xuất khẩu cho các DNN&V. Trong những năm qua, Quỹ đã từng bước khắc phục khó khăn nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Chính phủ đã giao, nỗ lực cao nhất cho sự nghiệp đầu tư và tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2002 Quỹ hỗ trợ phát triển đã thực hiện cho vay hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp, trong đó phần lớn là các DNN&V, với tổng doanh số đạt 1.302.655 triệu đồng, chiếm 3,1% tổng dư nợ cuối năm. Có thể nói đây không phải là một tín hiệu xấu vì Quỹ mới chỉ tiến hành hỗ trợ xuất khẩu từ tháng 10/2001. Cũng trong năm 2002, Quỹ đã đầu tư gần 2.000 tỷ đồng vào hơn 600 dự án sản xuất nông, lâm thuỷ hải sản, trong đó có 167 dự án chế biến, 164 dự án nuôi trồng… đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu. Qua ba tháng cuối năm 2002, Quỹ đã hỗ trợ các DNN&V quốc doanh thực hiện 84 hợp đồng tín dụng các mặt hàng cà phê, gạo, thuỷ sản, rau quả, thịt lợn… sang thị trường 15 nước, với doanh số cho vay trên 160 tỷ đồng. Bước đầu góp phần tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp duy trì thị trường truyền thống, thâm nhập thị trường mới. Cùng với quyết định của Chính phủ về việc phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, Quỹ đã đầu tư vào 155 dự án trong các lĩnh vực chế biến sản phẩm nông nghiêp, lâm nghiệp, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản… ở khu vực này, trong đó có những dự án lớn như các nhà máy thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu ở Sa Đéc, Long An, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre… nhà máy chế biến rau quả hộp xuất khẩu Tiền Giang, vùng nuôi tôm sú công nghiệp Bến Tre… đã góp phần cải thiện kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh, tiềm lực sản xuất xuất khẩu cho các doanh nghiệp khu vực này. Tổng nguồn vốn của Quỹ năm 2002 giành cho hoạt động cấp tín dụng xuất khẩu ngắn hạn cho các DNN&V là 18.868.671 triệu đồng. Trên cơ sở kế hoạch cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu được Thủ tướng Chính phủ giao, căn cứ vào quyết định của Bộ Thương mại về việc ban hành danh mục 18 mặt hàng được vay vốn ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu, ngay từ đầu năm 2003, Quỹ đã sửa đổi, bổ sung các quy trình, quy chế cho vay tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nhanh nhất đối với các nguồn vốn này. Việc phân cấp cho các Chi nhánh giúp cho hoạt động cho vay được mở rộng hơn giải quyết kịp thời nhu cầu hỗ trợ xuất khẩu của các doanh nghiệp, trong đó có các DNN&V đồng thời vẫn đảm bảo an toàn của các khoản vay. Tính đến ngày 30/9/2003, Quỹ đã ký hợp đồng tín dụng cho vay khoảng 1600 khoản, với tổng số vốn theo hợp đồng tín dụng là 5300 tỷ đồng, trong đó đã giải ngân 5000 tỷ đồng, đạt 167% kế hoạch năm 2003 do Chính phủ giao. Tổng số thu nợ từ đầu năm đến nay đạt 4200 tỷ đồng gốc và 43 tỷ đồng lãi. Nợ quá hạn chỉ chiếm 0,6% so với tổng số dư nợ. Dự kiến năm 2004, Quỹ sẽ phấn đấu cho vay khoảng 7000 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2003 (Tính đến 2/12/2003, Quỹ đã giải ngân được 6200 tỷ đồng) để tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp mà chủ yếu là DNN&V tăng kim ngạch xuất khẩu. Cơ cấu cho vay theo ngành hàng, thị trường và các loại hình doanh nghiệp trong năm 2003 của Quỹ như sau: * Cho vay theo mặt hàng Hiện nay, Quỹ đang tập trung cho vay đối với các mặt hàng thuộc diện khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ. Mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất là thuỷ hải sản, gạo, hạt điều, dệt may, … Một số mặt hàng mới như đường, tơ tằm, dây cáp điện, sản phẩm cơ khí đang được triển khai tích cực. Riêng mặt hàng máy vi t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docb8.doc
Tài liệu liên quan