Khóa luận Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các khu công nghiệp ở Việt Nam

MỤC LỤC

 Trang

Mục lục

Lời nói đầu

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI - 3 -

I. Một số vấn đề về dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài: - 3 -

1. Khái niệm & các đặc trưng cơ bản: - 3 -

2. Phân loại dự án FDI: - 5 -

3. Các giai đoạn trong chu trình dự án FDI: - 7 -

II. Triển khai thực hiện dự án FDI: - 9 -

1. Khái niệm và vai trò của giai đoạn triển khai thực hiện dự án FDI: - 9 -

2. Các công việc cần thực hiện khi triển khai dự án FDI: - 10 -

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động triển khai dự án FDI: - 12 -

4. Sự khác biệt giữa triển khai dự án FDI trong và ngoài KCN: - 14 -

III. Các quy định về triển khai dự án FDI ở Việt Nam: - 16 -

1. Thủ tục hình thành doanh nghiệp có vốn FDI: - 17 -

2. Lập hồ sơ xin thuê đất: - 19 -

3. Lập hồ sơ xin duyệt thiết kế xây dựng và triển khai xây dựng công trình: - 20 -

4. Xin duyệt kế hoạch nhập khẩu để xây dựng cơ bản tạo tài sản cố định: - 22-

5. Vấn đề đăng ký kinh doanh: - 22 -

6. Tuyển lao động: - 22 -

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI TRONG CÁC KCN Ở VIỆT NAM - 24 -

I. Đánh giá chung về hoạt động của các KCN ở Việt Nam : - 24 -

1. Xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật KCN: - 25 -

2. Vấn đề cho thuê đất trong các KCN: - 25 -

3. Thu hút đầu tư: - 26 -

4. Lao động và các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng xã hội: - 27 -

II. Thực trạng hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam: - 28 -

1. Khái quát tình hình triển khai thực hiện dự án FDI trong các khu công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1988-2002: - 28 -

2. Tình hình triển khai thực hiện dự án FDI trong các khu công nghiệp xét theo lĩnh vực đầu tư: - 34 -

3. Tình hình triển khai thực hiện dự án FDI trong KCN xét theo địa phương: - 38 -

4. Tình hình triển khai thực hiện dự án FDI trong khu công nghiệp xét theo hình thức đầu tư: - 44 -

5. Tình hình triển khai thực hiện dự án FDI trong khu công nghiệp xét theo đối tác đầu tư: - 47 -

III. Đánh giá thực trạng hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam: - 49 -

1. Một số ưu điểm của hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam: - 49 -

2. Những nhược điểm & hạn chế cơ bản của hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam: - 51 -

3. Nguyên nhân: - 57 -

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI TRONG CÁC KCN Ở VIỆT NAM

I. Phương hướng thu hút FDI trong các KCN Việt Nam những năm tới: - 62 -

II. Một số giải pháp đối với các chủ đầu tư nhằm thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN Việt Nam: - 64 -

1. Nhóm giải pháp đối với các công việc cụ thể cần phải thực hiện trong giai đoạn triển khai dự án FDI trong KCN: - 64 -

2. Một số giải pháp khác: - 66 -

III. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN Việt Nam: - 67 -

1. Nhóm kiến nghị về vấn đề luật pháp và chính sách liên quan tới hoạt động triển khai thực hiện các dự án FDI KCN: - 67 -

2. Nhóm kiến nghị về vấn đề đất đai, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng KCN: - 68 -

3. Nhóm kiến nghị về vấn đề lao động trong KCN: - 75 -

4. Nhóm kiến nghị về vấn đề tài chính và tín dụng trong KCN: - 77 -

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các khu công nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, kế đến là lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 15% và cuối cùng là lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 6% trong tổng số vốn FDI KCN bị giải thể. (Nguồn: Vụ Quản lý KCN, KCX - Bộ Kế Hoạch & Đầu tư ) Hình 3: Cơ cấu vốn giải thể của các dự án FDI KCN ở Việt Nam xét theo lĩnh vực đầu tư (giai đoạn 1988-2002). Còn so với cơ cấu vốn FDI giải thể của các dự án FDI đầu tư chung vào Việt Nam, tỷ trọng của vốn FDI KCN bị giải thể trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng (79%) cao hơn tỷ trọng của vốn FDI chung bị giải thể trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng (34%). Điều này, một lần nữa lại cho thấy sự kém hiệu quả của hoạt động triển khai vốn FDI trong KCN trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng nói riêng và trong mọi lĩnh vực nói chung. Tình hình triển khai thực hiện dự án FDI trong KCN xét theo địa phương: Tính cho đến hết năm 2002, trên cả nước, mặc dù đã có 29 tỉnh, thành đã tiến hành xây dựng KCN nhưng chỉ có 22 tỉnh, thành trong số đó đã thu hút được các dự án FDI vào các KCN trong tỉnh mình. Tuy nhiên, giữa các tỉnh, thành này lại tồn tại sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu dự án và cơ cấu vốn FDI KCN. Thực trạng thu hút dự án FDI đầu tư vào KCN của các địa phương trên cả nước được thể hiện ở bảng 4 dưới đây. Bảng 4: Cơ cấu dự án FDI KCN còn hiệu lực ở Việt Nam xét theo địa phương (giai đoạn 1988-2002). STT Địa phương Số dự án Tổng vốn đăng ký dự án (%) tr. USD (%) 1 Đồng Nai 342 27,10 4.467 43,44 2 Tp. Hồ Chí Minh 351 27,81 1.583 15,39 3 Bình Dương 301 23,85 1.506 14,64 4 Bà Rịa-Vũng Tàu 28 2,22 1.278 12,43 5 Hà Nội 63 4,99 693 6,74 6 Hải Phòng 35 2,78 174 1,69 7 Các địa phương khác (16) 142 11,25 583 5,67 S Cả nước 1.262 100,00 10.284 100,00 (Nguồn: Vụ Quản lý KCN, KCX - Bộ Kế Hoạch & Đầu tư ) Nếu xét số dự án FDI, các tỉnh thuộc các vùng kinh tế trọng điểm chiếm ưu thế lớn trong hoạt động thu hút FDI vào các KCN. Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh, thành đặc biệt là giữa 3 tỉnh, thành (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương) dẫn đầu với các tỉnh khác. Chỉ tính riêng số các dự án FDI trong các KCN thuộc ba tỉnh này đã chiếm tới 78,76% tổng số dự án FDI vào các KCN trong toàn quốc. 19 tỉnh, thành còn lại chỉ chiếm vẻn vẹn có 21,24%. Việc xem xét, đánh giá theo số lượng các dự án FDI mà các KCN ở các địa phương khác nhau thu hút được chỉ phản ánh được một phần tình hình thu hút FDI vào các KCN trong cả nước. Vì vậy, để phản ánh được một cách chính xác hoạt động thu hút dự án FDI vào các KCN, cần phải đánh giá hoạt động này theo số lượng vốn FDI đầu tư vào các KCN ở các địa phương khác nhau. Theo số liệu ở bảng 4, có một số sự khác biệt trong tình hình thu hút FDI KCN giữa các tỉnh, thành khi xét theo lượng vốn đầu tư. Xét theo tiêu thức này, dẫn đầu cả nước là Đồng Nai với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 4467 triệu USD, chiếm tới 43,44% so với cả nước. Địa phương xếp thứ hai là Thành phố Hồ Chí Minh với 1583 triệu USD, chiếm 15,39%. Tuy nhiên, cũng tương tự như xét theo số dự án FDI KCN thu hút được, có sự cách biệt rất lớn giữa các tỉnh, thành về lượng vốn FDI KCN thu hút được. Địa phương đứng thứ 10 trong số các địa phương thu hút được lượng vốn FDI KCN lớn nhất là Tiền Giang, với lượng vốn thu hút được là 69 triệu USD, chiếm 0,67%, và chỉ bằng khoảng 1/64 so với lượng vốn FDI KCN mà Đồng Nai thu hút được. Như vậy là, cơ cấu dự án FDI KCN theo địa phương không những cùng chung tình trạng mất cân đối như các dự án FDI chung mà mức độ mất cân đối trong cơ cấu các dự án FDI KCN còn trầm trọng hơn nhiều. Chỉ riêng lượng vốn đăng ký của 5 địa phương đứng đầu về thu hút vốn FDI KCN đã chiếm tới 92,64% lượng vốn FDI đầu tư vào các KCN trên cả nước. Điều đó có nghĩa là 17 tỉnh thành còn lại chỉ thu hút được một lượng vốn FDI KCN chiếm 7,36% so với cả nước. Trong khi đó, tỷ trọng vốn đăng ký của các dự án FDI đầu tư chung của 5 địa phương đứng đầu chỉ là 74,46%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các tỉnh thành. Tuy nhiên, trong trường hợp này khi đối tượng thu hút đầu tư là các KCN, sự chênh lệch đó càng rõ rệt bởi các chính sách ưu đãi cũng như các cơ sở cần thiết để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài mà các KCN có thể cung cấp phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển của tỉnh, thành nơi có KCN. Điều đó, vô hình chung, đã nhân đôi khoảng cách trong khả năng thu hút FDI vào KCN giữa các tỉnh, thành. Còn về tình hình triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN, xét theo các địa phương trong cả nước, trong số 22 tỉnh, thành có KCN có dự án FDI thì chỉ có 13 tỉnh, thành đã tiến hành triển khai được các dự án FDI đầu tư vào địa phương mình, chiếm 59,091%. Đây hoàn toàn không phải là một tỷ lệ cao nếu so với tỷ lệ 96,77% (60/62) các tỉnh, thành trên cả nước đã triển khai được các dự án FDI chung đầu tư vào địa phương mình. Bảng 5: Tình hình triển khai các dự án FDI KCN ở Việt Nam theo địa phương (giai đoạn 1988-2002). STT Địa phương Tổng vốn thực hiện (tr USD) Tỷ lệ giải ngân (%) 1 Tiền Giang 109,42 89,647 2 Hải Phòng 157,31 62,206 3 Cần Thơ 62,08 51,542 4 Khánh Hoà 33,07 46,947 5 Hà Nội 476,50 43,885 6 TP Hồ Chí Minh 898,71 37,436 7 Đồng Nai 2.085,54 28,346 8 Đà Nẵng 61,68 24,590 9 Bình Dương 454,19 19,981 10 Long An 15,61 12,512 11 Bà Rịa-Vũng Tàu 196,62 9,616 12 Thừa Thiên Huế 0,18 1,111 13 Bình Thuận 0,09 0,009 Cả nước 4.551,00 44,250 (Nguồn: Vụ Quản lý KCN, KCX - Bộ Kế Hoạch & Đầu tư ) Nhìn chung, qua bảng số liệu trên, có thể thấy rằng lượng vốn FDI KCN mà các tỉnh triển khai được có sự chênh lệch rất lớn. Trong số 13 tỉnh, thành đã tiến hành triển khai được các dự án FDI KCN đầu tư vào tỉnh mình, Đồng Nai đứng đầu với 2.085,54 triệu USD vốn đầu tư đã được triển khai, bỏ xa địa phương đứng thứ hai là Thành phố Hồ Chí Minh với 898,71 triệu USD vốn triển khai. Còn tỉnh triển khai được ít vốn đầu tư nhất là Bình Thuận, mới chỉ triển khai được 0,09 triệu USD. Không chỉ chênh lệch về lượng vốn FDI triển khai được mà tỷ lệ giải ngân của mỗi tỉnh cũng rất khác nhau. Trong khi Tiền Giang là tỉnh có tỷ lệ triển khai vốn FDI KCN cao nhất, đạt 89,647% thì tỷ lệ triển khai vốn FDI KCN thấp nhất (của Bình Thuận) chỉ đạt có 0,009%. Mặc dù tỷ lệ giải ngân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng các dự án, số lượng vốn đầu tư hoặc quy mô vốn của các dự án nhưng nó cũng phản ánh được phần nào các nỗ lực của các cơ quan quản lý địa phương cũng như của các Ban quản lý các KCN trong việc tạo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động triển khai các dự án FDI trong các KCN. Trong số 10 tỉnh, thành dẫn đầu về thu hút vốn FDI KCN trên cả nước đã có tới 9 tỉnh, thành triển khai được vốn nhưng nhìn chung tỷ lệ triển khai vốn FDI KCN của các tỉnh thành này chỉ đạt ở mức trung bình, ví dụ như Đồng Nai có tỷ lệ triển khai là 28,346%, thành phố Hồ Chí Minh đạt 38,436%, Hà Nội đạt 43,885% vv... Bên cạnh đó, theo xu hướng chung của hoạt động triển khai các dự án FDI KCN (dự án FDI KCN đạt tỷ lệ triển khai thấp hơn so với các dự án FDI chung), tỷ lệ triển khai vốn FDI KCN của các tỉnh, thành này cũng thấp hơn so với tỷ lệ triển khai vốn FDI chung của chính nó. Ngay cả những tỉnh, thành nơi có điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và triển khai vốn FDI KCN cũng không ngoại lệ. Ví dụ như thành phố Hồ Chí Minh, trong khi tỷ lệ triển khai vốn FDI chung đạt con số 51,95% thì tỷ lệ triển khai vốn FDI KCN chỉ đạt ở mức khiêm tốn hơn là 37,44%. Hay như Đồng Nai với các tỷ lệ triển khai vốn FDI tương ứng là 46,43% và 28,35%. Giải thích cho thực trạng này, bên cạnh các nguyên nhân đã nêu ở trên như sự đầu tư chạy theo số lượng mà không có những nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về tính khả thi của hoạt động đầu tư, các khó khăn phát sinh từ môi trường đầu tư còn kém hấp dẫn của Việt Nam…, còn có một nguyên nhân khác nữa là do sự mất cân đối trong hoạt động đầu tư vào các KCN giữa các địa phương. Các tỉnh dẫn đầu về hoạt động thu hút FDI KCN đều là các tỉnh có những thuận lợi nhất định về cơ sở hạ tầng kinh tế-kỹ thuật-xã hội cho việc thu hút và triển khai các dự án FDI KCN. Việc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số dự án và vốn đầu tư FDI vào KCN (chỉ riêng 5 tỉnh đứng đầu đã chiếm tỷ trọng lần lượt là 85,97% và 92,64%) đồng nghĩa với việc có quá nhiều các dự án FDI được đầu tư vào các KCN tại các tỉnh này. Sự tập trung quá mức này đã tạo ra những sức ép rất lớn về vốn, lao động, hạ tầng kinh tế-xã hội… đối với các tỉnh này, hạn chế các thuận lợi đồng thời gây ra nhiều khó khăn, trở ngại cho hoạt động triển khai thực hiện các dự án FDI KCN. Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến cho các tỉnh, thành này chỉ đạt được tỷ lệ giải ngân ở mức trung bình. Nếu xét theo các KCN trên phạm vi cả nước, trong số 77 KCN (kể cả KCN Dung Quất) được thành lập cho tới nay, có 60 KCN đã thu hút được các dự án đầu tư nước ngoài, trong số đó có 42 KCN đã tiến hành triển khai các dự án FDI, chiếm 70%. Có thể kể ra sau đây một số KCN trên cả nước đã triển khai được các dự án FDI đầu tư và đạt được tỷ lệ giải ngân cao (Bảng 6). Mặc dù các KCN được liệt kê trong bảng này là những KCN có tỷ lệ giải ngân đứng đầu trên cả nước tuy nhiên lượng vốn triển khai được của các KCN này dao động rất lớn, từ vài chục triệu USD cho đến hơn 1 tỷ USD. Trong số các KCN này, KCN Biên Hoà II của tỉnh Đồng Nai là KCN có lượng vốn FDI triển khai đứng đầu trên cả nước, đạt con số 1.088,46 triệu USD. Chỉ riêng mức vốn triển khai này đã lớn hơn mức vốn triển khai của các dự án FDI KCN của tất cả các tỉnh, thành trên cả nước, trừ Đồng Nai. Bảng 6: Tình hình triển khai các dự án FDI ở một số KCN dẫn đầu về tỷ lệ triển khai vốn FDI của Việt Nam. STT Khu công nghiệp Tổng vốn thực hiện (tr USD) Tỷ lệ giải ngân (%) 1 KCN Mỹ Tho (Tiền Giang) 108,41 89,647 2 KCN Sài Đồng B (Hà Nội) 471,54 75,900 3 KCN Nomura-Hải Phòng (Hải Phòng) 136,76 71,140 4 KCX Tân Thuận (Tp Hồ Chí Minh) 626,40 56,411 5 KCN Sóng Thần I (Bình Dương) 139,20 54,320 6 KCN Cần Thơ (Cần Thơ) 61,07 51,542 7 KCN Biên Hoà II (Đồng Nai) 1.088,46 46,980 8 KCN Suối Dầu (Khánh Hoà) 32,02 46,947 (Nguồn: Vụ Quản lý KCN, KCX - Bộ Kế Hoạch & Đầu tư ) Nhìn chung, tỷ lệ triển khai vốn FDI của các KCN này là tương đối cao, đều cao hơn tỷ lệ triển khai trung bình của các KCN trong cả nước (44,25%), trong đó có một số KCN đạt tỷ lệ triển khai vốn FDI rất cao như KCN Mỹ Tho (Tiền Giang) có tỷ lệ triển khai đạt 89,647%, KCN Sài Đồng B (Hà Nội) đạt tỷ lệ triển khai là 75,9%. Tuy nhiên, có thể thấy rằng hầu hết các KCN đạt được tỷ lệ triển khai cao này đều thuộc các tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương vv... Đây đều là các tỉnh, thành có hoạt động thu hút và triển khai các dự án FDI diễn ra rất mạnh mẽ do có được nhiều thuận lợi hơn các tỉnh, thành khác. Tuy vậy, cũng có không ít các KCN có tỷ lệ triển khai rất thấp như KCN Phan Thiết (Bình Thuận), KCN Thăng Long (Hà Nội) chỉ đạt được tỷ lệ triển khai là 0,009%, KCN Phú Bài (Thừa Thiên Huế) với tỷ lệ triển khai là 1,11%, KCN Sóng Thần II (Bình Dương) có tỷ lệ triển khai là 1,28% vv... Ngoài ra, còn có đến 30% trong tổng số các KCN trên cả nước đã thu hút nhưng chưa triển khai được vốn đầu tư. Như vậy, có thể thấy rằng, bên cạnh các KCN thực hiện triển khai tốt các dự án FDI thì cũng có không ít các KCN gặp phải khó khăn trong hoạt động triển khai mà nguyên nhân chủ yếu không phải do thiếu các điều kiện thuận lợi của địa phương (mặc dù đây cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới việc triển khai các dự án FDI trong các KCN). Nhân tố cơ bản tác động đến hoạt động triển khai nằm chính trong bản thân các KCN, từ việc thành lập, xây dựng và phát triển các KCN cho đến các chính sách đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài... Điều đó đòi hỏi các KCN phải tự xem xét, hoàn thiện lại các chính sách của mình để có thể thực hiện triển khai các dự án FDI một cách hiệu quả và thành công hơn. Xét về các dự án FDI KCN bị giải thể ở các địa phương thì nhìn chung các tỉnh, thành nào mà thu hút được nhiều dự án FDI KCN cũng chính là các tỉnh, thành có nhiều dự án FDI bị giải thể. Ví dụ như 5 tỉnh thành đứng đầu về lượng vốn FDI đăng ký trong KCN, gồm Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu và Hà Nội, chiếm 92,64% lượng vốn FDI đăng ký lại có tỷ trọng vốn FDI KCN bị giải thể lên tới 84,52%. Tỷ lệ này phản ánh tính kém hiệu quả của hoạt động triển khai dự án trong các KCN, kể cả các KCN có điều kiện thuận lợi lẫn các KCN không có nhiều thuận lợi bằng. Tình hình triển khai thực hiện dự án FDI trong KCN xét theo hình thức đầu tư: Các dự án FDI đầu tư vào các KCN của Việt Nam tồn tại dưới ba hình thức là 100% vốn nước ngoài, liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong đó hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số dự án lẫn số lượng vốn đăng ký. Theo bảng 7 dưới đây, hình thức 100% vốn nước ngoài là hình thức chủ yếu (chiếm 88,35% số dự án và 74,21 số vốn FDI đăng ký) được các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn khi quyết định đầu tư vào các KCN ở Việt Nam. Hình thức thứ hai hay được các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn khi đầu tư vào KCN ở Việt Nam là hình thức liên doanh, chiếm tỷ trọng trong số dự án và số vốn tương ứng là 11,41% và 25,74%. Hình thức cuối cùng là hợp đồng hợp tác kinh doanh, chỉ chiếm có 0,24% số dự án và 0,05% số vốn FDI đầu tư vào các KCN trong cả nước. Bảng 7: Tình hình triển khai các dự án FDI KCN ở Việt Nam theo hình thức đầu tư (giai đoạn 1988-2002). STT Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện Dự án (%) tr USD (%) tr USD Tlgn((1) : tỷ lệ giải ngân )(%) 1 100% VNN((2) : 100% vốn nước ngoài ) 1115 88,35 7.631,9 74,21 3.143,8 41,19 2 Liên doanh 144 11,41 2.646,8 25,74 1.402,5 52,99 3 BCC((3): Hợp đồng hợp tác kinh doanh ) 3 0,24 5,3 0,05 4,7 88,68 S Tổng số 1.262 100,00 10.284,0 100,00 4.551,0 - (Nguồn: Vụ Quản lý KCN, KCX - Bộ Kế Hoạch & Đầu tư ) Những con số trên thể hiện một xu hướng là các nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào các KCN ở Việt Nam đều muốn tự mình kinh doanh hơn là hợp tác làm ăn với các doanh nghiệp nước sở tại cũng như họ muốn hoạt động với một tư cách pháp nhân chắc chắn dưới hình thức lập các công ty hơn là chịu sự điều chỉnh của một hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây cũng là xu hướng chung mà các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn khi đầu tư vào Việt Nam nói chung. Nhưng so với các hình thức đầu tư của các dự án FDI chung, không có một dự án FDI KCN nào theo hình thức BOT hoặc các biến dạng của nó. Thực tế này có thể là do hình thức BOT thường chỉ được áp dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Thực trạng triển khai các dự án FDI trong KCN phân theo các hình thức đầu tư cũng tồn tại sự không đồng đều giữa các hình thức đầu tư. Hình thức 100% vốn nước ngoài là hình thức đầu tư có lượng vốn FDI KCN được triển khai lớn nhất, đạt mức vốn triển khai là 3.143,8 triệu USD, chiếm tỷ trọng là 69,08%. Đứng thứ hai là hình thức liên doanh với 1.402,5 triệu USD vốn đầu tư được triển khai, chiếm 30,82%. Và cuối cùng là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh đạt được mức vốn triển khai thấp hơn hẳn so với hai hình thức trên (4,7 triệu USD, chiếm 0,1%). Cơ cấu này là hợp lý và khá phù hợp với cơ cấu vốn đăng ký của các dự án FDI KCN. Qua bảng 7 ở trên, có thể thấy một đặc điểm khá thú vị trong hoạt động triển khai dự án FDI trong các KCN khi xét theo hình thức đầu tư. Đó là tỷ lệ giải ngân của các dự án FDI đầu tư vào các KCN có xu hướng tăng dần theo chiều hướng giảm dần của lượng vốn đầu tư thu hút được của mỗi hình thức đầu tư. Trong khi hình thức 100% vốn nước ngoài, dẫn đầu về lượng vốn FDI thu hút được, chỉ đạt được một tỷ lệ triển khai khiêm tốn là 41,19% thì hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh lại có được một tỷ lệ triển khai rất cao là 88,68% mặc dù chỉ thu hút được một lượng nhỏ vốn đầu tư nước ngoài (0,05%). Về cơ cấu dự án giải thể xét theo hình thức đầu tư của các dự án FDI KCN, nhìn chung là các dự án dưới hình thức liên doanh vẫn có xu hướng bị giải thể nhiều hơn, tiếp dó là hình thức 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Tuy nhiên, sự chênh lệch về tỷ trọng giữa hai hình thức liên doanh và 100% vốn nước ngoài không quá lớn như đối với các dự án FDI chung bị giải thể. Nếu như trong cơ cấu vốn giải thể theo hình thức đầu tư của các dự án FDI chung, hình thức liên doanh chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn so với các hình thức còn lại (70%) còn hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng ít nhất (8%). Nguyên nhân chính, một mặt, là do tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư của hình thức 100% vốn nước ngoài ít hơn so với hình thức liên doanh (37,96% so với 48,3%). Mặt khác, hình thức liên doanh phải đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro khiến cho nguy cơ giải thể cao. (Nguồn: Vụ Quản lý KCN, KCX - Bộ Kế Hoạch & Đầu tư ) Hình 4: Cơ cấu vốn giải thể của các dự án FDI KCN ở Việt Nam xét theo hình thức đầu tư (giai đoạn 1988-2002). Còn đối với các dự án FDI KCN, mặc dù hình thức liên doanh vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn FDI KCN giải thể nhưng có tỷ trọng nhỏ hơn so với tỷ trọng tương ứng của cơ cấu vốn FDI chung (63%). Còn tỷ trọng vốn FDI giải thể của hình thức 100% vốn nước ngoài lại tăng cao, vượt lên trên hình thức BCC (14%), chiếm tỷ trọng là 23%. Sở dĩ có sự khác biệt so với cơ cấu vốn FDI chung bị giải thể là do sự gia tăng tỷ trọng của hình thức 100% vốn nước ngoài trong tổng vốn FDI KCN. Sự gia tăng này, một mặt đồng nghĩa với việc giảm bớt tỷ trọng của hình thức liên doanh, hình thức có nguy cơ giải thể cao hơn. Mặt khác, mặc dù nguy cơ giải thể của hình thức 100% vốn nước ngoài là nhỏ, song do sự gia tăng về số lượng cũng như những khó khăn chung trong hoạt động triển khai dự án FDI trong KCN nên tỷ trọng vốn FDI giải thể của các dự án FDI KCN của hình thức 100% vốn nước ngoài lại tăng so với tỷ trọng tương ứng của các dự án FDI chung. Tình hình triển khai thực hiện dự án FDI trong KCN xét theo đối tác đầu tư: Xét tình hình thu hút dự án FDI đầu tư vào các KCN, tính đến hết năm 2002, đã có 42 quốc gia và vùng lãnh thổ tiến hành đầu tư vào các KCN trên cả nước. Và tương tự như khi xét với các tiêu thức khác, thực trạng hoạt động triển khai thực hiện các dự án FDI KCN xét theo đối tác đầu tư cũng tồn tại sự không đồng đều về số dự án và số vốn FDI KCN giữa các đối tác đầu tư. Trong số các quốc gia đối tác, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc là 3 quốc gia dẫn đầu về lượng vốn đầu tư FDI còn hiệu lực trong các KCN với tỷ trọng trong tổng vốn đăng ký còn hiệu lực lần lượt là 21,93%; 17,85% và 14,44% (Bảng 8). Chỉ tính riêng tổng số vốn đầu tư của 3 quốc gia này đã chiếm tới 54,22% tổng số vốn FDI đầu tư vào KCN. Đây đồng thời cũng là những quốc gia có lượng vốn FDI đầu tư chung vào Việt Nam nhiều nhất (chỉ sau Singapore). Trong khi đó, cũng có không ít các quốc gia và vùng lãnh thổ chỉ mới đầu tư vào các KCN của Việt Nam với lượng vốn rất nhỏ. Theo thống kê, có đến 17 quốc gia có lượng vốn đầu tư chiếm tỷ trọng thấp hơn 0,1% tổng số vốn đầu tư còn hiệu lực trong các KCN trên cả nước. Bảng 8: Tình hình triển khai các dự án FDI KCN ở Việt Nam theo đối tác đầu tư (giai đoạn 1988-2002). STT Đối tác đầu tư Số dự án Vốn đăng ký Tỷ lệ giải ngân (%) dự án (%) tr USD (%) 1 Đài Loan 437 34,63 2.255 21,93 34,32 2 Nhật Bản 165 13,07 1.836 17,85 50,05 3 Hàn Quốc 156 12,36 1.485 14,44 37,58 4 Singapore 86 6,81 724 7,04 41,38 5 British Virgin Island 55 4,36 669 6,51 55,61 6 Hồng Kông 67 5,31 560 5,45 52,86 7 Các nước khác (36) 296 23,46 2.755 26,78 48,35 S Tổng số 1.262 100,00 10.284 100,00 - (Nguồn: Vụ Quản lý KCN, KCX - Bộ Kế Hoạch & Đầu tư ) Trong số 42 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI đầu tư vào các KCN trên cả nước, có 34 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tiến hành triển khai các dự án đầu tư của mình. Nhìn chung, tỷ lệ triển khai vốn FDI KCN bình quân của các quốc gia là không đồng đều. Trong khi có những quốc gia triển khai rất hiệu quả các dự án đầu tư của họ trong các KCN của Việt Nam thì lại có một số quốc gia khác không đưa dự án vào sản xuất-kinh doanh đúng tiến độ được, và thậm chí là không thể triển khai được và phải giải thể dự án trước thời hạn. Tuy nhiên, tỷ lệ triển khai vốn FDI trung bình của các quốc gia dẫn đầu về lượng vốn FDI đăng ký đầu tư vào KCN lại khá đồng đều, phần lớn đều lớn hơn tỷ lệ triển khai vốn FDI KCN trung bình của tất cả các nước (44,24%). Đây cũng là điểm tương đồng hiếm hoi giữa thực trạng triển khai thực hiện dự án FDI trong KCN và chung trên cả nước. Đối với các dự án FDI chung trên cả nước, các quốc gia có tỷ trọng vốn FDI đăng ký trong tổng vốn và tỷ lệ triển khai cao cũng là những nước như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... Sở dĩ như vậy vì đây đều là các quốc gia có lượng vốn FDI cao, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Với khả năng tài chính mạnh cùng kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động thực tiễn nhiều năm, các quốc gia này có cơ sở để thực hiện triển khai các dự án của mình một cách thuận lợi và ổn định. Nhưng cũng không phải tất cả đều gặp thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Thậm chí, đối với một quốc gia, có thể dự án này triển khai thuận lợi nhưng dự án khác thì không. Nguyên nhân chính là do môi trường đầu tư của Việt Nam không ổn định cũng với các khó khăn, vướng mắc chưa giải quyết được đã ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng triển khai thực hiện vốn của các nhà đầu tư. Còn về cơ cấu vốn FDI bị giải thể, nhìn chung, có sự tương đồng giữa các dự án FDI chung và các dự án FDI KCN. Các nước có tỷ trọng dự án và vốn FDI bị giải thể lớn chủ yếu là các nước trong khu vực ASEAN và một số nước Châu á như Hàn Quốc, Đài Loan... Nguyên nhân chính là do cuộc khủng hoảng Châu á năm 1997 đã tác động mạnh tới khả năng tài chính của các nhà đầu tư đến từ các quốc gia đó khiến cho họ mất đi khả năng thực hiện dự án như đã cam kết. Đánh giá thực trạng hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam: Một số ưu điểm của hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam: Trong gần 15 năm hình thành và phát triển các KCN trên cả nước, hoạt động triển khai thực hiện các dự án FDI đầu tư vào KCN đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Có thể kể ra sau đây một số thành tựu nổi bật của hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam. Trước tiên, mặc dù lượng vốn triển khai có sự biến động qua các năm gắn liền với sự biến động của lượng vốn FDI đầu tư vào KCN, tuy nhiên biên độ của sự biến động trong lượng vốn triển khai nhỏ hơn so với trong lượng vốn FDI đăng ký. Điều đó có nghĩa là sự tăng giảm tuyệt đối của lượng vốn FDI triển khai được qua các năm không quá lớn. Đặc biệt là trong thời kỳ xảy ra cuộc khủng hoảng Châu á năm 1997, mặc dù lượng vốn đăng ký có sự suy giảm trầm trọng nhưng lượng vốn thực hiện của các dự án FDI KCN không bị suy giảm nghiêm trọng như lượng vốn đăng ký. Hơn nữa, trong những năm gần đây, lượng vốn FDI triển khai trong các KCN đã có chiều hướng tăng trở lại. Năm 2002 vừa qua, lượng vốn triển khai của các dự án FDI KCN đã tăng 30,85% so với năm 2001. Về cơ cấu vốn của các dự án FDI KCN, trong những năm vừa qua, chúng ta đã tiến hành thu hút và triển khai các dự án FDI KCN theo một cơ cấu ngành hợp lý. Trong cả hoạt động thu hút lẫn hoạt động triển khai thực hiện các dự án FDI KCN, lĩnh vực công nghiệp-xây dựng luôn là lĩnh vực chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ và cuối cùng là lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp. Nhìn chung, cơ cấu đầu tư như vậy là hợp lý, phù hợp với định hướng phát triển ngành cũng như định hướng phát triển của các KCN trên cả nước. Ngoài ra, có thể thấy rằng số dự án và số vốn bị giải thể của các dự án FDI KCN là tương đối ít. Trong gần 15 năm qua, mới chỉ có 87 dự án FDI trong các KCN bị giải thể với số vốn đầu tư là 1.052 triệu USD. Đây thật sự là những con số rất khả quan nếu so với tình trạng bị giải thể của các dự án FDI chung. Đối với các dự án FDI KCN, tỷ trọng dự án và vốn FDI hết hạn hoặc bị giải thể trong tổng số dự án và vốn FDI đăng ký là tương đối nhỏ, chỉ chiếm lần lượt là 6,45% và 9,28%, thấp hơn nhiều so với các tỷ trọng tương ứng của các dự án FDI chung (20,11% và 22,78%). Điều này góp phần làm cho tỷ trọng vốn còn hiệu lực của các dự án FDI trong KCN là rất cao. Thêm vào đó, trong tổng thể khá ảm đạm của hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN trên cả nước vẫn nổi lên những điểm sáng. Đó là các KCN mà ở đó, nhờ vào những nỗ lực của các Ban quản lý cũng như các nhà đầu tư nên đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ trong thu hút và triển khai vốn FDI. Có thể kể ra các điển hình như KCX Tân Thuận của Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ triển khai đạt 56,41%, KCN Sài Đồng B (Hà Nội) đạt tỷ lệ giải ngân là 75%...Những điểm sáng này thực sự là tấm gương và là động lực thúc đẩy các KCN khác đẩy mạnh thu hút và triển khai nhiều và hiệu quả hơn nữa các dự án FDI. Tính đến nay, các KCN của Việt Nam đã thu hút được các nhà đầu tư đến từ 42 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là các n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc19195.doc
Tài liệu liên quan