MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 4
Chương I: NHỮNG CAM KẾT CỦA TRUNG QUỐC KHI GIA NHẬP WTO 6
I. Tiến trình Trung Quốc gia nhập WTO 6
1. Tiến trình đàm phán
1.1 Đàm phán đa phương
1.2 Đàm phán song phương
1.3 Nhận xét vềtiến trình Trung Quốc đám phán đểgia nhập WTO
2. Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO
2.1 Đối với bản thân Trung Quốc
2.2 Đối với quốc tế
2.3 Đối với khu vực Châu Á - ASEAN
II. Cam kết của Trung Quốc trong quá trình gia nhập WTO 21
1. Nhận xét chung 21
2. Một sốcam kết cụthể
2.1 Thương mại hàng hoá
2.1.1 Ngành ô tô
2.1.2 Ngành dệt may
2.1.3 Lĩnh vực nông nghiệp
2.1.4 Lĩnh vực năng lượng – dầu mỏ
2.2 Thương mại dịch vụ
2.2.1 Lĩnh vực viễn thông
2.2.2 Chứng khoán
2.2.3 Ngành ngân hàng
2.2.4 Lĩnh vực bảo hiểm
2.2.5 Phân phối – bán lẻ
Chương II: MỘT SỐCẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
CỦA TRUNG QUỐC SAU KHI GIA NHẬP WTO 28
I. Nhận xét chung 28
II. Một sốcải cách thương mại cụthể 31
1. Một sốcải cách thương mại cụthể
1.1 Cải cách liên quan đến quyền sởhữu trí tuệ
1.2 Đưa quyền tựchủsản xuất và kinh doanh ngoại thương xuống các địa phương
1.3 Cơcấu lại nền kinh tế
1.4 Thay đổi các quy định phù hợp với thông lệquốc tế
1.5 Tập trung cho các ngành công nghiệp mũi nhọn
1.6 Đủngũcốc đểnuôi sống 1,3 tỷdân
1.7 Giữtốc độtăng trưởng bình quân 7% trong năm năm tới
1.8 Cơchếquản lý
2. Kết quảsau một năm gia nhập WTO
2.1 Xuất nhập khẩu và nội tiêu
2.2 Kết quảFDI
2.3 Thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử
2.4 Hội nhập kinh tếtoàn cầu
Chương III: MỘT SỐBÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
I. Trung Quốc gia nhập WTO mang đến cơhội cho Việt Nam 56
1. Cơhội cho việc tích cực cải cách đểphát triển kinh tế
2. Cơhội cho việc hình thành môi trường kinh doanh ởchâu Á
3. Cơhội đẩy nhanh tiến trình điều chỉnh cơcấu kinh tế
4. Cơhội thu hút FDI
5. Cơhội học tập kinh nghiệm về điều chỉnh cơcấu kinh tế
II. Một sốbài học kinh nghiệm cho Việt Nam từquá trình đàm phán
gia nhập WTO của Trung Quốc
1. Cần kiên trì “không nóng vội” và kiên định “bảo vệlợi ích của mình”
2. Bài học vềcông tác chuẩn bịtốt, đầy đủtrong quá trình đàm phán
3. Bài học vềsự điều hành hữu hiệu của Chính phủ
4. Bài học vềtạo ra điều kiện mởcửa bằng cách “Thí điểm trước - áp
dụng rộng rãi sau”
5. Bài học vềsựchủ động phát triển thương mại quốc tếdựa vào lợi thếso sánh
6. Những việc Việt Nam cần thực hiện đểchuẩn bịcho tiến trình gia nhập WTO
KẾT LUẬN 69
PHỤLỤC 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2104 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số cải cách chính sách thương mại của Trung Quốc kể từ sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Tây tập trung vào năng lượng, giao thông,
bất động sản, cơ sở hạ tầng và đầu tư; hướng vốn đầu tư nước ngoài vào thành
lập các doanh nghiệp cho tương hợp, doanh nghiệp hướng xuất khẩu cũng
như mở cửa hơn nữa lĩnh vực dịch vụ.
Với những kết quả trên cho thấy việc Trung Quốc gia nhập WTO là hoàn
toàn đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới và lợi ích riêng
của Trung Quốc. Bên cạnh những thành tựu cải cách đạt được trong năm qua
Trung Quốc có thể tự tin thực hiện được mục tiêu đã đặt ra là trở thành một
cường quốc kinh tế trên thế giới đến giữa thế kỷ này, và mục tiêu trong năm
2003 gồm: tăng trưởng GDP đạt 7%, tạo 8 triệu việc làm mới cho dân cư đô
thị, tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị là 4,5%, mức tăng chỉ số giá cả không quá 1% và
tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 7%. Tuy nhiên những diễn biến phức
tạp không thể đoán trước được như căn bệnh viêm đường hô hấp cấp tính
(SARS) hiện nay gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đối với sự phát triển kinh
tế của Trung Quốc, nhất là đối với ngành dịch vụ công cộng.
33
II. MỘT SỐ CẢI CÁCH THƯƠNG MẠI CỤ THỂ
1. Một số cải cách chính sách thương mại
1.1. Cải cách liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
Trước tiên sơ qua về Quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương
mại (hay còn gọi là TRIPs) thấy được rằng Hoa Kỳ áp đặt cho các nước
phải theo hệ thống cấp bằng sáng chế của Hoa Kỳ. Hệ thống này cho phép
các công ty giành được bằng sáng chế các nguồn tài nguyên sinh học thiên
nhiên của nhiều cộng đồng và quốc gia. Không một đền bù nào cho người
địa phương mặc dù họ đã sở hữu những giống loài đó từ lâu đời. Do đấu
tranh của các tổ chức phi chính phủ như mạng lưới thế giới thứ 3 vào thời
kỳ vòng Urugoay, Điều 27.3 đã được đưa vào TRIPs để cho phép các cộng
đồng địa phương sử dụng hệ thống riêng để bảo vệ các giống loài của
mình. Nhưng điều này đang bị đe doạ sẽ tu chỉnh lại. Chính phủ Mỹ đang
tìm cách xoá bỏ.
Trung Quốc xác lập ý thức bảo hộ bản quyền trí tuệ, tránh những hành
vi xâm hại bản quyền trí tuệ. Trung Quốc cũng giống như các nước phát
triển khác gặp phải hiện thực ngặt nghèo của bảo hộ bản quyền trí tuệ. Do
ảnh hưởng khá lớn của cách làm du nhập + bắt chước = thay thế hệ thống
của ngoại thương vốn có của Trung Quốc hình thành trong thời gian dài,
muốn thay đổi tình trạng này phải tăng cường ý thức bảo hộ bản quyền trí
tuệ, thiết lập những pháp quy hữu quan. Trung Quốc cũng như các nước
phát triển khác trên thế giới đều cam kết thông qua mạng lưới các thoả
thuận WTO để mở cửa thị trường cho các sản phẩm công nghệ thông tin,
cho các dịch vụ tài chính và phát triển dịch vụ internet.
1.2 Đưa quyền tự chủ sản xuất và kinh doanh ngoại thương xuống các
địa phương.
34
Ngay từ năm 1979, Trung ương Đảng và Quốc Vụ Viện Trung Quốc
đã trực tiếp chỉ đạo việc thí điểm "chính sách đặc biệt và biện pháp linh
hoạt" tại hai tỉnh Quảng Đông và Phúc kiến, được nhà nước phê chuẩn vào
tháng 7-1979. Chính sách chủ yếu để khuyến khích và mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh xuất khẩu. Hai tỉnh Quảng Đông được phép tự sắp xếp
lấy hoạt động kinh doanh của tỉnh mình dưới sự chỉ đạo của Nhà
nước,được phép xuất khẩu hang hoá và nhập khẩu vật tư cần thiết cho tỉnh
mình, không chịu sự hạn chế của chính quyền Trung ương. Trong thu nhập
ngoại tệ xuất khẩu của tỉnh Quảng Đông tính theo cơ số chuẩn năm 1978,
phần thu nhập vượt quá cơ số chuẩn, được giữ lại bẩy phần cho tỉnh, ba
phần nộp cho Trung ương. Riêng tỉnh Phúc Kiến được giữ lại toàn bộ. Sau
ba năm thực hiện, việc thí điểm đã đạt được những kết quả rõ rệt. Lĩnh vực
ngoại thương đã khắc phục được tình trạng kinh doanh đơn lẻ, động viên
được tích cực kinh doanh của ngành và xí nghiệp trong hai tỉnh này. Trên
cơ số đó, từ năm 1982 Trung Quốc đã triển khai hình thức thí điểm này,
mở rộng quyền chủ động kinh doanh ngoại thương xuống các địa phương
và xây dựng mới các công ty ngoại thương với nhiều hình thức. Nhà nước
đã đề ra các biện pháp cụ thể như sau:
- Đưa quyền sản xuất và xuất khẩu cho các xí nghiệp sản xuất cỡ vừa và
nhỏ, từng bước mở rộng quyền kinh doanh ngoại thương cho tổng công
ty xuất nhập khẩu.
- Ưu tiên cho hai tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến mở rộng quyền hạn kinh
doanh xuất nhập khẩu.
- Cho phép các địa phương có thể thành lập các công ty ngoại thương địa
phương. Các thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh cũng được phép
thành lập tổng công ty ngoại thương riêng.
35
- Cho phép 19 Bộ, ngành của Trung ương được thành lập tổng công ty
xuất nhập khẩu để phân tán một số hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc bộ
ngoại thương trước đây kinh doanh sang các công ty xuất nhập khẩu
thuộc Bộ, ngành hữu quan, tạo điều kiện kênh buôn bán và tăng cường
kết hợp giữa sản xuất và tiêu thụ.
- Theo thống kê từ năm 1979 đến năm 1987, Nhà nước đã phê chuẩn
thành lập hơn 2200 công ty ngoại thương các loại, trong đó tỉnh Quảng
Đông có hơn 810 công ty, Phúc Kiến có hơn 200 công ty. Ngoài ra, các
xí nghiệp liên doanh với nước ngoài có tính chất sản xuất trong phạm vi
rộng cũng có quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hoá và nhập khẩu các
nguyên liệu có liên quan đến sản xuất của xí nghiệp mình. Chính sách
trên đây đã tạo đà cho sự phát triển sau này khơi dậy tính tích cực trong
hoạt động thương mại của Trung Quốc trong tình hình mới và có tác
dụng to lớn trong việc mở rộng lĩnh vực mậu dịch đối ngoại. Số doanh
nghiệp tư nhân, đầu tư nước ngoài, liên doanh được cấp phép trong cả
nước trong năm 2002 đã tăng vọt. Nhiều công ty đã đăng ký bản quyền
ở nước ngoài, đóng góp phần lớn vào GDP toàn quốc 8% năm 2002.
1.3. Cơ cấu lại nền kinh tế
Ngày 10/11/2001, tại Doha (Quata). Hội nghị lần thứ 4 cấp Bộ trưởng
các thành viên WTO đã nhất trí thông qua "Quyết định về việc Trung Quốc
gia nhập WTO", đánh dấu bước tiến lớn của nền kinh tế Trung Quốc theo
hướng nhất thể hoá kinh tế toàn cầu.
Việc gia nhập WTO có lợi cho Trung Quốc trong việc nâng cao hiệu
quả phân phối nguồn tài nguyên, nâng cao chất lượng vận hành nền kinh tế,
tạo môi trường cạnh tranh giúp thúc đẩy nền kinh tế quốc dân tăng trưởng
ổn định trong thời kỳ trung và dài hạn. Sau khi gia nhập WTO cán cân mậu
dịch của Trung Quốc có thể chuyển từ trạng thái thường xuyên có mức
36
xuất siêu cao sang trạng thái giảm mức xuất siêu hoặc cân bằng, thậm chí
nhập siêu.
Gia nhập WTO còn gây ra những ảnh hưởng khác nhau đối với các
ngành nghề, làm cho cơ cấu ngành nghề và cơ cấu việc làm của Trung
Quốc đứng trước sự điều chỉnh to lớn, trong đó những ngành sử dụng lao
động tập trung sẽ được mở rộng hơn do có nhiều lợi thế. Tuy nhiên những
ngành sử dụng vốn và kỹ thuật tập trung lại phải đứng trước những thách
thức lớn vì đây không phải là những lĩnh vực mà Trung Quốc có lợi thế.
Đối với các loại nông sản như lương thực đã chế biến, Trung Quốc sẽ phải
tăng thêm lượng nhập khẩu nhưng lại có thể tăng xuất khẩu một số loại như
rau, hoa quả tươi. Đối với các sản phẩm chế tạo, chế biến, Trung Quốc phải
đẩy nhanh bước đột phá tìm nguồn vốn, kỹ thuật cả ở bên trong và ngoài
nước, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu một số sản phẩm điện, điện cơ, điện
tử sử dụng tương đối nhiều lao động.
Chủ động ứng phó với những vấn đề mới khi gia nhập WTO. Ngày
9/12/2001 tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã mở lớp nghiên cứu về những quy
tắc của WTO và các chính sách thu vốn đầu tư nước ngoài. Còn Thượng
Hải đã mở Trung tâm tư vấn về các vấn đề liên quan đến WTO từ 2000.
Thủ tướng Chu Dung Cơ đã yêu cầu các lãnh đạo các cấp phải nhận thức
đầy đủ ý nghĩa quan trọng của việc gia nhập WTO, ông yêu cầu quán triệt
8 quan điểm cần ứng phó khi Trung Quốc gia nhập WTO, đó là:
- Thực hiện tốt thời kỳ quá độ gia nhập WTO trong thời gian từ 3 đến 5
năm, tranh thủ thời cơ làm tốt công tác chuẩn bị và điều chỉnh để nâng
cao khả năng thích ứng.
- Tận dụng tốt các quyền lợi được hưởng khi gia nhập WTO, nắm bắt cơ
hội, phát huy ưu thế mở rộng xuất khẩu, tăng thu hút vốn đầu tư nước
37
ngoài, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp và của
hàng hoá Trung Quốc.
- Nhanh chóng ban bố mới, sửa đổi hoặc huỷ bỏ những quy định đã cũ,
lạc hậu.
- Coi trọng đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật, thúc đẩy nâng cấp kỹ thuật và
điều chỉnh cơ cấu ngành nghề.
- Thúc đẩy cải cách thể chế quản lý, chuyến đổi chức năng của chính phủ.
- Vận dụng tốt những quy tắc bảo hộ của WTO để đảm bảo duy trì sản
xuất ổn định trong mỗi doanh nghiệp cũng như trong toàn bộ nền kinh
tế.
- Sớm thiết lập các tổ chức môi giới ngành nghề và phát huy đầy đủ vai
trò của tổ chức này.
- Tiếp tục mở những lớp bồi dưỡng để học tập kiến thức về WTO, đồng
thời tăng cường nhân tài cho đất nước.
1.4. Thay đổi các quy định phù hợp với thông lệ quốc tế
Trong chiến dịch được phát động trên quy mô toàn quốc nhằm dỡ bỏ
những điều luật lỗi thời, trái với các quy định của WTO, ngày 11/12/2001
Ngân hàng Trung Quốc đã thông báo bãi bỏ một số quy định và nguyên tắc
tài chính đã công bố trong thời gian 1999 - 2001. Theo bà Ngô Nghị, uỷ
viên Quốc vụ viện Trung Quốc, việc từ bỏ những điều luật, quy định và
chính sách lỗi thời sẽ là công việc được ưu tiên của các cấp chính quyền
trong thời gian trước mắt. Theo đánh giá, Trung Quốc sẽ phải xoá bỏ hay
sửa đổi bổ sung khoảng 90 điều luật chủ chốt và 1000 các quy định cũ.
38
Xoá bỏ quy định cũ thì phải ban hành quy định mới. Hội đồng nhà
nước Trung Quốc đã công bố quy chế chống trợ cấp có hiệu lực từ ngày
1/1/2002. Quy chế này được thông qua ngày 31/10/2001 bao gồm các quy
định liên quan đến khoản trợ cấp và thiệt hại, hạn chế thời gian và đánh giá
lại những biện pháp bù đắp và các cam kết cùng một danh sách các sản
phẩm xuất khẩu được hỗ trợ.
Trong cuộc cải cách kinh tế sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc cũng
gặp không ít những vấn đề nan giải. Trung Quốc đang bối rối khi giải quyết
cùng một lúc hai vấn đề khác nhau: một mặt phải mở rộng thị trường cho
các nhà đầu tư nước ngoài, mặt khác phải giữ ổn định hoạt động của các
doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nhằm tránh thảm họa phải sa thải hàng
triệu lao động. Chính vì lý do đó mà trong năm qua có một số quyết định
trái ngược nhau được đưa ra. Hồi đầu năm, nhằm thu hút vốn để đổi mới kỹ
thuật và mở rộng sản xuất, các DNNN được phép bán nhiều cổ phiếu ra thị
trường gây ra sự tràn ngập và chỉ 3 tháng sau giá cổ phiếu sút giảm 30%.
Vậy là ngày 22/10/2001, các DNNN được lệnh ngưng bán cổ phiếu do Nhà
nước nắm giữ trên thị trường chứng khoán nhằm bình ổn thị trường tài
chính.
Bên cạnh đó Chính phủ Trung Quốc cũng đưa ra nhiều quyết định rất
cởi mở nhằm thu hút đầu tư nước ngoài ngay cả trong những ngành vốn
vẫn đóng cửa từ trước đến nay. Ngày 29/10/2001, Trung Quốc đã cho phép
các công ty quản lý tài sản được quyền dùng các tài sản nợ để bán hoặc liên
doanh vốn các nhà đầu tư nước ngoài. Một số tập đoàn lớn của Trung Quốc
như : China Uincom, China Mobile, Sinopec trước đây chỉ niêm yết ở thị
trường chứng khoán nước ngoài thì này đã được cho phép niêm yết cả ở
các thị trường trong nước.
39
Những điều chỉnh chính sách và sửa đổi luật, đặc biệt là Luật kinh tế
như trên một mặt đáp ứng từng bước các yêu cầu gia nhập WTO, mặt khác
cũng giúp cho tình hình sản xuất công nghiệp và đầu tư nước ngoài thêm
khởi sắc.
1.5. Tập trung cho các ngành công nghiệp mũi nhọn
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính để sản lượng công nghiệp
của Trung Quốc vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao là sự phát triển đều
đặn của 3 ngành: Chế tạo thiết bị thông tin, chế tạo thiết bị giao thông vận
tải và ngành luyện kim.
Công nghiệp tăng trưởng cao cũng là nguyên nhân làm cho nhu cầu
tiêu thụ dầu thô ở Trung Quốc tăng nhanh với mức 5%, đạt 204,9 triệu tấn
trong năm 2001 so với mức sản xuất chỉ đạt 164 triệu tấn. Do vậy, nhập
khẩu dầu thô tăng 6%, đạt trên 46 triệu tấn. Các hãng sản xuất dầu lửa hàng
đầu của Trung Quốc là China Petroleum và Chemical Corp (Sinopec) trong
năm 2001 đã đầu tư khoảng 12,6 tỷ NDT (1,52 tỷ USD) cho công tác thăm
dò và khai thác dầu khí. Hồi đầu năm, Sinopec dự kiến dành tổng số vốn
40,76 tỷ NDT (4,9 tỷ USD) của năm 2001 cho 4 khu vực kinh doanh lớn là
thăm dò và khai thác dầu, lọc dầu, hoá dầu và tiếp thị.
Dự báo 4 năm tới, nhu cầu tiêu thụ dầu thô của Trung Quốc sẽ tăng
với tốc độ 4%/năm, lên 245 triệu tấn vào năm 2005. Trong khi đó, sản
lượng dầu thô của Trung Quốc trong cùng thời gian chỉ tăng 0,8%/năm đạt
170 triệu tấn vào năm 2005. Lúc đó Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu khoảng
75 triệu tấn, tăng trên 61% so với mức của năm 2001. Để có thể đáp ứng
được nhu cầu tiêu thụ dầu thô nhanh trong những năm tới, Trung Quốc đã
công bố "Chiến lược dầu mỏ quốc gia thế kỷ 21" trong đó nêu rõ phương
châm và mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là: nâng tỷ trọng của dầu mỏ
trong kết cấu năng lượng, hoàn thiện mô thức tiêu dùng tiết kiệm dầu mỏ,
40
mở rộng việc thăm dò khai thác nguồn tài nguyên dầu mỏ, nâng cao khả
năng tự cấp dầu mỏ, tích cực hợp tác quốc tế, xây dựng và hoàn thiện hệ
thống đảm bảo an ninh dầu mỏ, nâng cao khả năng đối phó với những tình
huống bất ngờ; phát triển và tận dụng nguồn khí tự nhiên, phát triển nguồn
năng lượng thay thế dầu mỏ, từ đó đảm bảo sự cung ứng ổn định lâu dài
giúp cho nền kinh quốc dân tăng trưởng liên tục, ổn định.
Nhu cầu đi lại bằng hàng không trong nội địa cũng như hàng không
quốc tế của Trung Quốc gia tăng khiến Trung Quốc đã quyết định mua
thêm 30 máy bay Boeing 737 của hãng Boeing, Mỹ. Thoả thuận mua được
ký tại Washington hôm 2/10/2001. Theo tập đoàn xuất nhập khẩu cung ứng
hàng không Trung Quốc (CASK) thì 20 chiếc trong số này sẽ được cấp cho
hãng hàng không Phương Nam (China Southern airlines). Một lãnh đạo của
hãng hàng không Phương Nam cho rằng điều này chứng tỏ lòng tin của
khách hàng đi lại trong Đại lục cũng như giữa Đại lục vớí Hồng Kông,
Băng Cốc, Singapore sẽ tiếp tục gia tăng về lâu dài. Trong những tháng
cuối năm 2001, cả Boeing và Airbus đều dự đoán về sự tăng trưởng cao
liên tục trong giao thông hàng không của Trung Quốc trong những năm tới.
Tháng 10/2001, một báo cáo của Boeing cho biết thị trường máy bay
thương mại mới tại Trung Quốc, Hồng Kông và Macao trong 20 năm tới có
thể đạt 144 tỷ USD và tăng trưởng của hoạt động giao thông hàng không sẽ
vượt mức tăng trưởng GDP.
1.6. Đủ ngũ cốc để nuôi sống 1,3 tỷ dân
Về sản xuất nông nghiệp, sau nhiều năm bội thu, theo ước tính hiện
sản lượng ngũ cốc của Trung Quốc đã vượt quá nhu cầu 10 triệu tấn/năm.
Hiện nay, Trung Quốc không những có đủ ngũ cốc để nuôi sống gần 1,3 tỷ
dân mà còn thừa để chế biến làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Chính vì vậy
mà đàn gia súc của Trung Quốc phát triển thuận lợi. Năm 2001, sản lượng
41
thịt (lợn ,bò, dê, cừu) của Trung Quốc tăng 5,2%, đạt 50,89 triệu tấn. Thịt
lợn vẫn là loại thực phẩm được sản xuất và tiêu dùng nhiều nhất, chiếm 82
- 84% tổng lượng thịt gia súc, sản lượng trong cả năm đạt 42,4 triệu tấn,
tăng 2,08 triệu tấn so với năm 2000. Trong khi đó, sản lượng thịt bò, dê,
cừu còn lại không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước nên phải tăng lượng
nhập khẩu với mức trên 30% cho mỗi loại. Năm 2002, sản xuất thịt gia súc
các loại của Trung Quốc tiếp tục tăng 3%, đạt 52,42 triệu tấn.
Về xoá đói giảm nghèo, ngày 15/10/2001, phòng thông tin Quốc vụ
viện đã công bố cuốn sách trắng " Chương trình xoá đói giảm nghèo hướng
tới phát triển ở nông thôn Trung Quốc ". Nhờ những nỗ lực không ngừng
của Chính phủ và các địa phương, trong 20 năm qua Trung Quốc đã giảm
được số người nghèo ở các vùng nông thôn từ 250 triệu người (năm 1978)
xuống mức 30 triêụ người hiện nay, đồng thời giảm tỷ lệ người sống dưới
mức nghèo khổ ở nông thôn từ 30,7% xuống còn 3%. Cũng trong thời gian
này việc tăng cường xây dựng hệ thống dịch vụ giảm nghèo đói cho người
tàn tật đã giúp Trung Quốc giải quyết được vấn đề ăn mặc cho khoảng 10
triệu người tàn tật.
1.7. Giữ tốc độ tăng trưởng bình quân 7% trong 5 năm 2001 - 2005
Cũng trong năm 2001, Quốc hội Trung Quốc đã phê chuẩn " Kế hoạch
5 năm lần thứ 10 (2001 - 2005) về phát triển kinh tế xã hội". Theo đó tốc
độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Trung Quốc sẽ được duy trì ở mức
7%/năm. Với mức tăng trưởng này, đến năm 2005, GDP của Trung Quốc
sẽ đạt 15.500 tỷ NDT (khoảng 1.870 tỷ USD); mức GDP đầu người sẽ đạt
9.400 NDT (1.140 USD).
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 10, Trung Quốc sẽ phải tạo bước phát
triển mới, phải áp dụng lối suy nghĩ mới, tích cực đẩy mạnh điều chỉnh cơ
42
cấu kinh tế mang tính chiến lược. Trọng điểm của điều chỉnh cơ cấu của
Trung Quốc bao gồm 3 lĩnh vực: một là kết cấu ngành nghề, hai là kết cấu
khu vực, ba là kết cấu thành thị và nông thôn. Kết cấu ngành nghề không
hợp lý, sức cạnh tranh không mạnh là vấn đề nổi cộm ảnh hưởng đến sự
phát triển liên tục của nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2005, tỷ trọng của
ngành dịch vụ sẽ tăng từ 33% hiện nay lên 36%, tỷ trọng của ngành công
nghiệp sẽ giảm từ 16% xuống còn 13%.
Về kết cấu khu vực, vấn đề là có sự chênh lệch lớn về mức phát triển
giữa miền Đông và miền Tây. GDP bình quân đầu người của khu vực miền
Tây chỉ đạt 500 USD so với mức bình quân 800 USD trong toàn quốc, do
vậy Trung Quốc phải đẩy mạnh chiến lược phát triển miền Tây. Trọng
điểm xây dựng của Trung Quốc ở khu vực này trong thời gian tới là các
công trình thuỷ lợi, giao thông, thông tin, năng lượng và xây dựng, nâng
cấp cơ sở hạ tầng ở các thành phố, thị trấn.
Về kết cấu thành thị - nông thôn. Hiện nay dân số đô thị của Trung
Quốc mới chỉ chiếm 36%, thấp hơn so với tỷ lệ của một số nước có mức
thu nhập trung bình. Trong khi dân số ở nông thôn quá lớn, diện tích đất
canh tác lại thấp, đây là nhân tố quan trọng ràng buộc tiến trình hiện đại
hoá của Trung Quốc. Trong những năm tới, Trung Quốc sẽ cố gắng đẩy
nhanh tiến trình đô thị hoá theo phương thức phát triển hài hoà, kết hợp mở
rộng các thành phố lớn và xây dựng thêm các thị trấn nhỏ.
Ngoài ra các ngành dịch vụ Trung Quốc còn được lợi do đón một
lượng du khách lớn từ nước ngoài. Du khách đến từ Nhật, Hàn Quốc, Thái
lan và Nga chiếm phần lớn, với lượng khách tăng ở mức hai con số. Theo
ước tính của WTO, Trung Quốc sẽ trở thành điểm du lịch được ưa chuộng
nhất năm 2020 với 8,3% thị phần du lịch toàn cầu.
43
Tăng cường đầu tư vào tài sản cố định, thúc đẩy sự phát triển của khu
vực nông nghiệp và tạo thêm nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm là những ưu
tiên hàng đầu mà chính phủ Trung Quốc đề ra cho công tác quản lý kinh tế
năm 2002. Bên cạnh dựa vào nhu cầu trong nước là chính. Trung Quốc vẫn
tiếp tục các công tác : đẩy mạnh điều chỉnh kết cấu kinh tế, đi sâu cải cách
thể chế DNNN, tăng cường mở rộng ngoại thương. Mức tăng đầu tư tài sản
cố định năm 2002 đạt trên 10%; kim ngạch bán lẻ hàng hoá xã hội tăng
9%; ngoại thương tăng ở mức ổn định; xuất khẩu tăng khoảng 12%; nhập
khẩu tăng 14%, nhu cầu đầu tư và sản xuất công nghiệp tiếp tục mở rộng,
giá dịch vụ có thể tăng trong khi giá hàng công nghiệp giảm chút ít do mức
thuế chung hạ nhờ việc Trung Quốc gia nhập WTO.
1.8. Cơ chế quản lý
Cơ chế quản lý thương mại của Trung Quốc đã trải qua một giai đoạn
phân cấp quản lý kể từ cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Đến tận năm
1978, ngoại thương Trung Quốc vẫn do 12 công ty xuất nhập khẩu cấp nhà
nước đảm nhiệm. Các công ty xuất nhập khẩu này kinh doanh theo kế
hoạch của Trung ương và toàn bộ lỗ, lãi được hạch toán vào ngân sách nhà
nước. Các doanh nghiệp sản xuất không có xuất nhập khẩu trực tiếp sẽ
được giao chỉ tiêu theo kế hoạch và cung cấp hàng hoá cho các công ty
xuất nhập khẩu. Cơ chế quản lý tập trung cao độ đã vấp phải hai vấn đề.
Thứ nhất, các địa phương không có lợi gì và vì thế không có động lực đẩy
mạnh ngoại thương. Thứ hai, đơn vị sản xuất quan hệ gián tiếp với thị
trường quốc tế, do đó đáp ứng rất kém với các tín hiệu của thị trường quốc
tế.
Kể từ khi bắt đầu thực hiện cải cách vào năm 1978, cơ chế quản lý
thương mại đã phát triển theo hướng trao quyền tự quyết cho địa phương
và doanh nghiệp. Vào năm 1989, hầu hết các chi nhánh tại các tỉnh và địa
44
phương của các công ty xuất nhập khẩu Trung ương đã trở thành các thực
thể độc lập chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình, khiến cho
tổng số của các công ty nhập khẩu lên tới 4000. Trong cùng thời gian này,
hàng nghìn doanh nghiệp sản xuất đã được phép kinh doanh xuất nhập
khẩu trực tiếp. Đến cuối năm 1996, số lượng các công ty xuất nhập khẩu đã
lên tới 7.000 và số đơn vị sản xuất được phép kinh doanh xuất nhập khẩu
trực tiếp đã vọt lên 5000.
Một chính sách nữa có ảnh hưởng tới hoạt động thương mại của các
tỉnh là chính sách giữ lại ngoại tệ. Với số lượng ngoại tệ giữ lại, một doanh
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có thể nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cần
thiết cho sản xuất hàng xuất khẩu và vì thế tạo điều kiện thuận lợi cho xuất
khẩu. Trước năm 1991, chính sách giữ lại ngoại tệ chủ yếu được xây dựng
trên cơ sở khu vực. Chính sách này quy định các doanh nghiệp ở các đặc
khu kinh tế được giữ lại 100% số ngoại tệ thu được còn các doanh nghiệp
hướng về xuất khẩu ở các vùng duyên hải được giũ lại một tỷ lệ nhất định
tương đối cao. Vào đầu năm 1991, tỷ lệ này được thống nhất cho tất cả các
khu vực. Cải cách năm 1991 tăng thêm tính minh bạch của chính sách giữ
lại ngoại tệ và có tác động tích cực đến khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu các vùng nội phận. Năm 1994, khi cơ chế
hai tỉ giá(tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường) được thống nhất, cơ chế
giữ lại ngoại tệ đã bị xoá bỏ. Kể từ đó, doanh nghiệp cần nhập khẩu hàng
hoá có thể mua ngoại tệ trực tiếp từ ngân hàng chỉ định.
Năm 1996, giá trị xuất khẩu vùng duyên hải chiếm 85% tổng giá trị
xuất khẩu của cả nước, còn giá trị nhập khẩu chiếm 83%. Cũng trong năm
1996, vùng miền trung xuất khẩu 12% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước
và giá trị nhập khẩu chiếm 13%. Các tỉnh miền tây có giá trị xuất khẩu và
nhập khẩu đều không đáng kể. Năm 1996, tỷ trọng xuất nhập khẩu của
miền tây trong tổng giá trị xuất, nhập của cả nước chỉ là 3% và 4%.
45
Mức độ mở về ngoại thương của ba vùng này cũng có thể được đánh
giá dựa trên tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP. Năm 1996,
tỷ lệ này của vùng duyên hải là 53%, miền trung là 14% và miền tây là 9%.
Rõ ràng, bên cạnh sự phân cấp quản lý trong cơ chế thương mại và chính
sách giữ lại ngoại tệ trên cơ sở vùng xác định, hiệu quả trong hoạt động
xuất khẩu của một vùng còn phụ thuộc vào những lợi thế về tự nhiên cũng
như trình độ phát triển về công nghiệp của vùng đó. Quảng Đông nổi tiếng
với chiến lược hướng ngoại, là tỉnh có tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
trên GDP cao nhất, nhờ có địa lý gần Hông Kông và một lượng lớn vốn
nước ngoài đầu tư vào khu vực sản xuất hàng xuất khẩu. Các thành phố
công nghiệp với công nghệ tiên tiến và lao động lành nghề như Thượng
Hải, Bắc Kinh và Thiên Tân cũng có tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
trên GDP khá cao.
2. Kết quả sau một năm gia nhập WTO
2.1 Xuất nhập khẩu và nội tiêu
Khác với nhiều dự đoán ban đầu về khả năng sau khi gia nhập WTO,
Trung Quốc sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực như: làm giảm khả năng xuất
khẩu, tăng mức thất nghiệp, nhiều DNNN kinh thua lỗ doanh bị đóng cửa,
nông nghiệp sa sút... ngược lại các tác động tích cực thể hiện rất rõ, đó là lĩnh
vực sản xuất kinh doanh và ngoại thương vẫn gia tăng đều đặn, số vốn đầu tư
nước ngoài vào Trung Quốc vẫn đứng ở mức cao. Sản lượng lương thực cả
năm đạt 457,5 triệu tấn, tăng 1,1%. Tổng giá trị hàng hoá, xuất nhập khẩu đạt
600 tỷ USD - tăng 21,8%, trong khi đầu tư nước ngoài tăng 8,7%, dự trữ
ngoại tệ tăng xấp xỉ 30%. 9
9 Thời báo kinh tế Việt Nam 2002 - 2003
Các động lực quan trọng cho tăng trưởng là tiêu dùng, chi tiêu của chính
phủ vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và xuất khẩu. Chính phủ Trung
Quốc đã rót những khoản tiền lớn cho một số dự án trọng điểm. Chỉ trong 11
46
tháng đầu năm 2002, đầu tư vào tài sản cố định đạt 2611,9 tỷ NDT (tương
đương 315 tỷ USD), tăng 22,4%. Đây là tốc độ tăng nhanh nhất kể từ năm
1997 đến nay. Cùng với tăng chi tiêu của Chính phủ, chương trình kích cầu
tăng trưởng kinh tế trong 3 năm qua làm cho nhu cầu tiêu dùng của cư dân
tăng nhanh. Năm 2002 được xem là năm hưng thịnh của tiêu dùng, kim ngạch
bán lẻ hàng hoá tăng hơn 10%. Nhiều người Trung Quốc cho rằng thời đại
tiêu dùng hàng cao cấp của họ đã tới. Lượng ô tô tiêu thụ trong 10 tháng đầu
năm tăng 50%, trong đó sức mua của tư nhân chiếm 70%. Thị trường các sản
phẩm thông tin rất sôi động. Các thiết bị thông tin như di động, vô tuyến màu,
đầu đĩa DVD đã nhanh chóng xuất hiện trong mỗi hộ gia đình với tốc độ tăng
đạt 62%. Số điện thoại thuê bao ở Trung Quốc đã lên tới trên 400 triệu. Số
người sử dụng điện thoại di động đạt 190,4 triệu. Nhu cầu xây dựng nhà ở của
Trung Qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a1.PDF