MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I: Lý luận chung về công cụ chứng khoán phái sinh 4
1.1. Khái niệm chứng khoán phái sinh 4
1.2. Một số loại chứng khoán phái sinh điển hình 5
1.2.1. Hợp đồng kỳ hạn (Forwards) 5
1.2.2. Hợp đồng tương lai (Futures) 6
1.2.3. Hợp đồng quyền chọn (Options) 28
1.2.4. Hợp đồng hoán đổi (Swaps) 40
1.3. Người giao dịch chứng khoán phái sinh 41
1.3.1. Người rào chắn rủi ro 42
1.3.2. Người đầu cơ 42
1.3.3. Người kinh doanh chênh lệch giá 44
Chương II: Thị trường chứng khoán phái sinh và hoạt động của một số thị trường chứng khoán phái sinh trên thế giới 46
2.1. Chức năng của thị trường chứng khoán phái sinh 46
2.1.1. Chức năng dự đoán và phát hiện giá 47
2.1.2. Chức năng chuyển đổi rủi ro 48
2.1.3. Chức năng tạo tính thanh khoản cho chứng khoán 48
2.1.4. Nâng cao tính hiệu quả và tính liên kết của các thị trường 49
2.2. Đặc điểm chung về tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh 51
2.3. Một số thị trường chứng khoán phái sinh thế giới 51
2.3.1. Thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ 54
2.3.2. Thị trường chứng khoán phái sinh Nhật Bản 57
2.3.3. Thị trường chứng khoán phái sinh Hàn Quốc 58
2.3.4. Thị trường chứng khoán phái sinh Đài Loan 62
2.4. Các xu thế phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh thế giới 64
2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các thị trường chứng khoán phái sinh thế giới 64
Chương III: Khả năng hình thành thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam 68
3.1. Khái quát thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán phái sinh nói riêng 68
3.2. Nhu cầu ứng dụng thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam 72
3.3. Sự cần thiết của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam 76
3.3.1. Xúc tác cho các doanh nghiệp mới hình thành 76
3.3.2. Tạo việc làm trực tiếp và tác động đến nền kinh tế 77
3.3.3. Vai trò thông tin và vai trò kết nối các thị trường 78
3.3.4. Tác động kinh tế chung của SGD chứng khoán phái sinh tài chính 79
3.4. Các điều kiện phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam 82
3.4.1. Sự hoàn thiện và sẵn sàng của các môi trường kinh tế, pháp lý, xã hội, hạ tầng cơ sở kỹ thuật 82
3.4.2. Sự hiện diện và sẵn sàng của các nhóm tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng, tổ chức, vận hành, quản lý thị trường 82
3.4.3. Sự đa dạng các lợi ích liên quan đến giao dịch 83
3.5. Một số định hướng xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam 84
Kết luận 90
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1812 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số công cụ chứng khoán phái sinh và khả năng áp dụng thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường chứng khoán phái sinh là để đáp ứng nhu cầu của những nhà phòng hộ giá. Người nông dân muốn chốt mức giá đảm bảo cho các sản phẩm của họ, còn nhà thương buôn thu muốn chốt mức giá mà họ muốn thanh toán cho những sản phẩm này. Công cụ phái sinh có thể làm cho cả hai bên đạt được mục tiêu của mình.
Có điểm khác nhau cơ bản giữa việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn để rào chắn. Hợp đồng kỳ hạn được thiết kế để dung hoà rủi ro bằng việc cố định giá mà người rào chắn sẽ phải trả hoặc nhận từ tài sản cơ sở. Hợp đồng quyền chọn, ngược lại, sẽ cung cấp việc bảo hiểm. Chúng cung cấp cho người đầu tư cách thức bảo vệ chính mình trước sự biến động giá ngược với ý muốn trong tương lai, đồng thời vẫn cho phép họ có được lợi nhuận từ những biến động giá mong muốn. Khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn liên quan đến thanh toán phí trước.
Người đầu cơ.
Bây giờ chúng ta xem xét các hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn được các nhà đầu cơ sử dụng như thế nào. Trong khi người rào chắn rủi ro muốn tránh những biến động giá của tài sản cơ sở ngược lại với ý muốn, thì nhà đầu cơ lại mong muốn tham gia vào các vị thế giao dịch trên thị trường, cho dù giá tài sản cơ sở sẽ tăng hay giảm.
Chúng ta xem xét một ví dụ xem một nhà đầu cơ sẽ sử dụng một quyền chọn như thế nào. Giả sử vào tháng 9, một người đầu cơ muốn có một vị thế trường về cổ phiếu công ty Exxon. Nói cách khác, người đầu cơ muốn ở trong vị thế có lãi nếu giá cổ phiếu này tăng. Giả thiết rằng giá 1 cổ phiếu hiện hành là 78$ và hợp đồng quyền chọn mua cổ phiếu, giao hàng tháng 12 với giá thực hiện là 80$, có giá bán hiện hành là 3$/1 quyền mua 1 cổ phiếu. Có 2 phương án có thể xảy ra, giả định rằng người đầu cơ muốn đầu tư 7800$. Phương án thứ nhất là mua 100 cổ phiếu. Phương án thứ 2 là mua 2600 quyền chọn mua (có nghĩa là 26 hợp đồng quyền mua) cổ phiếu Exxon với giá 3$*2600 = 7800$.
Giả thiết rằng dự đoán của người đầu cơ là đúng và giá cổ phiếu Exxon tăng đến 90$ vào tháng 12. Với phương án thứ nhất mua cổ phiếu sẽ dẫn tới lãi thu được là: 100*(90-78) =1200$
Với phương án thứ hai, lãi sẽ lớn hơn. Một quyền mua cổ phiếu Exxon với giá thực hiện là 80$ sẽ cho lãi 10$/ 1 cổ phiếu, vì quyền chọn sẽ cho phép tài sản trị giá 90$ được mua với giá 80$. Tổng lãi thu được từ tất cả số quyền chọn đã mua là l2600*10$ = 26000$. Nếu đem trừ đi cổ phiếu gốc để mua quyền chọn, tổng số lãi thu được còn lại là: 26000-7800 = 18200$
Chiến lược quyền chọn do vậy sẽ cho lãi gấp 15 lần so với chiến lược mua cổ phiếu.
Nhưng ngược lại, quyền chọn đồng thời cũng làm tăng khoản lỗ tiềm năng. Giả thiết rằng giá cổ phiếu rơi xuống còn 70$ vào tháng 12, phương án thứ nhất mua cổ phiếu sẽ dẫn tới lỗ là : 100*(78-70) =800$. Với phương án thứ hai, vì những quyền mua vào được kết thúc bằng cách không thực hiện quyền, nên chiến lược quyền chọn này sẽ dẫn đến lỗ là 7800$ - chính là khoản tiền chi phí để mua quyền.
Đối với một đầu tư cụ thể, việc sử dụng quyền chọn sẽ nhân lên rất nhiều kết quả tài chính. Kết quả tốt sẽ rất tốt và kết quả xấu sẽ trở nên rất xấu.
Những hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn là những công cụ tương tự như nhau đối với những người đầu cơ trong trường hợp cả hai đều có thể cho những kết quả mang tính đòn bẩy. Tuy nhiên, có một điểm khác nhau quan trọng giữa hai hình thức. Với hợp đồng kỳ hạn, khoản lỗ tiềm năng của người đầu cơ cũng như khoản lãi tiềm năng rất lớn. Còn đối với “vị thế trường” trong hợp đồng quyền chọn, người đầu cơ chỉ mất tối đa là khoản chi phí để mua quyền (giới hạn khoản lỗ).
Người kinh doanh chênh lệch giá.
Người kinh doanh chênh lệch giá là một nhóm giao dịch quan trọng thứ ba tham gia trên thị trường công cụ phái sinh, kinh doanh chênh lệch giá là việc kiếm lời khi đồng thời tham gia vào hai giao dịch tại hai hay cùng một thị trường. Giao dịch chênh lệch giá đơn giản chỉ là đồng thời mua một hợp đồng và bán một hợp đồng khác để hưởng lợi nhuận do có sự chênh lệch giá. Trong cùng một thị trường, nếu chênh lệch giữa giá một hợp đồng tương lai đến hạn và giá giao ngay của cùng một loại hàng hoá là đáng kể (cao hơn chi phí), một nhà đầu tư có thể dễ dàng kiếm tiền bằng việc đồng thời mua và bán hai hợp đồng này. Ví dụ, nếu giá hợp đồng cổ phiếu A đến hạn cao hơn 10$ so với giá giao ngay, nhà đầu cơ đơn giản bán cổ phiếu A trên thị trường hợp đồng tương lai, mua cổ phiếu A trên thị trường giao ngay, chuyển số cổ phiếu A mua trên thị trường giao ngay sang thanh toán cho hợp đồng tương lai. Kết quả là kiếm được một khoản lợi nhuận không rủi ro là 10$/ 1 cổ phiếu, trừ đi hoa hồng và phí giao dịch. Giống như vậy, nếu giá hợp đồng tương lai thấp hơn 10$, một nhà đầu cơ có thể mua trên thị trường hợp đồng tương lai, tiến hành giao hàng, và rồi bán lại trên thị trường giao ngay để kiếm lợi nhuận là 10$/ 1 cổ phiếu.
Cũng như vậy, trong một thị trường thông thường, giá của hợp đồng tương lai tháng càng xa luôn cao hơn giá của hợp đồng tháng gần ngày thoả thuận hơn, gọi là khoản giá phụ trội, thể hiện khoản phí lưu giữ hàng trong kho – như phí lưu kho, lãi suất đối với khoản vốn đầu tư vào hàng hoá và khoản bảo hiểm lỗ. Tuy nhiên, thỉnh thoảng thị trường bị biến động ngược chiều, giá của hợp đồng tháng kế tiếp thấp hơn giá hợp đồng tháng trước đó. Điều này thường là hậu quả của sức ép mua trên thị trường giao ngay, làm cho giá tăng lên và khuyến khích những người nắm giữ hàng hoá trong kho bán ra hơn là tiếp tục giữ chúng. Tình huống này được gọi là “ép bán” (short squeeze) và có thể do hậu quả thiếu hàng tạm thời của thị trường, hoặc có thể do một vài cá nhân hoặc một nhóm các nhà đầu tư thao túng mua vét hết hàng ở thị trường bằng việc mua hết hàng từ các nguồn cung cấp hàng, nhằm làm cho giá tăng lên một cách giả tạo và tạo sức ép lên những người phải mua hàng hoá. Những tình huống này trên thị trường có thể cung cấp cơ hội cho các nhà đầu tư tinh khôn kiếm được lợi nhuận với rủi ro thấp, mặc dụ giao dịch chênh lệch giá này không nhất thiết lúc nào cũng có rủi ro thấp hơn giao dịch vị thế rõ ràng.
Tóm lại, có thể nhận diện 3 loại người giao dịch sử dụng các công cụ này, đó là người rào chắn rủi ro, người đầu cơ, người kinh doanh chênh lệch giá. Người rào chắn rủi ro là người ở vào vị thế nơi họ đối mặt với rủi ro gắn với giá một loại tài sản. Họ sử dụng công cụ phái sinh để cắt giảm hay giảm thiểu rủi ro, chuyển giao rủi ro. Người đầu cơ muốn cá cược về những sự vận động trong tương lai của giá một loại tài sản. Họ sử dụng công cụ phái sinh để có được lợi nhuận đòn bẩy, họ sẵn sàng tiếp nhận rủi ro được chuyển giao từ những người muốn phòng vệ, rào chắn để có thể có được lợi nhuận lớn. Người kinh doanh chênh lệch giá là người thông qua kinh doanh để nắm lấy lợi thế khi có sự chênh lệch giá trên hai thị trường khác nhau.
Thông qua ba loại người giao dịch trên thị trường phái sinh, chúng ta có thể thấy rõ chức năng của công cụ phái sinh, chúng được dùng để chuyển giao, phân tán rủi ro. Đây là chức năng chủ yếu nhất của công cụ phái sinh. Ngoài ra chúng còn được sử dụng để quản lý đầu tư nhằm tăng lợi nhuận, có được lợi nhuận đòn bẩy…
Chương ii
thị trường chứng khoán phái sinh và hoạt động của một số thị trường chứng khoán phái sinh trên thế giới
2.1. chức năng của thị trường chứng khoán phái sinh.
Tương tự như TTCK nói chung, nếu xét về hình thức bên ngoài, TTCK phái sinh đơn giản chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán CK phái sinh, xét về bản chất chúng không phải là nơi trao đổi, luân chuyển, phân bổ các khoản vốn như thị trường cổ phiếu hay trái phiếu, mà là nơi người ta “đóng gói” các khoản rủi ro để mua bán, trao đổi, và đi kèm với nó là “lợi nhuận”. Đây là nơi tiến hành các hoạt động quản lý rủi ro hay tìm kiếm lợi nhuận.
TTCK phái sinh xét theo nghĩa rộng, không chỉ là địa điểm, phương tiện để thực hiện các hoạt động mua bán CK phái sinh, mà còn bao gồm tổng thể các yếu tố thị trường như: các đối tượng tham gia, các dịch vụ thị trường, các phương thức tổ chức, hoạt động và các yếu tố khác.
TTCK phái sinh có các chức năng chủ yếu sau đây:
2.1.1. Chức năng dự đoán và phát hiện giá
Các mức giá trên thị trường có tổ chức phản ánh những cách nhìn tổng hợp của người mua và người bán, không chỉ về nhu cầu mua và bán tại thời điểm hiện tại mà còn là mối quan hệ trong thời gian trước đó. Điều này không có nghĩa rằng một mức giá cả của các hợp đồng là một sự suy đoán không có cơ sở. Thay vào đó, đây là sự bộc lộ quan điểm liên quan đến cung và cầu tương lai tại một thời điểm nhất định. Khi các điều kiện thay đổi, các quan điểm thay đổi và, dĩ nhiên, giá cả cũng thay đổi. Những thay đổi này không làm cho việc tạo lập giá trở nên ít tác dụng hơn. Ngược lại, việc duy trì sự cân bằng cung cầu hiện tại sẽ làm cho hệ thống trở nên hữu ích hơn một lần dự đoán.
Thông tin đã tạo ra bởi giao dịch công cụ phái sinh thông qua quá trình tạo lập giá cả là quý giá cho việc kế hoạch các giai đoạn kinh doanh, sản xuất, phân phối sản phẩm trong tương lai. Kế hoạch là một khâu thông thường của mọi hoạt động kinh doanh. Thật cần thiết để đạt được hiệu quả tối đa và tối thiểu hóa các chi phí hoạt động. Trong pham vi mà các thị trường tương lai cải thiện việc kế hoạch và tính hiệu quả và giảm các chi phí hoạt động, các lợi ích chuyển sang cho người tiêu dùng và nền kinh tế.
2.1.2. Chức năng chuyển đổi rủi ro.
Một chức năng cơ bản thứ hai của SDG công cụ phái sinh là sự chuyển đổi rủi ro. Thị trường cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho những rủi ro này được “đóng gói” theo các cách đặc biệt và chuyển từ những chủ thể chứa đựng rủi ro nhưng không muốn có rủi ro (các hoạt động kinh doanh) sang những chủ thể muốn gánh chịu rủi ro để tìm kiếm lợi nhuận lớn (các nhà đầu cơ)
Rủi ro của sự thay đổi giá cả luôn tồn tại. Rủi ro này đại diện cho mức chi phí mà một ai đó phải bỏ ra. Nếu một nhà kinh doanh, người cho vay, người đi vay, một thương nhân hay một nhà trung gian phải chịu rủi ro, thì họ sẽ phải trả cho bên đối tác ít hơn hay trả nhiều hơn hay kết hợp cả hai trường hợp. Nếu nhà kinh doanh hay một thương nhân phải chịu rủi ro trực tiếp, thì họ sẽ cần được bù đắp mức gánh chịu rủi ro và lần lượt chuyển chúng sang chi phí của rủi ro đó. Trong bất kỳ trường hợp nào, chi phí của rủi ro gánh chịu đều trở thành một mức phí trên thị trường.
Nhiều lợi ích kinh tế cơ bản đều có được từ chức năng bảo đảm. Những lợi ích này làm giảm chi phí tài chính chứa đựng trong danh mục tài sản (của tất cả các loại, bao gồm danh mục đầu tư). Các ngân hàng lớn mà huy động các nhà sản suất, nhà phân phối và các nhà chế biến đưa ra những thời hạn tối ưu nhất của họ cho giá trị dạnh mục được bảo vệ hoàn toàn bởi sự bảo đảm đầy đủ. Điều đó là đúng dù là một nhà kinh doanh trái piếu, một nhà giao dịch chứng khoán hay là một nhà buôn hàng hóa.
2.1.3. Chức năng tạo tính thanh khoản cho chứng khoán.
Nếu rủi ro được chuyển đổi hiệu quả, thì phải có một nhóm lớn các nhà đầu tư sẵn sàng mua hoặc bán. Khi một người bảo hộ muốn bán những hợp đồng tương lai để bảo đảm cho vị thế kinh doanh của anh ta, anh ta không thể đợi một thời gian dài để tìm được người muốn mua. Anh cần biết anh ta có thể thực hiện được giao dịch một cách nhanh chóng hay không. SGD công cụ phái sinh cung cấp cùng một lúc nhiều nhà đầu cơ, vì vậy giao dịch có thể được thực hiện nhanh chóng. Hơn nữa, bằng cách bù trừ tất cả các giao dịch, SGD cho phép các hợp đồng được mua và bán ngay.
2.1.4. Nâng cao tính hiệu quả và tính liên kết của các thị trường.
Một thị trường tương lai hoạt động như một tâm điểm nơi mà người mua và người bán có thể gặp nhau nhanh chóng. Điều này làm nâng cao tính hiệu quả của thị trường bằng cách cắt giảm chi phí “tìm kiếm đối tác”. Người mua luôn biết tìm kiếm người bán ở đâu và ngược lại. Họ không cần phải tìm nhau nữa.
Một thị trường tương lai sẽ thúc đẩy cạnh tranh bằng cách liên kết các thị trường địa phương tản mạn lại với nhau. Các nhà độc quyền địa phương sẽ có một thời gian khó khăn để duy trì vị trí của họ khi các thị trường quốc gia có thể dễ dàng tiếp cận tới mọi người, cung cấp cho khách hàng của họ nhiều sự lựa chọn.
Các thị trường tương lai giúp liên kết các thị trường địa phương lại với nhau thành một thị trường quốc gia hay thị trường quốc tế. Một thị trường quốc gia hợp nhất là thị trường mà giá cả trên tất cả các thị trường địa phương sẽ có xu hướng gần lại với mức giá của thị trường quốc gia. Các mối quan hệ giá cả đối với một số lượng lớn các địa phương và một lượng lớn các sản phẩm liên quan trở nên ổn định hơn, phản ánh được rõ hơn giá trị kinh tế và ít phụ thuộc vào các quyền lực độc quyền địa phương. Điều này làm cho việc rào chắn đối với nhiều rủi ro trở nên hiệu quả và năng suất hơn. Thực tế, các thị trường tương lai thúc đẩy sức cạnh tranh thị trường nhiều hơn bằng cách cung cấp một sự thay thế cơ chế tạo giá xuất phát từ sự hội nhập theo chiều dọc của một ngành.
2.2. Đặc điểm chung về tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh.
Thị trường công cụ phái sinh đã xuất hiện từ rất sớm. Thị trường hợp đồng tương lai, kỳ hạn, hoán đổi… có thể được xem như đã xuất hiện từ thời trung cổ, giao dịch đầu tiên của quyền chọn bán và quyền chọn mua bắt đầu ở Châu Âu và Mỹ từ đầu thế kỷ 18. Ban đầu thị trường hoạt động dưới hình thức phân tán, thoả thuận riêng lẻ giữa các tổ chức, cá nhân (thị trường phi tập trung đơn giản).
Hiện nay, vẫn còn một khối lượng khổng lồ công cụ phái sinh thường không được giao dịch trên các Sở giao dịch có tổ chức mà trên thị trường OTC, theo phương thức thoả thuận riêng lẻ giữa các công ty và một tổ chức tài chính đóng vai trò trung gian như một nhà giao dịch. Tuy nhiên, phương thức tổ chức giao dịch đã khác rất nhiều so với hình thức khởi thuỷ của nó. Thông thường các tổ chức như hiệp hội được lập ra với mục đích để cung cấp kỹ thuật, phương tiện nhằm đưa những người mua và những người bán lại với nhau. Nhà đầu tư muốn mua chứng khoán phái sinh liên hệ với một công ty thành viên của hiệp hội, công ty này sẽ cố gắng tìm người bán chứng khoán phái sinh từ những khách hàng của họ hoặc của các thành viên khác của hiệp hội, nếu không có người bán, công ty sẽ tự phát hành với giá cả thích hợp. Thị trường hoạt động theo cách này được gọi là thị trường phi tập trung (hay thị trường OTC), các nhà kinh doanh không tập trung đưa lệnh mua bán trên thị trường cùng một sàn giao dịch. Rất nhiều thị trường OTC đã được trang bị giao dịch thông qua hệ thống mạng máy tính điện tử hiện đại và tiện lợi cho những người tham gia giao dịch. Trên thị trường OTC, các công ty có nhu cầu giao dịch trao đổi với nhau qua điện thoại hoặc hệ thống máy tính điện tử. Có một danh mục tài sản cơ sở cho các chứng khoán phái sinh trên OTC. Các công cụ trên thị trường OTC thường do các tổ chức tài chính thiết lập để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng riêng lẻ, không được quy chuẩn cho tất cả các khách hàng.
Các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi và một lượng lớn hợp đồng quyền chọn hiện nay thường được giao dịch trên thị trường OTC giữa các tổ chức tài chính hoặc giữa tổ chức tài chính với các công ty phi tài chính… Hầu hết các hợp đồng tương lai thường được giao dịch trên các Sở giao dịch chứng khoán phái sinh do đặc điểm chuẩn mực của loại hình công cụ này. Quyền chọn về cổ phiếu lần đầu tiên được giao dịch trên Sở giao dịch vào năm 1973. Kể từ đó đến nay, thị trường quyền chọn có tổ chức đã phát triển mạnh. Hiện nay, chúng được giao dịch tại rất nhiều Sở giao dịch chứng khoán phái sinh trên khắp thế giới.
Tương tự các Sở giao dịch chứng khoán cơ sở, Sở giao dịch chứng khoán phái sinh hiện đại tồn tại nhằm mục đích giúp cho người bán và người mua gặp nhau và cung cấp điều kiện thuận lợi cho các giao dịch. Tại hầu hết các sàn giao dịch, người mua và người bán gặp gỡ nhau tại sàn có các quầy giao dịch, các thiết bị giao dịch đã được máy tính hoá, tự động hoàn toàn cho giao dịch đầu tư qua những màn hình máy tính từ xa. Tại các Sở giao dịch, hoạt động giao dịch sẽ được đảm bảo bằng các phương thức thuận tiện, công bằng, hiệu quả, phù hợp đạo lý và hợp pháp. Sở giao dịch giám sát mọi giao dịch được thực hiện trên sàn giao dịch và xây dựng các quy chế cho những gì mà hoạt động giao dịch sẽ diễn ra. Ngoài ra các Sở giao dịch thu thập và công bố thông tin về giá cả và khối lượng để qua đó các nhà giao dịch có thể biết về thị trường.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao dịch được trung thực và trật tự, một Sở giao dịch chứng khoán phái sinh hiện đại được tổ chức và hoạt động thông qua một tập hợp quy chế nghiêm ngặt. Hầu hết các Sở giao dịch đều là các tổ chức phi lợi nhuận, nơi mà các thành viên được lập thành các ban và hội đồng để quản lý và giám sát hoạt động của Sở.
Nói chung giao dịch trên thị trường OTC vẫn có nhiều rủi ro hơn so với giao dịch trên các Sở giao dịch. Một là, không có thị trường thứ cấp người mua không bán cho bên khác trước ngày đáo hạn. Hai là, không có kỹ thuật đảm bảo rằng các bên mua bán sẽ thực hiện hợp đồng, nếu một trong hai bên không thực hiện hợp đồng thì bên kia phải tốn chi phí kiện tụng.
2.3. Một số thị trường chứng khoán phái sinh thế giới.
2.3.1. Thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ
Ngành công nghiệp giao dịch hợp đồng tương lai và quyền chọn tại Mỹ đã phát triển trong hơn 150 năm qua và đã hoạt động theo quy định của Luật liên bang từ những năm 1920. Hợp đồng tương lai đối với các sản phẩm nông nghiệp đã được giao dịch tại Mỹ từ lúc khởi điểm hoạt động của thị trường hợp đồng tương lai Mỹ thông qua các Sở giao dịch như Uỷ ban giao dịch Chicago (CBOT), Sở giao dịch hàng hoá Chicago (CME)… Trong những năm gần đây, giao dịch các công cụ chứng khoán phái sinh đã mở rộng nhanh chóng trên các thị trường mới. Không chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống hay các sản phẩm nông nghiệp, hợp đồng tương lai và quyền chọn hiện nay còn mở rộng bằng các công cụ tài chính, bao gồm tỷ giá ngoại hối, trái phiếu chính phủ Mỹ và nước ngoài, và các chỉ số cổ phiếu Mỹ và nước ngoài. Hơn nữa, hợp đồng tương lai mới còn có mặt ở những vùng hàng hoá như điện, hải sản, sản phẩm ăn kiêng, mùa vụ, thời tiết… Tính đến thời điểm hiện nay, Mỹ có gần 20 Sở giao dịch công cụ phái sinh, với hơn 68.000 nhà giao dịch sàn, môi giới sàn, môi giới giới thiệu, người hợp tác, người kinh doanh hoa hồng hợp đồng tương lai, và nhà tư vấn giao dịch hàng hoá. Có hơn 240 kiểu hợp đồng tương lai được giao dịch trên các Sở giao dịch hợp đồng tương lai tại Mỹ, tăng gấp đôi so với thập kỷ trước. Khối lượng giao dịch cũng tăng gấp đôi so với con số của 10 năm trước đó. Có xấp xỉ khoảng 350 triệu hợp đồng phái sinh đang lưu hành trên thị trường với tổng giá trị thị trường xấp xỉ 80 nghìn tỷ USD.
Có 4 Sở giao dịch hợp đồng tương lai lớn nhất ở Mỹ là: Uỷ ban giao dịch Chicago (CBOT), Sở giao dịch hàng hoá Chicago (CME), Sở giao dịch hàng hoá NewYork (NYMEX), và Uỷ ban giao dịch New York (NYBOT).
Trong khi giao dịch chứng khoán vốn tập trung ở NewYork (NYSE, NASDAQ), thì giao dịch chứng khoán phái sinh lại tập trung chủ yếu ở Chicago (CBOT, CME). Uỷ ban giao dịch Chicago (CBOT) thành lập năm 1848, là Sở giao dịch hợp đồng tương lai và quyền chọn hàng đầu trong các Sở giao dịch tương lai. CBOT ngày nay là một Sở giao dịch tương lai lớn nhất và lâu đời nhất của thế giới, chiếm gần nửa khối lượng giao dịch tương lai đã thực hiện tại Mỹ. Trong thời kỳ đầu mới thành lập, CBOT chỉ giao dịch các hàng hoá nông nghiệp như ngô, bột mỳ, yến mạch và đậu tương. Các hợp đồng tương lai giao dịch trên Sở ban đầu chỉ là những sản phẩm nông nghiệp không thể cất giữ và những sản phẩm phi nông nghiệp như vàng, bạc. Tuy nhiên, với sự ra đời của những hợp đồng mới đang ngày một gia tăng hàng năm và với số lượng tăng trưởng của các hợp đồng tương lai tài chính và các chỉ số về cổ phiếu đang đẩy lùi các hợp đồng truyền thống về ngũ cốc và vật nuôi. Hợp đồng tương lai tài chính đầu tiên của CBOT được phát hành vào tháng 10/1975 dựa trên Chứng chỉ cầm cố của Hiệp hội cầm cố quốc gia. Kể từ đó, giao dịch hợp đồng tương lai bắt đầu có thêm nhiều sản phẩm mới, như trái phiếu kho bạc Mỹ, chỉ số cổ phiếu, Swap…
Bên cạnh CBOT, Sở giao dịch hàng hoá Chicago (CME) là Sở giao dịch lớn nhất tại Mỹ và lớn thứ hai trên thế giới đối với giao dịch hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Với tư cách là nơi hoạt động quản lý rủi ro toàn cầu, CME cung cấp cho người mua và người bán các sản phẩm chứng khoán phái sinh với 4 loại chính là: tỷ lệ lãi suất, chỉ số cổ phiếu, tỷ giá ngoại hối và hàng hoá. CME có số hợp đồng tương lai và quyền chọn đang lưu hành vào lúc đóng cửa của ngày giao dịch lớn nhất trên bất kỳ Sở giao dịch thế giới nào. Số hợp đồng đang lưu hành vào lúc đóng cửa ngày giao dịch là chỉ dẫn hàng đầu về tính thanh khoản của thị trường. Tính thanh khoản của thị trường là khả năng thực hiện các lệnh mua và bán lớn, nhanh và hiệu quả. Nó chính là thành phần để thu hút khách hàng và đảm bảo sự thành công của thị trường.
Trên phương diện quốc tế, con số các Sở giao dịch đang gia tăng nhanh hơn tại Mỹ, khi các trung tâm kinh tế lớn đã tập trung vào ngành dịch vụ với nhu cầu gia tăng đối với các công cụ mới nhằm bảo đảm chống lại những biến động về lãi suất, tỷ giá hối đoái, và các danh mục chứng khoán có tổ chức. Hiện nay Mỹ có khá nhiều Sở giao dịch tương lai đặt tại nước ngoài như ở Toronto, London, Sao Paulo. Rio de Janeiro, Sydney, Amsterdam, Hongkong, Tokyo…
2.3.2. Thị trường chứng khoán phái sinh Nhật Bản
Sau nhiều năm phát triển nhanh, quy mô của thị trường vốn Nhất Bản được xếp vị trí ngang hàng với thị trường vốn của Mỹ – một trong những thị trường vốn lớn nhất thế giới. Tính đến cuối năm 1990 tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tokyo là 2.822 tỷ đô la, cao hơn so với tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán NewYork (2.269 tỷ đô la). Thị trường trái phiếu Nhật Bản cũng phát triển rất mạnh: tính đến cuối năm 1990 giá trị của trái phiếu chính phủ đang lưu hành là 1.211 tỷ đô la, chiếm 38,3% tổng sản lượng quốc gia của Nhật (GNP), trong khi đó giá trị trái phiếu chính phủ ở Mỹ là 3.365 tỷ đô la chiêm 61% GNP.
Trong những năm gần đây, cùng với việc tăng về quy mô thị trường vốn, Nhật Bản cũng đã có những thay đổi lớn như việc hình thành thị trường quyền chọn và hợp đồng tương lai – một sự kiện đáng được đánh dấu. Các Sở giao dịch vốn xuyên quốc gia cũng đã được tự do hoá ở mức độ cao vì vậy số lượng các nhà đầu tư Nhật Bản và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường ngày càng tăng.
Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán bắt đầu được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) và Sở giao dịch chứng khoán Osaka (OSE) tháng 9/1988. Quyền chọn chỉ số chứng khoán được giao dịch trên OSE tháng 6/1989 và TSE và Sở giao dịch chứng khoán Nagoya (NSE) tháng 10/1989.
Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ cũng được giao dịch trên TSE từ tháng 10/1985 và quyền chọn trái phiếu chính phủ được giao dịch trên thị trường OTC Nhật Bản từ tháng 4/1989. Quyền chọn vốn được giao dịch trên TSE từ năm 1997. Chỉ sau một thời gian kể từ khi đi vào hoạt động khối lượng giao dịch của thị trường quyền chọn và hợp đồng tương lai tăng mạnh sánh ngang với khối lượng giao dịch của các thị trường này của Mỹ.
Thị trường chứng khoán phái sinh Nhật Bản gồm 3 Sở giao dịch chính, đó là Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (Tokyo Stock Exchange – TSE), Sở giao dịch chứng khoán Osaka (Osaka Securities Exchange – OSE) và Sở giao dịch hợp đồng tương lai tài chính quốc tế Tokyo (Tokyo International Financial Futures Exchange – TIFFE). Mỗi Sở giao dịch đều có hàng hoá riêng của mình.
Thị trường các hợp đồng tương lai
Giao dịch hợp đồng tương lai dựa trên 50 cổ phiếu chất lượng cao được thực hiện trên OSE tháng 6/1987. Các giao dịch này được gọi là giao dịch tương lai chỉ số chứng khoán.
Theo sự sửa đổi của Luật chứng khoán năm 1988, TSE bắt đầu giao dịch hợp đồng tương lai TOPIX và OSE bắt đầu giao dịch hợp đồng tương lai NIKKEI ngày 3/9/1988. Kể từ khi giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán được giới thiệu, khối lượng giao dịch tăng mạnh theo từng năm. Hiện nay, giá trị giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán quy đổi ra đôla trên OSE cao hơn so với hợp đồng tương lai S&P 500 trên Sở giao dịch chứng khoán Chicago, vì vậy OSE được xem là thị trường hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán lớn nhất thế giới.
Nhằm tăng công cụ quản lý rủi ro lãi suất cho các công ty chứng khoán, các tổ chức tài chính và các đối tượng tham gia thị trường khác, TSE bắt đầu cho phép giao dịch hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ có thời hạn 10 năm – hợp đồng tương lai tài chính được giao dịch tại Nhật Bản ngày 19/10/1985. Sau đó, hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ thời hạn 20 năm và trái phiếu có thời hạn 5 năm được đưa vào giao dịch ngày 8/7/1988 và ngày 16/2/1996.Việc đưa hàng hoá này vào giao dịch cũng là một trong những cố gắng của Sở giao dịch nhằm từng bước quốc tế hoá thị trường. Thị trường hợp đồng tương lai Nhật Bản phát triển rất nhanh và hiện nay được xem là một trong những thị trường hợp đồng tương lai lớn nhất thế giới.
Thị trường quyền chọn
OSE đưa quyền chọn bình quân NIKKEI vào giao dịch từ tháng 6/1989 - đây là quyền chọn đầu tiên đượ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33085.doc