Nếu như môi trường kinh tế là nền tảng thì môi trường pháp lý, nếu phù hợp và đồng bộ, sẽ tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán nói chung và công ty quản lý quỹ cũng như các quỹ đầu tư hoạt động lành mạnh, có hiệu quả và ngày càng phát triển. Môi trường pháp lý đồng bộ, ổn định phải đạt được các yêu cầu sau:
+ Có hệ thống văn bản pháp quy mang tính tổng thể quy định cụ thể và rõ ràng về địa vị pháp lý, phạm vi hoạt động, quyền và trách nhiệm của các bên tham gia vào hoạt động của các định chế trên nhằm mục đích của pháp luật là bảo vệ người đầu tư.
+ Tạo ra các cơ chế đầy đủ và đồng bộ cho các hoạt động của các định chế như cơ chế thuế, ngoại hối,
Ngành chứng khoán tại Việt Nam hình thành chậm hơn rất nhiều so với các ngành khác. Vì vậy khái niệm về chứng khoán và thị trường chứng khoán dường như chưa được đề cập nhiều tới trong các bộ Luật trước đây từ Luật Dân sự đến Luật Thương mại, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp Riêng công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư lại là các đối tượng hoàn toàn mới chưa từng được đề cập đến trong bất lỳ văn bản pháp lý nào trước đây ngoài Nghị định 48/1998/CP – NĐ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Vì văn bản điều chỉnh hoạt động của các đối tượng tham gia vào thị trường chứng khoán nói chung và công ty quản lý quỹ cũng như quỹ đầu tư chỉ ở cấp độ Nghị định, do đó các đối tượng này đồng thời phải chịu sự điều chỉnh của các luật liên quan trong khi các luật này lại chưa đưa ra các quy phạm điều chỉnh cụ thể và đầy đủ. Điều đó dẫn đến nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, không đồng bộ trong hệ thống các văn bản điều chỉnh về các đối tượng tham gia thị trường chứng khoán. Sự ra đời Luật Chứng khoán năm 2005 đã đảm bảo hiệu lực pháp lý cao hơn, góp phần ổn định môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường chứng khoán cũng như của các định chế tài chính trung gian như quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ.
92 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2163 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số định hướng và giải pháp phát triển các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y mang hình thái của quỹ tư nhân nhưng nó lại rất khác biệt là không uỷ thác hoạt động đầu tư cho một tổ chức nào mà tự tiến hành đầu tư cho mình. Điều đó có thể lý giải bởi một trong những hạn chế cơ bản của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là tính chuyên nghiệp của hoạt động đầu tư hầu như chưa cao. Ngay cả đội ngũ những người hành nghề kinh doanh chứng khoán tại các công ty chứng khoán cũng chưa có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao. Từ sự phân tích trên đâycó thể thấy rằng các quỹ tự phát không có nét tương đồng về bản chất hoạt động với quỹ đầu tư chứng khoán hay các quỹ đầu tư tập thể là đối tượng nghiên cứu chính trong đề tài.
Điều kiện và nhân tố tác động tới việc hình thành và phát triển quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ ở Việt Nam:
Điều kiện vĩ mô:
Môi trường kinh tế:
Sau những năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm ổn định từ 8% - 9% trong giai đoạn từ năm 1992 -1997. Giai đoạn 1998 -1999, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tại các nước trong khu vực, mức tăng trưởng giảm xuống chỉ còn 4,4%/năm. Sang năm 2000 lại có dấu hiệu phục hồi với mức tăng trưởng trên 6% . Lạm phát giảm từ 774,7% năm 1986 xuống còn 67,5% năm 1990, từ năm 1998 xuống dưới 5%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi theo chiều hướng tích cực, từ năm 1990 bắt đầu có tích luỹ nội bộ từ nền kinh tế , truy cập lúc 20:46’ ngày 22/04/2009
.
Các chính sách tiền tệ, vấn đề lãi suất, tỷ giá ngoại hối, chỉ số chứng khoán là những vấn đề nhạy cảm, luôn có tác động đối với thị trường tài chính và thị trường chứng khoán nói chung cũng như đối với nền kinh tế thị trường nói chung. Về cơ bản, sự điều hành vĩ mô về các chính sách này ngày càng mang tính thị trường hơn. Đứng dưới giác độ của người đầu tư, lãi suất tiền gửi cũng như tỷ giá hối đoái là những yếu tố tác động đến việc di chuyển luồng tiền dùng để đầu tư của công chúng từ thị trường tiền tệ sang thị trường chứng khoán và ngược lại. Các biến động về lãi suất cũng như tỷ giá trên thị trường tiền tệ có tác động đáng kể tới thị trường chứng khoán.
Từ tháng 8/2000, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã thực hiện bước đổi mới căn bản về điều hành lãi suất, thay cơ chế cũ bằng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với cho vay đồng Việt Nam và cơ chế lãi suất thị trường có sự quản lý đối với cho vay bằng đồng ngoại tệ. Theo đánh giá chung, với việc thực hiện các giải pháp đồng bộ, việc thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản đã đi vào nề nếp, mặt bằng lãi suất đã hình thành một cách hợp lý theo xu hướng có lợi cho lãi suất VNĐ, hạn chế được vòng chu chuyển vốn từ VNĐ sang ngoại tệ; lãi suất cho vay được hình thành theo hướng tích cực, đáp ứng được chủ trương kích cầu của Chính phủ. Hôm 21/10/2007, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa lãi suất cơ bản từ mức 14% về 13%. Đây được xem là bước nới lỏng chính sách tiền tệ đầu tiên sau nhiều tháng thắt chặt. Để chống lạm phát, hôm 1/2/2008, Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất cơ bản lên 8,75%, sau hơn hai năm duy trì ở mức 8,25%. Tiếp đó, ngày 19/5, lãi suất cơ bản tăng mạnh lên ngưỡng 12% và chạm đỉnh 14% vào ngày 11/6. Trước diễn biến của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, từ tháng 11/2008, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm mức lãi suất cơ bản từ 13%/năm xuống còn 12%/năm. Đây là lần cắt giảm lãi suất thứ 2 trong năm 2008 , 15:16 ngày 5/11/2008 truy cập lúc 21:4’ ngày 22/04/2009
. Lãi suất tiền gửi ngoại tệ trong năm qua của các ngân hàng thương mại đều giảm so với năm trước, mức lãi suất cao nhất chỉ còn 3,4 – 3,7%/năm so với 6%/năm của cùng kỳ năm trước ngày 28/11/2008 truy cập lúc 21:29’ ngày 22/04/2009
.
Môi trường kinh tế ổn định làm cho nhu cầu về vốn cho sản xuất và kinh doanh tăng lên, các doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn, do đó tạo ra cơ hội cho việc tham gia của các quỹ đầu tư vào nền kinh tế nói chung.
Theo một kết quả điều tra của Tổng cục thống kê về vốn đầu tư cho phát triển của toàn xã hội trong hai năm 2007 – 2008, khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2007 theo giá thực tế ước tính đạt 461,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4% tổng sản phẩm trong nước (đạt kế hoạch đề ra 40% GDP) và tăng 15,8% so với năm 2006, trong đó vốn khu vực Nhà nước 200 nghìn tỷ đồng, chiếm 43,3% tổng vốn và tăng 8,1%; vốn khu vực ngoài Nhà nước 187,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,7% và tăng 24,8%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 74,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 16% và tăng 17,1%.Trong vốn nhà nước, vốn đầu tư từ ngân sánh nhà nước (gồm vốn dự án và chương trình mục tiêu) ước tính thực hiện 97 nghìn tỷ đồng, bằng 101,6% kế hoạch năm, trong đó vốn do địa phương quản lý 64,4 nghìn tỷ đồng, bằng 107,2%, vốn trung ương quản lý đạt thấp hơn so với dự toán, chỉ bằng 92,2%; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ước tính 40,3 nghìn tỷ đồng, đạt kế hoạch năm và vốn của các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức nhà nước khác khoảng 62,7 nghìn tỷ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng khá, ước tính năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,3% so với năm 2006 và vượt 56,3% kế hoạch cả năm, trong đó vốn cấp phép mới là 17,86 tỷ USD , 17:38 31/12/2007 truy cập 22:18’ ngày 25/04/2009
. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt 637,3 nghìn tỷ đồng, bằng 43,1% GDP và tăng 22,2% so với năm 2007, bao gồm vốn khu vực Nhà nước 184,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,9% tổng vốn và giảm 11,4%; khu vực ngoài Nhà nước 263 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,3% và tăng 42,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 189,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,8% và tăng 46,9%. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm nay tiếp tục đạt kết quả cao. Trong tháng 12/2008, cả nước có 112 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép mới với tổng số vốn đăng ký 1254 triệu USD, nâng tổng số dự án cấp phép từ đầu năm đến 19/12/2008 lên 1171 dự án với tổng vốn đăng ký 60,3 tỷ USD, giảm 24,2% về số dự án nhưng gấp 3,2 lần về vốn đăng ký so với năm 2007. Nếu tính cả 3,7 tỷ USD vốn đăng ký tăng thêm của 311 dự án được cấp phép từ các năm trước thì năm 2008 cả nước đã thu hút được 64 tỷ USD vốn đăng ký, gấp gần 3 lần năm 2007, đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007 ,14:08 31/12/2008 truy cập 22:30’ ngày 25/04/2009
.
Số liệu trên cho thấy nhu cầu vốn đầu tư của xã hội rất lớn và nhu cầu đó sẽ ngày càng tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Để tạo điều kiện cho các định chế tài chính trong đó có thị trường chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán phát triển và hoạt động hiệu quả cũng như người dân có thể an tâm bỏ vốn đầu tư qua các tổ chức trên, cần tạo ra các cơ chế và chính sách phù hợp như chính sách phát triển kinh tế một cách hợp lý, đổi mới cơ chế tài chính cho hệ thống tài chính quốc gia và tài chính doanh nghiệp.
Chính sách đề cập ở đây bao gồm chính sách dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Chính sách dài hạn, trung hạn phải được xây dựng trên một tầm nhìn chiến lược, được sử dụng trong một thời gian dài. Vì vậy, nó cần được xây dựng trên cơ sở báo cáo tổng hợp, phân tích chuẩn xác, từ đó mới có thể đề ra được một chiến lược đúng đắn. Chính sách ngắn hạn được xây dựng trên cơ sở chính sách dài hạn, đồng thời có sự điều chỉnh dựa trên diễn biến tình hình thực tế của từng thời kỳ.
Môi trường pháp lý:
Nếu như môi trường kinh tế là nền tảng thì môi trường pháp lý, nếu phù hợp và đồng bộ, sẽ tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán nói chung và công ty quản lý quỹ cũng như các quỹ đầu tư hoạt động lành mạnh, có hiệu quả và ngày càng phát triển. Môi trường pháp lý đồng bộ, ổn định phải đạt được các yêu cầu sau:
+ Có hệ thống văn bản pháp quy mang tính tổng thể quy định cụ thể và rõ ràng về địa vị pháp lý, phạm vi hoạt động, quyền và trách nhiệm của các bên tham gia vào hoạt động của các định chế trên nhằm mục đích của pháp luật là bảo vệ người đầu tư.
+ Tạo ra các cơ chế đầy đủ và đồng bộ cho các hoạt động của các định chế như cơ chế thuế, ngoại hối,…
Ngành chứng khoán tại Việt Nam hình thành chậm hơn rất nhiều so với các ngành khác. Vì vậy khái niệm về chứng khoán và thị trường chứng khoán dường như chưa được đề cập nhiều tới trong các bộ Luật trước đây từ Luật Dân sự đến Luật Thương mại, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp… Riêng công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư lại là các đối tượng hoàn toàn mới chưa từng được đề cập đến trong bất lỳ văn bản pháp lý nào trước đây ngoài Nghị định 48/1998/CP – NĐ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Vì văn bản điều chỉnh hoạt động của các đối tượng tham gia vào thị trường chứng khoán nói chung và công ty quản lý quỹ cũng như quỹ đầu tư chỉ ở cấp độ Nghị định, do đó các đối tượng này đồng thời phải chịu sự điều chỉnh của các luật liên quan trong khi các luật này lại chưa đưa ra các quy phạm điều chỉnh cụ thể và đầy đủ. Điều đó dẫn đến nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, không đồng bộ trong hệ thống các văn bản điều chỉnh về các đối tượng tham gia thị trường chứng khoán. Sự ra đời Luật Chứng khoán năm 2005 đã đảm bảo hiệu lực pháp lý cao hơn, góp phần ổn định môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường chứng khoán cũng như của các định chế tài chính trung gian như quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ.
Điều kiện vi mô:
Điều kiện vi mô cho sự phát triển của bất kỳ một tổ chức kinh tế nào bao gồm nhiều yếu tố, tuy nhiên tôi chỉ đề cập ở đây những yếu tố cơ bản và có thể tác động tới các quỹ đầu tư tập thể cũng như các công ty quản lý quỹ. Đó là triển vọng phát triển của ngành chứng khoán, khả năng gia nhập ngành hay việc tham gia vào hoạt động kinh doanh quản lý quỹ của các tổ chức kinh tế, yếu tố tâm lý người đầu tư, các nhân tố định mức tín nhiệm.
Sự phát triển của thị trường chứng khoán:
Triển vọng tăng trưởng của một ngành kinh tế có thể có liên hệ chặt chẽ với chu kỳ kinh tế. Một ngành có triển vọng tăng trưởng mạnh có thể mang lại cho các doanh nghiệp trong ngành những cơ hội kinh doanh thuận lợi.
Sự phát triển của thị trường chứng khoán là một trong các yếu tố vi mô ảnh hưởng lớn tới sự hình thành của các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ bởi vì đây chính là môi trường hoạt động kinh doanh chính cho các định chế này.
Sự ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm Giao dịch Chứng khoán tại TP Hồ Chí Minh vào tháng 7/2001 , 16:52' 06/02/2006 truy cập lúc 23:56’ ngày 25/04/2009
. Lúc này thực tế cho thấy quy mô thị trường còn quá nhỏ. Sự đóng góp của thị trường đối với sự phát triển kinh tế hầu như chưa đáng kể. Tuy thị trường chứng khoán Việt Nam chưa mang lại hiệu quả thực sự cho nền kinh tế Việt Nam nhưng bước đầu đã tạo tiền đề cho việc huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, cùng với các chính sách định hướng của chính phủ cũng như yêu cầu của nền kinh tế thị trường để nền kinh tế Việt Nam sớm có thể hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, vai trò của thị trường chứng khoán sẽ ngày càng được thừa nhận và sẽ thu hút đông đảo công chúng đầu tư. Nhờ đó mà hoạt động kinh doanh của các định chế tài chính như các quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường cũng phát triển và có hiệu quả hơn.
Mặc dầu quy mô TTCK Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, nhưng triển vọng phát triển trong tương lai được đánh giá là khá tiềm năng khi mà chính phủ và các doanh nghiệp đang có những động thái rất tích cực nhằm thúc đẩy hoạt động của thị trường chứng khoán. Chính phủ đang xúc tiến cổ phần hóa một loạt các tổng công ty lớn thuộc sở hữu Nhà nước như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Mobile phone, Vina phone, v.v... với quy mô vốn từ vài trăm đến vài ngàn tỉ đồng. Chính phủ chủ trương sau khi cổ phần hóa sẽ nhanh chóng niêm yết cổ phiếu của các tổng công ty này trên TTGDCK. Các ngân hàng cổ phần tiến hành niêm yết cổ phiếu.Sacombank đã niêm yết vào đầu tháng 7.2006 và dự kiến tiếp đến sẽ là ACB. Mỗi ngân hàng có giá trị thị trường hơn 1 tỉ đô la Mỹ. Cổ phần hóa và niêm yết các công ty đầu tư nước ngoài. Công ty có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên đã cổ phần hóa thành công là Công ty cáp điện Taya vào tháng 5.2005 với số vốn điều lệ là 182,67 tỉ đồng. Công ty thứ hai là Interfood với số vốn điều lệ 206,3 tỉ đồng. Đây là một nguồn cung quan trọng cho TTCK. , 00:02 ngày 14/07/2006, truy cập lúc 00:27’ ngày 26/04/2009
Khả năng gia nhập ngành :
Khi tham gia vào một ngành kinh doanh nào đó, các doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với áp lực cạnh tranh tiềm tàng để gia nhập ngành đó. Có thể đưa ra ví dụ về các công ty chứng khoán thực hiện kinh doanh chứng khoán trong một thị trường với quy mô hẹp và hạn chế như hiện nay đang phải chịu nhiều cạnh tranh về nhiều lĩnh vực hoạt động và điều đó sẽ tạo nhiều áp lực đối với các công ty có ý định hoặc mong muốn tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Đối với các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư, hiện các áp lực cạnh tranh để gia nhập ngành này dường như chưa lớn. Do ngành chỉ mới được hình thành trong vài năm gần đây nên hiện còn rất tiềm năng và số lượng các quỹ và công ty quản lý quỹ trên thị trường cũng chưa nhiều. Vì vậy áp lực gia nhập ngành chủ yếu chỉ là các chính sách vĩ mô từ phía các cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo sự vận hành suôn sẻ ngay từ ban đầu của các định chế tài chính mới xuất hiện trong thời gian gần đây tại Việt Nam. Sau khi các quỹ đầu tư và các công ty quản lý quỹ đã phát triển tới một mức độ nhất định, các chính sách vĩ mô chắc chắn sẽ mang tính thị trường hơn và sẽ không tác động nhiều tới việc gia nhập ngành quỹ đầu tư của các tổ chức kinh tế nếu họ đáp ứng đủ các tiêu chí theo yêu cầu của pháp luật.
Yếu tố tâm lý người đầu tư:
Yếu tố tâm lý tồn tại tại bất kỳ thị trường chứng khoán nào, dù đó là một thị trường phát triển. Đặc biệt trong các thị trường còn sơ khai như thị trường chứng khoán Việt Nam, yếu tố tâm lý có tác động chi phối đáng kể các hoạt động giao dịch trên thị trường.
Ngay từ những ngày đầu mở cửa Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, thị trường chứng khoán đã thu hút công chúng đầu tư, mặc dù thị trường chỉ có ít loại cổ phiếu được niêm yết và hoạt động giao dịch ở quy mô nhỏ bé. Giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường có nét đặc biệt là sự gia tăng giá liên tục của các loại cổ phiếu niêm yết, nguyên nhân chính là do sự chênh lệch cung cầu trên thị trường chứng khoán và tâm lý của người đầu tư. Người đang nắm giữ cổ phiếu hầu như không muốn bán ra, chờ hưởng chênh lệch giá. Việc lao vào mua cổ phiếu với kỳ vọng thu lãi lớn từ việc tăng giá, hoàn toàn không quan tâm đến kết quả kinh doanh thực tế của công ty niêm yết đã liên tục đẩy giá cổ phiếu liên tục chạm trần. Điều này làm cho giá của các loại cổ phiếu tăng giá gấp nhiều lần so với giá tham chiếu ban đầu khi bắt đầu đưa vào giao dịch. Để tránh biến động lớn cho thị trường do có sự chênh lệch lớn về khối lượng đặt mua và khối lượng chào bán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng một số biện pháp mang tính hành chính (thay đổi biên độ dao động, khối lượng tối đa mà người đầu tư được phép đặt mua). Việc làm này có một số tác động nhất định làm bình ổn thị trường. Nhưng đến giai đoạn bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10/2001, giá lại liên tục hạ. Người đầu tư tranh nhau “bán tống, bán tháo” các chứng khoán mình nắm giữ làm cho giá cả liên tục hạ dẫn đến tình trạng không thể kiểm soát được.
Việc đầu tư theo phong trào dẫn đến các hiệu ứng “đàn cừu” là một trong các yếu tố tồn tại của thị trường chứng khoán Việt Nam. Có thể thấy một thực tế sẽ không tránh khỏi là yếu tố tâm lý chi phối các quỹ đầu tư từ việc thu hút vốn tới việc giao dịch các chứng chỉ quỹ đầu tư trên thị trường thứ cấp. Ngoài ra, yếu tố tâm lý của người đầu tư sẽ tác động dưới giác độ khác do đặc điểm riêng biệt khi đầu tư vào quỹ. Khi người đầu tư quyết định đầu tư vào quỹ, vấn đề họ sẽ quan tâm trước tiên là quỹ đầu tư có mang lại thu nhập cao hơn tiền gửi tiết kiệm hay không? Người đầu tư sẽ cân nhắc giữa việc gửi tiền tiết kiệm và đầu tư vào quỹ. Khi gửi tiền tiết kiệm, người đầu tư chắc chắn sẽ nhận được một khoản tiền lãi định kỳ và số tiền gốc mình gửi không hề bị hao hụt (trừ trường hợp hao hụt hữu hình khi tính giá trị của đồng tiền theo thời gian). Ngược lại, các quỹ đầu tư không cam kết bất cứ khoản lợi nhuận kỳ vọng nào cho những người đầu tư vào quỹ. Người đầu tư chỉ dựa vào uy tín của công ty quản lý quỹ mà quyết định việc đầu tư của mình. Vì vậy, khả năng thành công trong lần phát hành đầu tiên của các quỹ là vấn đề đáng quan tâm. Ngoài ra, nếu quỹ hình thành đầu tiên dưới dạng các quỹ đóng, việc giá chứng chỉ quỹ đầu tư giao dịch với giá chiết khấu cũng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý của người đầu tư, có thể dẫn đến hiện tượng bán theo phong trào như đã kể trên.
Các tổ chức định mức tín nhiệm:
Việc định mức tín nhiệm quỹ đầu tư chứng khoán ở các thị trường có ngành quỹ đầu tư phát triển có một vai trò quan trọng. Bởi vì một số công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy những quỹ được xếp hạng càng cao thì càng thu hút nhiều hơn các luồng tiền của người đầu tư. Nếu như việc định mức tín nhiệm trái phiếu dựa trên cơ sở là mức trả gốc và lãi của một trái phiếu, việc định mức tín nhiệm quỹ đầu tư chứng khoán được thực hiện bằng cách phân loại các kiểu quỹ theo mục đích đầu tư. Sau đó, việc định mức được dựa trên việc tổng hợp thu nhập có tính rủi ro trong khoảng thời gian 3 năm, 5 năm và 10 năm đối với những quỹ có thời gian hoạt động từ 10 năm trở lên, trong khoảng thời gian 3 năm, 5 năm đối với những quỹ có thời gian hoạt động từ 5 năm đến 10 năm và trong khoảng 3 năm đối với các quỹ có thời gian hoạt động ít hơn 5 năm. Và nếu như biểu tượng của định mức tín nhiệm trái phiếu là các chữ cái in hoa A, B, C thì biểu tượng mức tín nhiệm của quỹ đầu tư chứng khoán là dấu sao.
Việc định mức tín nhiệm quỹ đầu tư chứng khoán do một tổ chức chuyên ngành thực hiện. Đây là một tổ chức độc lập hoàn toàn, không chịu ảnh hưởng của các áp lực về chính trị cũng như sự tác động của các tổ chức mà nó đang thực hiện việc xếp hạng.
Thực trạng tại Việt Nam cho thấy tới nay có rất ít tổ chức định mức tín nhiệm được hình thành và hoạt động. Thực tế, việc vắng bóng các tổ chức định mức tín nhiệm không phải là một tồn tại đáng kể đối với việc hình thành các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ. Tuy nhiên, người đầu tư sẽ an tâm hơn khi tiếp cận được một số thông tin từ các tổ chức đánh giá có uy tín, giúp họ dự đoán, phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở, nền tảng cho các quỹ đầu tư chứng khoán hoạt động lành mạnh.
Thực trạng hoạt động của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ tại VN:
Giới thiệu về các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ tại VN:
Ngành quản lý quỹ đầu tư tại Việt Nam chỉ mới hình thành từ cuối năm 2003, và đến nay cũng chỉ đang trong những bước đi ban đầu. Tháng 6.2006, trên thị trường có 7 công ty quản lý quỹ được cấp giấy phép ,00:02 ngày 14/07/2006, truy cập lúc 00:27’ ngày 26/04/2009
. Cho tới cuối năm 2008 trên thị trường số công ty quản lý quỹ đã tăng lên 46 quỹ được cấp phép hoạt động ,truy cập ngày 26/04/2009 14:30
. Có được điều này là do sự thông thoáng trong các quy định pháp lý của Uỷ ban Chứng khoán nhà nước. Trước đây các quỹ đầu tư và các công ty quản lý quỹ nước ngoài muốn tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam phải tiến hành liên doanh với một doanh nghiệp Việt Nam chứ không được phép thành lập và đầu tư trực tiếp vào thị trường. Nhưng hiện nay theo các quy định mới nhất của pháp luật Việt Nam về đầu tư cũng như chứng khoán như Nghị định số 14/NĐ/2007, Quyết định 35/2007/QĐ – BTC về Công ty quản lý quỹ, Quyết định 45/2007/QĐ – BTC về Quỹ đầu tư…các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư nước ngoài đã có thể đuợc hình thành và tham gia đầu tư trực tiếp trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này sẽ làm cho ngành quản lý quỹ tại Việt Nam phát triển sôi động và nhanh chóng bắt kịp với sự phát triển của thế giới.
Trong các công ty quản lý quỹ được hình thành và đang hoạt động trên thị trường hiện nay phải kể tới hoạt động của hai công ty chứng khoán tiêu biểu đánh dấu cho sự phát triển của lĩnh vực quản lý quỹ tại Việt Nam, đó là Công ty quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM) và Công ty Quản lý quỹ Prudential Việt Nam. Công ty Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM) là công ty đầu tiên được hình thành, đánh dấu cho sự ra đời của ngành quản lý quỹ đầu tư tại Việt Nam với sự ra đời của Qũy đầu tư VF1. Công ty hiện đang là công ty quản lý quỹ Việt Nam hàng đầu trên thị trường. Trong các công ty quản lý quỹ nước ngoài đang hoạt động trên thị trường hiện nay, Công ty quản lý quỹ Prudential Việt Nam, một trong những công ty quản lý quỹ nước ngoài đầu tiên đuợc cấp phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam, được đánh giá là một trong những công ty nước ngoài hàng đầu trong lĩnh vực quản lý quỹ với số lượng nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.
Công ty quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM) và quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam VF1:
Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VFM) , truy cập 24h:00 ngày 27/04/2009
: là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư tại Việt Nam. Thành công liên tiếp của công ty VFM dựa trên nền tảng đoàn kết, liêm chính, sáng tạo và luôn đặt lợi ích nhà đầu tư lên hàng đầu.
Công ty Quản lý quỹ được thành lập từ sự liên doanh hợp tác của hai đối tác tài chính lớn là Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín (Sacombank) và công ty tài chính Dragon Capital. Hoạt động chính của công ty là quản lý các quỹ đầu tư và quản lý danh mục đầu tư. Hiện công ty đang quản lý 4 quỹ đầu tư dạng đóng gồm VF1, VF2, VF3 và VF4 với tổng tài sản lên đến 300 triệu USD.
Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1) truy cập ngày 28/04/2009 15:40
: là quỹ công chúng dạng đóng đầu tiên của Việt Nam được lập năm 2004 bởi Vietfund, được huy động nguồn vốn từ cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước với quy mô vốn ban đầu 300 tỷ đồng trong vòng 10 ngày vào tháng 4/2004. Quỹ đầu tư VF1 được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM (trước đây là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM) từ tháng 11/2004.
Mục tiêu mà Quỹ đầu tư VF1 nhắm đến là xây dựng được một danh mục đầu tư cân đối và đa dạng nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa các rủi ro cho nguồn vốn đầu tư của quỹ. Phần lớn các thương vụ đầu tư sẽ được tập trung vào các loại chứng khoán đang và sẽ niêm yết trên TTCK Việt Nam. Chứng khoán này bao gồm chứng khoán của các công ty đang niêm yết trên thị trường, các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu của các công ty cổ phần. Ngoài ra, mục tiêu của quỹ còn nhắm đến trong quá trình đầu tư là giúp các đơn vị tái cơ cấu về mặt tài chính, phát triển hệ thống quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh… nhằm làm gia tăng giá trị của chính các công ty này và vì thế gia tăng về mặt giá trị các khoản đầu tư của Quỹ đầu tư VF1.
Các cột mốc chính:
Năm 2004: khởi đầu với số vốn điều lệ 300 tỷ đồng
Năm 2006: Tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng
Năm 2006: Trở thành quỹ hoạt động hiệu quả nhất trong nhóm các thị trường mới nổi (LCF Rothschild Country Fund Research – Daily Pairty Sheet 8 Jan 2007)
Năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng
31/12/2007: Tổng giá trị tài sản ròng là 3.837,1 tỷ đồng
Với những thành quả mà Quỹ đầu tư VF1 đạt được, Quỹ đầu tư VF1 đã trở thành quỹ đầu tư lớn nhất và thành công nhất tại Việt Nam (xem phụ lục: Thông tin chi tiết về Quỹ đầu tư VF1).
Hoạt động của quỹ: Kết thúc năm 2008, tổng tài sản ròng (NAV) của quỹ đầu tư VF1 đạt 1.697 tỷ đồng, tương đương 16.970 đồng/chứng chỉ quỹ. So với đầu năm, NAV của Quỹ đầu tư VF1 ghi nhận mức giảm 52,6% bằng 79,8% mức giảm của VN-Index và bằng 78% mức giảm của HASTC-Index. Sự sụt giảm NAV của Quỹ đầu tư VF1 năm 2008 thấp hơn mức giảm của thị trường nhờ vào cơ cấu tài sản của Quỹ đầu tư VF1 được phân bổ cân bằng và linh hoạt theo từng giai đoạn diễn biến của thị trường. Giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4/2008, tỷ lệ trái phiếu, tiền và tài sản khác trong danh mục tuy ở mức thấp nhưng cũng duy trì từ 20% đến 27,8%; trong khi đó tỷ lệ cổ phiếu dao động quanh mức 72,2% đến 80%. Trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 12/2008, khi VN-Index luôn ở mức thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây và nền kinh tế thế giới đang bước vào thời kỳ suy thoái, Quỹ đầu tư VF1 nhanh chóng tái cơ cấu lại tài sản trong danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của thị trường đối với danh mục, tỷ lệ trái phiếu, tiền và tài sản khác luôn duy trì từ mức 32% đến 46%, tỷ lệ cổ phiếu dao động quanh mức 54% đến 68%. Luỹ kế từ khi hoạt động, tăng trưởng NAV VF1 đạt 69,7% (sau khi trừ cổ tức đã chia từ khi thành lập tới nay), gấp hơn 3 lần mức tăng trưởng 20,7% của VN-Index trong cùng kỳ. Báo cáo thường niên năm 2008 của VF1, truy cập ngày 28/04/2009 14:36’
( xem phụ lục 5: Danh mục đầu tư của quỹ)
Bảng 1.1: Cơ cấu phân bổ tài sản của quỹ VF1
STT
Loại tài sản
% NAV đầu tư
1
Cổ phiếu chưa niêm yết
22,7
2
Cổ phiếu niêm yết
34,8
3
Trái phiếu
19,3
4
Ứng trước cho các khoản đầu tư
4,8
5
Tiền - phải thu khác
18,4
b) Công ty quản lý quỹ Prudential Việt Nam và quỹ đầu tư chứng khoán PRUBF 1:
Công ty quản lý quỹ Prudential Việt Nam , truy cập ngày 29/04/2009 13:30
: chính thức hoạt động từ đầu tháng 6/2005, là công ty quản lý quốc tế hàng đầu với số l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam.doc