Khóa luận Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu

1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU

3

I. Khái niệm, vai trò của xuất khẩu 3

1. Khái niệm 3

2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 3

II. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 6

1. Xuất khẩu trực tiếp 6

2. Xuất khẩu uỷ thác 7

3. Buôn bán đối lưu 7

4. Giao dịch qua trung gian 8

5. Gia công quốc tế 8

6. Tái xuất khẩu 9

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 10

1. Các yếu tố thuộc phạm vi quốc gia 10

2. Các yếu tố thuộc phạm vi doanh nghiệp 14

3. Ảnh hưởng của xu hướng biến động về mối quan hệ kinh tế

xã hội thế giới 15

IV. Đặc điểm của sản xuất và buôn bán hàng dệt may trên thị trường thế giới 16

1. Đặc điểm về sản xuất 16

2. Đặc điểm trong buôn bán

18

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ

20

I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngành công nghiệp dệt may và thị trường hàng may mặc Việt nam 20

1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngành dệt may

Việt Nam 20

2. Thực trạng thị trường hàng may mặc Việt Nam 28

II. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn 1997 đến nay 36

1.Tình hình xuất khẩu hàng dệt may nói chung 36

2. Khái quát về thị trường hàng dệt may tại Mỹ 39

3. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường

Mỹ 50

II. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ 55

1. Những thuận lợi của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

vào thị trường Mỹ 55

2.Những khó khăn và thách thức đối với hàng dệt may Việt

Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ

56

CHƯƠNG III.: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ

67

I. Định hương phát triển xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng dệt may nói riêng của Việt nam trong những năm tới 67

1. Quan điểm tăng tốc phát triển ngành dệt may 68

2. Mục tiêu tăng tốc phát triển ngành dệt may đến năm 2010 70

3. Chính sách hỗ trợ phát triển của Chính phủ cho ngành

dệt may 73

II. Một số giải pháp chính 76

1. Một số giải pháp từ phía doanh nghiệp 76

2. Một số giải pháp từ phía Chính phủ

82

Kết luận

84

Tài liệu tham khảo

85

Phụ lục

86

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ 130 triệu USD năm 1995 lên 352 triệu USD năm 2000 và đạt 370 triệu USD năm 2001. BẢNG 7 : THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ , 1995-2001 Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch Triệu USD % tăng so với năm trước Triệu USD % tăng so với năm trước Triệu USD % tăng so với năm trước 1995 170 - 130 - 400 - 1996 204 20 246 89,2 450 12,5 1997 273 34 416 69,1 689 51 1998 469 71,8 326 -21,6 795 15,4 1999 504 7,5 335 5,1 839 5,5 2000 732 45,2 352 5,1 1.084 48,1 2001 1000 36,6 370 5,1 1.370 26,5 Nguồn: Tạp chí Ngân hàng , số 12/2002 Trích từ " Tìm hiểu Hoa Kỳ cho mục đích kinh doanh" 2.2. Những quy định pháp lý liên quan tới xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ. Muốn xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ trước hết cần nghiên cứu kỹ hệ thông thuế nhập khẩu của họ. Các mức thuế áp dụng cho từng loại hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ được qui định trong Danh mục Điều hoà thuế quan Mỹ (Harmlonized Tariff Schedules- HTS). HTS được xây dựng phù hợp với công ước HS của tổ chức Hải quan quốc tế (WCO) 2.2.1. Các chính sách thuế và hạn ngạch. Để đánh thuế, hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ được phân loại theo hệ thống HS. Việc phân loại được chia thành các chương, nhóm, thường là nhóm 6 số, 8 số, thậm chí 10 số. Bảng thuế xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ gồm hai cột thuế suất: cột 1 áp dụng đối với các nước đã được nhận chế độ MFN. Cột này lại được chia thành hai cột thuế suất, một cột là mức thuế suất phổ thông áp dụng đối các nước được áp dụng MFN đơn thuần và cột thuế suất ưu đãi hơn được áp dụng đối với các nước áp dụng MFN đồng thời lại được hưởng chế độ GSP. Cột 2 áp dụng đối các nước chưa nhận được chế độ MFN. Thuế suất tại cột này thường cao hơn rất nhiều so với cột 1 vì nó được quy định từ năm 1930 tại đaọ luật thuế nhập khẩu Smooth-Hawley nhằm bảo hộ mức cao sản xuất trong nước. BẢNG 8 :THUẾ NHẬP KHẨU HÀNG DỆT MAY Sản phẩm Thuế suất (%) Thuế MFN Thuế phi MFN Sản phẩm may mặc 13,4 68,5 Sản phẩm dệt 10,3 55,1 (Nguồn: Bộ thương mại Mỹ, trích lại từ TC PTKT tháng năm 2002) Trong các năm trước đây Việt Nam chưa nhận được chế độ MFN, vì vậy hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ vẫn phải chịu thuế suất cao, đây là điều bất lợi trong việc cạnh tranh với các đối thủ tại thị trường này, đặc biệt là Trung Quốc khi nước này vừa mới trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Tuy nhiên khi Hiệp định thương mại có hiệu lực hàng dệt may sẽ có lợi thế cạnh tranh cao do được hưởng quy chế MFN hoặc NTR và có khả năng phía Mỹ sẽ dành cho Việt Nam quy chế thuế quan ưu đãi phổ cập – GSP với thuế suất 0%. Về hạn ngạch: Trên thực tế, khi đã thoả thuận các hiệp định về hàng dệt may song phương thì không áp dụng hạn ngạch. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ có quyền đơn phương áp đặt hạn ngạch trong những trường hợp nhất định. Hải quan Mỹ kiểm soát việc nhập khẩu bông, len, sợi dệt, tơ lẫn loại và các mặt hàng làm từ cây hoặc được sản xuất từ một số nước. Việc kiểm soát hạn ngạch hàng dệt may dựa trên những văn bản hướng dẫn của Chủ tịch Uỷ ban Hải quan trong quá trình thực hiện các Hiệp định hàng dệt (Textile Agreements). Các thông tin về hạn ngạch dệt may có thể hỏi Commisioner of Customs, hoặc Committee for Implementation of Textile Argreements, thuộc Bộ Thương mại Mỹ. Hạn ngạch tuyệt đối (Absolute quota) áp dụng cho phép một lượng hàng hoá nhất định được nhập khẩu vào Mỹ trong một giai đoạn nhất định. Mỹ áp dụng hạn ngạch tuỳ theo từng quốc gia. Trong trường hợp nhập khẩu quá hạn ngạch thì phần vượt quá sẽ phải tái xuất hoặc được lưu lại kho ngoại quan và chờ cho việc gia hạn hạn ngạch trong thời gian tới hoặc phải được huỷ bỏ dưới sự chứng kiến của hải quan. Thông thường các hiệp định thương mại có xu thế mở rộng hạn ngạch theo từng thời điểm . Hạn ngạch - thuế ( Tariff rate-quota) là dạng áp dụng một mức thuế ưu đãi cho một lượng nhất định các sản phẩm dệt may nhập khẩu vào Mỹ trong một thời hạn nào đó. Trong thời gian có hiệu lực của hạn ngạch, người ta không giới hạn lượng hàng nhập khẩu nhưng lượng hàng vượt quá số lượng cho phép trong hạn ngạch sẽ phải chịu mức thuế cao hơn. Visa dệt may và giấy phép xuất khẩu: Hàng dệt cần có " Visa " mới được vào Mỹ. Visa dệt may là một ký hậu (endorsement) dưới dạng tem hoặc dấu (stamp) do một chính phủ nước ngoài đóng trên hoá đơn hoặc trên giấy phép xuất khẩu. Visa được dùng để kiểm soát nhập khẩu các sản phẩm dệt may của Mỹ và ngăn cấm nhập khẩu hàng hoá trái phép vào Mỹ. Visa có thể dùng cho mặt hàng cần hạn ngạch hoặc không cần hạn ngạch. Ngược lại mặt hàng cần hạn ngạch có thể cần hoặc không cần Visa, tuỳ theo nước xuất xứ. (ELVIS - Ellectronic transmission of visa information: Visa điện tử đối với hàng dệt may từ một nước nào đó nhập khẩu vào Mỹ). Tùy thoả thuận với từng nước, hầu hết hàng dệt may khi nhập khẩu vào Mỹ phải có Visa dệt (Textile visa), trừ hạng mục 300-369, nhằm chống chuyển tải bất hợp pháp và giao hàng sai với hạn ngạch. "Textile visa" là việc đóng dấu vào một hoá đơn hoặc đóng dấu vào một giấy phép kiểm soát xuất khẩu do một cơ quan của chính phủ của nước xuất khẩu thực hiện. Visa có thể áp dụng cho hàng nhập vào theo hạn ngạch hoặc ngoài hạn ngạch, hàng theo hạn ngạch có thể cần hoặc không cần Visa tuỳ thuộc vào nước xuất xứ được Mỹ chấp thuận theo một Visa Agreement ký với từng nước. Hàng từ các nước chưa có thoả thuận Visa không cần có Visa nhưng sẽ được tính theo hạn ngạch phù hợp. Tuy nhiên có Visa không có nghĩa là hàng chắc chắn được làm thủ tục nhập vào Mỹ. Nếu hạn ngạch bị hết hạn trong thời gian vận chuyển ( tức là giữa thời gian sau khi hàng đã được đóng dấu Visa ở nước xuất khẩu và thời gian hàng đến Mỹ), thì người nhập khẩu ở Mỹ cũng không được làm thủ tục nhập hàng cho đến khi hạn ngạch được bổ sung hoặc gia hạn lại. 2.2.2. Quy định về nhãn mác: Tại Mỹ có hai bộ luật quy định về nhẵn mác hàng hoá là TFPIA- Textile Fiber Product Identification Act và WPLA-Wool Products Labeling Act. Hai bộ luật này được áp dụng cho hầu hết các sản phẩm dệt may vào Mỹ với một số quy định cụ thể như sau: + Phân biệt tỷ trọng các loại sợi trong sản phẩm. những loại sợi nào có tỷ trọng >5% thì phải được đề là ‘other fiber’, còn lại sẽ được đề là ‘ other fibers’. + Tên của nhà sản xuất hoặc số hiệu đăng ký tại FTC cho những thành viên tham gia phân phối và buôn bán sản phẩm. Thương hiệu phải được đăng ký tại cơ quan sáng chế Mỹ – USTPO. + Quy định ghi tên quốc gia sản xuất hay gia công sản phẩm quy định trong điều luật về chứng thực sản phẩm dệt TPIA. Đối với những hàng nhập vào Mỹ có giá trị từ 500 USD trở nên phải tuân thủ những điều kiện sau: liệt kê tên các loại sợi cấu thành sản phẩm thường ghi tên các loại sợi có tỷ trọng từ 5% trở lên, tỷ trọng các loại sợi cấu thành, tên quốc gia đăng ký theo FTC hoặc theo mục 3 của TFPIA, tên của quốc gia sản xuất hay gia công. Riêng đối với các sản phẩm len dạ thì có quy định riêng trong WPLA. Theo đó các sản phẩm len dạ phải ghi rõ tỷ trọng các loại sợi và len cụ thể cho len, len tái sinh, sợi có tỷ trọng > 5% và tổng tỷ trọng của các loại sợi còn lại, trọng lượng tối đa của sản phẩm và tên quốc gia. 2.2.3. Quy định về xuất xứ hàng hoá : Hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ theo những qui định nghiêm ngặt về tờ khai xuất xứ hàng hoá. Tờ khai xuất xứ hàng hoá phải được đính kèm với bất kỳ lô hàng nhập khẩu nào. Quốc gia cuối cùng nơi mà lô hàng dệt may được xuất khẩu qua Mỹ không nhất thiết được coi là quốc gia xuất xứ của hàng đó. Một sản phẩm hàng dệt may nhập vào Mỹ được xem là sản phẩm của một lãnh thổ hoặc quốc gia nhất định là nơi duy nhất mà sản phẩm đó được trồng, chế biến hay sản xuất toàn bộ. Cụ thể: - Với sản phẩm là sợi, chỉ hay là tơ: Nước xuất xứ là nơi tơ hay sợi được se hoặc chế biến. - Với sản phẩm là vải: nước xuất xứ là nơi dệt thành vải. - Với quần áo: nước xuất xứ là nơi được lắp ráp toàn bộ. Lắp ráp toàn bộ có nghĩa là tất cả các chi tiết, ít nhất phải có 2 chi tiết, đã có sẵn với cùng tình trạng như được thấy trong thành phẩm và được kết hợp để tạo ra thành phẩm trong một nước, lãnh thổ hay bán đảo duy nhất. Các lắp ráp phụ (như cổ tay áo, tay áo, đường xẻ túi...) và trang trí nhỏ ( miếng dính, dát hạt, tráng kim, thêu, nút...) không ảnh hưởng tới nhận diện hàng hoá. - Quy định đặc biệt về bán thành phẩm đan rời: Nước xuất xứ là nơi mà các chi tiết chính của sản phẩm có 50% hay hơn diện tích bề mặt bên ngoài tạo thành các chi tiét chính được đan hay móc trực tiếp tạo thành kiểu dáng cho thành phẩm không tính đến miếng đắp túi, miếng đắp hay các phần tương tự. Các chi tiết chính ở đây có nghĩa là các phần không thể tách rời của một sản phảm nhưng không bao gồm cổ áo, tay áo, cạp áo, đường xẻ, túi, lớp vải lót liền đệm, phần tô điểm, các phần phụ hay các phần tương tự. - Quy định đặc biệt cho vải nhuộm và in: Nước xuất xứ của vải làm từ tơ bông, sợi nhân tạo, sợi thiên nhiên, là nước nơi vải được nhuộm, và in đi kèm với 2 hay nhiều hơn các công đoạn hoàn tất sau: tẩy, định hình khổ, cào sợi, sử lí nhiệt.... - Tờ khai xuất xứ hàng hoá được nộp cho Hải quan ngay khi hàng nhập vào. Tờ khai xuất xứ được dùng cho việc nhập khẩu hàng dệt may mà chỉ có nguồn gốc xuất xứ từ một quốc gia hoặc chỉ được gia công tại một quốc gia bằng các nguyên liệu sản xuất tại Mỹ, hoặc từ một quốc gia khác nơi mà nó được sản xuất. Thông tin cần có là kí hiệu nhận dạng , mô tả hàng và số lượng, quốc gia xuất xứ và ngày nhập khẩu. - Tờ khai xuất xứ kép được dùng cho việc nhập khẩu hàng dệt may mà được sản xuất hay gia công và/ hoặc có chứa các nguyên liệu từ nhiều nước khác nhau. Thông tin cần có trong tờ khai gồm ký hiệu nhận dạng. Đối với những hàng hoá cần có phần mô tả hàng và số lượng, qui trình sản xuất và/ hoặc gia công, quốc gia và ngày xuất khẩu. Đối với vật liệu để chế tạo ra sản phẩm , tờ khai phải ghi mô tả nguyên liệu, quốc gia sản xuất và ngày xuất khẩu. - Tờ khai phụ phải đính kèm tất cả các lô hàng nhập khẩu không thuộc qui định của Luật về sản phẩm dễ cháy. Thông tin cần có là ký hiệu nhận dạng, số hiệu, mô tả về số lượng hàng và quốc gia xuất xứ. Ngày xuất khẩu ghi trên tờ khai là ngày mà hàng chuyển rời cảng cuối cùng của quốc gia xuất xứ theo quy định của Hải quan. Lô hàng sẽ không được giải phóng cho đến khi việc xác định tờ khai được thực hiện xong. 2.3. Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ: Mỹ là một thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Để thấy được vị trí của Mỹ trên thị trường nhập khẩu hàng dệt may trên thế giới, ta hãy so sánh số liệu sau đây: Năm 2000 nhập khẩu hàng dệt may Mỹ đạt con số 72,846 tỷ USD đứng vị trí thứ nhất, kế tiếp là khối EU với 62,076 tỷ USD đứng thứ 2, thứ 3 là Nhật Bản với 25,484 tỷ USD và Canađa với 8,108 tỷ USD đứng thứ 4. Sang năm 2001, tuy tổng giá trị nhập khẩu có suy giảm đôi chút, song Mỹ vẫn là quốc gia dẫn đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt may với 70,239 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ rất phong phú và đa dạng, trong đó những hạng mục quan trọng nhất tập trung ở 10 nhóm sản phẩm thể hiện qua bảng 9 như sau: Về nguồn nhập khẩu: Theo thống kê về nhập khẩu khối NAFTA đã phát triển rất mạnh, Mêhicô vẫn chiếm vị trí thứ nhất về cung cấp hàng dệt may vào Mỹ. Quốc gia này cung cấp khoảng 14% trong tổng hàng nhập khẩu do họ có lợi thế về địa lý , hàng được miễn thuế và miễn hầu hết Quota cho thấy họ được tự do buôn bán . Trung quốc là nhà cung cấp lớn thứ 2, chiếm khoảng 9% trong tổng hàng nhập khẩu vào Mỹ. Hồng Kông là quốc gia thứ 3 cung cấp khoảng 6,6%, sau đó là Canada với 4,6% đứng thứ 5. Điểm qua tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ theo 4 nhóm sản phẩm chính, đó là: sợi, vải, hàng may mặc và sản phẩm cho trang trí nội thất . * Về sợi: Đây là lĩnh vực nhập khẩu có tăng trưởng khá vào Mỹ trong thời gian gần đây. Về số lượng, nhập khẩu sợi hiện tại chiếm 9% nhưng về trị giá chỉ chiếm dưới 2%, tuy nhiên nó lại là nguồn đầu vào quan trọng . BẢNG 9: 10 MẶT HÀNG NHẬP KHẨU LỚN NHẤT VÀO HOA KỲ NĂM 2001 Đơn vị: triệu USD CAT Mặt hàng Năm 2000 Năm 2001 % thay đổi Toàn bộ 71.691,546 70.238,821 -2,03 348 Quần nữ, bé gái cotton 4860,779 5117,572 +5,28 338 Sơ mi nam, bé trai DK cotton 4719,216 4664,635 -1,16 339 Sơ mi nữ , bé gái DK cotton 4359,686 4616,749 +5,90 347 Quần nam, bé trai cotton 5014,495 4608,715 -8,09 352 Quần lót cotton 2405,138 2198,041 -8,61 340 Sơ mi nam không DK cotton 2422,956 2122,833 -12,39 639 Áo sơ mi nữ DK vải tổng hợp 2091,555 2037,551 -2,58 239 Quần áo trẻ sơ sinh 1782,869 1893,211 +6,19 647 Quần nam vải tổng hợp 1765,614 1827,607 +3,51 648 Quần nữ , bé gái vải tổng hợp 1760,311 1719,945 -2,29 (Nguồn : Báo Công nghiệp VN - Hiệp hội dệt may VN 2003) Nhà cung cấp hàng đầu về sợi là Canađa và Mêhicô, hai nước này chiếm 45% trong tổng nhập khẩu sợi của Mỹ. * Về vải: Số lượng vải nhập khẩu vào Mỹ là 21% trong tổng hàng nhập khẩu nhưng về giá trị thì chỉ chiếm khoảng 7,6%. Giống như sợi, Canada vẫn là nhà cung cấp vải hàng đầu cho Mỹ. Các nhà cung cấp khác là Hàn Quốc, Đài Loan, Ý, Mêhicô, Trung Quốc ... * Về hàng may mặc: Số lưọng hàng may mặc nhập khẩu vào Mỹ hiện nay là 49% nhưng về giá trị nhập khẩu đạt tới hơn 80% trong tổng giá trị. Những nhà cung cấp hàng may mặc lớn nhất hiện nay cho thấy chương trình của 2 khối NAFTA và CBI có ý muốn tăng cường nhập khẩu trong phạm vi vùng, và chương trình này đã thành công. BẢNG 10: 10 QUỐC GIA XUẤT KHẨU LỚN NHẤT HÀNG DỆT MAY VÀO HOA KỲ NĂM 2001 Đơn vị: triệu USD TT Quốc gia Năm 2000 Năm 2001 01/00 Kim ngạch Tỷ lệ Kim ngạch Tỷ lệ % Thế giới 71691,546 100 70238,821 100 -2,03 1 Mêhico 9692,902 13,52 8945,218 12,74 -7,71 2 Trung Quốc 6527,482 9,10 6536,340 9,31 +0,14 3 Hông Kông 4706,955 6,57 4402,973 6,27 -6,46 4 Canađa 3350,073 4,67 3162,438 4,50 -5,60 5 Hàn Quốc 3071,766 4,28 2930,856 4,17 -4,59 6 Ấn Độ 2740,671 3,82 2633,325 3,75 -3,92 7 Indonesia 2380,161 3,32 2552,760 3,63 +7,25 8 Đài Loan 2755,879 3,84 2475,586 3,52 -10,17 9 Thái Lan 2447,072 3,41 2441,426 3,48 -0,23 10 Honđurat 2328,265 3,25 2347,509 3,34 +0,83 Nguồn: Để xuất khẩu thành công hàng dệt may vào thị trương Hoa Kỳ Nhà xuất bản thống kê HN 2003 * Về sản phẩm trang trí nội thất: cuối cùng nhóm sản phẩm chiếm con số về số lượng là 19,69% trong tổng số lượng hàng dệt may nhập khẩu, nhưng về giá trị thì chiếm 10,25%. Ở đây Trung Quốc là nhà cung cấp lớn nhất, bên cạnh đó là Ấn Độ, Pakistan và Mêhicô, tiếp theo là vị trí của Thái lan, Canađa... Trong đó Thái Lan và Canađa là hai quốc gia phát triển nhanh nhất trong năm vừa qua. Nhìn chung, Mỹ có xu hướng đầu tư chiều sâu vào công nghệ (hơn 2 triệu USD mỗi năm), trang bị máy móc thiết bị hiện đại, hình thành ngành may hàng cao cấp với các nhãn hiệu nổi tiếng và nhân công có tay nghề cao hoặc thực hiện chiến lược xuất khẩu vải và nguyên phụ liệu, nhập khẩu thành phẩm như 80% quần áo từ Mêhicô nhập vào Mỹ được may bằng vải do Mỹ sản xuất... Với kim ngạch nhập khẩu khoảng 60 tỷ USD mỗi năm, bằng cả khối lượng hàng dệt may của Nhật và EU cộng lại, Mỹ là thị trường khổng lồ đối với các nước sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Hàng năm, Mỹ nhập khẩu hàng dệt may chủ yếu từ Mêhicô, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc - các nước này chiếm đến 60% hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ và là những đối thủ cạnh tranh đáng kể nhất đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. 3. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ. Trong những năm qua, nhờ những đường lối mở cửa của Đảng và Nhà nước, ngành công nghiệp dệt may đã không ngừng phát triển cả về quy mô, năng lực sản xuất, trình độ trang thiết bị, không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng gắn với thị trường xuất khẩu như thị trường EU, Nhật Bản, Canađa,... đặc biệt là thị trường Mỹ – một thị trường đầy tiềm năng. Nhờ sự lỗ lực về mặt ngoại giao Việt Nam đã đạt được những thành quả nhất định trong quan hệ với Mỹ, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có ngày càng nhiều cơ hội thâm nhập và mở rộng thị trường của mình trên thị trường dệt may khổng lồ này. Từ năm 1994 trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Mỹ luôn tăng, đặc biệt là những năm 2000, 2001. Hàng dệt may Việt Nam tuy đã thâm nhập vào được thị trường Mỹ nhưng kim ngạch còn nhỏ bé so với tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành và còn quá nhỏ bé so với mức nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ. Gộp tất cả các nước ASEAN, xuất khẩu của họ chỉ chiếm 12,64% trong tổng nhập khẩu dệt may Mỹ (năm 2001). Nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,5% tổng nhập khẩu từ ASEAN và 0,07% tổng nhập khẩu Mỹ từ tất cả các nước (năm 2000 và 2001). Về trị giá, Việt Nam đứng thứ 8 trong số các nước ASEAN (Thái Lan đứng đầu) và thứ 57 trong tất cả các nước xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ. Về quần áo, các nước ASEAN chiếm 43,23% nhập khẩu quần áo của Mỹ với Philippines và Indonesia dẫn đầu. Còn Việt nam đứng ở vị trí thứ 43 về xuất khẩu quần áo vào thị trường này. Qua các số liệu có được cho thấy: Lượng và tỷ trọng hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ còn quá nhỏ bé. Lý giải điều này cũng không quá phức tạp. Kể từ tháng 2 năm 1994, Chính phủ Mỹ tuyên bố huỷ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam, hoạt động thương mại hai chiều giữa hai quốc gia mới bắt đầu hình thành và phát triển. Thứ nhất, ngay khi Hiệp định thương mại song phương giữa hai nước còn chưa được ký kết, một số doanh nghiệp Việt Nam đã năng động tìm kiếm các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, cụ thể là một số mặt hàng không phải chịu thuế nhập khẩu hay chịu thuế nhập khẩu thấp - tức là chênh lệch giữa mức thuế MFN và non-MFN không nhiều, như găng tay là một ví dụ điển hình. Nhờ vậy mà xuất khẩu găng tay cotton từ Việt Nam chính là mặt hàng đạt mức tăng trưởng cao nhất và chiếm tỷ trọng quan trọng nhất trong xuất khẩu hàng dệt may từ Việt Nam qua Mỹ thời gian qua (chỉ duy nhất mặt hàng này đạt con số hơn 4,5% năm 2000 và 4,21% năm 2001 trong tổng nhập khẩu của Mỹ. Tất cả các mặt hàng còn lại chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ). Thứ hai, các doanh nghiệp nước ngoài tiến hành sản xuất hàng hoá mang nhãn hiệu Mỹ như Nike, Reebok... sau đó xoá nhập khẩu vào Mỹ. Nhờ đó đã dần hình thành quan hệ thương mại giữa hai nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ được thể hiện như sau: BẢNG 11: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO HOA KỲ TỪ 1994-2001. Đơn vị triệu USD Mặt hàng 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Hàng dệt Hàng may 0,11 2,45 1,78 15,09 3,59 20,01 5,326 20,602 5,053 21,347 2,47 27,53 2,58 47,29 1,44 47,90 Cộng 2,56 16,87 23,60 25,928 26,400 30,00 49,87 49,34 Tăng giảm tuyệt đối ( triệu USD) +14,31 +6,73 +2,328 +0,472 +3,6 +19,57 -0,53 Tăng giảm tương đối(%) +558,98 +38,89 +9,86 +1,82 +13,65 +65,23 -1,06 Tỷ trọng trong tổng trị giá XK hàng dệt may Việt Nam(%) 0,46 2,25 2,15 1,99 1,82 1,78 2,62 2,46 (Nguồn: " Để xuất khẩu thành công hàng dệt may VN vào thị trường Hoa kỳ- Nhà xuất bản thống kê Hà nội 2003) Từ bảng trên cho thấy: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ không ngừng gia tăng: nếu năm 1994 Việt Nam chỉ xuất khẩu được 2,56 triệu USD thì năm 2001 đã xuất được 49,34 triệu USD (duy nhất có giảm sút so với năm 2000 là 0,53%). Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ thấp hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của dệt may Việt Nam nói chung; và tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Mỹ mới chỉ chiếm khoảng 2-2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam và chỉ chiếm một tỷ trọng hết sức khiêm tốn 0,05 - 0,07% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ. Xét về mặt hàng, ta thấy: Hiện nay về mặt hàng dệt may, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được vào Mỹ các mặt hàng chính thuộc category sau: (thứ tự theo kim ngạch từ cao đến thấp đối với những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 triệu USD): Bảng 12A BẢNG 12 A: NHỮNG MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀO HOA KỲ Đơn vị: triệu USD CAT Tên hàng Năm 2000 Năm 2001 Thế giới Việt nam % Thế giới Việt nam % Toàn bộ 71691,5 49,865 0,07 70238,8 49,335 0,07 340 Sơ mi nam không DK cotton 2423,0 13,268 0,55 2122,8 10,515 0,50 338 Sơ mi nam bé trai không DK cotton 4719,2 6,943 0,15 4664,6 10,063 0,22 339 Sơ mi nữ bé gái DK cotton 4359,2 5,733 0,13 4616,7 8,002 0,17 331 Găng tay cotton 120,6 5,425 4,50 111,8 4,706 4,21 648 Quần nữ, bé gái vải tổng hợp 1760,3 1,933 0,11 1720,0 4,064 0,24 641 Sơ mi nữ không Dk vải tổng hợp 845,9 0,393 0,05 839,0 1,781 0,21 348 Quần nữ, bé gái cotton 4860,8 1,337 0,03 5117,6 1,546 0,03 647 Quần nam vải tổng hợp 1765,6 3,427 0,02 1827,6 0,598 0,03 347 Quần nam , bé trai cotton 5014,5 1,422 0,03 4608,7 0,733 0,02 Nguồn: " Để xuất khẩu thành công hàn dệt may vào thị trường Hoa Kỳ Nhà xuất bản thống kê Hà nội 2003" Hơn nữa những số liệu được thực hiện theo những nhóm mặt hàng, kèm theo 10 mặt hàng cụ thể đã đạt được sự tăng trưởng mạnh nhất như sau: BẢNG 12B: MƯỜI MẶT HÀNG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC SỰ TĂNG TRƯỞNG MẠNH NHẤT CAT Mặt hàng 6 tháng đầu năm 2001 6 tháng đầu năm 2002 Thay đổi (%) 0 Toàn bộ 49,437 206,240 +317,18 1 Hàng may mặc 47,587 184,539 +287,79 11 Sợi 0 0,553 12 Vải 0,02 0,666 +3262,08 14 Hàng DM cho trang trí nội thất 1,830 20,482 +1019,27 334 Áo khoác cotton nam và bé trai 0,010 1,661 +17291,21 335 Áo khoác cotton nữ và bé gái 0,003 0,978 +31453,82 341 Áo Blu không dệt kim nữ và bé gái 0,006 2,954 +4396,30 342 Váy cotton 0,013 1,848 +14073,66 350 Áo váy dài 0,001 0,420 +33229,94 351 Đồ ngủ cotton 0,004 0,487 +12219,05 352 Đồ lót cotton 0,003 0,518 +16026,88 434 Áo khoác len nam khác 0,002 0,495 +21209,55 448 Quần len nữ 0 0,641 +220810,0 635 Áo khoác sợi nhân tạo nữ và bé gái 0,102 10,506 +10227,69 (Nguồn: " Để xuất khẩu thành công vào thị trường Hoa Kỳ - Nhà xuất bản thống kê Hà nội 2003" ) Điều này đã cho ta thấy mức độ tác động nhanh của Hiệp Định thương mại Việt - Mỹ đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2002. Theo Tổng công ty Dệt may Việt nam (Vinatex) vừa cho biết, trong tháng 1, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt 56,5 triệu USD. Xuất khẩu vào riêng thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng hơn 46% kim ngạch của ngành. Các doanh nghiệp may lớn như may Phương Đông, Nhà Bè, Dệt Phong Phú , May Việt Tiến , Dệt Thành Công... xuất khẩu được khối lượng lớn hàng dệt kim , quần âu, khăn ăn, áo Jacket, quần áo jeans..., trị giá hơn 2 triệu USD. Mặt hàng áo sơ mi vẫn là một trong những mũi nhọn xuất khẩu. Tóm lại, tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là rất lớn đặc biệt là khả năng mở rộng thị trường ở các thị trường phi hạn ngạch. Thị trường Mỹ là thị trường lý tưởng không chỉ là mục tiêu thâm nhập của riêng Việt Nam, chính vì vậy trước một thị trường khổng lồ như thị trường Mỹ, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có rất nhiều cơ hội nhưng thách thức cũng không phải là nhỏ. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ. 1. Những thuận lợi của xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ. Như trên đã phân tích, xuất khẩu dệt may Việt Nam đã tăng trưởng không ngừng trong những năm qua và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu (đứng thứ hai sau dầu thô từ 7/2002 trở về trước và dẫn đầu từ 7/2002 trở lại đây), đạt được kết quả này có phần đóng góp đáng kể của hoạt động xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ. Hoạt động này được đánh giá là thuận lợi dưới những góc độ sau đây: Thứ nhất, xuất phát từ một thực tế khách quan là vụ khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ, đây là điều may đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng trong cái rủi của người Mỹ, vì các doanh nghiệp Mỹ không muốn ký kết hợp đồng làm ăn với những nơi không ổn định chính trị (chẳng hạn như xu hướng chuyển dịch những đơn hàng từ các nước thiếu an toàn và không ổn định chính trị như Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia... sang Việt Nam). Việt Nam là nước đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một thị trường tiềm năng ổn định và có mức đầu tư tăng. Cùng với những thành quả đã đạt được trong quan hệ ngoại giao với Mỹ, cộng thêm việc Việt Nam có trên 1 triệu Việt kiều tại Mỹ, hàng hoá Việt Nam càng có thêm nhiều điều kiện thâm nhập vào thị trường Mỹ, trong đó có hàng dệt may. Thứ hai, hàng dệt may Việt Nam có chất lượng tốt, giá rẻ; đối với nhóm “hàng hiệu” vẫn phù hợp với thị trường Mỹ. Hiện nay, nhiều nhà kinh tế cho rằng, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung đã có khả năng cạnh tranh trên cả bình diện giá cả và chất lượng so với nhiều nhà xuất khẩu lớn khác vào thị trường Mỹ. Biểu hiện của việc này là tiến độ xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ đã diễn ra rất khẩn trương trong những tháng đầu năm 2002, (đơn cử trong tháng 4/2002 hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đạt gần 38,8 triệu USD, tăng gần 78% so với tháng 3). Trên đây là những lợi thế nổi bật đối với hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ, tuy nhiên những lợi thế này chỉ được phát huy khi các doanh nghiệp V

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
Tài liệu liên quan