Tuỳ từng loại công trình và đặc điểm của từng đơn vị khác nhau mà hình thức cung cấp, lựa chọn vật tư cũng khác nhau. Nếu là công trình công ty trực tiếp hạch toán hoặc cung cấp vật tư thì Giám đốc công ty chịu trách nhiệm và quyết định lựa chọn nhà cung cấp và giá cả vật tư. Nếu là công trình đơn vị nhận khoán, đơn vị trực tiếp ký hợp đồng thu mua vật tư thì thủ trưởng của các đơn vị chịu trách nhiệm và lựa chọn nhà cung cấp, giá cả vật tư và thanh toán tiền. Cũng có trường hợp các đơn vị đề nghị công ty ký hợp đồng mua trên cơ sở các đơn vị phải có giấy yêu cầu và thoả thuận giá cả, nguồn cung cấp vật tư với cán bộ của phòng kỹ thuật – thi công. Cuối cùng dù là hình thức cung cấp nào đi nữa thì tất cả các khoản chi phí vật tư phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp lệ, số lượng và giá trị vật tư phải đúng với chi phí thực tế và phù hợp với hạn mức giao khoán của công ty.
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2213 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp, về quản lý cho vay và những quy chế về công tác kế toán và hạch toán kế toán trong công ty.
- Ngoài ra còn có một số quy định khác như: Niên độ tài chính của công ty luôn bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 mỗi năm. Mọi khoản thu nhập – chi phí đều phải được hạch toán hết trong năm tài chính.
Đối với Báo cáo tài chính: Công ty cũng tuỳ hoạt động sản xuất của từng đơn vị mà có những quyết định riêng.
Những đơn vị là chi nhánh, xí nghiệp, nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hạch toán kế toán sổ kép rõ ràng theo chuẩn mực kế toán thì phải lập những báo cáo sau đây: Nhật ký chung, báo cáo các khoản mục chi phí từng công trình, báo cáo giá thành sản phẩm, bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính. Sau đó hàng quý những đơn vị này sẽ lập và nộp báo cáo Tài chính cho phòng Tài chính - kế toán công ty, cục thuế địa phương, phòng Tài chính – kế toán căn cứ vào báo cáo của đơn vị cộng chung vào kết quả của công ty. Toàn bộ chứng từ gốc sau khi được cơ quan thuế duyệt xong thì nộp cho phòng Tài chính – kế toán.
Những đơn vị còn lại như các đội…sẽ phải lập những báo cáo sau đây: Nhật ký chung, Báo cáo các khoản mục chi phí từng công trình, Báo cáo giá thành sản phẩm, bảng cân đối tài chính, chi tiết từng đối tượng các khoản phải thu, phải trả. Hàng tháng đơn vị nộp chứng từ gốc, lập và nộp báo cáo Tài chính cho phòng Tài chính- kế toán công ty.
Công ty cũng quy định hàng năm, bản thân công ty phải được tổ chức kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập nhằm đảm bảo tính an toàn trong quá trình phát triển của công ty trong tương lai.
2.2.2. Quy chế chi trả lương trong công ty.
* Hình thức chi trả lương.
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình nên thỏa ước lao động tập thể ngày 16 tháng 02 năm 2005 quy định áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm( lương khoán theo khối lượng công việc hoàn thành) để trả cho khối trực tiếp sản xuất và hình thức trả lương theo thời gian để trả cho khối quản lý.
* Thời gian thanh toán lương.
- Hàng tháng người lao động được trả lương làm 2 kỳ. Kỳ 1 là tạm ứng từ 30% đến 60% lương vào ngày 18 đến ngày 22; Kỳ 2 thanh toán lương từ ngày 5 đến ngày 13 tháng sau.
- Nếu do trường hợp đặc biệt mà không trả lương được đúng hạn thì có thể dời sang tháng sau nhưng nhất thiết phải có tạm ứng lương.
* Cách thức tính quỹ lương.
Căn cứ vào hai hình thức chi trả lương trên mà công ty cũng có hai quỹ lương tương ứng. Đó là quỹ lương thời gian và quỹ lương sản phẩm
- Phương pháp xây dựng tổng quỹ lương:
Tổng quỹ lương = Tổng doanh thu x Đơn giá tiền lương
Hiện tại đơn giá tiền lương là 240đ/ 1000đ doanh thu, xấp xỉ bằng 24%.
Lương thời gian:
Là hình thức lương tính theo thời gian làm việc, hệ số cấp bậc và mức lương cơ bản của người lao động. Theo hình thức này thì tiền lương cơ bản và lương năng suất được tính như sau:
Lương cơ bản =
Hệ số lương x 540000 x ngày công
22
Lương năng suất =
Mức lương năng suất x hệ số hoàn thành x ngày công thực tế
số ngày công trong tháng
Lương sản phẩm:
Hình thức trả lương theo sản phẩm được căn cứ vào khối lượng công việc giao khoán và đơn giá thoả thuận trong hợp đồng giao khoán để tính ra.
Công thức tính lương theo sản phẩm: áp dụng cho xí nghiệp và các tổ đội sản xuất:
Lương sản phẩm= Số lượng sản phẩm x Đơn giá lượng sản phẩm
Số lương sản phẩm được tính theo khối lượng công việc hoàn thành công việc hoàn thành như: diện tích sàn đã lát, số cân sắt đã uốn được, số mét dây điện đã mắc …
Ngoài ra còn các khoản phụ cấp khác như: nghỉ phép, đi học,…được xác định bằng:
Phụ cấp = số ngày vắng mặt x Mức lương cơ bản bình quân ngày
Tiền lương của công nhân gián tiếp:
Bộ phận này được hưởng lương chính theo thời gian
Lương thời gian = Mức lương bình quân 1 ngày x số ngày hưởng lương thời gian x bậc lương
* Các khoản trích theo lương bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm công đoàn được trích theo đúng tỷ lệ đã quy định.
Tuy nhiên một điều cần lưu ý ở đây là công ty chưa tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho người lao động. Như vậy, việc này cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác của tổng chi phí trong kỳ và gián tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
2.2.3. Quy chế quản lý vốn hoạt động trong công ty.
Theo quy chế tài chính thì vốn điều lệ của công ty là 11 tỷ, trong đó 51% là vốn đầu tư của nhà nước 5,61 tỷ đồng và 49% còn lại là vốn góp của các cổ đông, các thành viên 5,39 tỷ. Nhưng năm 2007 tổng vốn điều lệ của công ty đã tăng lên 35 tỷ trong đó vốn đầu tư của nhà nước là 17,85 tỷ và vốn góp của các cổ đông trong công ty là 17,15 tỷ. Công ty tổ chức cấp vốn lưu động cho các đơn vị thành viên bằng hình thức cho vay hoặc tạm ứng theo hợp đồng khoán quy định và theo định mức được duyệt.
Đối với tài sản, công ty thống nhất quản lý trong toàn công ty. Những tài sản có giá trị từ 100 triệu trở xuống thì Giám đốc công ty được quyết định và phải chịu trách nhiệm mua sắm. Tài sản từ 100 triệu trở lên, trước khi mua sắm phải được hội đồng quản trị thông qua. Phòng Kỹ thuật- thi công sẽ có trách nhiệm điều hành và quản lý toàn bộ máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất trong toàn công ty. Trong nội dung này công ty có ban hành Quy trình kiểm soát thiết bị (QT- 09).
Đối với vật tư, công ty quy định vật tư đã đưa vào công trình thì phải đảm bảo chất lượng, chủng loại phù hợp với thiết kế được chủ đầu tư chấp nhận và đảm bảo có giá cả thấp nhất. Và cùng với quy chế này công ty đã ban hành các quy định liên quan đến quản lý vật tư mà các đơn vị phải tuân thủ theo. Bao gồm:
*Quy trình mua vật tư (QT-14)
* Quy trình kiểm tra chất lượng (QT-15)
*Quy trình lưu kho và bảo quản (QT- 17)
* Quy trình quản lý vật tư bên A cấp (QT-16)
Tuỳ từng loại công trình và đặc điểm của từng đơn vị khác nhau mà hình thức cung cấp, lựa chọn vật tư cũng khác nhau. Nếu là công trình công ty trực tiếp hạch toán hoặc cung cấp vật tư thì Giám đốc công ty chịu trách nhiệm và quyết định lựa chọn nhà cung cấp và giá cả vật tư. Nếu là công trình đơn vị nhận khoán, đơn vị trực tiếp ký hợp đồng thu mua vật tư thì thủ trưởng của các đơn vị chịu trách nhiệm và lựa chọn nhà cung cấp, giá cả vật tư và thanh toán tiền. Cũng có trường hợp các đơn vị đề nghị công ty ký hợp đồng mua trên cơ sở các đơn vị phải có giấy yêu cầu và thoả thuận giá cả, nguồn cung cấp vật tư với cán bộ của phòng kỹ thuật – thi công. Cuối cùng dù là hình thức cung cấp nào đi nữa thì tất cả các khoản chi phí vật tư phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp lệ, số lượng và giá trị vật tư phải đúng với chi phí thực tế và phù hợp với hạn mức giao khoán của công ty.
2.2.4. Quy chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
2.2.4.1. Quy chế quản lý doanh thu.
Thứ nhất là:Doanh thu xây lắp và sự phân công trách nhiệm:
Hàng tháng hoặc theo giai đoạn thanh toán, quyết toán công trình, đơn vị thi công có trách nhiệm lên khối lượng hoàn thành, ký xác nhận tư vấn giám sát với bên A. Khối lượng hoàn thành chỉ khi nào được bên A ký và đóng dấu mới được xem là giá trị doanh thu. Sau khi bên A ký, đơn vị thi công nộp cho phòng Kỹ thuật - thi công. Phòng kỹ thuật - thi công có trách nhiệm đôn đốc hướng dẫn đơn vị thi công lập khối lượng hoàn thành và kiểm tra khẳng định sự chính xác của khối lượng đơn vị lập, trình Giám đốc công ty ký. Phòng tài chính - kế toán có trách nhiệm đôn đốc và tập hợp doanh thu phục vụ cho quá trình hạch toán kế toán, kiểm tra sự phù hợp giữa doanh thu, khối lượng dở dang và các chi phí đầu vào.
Sau khi quyết toán công trình được các cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt, nếu có giá trị sai khác với giá trị quyết toán ban đầu, phòng Tài chính -kế toán có trách nhiệm điều chỉnh doanh thu phù hợp với văn bản phê duyệt quyết toán. Bản chính phê duyệt quết toán phòng tài chính kế toán có trách nhiệm lưu giữ, các bản photo các đơn vị, phòng ban liên quan lưu giữ.
Thứ hai là : Doanh thu sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ
Các đơn vị sản xuất có trách nhiệm tập hợp, báo cáo khối lượng hoàn thành và doanh thu nộp về phòng Kỹ thuật - thi công. Phòng Kỹ thuật - thi công có trách nhiệm kiểm tra sự chính xác, xác nhận và chuyển cho phòng Tài chính kế toán cập nhật và hạch toán kế toán.
Thứ ba là: Doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác:
Loại doanh thu này chủ yếu thu từ lĩnh vực hoạt động tài chính như lãi tiền gửi ngân hàng, trái phiếu, cổ tức từ góp vốn liên doanh, bán và cho thuê tài sản…Phòng Tài chính - kế toán có trách nhiệm theo dõi quản lý và hạch toán phù hợp với quy định của Bộ Tài Chính.
2.2.4.2 Quy chế quản lý chi phí.
Chi phí được công ty chia thành các loại chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy, công cụ sản xuất và chi phí sản xuất chung hay còn gọi là chi phí quản lý và phục vụ sản xuất. Tương ứng với mỗi loại chi phí công ty có những quy định về hình thức quản lý khác nhau. Cụ thể được thể hiện như sau:
Thứ nhất là: Chi phí nguyên vật liệu.
- Các đơn vị tập hợp chi phí vật liệu thực tế đưa vào giá thành công trình phải đúng với thực tế và phù hợp với hạn mức vật tư theo quyết toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Nếu là chi phí nguyên vật liệu đơn vị tự mua phải có hoá đơn đầy đủ theo quy định, trường hợp mua sản phẩm của nông dân tự khai thác phải lập bảng kê theo hướng dẫn của Bộ tài chính.
- Nếu là chi phí nguyên vật liệu từ công ty báo nợ, đơn vị tập hợp giấy báo nợ kèm theo hoá đơn bán hàng của đơn vị bán.
- Nếu là chi phí nguyên vật liệu công ty báo nợ là thuê giàn giáo cốt pha, đơn vị tập hợp giấy báo nợ kèm theo bảng kê chi tiết tính số lượng, thời gian thuê.
Thứ hai là : Chi phí nhân công
Chi phí nhân công của công ty bao gồm tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca.
- Tiền lương trả cho lực lượng sản xuất trực tiếp chủ yếu thanh toán theo hình thức giao khoán đơn vị là chính. Những công việc vặt khó xác định khối lượng công ty áp dụng hình thức trả lương công nhật hoặc lương khoán gọn từng phần công việc.
- Trong các bản hợp đồng giao khoán đều phải ghi đầy đủ các dữ liệu cần thiết như tên công trình, hạng mục công trình, tổ đội sản xuất, nội dung công việc, khối lượng thực hiện (đơn giá, thành tiền), chữ ký của tổ trưởng, xác nhận của kỹ thuật, ký duyệt của người phụ trách có bảng chấm công chia lương cho tổ trong tháng và chữ ký của người nhận kèm theo. Trường hợp các cá nhân không có điều kiện nhận trực tiếp thì uỷ quyền cho tổ trưởng nhận thay.
- Các khoản chi phí tiền lương phải phù hợp với mức giao khoán của công ty theo từng công trình và không vượt quỹ tiền lương được phân bố hàng năm theo quy định hiện hành.
Thứ ba là: Chi phí máy, công cụ sản xuất:
- Giấy báo nợ sử dụng máy móc thiết bị, công cụ của công ty là cơ sở để các đơn vị tập hợp đưa vào chi phí. Trường hợp các đơn vị thuê máy móc thiết bị bên ngoài phải có hợp đồng và hoá đơn tài chính theo quy định mới được xem là chi phí hợp lệ.
- Các thiết bị công cụ đơn vị tự mua sắm phải khấu hao và phân bổ theo quy định của Bộ tài chính để tập hợp vào chi phí.
- Các khoản chi phí máy móc, thiết bị, công cụ phải phù hợp với mức giao khoán của công ty.
Thứ tư là : Chi phí sản xuất chung
* Chi phí sản xuất chung hay còn gọi là chi phí quản lý, phục vụ sản xuất bao gồm:
- Các khoản chi phí tiền lương cho lực lượng lao động gián tiếp (không trực tiếp làm ra sản phẩm) như bộ máy công ty, bộ máy quản lý các đơn vị, hệ thống các bộ kỹ thuật, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, tạp vụ, thủ kho, bảo vệ, lái xe con, sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ hành chính…
- Các khoản chi phí về nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đào tạo lao động theo chế độ quy định.
- Các chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng cho hoạt động SXKD, mức trích khấu hao theo quy định của Bộ tài chính.
- Các chi phí dịch vụ mua ngoài như điện nước, điện thoại, sửa chữa TSCĐ, tiền thuê TSCĐ, kiểm toán, dịch vụ pháp lý, thiết kế, bảo hiểm hàng hoá, tài sản và dịch vụ mua ngoài.
- Các khoản chi cho lao động nữ, chi phí bảo hộ lao động hoặc trang bị đồng phục, chi công tác phí, trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của đơn vị, kinh phí công tác đoàn, chi hỗ trợ cho hoạt động của Đảng, đoàn thể tại đơn vị, khoản trích nộp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên và các quỹ của hiệp hội theo chế độ quy định.
- Chi trả lãi tiền vay vốn SXKD của ngân hàng và các tổ chức kinh tế theo lãi suất thực tế, chi trả tiền lãi vay của các đối tượng khác theo lãi suất thực tế khi ký kết hợp đồng vay, nhưng không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tại thời điểm vay.
- Trích các khoản dự phòng theo chế độ quy định như trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% quỹ tiền lương cơ bản, dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Trợ cấp thôi việc cho người lao động.
- Chi phí về tiêu thụ hàng hoá dịch vụ.
- Các khoản thuế, lệ phí tiền thuê đất.
- Chi tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động SXKD và các khoản chi phí khác được khống chế tối đa không quá 10% tổng số chi phí quản lý.
* Các khoản chi phí không được tính vào chi phí hợp lý là chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp, hợp lệ, các khoản tiền phạt, các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế.
* Hàng năm phòng Tài chính - kế toán có trách nhiệm tập hợp chi tiết các khoản chi phí quản lý của bộ máy quản lý công ty, tổng hợp theo nhóm, khoản, phân tích đánh giá tính hợp lý của các khoản chi phí đề xuất biện pháp quản lý với Giám đốc công ty nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả SXKD…
Đồng thời các đơn vị thành viên của công ty cũng phải tiến hành tổng hợp phân tích đánh giá các khoản chi phí quản lý của đơn vị mình đưa ra các biện pháp quản lý thích hợp để nâng cao hiệu quả SXKD,báo cáo Giám đốc công ty bằng văn bản.
2.3. THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 (VINACONEX_1).
2.3.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng số 1.
Được thành lập từ năm 1973, trải qua 35 năm tồn tại và phát triển. Vinaconex _1 đã và đang là một trong những công ty xây dựng hàng đầu của Việt Nam. Và để minh chứng cho điều này chúng ta sẽ phân tích khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh của Vinaconex_1 trong những năm qua.
2.3.1.1. Đánh giá về tài sản của Vinaconex_1.
Bảng số 2.1: Bảng tổng kết tài sản của Vinaconex_1 trong những năm vừa qua
Đơn vị: Tỷ đồng
Tài sản
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tiền
Tỷ
trọng(%)
Tiền
Tỷ trọng(%)
Tiền
Tỷ
trọng(%)
A TÀI SẢN NGẮN HẠN
233,56
88,00
293,34
90,2
427,33
92,75
I Tiền và các khoản tương đương tiền
8,25
3,11
18,27
5,62
5,43
1,18
II Các khoản phải thu ngắn hạn
114,69
43,21
151,63
46,67
269,32
58,45
1. Phải thu khách hàng
105,22
39,64
121,04
37,26
110,41
23,96
2. Trả trước cho người bán
3,53
1,33
4,14
1,27
8,27
1,80
3.Phải thu nội bộ ngắn hạn
25,10
7,72
149,29
32,4
4. Các khoản phải thu khác
5,95
2,24
2,92
0,90
2,91
0,63
5.Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi(*)
-1,57
0,48
-1,57
0,34
III Hàng tồn kho
110,32
41,57
121,67
37,45
151,26
32,83
1. Hàng tồn kho
110,61
41,68
121,84
37,50
151,43
32,87
2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho(*)
-0,29
0,11
-0,17
0,05
0,17
0,04
IV Tài sản ngắn hạn khác
0,30
0,11
1,76
0,54
1,32
0,2
1 Chi phí trả trước ngắn hạn
0,30
0,11
0,41
0,09
2 Tài sản ngắn hạn khác
1,76
0,54
1,28
0,28
B TÀI SẢN DÀI HẠN
31,84
12,00
31,55
9,71
33,41
7,25
I Tài sản cố định
23,38
8,81
21,69
6,68
17,51
3,80
1 Tài sản cố định hửu hình
22,55
8,50
21,15
6,51
16,59
3,60
2 Tài sản cố định vô hình
0,14
0,05
0,02
0,00
0,01
3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
0,69
0,26
0,53
0,16
0,90
0,20
II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
4,83
1,82
9,33
2,87
13,96
3,03
1 Đầu tư dài hạn khác
4,83
1,82
9,33
2,87
13,96
3,03
V Tài sản dài hạn khác
3,64
1,37
0,54
0,17
1,94
0,42
1 Chi phí trả trước dài hạn
3,64
1,37
0,54
0,17
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
265,40
100,00%
324,89
100,00%
460,74
100,00%
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán
Bảng số2.2: Tốc độ tăng trưởng của một số chỉ tiêu trong tổng tài sản
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Chênh lệch so với năm 2005
Chênh lệch so với năm 2006
+/-
%
+/-
%
A. Tài sản NH
59,78
25,6
133,99
45,68
1. Các khoản phải thu NH
36,94
32,2
117,69
77,6
Phải thu khách hàng
15,82
15
10,63
8,78
phải thu nội bộ NH
116,89
360,77
2. Hàng tồn kho
11,35
10,29
25,59
24,32
B. Tài sản DH
(0,29)
0,91
1,86
5,98
1. Tài sản cố định
(1,69)
7,2
(4,18)
19,27
2. Các khoản ĐTTC dài hạn
4,5
93,17
4,63
49,62
Tổng tài sản
59,49
22,4
135,85
41,81
Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán
Qua bảng hai bảng 2.1 và 2.2 của Vinaconex_1 ta thấy tổng tài sản của công ty đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2006, tổng tài sản của công ty là 324,89 tỷ tăng 59,49 tỷ đồng với mức tăng tương đối 22,4% so với năm 2005. Sang năm 2007 tổng tài sản của công ty tiếp tục tăng 135,85 tỷ, với mức tăng trưởng tương đối là 41,81%.
Trong đó, tăng mạnh nhất là TSNH. Từ năm 2005 đến năm 2006 tổng TSNH tăng 59,78 tỷ đồng với mức tăng 25,6%. Nhưng từ năm 2006 đến năm 2007 tổng TSNH của công ty tăng 133,99 tỷ với mức tăng 45,68%. Trong đó chủ yếu là sự gia tăng của các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho. Cụ thể, các khoản phải thu ngắn hạn năm 2006 so với năm 2005 tăng 36,94 tỷ tương ứng với tỷ lệ tăng là 32,21%; năm 2007 so với năm 2006 tăng 117,69 tỷ với tỷ lệ tăng là 77,26%. Hàng tồn kho năm 2006 tăng 11,35 tỷ đồng, mức tăng 10,29% so với năm 2005; năm 2007 tăng 25,59 tỷ đồng, mức tăng là 24,32%. Riêng các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn mặc dù trong năm 2005 không có nhưng năm 2007 đã tăng mạnh, tăng 116,89 tỷ với mức tăng 360,77% . Tuy nhiên, sự thay đổi của TSDH trong công ty không theo một xu hướng cụ thể. Năm 2006 tổng TSDH của công ty giảm 0,29 tỷ tương ứng với mức giảm là 0,91%; song năm 2007 tổng TSDH tăng 1,86 tỷ với mức tăng 5,9%. Sự gia tăng này chủ yếu là do tốc độ tăng của các khoản đầu tư tài chính dài hạn trong công ty lớn hơn tốc độ giảm của tài sản cố định qua các năm. Cụ thể, năm 2006 các khoản đầu từ tài chính dài hạn tăng 4,5 tỷ mức tăng là 93,17% so với năm 2005; năm 2007 tăng 4,63 tỷ mức tăng là 49,62%. Trong khi đó năm 2006 tài sản cố định của công ty giảm 1,69 tỷ mức giảm là 7,23%; năm 2007 giảm 4,18 tỷ mức giảm 19,27%.
Song để có thể đánh giá xem những biến động trên của tài sản có hợp lý hay không chúng ta cần xem xét đến sự thay đổi kết cấu, tỷ trọng của các loại tài sản trong tổng tài sản của công ty.
Mặt khác qua bảng số 2.1 ta thấy tỷ trọng đầu tư vào TSNH đang có xu hướng tăng dần. Năm 2006, TSNH chiếm 90,2% trong tổng tài sản, tăng 2,2% so với năm 2005. Năm 2007, quy mô TSNH tiếp tục tăng và chiếm 92,75% trong tổng tài sản, tăng 2,55% so với năm 2006. Chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn. Nhưng tỷ trọng của TSCĐ lại có xu hướng giảm dần, năm 2006 TSCĐ chiếm 6,68% trong tổng tài sản, giảm 2,13% so với năm 2005. Năm 2007 TSCĐ chỉ chiếm 3,9% trong tổng TS, giảm 2,78% so với năm 2006. Tuy nhiên, do đặc trưng của các sản phẩm xây dựng thường có giá trị lớn, thời gian thi công dài, địa điểm thi công lại rải rác trên khắp địa bàn của đất nước. Thế nên để thi công công trình, Vinaconex_1 thường phải thuê nhiều máy móc, thiết bị, công cụ dụng cụ thi công tại địa điểm xây dựng công trình để đảm bảo tối thiếu hóa chi phí vận chyển, bảo quản…Mặt khác, mặc dù nguyên giá của một số tài sản cố định đă khấu hao hết nhưng vẫn còn đang được sử dụng. Đó chính là những lý do giải thích tại sao tỷ suất đầu tư vào TSCĐ của công ty lại có xu hướng giảm dần còn tỷ suất đầu tư vào TSNH lại gia tăng và giữa chúng có sự chênh lệch như thế. Bởi vậy, cơ cấu tài sản của công ty vẫn đang được xem là hợp lý. Tuy nhiên, các khoản phải thu, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn điều đó chứng tỏ nguồn vốn của công ty đang bị chiếm dụng, đẩy chi phí sử dụng vốn của công ty tăng lên, tốc độ vòng quay của hàng tồn kho và các khoản phải thu lớn làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. Bởi vậy công ty nên có những biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu này.
2.3.1.2.Đánh giá nguồn vốn của công ty.
Nguồn vốn của công ty được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hửu và vốn huy động bên ngoài (hay nợ phải trả). Để hiểu rõ về nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của công ty chúng ta phân tích bảng số 2.3 và 2.4 sau
Bảng số 2.3.
Bảng tổng kết nguồn vốn trong những năm qua Đơnvị:Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tiền
Tỷ trọng (%)
Tiền
Tỷ trọng(%)
Tiền
Tỷ trọng (%)
A.NỢ PHẢI TRẢ
243,37
91,70
295,75
91,03
384,81
83,52
I.Nợ ngắn hạn
227,96
85,89
291,64
89,77
382,37
82,99
1.Vay và nợ ngắn hạn
69,33
26,12
68,76
21,16
68,99
14,97
2.Phải trả người bán
28,11
10,59
34,25
10,54
18,55
4,03
3.Người mua phải trả tiền trước
66,88
25,20
85,18
26,22
74,05
16,07
4.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
0,46
0,17
21,36
6,57
9,65
2,09
5.Phải trả người lao động
0,79
0,30
0,73
0,22
1,14
0,25
6.Chi phí phải trả
0,12
0,04
0,73
0,22
0,46
0,10
7.Phải trả nội bộ
45,27
17,06
75,22
23,15
202,45
43,94
8.Các khoản phải trả phải nộp khác
17,00
6,40
5,42
1,67
7,09
1,54
II.Nợ dài hạn
15,41
5,81
4,11
1,27
2,44
0,53
1.Phải trả dài hạn khác
0,30
0,11
2.Vay và nợ dài hạn
15,11
5,70
3,77
1,16
1,80
0,39
3.Dự phòng trợ cấp mất việc làm
0,35
0,11
0,64
0,14
B.VỐN CHỦ SỞ HỮU
22,03
8,30
29,14
8,97
75,93
16,4
I.Vốn chủ sở hữu
21,11
7,95
28,06
8,64
75,58
16,40
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu
10,86
4,09
11,00
3,39
35,00
7,60
2.Thặng dư vốn cổ phần
12,86
2,79
3.Quỹ đầu tư phát triển
3,85
1,45
6,10
1,88
9,63
2,09
4.Quỹ dự phòng tài chính
0,77
0,29
1,10
0,34
1,55
0,34
5.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
5,63
2,12
9,86
3,03
16,53
3,59
II.Nguồn kinh phí và quỹ khác
0,92
0,35
1,08
0,33
0,36
0,08
1.Quỹ khen thưởng,phúc lợi
0,92
0,35
1,08
0,33
0,36
0,08
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
265,40
100,00
324,89
100,00
460,74
100,00
Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán
Bảng số 2.4: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trong những năm qua
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tiền
Tiền
+/-
%
Tiền
+/-
%
1.Nợ phải trả
243,37
295,75
52,38
21,52
384,81
89,06
30,11
2. Vốn chủ sở hửu
22,03
29,14
7,11
32,27
75,93
46,79
160,57
3.Tổng nguồn vốn
265,40
324,89
59,49
22,42
460,74
135,85
41,81
4.Hệ số nợ
91,70%
91,03%
(0,67%)
0,73
83,52%
(7,51%)
8,25
5.Hệ số VCSH
8,30%
8,97%
0,67%
8,07
16,48%
7,51%
83,72
Nguồn: Phòng Tài chính- kế toán
Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn của công ty đang có xu hướng tăng dần qua các năm.
Năm 2006 tổng NV của công ty tăng 59,49 tỷ đồng với mức tăng 22,4% so với năm 2005. Trong đó các khoản nợ phải trả tăng 52,38 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 21,52%; VCSH tăng 7,11 tỷ đồng mức tăng 22,27%. Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, nhưng chủ yếu là do sự gia tăng của nợ ngắn hạn. Cụ thể, các khoản phải trả nội bộ trong năm tăng 29,95 tỷ với mức tăng 66,16%; khoản người mua phải trả tiền trước tăng 18,3 tỷ mức tăng là 27,36%. Đặc biệt, thuế và các khoản phải nộp tăng 20,9 tỷ mức tăng 4543,5%. Nguyên nhân là do theo quy định của nhà nước, đối với những công ty đang trong quá trình cổ phần hoá thì được ưu đãi miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu và 50% trong 3 năm tiếp theo. Vì vậy năm 2004; 2005 công ty hoàn toàn không phải nộp thuế TNDN, còn 3 năm tiếp theo là 2006; 2007; 2008 thì công ty chỉ chỉ phải đóng 50% thuế TNDN. Điều đó giải thích tại sao trong năm 2006 thuế phải nộp của công ty lại tăng nhanh như thế. Còn sự gia tăng của VCSH chủ yếu là do trong năm công ty đã tăng trích lập các quỹ như: quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển và một phần từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Sang năm 2007 tổng NV tăng 135,85 tỷ mức tăng 41,81% và đạt 460,74 tỷ. Trong đó, nợ phải trả tăng 89,06 tỷ mức tăng 30,11%; VCSH tăng 46,79 tỷ mức tăng 160,57%. Ta thấy nợ phải trả tăng là do sự tăng mạnh của các khoản phải trả nội bộ, tăng 127,33 tỷ mức tăng 169,14%. Còn VCSH tăng mạnh là do trong năm vốn đầu tư của các CSH tăng 24 tỷ mức tăng 218,18%. Và nếu như các năm trước chưa có khoản mục thặng dư vốn cổ phần thì năm 2007 thặng dư vốn cổ phần là 12,86 tỷ chiếm 2,79% trong tổng NV từ đó làm cho tổng nguồn vốn của công ty tăng lên.
Như vậy, tổng NV của công ty tăng dần qua các năm chủ yếu là do sự tăng mạnh của các khoản phải trả nội bộ và vốn đầu tư của các CSH. Đây là những dấu hiệu tốt, bởi phải trả nội bộ, vốn đầu tư của các CSH chính là những nguồn vốn mà công ty có thể sử dụng với chi phí sử dụng vốn gần bằng 0, qua đó công ty có thể tiết kiệm được chi phí và tăng lợi nhuận cho công ty. Mặt khác, sự gia tăng của thặng dư vốn cổ phần và vốn đầu tư của các CSH càng tạo ra sự vững mạnh cho tình hình tài chính của công ty. Tuy nhiên, tỷ trọng các khoản vay và nợ ngắn hạn mặc dù có giảm nhưng vẩn còn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng NV của công ty. Bởi thế, hàng năm công ty vẩn phải chi một khoản chi phí trả lải khá cao cho những đồng vốn đó,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVKT025.doc