Khóa luận Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản ở công ty Intimex

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I 5

VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TRONG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM. 5

I. vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu 5

1. Vị trí của hoạt động xuất khẩu . 5

2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu . 5

3. Khái niệm và đặc điểm kinh doanh xuất khẩu 9

4. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 10

5. Nội dung của hoạt động xuất khẩu. 11

II- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu 17

1- Nhóm nhân tố bên ngoài 17

2. Các nhân tố về bản thân doanh nghiệp 19

CHƯƠNG II 20

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TẠI CÔNG TY INTIMEX TRONG NHỮNG NĂM QUA 20

I. Thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của nước ta 20

1) Đặc điểm hàng nông sản và những chỉ dẫn Marketing cơ bản 20

2. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong những năm qua 21

II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM QUA 23

A. Tổng quan về Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX 23

1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty 23

2. Chức năng của Công ty 23

3. Các mặt hàng kinh doanh của Công ty 24

4. Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu 24

B. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của Công ty INTIMEX trong thời gian qua 25

1. Công tác nghiên cứu thị trường và hoạt động marketing mix 26

2. Công tác thu mua tạo nguồn 28

3. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 32

4. Hình thức xuất khẩu 34

5. Kim ngạch và tỷ trọng nông sản xuất khẩu 35

6. Cơ cấu nhóm hàng nông sản xuất khẩu 38

7. Thị trường xuất khẩu hàng nông sản 44

8. Đánh giá tình hình xuất khẩu nông sản của công ty INTIMEX trong thời gian qua 48

CHƯƠNG III 51

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY INTIMEX 51

I. Định hướng phát triển của Công ty 51

1. Định hướng phát triển của ngành nông sản nước ta 51

2. Định hướng phát triển chung của Công ty. 52

3. Định hướng phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Công ty 55

II. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty Intimex. 56

A.Về phía doanh nghiệp 56

1. Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường: 56

2. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại 57

3. Đa dạng hoá các mặt hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu 57

4. Thực hiện tốt công tác thu mua hàng nông sản 59

5. Tăng cường đầu tư vào công tác dự trữ , chế biến bảo quản nông sản 60

6. Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối 60

7. Từng bước tiến tới xuất khẩu hàng tinh thay cho hàng thô 61

8. Nâng cao trình độ cán bộ . 62

9. Chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập kinh tế 63

B. Một số kiến nghị với nhà nước . 64

1- Tăng cường hỗ trợ các hoạt động sản xuất và chế biến hàng nông sản . 64

2. Trợ giúp cho các Công ty xuất khẩu nông sản. 66

3. Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất khẩu nông sản theo hướng đơn giản, thông thoáng và phù hợp với cơ chế thị trường. 67

KẾT LUẬN 70

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản ở công ty Intimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư Công ty xuất nhập khẩu nông sản Nghệ An , Đắc Lắc , Nha Trang ... Hiện nay tuy có mạng lưới thu mua rộng khắp cả nước song quan hệ với các nhà cung ứng và sản xuất còn lỏng lẻo . Điều này gây khó khăn cho Công ty khi thị trường biến động . 3.3 Kiểm nghiệm và làm thủ tục hải quan cho hàng xuất khẩu Trước khi hàng hoá được đóng gói , kẻ , kí mã hiệu hàng xuất khẩu thì việc kiểm tra chất lượng được tiến hành rất cẩn thận bởi . Với Công ty Intimex kiểm tra được tiến hành tại kho của đơn vị chân hàng do Vinacontrol thực hiện . Chất lượng xuất khẩu trước hết phải đảm bảo yêu cầu chất lượng đã đăng kí theo hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam. Sau đó phải đảm bảo chất lượng trong hợp đồng . Thông thường Công ty làm thủ tục hải quan tại kho các đơn vị chân hàng. Khi làm thủ tục hải quan Công ty phải chuẩn bị một số văn bản sau : Hợp đồng xuất khẩu . L/C . Tờ khai hải quan . Giấy phép kinh doanh . Bảng kê chi tiết . Đơn xin kiểm hoá (Trường hợp Công ty xin kiểm tra hàng tại kho) . Giấy giới thiệu (Giấy uỷ quyền cho đơn vị làm thủ tục hải quan hộ Công ty) . Sau đó xuất trình hàng hoá với cơ quan hải quan, kiểm tra về số lượng mẫu mã ... Trước khi hàng hoá được Công ty đưa về nơi tập kết để đóng hàng vào container . 3.4 Thuê phương tiện và mua bảo hiểm Đối với hàng nông sản chặng vận tải chính thường là đường biển . Với công tác vận chuyển nội địa , Công ty chủ động thuê các phương tiện vận tải tại các điạ phương , với vận chuyển đường biển thì hầu hết Công ty xuất khẩu theo giá FOB , Công ty không được thuê tàu và mua bảo hiểm hàng hoá . Điều này gây thiệt hại lớn cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân . Trường hợp bán hàng theo giá CIF Công ty được mua bảo hiểm hàng hoá và thuê tàu . Thông thường hàng nông sản Công ty mua theo điều kiện C của Bảo Việt . Còn thuê tàu biển thì thường uỷ thác cho các đại diện , Công ty môi giới hàng hải như APM , Viconship , Macsrkline … Đến thời hạn giao hàng Công ty chở hàng tới cảng theo đúng ngày giờ được thông báo trước . Sau khi giao hàng Công ty lấy vận đơn sạch (B/C) . Tuỳ hợp đồng mà hàng hoá được giao một lần hay nhiều lần . 3.5- Lập chứng từ thanh toán và làm thủ tục thanh toán Sau khi giao hàng , Công ty lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C . Và đem nộp tại ngân hàng thông báo (Vietcombank) để thông báo cho ngân hàng mở thư tín dụng thanh toán. Bộ chứng từ thanh toán gồm : Hối phiếu . Hoá đơn thương mại . Vận đơn . Phiếu đóng gói . Giấy chứng nhận khử trùng . Giấy chúng nhận kiểm dịch . Giấy chứng nhận số lượng và chất lượng . Giấy chứng nhận xuất xứ . Vietcombank sau khi kiểm tra chứng từ của Công ty . Nếu hợp lệ theo L/C thì ngân hàng sẽ chuyển cho ngân hàng mở L/C và phát lệnh . Ngân hàng mở L/C khi nhận sẽ kiểm tra lại nếu phù hợp thì trả tiền cho Vietcombank và Vietcombank sẽ trả tiền cho Công ty . Nhìn chung xuất khẩu hàng nông sản của Công ty Intimex năm qua đạt được nhiều thành tựu đáng kể . Tuy nhiên sự thiếu đồng bộ và liên kết giữa các nghiệp vụ dẫn đến tình trạng chồng chéo và ỷ lại trong công việc , công tác tổ chức thu mua , kiểm tra , kiểm soát chất lượng , bảo quản chế biến hàng hoá chưa được quan tâm đúng mức . Trong công tác thanh toán còn nhiều bất cập . 4. Hình thức xuất khẩu Sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp của Công ty trong thời gian qua là một trong những thành tựu to lớn mà Công ty đạt được . Điều này thể hiện tính độc lập, tự chủ, sáng tạo , thích nghi với cơ chế thị trường ngày càng tăng . Như chúng ta biết xuất khẩu uỷ thác là xuất khẩu hàng hoá không thuộc sở hữu của đơn vị nhưng được đơn vị khác uỷ thác và đơn vị đã nhận xuất hộ theo hợp đồng kinh tế giữa hai bên sau khi thực hiện hợp đồng đơn vị nhận uỷ thác được thống kê tổng kim ngạch và số lượng mặt hàng xuất khẩu cho đơn vị mình nhưng chỉ nhận được hoa hồng uỷ thác . Như vậy với hình thức xuất khẩu này tuy kim ngạch của Công ty có thể rất cao song hiệu quả kinh tế có thể rất bé . Bảng 5: So sánh kim ngạch xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp: 1998-2001 Đơn vị: (1000 USD; %) Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng NSXK trực tiếp 2723 44 17770 93 54316 98 45369 98 NSXK uỷ thác 3466 66 1338 7 1108 2 926 2 Kim ngạch XKNS 6189 100 19108 100 55424 100 46295 100 Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doan 1998-2001 Qua bảng trên ta thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong tổng kim ngạch ngày càng tăng . Năm 1998 chỉ chiếm 44% đến năm 2000 và 2001 chiếm 98% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản , thể hiện sự trưởng thành , khả năng độc lập thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế và khả năng vươn ra thị trường thế giới của Công ty . Một trong những nguyên nhân cơ bản làm nên sự chuyển biến nhảy vọt này là do định hướng lấy xuất khẩu nông sản mũi nhọn đột phá để tăng trưởng thay vì xuất khẩu các mặt hàng may mặc và thủ công mỹ nghệ như trước đây . Như vậy cùng với sự tăng tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản là sự tăng tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp . Qua đây cũng thể hiện tính độc lập hoàn toàn của Công ty trong kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản, hoạt động xuất khẩu uỷ thác không nằm trong các kế hoạch trọng tâm của Công ty nữa . Cho đến nay có thể nói rằng Công ty chỉ xem hình thức xuất khẩu này với tư cách tăng tính đa dạng, năng động cho các đơn vị chứ không phải là điểm quan tâm chính của Công ty . 5. Kim ngạch và tỷ trọng nông sản xuất khẩu 5.1. Kim ngạch xuất khẩu Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thế giới. Tuy gặp rất nhiều khó khăn để tăng kim ngạch xuất khẩu nhưng những năm qua mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty đã có những tiến bộ vượt bậc , kim ngạ ch không ngừng tăng lên với tốc độ nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của tổng kim ngạch và kết quả là từ vị trí thứ yếu nay mặt hàng nông sản trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực,chiếm hầu hết kim ngạch xuất khẩu của Công ty . Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Công ty năm 1997-2001 Đơn vị :1000 USD Năm 1997 1998 1999 2000 2001 Giá trị 5.397 6.189 19.108 55.424 46.295 Tốc độ tăng trưởng - 14,7 209 190 16,5 Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh 1998-2000 và 2001 Qua bảng trên tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản có xu hướng tăng mạnh nhưng không đồng đều giữa các năm thể hiện mức độ chịu ảnh hưởng từ bên ngoài với Công ty là rất lớn . Điều này cũng dễ hiểu bởi đây là những mặt hàng mà thị trường của nó gần như là thị trường cạnh tranh hoàn hảo . Do đó mà doanh nghiệp không có lợi thế độc quyền trên thị trường . Tuy sản lượng năm 2001 giảm so với năm 2000 là 9,2 triệu USD giảm 16,5 % song so với năm 1997 giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản đã tăng 8,6 lần từ năm 5397 nghìn USD lên 46295 nghìn USD , tốc độ tăng bình quân là 71 % năm . Đây là tốc độ tăng rất cao , cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu cùng kỳ (từ 13,158 triệu USD lên 52,547 triệu USD gấp 4 lần, trung bình tăng 40% năm) . Trong 5 năm qua , ta thấy sản lượng nông sản của năm 1997 và 1998 rất thấp do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra ở các nước ASEAN , đây là thị trường tiêu thụ hàng nông sản chủ yếu lớn của Công ty và do đó , mà sức mua của các thị trường này giảm nghiêm trọng vì vậy sản phẩm của Công ty tiêu thụ ở các thị trường này rất chậm thậm chí trong năm Công ty phải dừng xuất khẩu một số mặt hàng truyền thống đến những thị trường truyền thống của mình . Thêm vào đó cuộc khủng hoảng tài chính đã làm cho đồng tiền các nước trong khu vực rẻ tương đối so với đồng tiền Việt Nam nên sức mua cạnh tranh về giá và sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực lớn hơn sản phẩm của Công ty , đặc biệt là cà phê và hạt tiêu của Indonexia . Bên cạnh đó trong giai đoạn này ban lãnh đạo chưa nhận thức rõ tiêm năng xuất khẩu của hàng nông sản nên chưa có sự quan tâm và chiến lược đúng đắn đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty . Trong năm 1999 , đầu năm 2000 cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực đã tạm ngừng . Nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực bắt đầu phục hồi , nhu cầu về hàng nông sản tăng mạnh giá cả trên thị trường có chuyển biến tích cực có lợi cho người xuất khẩu do đó mà kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Công ty đã có những bước tiến nhảy vọt . Giá trị năm 1999 tăng gấp 3 lần so với năm 1998 tử 6,189 triệu USD lên 19,108 triệu USD . Đây là bước phát triển ngoài sự mong đợi của ban lãnh đạo Công ty . Tuy nhiên chưa dừng ở đó năm 2000 Công ty đã xuất khẩu được 55,424 triệu USD . Gấp gần 3 lần năm 1999 . Như vậy chỉ trong 2 năm 1999 và 2000 sản lượng xuất khẩu hàng nông sản của Công ty đã tăng lên gần 9 lần : năm 2001 là năm thị trường thế giới có nhiều biến động làm cho Công ty gặp rất nhiều khó khăn đó là tình trạng rớt giá của hàng nông sản trên thị trường thế giới , hầu hết giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu đều bị giảm , điển hình là cà phê 40,5% hạt tiêu giảm 59,4%, đây là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty vì vật tuy giá trị kim ngạch xuất khẩu có giảm song về sản lượng xuất khẩu của Công ty lại tăng đáng kể . Ví dụ năm 2000 Công ty xuất khẩu 46.700 tấn cà phê với giá trị là 29,775 triệu USD trong khi đó năm 2001 là 68.490 tấn tăng hơn 21 nghìn tấn (tương đương với 45 %) . Hạt tiêu năm 2000 xuất khẩu được 4580 tấn thì năm 2001 là 9817 tấn tăng 2537 tấn (114%) song giá trị giảm tới 25% như vậy với kết quả xuất khẩu 2001 thể hiện nỗ lực hết mình tìm mọi biện pháp thúc đẩy và khuyến khích xuất khẩu thể hiện sự lớn mạnh và trưởng thành cũng như khả năng vượt qua khó khăn của Công ty . 5.2. Tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản Bảng 7: Tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản giai đoạn 1997-2001 Đơn vị : 1000 USD STT Năm 1997 1998 1999 2000 2001 1 Kim ngạch XK Nông sản 5.379 6.189 19.108 55.424 46.295 2 Tổng Kim ngạch XK 13.158 10.255 23.001 58.345 52.347 3 Tỷ trọng 41 60 83 95 88 Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh 1997-2001 Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của trong toàn bộ kim ngạch xuất khẩu của Công ty có xu hướng tăng và điển hình là năm 1999 đã lên tới 45 % điều này thể hiện tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản tăng nhanh hơn rất nhiều so với các mặt hàng khác . Trong những năm trước năm 1997 do công ty hoạt động một cách thụ động chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu của Bộ Thương Mại đề ra , xuất khẩu uỷ thác chiếm tỷ trọng lớn vì vậy Công ty chưa có định hướng rõ ràng về mặt hàng xuất khẩu của Công ty . Vào cuối năm 1998 đứng trước nguy cơ khó khăn về hoạt động xuất khẩu Ban giám đốc Công ty đã quyết tâm thực hiện chiến lược lấy mặt hàng nông sản làm mặt hàng xuất khẩu chính . Do vậy chỉ trong thời gian ngắn Công ty đã hoàn thành kế hoạch của bộ giao . Năm 1998 tỷ trọng hàng nông sản chiếm 60% kim ngạch hàng xuất khẩu năm 1999 là 83% năm 2000 là 95% , năm 2001 giảm xuống 88% . Trong đó các mặt hàng nông sản như cà phê và hạt tiêu là hai mặt hàng xuất khẩu chủ yếu . Năm 1999 tỷ trong hai mặt hàng này là 78% kim ngạch xuất khẩu thì năm 2000 chiếm tới 82,8% năm 2001 là 78% . Qua đây cho thấy nỗ lực vượt bực của Công ty trong hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng nông sản nói riêng . Tuy nhiên nó cũng cho thấy mức độ phụ phuộc quá lớn của hoạt động xuất khẩu cũng như hoạt động kinh doanh của Công ty vào nhóm mặt hàng nông sản mà chủ yếu là cà phê và hạt tiêu . Đây là mặt hàng luôn có sự biến động phức tạp với biên độ lớn do đó mà độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng cao . Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần chú trọng mở rộng các mặt hàng nông sản khác như cao su , lạc , sắn , gạo ... Đồng thời tập trung nghiên cứu phát triển nhóm mặt hàng thuỷ hải sản , tăng cường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ , mở rộng phạm vi lĩnh vực kinh doanh . 6. Cơ cấu nhóm hàng nông sản xuất khẩu Hoạt động trong cơ chế thị trường với lợi nhuận là động lực , mục tiêu của mọi hoạt động Công ty . Công ty được tự do liên minh , tự do lựa chọn khách hàng , mặt hàng . Vì vậy mà danh mục mặt hàng sản xuất xuất khẩu của Công ty thay đổi qua từng năm miễn là đạt được hiệu quả kinh tế , nhìn chung trong những năm qua Công ty thường xuất khẩu các mặt hàng sau : Cà phê , hạt tiêu , cao su , lạc nhân , gạo , quế , sắn ... Tuy nhiên có 4 mặt hàng là cà phê , hạt tiêu , cao su , lạc nhân là các mặt hàng nông sản chủ yếu luôn chiếm tỷ trọng lớn và ổn định trong những năm qua . Bảng 8: Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty năm 1998-2001 Đơn vị : 1000 USD, % Năm Cà phê Hạt tiêu Cao su Lạc nhân Kim ngạch XK nông sản Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1998 2.452 39 3.694 60 13 0,2 6.189 1999 10.008 51 7.929 41 849 4 369 2 19.108 2000 29.775 51 20.362 35 3.424 6 1.747 3 55.424 2001 26.055 55 15.220 32 4.022 8 1.696 3 46.295 Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh 1998-2001 Qua bảng trên ta thấy giá trị xuất khẩu của các mặt hàng nông sản khác ngày một tăng . Từ năm 1998 hầu như không có tên , đến năm 2001 là 2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản . Tuy nhiên con số này còn quá nhỏ vì vậy yêu cầu trong thời gian tới doanh nghiệp cần đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng khác hơn nữa . 6.1. Cà phê Tuy giá cả trên thị trường thế giới giảm mạnh trong thời gian qua đó cung vượt quá nhiều so với cầu tuy nhiên Công ty vẫn cần xác định đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty trong thời gian tới . Chính vì vậy mà trong vòng 2 năm qua Công ty Intimex đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu của bộ thương mại về xuất khẩu cà phê , đứng thứ 2 trong số các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam . Giá trị xuất khẩu cà phê luôn dẫn đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu , đặc biệt là sản lượng xuất khẩu tăng với tốc độ cao . Bảng 9: Tình hình xuất khẩu cà phê giai đoạn 1998-2001 Năm Tổng kim ngạch xuất khẩu (1000 USD) Sản lượng Giá trị cà phê xuất khẩu Giá bình quân (USD/t) Số lượng (tấn) Tốc độ tăng trưởng (%) Giá trị (1000 USD) Tốc độ tăng trưởng (%) Tỷ trọng 1998 10.255 1.720 2.452 23,6 1.425 1999 23.001 8.870 415,7 10.008 308,9 43,5 1.128 2000 58.345 46.706 426,5 29.775 197,5 50,8 637 2001 52.347 68.490 46,7 26.055 -12,5 49,5 380 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh 1998-2001 Tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê giai đoạn 1998 – 2001 tăng gấp 10,6 lần . Tốc độ tăng trung bình là 120% năm . Tuy năm 2001 do ảnh hưởng của biến động giá , vì vậy mà giá trị xuất khẩu cà phê có giảm (giảm 3,7 triệu USD, 12,5% so với năm 2000) , tuy nhiên đây cũng là kết quả đáng trân trọng của Công ty , bởi nếu bỏ qua sự biến động của gía thị trường thì trong thời gian trên Công ty đã đạt được những kết quả ngoài dự đoán của Công ty . Trong 3 năm 1999- 2001 sản lượng cà phê xuất khẩu tăng gần 60000USD , gấp 7,7 lần , trung bình tăng 180% năm, trong cùng thời gian trên kim ngạch xuất khẩu cà phê chỉ tăng 2,6 lần . Qua đây thể hiện sự nỗ lực hết mình để vượt qua những khó khăn trên thị trường , chứng tỏ sự trưởng thành và vững mạnh của Công ty . Đặc biệt là năm 2001 tuy mức giá giảm 40,4 % so với năm 2000 , chỉ còn 380USD tấn . Đây là mức giá quá thấp , vì thế mà nhiều Công ty không thể xuất khẩu được , song Công ty vẫn tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu . Tuy tổng giá trị giảm 3,7 triệu USD , nếu bỏ qua biến động của giá thì giá trị xuất khẩu năm 2001 là : 68490 x 637 = 43,628 triệu USD . Còn nếu tính theo mức giá của năm 1999 thì giá trị kim ngạch xuất khẩu là : 68490 x1128 = 77,257 triệu USD . Trong thời gian qua mặt hàng cà phê luôn giữ vai trò là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty và nó sẽ là mặt hàng chiến lược , thế mạnh của Công ty trong thời gian tới . Tuy kim ngạch xuất khẩu cà phê có sự biến đổi không đồng đều qua các năm mà nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động khách quan của giá cà phê trên thị trường thế giới chứ không phải xuất phát từ chiến lược hay khả năng cũng như tiềm lực của doanh nghiệp . Vì vậy trong thời gian tới công ty cần chú trọng hơn nữa công tác dự báo giá cả thị trường , công tác thu mua bảo quản , quan tâm hơn nữa đến việc trích các quỹ dự phòng giảm giá để giảm thiểu rủi ro cho Công ty . 6.2. Hạt tiêu Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng đứng thứ hai sau cà phê của Công ty trong những năm gần đây , cùng với cà phê nó cũng ảnh hưởng quyết định đến tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn Công ty . Bảng 10: Tình hình xuất khẩu hạt tiêu trong giai đoạn 1998-2001 Năm Tổng kim ngạch xuất khẩu Sản lượng xuất khẩu hạt tiêu Giá trị xuất khẩu hạt tiêu Giá trung bình (USD/tấn) Giá trị (1000 USD) Tốc độ tăng trưởng (%) Sản lượng (tấn) Tốc độ tăng trưởng (%) Giá trị (1000 USD) Tốc độ tăng trưởng (%) Tỷ trọng 1998 10.255 1.043 3.695 36 3542 1999 23.001 124 2.095 101 7.930 115 32 3875 2000 58.345 153 4.581 119 20.363 157 35 4445 2001 52.347 -10 9.817 114 15.220 -25 29 1548 Nguồn : Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 1998-2001 Giá trị xuất khẩu hạt tiêu năm 2001 giảm 5,1 triệu USD tương đương với 25% so với năm 2000 . Với sự giảm sút này đã tác động lớn đến tổng kim ngạch xuất khẩu (giảm 6 triệu USD) và tỷ trọng xuất khẩu của hạt tiêu từ 35% xuống còn 28% : tuy nhiên nếu xét trong cả thời kỳ thì đây cũng là kết quả khả quan . Trong 4 năm giá trị xuất khẩu hạt tiêu đã tăng lên 4 lần , trung bình 60% năm, tuy tốc độ tăng trưởng chậm hơn tốc độ trung bình của kim ngạch xuất khẩu (70% năm) song đây cũng là con số khá lớn . Cũng giống như cà phê trong những năm qua , giá cả hạt tiêu có nhiều biến động lớn bất lợi cho việc xuất khẩu . Tuy năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu giảm song sản lượng xuất khẩu của Công ty tăng khá mạnh. Năm 2001 là 9817 tấn , gấp 2,14 lần năm 2000 và gấp 4,5 lần sản lượng năm 1999 . Trung bình tăng 115% năm , cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của kim ngạch giá trị xuất khẩu (70% năm) . Nếu bỏ qua sự biến động giá cả trong năm 2001 thì tổng giá trị xuất khẩu của hạt tiêu là : 9817 x 4,445 = 43,637 triệu USD . Mức biến động giá cả xuất khẩu trung bình của Công ty lớn hơn so với mức biến động giá cả trung bình của hạt tiêu trên thị trường thế giới . Ví dụ năm 2001 giá xuất khẩu trung bình một tấn hạt tiêu của Công ty giảm 65% , trong khi đó trên thị trường thế giới là 57% , qua đây cho ta thấy , thời điểm xuất khẩu của Công ty không hợp lý . Khi giá xuống thấp thì lại xuất khẩu còn khi giá lên cao thì lại không xuất được . Tóm lại sự biến động cuả hoạt động xuất khẩu hạt tiêu cũng tương tự và có xu hướng biến động giống mặt hàng cà phê , tuy sản lượng xuất khẩu có tăng mạnh song do cung thị trường thế giới vượt quá cầu vì vậy giá cả trong thời gian qua giảm khá mạnh . Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụt giảm giá trị xuất khẩu vì vậy trong thời gian tới Công ty cần quan tâm hơn nữa tới việc dự báo thị trường , lập các quỹ dự phòng tài chính và công tác thu mua bảo quản . 6.3. Lạc và cao su Bảng 11: Tình hình xuất khẩu lạc nhân năm 1998-2001 Năm Tổng kim ngạch xuất khẩu Sản lượng lạc xuất khẩu Giá trị lạc xuất khẩu Giá trung bình (USD/ tấn) Giá trị (1000 USD) Tốc độ tăng trưởng (%) Sản lượng (tấn) Tốc độ tăng trưởng (%) Giá trị (1000 USD) Tốc độ tăng trưởng (%) Tỷ trọng (%) 1998 10.255 24 12,796 0,12 544 1999 23.001 124 700 2817 369,388 2892 1,6 528 2000 58.345 153 3.229 361 1.747,632 373 3 541 2001 52.347 -10 3.617 12 1.696,000 -3 3,2 468 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 1998-2001 Qua bảng trên ta thấy , tỷ trọng giá trị xuất khẩu của lạc nhân trong toàn bộ giá trị xuất khẩu ngày càng tăng . Năm 1998 doanh nghiệp mới bắt đầu xuất khẩu được lô lạc nhân đầu tiên với giá trị hết sức khiêm tốn 12796 USD , chiếm 0,12% kim ngạch xuất khẩu thì đến năm 2001 giá trị xuất khẩu là 1696 000 USD tăng 130 lần so với năm 1998, chiếm 3,2 % kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm 2001 . Điều này chứng tỏ tuy chưa phải là mặt hàng chủ lực của Công ty song vị trí của mặt hàng lạc nhân ngày càng được nâng cao . Tuy mức độ biến động giá xuất khẩu bình quân của lạc nhân không lớn như cà phê và hạt tiêu song trong thời gian qua giá xuất khẩu lạc của Công ty cũng có xu hướng giảm . Đây cũng là xu hướng chung của thị trường nông sản thế giới . Đối với mặt hàng cao su: Bảng 12: Tình hình xuất khẩu cao su 1999-2001 Năm Tổng kim ngạch xuất khẩu (1000 USD) Sản lượng xuất khẩu cao su Giá trị xuất khẩu cao su Giá trung bình Sản lượng (tấn) Tốc độ tăng trưởng (%) Giá trị (1000 USD) Tốc độ tăng trưởng (%) Tỷ trọng 1999 23.001 2.363 850 3,67 3,7 360 2000 58.345 5.800 1,48 3.425 3,03 5,8 590 2001 52.347 7.179 24 4.022 1,7 7,7 560 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty 1999-2001 Sự biến động của hoạt động xuất khẩu hạt tiêu trong thời gian qua rất giống với sự biến động của lạc nhân . Đó là tỷ trọng toàn bộ kim ngạch ngày càngcao : năm 1997 là 3% thì năm 2001 là 7,7% . Điều này chứng tỏ vị trí của cao su tuy còn thấp nhưng song đang dần được cải thiện . Tổng giá trị cũng như sản lượng xuất khẩu tăng với tốc độ cao . Giá cả xuất khẩu cao su của Công ty tương đối ổn định hơn các mặt hàng khác . Tuy nhiên nó cũng chịu sự chi phối chủ yếu của thị trường thế giới . Tóm lại , trong thời gian qua vị trí của 2 mặt hàng lạc nhân và cao su ngày càng được nâng cao . Đây là 2 mặt hàng hứa hẹn nhiều tiềm năng cho công ty phát triển . 6.4 Một số mặt hàng khác Như đã phân tích ở phần đầu kim ngạch xuất khẩu 4 mặt hàng cà phê , hạt tiêu , lạc nhân và cao su chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản . Theo bảng ta có năm 1998 chiếm gần 100% , năm 1999 là 98% , năm 2000 là 96% và năm 2001 là 97% . Danh mục mặt hàng xuất khẩu ngày càng tăng , đặc biệt là mặt hàng gạo là mặt hàng có tiềm năng song đến năm 2000 Công ty mới xuất được những lô hàng đầu tiên với 147400USD . Nhìn chung tỷ trọng nhóm mặt hàng này ngày càng tăng , danh mục ngày càng được mở rộng song việc kinh doanh mặt hàng này còn mang tính chụp dựt và hoàn toàn bị động , các khách hàng thường là khách hàng mua những mặt hàng chính của Công ty và họ còn có nhu cầu về các mặt hàng này . Trong thời gian qua ban lãnh đạo chưa có một định hướng chiến lược cho phát triển các mặt hàng đầy tiềm năng này, họ chỉ xem đây là các mặt hàng kinh doanh bất thường , để nhằm nâng cao tính năng động , sáng tạo của các phòng ban và chi nhánh trong toàn Công ty . Vì vậy trong thời gian tới , nhóm mặt hàng này cần phải được quan tâm , chú trọng hơn nữa để nâng cao tính năng động , độc lập của Công ty giảm bớt sự lệ thuộc vào nhóm 4 mặt hàng chính từ đó giảm bớt được rủi ro trong kinh doanh của Công ty . 7. Thị trường xuất khẩu hàng nông sản Trong những năm vừa qua , thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty không ngừng được phát triển theo chiều rộng và theo chiều sâu , cụ thể là số lượng thị trường xuất khẩu ngày càng nhiều . Năm 1998 là 20 thị trường thì năm 2000 là 30 thị trường và năm 2001 là 36 thị trường , số lượng mặt hàng nông sản xuất khẩu năm 1998 là 6 thì đến năm 2001 là 12 mặt hàng , tuy kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng mới này chưa cao song nó cũng đã thể hiện nỗ lực có định hướng kinh doanh của Công ty trong những năm tới . Song song với quá trình mở rộng thị trường và danh mục hàng thì kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản cũng có những bước phát triển nhảy vọt . Năm 2001 tăng 8 lần so với năm 1998 (tăng nhanh hơn tốc độ phát triển thị trường và mặt hàng ) . Thị trường của Công ty được chia thành 3 khu vực sau : EU , Châu á và các khu vực khác . Bảng 13 : Kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 1998-2001 theo khu vực Năm Thị trường 1998 1999 2000 2001 Gía trị (1000) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) EU 0 0 2685 14.05 4.728 8.53 3623 7.83 Châu á 4402 71.13 16211 84.84 41785 75.39 35547 76.78 Thị trường khác 1787 28.87 212 1.11 8.911 16.08 7125 15.39 Tổng 6189 100 19108 100 55.424 100 46295 100 Nguồn: tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh 7.1. Thị trường EU Thị trường EU là thị trường thống nhất hải quan , có mức thuế hải quan chung cho các nước thành viên . Đây là thị trường khổng lồ bao gồm 15 quốc gia , với hơn 367 triệu người tiêu dùng có mức thu nhập rất cao . Đây là các quốc gia phát triển , với quy định rất nghiêm ngặt về chất lượng hàng hoá và bảo vệ an toàn đối với người tiêu dùng . Tất cả các sản phẩm bán tại EU phải đảm bảo an toàn chung của toàn EU . Theo số liệu báo cáo xuất khẩu hàng năm của phòng kinh doanh tổng hợp . Hiện nay Công ty có quan hệ với 14 nước trong thị trường EU . Trong đó Pháp , Bỉ , ý , Đan Mạch , Tiệp , Ba Lan là các bạn hàng thường xuyên nhập khẩu hàng nông sản của Công ty . Đặc biệt là Bỉ là nước nhập khẩu cà phê của Công ty rất lớn , trên 2 triệu USD từ năm 1999 đến nay . Bảng 14 : Tổng giá trị xuất khẩu nông sản theo mặt hàng sang thị trường EU năm 1998-2001 Đơn vị: 1000 USD Mặt hàng 1998 1999 2000 2001 Cà phê 0 840 3.047 2457 Hạt tiêu 0 985 848 428 Cao su 0 325 0 0 Nông sản khác 0 535 833 738 Tổng 0 2685 4.728 3623 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh 1998 – 2001 Qua kết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa luan tot nghiep thu thuy'.doc
Tài liệu liên quan