Khóa luận Một số giải pháp điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực mậu dịch tự do Asean-Afta

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG NÔNG SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA AFTA VÀ VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN/AFTA

I. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và những quy định của AFTA về thương mại các mặt hàng nông sản.1

1. Sự ra đời của ASEAN và AFTA.1

2. Một số quy định chung của khu vực mậu dịch tự do ASEAN và AFTA.2

3. Cam kết tham gia AFTA trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam.5

II. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và sự cần thiết phải điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Việt Nam trong điều kiện hội nhập AFTA.8

1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và điều chỉnh cơ cấu kinh tế.8

2. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và sự cần thiết điều phải chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập AFTA.9

3. Các nhân tố tác động đến điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp Việt Nam.11

II. Kinh nghiệm điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong quá trình hội nhập AFTA của một số nước Đông Nam Á.13

1. Điểm tương đồng giữa Việt Nam và các nước được phân tích.13

2. Kinh nghiệm điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp của các nước Đông Nam Á trong quá trình hội nhập AFTA.15

3. Một số vấn đề rút ra từ kinh nghiệm điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp của một số nước Đông Nam Á.27

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CƠ CẤU HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA

I. Khái quát chung về ngành nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.30

II. Thực trạng năng lực của hàng nông sản Việt Nam trong cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước ASEAN khác khi CEPT/AFTA hoàn thành.32

1. Khả năng thâm nhập thị trường Việt Nam của các mặt hàng nông sản được sản xuất tại các nước khác trong khối ASEAN.32

2. Khả năng thâm nhập thị trường các nước trong khối ASEAN của mặt hàng nông sản Việt Nam.36

3. Đánh giá tổng hợp khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trên thị trường ASEAN.45

III. Thực trạng điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.47

1. Thực trạng điều chỉnh cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng).47

2. Thực trạng điều chỉnh cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng nông sản.54

3. Một số chính sách liên quan đến điều chỉnh cơ cấu sản xuất và mở rộng xuất khẩu mặt hàng nông sản ở Việt Nam trong thời gian qua.55

4. Một số nhận xét về việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam giai đoạn vừa qua.62

 

 

 

 

 

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN CHỈNH ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT ĐỂ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VỮNG VÀNG HỘI NHẬP AFTA

I. Quan điểm và mục tiêu điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp.67

II. Định hướng điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp nước ta trong thời gian tới cho phù hợp với quá trình hội nhập vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN/AFTA.72

1. Định hướng chung về công tác điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp nước ta trong thời gian tới.72

2. Định hướng điều chỉnh cơ cấu sản xuất đối với từng nhóm sản phẩm nông sản cụ thể trong thời gian tới.73

3. Định hướng điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo vùng.77

 III. Kiến nghị một số giải pháp, chính sách nhằm tiếp tục hoàn chỉnh điều chỉnh cơ cấu sản xuất để ngành nông nghiệp Việt nam vững vàng hội nhập AFTA.78

1. Thực hiện phù hợp một số chính sách nhằm đẩy nhanh quá trình điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hội nhập.79

1.1. Chính sách đất đai.79

1.2. Chính sách thuế. .80

1.3. Chính sách đầu tư, tín dụng.81

2. Tuyên truyền và phổ biến rộng rãi các cam kết và lịch trình thực hiện CEPT/AFTA không chỉ trong đội ngũ cán bộ công chức, doanh nghiệp mà còn tới tận người nông dân.82

3. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất phải trên cơ sở quy hoạch hợp lý và đúng đắn.83

4. Tập trung sản xuất những mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh.84

5. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất gắn liền với tổ chức thị trường và tổ chức lại sản xuất.85

6. Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông sản.86

 

7. Xây dựng mối liên kết "4 nhà" (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và Nhà nước) trong điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp.87

8. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp . .91

9. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đất nước.95

10. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tăng cường hệ thống khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật ngang với trình độ trong khu vực tạo, điều kiện để thực hịên việc điều chỉnh và hội nhập của nông nghiệp . .99

 

KẾT LUẬN

 

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

PHỤ LỤC 4

PHỤ LỤC 5

PHU LỤC 6

PHU LỤC 7

PHU LỤC 8

 

doc37 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực mậu dịch tự do Asean-Afta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hối ASEAN cao su của Việt Nam nhìn chung chỉ xuất được sang các nước Campuchia, Lào, Malaysia và Xingapo, nhưng với kim ngạch không ổn định. Bảng 9: Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các nước ASEAN Năm Lượng (tấn) Giá trị (1000 USD) % trong tổng KNXK cao su 1996 18.456 24.691 9,4 1997 44.464 37.504 19,7 1778 27.951 14.578 11,4 1999 71.367 38.500 26,2 2000 43.800 21.576 13,0 2001 59.891 28.264 17,7 2002 25.120 49.970 19,0 Nguồn: Tổng cục Hải quan. Các nước nhập khẩu cao su của Việt Nam hiện đang áp dụng thuế suất 0%, trong khi xu hướng xuất khẩu cao su các nước ASEAN không ổn định cho thấy nước ta khó có khả năng xuất khẩu cao su sang thị trường này nếu không thay đổi về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu mặt hàng này. - Đối với sản phẩm chè: Việt Nam tuy không phải là nước xuất khẩu chè lớn trên thế giới (chỉ chiếm khoảng 2-3% khối lượng chè buôn bán trên thế giới, trong khi các nước Sri-Lanka, Kênia, Trung Quốc, ấn Độ chiếm tới 2/3 thị trường chè xuất khẩu của thế giới), nhưng lại có lợi thế về chè xanh. Do đó, trong thời gian qua khối lượng chè xuất khẩu của nước ta tăng nhanh từ 20 nghìn tấn (năm 1990) lên 56 nghìn tấn (năm 2000) và 58 nghìn tấn (năm 2001), đạt kim ngạch 66 triệu USD. Trong thị trường ASEAN, chè của Việt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt bởi chè của Inđônêxia cả về giá cả lẫn chất lượng (năng suất chè của Việt Nam đạt 1 tấn chè chế biến/ha, bằng 50% năng suất của Inđônêxia, trong khi chè của Inđônêxia đã xác lập được tên tuổi trên nhiều thị trường, đặc biệt là Nga và Trung Đông). Bảng 10: Xuất khẩu chè của Việt Nam sang ASEAN Năm Lượng (tấn) Giá trị (1000 USD) % trong tổng KNXK chè 1996 1.161 1.422 4,9 1997 434 599 1,2 1778 666 598 1,2 1999 1.810 1.700 3,8 2000 3.500 2.866 4,1 2001 3.600 2.871 4,5 2002 2.820 3.149 4,7 Nguồn: Tổng cục Hải quan. Các nước ASEAN nhập khẩu chè chính của Việt Nam gồm có: Xingapo, Inđônêxia, Malaysia với thuế nhập khẩu là 0-5% (của Xingapo và Inđônêxia) và 15-60% (với các nước khác). Một điều đáng lưu ý là các nước ASEAN nhập khẩu chè của Việt Nam không phải để tiêu dùng trong nước mà để chế biến sâu, đóng gói nhãn mác các nước này để xuất khẩu sang nước thứ ba nên lượng nhập khẩu không ổn định mà thay đổi theo nhu cầu thị trường các nước đối tác của họ. Các nước có thuế nhập khẩu cao (Thái Lan và Myanma) lại không nhập chè của nước ta do chất lượng và chủng loại chè của ta không đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng trong các nước này. Chính vì thế, khả năng mở rộng xuất khẩu chè sang các nước ASEAN để hưởng lợi từ CEPT/AFTA là rất ít, trừ khi chúng ta nâng cao được chất lượng, đáp ứng đúng, đủ về chủng loại và thị hiếu tiêu dùng chè của bạn. - Đối với mặt hàng rau quả: Rau quả của Việt Nam sản xuất hàng năm với khối lượng lớn (khoảng 5 triệu tấn rau và 6 triệu tấn quả), chủ yếu được tiêu dùng dưới dạng tươi. Số lượng xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 15% sản lượng sản xuất hàng năm. Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu một số sản phẩm chủ yếu gồm: dứa, chuối, xoài, dưa hấu, nhãn, thanh long, chôm chôm, bắp cải, dưa chuột, cà chua, đậu, xúp lơ, ớt ..., đạt kim ngạch 330 triệu USD. Thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam hiện nay là các nước Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Xingapo, Inđônêxia, Campuchia, Lào. Bảng 11: Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các nước ASEAN Năm Giá trị (1000 USD) % trong tổng KNXK rau quả 1996 26.393 29,3 1997 4.907,6 6,9 1778 8.551,9 16,0 1999 21.110,2 20,0 2000 7.600,8 3,6 2001 10.049 3,3 2002 5.628 2,8 Nguồn: Tổng cục Hải quan. Mặc dù hiện nay các nước ASEAN nhập khẩu rau quả của Việt Nam vẫn chưa nhiều, số lượng không ổn định và chưa đúng với nhu cầu tiềm năng trong các nước này, nhưng thị trường ASEAN thực sự là một thị trường hứa hẹn đối với rau quả nước ta nếu chúng ta biết khai thác triệt để lợi thế so sánh về sự đa dạng của khí hậu của đất nước. Thứ ba, nhóm có khả năng thâm nhập thấp hoặc bị đe doạ mất thị phần do các sản phẩm nhập khẩu từ các nước ASEAN khác: Điểm yếu nhất của nhóm hàng này là công nghệ chế biến lạc hậu, mà bản thân việc chuyển đổi cơ cấu trong ngành nông nghiệp không thể giải quyết triệt để vấn đề. Muốn khắc phục tình trạng trên, khâu chốt yếu là phải đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo ưu đãi thoả đáng cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông phẩm hàng hoá. Công việc này sẽ có ý nghĩa quyết định đến việc bảo vệ thị trường nội địa bằng chính năng lực cạnh tranh của hàng nông sản chế biến trong nước. 3. Đánh giá tổng hợp khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trên thị trường ASEAN Theo các phân tích đã trình bày ở trên về khả năng cạnh tranh và thâm nhập thị trường của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam so với các mặt hàng tương tự từ các nước ASEAN khác, chúng ta có thể nhận định một cách tổng quát rằng: nhìn chung, khi CEPT/AFTA hoàn thành (đồng nghĩa với hàng rào bảo hộ bằng các công cụ thuế quan sẽ được hạ xuống rất thấp (bình quân là 5%), hàng rào phi thuế quan cũng được giảm dần xuống mức có thể chấp nhận được trong các nước thành viên ASEAN) các nông phẩm xuất khẩu chính của nước ta như: gạo, cao su, cà phê, điều...sẽ có thêm những thuận lợi mới, thời cơ mới để mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu trong khu vực, gia tăng cả về khối lượng lẫn giá trị kim ngạch xuất khẩu. Mặc dù, hàng nông sản của chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức, trở ngại không dễ vượt qua, đặc biệt là đối với những mặt hàng đã qua chế biến do nhiều nguyên nhân như: trình độ công nghệ chế biến lạc hậu, mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi còn rất thấp, công tác quy hoạch thiếu khoa học, đồng bộ, cơ cấu ngành nông lâm ngư nghiệp cũng như cơ cấu nội bộ ngành (cơ cấu cây trồng, vật nuôi), cơ cấu vùng còn chưa hợp lý, thiếu các chiến lược, sách lược hiệu quả để phát triển ngành nông nghiệp cho phù hợp với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp. Để khắc phục những tồn tại kể trên, đáp ứng yêu cầu phát triển cân đối, vững chắc, đẩy mạnh xuất khẩu và hội nhập của ngành nông nghiệp trong giai đoạn tới, một vấn đề quan trọng, cấp thiết cần sớm được giải quyết đó là việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho hợp lý, tập trung phát huy lợi thế so sánh của đất nước căn cứ trên nhu cầu của thị trường, tạo ra các sản phẩm xuất khẩu chủ lực làm đầu tầu kéo nền nông nghiệp nước nhà vững bước phát triển theo xu hướng hội nhập và mở cửa trong tương lai gần. Nói một cách cụ thể hơn, trong thời gian tới chúng ta phải có sự điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng giá trị và sản lượng các ngành lâm sản và thuỷ sản cho tương xứng với tiềm năng của một đất nước với hơn 3.200 km bờ biển và sông ngòi dầy đặc, một đất nước với 2/3 diện tích rừng núi nhiệt đới và bán nhiệt đới. Trong nội bộ ngành nông nghiệp tỷ trọng ngành chăn nuôi phải tăng lên 20-25% trong vòng 10 năm tới đồng thời với việc giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Tuy nhiên một số hàng hoá xuất khẩu chủ lực đang có ưu thế vẫn nên tiếp tục được chú trong nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra, đặc biệt là công tác chế biến để nâng giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu. Cụ thể với từng mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện nay sẽ được trình bày trong Phụ lục 2. III. thực trạng điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp Việt nam trong giai đoạn vừa qua 1. Thực trạng điều chỉnh cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng) Giá trị sản lượng của ngành nông lâm ngư nghiệp trong hơn một thập kỷ qua đã tăng gấp đôi, trong đó ngành ngư nghiệp có tốc độ tăng nhanh nhất (hơn 3 lần), ngành nông nghiệp tăng 1,8 lần và ngành lâm nghiệp có tốc độ tăng chậm nhất (đạt 1,3 lần). Trong nội bộ ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng (gồm: nông - lâm - ngư nghiệp), tỷ trọng của ngành ngư nghiệp (hay ngành thuỷ sản) tăng nhanh từ 10,86% năm 1990 lên 18,77% năm 2002. Điều này cho thấy ngành ngư nghiệp đang phát huy được thế mạnh của mình, khai thác được tiềm năng cả về nuôi trồng cũng như đánh bắt để sản xuất ra các hàng hoá đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhất là của thị trường xuất khẩu. Cơ cấu giá trị ngành lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ (gần 5%) và có xu hướng giảm dần, cho thấy ngành lâm nghiệp chưa vươn lên ngang tầm của một đất nước với 2/3 lãnh thổ là rừng núi. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn còn lớn (gần 80%). Điều này cho thấy, việc chuyển dịch cơ cấu nông - lâm - ngư thời gian qua còn chậm, sản xuất nông nghiệp thuần vẫn còn khá phổ biến trên cả nước. Bảng 12: Cơ cấu giá trị ngành nông - lâm - ngư nghiệp (%) Năm 1990 1995 1999 2000 2001 2002 Nông nghiệp 82,51 81,60 81,17 80,70 77,96 76,90 Lâm nghiệp 6,63 4,99 4,43 4,22 4,64 4,33 Ngư nghiệp 10,86 13,41 14,39 15,08 17,40 18,77 Toàn ngành NLN 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 Nguồn : Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986-2002), PGS - TS Nguyễn Sinh Cúc, NXB Thống Kê, HN 2003, tr.206 Đi sâu phân tích cơ cấu sản xuất của từng ngành riêng biệt cho thấy: 1.1. Cơ cấu ngành nông nghiệp Trong nội bộ ngành nông nghiệp, cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi đã có sự điều chỉnh theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Tuy nhiên quá trình này diễn ra rất chậm chạp, trồng trọt vẫn là ngành sản xuất quan trọng, chiếm tới 80% giá trị sản lượng của ngành. Chăn nuôi vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và vị trí của mình. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, năm 2002 sản lượng thóc sản xuất ra đạt gần 34 triệu tấn, tăng thêm 1,5 triệu tấn so với năm 2001 và gấp đôi so với năm 1986. Sản lượng lương thực có hạt đạt gần 33,6 triệu tấn, tăng 4,6% so với năm 2001. Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi tăng 5,4% so với năm trước, trong đó giá trị chăn nuôi gia súc và gia cầm tăng 7%, sản phẩm chăn nuôi không qua giết mổ tăng 8,2%, sản lượng sữa tươi tăng gần 40%. Bảng 13: Cơ cấu ngành nông nghiệp (%) Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Trồng trọt 80,51 80,18 80,04 81,75 81,05 80,19 79,93 78,50 Chăn nuôi 19,49 19,82 19,96 18,85 18,95 19,81 20,27 21,50 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn : Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986-2002), PGS - TS Nguyễn Sinh Cúc, NXB Thống Kê, HN 2003, tr.201 Trong chăn nuôi đại gia súc, năm 2002 có trên 2,8 triệu con trâu, 41 triệu con bò (tăng nhẹ so với năm 2001). Đàn lợn tăng 6,4% so với năm 2001, đạt 23,2 triệu con. Đàn gia cầm tăng 6% đạt 233 triệu con so với 216 triệu con của năm 2001. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 2,2 triệu tấn, tăng 8,9% so với năm trước. Sản lượng trứng đạt 4,7 tỷ quả, tăng 1,34% so với năm 2001. Trong ngành trồng trọt, mặc dù giá trị sản xuất của ngành kỳ 1995-2002 tăng gần 40% từ 66.183,4 tỷ đồng lên 96.933,1 tỷ đồng, nhưng cơ cấu giá trị ngành này trong 7 năm qua vẫn chậm được điều chỉnh. Lương thực vẫn là cây trồng chính, chiếm tỷ trọng lớn, tuy có giảm nhẹ. Tỷ trọng giá trị cây công nghiệp tăng đều, đạt 1/4 tổng giá trị ngành trồng trọt, cho thấy cây công nghiệp đang dần xác định được vị thế của mình trong ngành này. Như vậy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tuy đã đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng còn khá chậm so với yêu cầu đề ra và vẫn chưa thích ứng với nhu cầu của thị trường. Bảng 14: Cơ cấu giá trị ngành trồng trọt (%) Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Lương thực 63,63 64,13 62,55 63,47 63,58 63,35 59,62 59,61 Rau đậu 7,53 7,31 7,30 7,35 7,17 6,78 7,40 7,41 Cây công nghiệp 18,36 18,39 19,53 19,46 20,47 20,53 24,69 24,46 Cây ăn quả 8,43 8,17 8,23 7,88 7,47 7,64 6,76 6,94, Cây khác 2,06 2,00 2,38 1,84 1,32 1,96 1,63 1,58 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn : Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986-2002), PGS - TS Nguyễn Sinh Cúc, NXB Thống Kê, HN 2003, tr. 659 Trong hơn một thập kỷ qua, tổng diện tích đất nông nghiệp nước ta đã tăng từ 9,04 triệu ha năm 1990 lên 12,66 triệu ha năm 2002 (với tốc độ tăng bình quân 3%/năm). Trong đó diện tích cây hàng năm mà chủ yếu là cây lương thực tăng chậm (2%/năm) (Xem phụ lục 3) là do trong những năm qua, bà con nông dân đã ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là giống mới năng suất cao vào sản xuất, nên vẫn duy trì được tốc độ tăng sản lượng lương thực, không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn tăng được khối lượng xuất khẩu. Một nguyên nhân khác khiến diện tích cây lương thực tăng chậm là do giá cả lương thực trên thị trường biến động thất thường, gây bất lợi cho người sản xuất. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng lên nhanh chóng với tốc độ bình quân 8%/năm, đưa diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng gấp đôi từ 657 ngàn ha (năm 1990) lên 1504 ngàn ha (năm 2002). Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích cây lâu năm nhất là cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả tăng nhanh trong thời kỳ 1990-2002 là do có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, do việc phát triển diện tích một số loại cây công nghiệp ồ ạt, không tính đến nhu cầu thị trường nên đã dẫn đến cung vượt cầu làm giá nông phẩm giảm nhanh chóng, nhiều diện tích đầu tư trồng mới không được chăm sóc, gây lãng phí rất lớn về vốn, nhân lực và chi phí cơ hội. Sự thay đổi về cơ cấu diện tích đất dành cho các loại cây trồng cũng cho thấy xu hướng giảm tỷ trọng diện tích dành cho cây hàng năm từ 90% (năm 1990) xuống 83% (năm 2002), trong khi tỷ trọng diện tích cây lâu năm tăng từ 10% lên 17% trong cùng kỳ. Đồng thời với đó là xu hướng tăng tỷ trọng của ngành cây công nghiệp, giảm tỷ trọng của ngành cây lương thực. (Xem phụ lục số 4) Đây là xu hướng mà nhiều nước trong khu vực ASEAN đã trải qua khi chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của họ trong quá trình hội nhập vào AFTA. Cụ thể, tỷ trọng của ngành cây lương thực giảm nhanh từ 67,11% (năm 1990) xuống 59,52% (năm 2002). Tỷ trọng giá trị sản xuất rau, đậu không tăng và vẫn giữ ở mức 7%. Tỷ trọng giá trị cây ăn quả giảm dần từ 10,14% xuống 6,76% trong cùng kỳ, cho thấy chưa có sự quan tâm đúng mức đối với hai loại cây trồng này trong thời gian qua. Giá trị thu hoạch bình quân/ha đất nông nghiệp (theo giá cố định 1994) trong hơn một thập kỷ qua tăng trên 30% (từ 7,12 triệu đồng lên 9,87 triệu đồng) cho thấy kết quả trực tiếp của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang những cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Điều này thể hiện khá rõ trong ngành cây lương thực với giá trị thu hoạch/ha đất trồng cây lương thực tăng gần 60%, từ 8,1 triệu đồng/ha lên 13,29 triệu đồng/ha nhờ năng suất cây trồng tăng mạnh. Điều này cho thấy nguồn lực đất đai đang trong quá trình đi vào phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn. Ngành chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng bình quân 6%/năm trong thời kỳ 1990 - 2002, đưa giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá cố định 1994 tăng gấp đôi (từ 10283,2 tỷ đồng năm 1990 lên 20316,5 tỷ đồng năm 2002). Trong đó đàn gia súc, gia cầm có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt tương ứng 6% và 5% trong cùng kỳ. Riêng sản phẩm không qua giết mổ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đạt bình quân 8%/năm. Bảng 15: Cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi (%) Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Gia súc 64,92 64,83 64,16 64,59 64,50 64,41 64,06 62,38 Gia cầm 17,50 17,47 17,40 17,50 17,84 17,81 17,90 18,77 SP không qua giết mổ 14,19 14,53 15,45 15,05 14,93 15,14 15,39 16,40 SP khác 3,39 3,17 2,99 2,86 2,73 2,63 2,64 2,45 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn : Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986-2002), PGS - TS Nguyễn Sinh Cúc, NXB Thống Kê, HN 2003, tr. 201 Cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi thời kỳ 1990-2002 chuyển đổi rất chậm. Ngành chăn nuôi gia súc vẫn chiếm tỷ trọng lớn, ngành chăn nuôi gia cầm và các sản phẩm không qua giết mổ tuy có tăng nhưng tốc độ vẫn còn chậm. Sự chậm chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ ngành trồng trọt, chăn nuôi đã ảnh hưởng lớn đến việc điều chỉnh cơ cấu chung của cả ngành nông nghiệp. 1.2. Cơ cấu giá trị ngành lâm nghiệp Giá trị sản xuất lâm nghiệp trong thời kỳ 1990-2002 tăng bình quân với tốc độ 2%/năm, từ 4960 tỷ đồng năm 1990 lên 6175 tỷ đồng năm 2002 (theo giá cố định 1994) (Xem phụ lục số5). Có thể nói, giá trị sản lượng của ngành lâm nghiệp còn lệ thuộc quá nhiều vào khai thác lâm sản (chiếm 70 - 80% giá trị toàn ngành). Giá trị của trồng rừng và nuôi rừng tăng chậm từ 15 - 20% trong hơn một thập kỷ qua, trong khi trồng và nuôi rừng là là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho ngành ngành lâm nghiệp phát triển bền vững. Mặt khác, tỷ lệ che phủ hiện nay mới đạt 35,1%, diện tích đất trống đồi trọc còn nhiều, do vậy ngành lâm nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa việc trồng mới và bảo vệ rừng, đảm bảo cải thiện môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Trong thời gian qua giá trị sản lượng lâm nghiệp tăng không đều giữa các vùng. Vùng Đông Bắc có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (9%/năm), vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Bắc là 6%, còn các địa phương khác đều có tốc độ tăng trưởng âm (từ -1 đến -2%), thấp nhất là vùng Tây Nguyên (-4%). Điều này cho thấy sự phát triển thiếu bền vững của ngành lâm nghiệp. Cụ thể, Tây Nguyên là vùng có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất (1/3 diện tích rừng cả nước) cũng là vùng có tốc độ tăng trưởng âm cao nhất. Vùng có tỷ lệ diện tích diện tích rừng trồng cao nhất (vùng Đông Bắc chiếm 31,4%) cũng là vùng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 5 năm trở lại đây. Tại nhiều vùng, rừng đã bị khai thác cạn kiệt, nhất là rừng tự nhiên. Điều này càng khẳng định muốn phát triển bền vững thì phải tăng cường trồng và bảo vệ rừng, đi đôi với việc sử dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến tăng giá trị gia tăng của các sản phẩm từ rừng. Trong 5 năm lại đây (1997-2002), diện tích rừng toàn quốc đã tăng từ 10,17 triệu ha (năm 1997) lên 11,36 triệu ha (năm 2002), trong đó diện tích rừng tự nhiên đã tăng tương ứng từ 8,97 triệu ha lên 9,59 triệu ha, diện tích rừng trồng tăng từ 1,38 triệu ha lên 1,96 triệu ha. Đây là kết quả của việc thực hiện hàng loạt các cố gắng về trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, khoanh nuôi, bảo vệ và tái sinh rừng. Mặc dù về số tuyệt đối cả diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên đều tăng, nhưng cơ cấu rừng trồng và rừng tự nhiên thời gian qua hầu như không có sự thay đổi, rừng tự nhiên vẫn chiếm tỷ trọng lớn (86,43 % năm 1997 và 84,41% năm 2001). Điều này cho thấy chúng ta cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa việc trồng mới rừng trong thời gian tới. Hiện nay lâm sản (ngoài gỗ) là lợi thế của rừng nhiệt đới chưa được chú trọng khai thác hợp lý. Trong khi đó công nghiệp chế biến để tăng giá trị sản phẩm, tận dụng các phế liệu để chế biến thành các lâm phẩm có giá trị còn yếu làm cho các sản phẩm lâm nghiệp của Việt Nam có khả năng cạnh tranh thấp không đáp ứng được đúng và đủ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và quốc tế. Điều này càng chứng tỏ sự thiếu hợp lý trong cơ cấu ngành lâm nghiệp, cả về nuôi trồng lẫn khai thác và chế biến, vẫn còn rất lớn đòi hỏi phải sớm có sự điều chỉnh trong thời gian tới, nhất là khi thời hạn hội nhập đầy đủ của nền nông nghiệp nước ta vào AFTA đang đến gần. 1.3. Cơ cấu giá trị ngành ngư nghiệp Trong hơn một thập kỷ qua ngành ngư nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá nhanh (đạt bình quân 11%/năm) đưa giá trị sản lượng thuỷ sản từ 81325,2 tỷ (năm 1990) lên 28100,1 tỷ (năm 2002), theo giá cố định 1994. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành khai thác thuỷ sản đạt 9%/năm và của ngành nuôi trồng là 14%/năm trong cùng thời kỳ 1990-2002. Cơ cấu sản lượng ngành thuỷ sản đang phát triển theo xu hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, giảm tỷ trọng đánh bắt. Xu hướng này càng được thể hiện rõ nét trong những năm gần đây.(Xem phụ lục số 6) Do là ngành đặc thù, nên sản xuất thuỷ sản phân bố không đều giữa các vùng tự nhiên trong cả nước, chủ yếu phát triển mạnh ở những tỉnh ven biển (cả nuôi trồng và đánh bắt). Các vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ chiếm tới trên 85% giá trị sản lượng thuỷ sản cả nước. Vùng Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng chiếm tỷ lệ 5-6% (chủ yếu phát triển ở các tỉnh ven biển). Các tỉnh xa biển thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên chiếm tỷ trọng rất nhỏ về sản lượng thuỷ sản (chiếm trên dưới 1%). Nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở hai vùng đồng bằng lớn của cả nước, trong đó đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới 60% về sản lượng và 67,6% về giá trị hàng thuỷ sản sản xuất ra của cả nước, các vùng còn lại đều chiếm tỷ trọng nhỏ. Vùng ven biển miền Trung tuy có lợi thế về phát triển kinh tế nuôi trồng thuỷ hải sản ven biển nhưng cũng chỉ mới chiếm khoảng 8% sản lượng và sản xuất của cả nước. Có thể thấy giá trị sản phẩm của thuỷ sản nuôi trồng ở miền Nam cao hơn so với miền Bắc. Điều này thể hiện ở mối quan hệ giữa cơ cấu sản lượng và cơ cấu giá trị sản lượng thuỷ sản nuôi trồng. Về cơ cấu sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trong những năm gần đẩy hai miền tương ứng là 70,61% và 29,39%, cơ cấu giá trị tương ứng là 80,8% và 19,2%. 2. Thực trạng điều chỉnh cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng nông sản Từ năm 1995 trở lại đây, mặc dầu tỷ trọng hàng nông - lâm - thuỷ sản xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của cả nước giảm từ 46,3% xuống 32,5% (thời kỳ 1995-2002), nhưng về giá trị tuyệt đối, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam tăng gấp hơn 2 lần (từ 2521,1 triệu USD năm 1995 lên 3425 triệu USD năm 2002), góp phần đưa tỷ trọng kim ngạch hàng nông sản xuất khẩu trong tổng GDP nông nghiệp lên trên 50%. Nhiều mặt hàng có: tỷ suất xuất khẩu/giá trị sản xuất ra rất cao như: cà phê, điều (trên 90%). Một số mặt hàng nông sản của Việt Nam đã vươn lên xác định được vị thế của mình trên thị trường khu vực ASEAN và thế giới như: lúa gạo, cà phê, điều, hàng thuỷ sản, cao su .v.v. (Xem Phụ lục 5). Đây là xu hướng phát triển nông theo hướng phục vụ xuất khẩu và cũng phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế khu vực ASEAN/AFTA và quốc tế của Việt Nam. Trong cơ cấu hàng nông - lâm - thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam những năm qua, hàng nông sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn (bình quân thời kỳ 1995-2002 chiếm tới 62,42% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành), trong đó các sản phẩm xuất khẩu quan trọng là gạo (24%), cà phê (13,5%), điều (4,4%).v.v. Điều đáng lưu ý là giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi còn rất khiêm tốn, các sản phẩm rau quả - là ưu thế của nông nghiệp nhiệt đới - cũng chỉ chiếm 2,35% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Điều này cho thấy những bất cập trong chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp cũng như trong các giải pháp để đi vào khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới của đất nước, đẩy mạnh xuất khẩu nông phẩm và chủ động hội nhập vào nền nông nghiệp khu vực và thế giới, mà trước mắt đó là vào AFTA/ASEAN. Trong cùng thời kỳ trên, giá trị xuất khẩu của hàng thuỷ sản đã tăng gấp 3 lần, từ 621,4 triệu USD năm 1995 lên gần 1 tỷ USD năm 1999, và đặc biệt tăng nhanh trong những năm gần đây (đạt 202,4 triệu USD và năm 2002), nhờ đó đã đẩy nhanh tỷ trọng giá trị hàng thuỷ sản trong cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng nông - lâm - ngư nghiệp. Thuỷ sản đang khẳng định được vai trò và vị trí của mình không chỉ trên thị trưòng trong nước mà cả trên thị trường khu vực ASEAN và quốc tế. Hàng lâm sản xuất khẩu mới chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong cơ cấu xuất khẩu hàng nông - lâm - thuỷ sản (dưới 6%) và có xu hứóng giảm. Điều này cho thấy hàng lâm sản nói riêng và ngành lâm nghiệp nói chung còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển sản xuất kinh doanh, khai thác lợi thế so sánh và mở rộng thị trường. Những biến động trong cơ cấu xuất khẩu hàng nông - lâm - thuỷ sản thời gian qua cho thấy Việt Nam cần thiết phải xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp để một mặt vừa giữ vững thị phần của những mặt hàng đã xác định được vị thế trên thị trường thế giới, đồng thời đẩy mạnh các biện pháp nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm, xúc tiến thương mại để tăng khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường cho các mặt hàng nông - lâm - thuỷ hải sản khác, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu chủ lực đối với các mặt hàng cùng loại từ các nước ASEAN khác, đặc biệt khi CEPT/AFTA hoàn thành trong một vài năm sắp tới. 3. Một số chính sách liên quan đến điều chỉnh cơ cấu sản xuất và mở rộng xuất khẩu mặt hàng nông sản ở Việt Nam trong thời gian qua Sự điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như: điều kiện về đất đai, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật (hệ thống cở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi .v.v.), khả năng nắm bắt nhu cầu và những thay đổi của thị trường trong và ngoài nước, sự năng động của bà con nông dân .v.v. Bên cạnh đó, hệ thống chính sách của Nhà nước và cơ chế vận hành của nó trên thực tế có ý nghĩa quyết định đến việc định hướng cũng như thúc đẩy quá trình điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, từ khi thực hiện chính sách “Đổi mới” đến nay, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách quan trọng đối với việc phát triển nông nghiệp, trực tiếp hay gián tiếp thúc đẩy quá trình điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp đất nước. Một số chính sách có vai trò quan trọng trong điều chỉnh cơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuongII.doc
  • docbia.doc
  • docchuongI.Doc
  • docchuongIII.doc
  • docDanhmuccacchuviettat.doc
  • docDanhmuctailieuthamkhao.doc
  • docKetluan.doc
  • docloimodau.doc
  • docMucluc.Doc
  • rarPhụ Lục.rar
Tài liệu liên quan