Khóa luận Một số giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

 

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 4

 

1.1. Những vấn đề chung về tiêu thụ sản phẩm 4

1.1.1. Khái niệm của tiêu thụ sản phẩm 4

1.1.2. Vai trò nhiệm vụ của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 5

1.1.3. Yêu cầu đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm 5

 

1.2. Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 6

1.2.1. Nghiên cứu và dự báo thị trường 6

1.2.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 6

 

1.3. Vai trò của việc duy trì và mở rộng thị trường tiêh thụ sản phẩm trong doanh nghiệp 10

1.3.1. Thế nào là duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 10

1.3.2. Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thị sản phẩm là một tất yếu khách quan đối với doanh nghiệp 10

 

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm 12

1.4.1. Nhóm nhân tố khách quan 12

1.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan 13

 

1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

13

1.5.1. Lượng sản phẩm tiêu thụ 13

1.5.2. Doanh thu 14

1.5.3. Lợi nhuận và mức doanh lợi 15

1.5.4. Năng suất lao động 16

 

1.6. Nội dung của phương pháp phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm 16

1.6.1. Phân tích tình hình tiêu thụ 16

1.6.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG HƯNG THỊNH 18

 

2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh 18

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Hưng Thịnh 18

2.1.2. Chức năng – nhiệm vụ - mục đích hoạt động của công ty 19

2.1.3. Hình thức sử dụng vốn 20

2.1.4. Cơ sở vật chất, đặc điểm hoạt động 20

2.1.5. Bộ máy tổ chức nhân sự của công ty 21

2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm (2007-2009) 24

 

2.2. Phân tích chung tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Hưng Thịnh trong thời gian qua. 25

2.2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Hưng Thịnh. 25

2.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm 27

2.2.3. Phân tích các chính sách Maketing – Mix trong tiêu thụ sản phẩm của công ty Hưng Thịnh 30

 

2.3. Phân tích tình hình duy trì và mở rộng thị trường sản phẩm của Công ty Hưng Thịnh trong thời gian qua 33

2.3.1. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ 33

2.3.2. Xét hiệu quả của các thị trường 35

2.3.3. Khả năng sinh lời của các thị trường. 36

2.3.4. Một số giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường mà Công ty Hưng Thịnh đã thực hiện trong những năm qua. 37

2.3.5. Đánh giá chung tình hình thực hiện công tác duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Hưng Thịnh 38

 

2.4. Nguyên nhân của những tồn tại về việc duy trì và mở rộng thị trường 42

2.4.1. Nguyên nhân chủ quan 42

2.4.2. Nguyên nhân khách quan 42

 

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH TRANG BỊ BHLĐ HƯNG THỊNH 44

 

3.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển 44

3.1.1. Mục Tiêu 44

3.1.2. Phương hướng phát triển 44

 

3.2. Giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Hưng Thịnh. 46

3.2.1. Xây đựng chiến lược thị trường 46

3.2.2. Tăng tính năng hiệu quả của công tác quản lý chất lượng sản phẩm 47

3.2.3. Hoàn thiện phương thức tiêu thụ và chính sách hỗ trợ tiêu thụ. 49

3.2.4. Thực hiện có hiệu quả công tác tác nghiện cứu thị trường – Hoàn thiện công tác Marketing. 52

3.2.5. Tăng cường đổi mới công nghệ máy móc thiết bị. 54

3.2.6. Tìm nguồn nguyên liệu đáp ứng yêu cầu sản xuất 55

 

KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

 

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2354 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắt áo, quần theo mẫu mã đã được thiết kế. à Tiến hành phân công nhân ráp thành sản phẩm. à In logo và tên công ty của khách hàng nếu có yêu cầu. à Kiểm tra và vệ sinh sản phẩm. à Đóng gói à Xuất xưởng. + Giày: à Cắt da theo mẫu thiết kế. à May mui giày à Cho vào máy ép : phần mui giày và đế giày được làm bằng cao su. à Kiểm tra và vệ sinh sản phẩm. à Đóng gói à Xuất xưởng. Sau quá trình sản xuất, hàng hóa được bộ phận dịch vụ đưa đi giao cho khách hàng. Đây là một khâu rất quan trọng của công ty, vì bộ phận này sẽ trực tiếp gặp gỡ khách hàng, nên sẽ nắm bắt kịp thời các thông tin về khách hàng. Giúp công ty có những điều chỉnh kịp thời khi có vấn đề xảy ra. 2.1.5. Bộ máy tố chức và nhân sự của công ty. 2.1.5.1. Tổ Chức nhân sự. Công ty Hưng Thịnh có bộ máy tổ chức như sau: Bảng 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty Hưng Thịnh GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG VẬT TƯ PHÒNG DỊCH VỤ XƯỞNG MAY XƯỞNG CẮT XƯỞNG IN 2.1.5.2. Nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty. Giám Đốc : Quản lý và điều hành. Phó Giám Đốc : Quản lý và chỉ đạo phòng kinh doanh. Quản lý và điều hành công ty khi giám đốc đi công tác. Phòng Kinh Doanh: Phụ trách bán hàng, lập kế hoạch kinh doanh, phân việc cho phòng Vật Tư và phòng Dịch Vụ. Kế Toán Trưởng : Quản lý phòng kế toán, lập kế hoạch sản xuất, kiểm duyệt chứng từ kế toán. Phòng Dịch Vụ : Chăm sóc khách hàng, giao hàng, quản lý đơn hàng, báo cáo tiến độ công việc cho ban quản lý. Phòng Vật Tư: Mua vật tư, quản lý hàng tồn kho, báo cáo tiến độ sản xuất. Xưởng Cắt : Gồm có xưởng 1 và xưởng 2, thiết kế mẫu mã, cắt quần áo, và các loại hàng hoá khác khi có đơn hàng. Xưởng May : Gồm có xưởng 1 và xưởng 2, nhận hàng từ xưởng cắt, tiến hành ráp thành phẩm, kiểm tra và xuất xưởng. Xưởng In : Nhận hàng từ xưởng cắt hoặc xưởng may tùy theo yêu cầu kỹ thuật. Tiến hành in theo yêu cầu của khách hàng. Bảng 2.2 : Trình độ nghiệp vụ của cán bộ - công nhân viên trong công ty Trình Độ LĐPT Trung Cấp Cao đẳng Đại học Số nhân viên 60% 10% 20% 10% Nguồn : Số liệu nhân sự phòng kế toán. Qua bảng hai ta thấy công ty đã có nguồn nhân lực có chất lượng cao, khả năng thực hiện các công việc được giao tốt. Ngoài ra một số nhân viên đã có bằng đại học thứ hai và một số đang theo học lớp vừa học vừa làm. Qua sơ đồ bộ máy tổ chức bộ máy và công tác nhân sự hiện nay của công ty Hưng Thịnh, xin có một số nhận xét sau : - Bộ máy tổ chức của công ty tương đối gọn nhẹ, đảm bảo quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh, phân định rõ chức năng quyền hạn, trách nhiệm của mỗi phòng ban và từng công nhân viên. - Cần lập thêm phòng Marketing. - Công ty cần phải không ngừng đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ công nhân viên, cũng như nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân viên. - Ngoài ra công ty cũng đã thực hiện tốt việc đào tạo con người, mỗi ngày công nhân cắt may lành nghề ngày càng cao, tuy trang bị máy móc chưa thật sự hiện đại nhưng đội ngũ công nhân may giỏi sẽ làm cho sản phẩm có chất lượng cao. Trong đó chế độ ưu đãi và phúc lợi của công ty cao, tạo được môi trường làm việc hết sức thoải mái cho công nhân. 2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm (2007-2009). Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm (2007 – 2009) Đvt : VNĐ STT CHỈ TIÊU MÃ Năm 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 14.587.635.318 16.832.070.716 12,952.361.928 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 2.050.200 12.300.000 6.019.000 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01-02) 10 14.585.585.148 16.819.770.716 12.946.342.928 4 Giá vốn hàng bán 11 13.292.222.405 15.596.389.117 11.395.438.452 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20= 10-11) 20 1.293.362.743 1.223.381.599 1.550.904.476 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 12.980.657 15.858.197 8.976.481 7 Chi phí tài chính 22 69.900.000 54.300.000 8 Chi phí bán hàng 24 140.872.824 271.512.340 167.959.679 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 983.275.537 813.689.999 852.052.497 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+(21-22)-(24-25)) 30 112.595.009 99.737.457 539.868.781 11 Thu nhập khác 31 12 Chi phí khác 32 388.851.716 13 Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 (388.851.716) 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 112.595.009 99.737.457 151.017.065 15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 31.526.603 20.105.402 26.427.979 16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn lại 52 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50-51-52) 60 81.068.406 79.632.055 124.589.041 Nguồn : Trích bảng kê khai thuế năm 2007-2009 Bảng 2.3 là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Hưng Thịnh, trong ba năm liền từ 2007 đến 2009, nhìn vào bảng ta số liệu ta thấy doanh thu của công ty có giảm sút nhưng lợi nhuận tăng cao, đặc biệt là từ năm 2008 đến 2009 doanh thu của công ty đã giảm sút mạnh do ảnh hưởng chung của nền kinh tế cả nước do năm 2008 giá cả tăng cao nên doanh thu bán hàng của công ty cũng cao. 2.2. Phân tích chung hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Hưng Thịnh trong thời gian qua. 2.2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Hưng Thịnh. Từ trước những năm 2002 Công ty trang bị BHLĐ Hưng Thịnh chủ yếu bán ra thị trường hàng hoá quần áo bảo hộ lao động theo đơn đặt hàng của các khách hàng là chính. Sau năm 2002 công ty đã thực hiện chiến lược mở rộng thị trường, đa dạng hoá sản xuất. Hiện nay ngoài mặt hàng chủ lực là may mặc bhlđ công ty còn sản xuất giày bhlđ, găng tay, khẩu trang, nón các loại và các mặt hàng bảo hộ lao động khác… Công ty luôn thực hiện phương châm sản xuất là chỉ đưa vào kế hoạch sản xuất mặt hàng đã kí hợp đồng và chắc chắn sẽ được tiêu thụ trên thị trường. Bảng 2.4: Bảng kết quả tiêu thụ các mặt hàng của công ty Hưng Thịnh. Đvt: VNĐ Các chỉ tiêu Năm So sánh % 2008 2009 2009/2008 Quần áo bhlđ các loại 9.198.726.646 8.724.710.995 94,85 Giày các loại 3.236.807.199 2.107.349.286 65,1 Găng tay các loại 472.981.187 274.590.073 58,06 Khẩu trang các loại 324.858.965 234.437.751 72,17 Nón các loại 371.988.763 227.961.570 61,28 Dây đai an toàn 693.481.313 442.970.778 63,87 Các mặt hàng BHLĐ khác 2.533.226.643 940.341.476 37,12 Tổng doanh thu 16.832.070.716 12.952.361.928 76,95 Nguồn : Trích bảng báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm phòng kinh doanh. Qua bảng 2.4 ta thấy rằng tổng doanh thu của công ty năm 2009 gảm mạnh hơn rất nhiều so với năm 2008, cụ thể là tổng doanh thu năm 2009 đạt 12,952,361,928 đồng giảm 23,05% so với năm 2008. Tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu các mặt hàng năm 2009 như sau : - So với năm 2008 thì doanh thu Quần áo may mặc các loại năm 2009 có giảm sút nhưng không đáng kể ( giảm 5,15%) , ngoài ra doanh thu của các mặt hàng còn lại cũng đều giảm mạnh điển hình như doanh thu của mặt hàng găng tay so với năm 2008 giảm 41,94%, mặt hàng này giảm mạnh là do tình hình nhập sợi để dệt găng tay gặp khó khăn nên công ty phải cắt giảm sản xuất. So với năm 2008 thì mặt hàng giảm sút doanh thu mạnh nhất là các mặt hàng khác (Ủng, áo mưa, kính các loại, nút tai chống ồn, thiết bị phòng cháy chữa cháy, dẻ lau …) giảm 62,88%, mặt hàng giày các loại giảm 34,9%, dây đai an toàn giảm 36,13%. Nhìn chung tình hình tiêu thụ các sản phẩm của công ty tốt. Doanh thu các mặt hàng năm 2009 có sự biến động mạnh nguyên nhân chính là do năm 2008 giá cả thị trường tăng đột biến nên hàng hóa của công ty phải tăng giá làm tăng doanh thu. Bảng 2.5: Tỷ trọng doanh thu giữa các mặt hàng của công Hưng Thịnh(năm 2009) Chỉ Tiêu Tỷ trọng (%) Quần áo bhlđ các loại 67,36 Giày các loại 16,27 Găng tay các loại 2,12 Khẩu trang các loại 1,81 Nón các loại 1,76 Dây đai an toàn 3,42 Các mặt hàng BHLĐ khác 7,26 Tổng doanh thu 100 Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy rằng hai mặt hàng quần áo bảo hộ lao động các loại và giày các loại chiếm 83,66% tổng doanh thu, trong đó mặt hàng quần áo là 67,36% còn mặt hàng Giày là 16,27%. Sản phẩm may mặc luôn mang lại phần lớn doanh thu cho công ty do đó công ty luôn đặt trọng tâm vào mặt hàng này, luôn có kế hoạch sản xuất đáp ứng nhu cầu mọi thời điểm. 2.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm. 2.2.2.1. Nhu cầu thị trường. Một công ty muốn có thể sản xuất kinh doanh hoặc tiêu thụ bất cứ một sản phẩm nào đó thì nghiên cứu nhu cầu thị trường, những sở thích tâm lý của khách hàng. Công ty muốn tiêu thụ tốt sản phẩm của mình thì phải có những chính sách nghiên cứu kỹ môi trường, vị trí, địa điểm cần thiết để có thể tung sản phẩm của mình ra thị trường đó. Bảng 2.6: Tình hình tiêu thụ các sản phẩm năm 2009 Sản phẩm ĐVT Khách hàng trực tiếp của công ty Hợp tác các đối tác cùng ngành TỔNG SỐ LƯỢNG Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Quần áo bhlđ các loại Sản phẩm 98.265 84,81% 17.602 15,19% 115.867 Giày các loại Đôi 23.750 87,03% 3.540 12,97% 27.290 Găng tay các loại Đôi 48.105 53,39% 12.000 46,61 % 90.105 Khẩu trang các loại Cái 72.156 58,35% 51.500 41,65 % 123.656 Nón các loại Cái 16.025 100% 0 0% 16.025 Dây đai an toàn Sợi 2.355 100% 0 0% 2.355 Nguồn : Trích bảng báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm phòng kinh doanh 2009 Bảng 2.6 cho ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2009 của công ty là rất tốt. Mặt hàng Quần áo là mặt hàng chính của công ty đạt tổng sản lượng sản xuất là 115.867 sản phẩm, hàng chủ yếu sản xuất phục vụ cho khách hàng của công ty chiếm 84,81%, may hợp tác cho các đối tác 15,19% chủ yếu là hàng áo thun, áo sơmi. Mặt hàng găng tay các loại có sản lượng bán cho các đối tác cùng ngành rất cao (46,61%), mặt hàng khẩu trang các loại sản lượng bán cho các đối tác cùng ngành là 41,65%. Riêng hai mặt hàng nón và dây đai an toàn sản xuất chủ yếu phục vụ cho khách hàng của công ty. Ngoài ra công ty cần phải nghiên cứu nhu cầu thị trường để xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty, trên cơ sở nghiên cứu thị trường công ty có khả năng nâng cao được khả năng thích ứng với thị trường của mỗi sản phẩm do mình sản xuất ra từ đó đẩy mạnh khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. Phân đoạn đúng thị trường mục tiêu và tiềm năng. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu tức là công ty phải phân chia rõ ràng các khu vực kinh doanh của mình, qua điều tra nghiên cứu thị trường để dự đoán và xác định thị trường có triển vọng nhất trên cơ sở những thông tin thu được công ty tiến hành nghiên cứu Maketing từ đó giúp cho công ty so sánh nhiều thị trường hay chọn ra một hay nhiều thị trường có triển vọng tốt thông qua quy mô cơ cấu thị trường, nghiên cứu phân tích các địa bàn khác nhau theo những tiêu thức khác nhau đồng thời công ty phải xem xét đánh giá sự ảnh hưởng của môi trường ngoài tầm kiểm soát của công ty. Quá trình phân tích Maketing để lựa chọn thị trường mục tiêu là chiến lược kinh doanh có tác động chủ yếu đến sự tiêu thụ của công ty. 2.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh. Những năm gần đây thị trường bảo hộ lao động luôn tồn tại sự canh tranh gay gắt giữa các công ty trong nước và một số công ty nước ngoài. Sản phẩm của công ty sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho ngành bảo hộ lao động, sản phẩm không đòi hỏi về chất lượng quá cao nên đối thủ tranh tranh cùng ngành bảo hộ lao động là rất nhiều, một số đối thủ của công ty như : Công ty bảo hộ lao động Hoàng Thắng, Công ty bảo hộ lao động Bảo Minh, Công ty TNHH SX Á Âu Công ty TNHH bảo hộ lao động Đại Thanh Bình, Cửa hàng bách hóa số 1….Nhưng đối với mặt hàng may mặc công ty cũng có một vị thế nhất định ở thị trường phía Nam, một số đối tác là một số công ty lớn và doanh nghiệp nhà nước qua đó công ty cũng quảng cáo hình ảnh của công ty. 2.2.2.3. Khả năng đáp ứng của công ty. Công ty Hưng Thịnh duy trì những khách hàng thường xuyên giữ vững thị trường đã có được là do công ty đã quan tâm mạnh vào quá trình đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất, phần nào duy trì chất lượng thiết bị, chất lượng sản phẩm. Công ty liên tục mở rộng sản xuất đa dạng hóa sản phẩm liên tục thay đổi mẫu mã thay đổi chủng loại kích cỡ sản phẩm để liên tục đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nhờ đó sản phẩm của công ty đã có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường góp phần vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh, giữ vững khách hàng của mình. Các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm mà công ty áp dụng thực hiện đem lại những hiệu quả rất cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các nghiệp vụ phục vụ tốt trong quá trình tiêu thụ sản phẩm như: Đóng gói, bảo quản mẫu mã, nhãn hiệu hàng hóa và đặc biệt là khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm được công ty đánh giá cao đảm bảo sản phẩm tới tay người tiêu dùng sẽ làm hài lòng và yên tâm về mọi yêu cầu đòi hỏi. Đó là ưu điểm chính nổi bật của công ty Hưng Thịnh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Những ưu điểm này chính là những yếu tố quan trọng góp phần để công ty tồn tại và phát triển. 2.2.3. Phân tích các chính sách Maketing – Mix trong tiêu thụ sản phẩm của công ty trang bị BHLĐ Hưng Thịnh. 2.2.3.1. Chính sách sản phẩm. Trong những năm gần đây công ty đã có chính sách phát triển sản phẩm mới, đồng thời việc cải tiến và đa dạng hóa mặt hàng truyền thống. Đối với mặt hàng truyền thống là may mặc bảo hộ lao động thì tình hình cụ thể như sau : - Công ty đã đa dạng hóa mặt hàng may mặc do nhu cầu của thị trường may mặc đòi hỏi phải nhiều loại sản phẩm. Từ chỗ chỉ sản xuất các loại quần áo ban đầu theo đơn hàng là : quần áo kaki các loại , quần áo sơ mi các loại. Cho đến hiện nay công ty đã sản xuất được nhiều mặt hàng bao gồm nhiều chủng loại khác nhau như : áo thun, áo gió, tạp dề, áo bác sĩ, áo đầu bếp… Bảng 2.7: Bảng một số mặt hàng may mặc bảo hộ lao động chính của công ty. STT Tên sản phẩm STT Tên sản phẩm 1. Quần áo vải kaki 65/35 cotton 11. Áo thun 65/35 cotton 2. Quần áo vải kaki 100% cotton 12. Áo thun cá mập 3. Quần áo vải kaki Nam Triều Tiên 13. Áo thun 100% cotton 4. Quần áo vải Xi Nam Triều Tiên 14. Áo Jaket 5. Quần áo vải Gabadin 15. Áo gió lạnh 6. Áo sơ mi vải katê 16. Áo Blouse 7. Áo sơ mi vải katê siêu 17. Áo đầu bếp 8. Áo sơ mi vải Fo 18. Tạp dề 9. Áo thun PE trơn 19. Quần áo Jeans 10. Áo thun cá sấu 20. Áo liền quần … Từ một số mặt hàng chính ban đầu hiện nay công ty đã sản xuất được hơn 20 sản phẩm mặt hàng may mặc bảo hộ lao động để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ngoài sản phẩm đa dạng công ty còn có thợ cắt may có tay nghề cao và lâu năm trong nghề nên luôn đáp ứng được những mẫu mã khó mà khách hàng yêu cầu. 2.2.3.2. Chính sách giá: Mặc dù trọng tâm của cạnh tranh hiện nay đã chuyển sang chất lượng sản phẩm nhưng việc cân nhắc định giá vẫn ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Công ty Hưng Thịnh áp dụng một chính sách giá cả linh hoạt dựa trên yếu tố chính là chi phí sản xuất và những yếu tố ảnh hưởng của thị trường. Bảng 2.8: Bảng giá bán một số mặt hàng may mặc của công ty. Đvt : VNĐ Tên sản phẩm ĐVT Giá Bán Quần áo bhlđ vải kaki 65/35 Cotton Bộ 140.000 Quần áo bhlđ vải kaki 100% Cotton Bộ 210.000 Quần áo bhlđ vải Gabadin Bộ 90.000 Quần áo bhlđ vải kaki Nam Triều Tiên Bộ 105.000 Quần áo bhlđ vải Xi Nam Triều Tiên Bộ 86.000 Áo kaki Nam Triều Tiên Cái 65.000 Áo Xi Nam Triều Tiên Cái 60.000 Áo kate Nam Triều Tiên Cái 48.000 Áo kate vải Korea Cái 65.000 Áo kate Siêu Việt Thắng Cái 70.000 Áo Thu PE trơn Cái 28.000 Áo thun cá sấu Cái 26.000 Áo thun cá sấu 65/35 Cái 40.000 Áo thun Cotton loại tốt Cái 52.000 Áo Jaket Cái 105.000 Áo gió lạnh Cái 152.000 Áo Blouse Cái 90.000 Áo đầu bếp Cái 180.000 Tạp dề Cái 25.000 Quần áo Jeans Cái 290.000 … Nguồn : Trích bảng giá chào hàng phòng kinh doanh Bảng 2.9: Bảng giá một số hàng bảo hộ lao động khác. Tên sản phẩm ĐVT Giá Bán Giày da mũi thép thấp cổ Đôi 180.000 Giày da mũi thép cao cổ Đôi 210.000 Giày vải hiệu Thụy Khê Đôi 60.000 Giày vải hiệu ASIA Đôi 55.000 Giày nhựa Đôi 28.500 Giày da bảo vệ ( Bộ quốc phòng) Đôi 280.000 Khẩu trang kate 3 lớp Cái 3.000 Khẩu trang hoạt tính Cái 18.000 Khẩu trang phòng độc Cái 39.000 Tạp dề vải Cái 18.000 Găng tay vải sợi Đôi 7.000 Găng tay len Đôi 3.500 Găng tay cao su Đôi 8.500 Găng tay da Đôi 19.000 ... Nguồn : Trích bảng giá chào hàng phòng kinh doanh Giá bán các sản phẩm của công ty hiện nay tương đương với giá bán của các đối thủ cạnh tranh nhưng do chất lượng và uy tín trên thị trường, với chủng loại hàng hoá dịch vụ thương mại công ty luôn có những bạn hàng uy tín tin cậy luôn cung cấp giá cả hợp lý nên giá bán của công ty hoàn toàn có khả năng cạnh tranh trên thị trường. 2.3. Phân tích tình hình duy trì và mở rộng thị trường sản phẩm của Công ty Hưng Thịnh trong thời gian qua. 2.3.1. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp, ý thức được vấn đề này Công ty đã quyết định thành lập một phòng kinh doanh năm 2000 tách ra từ phòng kế hoạch vật tư. Thị trường hiện có cũng như thị trường truyền thống của Công ty là một số tỉnh thành miền Nam và miền Trung như: Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Đắc lắc, Gia Lai, Đà Nẵng....Khách hàng của Công ty Hưng Thịnh chủ yếu là các Công ty, các doanh nghiệp thương mại, cơ quan xí nghiệp nhà nước, khu bách hoá tổng hợp... Chiến lược thị trường của Công ty là tiếp xúc trực tiếp với khách hàng qua phòng kinh nhằm nắm bắt đầy đủ chính xác các yêu cầu, phàn nàn và đề xuất của khách hàng từ đó có kế hoạch sản xuất tiêu thụ phù hợp. Bảng 2.10: Doanh của thu các thị trường. Đơn vị: VNĐ STT Thị trường Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu % Doanh thu % 1 Hà Nội 188.519.192 1.12 103.618.895 0.8 2 Đà Nẵng 540.309.470 3.21 275.885.309 2.13 3 Đắc Lắc 1.030.122.728 6.12 664.456.167 5.13 4 Gia Lai 765.859.216 4.55 524.570.658 4.05 5 Tp.HCM 4.507.628.538 26.78 3.986.737.001 30.78 6 Bình Dương 2.677.982.451 15.91 2.102.168.341 16.23 7 Đồng Nai 2.274.012.754 13.51 1.861.254.409 14.37 8 Long An 1.028.439.521 6.11 748.646.520 5.78 9 Cần Thơ 538.626.263 3.2 317.332.867 2.45 10 Khác 3.280.570.583 19.49 2.367.691.760 18.28 Tổng cộng 16.832.070.716 100 12,952.361.928 100 Nguồn : Trích bảng báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm phòng kinh doanh(2008-2009) Qua bảng 2.10 ta thấy sản phẩm của Công ty được tiêu thụ rải rác ở nhiều tỉnh thành trong cả nước đặc biệt là các tỉnh phía Nam mà chủ yếu tập trung ở Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai vì ở đây có nhiều khu công nghiệp (chiếm khoảng 61,38% trong tổng số doanh thu năm 2009). Doanh thu ở thị trường Tp.HCM luôn đạt mức cao nhất chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu: Năm 2008 đạt 4,5 tỉ đồng chiếm tỷ trọng 26,78%. Năm 2009 đạt hơn 3,9 tỷ chiếm tỷ trọng 30,78%. Doanh thu thấp nhất là ở thị trường Hà Nội và ở Đà Nẵng. Năm 2009 doanh thu trên các thị trường đã giảm nhưng tỷ trọng thay đổi ít. Bảng 2.11: Bảng tốc độ tăng trưởng doanh thu ở một số thị trường chủ yếu. TT Thị trường Tốc độ tăng doanh thu 2009/2008(%) 1 Tp.HCM -11.56 2 Bình Dương - 21.51 3 Đồng Nai -18,16 4 Long An -27,21 Doanh thu các mặt hàng chính cũng như doanh thu của toàn công ty năm 2009 giảm sút mạnh so với năm 2008, nguyên nhân chính là do năm 2008 là “năm của những cuộc khủng hoảng” thế giới lâm vào những cuộc khủng hoảng lương thực, khủng hoảng nhiên liệu, khủng hoảng tài chính, khủng hoảng mội trường… nên giá thành sản xuất cho mỗi sản phẩm của công ty cũng đã đẩy lên cao làm doanh thu tăng mạnh. Tuy doanh thu giảm sút nhưng do Công ty vẫn còn một số lượng vải và nguyên vật liệu dự trữ nên Công ty đã áp dụng chính sách giá hợp lý vào thời điểm tăng giá dẫn đến lợi nhuận và khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng mạnh. 2.3.2. Xét hiệu quả của các thị trường. Bảng 2.12: Lợi nhuận của các thị trường. Đơn vị : VNĐ STT Thị trường Năm 2008 Năm 2009 Lợi nhuận % Lợi nhuận % 1 Hà Nội 1.291.879 1,622 1.196.712 0.96 2 Đà Nẵng 2.956.189 3,712 2.953.747 2.37 3 Đắc Lắc 5.373.482 6,748 6.991.418 5.611 4 Gia Lai 4.123.259 5,178 6.945.856 5.575 5 Tp.HCM 22.525.465 28,287 37.148.507 29,816 6 Bình Dương 12.569.460 15,784 23.020.801 18,477 7 Đồng Nai 10.758.290 13,51 20.903.445 16,777 8 Long An 4.865.519 6,11 7.701.247 6.181 9 Cần Thơ 3.248.226 4,079 3.552.432 2.851 10 Khác 11.920.286 14,969 14.174.876 11,377 Tổng cộng 79.632.055 100 124.589.041 100 Căn cứ vào số liệu bảng 2.12 ta thấy Công ty sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Trong đó lợi nhuận lớn nhất là ở Tp.HCM và thấp nhất là Hà Nội và Đà Nẵng. Hai thị trương tăng về lợi nhuận cao nhất là Bình Dương và Đồng Nai đây là hai thị trường đầy tiềm năng vì có nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất. 2.3.3. Khả năng sinh lời của các thị trường. Để thấy được khả năng sinh lời của thị trường, chúng ta hãy xem tỷ suất lợi nhuận qua bảng. Bảng 2.13 : Tỷ suất (lợi nhuận/doanh thu) của các thị trường: STT Thị trường Năm 2008 Năm 2009 Lợi nhuận/Doanh thu Lợi nhuận/Doanh thu 1 Hà Nội 0.68 1.155 2 Đà Nẵng 0.55 1.07 3 Đắc Lắc 0.52 1.052 4 Gia Lai 0.538 1.324 5 Tp.HCM 0.5 0.932 6 Bình Dương 0.469 1.095 7 Đồng Nai 0.473 1.123 8 Long An 0.474 1.029 9 Cần Thơ 0.603 1.12 10 Khác 0.363 0.597 Tổng cộng 0.473 0.962 Tỷ suất lợi nhuận cho chúng biết cứ 100 đồng doanh thu tạo ra thì sẽ đem lại cho chúng ta bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2008 cứ 100 đồng doanh thu cho ta 0,473 đồng lợi nhuận đến năm 2009 con số này tăng lên 0,962 đồng . Hà Nội và Gia Lai tuy doanh thu không cao nhưng có tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Công ty nên tập trung khai thác hai thị trường tiềm năng này. 2.3.4. Một số giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường mà Công ty Hưng Thịnh đã thực hiện trong những năm qua. 2.3.4.1. Hạ gía thành sản phẩm. Nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của hạ gía thành sản phẩm nhằm duy trì và ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Công ty Hưng Thịnh thường xuyên phát động phong trào tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm. Ví dụ như phân xưởng cắt, các nhân viên kỹ thuật cố gắng cắt tiết kiệm vải, tính toán rập khuôn hợp lý tránh lãng phí vải, một số vải dư được sử dụng làm túi lót hay chuyển qua khâu khác để tận dụng. Một số biện pháp nhằm hạ giá thành của Công ty: - Công ty đã tập trung vào việc nghiên cứu đổi mới công nghệ sản xuất. Trước mắt công ty đã sản xuất thêm được nhiều sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng và phù hợp với điều kiện sản xuất của Công ty, thực hiện chính sách “lấy ngắn nuôi dài”. - Thực hiện “mua tận gốc - bán tận ngọn” giảm bớt số kênh trong phân phối. - Quản lý sát sao khâu mua đầu vào các loại vải, đế giày và các nguyên liệu phụ khác để giảm giá thành sản phẩm. - Giảm chi phí nhất là khâu chi phí quản lý. 2.3.4.2. Nghiên cứu để tạo ra mẫu mã sản phẩm mới: Mở rộng thị trường có nghĩa là phải đáp ứng nhu cầu thị trường ngày một đa dạng, có chuyên gia kinh tế đã nhận xét rằng thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng trở nên “khó tính”. Công ty Hưng Thịnh nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đã nghiên cứu, thiết kế tạo ra kịp thời những sản phẩm phục vụ nhu cầu khách hàng trong nước và liên doanh nước ngoài tạo thêm việc làm cho người lao động trong Công ty điển hình như là sản phẩm giày chống đinh, dây đai an toàn, ống tay chống nắng, bó ống quyển, găng tay đi nắng, yếm da … 2.3.4.3. Xác định vị trí chiến lược của mặt hàng qua công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty. Công ty Hưng Thịnh có quy mô sản xuất nhỏ nên việc hạn chế về nguồn lực tài chính làm cho công tác duy trì và mở rộng thị trường gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình phức tạp và biến động của thị trường, Công ty phải luôn xác định vị trí chiến lược mặt hàng qua công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty để từ đó giành những nhuồn lực về tài chính, lao động cho mặt hàng đó nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường đặt ra. Nếu như mặt hàng may mặc là mặt hàng chính của Công ty chiếm tới 67,36% tổng doanh thu thì sản phẩm giày da chiếm 16,27% còn lại là một số các loại khác. Do đặc điểm cơ cấu sản phẩm của Công ty như trên nên Công ty đã tập trung nâng cao tốc độ sản xuất sản phẩm để kịp hoàn thành sớm hợp đồng cho cho các đối tác. Những thời gian đơn hàng may mặc nhiều Công ty đã tổ chức 3 ca liên tục để đảm bảo về chất lượng sản phẩm, cũng như về số lượng sản phẩm đã ký kết, bởi đây cũng là sản phẩm chiến lược của Công ty. Sản phẩm giày da của Công ty mặc dù chỉ chiếm có 16,27% tổng số doanh thu nhưng đây là mặt hàng vốn cao, và cũng chưa có kinh nghiệm sản xuất nhiều nên lợi nhuận thu được chưa cao, nhưng trong tương lai đây cũng là sản phẩm hứ hẹn mang về doanh thu và lợi nhuận lớn cho công ty. 2.3.5. Đánh giá chung tình hình thực hiện công tác duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Hưng Thịnh. 2.3.5.1. Những điểm mạnh và thanh tích mà Công ty đạt được: - Chất lượng : Điều đáng tự hào nhất đối với Công ty Hưng Thịnh trong những năm qua là chất lượn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc07.NOI DUNG.doc
  • doc01. BIA CUNG.doc
  • docx02.LOI CAM DOAN.docx
  • doc03.LOI CAM ON.doc
  • docx04.NXGVHD.docx
  • doc06. MUC LUC & Bang.doc
Tài liệu liên quan