MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG I: RỦI RO VÀ CÁC RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC
THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.4
I. Khái niệm về rủi ro và phân loại.4
1. Khái niệm.5
2. Phân loại.6
II. Các rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.6
1. Các rủi ro thường gặp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.6
1.1 Rủi ro kỹ thuật.6
1.2 Rủi ro đạo đức.12
1.1 Rủi ro chính trị.15
2. Các loại L/C và những rủi ro tiềm ẩn.17
2.1 Khái niệm L/C.17
2.2 Nội dung của L/C.17
2.3.Các loại L/C và những rủi ro tiềm ẩn.19
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.23
I. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam và Sở giao dịch I.24
1. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam luôn xứng đáng là ngân hàng
xung kích phục vụ đầu tư phát triển.24
2. Sự ra đời và phát triển của Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và
phát triển Việt Nam.29
2.1 Sự ra đời.29
2.2.Hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và
phát triển Việt Nam trong những năm gần đây.30
II. Thực trạng rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao
dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.32
1. Khái quát về tình hình thanh toán quốc tế tại SGDI.32
2. Tình hình rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.38
2.1. Vận dụng phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh
toán xuất nhập khẩu tại SGDI.38
2.2. Thực trạng về rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở
giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.46
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN
CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.55
I. Quan điểm định hướng trong việc đưa ra các giải pháp.55
1. Các định hướng chung.55
1.1. Các giải pháp phải phù hợp với thông lệ quốc tế.56
1.2. Tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển.57
1.3. Phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam.58
2. Định hướng hoạt động của Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và
phát triển Việt Nam.58
2.1 Định hướng hoạt động chung.58
2.2 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế bằng
phương thức thư tín dụng tại SGDI - Ngân hàng ĐT & PT VN.59
II. Những giải pháp chủ yếu.60
1. Những giải pháp tầm vĩ mô.60
1.1. Sớm nghiên cứu, soạn thảo và áp dụng hệ thống luật, tạo môi
trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế.60
1.2. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.61
1.3. Tổ chức thực hiện tốt thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tạo điều kiện cho thị trường hối đoái Việt Nam ngày càng phát triển.62
2. Những giải pháp tầm vi mô.62
2.1. Chuẩn hoá quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ.62
2.2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh toán viên.63
2.3. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng tốt các hình thức L/C.63
2.4. Mở rộng có hiệu quả mạng lưới ngân hàng đại lý và cơ cấu tiền
gửi ngoại tệ hợp lý.64
2.5. Những giải pháp về hoạt động nghiệp vụ.65
2.6. Giải pháp về nguồn ngoại tệ để thanh toán L/C.67
2.7. Đảm bảo khả năng thanh toán trên cơ sở quản trị rủi ro hoạt
động ngoại bảng.68
2.8. Giải pháp về mặt kiểm tra - kiểm soát.69
2.9. Giải pháp về hạn chế rủi ro từ phía khách hàng.69
3. Kiến nghị.70
3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước và các ngành có liên quan.70
3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.73
3.3. Kiến nghị đối với Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam.73
KẾT LUẬN .81
Danh sách tài liệu tham khảo.82
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3196 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhập khẩu với bạn hàng tín nhiệm thì đối với những hợp đồng giá trị nhỏ cũng được chuyển sang phương thức chuyển tiền với điều kiện chuyển tiền sau khi nhận hàng.
SGDI còn thực hiện chuyển tiền VND cho nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thông qua mạng lưới chi nháng rộng lớn tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên toàn quốc và hệ thống thanh toán tập trung an toàn và tiện lợi của hệ thống ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Dịch vụ chuyển tiền VND góp phần làm phong phú thêm hoạt động thanh toán của SGDI và tăng cường quan hệ hợp tác với ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Nghiệp vụ nhờ thu cũng đã thu được nhiều kết quả khả quan. Dù đây là phương thức không được sử dụng nhiều do hay phát sinh rủi ro nhưng doanh thu nhờ thu vẫn tăng đều. Năm 2002 đã tăng hơn so với năm 2001 là 0,27 lần tương ứng với 62,67 % chứng tỏ SGDI đã gây được niềm tin lớn cho khách hàng.
Thanh toán bằng L/C cũng có những bước phát triển nhanh chóng, năm 2002 tăng so với năm 2001 là 58,70% trong đó đặc biệt là L/C xuất (tăng gấp đôi). Đây là một dấu hiệu rất khả quan.
Để thấy được rõ nét hơn tỷ lệ thanh toán L/C trong tổng doanh số thanh toán quốc tế qua SGDI trong những năm 2000 đến 2003, chúng ta có thể khảo sát biểu đồ sau:
Biểu đồ 1. Tổng doanh số TTQT và thanh toán L/C các năm qua
Đơn vị: 1.000 USD
800.000
600.000
400.000
200.000 2000 2001 2002
TTQT
TT bằng L/C
ơ
680.000
550.000
470.000 365.000 230.000 166.000
20002000
(Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán xuất nhậu khẩu tại Sở giao dịch I năm 2001 - 2002).
Nói chung, xác định được TTQT bằng L/C là nghiệp vụ chủ chốt và đóng vai trò tích cực đến các mặt kinh doanh khác của SGDI nên Sở đã hết sức coi trọng việc phát triển nghiệp vụ này.
Bảng 3. Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế trong SGDI
Đơn vị: 1.000 USD
Năm
Các phương thức
2000
2001
2002
L/C nhập khẩu
31,91 %
35,45 %
42,65 %
L/C xuất khẩu
3,4 %
6,36 %
11,03 %
Nhờ thu
9,31 %
13,64 %
17,94 %
Chuyển tiền
55,38 %
44,55 %
28,38 %
(Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán xuất nhậu khẩu tại Sở giao dịch I năm
2000 - 2001 - 2002).
Nhưng ta cũng thấy rằng tỷ lệ L/C nhập khẩu tại SGDI còn vượt xa tỷ trọng L/C xuất khẩu, chiếm vị trí chủ đạo và phát triển mạnh mẽ trong các phương thức thanh toán quốc tế. Trong khi tỷ trọng của thanh toán xuất khẩu chỉ là 3,4% năm 2000, 6,36 % vào năm 2001 và tăng lên thành 11,03% vào năm 2002 thì tỷ trọng của thanh toán nhập khẩu đã là 31,91% năm 2000, 35,45% năm 2001 và tăng lên 42,65% vào năm 2002 - tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay. Điều này khẳng định sự tăng trưởng của thanh toán L/C xuất nhập khẩu qua SGDI nhưng cũng cho thấy tình trạng mất cân đối về nguồn ngoại tệ thanh toán. Tuy còn nhiều hạn chế trong việc thu hút khách hàng xuất khẩu song nghiệp vụ thanh toán L/C hàng XNK tại SGDI vẫn không ngừng phát triển.
Điều đó được thể hiện qua các chỉ tiêu: số lượng và số tiền L/C phát hành, số lượng L/C nhập khẩu đã thanh toán và số tiền L/C xuất khẩu đã thông báo và thanh toán an toàn qua SGDI liên tục tăng qua các năm.
Bảng 4. Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C tại SGDI
Đơn vị: 1.000 USD
L/C nhập khẩu
L/C xuất khẩu
Năm
Phát hành
Thanh toán
Thông báo
Thanh toán
L/C
T.tiền
L/C
T.tiền
L/C
T.tiền
L/C
T.tiền
2000
570
50.000
500
100.000
65
5.500
320
10.500
2001
360
85.000
490
110.000
140
11.000
410
24.000
2002
355
26.500
845
220.000
270
36.000
530
39.000
(Nguồn: Báo cáo của phòng thanh toán quốc tế - SGDI các năm 2000, 2001, 2002)
SGDI cần có những biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy cho thanh toán xuất khẩu được phát triển mạnh mẽ hơn, cân đối hơn phát huy hết tiềm năng vốn có của SGDI.
Từ những kết quả trong hoạt động thanh toán quốc tế và L/C trong những năm qua tại SGDI ta tháy L/C là phương thức được sử dụng nhiều nhất và đóng vai trò quan trọng nhất vào tổng doanh số thanh toán quốc tế. Vì vậy, phần lớn những tranh chấp hay rủi ro phát sinh trong thanh toán quốc tế tại SGDI đều rơi vào phương thức này.
2. Tình hình rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
2.1. Vận dụng phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại SGDI
Thực hiện thanh toán L/C hàng nhập trả ngay
Để thuận tiện trong việc quản lý, theo dõi quá trình thanh toán L/C. BIDV quy định mọi khoản thanh toán L/C bất kể từ nguồn nào: nguồn vốn tự có của doanh nghiệp hay vốn vay ngân hàng đều được thực hiện qua tài khoản ký quỹ thanh toán L/C (TK 3832.01), trừ nguồn thanh toán L/C từ vốn vay theo hiệp định tài trợ nhập khẩu ODA).
* Tiếp nhận và kiểm tra đơn xin mở L/C:
Thanh toán viên phòng thanh toán quốc tế hướng dẫn nhà nhập khẩu làm thủ tục lập đơn xin mở L/C theo mẫu của SGDI và gửi tới SGDI cùng với hợp đồng ngoại thương, giấy yêu cầu thu ngoại tệ để trả thủ tục phí, hoặc đơn xin mua ngoại tệ đã ký quỹ và trả thủ tục phí, hoặc hợp đồng vay ngoại tệ nếu xin vay để thanh toán. Trong trường hợp người nhập khẩu không xuất giấy yêu cầu thu ngoại tệ thì trong đơn xin mở L/C phải ghi: cho phép SGDI được tự động trích tài khoản tiền gửi ngoại tệ của chúng tôi số... tại quý ngân hàng để ký quỹ và thu thủ tục phí mở L/C.
Trên cơ sở những chứng từ đã nhận, thanh toán viên sẽ kiểm tra tính chất hợp pháp, hợp lý của đơn xin mở L/C, so sánh với hợp đồng mua bán ngoại thương xem các điều khoản có mâu thuẫn gì không và có phù hợp với thông lệ quốc tế hay không. Đứng trên quan điển bảo vệ nguồn ngoại tệ nước nhà đồng thời xuất phát từ thực tế trình độ của các nhà nhập khẩu Việt Nam còn chưa có kinh nghiệm áp dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng nhập khẩu, cho nên thanh toán viên phải đối chiếu cẩn thận đơn xin mở L/C với hợp đồng ngoại thương, nếu có phát hiện những sai sót hay mâu thuẫn gây bất lợi cho khách hàng phải đề nghị sửa đổi, bổ sung ngay. Mọi điều chỉnh, bổ sung phải có chữ ký và dấu của các tổ chức nhập khẩu.
* Ký quỹ mở L/C:
Sau khi kiểm tra xong chứng từ, nếu thấy đủ điều kiện, thanh toán viên sẽ thông qua chấp nhận mở L/C cho khách hàng và xác định mức ký quỹ của đơn vị, thông thường là 100% trị giá của L/C nhưng cũng có đơn vị ít hơn. Việc xác định mức ký quỹ của từng đơn vị sẽ do phòng tín dụng quyết định bởi vì các đơn vị nhập khẩu nếu có tiền trên tài khoản tiền gửi sẽ trích chuyển vào tài khoản ký quỹ, đơn vị sẽ được hưởng lãi suất không kỳ hạn.
Căn cứ thông báo chấp nhận mở L/C đã được duyệt và căn cứ giấy nộp tiền hay giấy báo có hoặc bảng kê phát tiền vay cho đơn vị để ký quỹ thanh toán L/C, kế toán hạch toán:
Nợ: TK thích hợp (TM, TG tại NH khác, TG khách hàng...)
Có: TK 3832.01 - TG ký quỹ thanh toán L/C
Trường hợp khách hàng không có ngoại tệ để ký quỹ, ngân hàng có thể chuyển đổi cho khách hàng căn cứ lệnh chuyển đổi ngoại tệ, kế toán thực hiện:
+ Thu tiền bán ngoại tệ
Nợ: TK thích hợp
Có: TK 4020 - Thanh toán mua bán đ (4912.11)
+ Chuyển số ngoại tệ bán cho khách hàng vào TK ký quỹ thanh toán L/C
Nợ: TK 4010 - Mua bán ngoại tệ đ (4911.11)
Có: TK 3832.01 - TG ký quỹ thanh toán L/C 8911
Sau khi xác nhận đủ số tiền ký quỹ, phòng thanh toán quốc tế thực hiện điện mở L/C.
* Hình thức mở L/C:
Theo yêu cầu của người nhập khẩu, L/C có thể mở bằng các cách sau:
Bằng điện (Telex, SWIFT): thanh toán viên tại phòng thanh toán quốc tế của Sở vào điện MT 700 và MT 701 để mở chi tiết L/C mở chi tiết L/C, in ra một bản đưa cho trưởng phòng kiểm tra lại, được bổ sung mã (Testkey) đầy đủ, sau khi được ký duyệt sẽ truyền về ngân hàng đầu tư và phát triển TW qua mạng truyền tin, kèm theo văn bản yêu cầu chuyển tiếp của chi nhánh theo mẫu (fax về phòng thanh toán quốc tế TW) mới được đánh qua Telex hoặc Swift ra nước ngoài. Hiện nay SGDI mở L/C bằng Swift chiếm phần lớn các L/C được mở vì chi phí thấp, độ an toàn cao, thời gian ngắn.
Bằng thư: nội dung L/C do chi nhánh mở bằng thư được đánh máy trên ấn chỉ quy định, sau khi được duyệt có đủ hai chữ ký uỷ quyền có hiệu lực (một chữ ký thứ nhất của lãnh đạo SGDI) như đã đăng ký cho ngân hàng thông báo mới gửi L/C đi. Thư mở L/C được gửi bằng thư bảo đảm tới phòng thanh toán quốc tế ngân hàng đầu tư và phát triển TW. Công văn gửi kèm tương tự L/C bằng điện.
Căn cứ thông báo chấp nhận L/C, đơn đề nghị mở L/C cùng với điện mở L/C (bản sao), kế toán hạch toán nhập ngoại bảng theo dõi nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng đối với ngân hàng nước ngoài.
Nhập: TK 9210.08 - Bảo lãnh thanh toán L/C ế 9216.11xxx
Số tiền hạch toán đúng bằng số tiền ghi trong L/C.
* Nhận, kiểm tra chứng từ và thanh toán
Việc kiểm tra bộ chứng từ phải được thực hiện hết sức thận trọng, nếu thấy sự sai sót phải lập tức thông báo với khách hàng để kịp thời có sự điều chỉnh
Trong trường hợp có yêu cầu thay đổi các điều kiện của L/C (tu chỉnh L/C) từ phía khách hàng, người thụ hưởng L/C hoặc ngân hàng nước ngoài, khách hàng phải lập giấy yêu cầu tu chỉnh, thanh toán viên có trách nhiệm kiểm tra các điều khoản tu chỉnh, nếu đồng ý phải có xác nhận của ngân hàng, văn bản tu chỉnh sẽ trở thành một bộ phận cấu thành L/C và huỷ bỏ những nội dung cũ có liên quan. Việc sửa đổi L/C có thể xuất phát từ người nhập khẩu hoặc người xuất khẩu, nhưng nội dung sửa đổi chỉ có giá trị hiện thực nếu thoả mãn các yêu cầu sau:
+ Sửa đổi bổ sung trong thời hạn hiệu lực của L/C và trước thời hạn giao hàng.
+ Các nội dung giao dịch có liên quan đến nội dung sửa đổi hay bổ sung L/C phải được tiến hành bằng văn bản như điện báo, thư từ, điện tín, Telex...Tất cả các giao dịch có liên quan đến sửa đổi hay bổ sung nội dung L/C phải được tiến hành trực tiếp giữa hai người xuất khẩu và nhập khẩu, song kết quả cuối cùng phải có sự xác nhận của ngân hàng mở L/C.
Thanh toán viên tại chi nhánh lập điện MT 707 để chuyển tiếp ra nước ngoài theo đúng quy trình trên. Nếu tu chỉnh do người hưởng lợi chịu thì trong điện thư tu chỉnh cần nêu rõ và theo dõi khoản phí này trong hồ sơ L/C. Khi thanh toán tiền cho ngân hàng nước ngoài, thanh toán viên phải trừ lại số tiền này, hạch toán vào thu phí dịch vụ.
Trường hợp có tu chỉnh tăng hoặc giảm số tiền của L/C, căn cứ điện tu chỉnh L/C được duyệt (bản sao) kế toán thực hiện:
+ Nếu điện tu chỉnh L/C điều chỉnh tăng số tiền của L/C, SGDI phải đảm bảo nguồn vốn thanh toán cho phần tăng thêm trước khi chuyển điện tu chỉnh, kế toán hạch toán:
Nhập TK 9210.08 - Bảo lãnh thanh toán L/C
Số tiền hạch toán: phần chênh lệch tăng so với số tiền L/C ban đầu
+ Nếu điện tu chỉnh L/C điều chỉnh giảm số tiền của Lô sấy, kế toán hạch toán:
Xuất TK 9210.08 - Bảo lãnh thanh toán L/C
Số tiền hạch toán: phần chênh lệch giảm so với số tiền L/C ban đầu
Toàn bộ hồ sơ thanh toán L/C lưu theo dõi riêng, đóng nhật ký chứng từ cùng với thông báo tất toán L/C.
* Thanh toán L/C:
Sở theo dõi tiến độ giao hàng để có kế hoạch chuẩn bị nguồn vốn thanh toán.
a) Khi nhận được bộ chứng từ L/C do ngân hàng nước ngoài gửi về, thanh toán viên kiểm tra chứng từ chặt chẽ, phù hợp với mọi điều khoản điều kiện quy định của L/C. Nếu bộ chứng từ hợp lệ, Sở chấp nhận và làm thủ tục thanh toán.
Thông báo yêu cầu khách hàng chuyển đủ tiền để chuẩn bị thanh toán.
- Sau khi đủ tiền trên tài khoản ký quỹ, Sở ký hậu vận đơn và giao chứng từ cho khách hàng.
Lập điện MT 202 yêu cầu khách hàng trích tài khoản tiền gửi tại Sở để thanh toán cho nước ngoài.
b) Đối với các L/C do TW thu xếp thanh toán bằng nguồn vốn tài trợ ngắn hạn, Sở lập điện MT 799 đề nghị nhận nợ vay.
Mọi chậm trễ trong thanhn toán (do không đủ số dư, chuyển tiền chậm), Sở hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu phạt nếu có.
Thực hiện thanh toán L/C hàng xuất
* Tiếp nhận và kiểm tra tính chân thực của L/C:
- Khi ngân hàng nhận được L/C nhờ thông báo, dù L/C được mở bằng thư hay điện thì bước đầu tiên mà ngân hàng phải làm là kiểm tra tính chân thực bề ngoài của L/C. Nếu chữ ký của ngân hàng mở không khớp với chữ ký đã được đăng ký hoặc mã không đúng, thanh toán viên sẽ điện hỏi lại ngân hàng mở, nếu ngân hàng mở không trả lời xác nhận sẽ điện hỏi lại lần 2 và 3, sau cùng nếu không được sẽ liên hệ với nhà xuất khẩu để họ giải quyết. Ngược lại, nếu ngân hàng mở trả lời xác nhận thì thanh toán viên sẽ kèm bản xác nhận này vào L/C. Nếu kiểm tra chữ ký hoặc mã đã phù hợp, thanh toán viên sẽ ghi "Đã kiểm tra" (Tested) và ký tên. Sở cần liên hệ tới TW để chỉ định ngân hàng đại lý và theo dõi khi được báo có.
- Kiểm tra nội dung L/C:
Nhằm tư vấn cho khách hàng xuất khẩu qua SGDI, việc kiểm tra nội dung L/C luôn được các cán bộ thanh toán xuất khẩu đặc biệt quan tâm. Vì thế, thanh toán viên thường lưu ý kiểm tra các nội dung quan trọng như: địa điểm mở L/C, ngày mở, tên và địa chỉ của ngân hàng mở, thời hạn hiệu lực, loại L/C, giá trị L/C... cũng như các điều khoản đặc biệt khác để lưu ý khách hàng khả năng thực hiện trong tương lai.
Sau khi kiểm tra tính chân thực và nội dung của L/C, SGDI thông báo cho người hưởng lợi và thu phí thông báo.
* Thông báo L/C:
Việc thông báo sẽ được thực hiện như sau: cùng với thư thông báo là bản gốc L/C, SGDI chỉ có trách nhiệm chuyển nguyên văn bức điện L/C đó chức không chịu trách nhiệm dịch hay diễn giải bất cứ một điểm nào trong L/C đồng thời không chịu trách nhiệm về lỗi hay thiếu sót chậm chễ trong khi chuyển bức điện.
Trong hoạt động thực tế, do có những tình hình mới phát sinh trong khi ký hợp đồng giữa hai bên xuất nhập khẩu thường có những thay đổi trong nội dung L/C do vậy ngân hàng thông báo sẽ nhận những thông báo sửa đổi cho người hưởng lợi.
Khi nhận chứng từ đề nghị sửa đổi cũng như kiểm tra các yếu tố như đối với L/C chính. Sau đó ngân hàng phải thông báo cho khách hàng và thu phí sửa đổi, nội dung sửa đổi có nhiều loại nhưng tập trung chủ yếu vào sửa đổi thời gian trong L/C (thời gian giao hàng, xuất trình, bộ chứng từ, ngày hết hạn hiệu lực...)
Ngoài nhiệm vụ thông báo L/C, SGDI còn đóng vai trò đại diện cho người xuất khẩu đòi tiền nước ngoài. Vì thế, SGDI còn có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra và xử lý chứng từ hàng hóa của người xuất khẩu.
* Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ:
Nguyên tắc cơ bản của việc kiểm tra bộ chứng từ là các ngân hàng chỉ kiểm tra với sự cẩn thận thích đáng để đảm bảo về mặt hình thức các chứng từ này phù hợp với các quy định trong L/C chứ không thể kiểm tra được tính xác thực của bộ chứng từ để tránh bị lừa đảo do chứng từ làm giả, đó cũng là nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ. Trên cơ sở nguyên tắc này, việc kiểm tra được thực hiện theo ba yêu cầu:
Tính đầy đủ của bộ chứng từ: là đáp ứng yêu cầu về các loại và số lượng chứng từ của L/C.
Sự hoàn chỉnh về mặt hình thức: kiểm tra hình thức bề ngoài bộ chứng từ theo quy định của L/C: tên hàng hóa, ngày giao hàng, ngày hết hạn hiệu lực, giá trị, ngày xuất trình chứng từ...
Xử lý bộ chứng từ sau khi đã kiểm tra:
Trường hợp bộ chứng từ có sai sót:
Trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ, nếu các chứng từ sai sót ít và nằm trong khả năng sửa chữa lại thì thông báo cho nhà xuất khẩu lập lại các chứng từ đó. Nếu sai sót quá nghiêm trọng như giá trị của hóa đơn so với giá trị L/C hoặc có liên quan đến hàng hoá không thể thanh toán theo L/C hiện hành, SGDI sẽ tư vấn cho nhà xuất khẩu đề nghị sửa đổi L/C cho phù hợp với chứng từ đã lập. Tuy nhiên, việc sửa chữa chứng từ rất mất thời gian, trong khi thời hạn xuất trình và thời hiệu của L/C có hạn. Nếu không sửa chữa được L/C và chứng từ cũng không sửa chữa được thì có một cách xử lý sau:
SGDI sẽ điện báo ngân hàng mở hoặc ngân hàng trả tiền nêu rõ những sai sót trong bộ chứng từ và yêu cầu chấp nhận thanh toán nếu sai sót có thể châm chước như sai lỗi chính tả, địa chỉ... điều này phù hợp với thiện chí của nhà nhập khẩu và ngân hàng mở hoặc người xuất khẩu phải có thư bảo đảm về những sai sót trên chứng từ: trường hợp này thường áp dụng đối với những khách hàng có uy tín với SGDI. Khi lập thư hay điện đòi tiền ngân hàng nước ngoài, trên thư hay điện phải ghi chú: "Negotiated under reserve" (Khách hàng được thanh toán theo điều kiện bảo lưu). Khách hàng được thanh toán theo điều kiện bảo lưu tức là trong trường hợp bên nước ngoài không chấp nhận thì trách nhiệm thanh toán lại cho ngân hàng thuộc về nhà xuất khẩu.
Sau khi hoàn thành các bước kiểm tra chứng từ và giúp đỡ khách hàng sửa chữa những sai sót, thanh toán viên sẽ gửi chứng từ và đòi tiền theo quy định của L/C.
Trường hợp ngân hàng mở L/C từ chối thanh toán thì thanh toán viên phải xác minh lại lý do nước ngoài từ chối thanh toán, đồng thời thông báo ngày cho khách hàng biết.
Bộ chứng từ phù hợp:
Sau khi kiểm tra nếu bộ chứng từ phù hợp với L/C, tuỳ theo L/C cho phép đòi tiền bằng điện hay thư mà SGDI sẽ tiến hành đòi tiền. Thông thường ngân hàng mở L/C và ngân hàng trả tiền là một. Khi đó, SGDI sẽ gửi thư hoặc điện đòi tiền ngân hàng mở, yêu cầu ngân hàng ghi có vào tài khoản của BIDV có tài khoản NOSTRO tại đó hoặc ghi có vào tài khoản của BIDV ở ngân hàng khác (nếu BIDV không có tài khoản tại ngân hàng mở).
Nếu trả tiền bằng điện, khi đòi tiền, SGDI yêu cầu ngân hàng trả tiền thông báo việc trả tiền có mã hóa: khi nhận được điện báo có từ BIDV chuyển tiếp sẽ thanh toán ghi có cho khách hàng. Với cách này, thời gian trên sẽ nhanh hơn. Nếu L/C không cho phép đòi tiền bằng điện hay không ghi gì cả và người thụ hưởng cũng không có yêu cầu gì thì SGDI sẽ gửi bộ chứng từ có kèm theo phiếu gửi chứng từ cùng với thư đòi tiền bằng dịch vụ phát chuyển nhanh DHL hay bằng thư bảo đảm cho ngân hàng mở L/C (cũng là ngân hàng trả tiền) và trên L/C sẽ ghi quy định này như sau: "T.T Reimbursement is not allowed"
* Chiết khấu chứng từ hàng xuất:
Khi khách hàng có nhu cầu cấp thiết cần vốn để kinh doanh trong khi chờ đòi tiền từ ngân hàng nước ngoài, Sở xem xét giải quyết theo quy chế cho vay và chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. Mọi thao tác được tiến hành tại Sở theo quy định tại quy chế.
* Khâu thanh toán cho khách hàng:
Sau khi gửi điện hoặc thư đòi tiền ngân hàng nước ngoài, thanh toán viên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm theo dõi quá trình đòi tiền của nước ngoài theo bộ chứng từ đã xuất trình. Lập điện tra soát, giao dịch khi cần thiết, đảm bảo đòi được tiền cho khách trong thời hạn nhanh nhất.
- Khi nhận được báo có của Ngân hàng đầu tư và phát triển TW, thanh toán viên kịp thời xử lý (thu nợ vay thu mua, nợ vay chiết khấu nếu có) và lúc này mới báo có cho khách hàng.
2.2. Thực trạng về rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
Khi nói đến rủi ro cho ngân hàng nói chung và rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng, chúng ta cần hiểu đó không phải sự mất vốn mà nó còn được biểu hiện trên các nội dung khách như đọng vốn trong thanh toán. kéo dài thời hạn thanh toán, thanh toán trả chậm, nợ quá hạn, uy tín bị giảm sút... Các rủi ro này có thể phát sinh từ bất cứ giai đoạn nào trong quy trình thanh toán kể từ khi phát hành L/C, thông báo L/C, xác nhận cho đến giai đoạn thanh toán trong đó rủi ro trong giai đoạn thanh toán là rủi ro chủ yếu và dễ xảy ra nhất đối với ngân hàng. Để có thể nắm được những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra đối với SGDI, chúng ta nghiên cứu tình hình biến động của các chỉ tiêu sau:
Bảng 5. Dư nợ bảo lãnh L/C trả chậm tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Đơn vị: 1.000 USD
Thời hạn
2000
2001
2002
L/C trả chậm trên 1 năm
0
0
5.000
L/C trả chậm dưới 1 năm
0
105.000
50.000
Chỉ tiêu L/C trả chậm thường phản ánh số L/C mà ngân hàng đã đứng ra bảo lãnh nhưng chưa tất toán được. Vì vậy, thông qua chỉ tiêu này, chúng ta có thể biết được mức độ mà ngân hàng đứng trước nguy cơ bị chiếm dụng vốn.
Đến nay, chưa có một quy định chặt chẽ nào về thẩm định các phương án mở L/C nhập hàng trả chậm và khả năng trả nợ của người mở L/C, các thông tin về giá cả, chất lượng, khả năng tiêu thụ sản phẩm.... là vô cùng quan trọng đối với các cán bộ tín dụng làm xảy ra tình trạng:
Mở L/C sau để trả nợ cho L/C trả chậm trước.
Nhập dây chuyền máy móc nhưng khi vận hành lại không đủ khả năng tiếp nhận kỹ thuật chuyên môn nên hàng không đảm bảo chất lượng dẫn đến không tiêu thụ được hàng hoá, vì thế không có khă năng thanh toán, buộc ngân hàng phải trả thay.
Dùng chính lô hàng trả chậm để thế chấp cho ngân hàng khi yêu cầu bảo lãnh thanh toán L/C trả chậm đó.
L/C trả chậm là một hình thức vay nợ nước ngoài nhưng lại chưa có khung khống chế số dư nợ và biện pháp quản lý nợ vay.
Nó còn là vấn đề nguồn ngoại tệ cho thanh toán nợ khi đến hạn, với một số lượng lớn của dư nợ L/C trả chậm thì nguồn ngoại tệ để đáp ứng cho nhu cầu này có thể làm mất cân đối cung cầu nghiêm trọng.
Khi rủi ro xảy ra, ngân hàng mở trước hết phải đàm phán, thương lượng với phía nước ngoài để xin gia hạn. Điều này vừa gây tốn kém chi phí và quan trọng hơn là nó làm giảm uy tín của ngân hàng. Nếu đối tác nước ngoài không đồng ý, ngân hàng mở buộc phải đứng ra thanh toán thay cho khách hàng theo đúng tính chất của các phương thức tín dụng chứng từ rồi ghi nợ cho khách hàng số tiền đã thanh toán, rủi ro lớn nhất đối với ngân hàng lúc này là mất vốn khi khách hàng bị phá sản, hoàn toàn không còn khả năng thanh toán.
Tuy là phương thức ưu việt nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thanh toán quốc tế song thanh toán tín dụng chứng từ vẫn không tránh khỏi việc gây ra rủi ro cho các bên tham gia. Rủi ro tại SGDI rất đa dạng nhưng tựu chung lại đều bắt nguồn từ một trong những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do bản thân phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cũng còn một số tồn tại như: căn cứ trả tiền duy nhất là bộ chứng từ nhưng nhiều khi bộ chứng từ không phù hợp, không thống nhất. Điều này dễ dẫn đến tranh chấp, hiểu lầm giữa các ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ, gây ra rủi ro cho chính các ngân hàng và cả hai bên xuất nhập khẩu. Ngân hàng tiến hành thanh toán dựa trên sự phù hợp về bề mặt của các chứng từ chứ không dựa vào tình hình giao hàng thực tế và tính chân thực của bộ chứng từ. Điều này đã và đang tạo ra kẽ hở cho việc thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, gây rủi ro cho ngân hàng và người nhập khẩu. Ngoài ra, do có liên quan tới nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia nên phương thức này đòi hỏi các bên tham gia đặc biệt là thanh toán viên phải có trình độ nghiệp vụ cao.
Đối với L/C xuất khẩu, việc xác định tính chân thực của L/C thông qua mẫu chữ ký còn gặp nhiều khó khăn, dễ dẫn tới việc thông báo phải một L/C giả hoặc chưa có hiệu lực. Điều này sẽ gây rủi ro cho ngân hàng thông báo và thiệt hại cho nhà xuất khẩu khi đã giao hàng. Bên cạnh đó, việc chỉnh sửa một L/C cũng có thể làm cho thời gian thông báo bị kéo dài, ảnh hưởng tới tiến độ thanh toán và gây đọng vốn cho các bên tham gia.
Đối với L/C nhập khẩu, khi ngân hàng thiếu ngoại tệ bán cho khách hàng hoặc bên nhập khẩu chưa muốn thanh toán thì trong vòng 7 ngày sau khi nhận được chứng từ, ngân hàng sẽ cố tình tìm ra những sai biệt dù là rất nhỏ để từ chối thanh toán, ảnh hưởng tới tốc độ thu hồi vốn của bên xuất khẩu thậm chí thua lỗ nếu giá cả trên thị trường biến động theo chiều hướng xấu.
Thứ hai, sai sót từ phía khách hàng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro trong quá trình thanh toán tín dụng chứng từ tại SGDI cũng như tại nhiều ngân hàng khác. Những sai sót đó hầu hết đều bắt nguồn từ trình độ yếu kém của khách hàng. Hiện nay, theo thống kê thì có tới 70% giám đốc doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chưa qua đào tạo chính quy về nghiệp vụ. Thêm vào đó, khả năng hiểu biết về pháp luật quốc tế cũng như ngoại ngữ còn hạn chế dẫn tới việc chấp nhận các điều kiện hợp đồng bất lợi để rồi sau đó không thực hiện được làm cho đối tác có cơ sở để kéo dài thời gian thanh toán, giảm giá hoặc từ chối thanh toán khiến cho quá trình thanh toán gặp nhiều khó khăn. Cũng vì sự yếu kém về nghiệp vụ mà khách hàng đã thực hiện không đúng quy định của L/C, lập những bộ chứng từ có cả những sai sót nhỏ như lỗi chính tả, tên, địa chỉ, số lượng đến những sai sót lớn như thiếu chứng từ, chứng từ không thống nhất... làm cho tốn kém rất nhiều thời gian và tiền bạc để sửa chữa. Trong trường hợp này tưởng chừng rủi ro chỉ thuộc về người xuất khẩu nhưng thực tế nó lại ảnh hưởng rất nhiều tới uy tín của ngân hàng với tư cách là người cố vấn và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
Một rủi ro nữa xuất phát từ phía khách hàng là việc cố tình vi phạm các cam kết với ngân hàng đặc biệt là các đơn vị vay thanh toán L/C và L/C trả chậm. Có nhiều trường hợp khách hàng yêu cầu ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cho nhận hàng trước khi nhận chứng từ giao qua ngân hàng và cam kết thanh toán tiền hàng, đồng thời không khiếu nại gì về bộ chứng từ sai sót và uỷ quyền cho ngân hàng tự động ghi nợ vào tài khoản của mình để thanh toán. Nhưng khi nhận hàng thì doanh nghiệp đã bội ước. Sự bội ước này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân song chủ yếu là do bị thua lỗ, không tiêu thụ được hàng dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Trong vài năm trở lại đây, SGDI nói riêng cũng như nhiều ngân hàng thương mại khác đã chịu nhiều thiệt hại trong việc mở L/C nhập hàng và bảo lãnh cho một số doanh nghiệp mà sau đó doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van moi.doc
- Bia Luan van.doc