Khóa luận Một số giải pháp hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty Xây dựng 699

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY 3

1- Cơ sở lý luận của công tác hoạch định chiến lược kinh doanh 3

1.1- Vai trò, tầm quan trọng của quản trị chiến lược 3

1.1.1- Quản trị chiến lược là gì ? 3

1.1.2- Quá trình quản trị chiến lược 4

1.1.3- Vai trò của quản trị chiến lược đối với sự phát triển của một doanh nghiệp 4

1.2- Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh 5

1.2.1- Phân tích và dự báo cơ hội , nguy cơ, mạnh yếu của doanh nghiệp 8

1.2.1.1- Môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 8

1.2.1.1.1- Tác động của môi trường quốc tế 9

1.2.1.1.2 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế quốc dân 10

1.2.1.1.3- Ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh ngành 12

1.2.1.1.4- Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh bên ngoài 14

1.2.1.1.5- Ảnh hưởng của môi trường nội bộ doanh nghiệp 16

1.2.1.1.6 Tổng hợp kết quả phân tích về thực trạng doanh nghiệp 17

1.2.2- Hình thành phương án chiến lược 18

1.2.2.1- Phân tích cơ hội, nguy cơ, mạnh, yếu 18

1.2.2.1.1- Đánh giá thứ tự ưu tiên của các cơ hội 19

1.2.2.1.2- Đánh giá thứ tự ưu tiên của các nguy cơ 19

1.2.2.2- Hình thành các ý tưởng chiến lược trên cơ sở cơ hội, nguy cơ, mạnh và yếu 20

1.2.3- Soát xét lại hệ thống mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 21

2 - SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI QUẢN TRỊ VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC TA HIỆN NAY 27

2.1- Sự cần thiết phải tiến hành quản trị chiến lược 27

2.2 - Sự cần thiết khách quan phải quản trị và hoạch định chiến lược kinh doanh ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA 30

CÔNG TY XÂY DỰNG 699 30

1- QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 30

1.1- Quá trình thành lập và phát triển 30

1.2 – Một số thành tựu mà công ty đạt được hiện nay 33

1.3 – Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị hiện nay của công ty 37

2- Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công tác hoạch định chiến lược của Công ty Xây dựng 699 38

2.1- Đặc điểm về sản phẩm của ngành xây dựng 38

2.2- Tính chất cơ động trong hoạt động kinh doanh của ngành xây dựng 39

2.3- Đặc điểm về máy móc thiết bị của công ty 40

3- Thực trạng kế hoạch hóa hoạt động kinh doanh của Công ty Xây dựng 699 trong thời gian qua 42

3.1- Đánh giá khái quát công tác kế hoạch hóa hoạt động kinh doanh 42

3.2- Căn cứ xây dựng kế hoạch của công ty 44

3.2.1- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu nhu cầu thị trường 44

3.2.2- Căn cứ vào nguồn lực hiện có của công ty 45

3.2.3- Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch các năm trước 46

3.3- Tình hình thực hiện kế hoạch của công ty trong thời gian qua 46

3.4- Các kế hoạch và chỉ tiêu kế hoạch của công ty được xây dựng năm 2002 48

3.4.1- Kế hoạch giá trị sản lượng 48

3.4.2-Kế hoạch lao động và tiền lương 49

3.4.2-Kế hoạch vật tư thiết bị 50

3.4.4- Kế hoạch tài chính và kế hoạch kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2002 50

3.5- Đánh giá thực trạng tình hình kế hoạch hoá hoạt động kinh doanh của Công ty xây dựng 699 trong thời gian qua 51

3.5.1- Những kết quả đạt được 51

3.5.2- Những tồn tại 52

3.5.3- Nguyên nhân của những tồn tại 54

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐẾN NĂM 2010 CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG 699 56

1- Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh 56

1.1- Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh bên ngoài công ty 56

1.1.2- Môi trường ngành 57

1.1.2.1- Đối thủ cạnh tranh 58

1.1.2.2- Phân tích khách hàng 59

1.1.2.3- Phân tích nhà cung cấp 60

1.1.2.4- Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng 60

1.2- Phân tích và dự báo môi trường bên trong công ty 61

2- Xác định hệ thống mục tiêu chiến lược đến năm 2010 cho Công ty Xây dựng 699 62

3- Vận dụng ma trận SWOT (Strengths- Weaknesses- Oportunities ) hình thành các ý tưởng chiến lược 63

4- Xây dựng các chiến lược trên cơ sở sử dụng " Lưới chiến lược kinh doanh " 66

4.1- Chiến lược thị trường 67

4.2- Chiến lược đấu thầu 68

4.2.1- Chiến lược đấu thầu dựa chủ yếu vào ưu thế giá 69

4.2.3- Chiến lược đấu thầu dựa vào khả năng tài chính 70

4.3- Chiến lược phát triển con người 71

KẾT LUẬN 73

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty Xây dựng 699, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t chỉ dựa vào kinh nghiệm và áp dụng một cách máy móc theo mô hình của các nước Xã hội Chủ nghĩa. Trên thực tế, trong thời kỳ bao cấp các doanh nghiệp chưa tiếp cận khái niệm chiến lược kinh doanh do đó chưa thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết phải xây dựng chiến lược kinh doanh. Từ năm 1986 thực hiện đường lối đổi mới đất nước và đặc biệt là đổi mới nền kinh tế với quan điểm xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phát triển kinh tế nhiều thành phần chuyển sang hạch toán kinh doanh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp đã giành được quyền tự chủ trong kinh doanh, tự phải tìm ra con đường đi riêng cho phù hợp để có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế mới. Do đó, chiến lược kinh doanh là không thể thiếu được trong tình hình mới. Hiện nay, khi chuyển sang kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, đa số các doanh nghiệp phải đối mặt với những điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn, phức tạp mang tính biến động và rủi ro cao, song việc làm cho doanh nghiệp thích nghi với sự thay đổi môi trường là hết sức cần thiết, quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Thực tế, những bài học thành công hay thất bại trong kinh doanh đã chỉ ra có những nhà tỷ phú xuất thân từ hai bàn tay trắng nhờ có được chiến lược kinh doanh tối ưu và ngược lại cũng có những nhà tỷ phú do sai lầm trong đường lối kinh doanh của mình đã trao cơ ngơi kinh doanh của mình cho địch thủ trong một thời gian ngắn. Sự đóng cửa của những công ty làm ăn thua lỗ và sự phát triển của những doanh nghiệp có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh cao thực sự phụ thuộc một phần đáng kể vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đó đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Sự tăng tốc của các biến đổi môi trường, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng với việc ngày càng khan hiếm các nguồn tài nguyên dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về phía xã hội, từ nội bộ của doanh nghiệp và cá nhân khác nhau đã làm cho chiến lược kinh doanh ngày càng có một tầm quan trọng lớn đối với một doanh nghiệp. Sự cần thiết khách quan phải hoạch định chiến lược kinh doanh đối với các doanh nghiệp được thể hiện trên một số mặt sau: * Chiến lược kinh doanh giúp các nhà doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của mình. * Điều kiện môi trường kinh doanh mà các doanh nghiệp gặp phải luôn biến đổi nhanh. Những biến đổi nhanh thường tạo ra những cơ hội và nguy cơ bất ngờ. Việc xây dựng các chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế ở mức thấp nhất các nguy cơ từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. * Chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp gắn liền các quyết định đề ra với điều kiện môi trường liên quan, hay nói cách khác là giúp các doanh nghiệp đề ra các quyết định chủ động. * Hoạch định chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho các doanh nghiệp tạo ra chiến lược kinh doanh tốt hơn thông qua việc sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, tạo cơ sở tăng sự liên kết của các nhân viên với các quản trị viên trong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. * Chiến lược kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp sử dụng nguồn lực một cách hợp lý nhất. Với toàn bộ những lý do trên có thể khẳng định việc hoạch định chiến lược kinh doanh tốt trong các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp nước ta trong cơ chế kinh tế hiện nay. Có thể coi “ Chiến lược kinh doanh như là cái bánh lái của con tàu, đưa con tàu vượt trùng dương đến bờ thắng lợi ”. Chương 2: thực trạng công tác kế hoạch hoá hoạt động kinh doanh của công ty xây dựng 699 1- Quá trình thành lập và phát triển của công ty 1.1- Quá trình thành lập và phát triển Công ty Xây dựng 699 thuộc UBND Thành phố Hà Nội là một doanh nghiệp được thành lập theo giấy phép Số 4485/GP - TLDN ngày 08/07/1999 do UBND Thành phố Hà Nội cấp. Đăng ký kinh doanh Số 072027/GPĐKKD ngày 14/07/1999 do Sở kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp. Công ty có địa chỉ tại : 201 Trường Chinh - Thanh Xuân - Hà Nội; có tên giao dịch viết tắt : JC CO., LTD. Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa công ty tham gia kinh doanh những ngành nghề sau : * Thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp * Thi công các công trình giao thông, thuỷ lợi * Buôn bán vật tư, vật liệu, máy móc thi công Công ty xây dựng 699 được thành lập trên cơ sở của một đội Xây dựng công trình Giao thông số 3 thuộc Công ty Xây dựng công trình giao thông 872 - Tổng Công ty Xây dựng công trình Giao thông 8. Công ty là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng theo quy định của Luật pháp. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã không ngừng phát triển lớn mạnh quy mô doanh nghiệp. Công ty đã tập hợp được đông đảo đội ngũ cán bộ công nhân viên, chuyên viên, kỹ sư có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, kiến trúc, xây dựng dân dụng, Do tính chất cơ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi công trình mà công ty trúng thầu công ty sẽ tuyển dụng thêm công nhân xây dựng tại các địa phương làm việc theo phương thức ký kết hợp đồng thời vụ phù hợp với các quy định của Luật Lao động. Khi thành lập đến nay, số lượng biên chế thường xuyên trong công ty thay đổi qua các năm thể hiện thông qua biểu sau : Bảng 3 : Số lượng công nhân viên biên chế thường xuyên Đvt : Người 1999 2000 2001 Tổng số 155 206 320 - Biên chế quản lý hành chính 15 20 22 - Số kỹ sư 20 25 29 - Số kỹ thuật viên 10 10 19 - Công nhân chuyên nghiệp 65 71 100 - Số công nhân lành nghề 45 80 150 Qua số liệu trên cho thấy số lượng biên chế thường xuyên trong công ty tăng qua các năm. Năm 2001 tổng số công nhân viên tăng gấp đôi năm 1999 điều đó chứng tỏ quy mô của công ty ngày càng mở rộng; số kỹ sư, số công nhân lành nghề, công nhân chuyên nghiệp gia tăng qua các năm và năng lực của cán bộ công nhân viên trong công ty được thể hiện qua biểu sau : Bảng 4 : Năng lực cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của công ty Stt Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật theo nghề Số lượng Thâm niên ³ 5 năm ³ 10 năm ³15 năm I/ Đại học và trên đại học 52 1 Kỹ sư đường bộ 15 5 8 2 2 Kỹ sư cầu hầm 5 4 1 3 Kỹ sư cầu đường 10 6 3 1 4 Kỹ sư xây dựng 10 6 2 2 5 Kỹ sư có khí 3 2 1 6 Kỹ sư kinh tế xây dựng 5 2 2 1 7 Cử nhân kinh tế 4 2 2 II/ Cao đẳng 5 8 Cao đẳng giao thông 5 4 1 III/ Trung cấp 13 9 Trung cấp cầu đường 4 1 3 10 Trung cấp xây dựng 3 2 1 11 Trung cấp khảo sát 3 1 1 1 12 Trung cấp cơ khí 3 1 1 1 Tổng cộng 70 Công ty Xây dựng 699 là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được thành lập năm 1999 trên cơ sở của một Đội Xây dựng công trình Giao thông số 3 thuộc Công ty xây dựng công trình Giao thông 872- Tổng Công ty công trình Giao thông 8. Năm 1999 là năm vẫn còn nhiều khó khăn do còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực do đó không những nguồn vốn trong nước bị hạn chế mà vốn từ các dự án nước ngoài cho xây dựng cơ bản bị cắt giảm làm cho việc đấu thầu các công trình nằm trong tình trạng cạnh tranh gay gắt. Song nhờ vào sự nỗ lực của bản thân công ty đã phát huy nội lực và các thuận lợi sẵn có của đơn vị mình, mạnh dạn đầu tư, sử dụng đồng vốn một cách hợp lý, có hiệu quả vào công việc kinh doanh điều đó làm cho nguồn vốn kinh doanh của công ty ngày càng gia tăng được thể hiện qua bảng sau: Bảng 5: Tình hình vốn và tài sản của công ty từ 1999 á 2001 Đvt : Triệu đồng Stt Danh mục Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1 Tổng tài sản có 38.315,039 45.467,508 55.536,384 2 Nguồn vốn lưu động 19.520,671 23.059,321 28.768,000 3 Nguồn vốn chủ sở hữu 21.271,358 25.900,000 39.450,934 4 Nguồn vốn kinh doanh 20.879,660 24.569,310 27.500,000 ( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 1999 á 2001) Qua số liệu trên cho ta thấy tình hình vốn và tài sản của công ty tăng qua các năm. Chỉ tiêu tổng tài sản có của công ty tăng điều đó chứng tỏ công ty đầu tư vốn vào mua sắm tài sản phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều. Ba chỉ tiêu nguồn vốn tăng qua các năm chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty cao. Doanh thu của công ty qua các năm thể hiện thông qua bảng sau: Bảng 6 : Doanh thu của công ty từ năm 1999 á 2001 Đvt : Triệu đồng Stt Danh mục Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1 Doanh thu trước thuế 30.867 40.667 62.500 2 Doanh thu sau thuế 29.521 38.069 59.902 1.2 – Một số thành tựu mà công ty đạt được hiện nay Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc cải cách mạnh mẽ nền kinh tế của mình từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Các mục tiêu chính của cuộc cải cách kinh tế này là: - Thay đổi cơ cấu kinh tế, tạo cho các doanh nghiệp thế chủ động và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân. - Mở cửa nền kinh tế với đầu tư nước ngoài và khuyến khích các quan hệ hợp tác với các nước khác. Sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc cải cách này nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đồng thời sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được Đảng và Nhà nước thực hiện trong tất cả các ngành, lĩnh vực và trên phạm vi toàn quốc và mục tiêu hiện nay là quyết tâm tiến hành sâu rộng sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp. Việc đưa bộ mặt đất nước lên ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới là nhiệm vụ rất quan trọng của nước ta trong đó công tác xây dựng cơ sở hạ tầng luôn được Chính phủ Việt Nam xem là một trong những điều kiện tiên quyết và đóng một vai trò rất quan trọng trong tiến trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong những năm tới, để đạt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2001, đưa tổng giá trị sản phẩm trong nước (GDP) tăng gấp 2 lần so với năm 1990, tạo được mức độ tăng trưởng mới cao và đảm bảo sự ổn định vững chắc về kinh tế xã hội đòi hỏi phải đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nhanh để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Nhà nước ta đang tập trung mọi nỗ lực để xây dựng kế hoạch thực hiện trong thời gian tới trong đó định hướng đầu tư và xây dựng đến năm 2010 với những chính sách chủ yếu là: - Chính sách phát triển đô thị đặc biệt là các chương trình phát triển nhà ở cho nhân dân với phương châm xây dựng các công trình nhà ở gắn liền với việc sử dụng đất đai một cách hợp lý nhất, đồng thời về cơ bản vào năm 2010 đảm bảo được nhà ở cho những người có thu nhập thấp. - Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp – nông thôn, trong đó chú trọng xây dựng các công trình thuỷ lợi với mục tiêu đảm bảo đến năm 2010 sẽ đạt 8,7 triệu ha diện tích lúa và cây công nghiệp được tưới tiêu. - Chính sách phát triển giao thông năm 2000 của Bộ Giao thông Vận tải là: + Khôi phục và nâng cấp các đường quốc lộ; + Nâng cấp tỉnh lộ (rải nhựa mặt đường từ 17,7% hiện nay lên 50%); + Nâng cấp huyện lộ (rải nhựa mặt đường từ 3,5% hiện nay lên 20% và với tổng chiều dài 8.760 km); + Xây mới đường bộ đến các huyện và xã còn lại. Ngoài ra, với số lượng các dự án có vốn đầu tư nước ngoài được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép cũng như hàng loạt các công trình xây dựng từ nhiều nguồn vốn khác nhau như ADB, IMF, OECF, WB, v.v. thì sẽ có rất nhiều công việc cho các công ty xây dựng. Với tiềm năng và kinh nghiệm sẵn có của mình cùng với những thuận lợi từ môi trường bên ngoài, công ty đã không ngừng phát triển lớn mạnh trong thời kỳ đổi mới. Công ty đã tập hợp được đông đảo đội ngũ cán bộ công nhân viên, chuyên viên, kỹ sư có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, kiến trúc, xây dựng dân dụng, Đã tham gia thi công nhiều công trình có giá trị lớn đảm bảo vượt tiến độ, chất lượng và có lãi, được chủ đầu tư đánh giá cao. Năm 2000 công ty là một cổ đông và đóng góp cổ phần vào Công ty cổ phần đầu tư sản suất động cơ phụ tùng và lắp ráp ô tô, xe máy (LISOHAKA). Hiện nay Công ty Xây dựng 699 là một thành viên trong công ty LISOHAKA. Kinh nghiệm tham gia thi công và những công trình công ty đã và đang thi công trong vòng từ 5 á 10 năm qua thể hiện qua bảng biểu sau: Bảng 7 : Kinh nghiệm tham gia thi công Loại hình công trình xây dựng Số năm kinh nghiệm - Xây dựng dân dụng và kiến trúc 7 - Xây dựng thuỷ lợi 5 - Xây dựng các công trình chuyên ngành giao thông 8 - Kinh doanh buôn bán vật liệu xây dựng 3 - Buôn bán thiết bị thi công 3 - Công nghệ thi công nền đường theo tiêu chuẩn AASHTO - Công nghệ thi công mặt đường theo tiêu chuẩn AASHTO - Công nghệ thi công cầu trung theo tiêu chuẩn AASHTO - Công nghệ thi công các công trình kiến trúc, dân dụng, thuỷ lợi - Bán vật liệu xây dựng và thiết bị công trình 3 năm qua công ty đã đạt được một số thành tích thông qua các chỉ tiêu sau: Bảng 9: Tình hình sản xuất kinh doanh và nộp ngân sách Nhà nước năm 1999 á 2001 Đvt : Triệu đồng Stt Hạng mục Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1 Tổng doanh thu 30.867 40.667 62.500 2 Tổng chi phí 30.200 32.860 60.504 3 Lợi nhuận gộp 667 820 1.996 4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 112 220 250 5 Lợi nhuận sau thuế 555 600 1.746 Năm 1999 do công ty mới thành lập nên doanh thu còn thấp do đó lợi nhuận sau thuế thấp. Sang các năm tiếp theo, do mối quan hệ của công ty với bạn hàng ngày càng mở rộng và năng lực thi công ngày càng cao nên khả năng trúng thầu các công trình có giá trị cao ngày càng nhiều dẫn tới doanh thu cao, lợi nhuận sau thuế cao. Do tính chất cơ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi công trình mà công ty trúng thầu công ty sẽ tuyển dụng thêm công nhân xây dựng tại các địa phương nên chi phí tiền lương cho những công nhân này được chi trả với mức lương bao nhiêu thông qua hợp đồng giữa công ty với người lao động theo thỏa thuận. Đối với công nhân viên biên chế thường xuyên, thu nhập hàng tháng được hưởng mức cố định theo quy định của công ty ngoài ra còn được hưởng thêm nếu công ty kinh doanh tốt theo tỷ lệ với thu nhập. Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty được thể hiện qua biểu sau : Bảng 10: Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên Chức vụ Thu nhập (VNĐ) Kỹ sư trưởng 2.000.000 Kỹ sư giám sát 1.500.000 Kỹ sư kinh tế xây dựng 1.200.000 Kỹ sư thiết kế xây dựng 1.200.000 Kỹ sư xây dựng 1.200.000 Kỹ sư xây lắp 1.200.000 Kỹ sư thuỷ lợi 1.200.000 Kỹ sư cầu đường 1.200.000 Công nhân xây dựng 600.000 Trưởng bộ phận kinh doanh thương mại 1.500.000 Điều hành kinh doanh 1.200.000 Nhân viên kinh doanh thương mại 800.000 Trưởng bộ phận tài vụ, tổ chức và hành chính 1.500.000 Nhân viên bộ phận tài vụ, tổ chức và hành chính 1.000.000 1.3 – Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị hiện nay của công ty */ Chức năng của từng bộ phận : - Chủ tịch hội đồng quản trị : Có quyền ra quyết định kinh doanh dựa trên các kế hoạch do cấp dưới trình lên. Chủ tịch hội đồng quản trị có quyền hạn và nghĩa vụ cao nhất. - Giám đốc công ty : Phụ trách chung ban giám đốc và quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc Công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm; có chức năng điều hành, thực hiện các quyết định của chủ tịch hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về hoạt động của Công ty. - Phó giám đốc kinh doanh giúp việc cho giám đốc phụ trách công tác kết hợp với phòng vật tư phụ trách về kế hoạch vật tư và phòng kinh doanh. - Phó giám đốc kỹ thuật kết hợp với phòng kỹ thuật phụ trách công tác kỹ thuật và chỉ huy trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của 7 đội công trình. - Phòng tài chính, kế toán : Quản lý tài sản tiền vốn của công ty theo chế độ hiện hành, hạch toán kinh tế độc lập theo chế độ kế toán của Nhà nước ban hành; tính toán, lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn, lập báo cáo định kỳ và báo cáo quyết toán theo chế độ quy định; thực hiện chi trả lương và tạm ứng trước cho cán bộ công nhân viên. - Phòng kỹ thuật : Quản lý kỹ thuật, công nghệ sản xuất, bóc tách bản vẽ thiết kế, tính toán định mức vật tư, năng lượng, nguyên vật liệu phụ, nhân công, Thiết kế các bản vẽ theo yêu cầu của sản phẩm; quản lý thiết bị kỹ thuật, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp; bồi dưỡng kiểm tra sát hạch tay nghề của công nhân hàng năm. - Phòng kế hoạch, thị trường : Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất ngắn hạn (tháng - quý - năm), trung hạn và dài hạn của công ty; lập báo cáo theo quy định lên cấp trên; tìm kiếm thăm dò nghiên cứu thị trường xác định sự biến động của thị trường về nhu cầu xây dựng, chính sách thương mại của Nhà nước, Từ đó có các nghiên cứu và triển khai việc lập kế hoạch lên cấp trên. - Phòng vật tư, thiết bị : Có nhiệm vụ quản lý bảo quản, nhập xuất vật tư thiết bị, cung ứng vật tư, công cụ dụng cụ đảm bảo chất lượng, số lượng, thời gian theo yêu cầu của sản xuất. - Phòng tổ chức lao động tiền lương : Có nhiệm vụ quản lý lao động, tổ chức khâu tuyển chọn lao động, phân phối lao động cho sản xuất kinh doanh; lập kế hoạch tiền lương và bảo hiểm xã hội cho lực lượng lao động trong công ty. - Các đội công trình : Công ty có 7 đội công trình có nhiệm vụ thực hiện thi công công trình theo sự chỉ đạo của cấp trên theo đúng kỹ thuật và đảm bảo đúng tiến độ của hợp đồng. 2- Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công tác hoạch định chiến lược của Công ty Xây dựng 699 2.1- Đặc điểm về sản phẩm của ngành xây dựng Sản phẩm của ngành xây dựng là sản phẩm đặc biệt, nó có nhiều đặc điểm khác biệt so với sản phẩm của ngành khác do vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến công tác hoạch định chiến lược của công ty. - Sản phẩm xây dựng là các công trình ( liên hiệp công trình, hạng mục công trình ) được tổ hợp từ sản phẩm của rất nhiều ngành sản xuất tạo ra. Được sử dụng tại địa điểm quy định và thường được phân bổ trên nhiều nơi của lãnh thổ. Vì vậy trong công tác hoạch định chiến lược cần chú trọng phân tích để lựa chọn các chiến lược liên kết. - Sản phẩm xây dựng thường mang tính đơn chiếc, thường được sản xuất theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư. - Sản phẩm xây dựng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên của địa phương xây dựng, mang nhiều tính chất cá biệt, đa dạng về công dụng cách thức cấu tạo và phương pháp chế tạo. Do đặc điểm này mà khi hoạch định chiến lược công ty phải tính đến thời vụ, sự thuận lợi khó khăn của thời tiết và tính chất đặc biệt của từng công trình, của từng địa phương - nơi đặt công trình. Nhiều khi công trình không hoàn thành kế hoạch do những biến cố bất ngờ của thời tiết do đó việc tìm hiểu tình hình thời tiết của năm kế hoạch rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến công tác hoạch định chiến lược. - Sản phẩm xây dựng thường có kích thước lớn, có kết cấu phức tạp, khó chế tạo, khó sửa chữa và yêu cầu về chất lượng cao, chi phí cho sản xuất lớn, thời gian chế tạo và sử dụng dài. - Sản phẩm xây dựng chịu ảnh hưởng và có liên quan đến nhiều ngành kinh tế quốc dân, nó mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng cao vì vậy khi có sự thay đổi chính sách vĩ mô sẽ ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp do đó khi hoạch định chiến lược cần phân tích kỹ môi trường vĩ mô. 2.2- Tính chất cơ động trong hoạt động kinh doanh của ngành xây dựng Điều kiện sản xuất không ổn định, luôn luôn biến động theo địa điểm và giai đoạn xây dựng công trình gây khó khăn cho tổ chức sản xuất, làm phát sinh nhiều chi phí cho khâu vận chuyển và tuyển dụng lao động do đó công ty cần, tăng cường tính cơ động về mặt trang bị tài sản cố định, lựa chọn các loại hình tổ chức quản lý sản xuất linh hoạt, tăng cường khâu điều hành tác nghiệp, phấn đấu giảm chi phí có liên quan đến vận chuyển và tuyển dụng lao động. Mặt khác, sản xuất xây dựng phải tiến hành ngoài trời nên chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết. Đặc điểm này thường làm gián đoạn quy trình thi công làm cho năng lực sản xuất của công ty không được sử dụng đều theo quy định do đó phải dự trữ nhiều vật tư hơn. Hơn nữa chu kỳ sản xuất thường dài làm cho vốn sản xuất của công ty dễ bị ứ đọng, dễ gặp phải các tác động ngẫu nhiên xuất hiện theo thời gian làm xuất hiện thêm những khoản chi phí nhất định có liên quan đến thời hạn xây dựng công trình. Do đó đòi hỏi công ty trong công tác hoạch định chiến lược phải xây dựng các kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu, kế hoạch tuyển dụng lao động để có thể tận dụng nguồn nhân công ở địa bàn nơi công trình đóng, để công trình đảm bảo đúng tiến độ thi công và đem lại hiệu quả cao nhất. 2.3- Đặc điểm về máy móc thiết bị của công ty Tính đến ngày 31/12/2001 máy móc thiết bị hiện có của công ty được thể hiện qua biểu sau : Bảng 11 : Thiết bị Công ty Xây dựng 699 hiện có đến ngày 31/12/2001 Stt Loại thiết bị Nước sản xuất Số lượng Giá trị còn lại A Trạm trộn 1 Trạm trộn bê tông Hàn Quốc + Nhật 03 80% 2 Trạm nghiền Nga 01 80% 3 Máy trộn bê tông Nga + Trung Quốc 06 80% B Ô tô vận chuyển 4 Ô tô MAZ ben Nga 07 80% 5 Xe KAMAZ ben Nga 20 80% 6 Xe ASIAN Hàn Quốc 06 80% 7 Xe tải thùng KAMAZ Nga 02 80% 8 Ô tô cẩu KPAZ Nga 02 80% 9 Xe bom chở bê tông Nga 02 80% 10 Xe tưới nhựa Hàn Quốc + Trung Quốc 02 80% 11 Xe Stec chở nước Trung Quốc + Nga 02 80% 12 Xe chỉ huy LANDCUISER Nhật 01 80% 13 Xe MAZDA 626 Nhật 01 80% 14 Xe MERSEDES Đức 01 80% 15 Xe FOR bán tải Nhật + Mỹ 01 80% 16 Xe FOR 4 chỗ Mỹ 01 80% 17 Xe TAFOOR 25 tấn Nga 01 80% C Thiết bị thi công * Máy rải 18 Máy rải đá dăm Nhật 01 80% 19 Máy rải bê tông Nhật + Đức 03 80% 20 Máy rải cấp phối Đức 01 80% * Máy nén khí 21 Máy nén khí Tiệp + Nga 03 80% 22 Máy lu rung Nhật 02 80% 23 Máy phun bê tông Trung Quốc 01 80% * Búa đóng cọc 24 Búa rung 45 Kw Nhật 01 80% 25 Búa đóng cọc 2,5 tấn Trung Quốc 01 80% 26 Cọc thép L = 6 - 12 tấn Việt Nam 01 80% * Máy xúc 27 Máy xúc Nhật + Hàn Quốc 13 80% 28 Máy xúc lật Đức 01 80% * Máy ủi 29 Máy ủi Nga + Nhật 13 90% * Máy san 30 Máy san Nhật 08 80% * Máy lu 31 Máy lu bánh thép Nhật 15 80% 32 Lu rung YZ 14 Trung Quốc 03 100% 33 Lu SAKAI 4 tấn Nhật 02 100% 34 Lu rung SAKAI 16 tấn Nhật 03 80% 35 Lu rung BOMAX Đức 02 80% 36 Lu bánh lốp 20 -25 tấn Nhật + Việt Nam 02 80% 37 Máy phun bê tông Trung Quốc 01 80% 38 Máy bơm nước Nhật 07 80% 39 Máy phát điện Nhật 04 80% 40 Máy hàn Nhật + Việt Nam 05 80% 41 Máy đầm Nhật + Nga + Tr. Quốc 25 80% * Máy kỹ thuật 42 Máy kinh vĩ Đức + Nhật 05 bộ 90% 43 Máy thuỷ bình Nhật + Thụy Sỹ 10 90% * Các thiết bị khác 44 Ván khuôn các loại Việt Nam 06 80% 45 Kích các loại từ 5-10 tấn Trung Quốc 05 80% Qua bảng kê khai thiết bị của công ty trên ta thấy lượng máy móc thi công của công ty tương đối lớn sau 3 năm thành lập chứng tỏ công ty đã đầu tư nhiều vào việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị. Nhưng phần lớn máy móc thiết bị có giá trị còn lại > 80% chứng tỏ những loại thiết bị mới và hiện đại phục vụ cho thi công trong công ty chưa có vì vậy trong công tác hoạch định chién lược cho giai đoạn tới công ty cần phải có kế hoạch đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới, tăng cường công tác nghiên cứu & phát triển để có được những máy móc đáp ứng kịp thời cho công tác thi công. 3- Thực trạng kế hoạch hóa hoạt động kinh doanh của Công ty Xây dựng 699 trong thời gian qua 3.1- Đánh giá khái quát công tác kế hoạch hóa hoạt động kinh doanh Trên thực tế, ở Công ty Xây dựng 699 chưa có văn bản cụ thể về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty. Hiện nay ở công ty có hai loại kế hoạch là kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn hạn. Kế hoạch dài hạn thường được xây dựng trong khoảng thời gian 5 năm, kế hoạch ngắn hạn được xây dựng cho 1 năm. Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu này chúng ta chỉ đi sâu tìm hiểu kế hoạch dài hạn của công ty còn kế hoạch ngắn hạn được xem như là sự điều chỉnh kế hoạch dài hạn trong từng năm. Qua tìm hiểu và phân tích quá trình xây dựng kế hoạch ở công ty có thể thấy quá trình xây dựng kế hoạch tiến hành theo sơ đồ sau: Sơ đồ 3 : Quá trình xây dựng kế hoạch của công ty Phân tích môi trường kinh doanh Xác định mục tiêu Đề ra các giải pháp * Trên thực tế ở Công ty Xây dựng 699 chưa có văn bản cụ thể về phân tích môi trường kinh doanh. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng kế hoạch cho mình, các văn bản mà công ty thường căn cứ để định hướng cho sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn, cụ thể giai đoạn 1999 - 2005 là: - Định hướng của Bộ Xây dựng về mục tiêu chủ yếu phát triển ngành xây dựng đến năm 2005 - Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đến năm 2001 - Năng lực của công ty hiện tại, hướng đầu tư phát triển năm 2000, năm 2001 và những năm tiếp theo. Sau khi nghiên cứu, phân tích và tổng hợp những văn bản đó lại thì ta có thể xác định được việc phân tích môi trường kinh doanh của công ty. * Các mục tiêu trong xây dựng kế hoạch của công ty được xác định dựa vào: - Định hướng của Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải về mục tiêu chủ yếu phát triển ngành - Kết quả tình hình thực hiện kế hoạch của công ty ở những năm trước - Năng lực sản xuất của công ty và nguồn lực có thể khai thác Công ty cần phân tích và chỉ ra điểm yếu và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4593.doc
Tài liệu liên quan