Khóa luận Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH thương mại xây dựng Đông Quang

MỤC LỤC

    

*LỜI MỞ ĐẦU 1

 Lý do chọn đề tài 1

 Mục tiêu nghiên cứu 2

 Phương pháp nghiên cứu 3

 Phạm vi nghiên cứu 3

 Kết cấu của đề tài 3

 

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực 4

1.2 Ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực 5

1.3 Nội dung về tuyển dụng nguồn nhân lực 6

1.3.1 Phân tích công việc 6

1.3.2 Công tác tuyển dụng nhân lực 9

1.3.3. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 11

1.3.4 Chính sách lương và chế độ đãi ngộ 23

 

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH TM – XD ĐÔNG QUANG 24

2.1 Giới thiệu chung về Công ty Đông Quang 24

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 24

2.1.2 Vị trí & vai trò của công ty trong lĩnh vực ngành 25

2.2 Cơ cấu tổ chức 26

2.2.1 Sơ đồ tổ chức 26

2.2.2 Chức năng & nhiệm vụ các phòng ban 26

2.3 Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của Cty TNHH TM & XD ĐÔNG QUANG trong thời gian qua 28

2.3.1 Môi trường cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực xây dựng 28

2.3.1.1 Các chủ trương, chính sách và quy định pháp luật của Chính Phủ 28

2.3.1.2 Đối thủ cạnh tranh của công ty 30

2.3.2 Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty 30

2.3.2.1.Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty 27

2.3.2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty 35

2.4 Thực trạng hoạt động QTNNL trong thời gian qua tại Công ty Đông Quang 38

2.4.1 Cơ cấu nguồn nhân lực công ty 38

2.4.1.1 Cơ cấu theo bộ phận chức năng 38

2.4.1.2 Cơ cấu theo trình độ 39

2.4.1.3 Cơ cấu theo độ tuổi 41

2.4.1.4 Cơ cấu theo giới tính 42

2.4.2. Công tác tuyển dụng nhân sự 42

2.4.2.1 Tình hình tuyển dụng qua các năm 42

2.4.2.2 Công tác thuyên chuyển và đề bạt cán bộ - nhân viên 45

2.4.3 Công tác đào tạo và phát triển 46

2.4.3.1 Công tác đào tạo 46

2.4.3.2 Công tác phát triển 48

2.4.4 Chính sách lương và chế độ đãi ngộ 49

2.5 Đánh giá chung 52

2.5.1. Thành tựu 52

2.5.2 Tồn tại 53

2.5.2. Nguyên nhân 54

 

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH TM – XD ĐÔNG QUANG 58

3.1 Định hướng phát triển của Công ty giai đoạn 2010-2013 58

3.1.1. Định hướng phát triển của Công ty 58

3.1.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực 59

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực 60

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng 60

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển 62

3.1.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách lương và chế độ đãi ngộ 64

 

* KẾT LUẬN 70

* TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3223 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH thương mại xây dựng Đông Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ vừa được Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 39/2009/TT-BXD hướng dẫn về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ có hiệu lực từ ngày 01/02/2010. Các hộ gia đình khi xây dựng nhà riêng lẻ hoặc các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà riêng lẻ phải tuân theo. Nguyên tắc chung khi thực hiện xây dựng các công trình riêng lẻ: - Xây nhà phải có thiết kế - Thiết kế và thi công xây dựng phải là những đơn vị có đủ năng lực hành nghề, năng lực hoạt động trong công việc thực hiện, được quy định trong Điều 53 Nghị định 12/2009/NĐ-CP với các công trình có tổng diện tích sàn lớn hơn 250m2 hoặc hơn 3 tầng hoặc có tầng hầm. Với các công trình quy mô nhỏ hơn thì có thể sử dụng mẫu có sẵn và phải có kinh nghiệm, chủ đầu tư phải tự chịu trách nhiệm. Tổ chức, cá nhân thực hiện việc khảo sát xây dựng, thiết kế và thi công xây dựng nhà ở phải có năng lực phù hợp với công việc đảm nhận và phải chịu trách nhiệm trước chủ nhà và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận. Chủ nhà có đủ năng lực thì được tự thực hiện các công việc trên. 2.3.1.2. Đối thủ cạnh tranh của công ty Công ty TNHH XD-TM ĐÔNG QUANG hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên đối thủ cạnh tranh của công ty cũng là các công ty hoạt động trong nghành xây dựng. Hiện nay có rất nhiều công ty xây dựng nên việc cạnh tranh giữa các công ty là không tránh khỏi. Một số công ty có thể coi là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty ĐÔNG QUANG đó là: Công ty TNHH Đầu Tư XD-TM Sài Gòn (Quân 3, TPHCM), Công ty TNHH Tư Vấn Phi Thuyền (Quận 1, TPHCM), Công ty TNHH Tư Vấn SCE (05 Nguyễn Gia Thiều, TPHCM)…; Ngoài phạm vi TP Hồ Chí Minh ra thì công ty còn có các đối thủ khác như là Công ty CP Con Heo Vàng (Long Hậu, Long An), Chi Nhánh Công Ty TNHH Đầu Tư XD-TM Sài Gòn (Long Hải, Bà Rịa Vũng Tàu)…. Để cạnh tranh được với đối thủ này thì công ty cần có chiến lược phát triển hợp lý. Đối với ngành xây dựng thì sản phẩm là những công trình xây dựng, nên việc cạnh tranh với đối thủ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực tài chính, thiết kế, thi công, … 2.3.2. Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty 2.3.2.1. Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty v Thực trạng đấu thầu và thi công công trình của công ty TNHH TM - XD ĐÔNG QUANG trong thời gian qua Với hơn 5 năm hoạt động trong ngành xây dựng, công ty đã có không ít kinh nghiệm tham dự vào các cuộc đấu thầu do các cơ quan quản lý dự án tổ chức. Một số công trình công ty đã trúng thầu và thi công trong thời gian gần đây: Bảng 2.1: Danh sách công trình công ty đã trúng thầu và thi công STT Tên công trình 1 Nhà hàng Thanh Trà – TP Hồ Chí Minh (Hoàn thiện xây lắp – Trang trí nội thất) 2 Khách sạn Long Hải Beach Resort (Hoàn thiện xây lắp – Trang trí nội thất) 3 Khách sạn Cựu Kim Sơn – Q.Tân Bình – TP Hồ Chí Minh 4 Khách sạn Hoa Mai – Q.Phú Nhuận – TP Hồ Chí Minh 5 Trụ sở công ty Quảng Cáo Đất Việt – TP Hồ Chí Minh (Xây Dựng – Trang trí) 6 Trụ sở công ty Đầu Tư Xây Dựng Thương Mại Sài Gòn - 212 Pasteur, Quận 3 (Xây dựng – Trang trí) 7 Nhà Hội giảng viện Pasteur – TP Hồ Chí Minh (Xây dựng – Trang trí) 8 Văn phòng công ty NIPPON ENGINEERING – E.TOWN (Trang trí) 9 Văn phòng LEO BRUETTE – TP Hồ Chí Minh (Trang trí) 10 Văn phòng công ty CP – Biên Hòa, Đồng Nai (Trang trí) 11 Văn phòng Mast Industries-SaiGon Tower (Trang bị thiết bị văn phòng) 12 Trung Tâm Ngoại Ngữ Đại Học Sư Phạm – 280 An Dương Vương, TP Hồ Chí Minh (Sửa chữa – Trang bị nội thất) 13 Trụ sở công ty đầu tư xây dựng thương mại Sài Gòn - 129 Pasteur, Quận 3 (Cải tạo và trang bị nội thất) 14 Bar The Corner - 45 Lê Thánh Tôn, Quận 1 –TP Hồ Chí Minh (Cải tạo và trang bị nội thất) (Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Đông Quang) Đây là con số thống kê kết quả mà công ty đã đạt được thời gian qua. Để có được kết quả như ngày hôm nay, đó là sự đóng góp không nhỏ của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Ngoài những công trình công ty trực tiếp thi công do thắng thầu thì công ty còn thực hiện nhiều hợp đồng thiết kế bản vẽ do liên kết với một số công ty xây dựng khác hoặc nhiều hợp đồng thiết kế và thi công đối với những công trình biệt thự, nhà ở dân dụng khác. v Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đấu thầu của công ty * Năng lực tài chính Xét trên nhiều phương diện, năng lực tài chính là những gì có liên quan đến vấn đề tài chính của nhà thầu. Nó như là một thứ vũ khí cạnh tranh lợi hại của công ty trong mỗi cuộc đấu thầu. Vốn hiện có của công ty là 2.000.000.000 đ. Với số vốn này, đáp ứng được nhu cầu của các công trình mà công ty đã thi công nên công ty không phải huy động vốn từ bên ngoài. Qua một số bảng biểu sau đây có thể thấy rõ về năng lực tài chính của bản thân công ty. Bảng 2.2: Chỉ tiêu về doanh lợi của công ty (Đơn vị tính: %) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 + Tỷ suất sinh lời/Doanh thu : Tỷ suất LNTT/DT Tỷ suất LNST/DT 5,74 4,13 3,59 2,58 3,69 2,77 + Tỷ suất sinh lời/Tổng tài sản : -Tỷ suất LNTT/Tổng tài sản -Tỷ suất LNST/Tổng tài sản 9,23 6,65 4,3 3,09 8,48 6,36 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty Đông Quang) Thông thường trong bất kỳ bộ hồ sơ mời thầu nào, bên mời thầu cũng có những yêu cầu cụ thể về năng lực tài chính, có thể đưa ra đây một số chỉ tiêu mà bên mời thầu thường hay quan tâm đến, đó là: Số liệu tài chính của nhà thầu trong vòng ba năm gần nhất theo quy định trong hồ sơ mời thầu phải đảm bảo các điều kiện sau: + Lợi nhuận trung bình trong ba năm đó phải lớn hơn hoặc bằng 0. + Doanh thu trung bình trong ba năm phải lớn hơn hoặc bằng hai lần giá trị gói thầu. Hiện tại lợi nhuận trung bình trong 3 năm gần đây (2007,2008,2009) công ty là 158.421.436 đồng/năm và doanh thu trung bình trong 3 năm là 4.761.016.421 đồng/năm nên công ty có đủ điều kiện tham gia dự thầu đối với các gói thầu có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 2.380.508.211 đồng. Nhà thầu phải có cam kết của ngân hàng nơi mở tài khoản thanh toán gói thầu không sử dụng các khoản thanh toán của nhà thầu để thu nợ cho các dự án khác. Với những chỉ tiêu về tài chính như vậy công ty chỉ đủ khả năng dự thầu những gói thầu có quy mô nhỏ chứ chưa đủ khả năng để tham gia đấu thầu các dự án có quy mô lớn theo, quy chế đấu thầu hiện hành. Công ty chỉ sử dụng vốn của mình mà chưa huy động vốn từ bên ngoài nên không thể cạnh tranh được với những công ty lớn. Vì vậy, công ty nên tranh thủ nguồn vốn huy động để nâng cao năng lực tài chính cho mình. * Máy móc thiết bị Đây cũng là yếu tố không kém phần quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động đấu thầu mà công ty tiến hành. Bởi đó là những điều kiện không thể thiếu cho các công ty xây dựng. Với máy móc thiết bị hoàn chỉnh, đồng bộ và công nghệ phù hợp hiện là ưu tiên số một trong mọi cuộc cạnh tranh. Và điều đó phải được đảm bảo là chất lượng thi công tốt nhất có thể và giá thành hay chi phí bỏ ra là hợp lí nhất. Nắm bắt được điều này, công ty đã chú trọng tới việc đầu tư đổi mới thiết bị đặc biệt là đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực thi công thực tế đối với một số thiết bị. Những thiết bị mà công ty đã đầu tư mua sắm trong thời gian qua đã được phát huy tối đa về công suất và đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật , công nghệ. Đồng thời công ty có thể mở rộng và phát triển sản xuất hơn nữa trong các năm tới. Bên cạnh đó các loại vật liệu thi công đều phải thoả mãn đầy đủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành nói chung và của hồ sơ mời thầu nói riêng, luôn có đầy đủ các chứng chỉ thí nghiệm về chất lượng và được sự đồng ý cho phép của kỹ sư tư vấn và chủ đầu tư. Máy móc thiết bị và công nghệ là “công cụ” để hoàn thiện công trình, vì thế công cụ phải luôn được đảm bảo trong tình trạng tốt nhất thì nhà thầu mới có thể phát triển và mở rộng hoạt động đấu thầu nơi công ty mình. Doanh nghiệp xây dựng là những doanh nghiệp nặng về tổ chức thi công các công trình, vì thế máy móc thiết bị được xem như “cái cần câu cơm” của nhà thầu, vậy nên đó là phương tiện giúp nhà thầu có thể đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, rút ngắn thời gian hoàn thiện công trình – là một trong những mục tiêu mà cả bên mời thầu lẫn nhà thầu đều mong muốn đạt được. Hơn nữa đặc tính của công trình xây dựng là thiên về thi công thực tế, do đó với chỉ sức người không chúng ta sẽ vô cùng khó khăn khi hoàn thiện công trình, chúng ta cần tới máy móc và các phương tiện hỗ trợ kỹ thuật khác. Vậy nên cùng với sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của hoạt động đấu thầu, sự quan tâm của chủ đầu tư tới máy móc, thiết bị công nghệ cũng không ngừng tăng cao, và đó là một trong số những nguyên nhân cơ bản khiến cho nó trở thành đối tượng có ảnh hưởng tới hoạt động đấu thầu của các công ty. Hiện công ty đang sở hữu nhiều loại máy móc thiết bị chuyên dùng trong xây dựng như: Bảng 2.3: Một số máy móc thiết bị thi công Mô tả thiết bị Số lượng 1.Dàn giáo 500m2 2.Máy vận thăng 1 cái 3.Máy trắc đạc 2 cái 4.Súng thử bê tông 1 cái 5.Máy trộn bê tông 3 cái 6.Máy đầm dùi 13 cái 7.Máy đầm bàn 2 cái 8.Máy khoan bê tông 1 cái (Nguồn: Phòng vật tư Công ty Đông Quang) Với bảng một số máy móc thi công ở trên ta thấy số lượng máy móc của công ty vẫn còn ít, chưa đủ để thi công những công trình lớn và phức tạp, vì vậy công ty cần chú trọng đầu tư phần máy móc thiết bị để hiện đại hóa dần dần các thiết bị thi công nhằm phục vụ cạnh tranh. Ngoài ra, công ty hiện đang sở hữu 1 xưởng mộc (55/12 Lâm Văn Bền, Phường Tân Kiểng, Quận 7, TP Hồ Chí Minh) , thuận lợi cho việc thi công các công trình cải tạo và trang trí nội thất về gỗ. * Nguồn lực về con người Hay là chúng ta vẫn quen gọi với cái tên nôm na là “ nguồn nhân lực” . Đây là yếu tố rất cần thiết cho công cuộc đấu thầu . Ngay từ những bước đầu khi bắt đầu một quy trình đấu thầu người ta đã phải sử dựng rất nhiều tới các khả năng của con người, do vậy mà nhân lực trở thành thứ biến “vật lực” trở nên có ích và phù hợp. Ảnh hưởng của nguồn nhân lực tới hoạt động đấu thầu biểu hiện rõ nét nhất trên các mặt, đó là: trình độ tay nghề của đội thi công sản xuất, kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên trong công ty, việc bố trí nguồn nhân lực và khả năng quản lí. Với hình thức quản lí theo kiểu trực tiếp phục vụ yêu cầu thi công của các đơn vị. Quản lý công trình là những nhân viên có năng lực phẩm chất tốt đã được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn ở các trường đại học chuyên nghiệp, đồng thời đã qua chỉ đạo thực tiễn có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí cũng như thi công các công trình xây dựng cơ bản. Mặt khác công ty thường xuyên quan tâm tới công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật thông qua hình thức đào tạo tại chỗ. Do sớm nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với hoạt động sống còn của công ty – là hoạt động đấu thầu cho nên công ty đã làm tốt công tác đào tạo và phân bổ, bố trí nguồn nhân lực một cách hợp lí để đảm bảo các công trình được hoàn thiện một cách tốt nhất 2.3.2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty v Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty qua 2 năm 2008-2009 Bảng 2.4:. Bảng so sánh kết quả kinh doanh năm 2008 và 2009 (Đvt : VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So Sánh Tuyệt đối Tương đối 1. Doanh thu thuần 3.201.034.099 4.771.806.315 1.570.772.216 149,07 % 2. Giá vốn hàng bán 2.519.961.581 4.003.028.250 1.483.066.669 158,85 % 3. Lãi gộp 681.072.518 768.778.065 87.705.547 112,88 % 4. Chi phí quản lý DN 568.776.111 593.128.728 24.352.617 104,28 % 5. Lợi nhuận thuần 114.775.671 176.096.181 61.320.510 153,43 % 6. Lợi nhuận trước thuế 114.775.671 176.096.181 61.320.510 153,43 % 7. Thuế TNDN 32.137.187 44.024.045 11.886.858 136,99 % 8. Lợi nhuận sau thuế 82.638.484 132.072.136 49.435.652 159,82 % (Nguồn: Phòng kế toán Công ty Đông Quang) Nhận xét: Nhìn vào bảng tính toán trên ta thấy được: Doanh thu thuần của năm 2009 tăng 49,07% so với năm 2008, tương ứng tăng 1.570.772.216 đồng. Giá vốn hàng bán năm 2009 tăng 58,85% so với năm 2008, tương ứng 1.483.066.669 đồng. Lãi gộp từ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2009 tăng 12,88% so với năm 2008, tương ứng tăng 87.705.547 đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009 cũng tăng hơn so với năm 2008 là 4,28% tương ứng tăng 24.352.617 đồng. Doanh nghiệp không có khoản thu nhập khác và lợi nhuận khác nên lợi nhuận kế toán trước thuế bằng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Năm 2009, lợi nhuận trước thuế của công ty tăng 53,43% so với năm 2008 tương ứng tăng 61.320.510 đồng. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 36,99% so với năm 2008, tương ứng tăng 11.886.858 đồng. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009 tăng 59,82 so với năm 2008, tương ứng tăng 49.435.652 đồng. Như vậy, doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm 2009 đã tăng hơn so với năm 2008, nhưng nếu so sánh với năm 2007 thì vẫn chưa tốt vì theo số liệu trên thì năm 2007 lợi nhuận đạt 260.598.688 đồng còn lợi nhuận năm 2009 chỉ đạt 132.072.136 đồng và bằng 50,68% lợi nhuận năm 2007. Vì vậy, để công ty hoạt động tốt hơn thì đòi hỏi phải có giải pháp phù hợp. v Đánh giá tổng hợp về khả năng cạnh tranh của công ty TNHH Xây Dựng-Thương Mại ĐÔNG QUANG - Ưu điểm + Công ty hoạt động được hơn 5 năm trong ngành xây dựng, số công trình đã thi công cũng kha khá. Uy tín công ty cũng được khẳng định. + Công ty có đội ngũ lao động đã làm việc nhiều năm nên có trình độ kỹ thuật cao và nhiều kinh nghiệm. + Ngoài phạm vi hoạt động chính là TP Hồ Chí Minh, công ty còn hoạt động tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Miền Tây, và các tỉnh Tây Nguyên. - Hạn chế + Công tác marketing chưa được chú trọng đúng mức. + Công ty chỉ hoạt động xây dựng chứ không đầu tư địa ốc, căn hộ. + Công ty chưa đủ máy móc để thi công những công trình có quy mô lớn. + Với những công trình có quy mô lớn thì công ty chưa đáp ứng đủ nhân lực. + Hoạt động nghiên cứu thị trường chưa tốt nên chưa có chiến lược cạnh tranh rõ ràng. Cạnh tranh là một vấn đề hết sức khó khăn mà không chỉ riêng công ty TNHH Xây Dựng-Thương Mại ĐÔNG QUANG mới xác định như vậy. Đơn giản bởi lẽ để có thể đánh giá được tương đối sức cạnh tranh của bản thân công ty so với các doanh nghiệp khác thì phải nắm được một số thông tin quan trọng về công ty đó, như : tỉ lệ thắng thầu, khả năng thanh toán, hệ số doanh lợi ..vv Nhưng tất cả những thông tin này , muốn nắm được không phải là dễ dàng, đó như là thông tin “mật” mà các công ty chẳng tiết lộ ra ngoài. Chính vì thế, chúng ta chỉ có thể nhìn nhận một cách khách quan về vấn đề này và đứng trên phương diện bản thân công ty để tự đánh giá về công ty mà thôi. Trong xu thế cạnh tranh hiện nay thì việc khẳng định vị trí của doanh nhiệp mình trên thị trường là hết sức quan trọng, muốn vậy cần đánh giá đúng vị trí hiện tại của doanh nghiệp mình trên thị trường, khả năng cạnh tranh đến đâu để có thể đưa ra chiến lược cạnh tranh phù hợp. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây (2008-2009) không được tốt lắm. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 chỉ bằng 31,71% so với năm 2007; sang năm 2009 thì lợi nhuận sau thuế tăng 59,82 so với năm 2008 nhưng so với năm 2007 thì giảm 49,32%. Mặc dù với hơn 5 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, công ty cũng đã có được chỗ đứng của mình trên thị trường xây dựng, nhưng khả năng cạnh tranh của công ty vẫn chưa cao so với nhiều đối thủ khác cùng ngành. 2.4. Thực trạng quản trị nguồn nhân lực trong thời gian qua tại Công ty Đông Quang 2.4.1. Cơ cấu nguồn nhân lực 2.4.1.1. Cơ cấu theo bộ phận chức năng Bảng 2.5: Bảng cơ cấu nhân viên theo bộ phận chức năng: STT Bộ phận chức năng Số lượng Tỷ trọng % 1 Kỹ sư xây dựng 8 4.15 2 Kiến trúc sư 12 6.22 3 Kỹ sư điện 2 1.04 4 Nhân viên hành chính 6 3.11 5 Công nhân 165 85.49 Tổng cộng 193 (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự công ty Đông quang ) v Về đội ngũ cán bộ quản lý của công ty Cán bộ quản lý gồm chỉ huy các cấp trên công trường, các nhân viên kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ, tùy theo chức trách được giao mà có chức danh khác nhau. Trách nhiệm cán bộ quản lý là đảm bảo cho các hoạt động xây dựng trên công trường thực hiện đúng thiết kế, đúng tiến độ, đúng quy trình quy phạm, đúng quy tắc an toàn và đúng dự toán nhưng lại trong bối cảnh dễ có nhiều biến động về thiết kế, về thời tiết, về cung ứng, về giá cả và các rủi ro khác. Quản lý công trình là những nhân viên có năng lực phẩm chất tốt đã được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn ở các trường đại học chuyên nghiệp, đồng thời đã qua chỉ đạo thực tiễn có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí cũng như thi công các công trình xây dựng cơ bản. Mặt khác công ty thường xuyên quan tâm tới công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật thông qua hình thức đào tạo tại chỗ. - Số kỹ sư xây dựng là 8 người, chiếm 4,15% trong tổng số nhân viên của công ty. - Số kiến trúc sư là 12 người, chiếm 6,22% - Số kỹ sư điện là 2 người, chiếm 1,04% - Số nhân viên hành chính là 6 người, chiếm 3,11% v Về đội ngũ công nhân của công ty Công nhân kỹ thuật xây dựng chia thành  ba nhóm chính: công nhân kết cấu, công nhân hoàn thiện  và công nhân cơ điện. Tùy theo chuyên môn mà công nhân  kỹ thuật có tên gọi khác nhau như thợ nề, thợ mộc, thợ sắt, thợ bê tông, thợ hàn, thợ điện, thợ máy v.v… Một số khâu thi công  có máy móc phức tạp hay cần kỹ thuật cao (trong lắp máy) thì có cả kỹ sư trực tiếp tham gia lao động .Công nhân kỹ thuật phải qua đào tạo tại các trường dạy nghề sơ cấp, trung cấp … và được cấp chứng chỉ. Công nhân lao động phổ thông làm các lao động nặng nhọc như bốc vác, vận chuyển, đào đắp, phá dỡ, thu dọn v.v… Một số làm thợ phụ cho công nhân kỹ thuật. Công nhân lao động chỉ cần được huấn luyện ít ngày về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và kỷ luật lao động. Ngoài các loại nhân lực nói trên, trên công trường còn có một số nhân lực khác như vận tải, bảo dưỡng trang thiết bị  và xe cộ, bảo vệ, giữ kho v.v…Hiện nay số công nhân lao động: thợ mộc, thợ hồ, thợ sơn, thợ vecni sơn dầu, phụ hồ là 165 người. Đội ngũ công nhân là lực lượng lớn, chiếm đến 85,49%, là nòng cốt trong thi công, có nhiều kinh nghiệm làm việc và xử lý tình huống kỹ thuật phức tạp, yêu nghề. Đội ngũ này đa số trưởng thành từ thực tế, ít hiểu biết về lý thuyết, tư tưởng ngại học tập nâng cao trình độ, một số ít thì bảo thủ. Đây là những nhược điểm cần phải khắc phục. Vì vậy, công ty cần phải có chính sách đào tạo và đào tạo lại để nâng cao tay nghề của đội ngũ công nhân kỹ thuật. 2.4.1.2. Cơ cấu theo trình độ Bảng 2.6. Bảng cơ cấu nhân viên theo trình độ STT Bộ phận chức năng Số lượng Tỷ trọng % Đại học, Cao đẳng Trung cấp Dạy nghề 1 Kỹ sư xây dựng 8 0 0 4.15 2 Kiến trúc sư 12 0 0 6.22 3 Kỹ sư điện 2 0 0 1.04 4 Nhân viên hành chính 0 6 0 3.11 5 Công nhân 0 0 165 85.49 Tổng cộng 22 6 165 (Nguồn: Phòng tổ chức HC nhân sự Công ty Đông Quang.) Đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ có trình độ đại học và cao đẳng gồm 22 người chiếm 11,4% trong tổng số nhân viên của công ty. Trong đó, kỹ sư xâu dựng là 8 người chiềm 4.15% trong tổng số nhân viên công ty, kiến trúc sư gồm 12 người chiếm 6.22% trong số tổng nhân viên công ty, kỹ sư đện gồm 2 người chiếm 1.04% trong tổng số nhân viên công ty. Trong số lượng nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng ta thấy: Kỹ sư xây dựng có tỷ lệ 36.36%. Kiến trúc sư có tỷ lệ 54.55%. Kỹ sư điện có tỷ lệ 9.09%. Dựa vào tỷ trọng nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng ta có thể thấy đội ngũ cán bộ quản lý công trình có năng lực và trình độ khá đồng đều, tuy nhiên cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng nhân lực của ban quản lý để có thể đáp ứng cao hơn nhu cầu công việc trong tương lai. Và đây cũng là đội ngũ lãnh đạo chủ chốt công ty trong những năm qua, là đội ngũ đã đóng góp rất lớn vào những thắng lợi trong sản xuất kinh doanh của công ty, đang từng bước đưa công ty đến với con đường hội nhập và phát triển trong ngành xây dựng Việt Nam. Bên cạnh đó số lượng nhân viên hành chính chỉ đạt trình độ trung cấp chiếm 3.11% trong tổng số nhân viên công ty cho thấy chất lượng nhân sự phòng hành chính chưa cao, cần phải được tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhiều hơn nữa. Nhân lực vào ngành xây dựng thông qua các kênh giáo dục và đào tạo khác nhau. Nếu chưa tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng thì công nhân vào nghề như những người lao động phổ thông, thợ phụ hoặc học việc. Sau một số năm vừa học vừa làm thì nhiều người trở thành công nhân kỹ thuật. Thợ một số nghề như mộc, nề, cơ điện v.v… thì đều phải tốt nghiệp trường dạy nghề. Tất cả công nhân đều phải được đào tạo về an toàn lao động. Đến nay công ty không chỉ có những nhân viên chủ chốt mà còn có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật xây dựng. Số công nhân lao động: thợ mộc, thợ hồ, thợ sơn, thợ vecni sơn dầu, phụ hồ là 165 người, chiếm 85,49%. Nhìn chung, công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn nhân lực của công ty. Điều này cho thấy trình độ lao động chưa tương xứng với yêu cầu sản xuất kinh doanh hiện tại của Công ty. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài thì Công ty phải có kế hoạch đào tạo và phát triển hiệu quả nhằm nâng cao trình độ chuyen môn, nghiệp vụ cho người lao động. 2.4.1.3. Cơ cấu theo độ tuổi Bảng 2.7: Bảng cơ cấu nhân viên theo độ tuổi STT Bộ phận chức năng Từ 18 - 30 Tỷ trọng % Từ 31- 45 Tỷ trọng % Trên 45 Tỷ trọng % 1 Kỹ sư xây dựng 5 2.59 3 1.55 0 0 2 Kiến trúc sư 6 3.11 4 2.07 2 1.04 3 Kỹ sư điện 2 1.04 0 0 0 0 4 Nhân viên hành chính 3 1.55 2 1.04 1 0.52 5 Công nhân 123 63.73 42 21.76 0 0 Tổng cộng 139 51 3 (Nguồn: Phòng tổ chức HC nhân sự Công ty Đông Quang.) Từ 18 - 30 tuổi: Số lượng nhân viên quản lý trong độ tuổi này chiếm tỷ trọng thấp so với số lượng nhân viên toàn công ty, chỉ chiếm 8.29% trong khi số lượng công nhân chiếm tỷ trọng cao đến 63.73% trong tổng số nhân viên công ty. Điều này hợp lý với hoạt động xây dựng của công ty vì các công việc thiên về lao động thể chất đòi hỏi phải có những nhân viên trẻ và nhanh nhẹn. Từ 31 - 45 tuổi: Tương tự, số lượng nhân viên quản lý trong độ tuổi này gồm 9 người, chiếm tỷ trọng 4.66% trong khi đó số lượng công nhân kỹ thuật gồm 42 người chiếm đến 21.76% trong tổng số nhân viên công ty. Giống như lập luận phía trên, ta thấy tỷ trọng công nhân kỹ thuật cao hơn nhiều so với tỷ trọng nhân viên quản lý, điều này hoàn toàn phù hợp với ngành nghề hoạt động của công ty. Trên 45 tuổi: Ta có thể thấy không có công nhân kỹ thuật nào trong độ tuổi này, còn nhân viên quản lý gồm 3 người chiếm 1.56%. Đây chỉ là tỷ trọng nhỏ không đáng ngại so với số lượng nhân viên toàn công ty. Nhìn chung, cơ cấu nhân viên trẻ tương đối thấp, số lượng nhân viên từ độ tuổi 18 - 30 gồm 139 người chiếm tỷ trọng 72.02% trong tổng số nhân viên công ty. Tỷ trọng này vẫn còn chưa thể đạt được hiệu quả cao nhất . Do đó công ty cũng cần xem xét và bố trí lại lực lượng lao động cho phù hợp. 2.4.1.4. Cơ cấu theo giới tính Bảng 2.8: Bảng cơ cấu nhân viên theo độ giới tính STT Bộ phận chức năng Nam Tỷ trọng % Nữ Tỷ trọng % 1 Kỹ sư xây dựng 8 4.15 0 0 2 Kiến trúc sư 12 6.22 0 0 3 Kỹ sư điện 2 1.04 0 0 4 Nhân viên hành chính 3 1.55 3 1.55 5 Công nhân 138 71.5 27 13.99 Tổng cộng 163 30 (Nguồn: Phòng tổ chức HC nhân sự Công ty Đông Quang.) Dựa vào bảng cơ cấu lao động phân theo giới tính ta thấy số lao động nam là 163 người chiếm tỷ trọng 84.46%, còn lại 15.54% là lao động nữ trong tổng lao động công ty. Trong bộ phận quản lý số lượng nhân viên nữ chỉ là 3 người chiếm tỷ trọng 12% so với tổng số nhân viên trong bộ phận quản lý. Tỷ trọng này nhìn chung tương đối thấp, do đó công ty cần phải nâng cao tỷ trọng này hơn nữa nhằm đạt cân bằng trong bộ phận quản lý. Bên cạnh đó, số lượng công nhân nữ gồm 27 người, chiếm 16.36% trong tổng số công nhân kỹ thuật. Nhìn chung tỷ trọng công nhân nữ có thể chấp nhận được so với hiện trạng và yêu cầu hiện tại của công việc. 2.4.2. Công tác tuyển dụng nhân sự: 2.4.2.1. Tình hình tuyển dụng qua các năm Khi xác định được các kỹ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ của một vị trí, phải lập “thông báo tuyển dụng” bao gồm các yêu cầu chi tiết về tiêu chuẩn tuyển dụng.Đăng báo quảng cáo là một hình thức tuyển dụng phổ biến. Vì vậy, công ty có thể tìm kiếm được những ứng viên xin việc và có thể sàng lọc các ứng viên một cách dễ dàng.Các ứng viên xin việc luôn sẵn có ở các trường đại học. Các trường đại học có thể giới thiệu sinh viên làm thêm tại các công ty. Nhiều sinh viên làm thêm ở lại làm việc tại công ty sau khi ra trường.Việc lựa chọn phương pháp tuyển dụng của ban lãnh đạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nguồn lực sẵn có ở địa phương. Quan trọng nhất là phải tìm được đúng người có kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc bất kể ứng viên đó là từ nguồn nào. Ứng viên cấp nhân viên sẽ trải qua 2 vòng tuyển dụng: kiểm tra trắc nghiệm khả năng và phỏng vấn với đại diện phòng Nhân sự và người quản lý trực tiếp. Ứng viên sẽ làm bài trắc nghiệm khả năng trong khoảng một tiếng rưỡi, bằng các bài trắc nghiệm kỹ năng lập luận lô gic. Quy trình tuyển dụng dành cho ứng viên cấp quản lý sẽ gồm nhiều bư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2. Luan van - Doi Van Thu - 506401103.doc
  • doc1. BÌA- Doi Van Thu - 506401103 .doc
Tài liệu liên quan