MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: Khái quát về tín dụng và tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
4
1. Một số vấn đề cơ bản về tín dụng 4
1.1 Khái niệm tín dụng 4
1.2 Chức năng và vai trò của tín dụng 5
1.3 Sự ra đời và phát triển của tín dụng 9
1.4 Các hình thức của tín dụng 11
2. Tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 14
2.1 Khái quát về tín dụng ngân hàng 14
2.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 14
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của tín dụng ngân hàng ở Việt Nam
15
2.1.3 Quy trình tín dụng ngân hàng 17
2.2 Tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam
18
2.2.1 Khái quát về khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam 18
a. Sự ra đời và phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
ở Việt Nam
18
b. Các thành phần chủ yếu của khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh ở Việt Nam hiện nay
20
c. Vai trò của kinh tế ngoài quốc doanh trong nền kinh tế thị
trường Việt Nam
22
d. Một số khó khăn, thách thức đối với khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh ở Việt Nam
26
d.1 Về mặt khách quan
26
d.2 Về mặt chủ quan 28
e. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh ở Việt Nam
30
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam trong những năm gần đây
33
1. Khái quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam 33
2. Khái quát về thể chế tín dụng ngân hàng ở Việt Nam 36
2.1 Những thay đổi về thể chế tín dụng ngân hàng trong thời gian qua 36
2.1.1 Giai đoạn trước năm 1994 36
2.1.2 Giai đoạn 1994-1997 37
2.1.3 Giai đoạn 1998 đến nay 39
2.2 Những quy định chung về cấp tín dụng ngân hàng đối với khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam
40
2.2.1 Đối tượng áp dụng 40
2.2.2 Nguyên tắc vay vốn 41
2.2.3 Điều kiện vay vốn 41
2.2.4 Lãi suất cho vay 42
2.2.5 Phương thức cho vay 42
2.2.6 Biện pháp bảo đảm tiền vay 43
3. Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam trong những năm gần đây
44
3.1 Những kết quả đạt được trong quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng
và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam
3.2 Những hạn chế trong quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng và khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam
45
54
Chương 3: Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam
67
1. Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong những năm tới
67
2. Hướng mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam
68
2.1 Mở rộng đối tượng cho vay 68
2.2 Mở rộng quy mô khoản vay 69
2.3 Mở rộng phương thức cho vay 70
2.4 Mở rộng hình thức cho vay 71
3. Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh ở Việt Nam
72
3.1 Quan điểm mở rộng tín dụng ngân hàng 72
3.2 Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh
tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam
73
3.2.1 Nâng cao hiệu quả huy động vốn, tạo cơ sở vững chắc cho
công tác cho vay của các ngân hàng
73
3.2.2 Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực kinh
tế ngoài quốc doanh
75
4. Một số kiến nghị cá nhân 82
4.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 82
4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 83
4.3 Kiến nghị đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 84
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
99 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khách hàng14 Quyết định 324-QĐ/NHNN1 năm 1998 của Thống đốc NHNN.
được ban hành, thay thế cho các văn bản có liên quan ra đời trước đây. Quy chế mới áp dụng cho cả thể lệ tín dụng ngắn hạn và trung - dài hạn, và là khung quy định chung cho tất cả các loại hình cấp tín dụng bằng cả đồng Việt Nam và ngoại tệ như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp, chiết khấu thương phiếu, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác. Quy chế mới cũng bao gồm cả những quy định riêng cho loại tín dụng ưu đãi.
Quy chế mới đã có những quy định mở cho các TCTD có điều kiện nghiên cứu phát triển thêm nhiều loại dịch vụ mới trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Theo Quy chế này, đối tượng cho vay được mở rộng hơn: chẳng hạn TCTD có thể cho khách hàng vay số tiền thuế xuất khẩu mà khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất khẩu mà giá trị lô hàng xuất khẩu đó là do TCTD cho vay; số lãi tiền vay trả cho TCTD trong thời hạn thi công, chưa bàn giao và chưa đưa vào tài sản cố định đối với trường hợp cho vay trung - dài hạn cũng được công nhận là đối tượng cho vay. Những điều kiện vay vốn, hồ sơ và thủ tục vay vốn được quy định dựa trên một khung pháp lý chung, đầy đủ nhưng không quá chi tiết nhằm tạo thuận lợi cho cả bên vay và bên cho vay. Quy chế mới cũng thể hiện rõ quy trình kiểm tra, kiểm soát, trách nhiệm dân sự và xử lý vi phạm hợp đồng theo pháp luật.
Tiếp đó, ngày 25/8/2000, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 284/2000/QĐ-NHNN1 về Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Đây là một bước đổi mới tiếp theo trong lĩnh vực thể chế tín dụng với những quy định mở rộng hơn, đa dạng hơn so với các thể lệ tín dụng trước đây. Theo đó, thời hạn cho vay tín dụng đối với khoản vay dài hạn được mở rộng tới 15 năm (so với thời hạn 10 năm trước đây ). Đối tượng cho vay được mở rộng ra nhiều hoạt động hơn so với thể lệ tín dụng trước đó. Gần đây nhất, trong Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 31/12/2001 thay thế Quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1, hạn mức cho vay thời hạn đến 15 năm đối với khoản vay dài hạn đã được xoá bỏ và quy định về đối tượng cho vay cũng không còn nữa để tạo quyền chủ động, tự quyết định cho các TCTD đối với các khoản vay.
2.2 Những quy định chung về cấp tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam:
Như phần trên đã đề cập, hoạt động cấp tín dụng của các TCTD đối với khách hàng không phải là tổ chức tín dụng nói chung và khu vực KTNQD nói riêng hiện nay được điều chỉnh bởi Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được ban hành kèm theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Quy chế này quy định hoạt động cho vay khách hàng của các TCTD ở những điểm chính sau:
2.2.1 Đối tượng áp dụng15 Điều 2 Quy chế cho vay ban hành kèm theo QĐ 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN.
:
a. Các tổ chức tín dụng được thành lập và thực hiện nghiệp vụ cho vay theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng. Trường hợp cho vay bằng ngoại tệ, các tổ chức tín dụng phải được phép hoạt động ngoại hối.
b. Khách hàng vay tại tổ chức tín dụng:
- Các pháp nhân và cá nhân Việt Nam gồm:
+ Các pháp nhân là: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật Dân sự16 Theo đó, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ 4 điều kiện: được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, đăng ký hoặc công nhận; có cơ cấu tài sản chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
,
+ Cá nhân;
+ Hộ gia đình;
+ Tổ hợp tác;
+ Doanh nghiệp tư nhân;
+ Công ty hợp danh.
- Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài.
2.2.2 Nguyên tắc vay vốn17 Điều 6 Quy chế cho vay ban hành kèm theo QĐ 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN.
:
Khách hàng vay vốn của TCTD phải đảm bảo:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
2.2.3 Điều kiện vay vốn18 Điều 7 Quy chế cho vay ban hành kèm theo QĐ 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN.
:
TCTD xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:
+ Pháp nhân phải có năng lực dân sự.
+ Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
+ Đại diện hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
+ Đại diện tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
+ Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.2.4 Lãi suất cho vay19 Điều 11 Quy chế cho vay ban hành kèm theo QĐ 1627/QĐ -NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN.
:
- Mức lãi suất cho vay do TCTD và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của NHNN Việt nam.
- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do TCTD ấn định và thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng20 Điều 17 Quy chế cho vay ban hành kèm theo QĐ 1627/QĐ -NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN quy định “việc cho vay của tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng; hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức đảm bảo, giá trị tài sẩn đảm bảo, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thoả thuận”.
.
2.2.5 Phương thức cho vay21 Điều 16 Quy chế cho vay ban hành kèm theo QĐ 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN.
:
Trên cơ sở nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, độ tín nhiệm của khách hàng và khả năng kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của TCTD, TCTD sẽ thoả thuận với khách hàng về việc cho vay theo một trong các phương thức sau:
- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và TCTD thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: TCTD và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng22 Điều 3 Quy chế cho vay ban hành kèm theo QĐ 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN quy định hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà tổ chức tín dụng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
- Cho vay theo dự án đầu tư: TCTD cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
- Cho vay hợp vốn: Một nhóm TCTD cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một TCTD làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các TCTD khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của Quy chế này và Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
- Cho vay trả góp: Khi vay vốn, TCTD và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: TCTD cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. TCTD và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
- Cho vay thông qua nghiêp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng : TCTD chấp nhận cho khách hàng sử dụng vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của TCTD. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, TCTD và khách hàng phải tuân theo quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về phát hành thẻ và sử dụng thẻ tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà TCTD thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quy định tại Quy chế này, điều kiện hoạt động kinh doanh của TCTD và đặc điểm của khách hàng vay.
2.2.6 Biện pháp bảo đảm tiền vay:
Bảo đảm tiền vay là việc TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.
Điều 3, Nghị định 178/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các TCTD quy định những biện pháp bảo đảm tiền vay sau:
- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản:
+ Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay;
+ Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba;
+ Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay .
- Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản:
+ TCTD chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản;
+ TCTD nhà nước được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ;
+ TCTD cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội.
3. Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam trong những năm gần đây:
Cùng với quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng ở nước ta, những thay đổi của thể chế tín dụng ngân hàng theo hướng hoàn thiện hơn và môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các chủ thể trong nền kinh tế nói chung và đối với KVNQD nói riêng đã được cải thiện đáng kể. Sự phát triển của KVNQD đóng góp quan trọng vào tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng, ngược lại tín dụng ngân hàng có tác động tích cực, góp phần tháo gỡ khó khăn cho KVNQD.
Tuy nhiên, KVNQD vẫn gặp phải không ít khó khăn, thách thức trong việc tiếp cận nguồn vốn của các ngân hàng. Do đó, vẫn còn hàng loạt vấn đề bức xúc tồn tại trong quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng và KVNQD, do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, cần được xử lý, giải quyết, hoàn thiện để các ngân hàng cũng như KVNQD phát huy tối đa vai trò, thế mạnh và tận dụng tốt những cơ hội của riêng mình.
3.1 Những kết quả đạt được trong quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh:
3.1.1 Dư nợ tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày một tăng, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu về vốn của khu vực kinh tế này:
Hoạt động tín dụng ngân hàng thời kỳ bao cấp chủ yếu đầu tư cho các DNNN, các DNNQD không được coi trọng. Do vậy, vốn TDNH thời kỳ này tập trung tới 90% cho các DNNN, chỉ 10% còn lại là dành cho các đơn vị kinh tế tập thể và cá thể.
Tuy nhiên, những năm gần đây, hoạt động TDNH đối với KVNQD đã được cải thiện đáng kể. Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng cho KVNQD có xu hướng ngày càng tăng lên, phản ánh hệ thống ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh của KVNQD (xem bảng)
Bảng 4: Tín dụng của hệ thống ngân hàng giai đoạn 1997-2002
Chỉ tiêu
Đơn vị
1997
1998
1999
2000
2001
2002*
Tổng tín dụng
nghìn tỷ đồng
62,2
72,7
112,6
155,7
190,7
215,6
- Cho KVQD
nghìn tỷ đồng
31,2
38,1
54,3
69,9
79,7
86,9
-Cho KVNQD23 Ơ đây, KVNQD gồm cẩ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận được những điều kiện thuận lợi hơn các doanh nghiệp khác trong KVNQD nên ở đây người viết ngụ ý đề cập khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn của các đối tượng khác các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc KVNQD.
nghìn tỷ đồng
31
34,6
58,3
85,8
111
128,7
Tổng tín dụng
%
100
100
100
100
100
100
- Cho KVQD
%
50,16
52,41
48,22
44,89
41,79
40,31
- Cho KVNQD
%
49,84
47,59
51,78
55,11
58,21
59,69
Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (World Bank).
Chú thích: số liệu đã được làm tròn, * ước tính.
- Về số tuyệt đối, bảng trên cho thấy dư nợ tín dụng ngân hàng cho KVNQD không ngừng tăng lên trong giai đoạn 1997-2002 với tốc độ phát triển trung bình là 132,94%. Nếu như năm 1997, tín dụng ngân hàng cấp cho KVNQD mới chỉ là 31.000 tỷ đồng thì đến năm 1999, tức là chỉ sau 2 năm, con số này đã tăng gần gấp đôi, 58.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, theo số liệu ước tính của Ngân hàng thế giới thì tổng dư nợ tín dụng cho khu vực này năm 2002 lên đến 128.700 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần tổng dư nợ tín dụng năm 1997 (tăng 415,16%). Điều này cho thấy nhu cầu về vốn để phát triển của KVNQD ngày một tăng và vai trò của các ngân hàng đối với sự phát triển của khu vực này ngày càng được cải thiện.
- Về số tương đối, trong khi tỷ trọng dư nợ tín dụng cho KVQD trong tổng dư nợ cấp cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng ngày càng thu hẹp lại thì tỷ trọng dư nợ cấp cho KVNQD lại không ngừng được mở rộng, từ chỗ nhỏ hơn vào những năm trước 1999 đến lớn hơn từ năm 1999 đến nay và mức chênh lệch này có xu hướng ngày càng gia tăng. Nếu như năm 1998, tín dụng cấp cho KVQD còn chiếm 52,41% tổng dư nợ tín dụng cấp cho nền kinh tế so với 47,59% của KVNQD thì 1 năm sau, năm 1999, tình hình trên đã bị đảo ngược với những con số tương ứng là 48,22% và 51,78% (chênh lệch 3,56%). Những năm sau đó, khoảng cách này liên tục tăng lên với 10,22% năm 2000, 16,42% năm 2001 và năm 2002 có thể lên đến 19,38%. Mặt khác, do dư nợ tín dụng cấp cho cả hai khu vực kinh tế đều tăng qua các năm nên sự lớn hơn về tỷ trọng tín dụng trong tổng dư nợ tín dụng của KVNQD đối với KVQD là nhờ tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng cho KVNQD lớn hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng cho KVQD (132,94% so với 122,74%). Xu hướng này theo người viết là do các nguyên nhân sau:
+ Thứ nhất, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước là mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tín dụng ngân hàng những năm gần đây đã hướng đến KVNQD nhiều hơn. Bên cạnh đó, Luật Các tổ chức tín dụng cho phép đa dạng hoá các loại hình TCTD được hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Do vậy, nhiều NHTMCP, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các khách hàng không có khả năng tiếp cận, tiếp cận khó hay nhóm khách hàng bị bỏ ngỏ bởi các NHTMQD. Hơn nữa, việc các ngân hàng chuyên doanh (các NHTMQD) được chuyển đổi sang ngân hàng đa năng, cộng với cơ chế tín dụng của NHNN ngày càng được nới lỏng (như đã trình bày ở phần 2.1, chương II) cũng làm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của KVNQD. Mặt khác, do đa dạng hoá các loại hình TCTD nên mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao, các ngân hàng không chỉ tập vào các DNNN mà các DNNQD hoạt động hiệu quả cũng trở thành mục tiêu cạnh tranh của các ngân hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp có nguồn ngoại tệ xuất khẩu tương đối.
+ Thứ hai, những đổi mới vừa qua của hệ thống ngân hàng và những thể lệ tín dụng đã góp phần giảm bớt sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc các TPKT khác nhau, tạo sự công bằng, bình đẳng hơn cả về cơ hội lẫn trách nhiệm đối với việc tiếp cận và sử dụng các nguồn vay của các ngân hàng. Cụ thể, trước khi có hai luật ngân hàng (Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng), vẫn còn tồn tại nhiều ưu đãi đối với các DNNN như không phải thế chấp tài sản khi vay vốn; khi không có khả năng trả nợ thì được khoanh nợ, xoá nợ dễ hơn...Tuy nhiên, theo tinh thần hai luật ngân hàng, các ưu đãi có tính chất như vậy đã được xoá bỏ hoặc giảm bớt đáng kể, tạo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng hơn đối với các doanh nghiệp. Hiện nay, theo những văn bản quy định về thể lệ tín dụng, để được vay vốn của ngân hàng, điều quan trọng hàng đầu không phải doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nào mà quan trọng là doanh nghiệp phải có năng lực tài chính lành mạnh, dự án có tính khả thi và hiệu quả, có uy tín vay, trả đầy đủ và đúng hạn các khoản vay ngân hàng (mặc dù khi thực hiện vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục, sẽ được bàn đến trong phần 3.2 chương 2 của khoá luận).
+ Thứ ba, KVNQD mà đại biểu là kinh tế tư nhân phát triển nhanh chóng, thu hút được một lượng tín dụng lớn từ các ngân hàng. Cụ thể:
Một số lượng lớn các DNCP được chuyển đổi từ các DNNN vẫn được các ngân hàng cho vay vốn.
Trước sự phát triển nhanh chóng của KVNQD, các NHTM đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với khu vực này. Đã có trên 13 triệu hộ gia đình ở nông thôn trở thành hộ sản xuất kinh doanh được ngân hàng cho vay vốn. Tính đến hết tháng 12/2001, dư nợ cho vay hộ của NHNN&PTNT vào khoảng 41.564 tỷ đồng24 Ngân hàng NN&PTNT, Báo cáo thường niên năm 2001.
, chiếm 64,4% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng này. Còn Ngân hàng Công thương có 228.873 doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc KVNQD có quan hệ tín dụng thường xuyên với dư nợ tăng từ 5.896 tỷ đồng, chiếm 50,9% tổng dư nợ năm 1997, lên 8.642 tỷ đồng, chiếm 51,6% tổng dư nợ hiện nay25 Tạp chí ngân hàng, số 6/2002, Thực trạng và xu hướng vốn tín dụng ngân hàng cho vay phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, trang 14.
.
Các NHTM triển khai nhiều dự án của nước ngoài tài trợ kinh tế ngoài quốc doanh như: NHNN&PTNT Việt Nam tiếp nhận và triển khai 46 dự án với số vốn 1,2tỷ USD -đã giải ngân 382 triệu USD-của ADB, WB, AFD, EFAD....; NHCT Việt Nam làm đại lý triển khai các dự án của Cộng đồng Châu Âu tài trợ cho người Việt Nam hồi hương từ Hồng Kông 22.013.000 USD, Ngân hàng cân đối Đức cho người lao động Việt Nam từ Đức trở về 166 tỷ đồng, Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ 20.298.071USD, và nhiều dự án khác của Pháp, Anh.
+ Thứ tư, trong khi KVNQD phát triển nhanh chóng với số lượng các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh tăng nhanh qua từng năm thì số lượng các DNNN lại bị thu hẹp đáng kể trong những năm qua. Từ năm 1991 đến năm 2000 Việt Nam đã tiến hành 3 đợt sắp xếp lại các DNNN: 1991-1994, 1995-1997, 1998-2000; số lượng DNNN đã giảm hơn 50%, từ 12.300 xuống còn 5.789 doanh nghiệp. Trong khi đó, nhiều DNNN đang tồn tại nhưng do hoạt động kém hiệu quả, chưa giải thể được, đang nợ một lượng lớn vốn vay ngân hàng (như Công ty Dệt Nam Định, Công ty phân đạm và hoá chất Hà Bắc, Công ty gang thép Thái Nguyên...) khiến các ngân hàng khó có thể tiếp tục cho vay bình thường theo yêu cầu của những công ty này được. Bên cạnh đó, nhiều Tổng công ty nhà nước đang hoạt động còn nợ ngân hàng số vốn rất lớn vượt quá quy định của ngân hàng cũng26 Khoản 1 Điều 18 Quy chế cho vay ban hành kèm theo QĐ 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN quy định tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD.
khó có thể được các ngân hàng mở rộng cho vay.
3.1.2 Nguồn vốn huy động tăng trưởng khá, tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động cho vay nền kinh tế nói chung và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng:
Chuyển sang cơ chế thị trường, các ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ trên nguyên tắc "đi vay để cho vay", chủ động cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn của mình. Do đó mở rộng tín dụng ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào công tác huy động vốn và cho vay vốn. Đây chính là hai hoạt động cơ bản của bất kỳ ngân hàng nào, chúng có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau. Việc huy động vốn tốt sẽ tạo được nguồn vốn tín dụng dồi dào đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hoạt động cho vay. Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn chỉ thực sự có ý nghĩa nếu công tác cho vay (sử dụng nguồn vốn huy động) đạt hiệu quả cao, tiếp đó hoạt động cho vay đạt hiệu quả cao sẽ đem lại nhiều lợi nhuận, uy tín cho ngân hàng - một yếu tố quan trọng giúp ngân hàng huy động được nhiều vốn hơn. Như vậy có thể khẳng định sự tăng trưởng mạnh mẽ của dư nợ tín dụng ngân hàng đối với KVNQD như đã đề cập ở phần trên phần lớn là nhờ công tác huy động đạt hiệu quả cao của các NHTM.
Thực vậy, việc đổi mới hệ thống tổ chức, mở rộng mạng lưới kinh doanh, cùng với chủ trương phải tự huy động vốn để cho vay đã tạo điều kiện và động lực thúc đẩy các NHTM chú trọng đến công tác huy động vốn. Trong những năm qua, các NHTM đã có nhiều cố gắng khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, xã hội và các tầng lớp dân cư: các NHTM đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn, từ huy động vốn không kỳ hạn đến có kỳ hạn ngắn 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và có kỳ hạn dài 2, 3 năm...với thể thức huy động đa dạng như tiết kiệm bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm có đảm bảo giá trị đồng tiền theo vàng, phát hành kỳ phiếu thương mại bằng VNĐ và bằng ngoại tệ, phát hành trái phiếu ngân hàng thương mại...
Kết quả là nguồn vốn huy động của các NHTM tăng trưởng với tốc độ cao qua các năm. Cụ thể như sau:
Bảng 5: Nguồn vốn huy động của một số ngân hàng năm 2000-2001
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
VCB
BARDV
ICB
BIDV
ACB
TCB
Tổng
2000
48.317
44.060
40.745
30.706
5.819
1.379
171.026
2001
58.554
55.956
49.515
39.051
6.547
2.269
211.892
2001/2000
121,19%
127%
121,52%
127,18%
112,51%
164,54%
123,89%
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2000, 2001 của các ngân hàng.
Chú thích: số liệu đã được làm tròn; VCB: NHNT, BARDV: NHNN & PTNT, ICB: NHCT, BIDV: NHĐT & PT, ACB: Ngân hàng Thương mại Á Châu, TCB: Ngân hàng Kỹ thương.
Như vậy, nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên, năm 2001 so với năm 2000, đều tăng trưởng khá, trong đó tăng nhiều nhất là Ngân hàng kỹ thương (Techcombank) với tốc độ 164,54%, do nếu xét về mặt lượng thì ngân hàng này có nguồn vốn huy động thấp nhất. Trong khi đó, việc các 4 NHTM quốc doanh (NHNT, NHNN&PTNT, NHCT, NHĐT&PT) đều đạt tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trên 20% đã tạo ra nguồn vốn vững chắc cho hoạt động tín dụng đối với nền kinh tế nói chung cũng như KVNQD nói riêng bởi vì những ngân hàng này vẫn đảm nhiệm vị trí then chốt trong hệ thống ngân hàng ở nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, tổ chức kinh tế còn nhiều tiềm tàng cho nên nếu có mạng lưới rộng khắp, thủ tục gửi và rút vốn dễ dàng, nhanh chóng, thuận lợi, đảm bảo bí mật cho người gửi thì khả năng huy động vốn của các ngân hàng còn lớn hơn nữa. Riêng đối với KVNQD, tuy khả năng về nguồn vốn có hạn, luôn “đói vốn”, cần được hỗ trợ về vốn của các tổ chức tín dụng, song do tính chất luân chuyển vốn của loại hình này nhanh nên nếu chú ý khai thác thì có thể huy động được lượng vốn tạm thời nhàn rỗi bằng cách đẩy mạnh mở tài khoản cá nhân, phát hành séc, cải tiến phương thức thanh toán như chuyển tiền nhanh, thanh toán điện tử...
3.1.3 Cơ cấu tín dụng thay đổi theo hướng nâng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị theo hướng CNH-HĐH:
Theo chủ trương của Nhà nước, vốn NSNN chỉ đầu tư vào các dự án lớn tầm cỡ quốc gia và đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Còn đầu tư để đổi mới thiết bị máy móc, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phải vào nguồn vốn tự huy động hoặc nguồn vốn tín dụng.
Từ những năm 1990 trở về trước, tín dụng ngân hàng tập trung cho vay vốn ngắn hạn là chủ yếu, chiếm tỷ trọng tới 90%27 Thời báo ngân hàng, số 49, ngày 18/6/2003, trang 3.
. Những năm gần đây, trước thực tiễn các doanh nghiệp cần vốn đầu tư cho phát triển phát sinh nhu cầu lớn về vốn trung và dài hạn, các NHTM đã chú ý nâng dần tỷ trọng cho vay vốn trung và dài hạn, chính vì vậy mà tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng ngân hàng có xu hướng tăng lên. Để đảm tính pháp lý cho tín dụng trung-dài hạn, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quy chế tín dụng trung và dài hạn (Quyết định số 367/QĐ-NH1 ngày 25/12/1995), cho phép các tổ chức tín dụng được sử dụng một phần vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn, đồng thời giao quyền chủ động nhiều hơn cho các TCTD về việc cho vay các dự án trung, dài hạn.
Bảng 6 cho thấy cùng với sự tăng trưởng nhanh của tổng dư nợ tín dụng nói chung, dư nợ tín dụng ngắn hạn và trung - dài hạn đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, do có tốc độ tăng trưởng bình quân lớn hơn (138,18% so với 125,1%) nên tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn ngày càng được mở rộng trong khi tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn ngày càng thu hẹp lại.
Bảng 6: Cơ cấu tín dụng phân theo kỳ hạn
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Đơn vị:
tỷ đồng
Tổng tín dụng
50.751
62.200
72.595
112.730
155.720
190.670
- Tín dụng ngắn hạn
- Tín dụng trung và dài hạn
- Tham gia góp vốn
33.021
17.449
281
34.566
27.242
392
39.542
32.662
391
63.129
48.474
1.127
82.531
71.631
1.558
101.160
87.900
1.610
Đơn vị:
%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở việt nam.doc