MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 5
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 5
I. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1. Ngân hàng thương mại và hoạt động cơ bản của một Ngân hàng thương mại 5
2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 6
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
1. Đầu tư dự án 7
2. Sự cần thiết phải thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 10
III. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 14
IV. CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 20
1. Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư 20
2. Các nhân tố ảnh hưởng. 21
CHƯƠNG II 23
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG 23
TMCP Á CHÂU HÀ NỘI 23
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU HÀ NỘI 23
1. Đôi nét về Ngân hàng TMCP Á Châu và Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội 23
2. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội. 27
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU HÀ NỘI 33
1. Tổ chức hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội 33
2. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội 35
2. Tình hình tài chính. 38
2. Hiệu quả của dự án đầu tư. 44
III. MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU HÀ NỘI 50
1. Kết quả đạt được 50
2. Một số hạn chế còn tồn tại của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội 52
3. Nguyên nhân 54
CHƯƠNG III 56
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU HÀ NỘI 56
I. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU HÀ NỘI 56
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU HÀ NỘI 57
1. Một số định hướng cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội 57
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội 57
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 63
1. Đối với Nhà nước, các Bộ, Ngành 63
2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 63
3. Đối với chủ đầu tư 64
KẾT LUẬN 65
MỤC LỤC 66
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận “Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h Hà Nội bao gồm Ban giám đốc và các Phòng, Ban nghiệp vụ được mô tả khái quát theo sơ đồ sau:
Giám đốc Chi nhánh.
Phó Giám đốc Chi nhánh.
Phòng Hành chính- Tổ chức.
Phòng Kế toán- Vi tính.
Phòng Tín dụng và Thanh toán quốc tế.
Phòng Giao dịch– Ngân quỹ.
Phòng Giao dịch– Ngân quỹ.
Phòng Tín dụng và Thanh toán quốc tế.
Phòng Kế toán- Vi tính.
Phòng Hành chính- Tổ chức.
Phó Giám đốc Chi nhánh.
Giám đốc Chi nhánh.
Giám đốc Chi nhánh.
- Giám đốc Chi nhánh là người đứng đầu Chi nhánh, điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước Pháp luật về các hoạt động của Chi nhánh.
- Phó Giám đốc Chi nhánh: được Giám đốc Chi nhánh uỷ nhiệm chỉ đạo, điều hành một số công tác, ký thay Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nhiệm vụ được phân công.
- Phòng Giao dịch- Ngân quỹ.
Hướng dẫn làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản, thực hiện, quản lý các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi tiền tiết kiệm, tài khoản cho vay và giao dịch khác; các nghiệp vụ thanh toán séc, thư tín dụng, mua bán ngoại tệ, thẻ, mua bán chiết khấu chứng từ có giá, thu chi tiền mặt, cất giữ hộ giấy tờ có giá, hồ sơ thế chấp, chuyển tiền trong và ngoài nước, chi trả kiều hối, thu chi hộ trong hệ thống ACB hoặc theo uỷ nhiệm của khách hàng.
- Phòng Tín dụng và Thanh toán quốc tế.
Tìm kiếm và phát triển khách hàng thông qua công tác tiếp thị, thẩm định phân loại khách hàng, lập hồ sơ tín dụng và bảo lãnh trình Ban Tín dụng xét duyệt theo hạn mức đã được Tổng giám đốc quy định; thực hiện cho vay nghiệp vụ bảo lãnh đúng thể lệ và quy trình tín dụng; nghiệp vụ thanh toán quốc tế; tổ chức theo dõi nợ vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản thế chấp, cầm cố, thế chấp của khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ, có biện pháp xử lý nợ quá hạn, thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về hoạt động cho vay, hoạt động bảo lãnh và thanh toán quốc tế theo quy định.
- Phòng Kế toán- Vi tính.
Quản lý các tài khoản tiền gửi của Chi nhánh tại Ngân hàng Nhà nước địa phương và các tổ chức tín dụng khác, thực hiện thanh toán liên ngân hàng, quản lý và tổ chức hạch toán các khoản, kiểm tra và giám sát việc thu chi, nắm tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, dự kiến biến động trong tháng, quý; tham gia xây dựng cân đối vốn, sử dụng vốn tháng, quý; tổ chức hạch toán, theo dõi, quản lý các loại tài sản, phương tiện làm việc của Chi nhánh theo đúng chế độ, tiếp nhận và kiểm soát lại chứng từ từ phòng Giám đốc- Ngân quỹ; thực hiện chế độ báo cáo kế toán, thống kê, thực hiện chế độ truyền số liệu, quản lý mạng vi tính của toàn bộ Chi nhánh, bảo mật số liệu, lưu trữ an toàn số liệu, thông tin trên máy vi tính, lưu trữ, bảo toàn sổ sách, chứng từ kế toán.
- Phòng Hành chính tổ chức.
Đảm trách mọi công tác về tổ chức và hậu cần cho Chi nhánh, công tác tổ chức và phát triển nguồn nhân lực; văn thư, lễ tân, quản lý mua sắm tài sản, thực hiện công tác bảo vệ...
2. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội.
Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội hoạt động trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, nơi nhiều doanh nghiệp đặt trụ sở nên phần nào Ngân hàng cũng có những thuận lợi trong các nghiệp vụ kinh doanh của mình.
Trong những năm trước, do mới được thành lập với số vốn hoạt động ban đầu còn nhỏ(chỉ có 20 tỷ VND), phạm vi kinh doanh hẹp, cùng với việc chưa có kinh nghiệp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nên Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội khó có khả năng thu hút các khách hàng lớn, có uy tín. Các Tổng công ty lớn củaViệt Nam với đặc điểm: quy mô hoạt động lớn, có truyền thống kinh doanh lâu... nên trong quan hệ với các ngân hàng thường hoạt động với các ngân hàng quốc doanh và không muốn chuyển sang quan hệ với các ngân hàng mới. Do đó, Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội gặp khó khăn trong việc thu hút các khách hàng lớn. Chính vì thế, khách hàng của Ngân hàng trong giai đoạn ban đầu chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân kinh doanh.
Từ năm 1997 đến nay, cùng với sự lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội đã trở thành một trong những ngân hàng có uy tín, vì thế hoạt động tín dụng của Ngân hàng với các doanh nghiệp lớn cũng được mở rộng.
Do chính sách đổi mới của Nhà nước trong việc phát triển tất cả các thành phần kinh tế, bằng chính sách lãi suất công bằng đối với tất cả các thành phần kinh tế, Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội đã tích cực mở rộng chính sách đầu tư đối với các thành phần kinh tế. Trước đây, khách hàng của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá nhân đến nay Ngân hàng đã mở rộng kinh doanh đối với một số khách hàng lớn là doanh nghiệp Nhà nước như : Tổng công ty lắp máy Việt Nam, Tổng công ty cơ khí xây dựng, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Tổng công ty Xi măng Việt Nam,...
Dù còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội đang cố gắng vươn lên, hoạt động có hiệu quả, khắc phục những khó khăn trước mắt, không ngừng mở rộng mạng lưới kinh doanh, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Nói đến tình hình kinh doanh của ngân hàng, người ta thường đề cập đến hai vấn đề chính là tình hình huy động vốn và tình hình sử dụng vốn. Huy động vốn là nhiệm vụ tiên quyết tạo đầu vào cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Có huy động được vốn thì ngân hàng mới có thể thực hiện được nghiệp vụ tín dụng của mình. Mặt khác, tình hình huy động vốn phải phù hợp với nhu cầu tín dụng. Nếu nguồn vốn huy động được không được sử dụng tối đa thì doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng giảm có thể dẫn đến tình trạng thua lỗ. Như vậy, trong quá trình kinh doanh của ngân hàng, huy động vốn và sử dụng vốn là hai vấn đề không thể tách rời, có quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu cả hai hoạt động đều phát triển thì việc kinh doanh của ngân hàng mới đạt hiệu quả cao.
2.1. Tình hình huy động vốn
Như đã trình bày, công tác huy động vốn của ngân hàng là một nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đều muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Muốn mở rộng hoạt động tín dụng của mình thì ngân hàng cần phải mở rộng hoạt động huy động vốn, vì thế bất kỳ ngân hàng nào cũng rất chú trọng đến hoạt động này. Vấn đề đặt ra là phải huy động được nguồn vốn đa dạng với giá rẻ để đảm bảo tính cạnh tranh của ngân hàng.
Trên thực tế đối với Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội cũng vậy. Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội tuy mới được thành lập song được sự chỉ đạo kịp thời của Ban Tổng giám đốc, Ban giám đốc chi nhánh và sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của toàn bộ cán bộ nhân viên nên Ngân hàng đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong những năm gần đây.
Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội được thống kê qua bảng 2 như sau:
Bảng 2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội.
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu.
Năm 1997.
Năm 1998.
Năm 1999.
98so với 97
99so với 98
+/-
%
+/-
%
1.Theo đối tượng.
-Từ dân cư.
-Từ các tổ chức kinh tế.
2.Phân theo nguyên tệ.
-VND.
-USD quy đổi.
102.411
20.352
60.823
61.940
124.355
37.488
70.606
91.237
138.947
65.006
91.170
112.783
21.944
17.136
9.783
29.297
121
184
116
147
14.592
27.518
20.564
21.546
112
173
129
124
Nguồn : Báo cáo tình hình huy động vốn năm 1997, 1998, 1999- Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội.
Năm 1998, tổng vốn huy động đạt gần 161,843 triệu đồng , tăng 32% so với năm 1997. Trong đó, tiền gửi của dân cư tăng 21%, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng mạnh 84%. Trong năm 1999, tiền gửi của dân cư tăng 12%, của các tổ chức kinh tế tăng 73%, làm tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng 26% so với năm 1998, đạt 203.953 triệu đồng.
2.2. Hoạt động Tín dụng.
Dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội trong 3 năm gần đây tăng trưởng rõ rệt. Năm 1999, dư nợ cho vay đạt 175.599 triệu đồng. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội gia tăng là do Ngân hàng đã tham gia đồng tài trợ đối với một số dự án lớn của Nhà nước. Bên cạnh đó, là do Ngân hàng đã tích cực tiếp thị một số khách hàng mới, đa dạng hoá loại hình cho vay (như cho vay trả góp tiêu dùng, sửa chữa xây dựng nhà, mua xe, ...). Chính vì vậy, Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhiều thành phần kinh tế.
Bên cạnh phát triển thị phần tín dụng, Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội cũng đã linh hoạt sử dụng vốn khả dụng vừa nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản vừa để kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng như cho vay đối với các tổ chức tín dụng và gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Do vậy, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội vào cuối năm 1999 đạt hơn 785 tỷ VND tăng 8% so với cùng thời kỳ cuối năm 1998.
Trong năm 1999, cơ cấu cho vay của Ngân hàng có sự thay đổi, tỷ lệ cho vay trung và dài hạn tăng lên. Dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm khoảng 64%, trong khi đó tỷ lệ này năm 1998 là khoảng 40%.
Xem xét tình hình cho vay của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội ta có bảng số liệu thống kê như sau:
Bảng 3:Tình hình cho vay của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội.
Đơn vị tính: +Cho vay bằng VND: triệu đồng.
+Cho vay bằng USD: nghìn đô là Mỹ.
Chỉ tiêu.
Năm 1997.
Năm 1998.
Năm 1999.
98 so với 97.
99 so với 98.
+/-
%
+/-
%
1.Cho vay VND.
-Ngắn hạn.
-Trung,dài hạn.
2.Cho vay USD.
-Ngắn hạn.
-Trung, dài hạn.
30.319
23.390
6.982
7.234
650
6.584
64.322
58.500
5.821
8.107
8.107
67.566
62.315
5.251
7.707
20
7.687
34.303
35.110
-1
107
873
-650
1532
212
250
84
112
123
3.244
3.814
-570
-400
20
420
105
106
90
95
94
Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay năm 1997, 1998, 1999- Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội.
Với chủ trương đa dạng hoá các loại hình cho vay vừa để phân tán rủi ro tín dụng vừa để đáp ứng nhu cầu vốn của nhiều thành phần kinh tế nên trong năm 1999, dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế có nhiều thay đổi, trong đó tỷ lệ cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng từ 67% tổng dư nợ( năm 1998) lên 48%( năm 1999). Trong số này, dư nợ cho vay đối với các công ty liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài tăng từ 5%năm 1998 lên 17% tổng dư nợ năm 1999.
2.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và kinh doanh ngoại tệ.
· Hoạt động thanh toán phi mậu dịch.
Thanh toán phi mậu dịch tại Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội bao gồm: chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh Western Union. Hoạt động này đã tăng mạnh trong năm 1999. Sở dĩ thanh toán phi mậu dịch tăng mạnh là do Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội đã thiết lập được mạng lưới chi trả với nhiều đại lý ở khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Hơn nữa, việc Nhà nước chính thức cho người thụ hưởng kiều hối được nhận USD mặt( không phải nộp thuế thu nhập ) là yếu tố chính kích thích Việt kiều gửi tiền về nước qua ngân hàng.
· Hoạt động thanh toán quốc tế(thanh toán phi mậu dịch).
Trong năm 1999, thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội chủ yếu là hình thức thanh toán chuyển tiền, L/C trả ngay. Tổng thanh toán quốc tế cả năm 1999 đạt 18.000.000 USD, trong đó thanh toán chuyển tiền T/TR đạt 12.840.000 USD, chiếm 71,33% tổng doanh số thanh toán quốc tế; thanh toán L/C trả ngay đạt 5.040.000 USD, chiếm 28% tổng số thanh toán quốc tế; các hình thức thanh toán khác(nhờ thu, L/C xuất khẩu, ...) đạt 120.000 USD, chiếm 0,67% tổng doanh số thanh toán quốc tế.
Phí thanh toán quốc tế và bảo lãnh trong nước toàn năm 1999 đạt gần 1 tỷ VND. Đây là khoản thu đáng kể trong tổng thu nhập của Ngân hàng trong năm 1999.
· Kinh doanh ngoại tệ.
Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội không trực tiếp kinh doanh ngoại tệ. Phần lớn các giao dịch liên quan đến mua, bán ngoại tệ đều mua bán với Ngân hàng TMCP Á Châu Hội sở. Chỉ một số rất ít các giao dịch khi cần thiết và Ngân hàng TMCP Á Châu Hội sở không đủ bán cho Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội thì Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội sẽ trực tiếp giao dịch với các tổ chức trên thị trường liên ngân hàng hay các khách hàng có nguồn tiền xuất khẩu.
2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Thu nhập của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội tăng liên tục trong các năm qua. Năm 1998 tăng so với năm 1997 là 1.748 triệu VND, bằng 116% , năm 1999 tăng so với năm 1998 là 3.426 triệu VND, bằng 127%. Trong đó, thu nhập chủ yếu của Ngân hàng là lãi cho vay, tăng 30% so với các năm trước.
Cùng với sự gia tăng về thu nhập, chi phí của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn. Năm 1999, chi phí chỉ tăng 11%, trong khi đó thu nhập của Ngân hàng tăng 127% so với năm 1998.
Lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội năm 1998 đạt 2.833 triệu VND, tăng 36% so với năm 1997, vượt mức kế hoạch được giao. Nhưng năm 1999, lợi nhuận đạt 2.711 triệu VND, giảm 4% so với năm 1998.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU HÀ NỘI
1. Tổ chức hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội
Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội do phòng Tín dụng và Thanh toán quốc tế thực hiện theo quyết định số 959.1 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu ngày 01/07/1999 về việc ban hành Quy chế cho vay của Ngân hàng TMCP Á Châu đối với khách hàng.
Quy trình tiếp nhận, thẩm định và theo dõi Hồ sơ vay vốn được thực hiện theo các bước sau:
1.1. Tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng.
- Nhân viên tín dụng có nhiệm vụ tiếp xúc, tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng thủ tục xin vay như : tư cách pháp lý của khách hàng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng, khả năng vay vốn, tài sản thế chấp, cầm cố, thực trạng tình hình công nợ của khách hàng.
- Đề nghị khách hàng cung cấp Hồ sơ vay vốn.
- Lập tờ trình thẩm định sơ bộ.
1.2. Nghiên cứu, thẩm định hồ sơ vay của khách hàng.
- Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư của khách hàng về hiệu quả kinh tế, khả năng sinh lời, cơ cấu vốn đầu tư.
- Đánh giá tình hình tài chính, tình hình công nợ của khách hàng.
- Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.
- Xác minh tính hợp pháp và đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của khách hàng.
- Đánh giá uy tín và khả năng phát triển của khách hàng.
1.3. Lập tờ trình thẩm định về Hồ sơ xin vay của khách hàng.
- Lập tờ trình thẩm định: nêu rõ khách hàng, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh, nhu cầu vay vốn, tài sản thế chấp, cầm cố, đánh giá và đề xuất của nhân viên tín dụng.
- Lập Hồ sơ các chứng từ liên quan đến nội dung thẩm định: tư cách pháp lý, phương án kinh doanh, báo cáo tài chính, tình hình công nợ, tờ trình đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố...
1.4. Xem xét và quyết định cho vay.
Nhân viên tín dụng lập và gửi Tờ trình thẩm định và Hồ sơ xin vay của khách hàng lên Trưởng phòng Tín dụng. Trưởng phòng Tín dụng xem xét, kiểm tra, đánh giá lại việc thẩm định này, tiến hành việc trình Ban tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội hoặc Hội đồng tín dụng.
1.5. Tiến hành thủ tục công chứng và ký kết Hợp đồng tín dụng.
Sau khi Ban tín dụng hoặc Hội đồng tín dụng chấp thuận cho khách hàng vay vốn, nhân viên tín dụng tiến hành các công việc sau:
- Lập hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và tiến hành thủ tục công chứng.
- Hoàn tất thủ tục thế chấp, cầm cố và nhận tài sản thế chấp, cầm cố.
- Lập tờ trình Hội đồng tín dụng và khế ước nhận vay.
- Hướng dẫn khách hàng ký trên các giấy tờ liên quan. Sau khi hoàn tất, Hồ sơ được trình Trưởng phòng Tín dụng ký và trình lên Ban lãnh đạo Ngân hàng.
1.6. Giải ngân.
1.7. Kiểm tra sau khi cho vay.
- Kiểm tra thường xuyên việc khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích hay không, và theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình công nợ của khách hàng.
- Kiểm kê tài sản thế chấp, cầm cố, tái thẩm định tài sản thế chấp, cầm cố.
1.8. Đối chiếu dư nợ.
1.9. Thu nợ- Tính lãi- Thu lãi.
1.10. Lưu trữ hồ sơ.
2. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội
Những nội dung tài chính được xem xét khi thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng bao gồm:
· Phân tích tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
· Tổng chi phí đầu tư và tổng nguồn vốn.
Tổng nguồn vốn đầu tư dự án: Thẩm định chi phí đầu tư là phân tích, đánh giá mức chính xác trong tính toán nhu cầu về vốn đầu tư căn cứ vào nội dung các hạng mục công trình của dự án đầu tư, tổng dự toán công trình đã được phê duyệt, các biểu giá do Nhà nước quy định, giá cả thị trường...
Nguồn vốn: Xem xét dự án đầu tư có thể sử dụng nguồn vốn nào để đáp ứng nhu cầu về chi phí đầu tư.
· Xác định doanh thu theo công suất dự kiến.
· Xác định chi phí đầu vào theo công suất có thể đạt được trong các năm trả nợ.
· Khả năng trả nợ.
Lợi nhuận ròng dùng để trả nợ.
Tỷ lệ lợi nhuận
= x 100%
ròng dùng để trả nợ
Tổng số lợi nhuận ròng.
Nguồn trả nợ vay = Khấu hao cơ bản + Lợi nhuận ròng dùng để trả nợ + Nguồn khác.
· Tính thời gian thu hồi vốn.
Thời gian Tổng số vốn vay trung và dài hạn.
=
thu hồi vốn vay. Khấu hao cơ bản + Lợi nhuận trả nợ + Nguồn khác
Thời gian thu Tổng số vốn đầu tư vào dự án.
=
hồi vốn đầu tư. Khấu hao cơ bản năm+Lợi nhuận trả nợ+Nguồn khác
· Phân tích điểm hoà vốn.
· Tính toán một số chỉ tiêu tài chính.
Để có thể hiểu một cách đầy đủ các công việc liên quan đến việc thẩm định dự án đầu tư, tôi xin minh hoạ bằng một dự án đầu tư cụ thể.
Tên dự án: Đầu tư mua tàu chuyên dụng chở container DEJA BHUM.
Chủ dự án: Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
I. Giới thiệu khách hàng.
- Tên doanh nghiệp: Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam National Shipping Lines( VINA LINES).
- Tổng giám đốc: ông Vũ Ngọc Sơn.
- Trụ sở: 210- Khâm Thiên- Đống Đa- Thành phố Hà Nội.
- Quyết định thành lập số: 250/ TTg của Thủ tướng Chính phủ cấp ngày 29/ 4/ 1995.
- Giấy phép kinh doanh: 110- 462 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 06/ 12/ 1995.
- Ngành nghề kinh doanh:
§ Kinh doanh vận tải biển.
§ Khai thác cảng.
§ Sửa chữa tàu biển.
§ Đại lý, môi giới, cung ứng dịch vụ hàng hải.
§ Xuất- nhập khẩu phương tiện, vật tư, thiết bị chuyên ngành vận tải.
§ Cung ứng lao động hàng hải cho các tổ chức trong và ngoài nước.
- Vốn điều lệ: 1.065.588 tỷ VND.
II. Nhu cầu vay vốn.
- Số tiền vay: 900.000 USD trong khoản vay đồng tài trợ 3.800.000 USD.
- Thời hạn: 5 năm.
- Mục đích: đầu tư mua tàu chở container DEJA BHUM sức chở 555 TEU.
- Hình thức tài trợ: đồng tài trợ do Ngân hàng TMCP Quân Đội làm ngân hàng đầu mối.
III. Hoạt động kinh doanh và tài chính của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam trong quá khứ.
1. Tình hình hoạt động kinh doanh.
Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam được thành lập từ năm 1995 theo mô hình Tổng Công ty 91 trên cơ sở tập trung các doanh nghiệp vận tải biển hàng đầu trong cả nước, các cảng biển và các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng hải. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là vận tải đường biển, khai thác cảng, sửa chữa tàu biển, cung cấp dịch vụ hàng hải, xuất- nhập khẩu phương tiện, vật tư, thiết bị hàng hải, cung ứng lao động hàng hải.
Từ năm 1996 đến nay, sản lượng vận tải của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam liên tục tăng trưởng. Tổng Công ty được đánh giá là một Tổng Công ty 91 mạnh, hoạt động có hiệu quả. Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty được thể hiện qua bảng số liệu thống kê sau:
Bảng 4: Tình hình kinh doanh của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu.
Năm 1996.
Năm 1997.
Năm 1998.
Năm 199.
Tổng doanh thu.
Lợi nhuận.
Vốn chủ sở hữu.
2.364.603
194.919
1.661.365
2.272.653
226.266
1.775.869
3.113.344
252.849
1.906.579
3.62.338
254.789
2.036.084
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 1996, 1997, 1998, 1999- Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
Năm 1996, tổng sản lượng vận tải của Tổng Công ty là 4,8 triệu tấn hàng hoá, đến năm 1999 con số này là 9,1 triệu tấn. Năm 1996, sản lượng hàng hoá bốc xếp tại các cảng biển của Tổng Công ty là 14 triệu tấn và 254.944TEU. Năm 1999, sản lượng hàng hoá bốc xếp tại các cảng là 17,5 triệu tấn và 390.617 TEU. Hiệu suất khai thác phương tiện và cảng biển cũng tăng đáng kể.
Trong năm 1996- 1999, thực hiện chủ trương nâng cao năng lực vận tải và trẻ hoá đội tàu biển, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đã đầu tư thêm 25 tàu với tổng trọng tải tăng thêm là 354.455 tấn, nâng tổng số tàu hiện có lên 74 chiếc tàu các loại, trong đó có 5 tàu Tổng Công ty đầu tư theo hình thức thuê mua, 20 tàu đầu tư bằng vốn tự có và vay ngân hàng gồm 6 tàu chuyên dụng chở container, 5 tàu dầu, số còn lại là tàu chở hàng khô với tổng giá trị đầu tư là 135 triệu USD.
Ngoài việc đầu tư lớn vào đổi mới phương tiện để nâng cao năng lực vận tải và khả năng cạnh tranh trong kinh doanh vận tải, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam cũng thực hiện đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới hệ thống cầu cảng nhằm tăng năng lực bốc xếp, tăng lượng hàng hoá thông qua. Tổng Công ty cũng quan tâm sắp xếp, tổ chức lại sản xuất giúp những đơn vị thành viên ổn định sản xuất, kinh doanh có lãi. Sau 5 năm kể từ ngày thành lập, hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đạt được mức tăng trưởng khá.
2. Tình hình tài chính.
Báo cáo tài chính của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam( số liệu đến ngày 31/ 12/ 1999) được tóm tắt qua bảng sau:
Bảng 5: Tình hình tài chính của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
Chi tiết.
Năm 1997.
Năm 1998.
Năm 1999.
Tài sản lưu động.
Tài sản cố định.
Tổng tài sản.
Tổng khoản nợ ngắn hạn.
Nợ dài hạn.
Tổng nguồn vốn.
253.802.081
1.929.579.017
2.861.836.788
465.347.202
573.049.395
2.861.863.788
284.644.443
2.247.338.607
3.530.168.928
596.535.889
954.372.029
3.530.168.928
338.980.070
2.757.051.473
4.182.656.969
779.098.839
1.286.056.237
4.182.656.969
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 1997, 1998, 1999- Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
Qua bảng số liệu trên, nhìn chung tình hình tài chính của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam có các điểm đáng lưu ý sau:
Tổng tài sản tăng khá nhanh chủ yếu do Tổng Công ty tăng cường đầu tư vào để trẻ hoá đội tàu và nâng cao năng lực vận chuyển và khả năng cạnh tranh. Tổng giá trị tài sản cố định tăng thêm trong năm 1999 gần 1.000 tỷ đồng theo nguyên giá.
Nguồn vốn đầu tư tài sản cố định của Tổng Công ty chủ yếu từ nguồn vốn vay ngân hàng, do nguồn khấu hao dành cho việc tái đầu tư và mức tăng vốn chủ từ nguồn lợi để lại và nguồn do Ngân sách cấp khá thấp. Điều này làm cho tỷ lệ Nợ/ Vốn chủ sở hữu giảm. Tại thời điểm 31/ 12/ 1999, tỷ lệ này là 1/ 1, tỷ lệ này được đánh giá là khá cao nếu so với các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay. Trong một vài năm tới, nhu cầu đầu tư của Tổng Công ty còn rất lớn mà chủ yếu là do đầu tư vào đội tàu, nguồn vốn đầu tư cũng vẫn chủ yếu là nguồn vốn vay và do lợi nhuận, khấu hao có thể sử dụng cho tái đầu tư, kể cả nguồn vốn Ngân sách cấp (nếu có) không tăng tương ứng. Hậu quả là chỉ tiêu an toàn tài chính của Tổng Công ty vẫn tiếp tục giảm.
Nguồn khấu hao của toàn Tổng Công ty năm 1999 đạt khoảng 650 tỷ VND, tỷ lệ Nợ dài hạn/ Khấu hao là 1,98.
IV. Dự án đầu tư.
1. Mô tả dự án đầu tư.
Dự án đầu tư thực chất là việc mua con tàu chuyên dụng chở container DEJA BHUM với tổng số vốn đầu tư là 4.400.000 USD.
- Tính hợp lý của dự án đầu tư.
§ Tăng khả năng vận tải của Tổng Công ty nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Hiện nay, nhu cầu vận tải hàng hoá bằng container rất lớn, có tới 70% lượng hàng hoá được vận chuyển bằng container. Trong đó Châu Á- Thái Bình Dương đã trở thành khu vực vận chuyển container lớn nhất trên thế giới, chiếm đến 65% tổng lượng hàng hoá vận chuyển trên toàn thế giới. Theo báo cáo nghiên cứu tình hình thị trường thuê- mua tàu container năm 1999 của MAERSK BROKER K/S, mức tăng trưởng của đội tàu container thế giới năm 1999 đạt 8,1%, tương đương với tổng công suất 4,3 triệu TEU. Căn cứ theo các hợp đồng đóng tàu container tại các xưởng đóng tàu trên thế giới, dự kiến mức tăng trưởng đội tàu container thế giới sẽ đạt 9,3% vào năm 2000.
Mức độ tăng trưởng của đội tàu container thế giới được thống kê chi tiết qua bảng số liệu sau:
Bảng 5: Mức tăng trưởng đội tàu container thế giới.
Loại tàu
(TEU).
Tổng công suất năm 1998
(1000TEU).
Tổng công suất năm 1999
(1000TEU).
Tổng công suất năm 2000
(1000TEU).
Tỷ lệ tăng trưởng 99/98
(%).
Tỷ lệ tăng trưởng 00/99
(%).
200 - 649
650 - 899
900 – 1299
1300 - 1999
2000 - 2999
3000 - 4999
> 5000
211
156
465
675
901
1.139
465
224
175
492
746
957
1.181
560
227
177
501
770
997
1.248
818
6,6
12,0
5,8
10,5
6,2
3,7
20,4
1,1
1,3
1,8
3,2
4,1
5,7
46,0
Tổng cộng.
4012
4335
4737
8,1
9,3
Nguồn: Báo cáo tình hình thị trường thuê- mua tàu container năm 1999- MAERSK BROKER K/S.
Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng của đội tàu container là do nền kinh tế thế giới tăng trưởng khá, giao thương giữa các nước Châu Á, giữa Châu Á và phần còn lại của thế giới tăng mạnh do sự phục hồi của các nền kinh tế các nước Châu Á và Đông Nam Á. Ngoài các lý do kể trên còn một yếu tố quan trọng nữa góp phần làm tăng mạnh nhu cầu vận tải bằng container và gây lên sự thiếu hụt các loại tàu vận tải container đó là việc mở thêm các tuyến vận chuyển container tầm ngắn sử dụn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NganHang 64.doc