Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm kinh doanh tổng hợp Nguyễn Kim - Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 4

 

CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Các quan điểm cơ bản về hiệu quả kinh doanh và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh: 7

1.1.1 Một số quan điểm cơ bản về hiệu quả kinh doanh: 7

1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh: 7

1.1.3 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh 8

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp 8

1.2.1 Các yếu tố bên ngoài: 9

1.2.1.1 Yếu tố thuộc môi trường tự nhiên 9

1.2.1.2 Môi trường Chính trị - Pháp luật 9

1.2.1.3 Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh 9

1.2.2 Các yếu tố bên trong: 10

1.2.2.1 Tài lực 10

1.2.2.2 Nguồn nhân lực 10

1.2.2.3 Yếu tố quản trị doanh nghiệp 11

1.3 Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 12

1.3.1 Hiệu quả kinh doanh tổng hợp 12

1.3.2 Hiệu quả trong sử dụng lao động, nguồn nhân lực 13

1.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn 13

1.3.3.1 Đánh giá hiệu quả qua việc sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) 13

1.3.3.2 Đánh giá hiệu quả việc sử dụng tài sản lưu động (TSLĐ) 14

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM KINH DOANH TỔNG HỢP NGUYỄN KIM 16

2.1 Tổng quan về Trung tâm KDTH Nguyễn Kim. 16

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của TT.KDTH Nguyễn Kim 16

2.1.2 Đôi nét về những sản phẩm được kinh doanh tại Trung tâm KDTH 17

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm KDTH Nguyễn Kim 19

2.1.4 Cơ cấu tổ chức TT.KDTH Nguyễn Kim. 20

2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 218

2.2.1 Phòng Nhân sự/ Hành chính: 21

2.2.1.1 Chức năng: 21

2.2.1.2 Nhiệm vụ: 21

2.2.2 Phòng Kế Toán: 19

2.2.2.1 Chức năng: 19

2.2.2.2 Nhiệm Vụ: 19

2.2.3 Phòng Kinh doanh Dự án: 23

2.2.3.1 Chức Năng: 23

2.2.3.2 Nhiệm vụ: 24

 

2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của TT.KDTH Nguyễn Kim. 25

2.3.1 Đối tượng khách hàng 25

2.3.2 Hình thức bán hàng. 26

2.3.3 Chính sách về giá bán đối với hàng hóa. 27

2.3.3.1 Mức chiết khấu dành cho khách hàng 27

2.3.3.2 Chính sách đối với khách hàng thân thiết 27

2.3.3.3 Đối với phiếu mua hàng (PMH) 28

2.3.3.4 Chính sách về công nợ: 28

2.3.3.5 Chính sách về chi phí giao nhận – lắp đặt: 29

2.3.4 Quy trình nhập hàng- Bán hàng- Giải quyết khiếu nại cho khách 30

2.3.4.1 Quy trình nhập hàng: 30

2.3.4.2 Quy trình bán hàng: 29

2.3.4.3 Quy trình giải quyết khiếu nại khách hàng: 33

2.4 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. 34

2.4.1 Hiệu quả kinh doanh tổng hợp 34

2.4.1.1 Tình hình vốn kinh doanh của Trung tâm KDTH Nguyễn Kim 34

2.4.1.2 Tình hình trang thiết bị của Trung tâm: 35

2.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của TT. KDTH qua 2 năm 2007–2008. 36

2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh 38

2.4.3.1 Phân tích mức ảnh hưởng của các yếu tố đến lợi nhuận: 38

2.4.3.2 Doanh thu: 38

2.4.3.3 Chi phí: 40

2.4.3.4 Phân Tích Mức Độ Ảnh Hưởng của các Yếu Tố đến Lợi Nhuận 39

2.4.4 Hiệu quả sử dụng lao động 44

2.4.4.1 Tình Hình Cơ Cấu Lao Động của Trung tâm qua 2 năm 2007 - 2008 44

2.4.4.2 Phân tích tình hình sử dụng lao động của Trung tâm KDTH: 46

2.4.5 Hiệu quả sử dụng vốn 47

2.4.6 Phân tích tình hình tài chính: 49

2.4.6.1 Phân tích các chỉ số tài chính: 49

2.4.6.2 Các tỷ số hoạt động: 49

2.4.7 Phân tích chung về biến động tài sản – nguồn vốn của Trung tâm 53

2.4.8 Phân tích tình hình sử dụng vốn 53

2.5 Nhận xét chung. 57

 

CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI TRUNG TÂM KDTH NGUYỄN KIM 59

3.1 Kiến nghị 59

3.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao HQKD. 61

3.2.1 Giải pháp giảm chi phí. 61

3.2.1.1 Thay đổi cơ cấu phù hợp với tình hình thị trường 58

3.2.1.2 Định hướng đối tượng khách hàng theo từng Nhóm KD. 59

3.2.1.3 Xây dựng chính sách bán hàng mới phù hợp theo kênh khách hàng 65

3.2.2 Giải pháp tăng doanh thu. 67

3.2.2.1 Phát triển kênh bán hàng mới phù hợp với tình hình thị trường trong thời gian tới. 67

3.2.2.2 Tập trung khai thác những khách hàng lớn/ tiềm năng 69

3.2.2.3 Đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng 68

3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 69

3.2.3.1 Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. 69

3.2.3.2 Hạn chế công nợ quá hạn. 73

3.2.3.3 Nâng cao chất lượng nghiệp vụ bán hàng. 73

 

KẾT LUẬN 74

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm kinh doanh tổng hợp Nguyễn Kim - Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà cung cấp và khóa xác nhận trên hệ thống. - Nếu thông tin không nhất quán với đơn hàng thì Giám đốc phản hồi thông tin ngay cho chuyên viên nhập hàng để thực hiện điều chỉnh. 7. Theo dõi quá trình thực hiện đơn hàng của nhà cung cấp. 8. Lưu trữ tất cả các hồ sơ liên quan theo quy trình kiểm soát hồ sơ của công ty. Sơ đồ 2.3.4.1: Quy trình nhập hàng Quy trình bán hàng: Lưu đồ quy trình bán hàng: Diễn giải 1.Khách hàng đến Trung tâm 2.Tư vấn hàng hóa cho khách hàng 3.Ghi nhận thông tin 4. Xuất hóa đơn hàng bán cho khách 5. Giao hàng cho khách theo yêu cầu 1. Khách hàng đến tham quan và mua sắm tại Trung tâm (khách hàng được tiếp thị thông qua các kênh truyền thống của Trung tâm KDTH Nguyễn Kim. 2. Nhân viên Trung tâm có trách nhiệm tư vấn hàng hóa/ sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng với chi phí hợp lý nhất. 3. Nhân viên kinh doanh ghi nhận thông tin khách hàng để xuất VAT và giao hàng cho khách hàng nếu khách hàng đồng ý mua hàng. 4. Xuất VAT và giao hàng theo địa chỉ / thông tin mà khách hàng đã cung cấp. Sơ đồ 2.3.4.2 : Quy trình bán hàng Quy trình giải quyết khiếu nại khách hàng: Lưu đồ quy trình giải quyết khiếu nại khách hàng: Diễn giải 1.Tiếp nhận ý kiến/khiếu nại của Khách hàng 2.Xử lý thông tin 3. Báo cáo kết quả thực hiện 4. Lưu trữ hồ sơ và kết thúc 1. Tiếp nhận ý kiến khiếu nại của khách hàng qua điện thoại, địa chỉ email hoặc trực tiếp của Trung tâm. Ghi nhận thông tin đầy đủ nội dung khiếu nại và chuyển cho Trưởng đơn vị/ bộ phận có liên quan giải quyết. 2. Xác định và phân tích nguyên nhân dẫn đến việc khiếu nại cua khách hàng, đưa ra các biện pháp giải quyết phù hợp đảm bảo sự thỏa mãn của khách hàng. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa các trường hợp tương tự trong quá trình hoạt động tới. 3. Trưởng đơn vị tổng hợp các ý kiến khiếu nại của khách hàng và đề xuất phương pháp cải thiện trình Giám đốc Trung tâm xem xét và cho ý kiến chỉ đạo. 4. Lưu trữ các hồ sơ liên quan theo quy trình kiểm soát hồ sơ của Trung tâm. Sơ đồ 2.3.4.3 : Quy trình giải quyết khiếu nại khách hàng Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp Tình hình vốn kinh doanh của Trung tâm KDTH Nguyễn Kim (Đơn vị tính: VND) Nguồn vốn Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Giá trị % Giá trị % ±∆ % 1.Vốn cố định 15,964,649,560 25% 14,396,220,862 17% -1,568,428,697 -10% Ngân sách 15,964,649,560 25% 14,396,220,862 17% -1,568,428,697 -10% Tự bổ sung 0 0% 0 0% 0 0% 2.Vốn lưu động 47,030,161,205 75% 72,154,307,736 83% 25,124,146,531 53% Ngân sách 47,030,161,205 75% 72,154,307,736 83% 25,124,146,531 53% Tự bổ sung 0 0% 0 0% 0 0% Tổng cộng 62,994,810,764 100% 86,550,528,598 100% 23,555,717,834 37% Bảng 2.4.1.1 : Tình hình vốn kinh doanh của Trung tâm KDTH Nguyễn Kim (Nguồn:Phòng tài chính Trung Tâm) Qua bảng tình hình vốn cho thấy tổng nguồn vốn hoạt động của Trung tâm năm 2009 tăng lên so với năm 2008 một khoản là 23,555,717,834 đồng, tương ứng với một tỷ lệ tăng là 37%. Nguyên nhân là do lượng vốn lưu động tăng lên 53%, trong khi nguồn vốn cố định không tăng mà có phần giảm xuống 10% so với năm 2008. Như vậy quy mô hoạt động kinh doanh của Trung tâm có phần mở rộng hơn so với năm 2008. Tình hình trang thiết bị của Trung tâm: Là đơn vị thương mại, tuy không trang bị những máy móc như những đơn vị sản xuất, nhưng trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng đã trang bị một số máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong quá trình kinh doanh, đó cũng là điều tiên quyết của Trung tâm khi tham gia hoạt động kinh doanh và cũng là cam kết đối với nhân viên khi tham gia làm việc tại Trung tâm. vấn đề sử dụng trang thiết bị hàng năm của Trung tâm được thể hiện qua bảng sau: (Đơn vị tính: VNĐ) Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Số lượng giá bình quân Thành tiền Số lượng Giá bình quân Thành tiền ±∆ % MMTB 52 8,000,000 416,000,000 64 7,800,000 499,200,000 83,200,000 20% 2 3,000,000 6,000,000 5 3,500,000 17,500,000 11,500,000 192% Tổng cộng 54 11,000,000 422,000,000 69 11,300,000 516,700,000 94,700,000 22% Bảng 2.4.1.2 : Tình hình trang thiết bị của trung tâm Trong năm 2009 trang thiết bị của Trung tâm tăng lên 83,200,000 đồng tương ứng với tỷ lệ là 20% so với năm 2008 thể hiện sự phát triển, đầu tư vào hoạt động kinh doanh cho năm 2009. Nguyên nhân chính là do sự phát triển về nhân sự, mở rộng quy mô hoạt động, cụ thể là năm 2008 có 60 nhân sự trong khi đó đến năm 2009 tổng số nhân sự của Trung tâm đã tăng lên 73 người. Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm KDTH qua 2 năm 2008 – 2009. (Đơn vị tính: VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Giá trị % Giá trị % ±∆ % 1. Doanh thu thuần 122,251,032,287 100.00% 211,984,268,682 100.00% 89,733,236,395 73.40% 2.Giá vốn hàng bán 111,599,547,694 91.29% 196,234,908,672 92.57% 84,635,360,978 75.84% 3. Lợi nhuận gộp 10,651,484,593 8.71% 15,749,360,010 7.43% 5,097,875,417 47.86% Thu nhập từ HĐTC 2,359,661,538 1.93% 909,815,540 0.43% - 1,449,845,998 -61.44% Chi phí HĐTC 2,016,241,912 1.65% 5,572,615,800 2.63% 3,556,373,887 176.39% -Chi phí vay 2,015,821,877 1.65% 5,555,618,224 2.62% 3,539,796,347 175.60% 4.Chi phí bán hàng 5,254,830,215 4.30% 10,198,992,734 4.81% 4,944,162,519 94.09% 5.Chi phí QLDN 1,793,069,452 1.47% 2,279,526,056 1.08% 486,456,604 27.13% 6.LNT từ HĐKD -3,947,004,552 -3.23% -1,391,959,039 -0.66% 2,555,045,513 -64.73% Các khoản TN bất thường 2,055,038,514 1.68% 5,010,968,835 2.36% 2,955,930,322 143.84% Chi phí bất thường 7,446,251 0.01% 40,129,207 0.02% 32,682,956 438.92% 7.Lợi nhuận bất thường 2,047,592,263 1.67% 4,970,839,628 2.34% 2,923,247,365 142.77% 8.Tổng lợi nhuận trước thuế 5,994,596,815 4.90% 3,578,880,589 1.69% - 2,415,716,226 -40.30% 9.Thuế TNDN phải nộp 1,679,798,706 1.37% 960,168,584 0.45% - 719,630,121 -42.84% 10.Lợi nhuận sau thuế 4,314,798,109 3.53% 2,618,712,004 1.24% - 1,696,086,105 -39.31% Bảng 2.4.2: Báo cáo KQKD TT.KDTH qua 2 năm 2008-2009 (Nguồn: Bảng báo cáo KQKD của Trung Tâm) Qua bảng ta thấy doanh thu thuần năm 2009 tăng lên 89,733,236,395 đồng với tỷ lệ 73,40% so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2009 Trung tâm mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh thông qua việc phát triển lực lượng nhân sự, khai thác thị trường rộng rãi không những chỉ ở TP.HCM mà còn khai thác ở các Tỉnh lân cận, cụ thể như Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, Đồng Nai, Vũng Tàu,… nhằm tăng khối lượng hàng bán, tăng doanh thu và lợi nhuận. Giá vốn hàng bán của năm 2009 cũng tăng 84,635,360,978 đồng với tỷ lệ tương ứng là 75,84% so với năm 2008. Nguyên nhân là do lượng sản phẩm kinh doanh trong năm 2009 tăng so với năm 2008. Lợi nhuận gộp do đó cũng tăng lên ở năm 2009 do doanh thu bán hàng tăng với tỷ lệ 47,86% so với năm 2008 với giá trị bằng 5,097,875,417 đồng. Mặc dù lợi nhuận gộp có tăng lên nhưng ta thấy là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lại giảm xuống 64,73% tức là giảm 2,555,045,513 đồng. Điều đó cho thấy nhiều kết quả hoạt động khác chưa thật sự tốt, khả năng lợi nhuận của Trung tâm trong năm 2009 là không cao tuy chỉ số này chưa thực sự phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động của Trung tâm. Chỉ số doanh thu cho thấy mức tăng trưởng của Trung tâm trong năm 2009 nhưng mức lợi nhuận trước thuế lại bị giảm xuống tới 40,30% so với năm 2008 tương ứng với 2,415,716,226 đồng. Nguyên nhân chính là do tình hình hoạt động không mang lại hiệu quả cao thông qua các chỉ số về chi phí hoạt động tăng cao, như chi phí từ hoạt động tài chính tăng đến 176,39%, Chi phí vay cũng tăng với mức rất cao so với năm 2008 là 175,60% tức bằng 3,539,796,347 đồng và nhất là chi phí bán hàng cũng tăng gần 100% so với năm trước. Theo các kết quả của bảng trên, ta thấy mức lợi nhuận tổng thể của năm 2009 đã giảm so với năm 2008 với tỷ lệ 39,31%, tức đã giảm 1,696,086,105 đồng so với năm 2008 về chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế mặc dù doanh thu tăng hơn năm 2008 rất nhiều. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Phân tích mức ảnh hưởng của các yếu tố đến lợi nhuận: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá quan trọng nhất để đánh giá sự hoạt động hiệu quả hay không của doanh nghiệp. Lợi nhuận cao chứng tỏ là Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Lợi nhuận cũng chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động. Phân tích doanh thu: Phân tích doanh thu của Trung tâm qua 2 năm hoạt động 2008- 2009: (Đơn vị tính: VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch ±∆ % 1. Tổng doanh thu 122,251,032,287 211,984,268,682 89,733,236,395 73% 2. Sản lượng tiêu thụ 17,464 21,198 3,734 21% 3. Giá bán bình quân 7,000,000 10,000,000 3,000,000 43% 4. Giảm giá 6,112,551,614 10,599,213,434 4,486,661,820 73% 5. Chi phí HĐKD 110,143,883,858 197,806,174,659 87,662,290,802 80% 6. Thuế và các khoản phải nộp 1,679,798,706 960,168,584 -719,630,121 -43% 7. Lợi nhuận 4,314,798,109 2,618,712,004 -1,696,086,105 -39% Bảng 2.4.3.2: Phân tích Doanh thu của Trung tâm (Nguồn: Phòng tài chính) Qua bảng phân tích doanh thu trên ta thấy rằng doanh thu của năm 2009 tăng lên 89,733,236,395 đồng tương ứng với tăng 73% so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu ở đây chính là việc mở rộng quy mô kinh doanh, tăng cường khai thác khách hàng tại khu vực Tp.HCM và các Tỉnh lân cận, đồng thời có những biện pháp chăm sóc khách hàng tốt hơn trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó sản lượng tiêu thụ bình quân trong năm 2009 cũng tăng lên 3,734 sản phẩm với giá bán bình quân/sản phẩm là 10,000,000 đồng. Để thấy rõ sự ảnh hưởng của 2 yếu tố này ta sử dụng phép thay thế liên hoàn để phân tích. Ta có: Tổng doanh thu =khối lượng sản phẩm tiêu thụ * giá bán bình quân Năm 2008: Tổng doanh thu = 17,464 * 7,000,000 = 122,251,032,287 đồng Năm 2009: Tổng doanh thu = 21,198 * 10,000,000 = 211,984,268,682 đồng ∆Tổng doanh thu = Tổng doanh thu 2009 -Tổng doanh thu 2008 = 211,984,268,682 - 122,251,032,287 = 89,733,236,395 đồng Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: Yếu tố tác động doanh thu do tăng 3,734 sản phẩm tiêu thụ: 3,734 * 70,000,000 = 26,138,000,000 đồng Ảnh hưởng đến doanh thu do tăng giá bán hàng bình quân: 21,198 * 3,000,000 = 63,594,000,000 đồng Cộng các nhân tố ảnh hưởng ta được: ∆Tổng doanh thu = 26,138,000,000 + 63,594,000,000 = 89,732,000,000 đồng Qua phân tích cho thấy nguyên nhân chủ yếu làm cho doanh thu tăng lên đó là do việc tăng lên của sản lượng tiêu thụ trong năm 2009. Cụ thể là tăng 3,734 sản phẩm tương ứng với 21% so với năm 2008 tương ứng với 26,138,000,000 đồng tăng lên của doanh thu. Bên cạnh đó việc tăng giá bán bình quân/sản phẩm cũng tăng lên bình quân 3,000,000 đồng/sản phẩm là cho doanh thu tăng lên 63,594,000,000 đồng. Điều này cho thấy tuy giá thành bình quân tăng nhưng sức mua không giảm mà còn tăng hơn so với năm 2008, vì thế Trung tâm nên quan tâm hơn đến các yếu tố chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng và các khâu tiếp cận khách hàng, quảng bá thương hiệu, tăng cường quan hệ, hợp các với các đơn vị lớn trong hoạt động kinh doanh trong khu vực TpHCM và các Tỉnh lân cận nhằm tăng khả năng bán hàng cũng như tăng doanh thu cho Trung tâm KDTH. Tóm lại do sản lượng tiêu thụ và giá thành sản phẩm tăng lên làm cho doanh thu tăng lên một cách đáng kể (73%). Đây là tính hiệu khả quan và là tiền đề để Trung tâm có những chiến lược về giá và ước lượng sản phẩm tiêu thụ trong thời gian tới. Phân tích chi phí: Phân tích các yếu tố chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận: (Đơn vị tính: VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch ±∆ % 1. Tổng doanh thu 122,251,032,287 211,984,268,682 89,733,236,395 73% 2. Doanh thu thuần 122,251,032,287 211,984,268,682 89,733,236,395 73% 3. Chi phí HĐSXKD 118,647,447,361 208,713,427,462 90,065,980,101 76% -Giá vốn bán hàng 111,599,547,694 196,234,908,672 84,635,360,978 76% -Chi phí QLDN 5,254,830,215 10,198,992,734 4,944,162,519 94% -Chi phí bán hàng 1,793,069,452 2,279,526,056 486,456,604 27% 4. Lợi nhuận 3,603,584,927 3,270,841,220 - 332,743,706 -9% 5. Hiệu quả HĐKD -Tỷ suất Chi phí HĐKD/DTT 97.1% 98.5% 1.4% 1.4% -Tỷ suất giá vốn bán hàng/DTT 91.3% 92.6% 1.3% 1.4% -Tỷ suất Chi phí QLDN/DTT 4.3% 4.8% 0.5% 11.9% -Tỷ suất chi phí bán hàng/DTT 1.5% 1.1% -0.4% -26.7% Qua bảng phân tích các khoản mục chi phí cho thấy chi phí HĐSXKD của năm 2009 tăng lên 90,065,980,101 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 76% so với năm 2008. Với việc chi phí HĐSXKD tăng rất cao như vậy là điều rất đáng ngại cho Trung tâm KDTH vì nó sẽ làm cho lợi nhuận giảm xuống đáng kể. Trong khi đó chi phí quản lý Doanh Nghiệp cũng tăng lên tới 94% so với năm 2008 tương ứng với 4,944,162,519 đồng tăng lên, đồng thời chi phí bán hàng cũng tăng 27% tương ứng với 486,456,604 đồng so với năm 2008. Điều này cho thấy việc tăng giá vốn hàng bán mà sản lượng vẫn tăng trong năm 2009 do Trung tâm KDTH thực hiện các chiến lược nâng cao chất lượng thương hiệu, phục vụ bán hàng, các chương trình quảng bá sản phẩm,… nhằm tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm KDTH. Mặc dù tổng doanh thu của năm 2009 tăng so với năm 2008, nhưng do chi phí HĐSXKD, chi phí QLDN và giá vốn hàng bán tăng so với năm 2008 nên lợi nhuận của năm 2009 thấp hơn lợi nhuận của năm 2008 là 332,743,706 đồng tương ứng với tỷ lệ là 9%. Đấy là xét về kết quả, còn xét về hiệu quả ta thấy tỷ suất chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh /doanh thu thuần tăng 1,4% so với năm 2008. Nguyên nhân tăng ở đây là do mức tăng lên của doanh thu nhỏ hơn mức tăng lên của chi phí. Tỷ suất giá vốn hàng bán/doanh thu thuần tăng lên 1,4% và Tỷ suất chi phí QLDN/DTT cũng tăng 11,9% so với năm 2008, chỉ có tỷ suất chi phí bán hàng/doanh thu thuần là giảm xuống 26,7%. Qua phân tích cho thấy mặc dù doanh thu trong năm 2009 tăng nhiều so với năm 2008 nhưng việc các yếu tố chi phí cũng tăng một cách vượt trội như thế cũng không làm lợi nhuận của năm 2009 tăng mạnh, mà còn giảm hơn so với lợi nhuận của năm 2008. Vì thế Trung tâm KDTH cần có những biện pháp hạn chế hơn nữa trong việc sử dụng chi phí trong năm tới để đạt được mức lợi nhuận phù hợp. Phân Tích Mức Độ Ảnh Hưởng của các Yếu Tố đến Lợi Nhuận (Đơn vị tính: VNĐ) Chỉ tiêu năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch ±∆ % 1. Tổng doanh thu 122,251,032,287 211,984,268,682 89,733,236,395 73.4% 2. Sản lượng tiêu thụ 17,464 21,198 3,734 21.4% 3. Giá bán bình quân 7,000,000 10,000,000 3,000,000 42.9% 4. Giảm giá 6,112,551,614 10,599,213,434 4,486,661,820 73.4% 5. Chi phí HĐKD 118,647,447,361 208,713,427,462 90,065,980,101 75.9% 6. Thuế và các khoản phải nộp 1,679,798,706 960,168,584 -719,630,121 -42.8% 7. Lợi nhuận 3,603,584,927 3,270,841,220 -332,743,706 -9.2% Tổng doanh thu tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu không cao, trong khi đó chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh cũng rất cao. Vì vậy lợi nhuận cũng giảm xuống so với năm 2008, xét về mặt hiệu quả sản xuất kinh doanh thì năm 2009 không bằng năm 2008. Cụ thể tổng lợi nhuận của năm 2009 đã giảm 332,743,706 đồng tức là giảm 9,2% so với năm 2008. Thuế và các khoản phải nộp cũng giảm 719,630,121 đồng. Ta có: Đối tượng phân tích : ∆P = P2009 - P2008 = 3,270,841,220 - 3,603,584,927 = -332,743,706 đồng Qua phân tích cho thấy lợi nhuận của năm 2009 giảm xuống 332,743,706 đồng chủ yếu là do việc tăng chi phí HĐKD ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Thuế và các khoản phải trả cũng giảm xuống 719,630,121 đồng, ứng với giảm 42,8% so với năm 2008. Giá bán sản phẩm sẽ ảnh hưởng lớn đến sự cạnh tranh, do đó cần hạn chế các chi phí kinh doanh nhằm giảm thiểu giá thành, nâng cao chất lượng lượng sản phẩm đầu vào và khai thác hiệu quả khách hàng nhằm nâng cao doanh thu. Tóm lại, xét về lợi nhuận thì năm 2009 thấp hơn năm 2008 và cả về mặt hiệu quả kinh doanh của Trung tâm KDTH trong năm 2009 cũng chưa thật sự tốt lắm. Trung tâm KDTH cần quan tâm vấn đề chi phí hoạt động vì nó là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiêu quả kinh doanh của Trung tâm KDTH. Hiệu quả sử dụng lao động Tình Hình Cơ Cấu Lao Động của Trung tâm qua 2 năm 2008 - 2009 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Số người Cơ cấu (%) Số người Cơ cấu(%) ±∆ % Tổng số lao độ 60 100% 73 100% 13 22% 1.Phân theo tính chất -Lao động trực tiếp 52 87% 61 84% 9 17% -Lao động gián tiếp 8 13% 12 16% 4 50% 2.Phân theo giới tính -Nam 47 78% 60 82% 13 28% -Nữ 13 22% 13 18% - 0% 3.Phân theo trình độ   - Đại hoc 29 48% 48 66% 19 66% - Cao đẳng 22 37% 17 23% -5 23% - Trung 4 7% 6 8% 2 50% - Tốt nghiệp phổ thông (TNPT) 5 8% 2 3% -3 60% Bảng 2.4.4.1 Cơ cấu lao động của Trung tâm Qua bảng cho thấy tổng số lao động của năm 2009 tăng lên 13 người tương ứng với tăng 22% so với năm 2008. Trong đó: Lao động trực tiếp tăng 9 người tương ứng với 17% so với năm 2008. Lao động gián tiếp cũng tăng 4 người tương ứng với 50% với năm 2008. Nguyên nhân làm cho lượng lao động tăng là do hoạt động kinh doanh của Trung tâm mở rộng hơn, mục tiêu doanh thu cao hơn so với năm 2008. Lượng lao động tăng chủ yếu là ở bộ phận kinh doanh, trong đó trình độ lao động cũng có sự thay đổi đáng kể, cụ thể: Trình độ Đại học: tăng 19 người tương ứng tỷ lệ tăng 66% so với năm 2008 Cao đẳng: Giảm 5 người tương ứng tỷ lệ giảm 23% so với năm 2008. Trung cấp: tăng 3 người tương ứng tỷ lệ tăng 50% so với năm 2008 TNPT: giảm 3 người tương ứng tỷ lệ giảm 60% so với năm 2008. Lợi nhuận - Hiệu quả sử dụng lao động = Tổng lao động Doanh thu - Năng suất lao động = Tổng lao động Phân tích tình hình sử dụng lao động của Trung tâm KDTH: Chỉ tiêu ĐVT Năm2008 Năm 2009 Chênh lệch ±∆ % 1. Giá trị tổng sản lượng đồng 122,251,032,287 211,984,268,682 89,733,236,395 73.4% 2.Tổng số lao động người 60 73 13 21.7% 3. Lợi nhuận đồng 3,603,584,927 3,270,841,220 -332,743,706 -9.2% 4.Hiệu quả sử dụng LĐ đồng 2,037,517,205 2,903,894,092 866,376,887 42.5% 5. NSLĐ đồng 60,059,749 44,806,044 -15,253,705 25.4% Bảng 2.4.4.2 Phân tích tình hình sử dụng lao động tại TT Qua bảng đánh giá tình hình sử dụng lao động trên cho thấy năm 2009 lượng lao động của Trung tâm KDTH tăng lên 13 người tương ứng với 21,7% so với năm 2008. Hiệu quả sử dụng lao động trong năm 2009 tăng với tỷ lệ là 42,5% so với năm 2008, điều này cho thấy tình hình sử dụng lao động tại Trung tâm KDTH là hiệu quả so với năm trước, Doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008 chủ yếu là do sử dụng lao động hiệu quả. Tuy nhiên mức lợi nhuận/ lao động thì lại giảm hơn so với năm 2008 với mức giảm là 25,4% tương ứng giảm xuống 15,253,705 đồng. Hiệu quả sử dụng vốn Tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch ±∆ % 1. Giá trị tổng sản lượng 1000đ 122,251,032,287 211,984,268,682 89,733,236,395 73% 2. Tổng lợi nhuận 1000đ 3,603,584,927 3,270,841,220 -332,743,706 -9% 3. Nguyên giá TSCĐ 1000đ 30,310,115,861 34,029,250,078 3,719,134,217 12% 4. Khấu hao TSCĐ 1000đ 5,183,029,812 5,784,972,513 601,942,701 12% - Hệ số hao mòn TSCĐ Lần 0.17 0.17 0 -1% - Hiệu suất sử dụng TSCĐ Lần 4.0 6.2 2,20 54% -Doanh lợi TSCĐ Lần 0.12 0.10 -0,02 -19% -Dung lượng vốn Lần 0.25 0.16 -0,09 -35% Bảng 2.4.5 tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ (Nguồn:Phòng tài chính) Tình hình trang bị: Để đánh giá tình hình trang bị tài sản cố định của công ty ta hãy xem xét những vấn đề: khấu hao TSCĐ Hệ số hao mòn TSCĐ = nguyên giá TSCĐ Hệ số hao mòn TSCĐ năm 2008 = 0,17 Hệ số hao mòn TSCĐ năm 2009 = 0,17 Qua tính toán trên cho thấy là số hao mòn luỹ kế của năm 2008 là 5,183,029,812 đồng và hệ số hao mòn là 0,17. Điều này chứng tỏ trang thiết bị máy móc của công ty là khá mới, chỉ sử dụng 17% và có thể sử dụng vào năm 2009 là 83%. Đến năm 2009 số luỹ kế là 34,029,250,078 đồng và hệ số hao mòn vẫn là 0,17. Điều này cho thấy Trung tâm có thể yên tâm về phần tài sản cố định phục vụ cho kinh doanh các năm kế đến nếu vẫn duy trì hoạt động như cũ. Tình hình sử dụng tài sản cố định: Giá trị tổng sản lượng Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2008 = 4,0 Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2009 = 6,2 Qua tính toán cho thấy rằng ở năm 2008, cứ 1 đồng đầu tư vào tài sản cố định thì sẽ tạo ra 4,0 đồng trong tổng giá trị sản lượng. Năm 2009 thì được 6,2 đồng trong tổng giá trị sản lượng. điều đó cho thấy rằng năm 2009 đã tăng 2,2 đồng tương ứng với 54% so với năm 2008, nguyên nhân do giá trị tổng sản lượng tăng lên so với năm 2008. Do hiệu suất sử dụng tài sản cố định của năm 2009 cao hơn năm 2008, điều đó cho thấy năm 2009 công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định của công ty có phần hiệu quả, cần nâng cao ý thức trong việc sử dụng và bảo quản tài sản. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Tổng lợi nhuận Doanh lợi TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ Doanh lợi TSCĐ năm 2008 = 0,12 Doanh lợi TSCĐ năm 2009 = 0,10 Qua tính toán cho thấy ở năm 2008 cứ 1 đồng tài sản cố định đầu tư vào hoạt động kinh doanh thì mang lại mức lợi nhuận là 0,12 đồng, còn năm 2009 đầu tư 1 đồng chỉ thu đồng 0,10 đồng tức là giảm xuống 19% so với năm 2008, chủ yếu do tỷ lệ lợi nhuận năm 2009 giảm so với năm 2008. Nguyên giá TSCĐ Dung lượng vốn = Giá trị tổng sản lượng Dung lượng vốn năm 2008 = 0,25 Dung lượng vốn năm 2009 = 0,16 Qua tính toán cho thấy năm 2008 để tạo ra 1 đồng trong tổng giá trị sản lượng cần 0,25 đồng nguyên giá tài sản cố định, năm 2009 để tạo ra 1 đồng trong tổng giá trị sản lượng cần đầu tư 0,16 đồng nguyên giá tài sản cố định tức là giảm 0,09 đồng tương ứng với 35% so với năm 2008. Qua đó cho thấy việc sử dụng tài sản cố định của năm 2009 hiệu quả hơn năm 2008. Phân tích tình hình tài chính: Phân tích tình hình tài chính là nội dung đặc trưng, chủ yếu của công tác phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là hiệu quả tài chính và thể hiện bằng các chỉ tiêu tài chính . Để đạt được hiệu quả kinh doanh, công ty cần thường xuyên đánh giá tình hình phân phối, sử dụng và quản lý vốn. Trên cơ sở có những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời để phát huy mức cao nhất hiệu quả sử dụng vốn. Phân tích các chỉ số tài chính: Phân tích tỷ số nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này cho thấy Trung tâm có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và đo lường khả năng trả nợ của Trung tâm. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch ±∆ % 1. TSLĐ và ĐTNH 47,030,161,205 72,154,307,736 25,124,146,531 53.4% 2. Tiền 2,994,536,360 1,339,145,887 -1,655,390,473 -55.3% 3. Hàng tồn kho 17,389,513,130 32,694,419,987 15,304,906,857 88.0% 4. Nợ ngắn hạn 34,834,640,374 63,329,139,663 28,494,499,288 81.8% Rc 1.35 1.14 -0.21 -15.6% Rq 0.85 0.62 -0.23 -26.8% Rt 0.09 0.02 -0.06 -75.4% Bảng 2.4.6.1 Các tỷ số về thanh toán nợ ngắn aạn Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc): Qua tính toán cho thấy tỷ số thanh toán hiện hành của Trung tâm năm 2008 là 1,35 điều này có nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,35 đồng giá trị tài sản lưu động và năm 2009 là 1,14 có nghĩa là giảm 15,6% so với năm 2008. Tuy nhiên tỷ số thanh toán nợ hiện hành chưa phản ánh được chính xác tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Trung tâm vì là hàng tồn kho là những loại hàng hoá khó bán thì Trung tâm khó có thể biến chúng thành tiền để trả nợ. Do vậy ta cần xem xét khả năng thanh toán nhanh của Trung tâm. Tỷ số thanh toán nhanh (Rq) Tỷ số này cho thấy có khá nhiều tài sản lưu động nằm dưới dạng hàng tồn kho các loại. Chứng tỏ còn hạn chế khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Do đó Trung tâm cần đánh giá lại lượng hàng hoá tồn kho. Khả năng thanh toán nhanh của Trung tâm năm 2008 là Rq= 0,85 và năm 2009 Rq= 0,62 do lượng hàng hoá tồn kho của năm 2009 khá lớn. Trung tâm cần có biện pháp giải quyết lượng hàng hoá tồn kho một cách nhanh chóng nhất để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh, đảm bảo tình hình tài chính, tạo được nhiều uy tín với khách hàng nhằm mở rộng quan hệ ngoại giao trong kinh doanh. Để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe hơn nữa ta kết hợp sử dụng chỉ tiêu khả năng thanh toán bằng tiền mặt. Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt (Rt) Năm 2008 Rt = 0,09 nhưng năm 2009 Rt = 0,02, qua đó cho thấy được khả năng thanh toán nợ bằng tiền mặt của Trung tâm giảm xuống rất nhiều, cụ thể là giảm 75,4%. Điều này đồng nghĩa với việc thanh toán nợ nần của Trung tâm bằng tiền mặt là rất khó khăn. Tình hình chủ động tài chính của Trung tâm KDTH không được tốt, cần đề xuất phía tổng công ty xem xét và cho lưu trữ lượng tiền mặt nhật định nhằm chủ động trong vi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4.NOI DUNG LUAN VAN.doc
  • doc1 Trang Bia .doc
  • doc2.Loi cam on.doc
  • doc3.Danh muc cac chu viet tat.doc
  • pdfLUAN VAN TOT NGHIEP.pdf
Tài liệu liên quan