Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thi công cơ giới và dịch vụ hàng hải Miền Bắc

Lời mở đầu . 1

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 3

1.1. Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh . 3

1.2. Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. . 3

1.3. Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh . 4

1.4. Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh . 5

1.5. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 6

1.6. Mục đích của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh . 6

1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh . 6

1.7.1. Nhân tố khách quan. 7

1.7.1.1. Môi trường kinh tế. 7

1.7.1.2. Môi trường pháp lý. 7

1.7.1.3. Môi trường công nghệ. 7

1.7.1.4. Nhân tố môi trường tự nhiên. 8

1.7.1.5 Đối thủ cạnh tranh . 8

1.7.2. Nhân tố chủ quan. 8

1.7.2.1. Lực lượng lao động. . 8

1.7.2.2 Cơ sở vật chất-kĩ thuật. . 9

1.7.2.3 Nhân tố quản trị trong doanh nghiệp. 9

1.8. Các phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. 9

1.8.1 Phương pháp so sánh:. 9

1.8.2. Phương pháp thay thế liên hoàn (loại trừ dần). 10

1.8.3. Phương pháp liên hệ. 10

1.8.4. Phương pháp chi tiết. 10

1.8.5. Phương pháp cân đối . 11

1.8.6. Phương pháp hồi quy tương quan . 11

1.9. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh . 12

1.9.2. Khả năng thanh toán. 12

1.9.3. Các hệ số về cơ cấu Nguồn vốn và cơ cấu Tài sản . 14

1.9.4. Các chỉ số về hoạt động. 15

1.9.5. Tỷ số sinh lợi . 16

1.9.6. Hiệu quả sử dụng chi phí. 16

pdf60 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thi công cơ giới và dịch vụ hàng hải Miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n là tháng, quý nhằm: o Đánh giá năng lực và việc tận dụng các năng lực theo thời gian o Đánh giá việc hoàn thành các chỉ tiêu về tính vững chắc, ổn định o Phát hiện những nhân tố, nguyên nhân có tính quy luật theo thời gian để có giải pháp phát triển doanh nghiệp một cách phù hợp với quy luật, tận dụng tối đa năng lực sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế - Phương pháp chi tiết theo địa điểm: chia sẻ chỉ tiêu phân tích thành các bộ phận nhỏ hơn theo không gian. Mục đích của phương pháp: + Đánh giá vai trò, tầm quan trọng của từng bộ phận không gian đối với kết quả và biến động của chỉ tiêu. + Đánh giá tính hợp lý và hiệu quả của các phương pháp tổ chức quản lý doanh nghiệp đối với từng bộ phận không gian. Qua đó có những giải pháp, biện pháp nhằm cải tiến, nâng cao không ngừng chất lượng và hiệu quả các phương pháp quản lý. + Xác định các tập thể và cá nhân có tính điển hình và tiên tiến, những kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh để có những giải pháp nhân rộng, phát triển. 1.8.5. Phương pháp cân đối Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hình thành rất nhiều mối quan hệ cân đối về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Dựa vào các mối quan hệ cân đối này, người phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích. 1.8.6. Phương pháp hồi quy tương quan Hồi quy và tương quan là các phương pháp của toán học được vận dụng trong phân tích kinh doanh để biểu hiện và đánh giá mối liên hệ tương quan giữa các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp tương quan là quan sát mối liên hệ giữa một tiêu thức kết quả và một hoặc nhiều tiêu thức nguyên nhân, nhưng ở dạng liên hệ thực. Còn hồi quy là một phương pháp xác định độ biến thiên của tiêu thức kết quả theo sự biến thiên của tiêu thức nguyên nhân. Nếu quan sát đánh giá mối 12 liên hệ giữa một tiêu thức kết quả và một tiêu thức nguyên nhân gọi là tương quan đơn và ngược lại gọi là tương quan bội. 1.9. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Để đánh giá chính xác có cơ sở khoa học hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xây dựng các chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu chi tiết đó phải phản ánh được sức sản xuất, các hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố, từng loại vốn. 1.9.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh Hiệu suất sử dụng vốn (Hv) là tỷ số giữa doanh thu trong kỳ và tổng số vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ. Hiệu suất sử dụng vốn Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh trong kỳ thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này biểu thị khả năng tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh của một đồng vốn. Hv càng cao thì biểu thị hiệu quả kinh tế càng lớn Mức hao phí vốn được tính theo công thức: Mức hao phí vốn Tỷ số này nói lên rằng muốn có được một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh trong kỳ Hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện thông qua công thức sau: Hiệu suất sử dụng vốn= Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (LNtt) hoặc lợi nhuận sau thuế (LNst) 1.9.2. Khả năng thanh toán Hệ số thanh toán tổng quát (H1) Chỉ tiêu này phản ánh năng lực thanh toán tổng thể của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh, cho biết một đồng cho vay thì có mấy đồng đảm bảo. 13 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Nếu trị số này của doanh nghiệp luôn ≥ 1 thì doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán và ngược lại, trị số này càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu thì doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán bấy nhiêu Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (H2) Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay hệ số khả năng thanh toán hiện thời cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này ≈ 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, nếu hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng nhỏ hơn 1 thì càng chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Hệ số khả năng thanh toán nhanh (H3) Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Hệ số khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển) và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Thực tế cho thấy, nếu hệ số khả năng thanh toán nhanh > 0,5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp là tương đối khả quan. Nếu < 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, có thể phải bán gấp hàng hóa, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. Hệ số thanh toán lãi vay Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. So sánh giữa nguồn để trả lãi vay với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả lãi vay tới mức độ nào. 14 Hệ số thanh toán lãi vay = 1.9.3. Các hệ số về cơ cấu Nguồn vốn và cơ cấu Tài sản - Hệ số nợ: Hệ số nợ = Hệ số nợ phản ánh trong một đồng vốn hiện doanh nghiệp đang sử dụng sản xuất kinh doanh có mấy đồng vốn đi vay. Hệ số nợ càng cao tính độc lập của doanh nghiệp càng kém. Tuy nhiên doanh nghiệp có lợi vì được sử dụng một nguồn tài sản lớn mà chỉ đầu tư trong lượng vốn nhỏ, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Do khả năng đảm bảo sự chi trả các khoản nợ từ nguồn vốn là thấp dẫn đến mất sự tin tưởng của khách hàng và các nhà đầu tư, rủi ro trong kinh doanh là lớn, không an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ: Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = Nếu tỷ suất này > 1, chứng tỏ khả năng tài chính của doanh nghiệp là vững vàng, lành mạnh. Ngược lại, nếu tỷ suất này <1, nghĩa là một bộ phận của tài sản cố định (TSCĐ) được tài trợ bằng vốn vay và đặc biệt mạo hiểm là vốn vay ngắn hạn. - Cơ cấu tài sản: Là một dạng tỷ suất phản ánh khi doanh nghiệp sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh thì dành ra bao nhiêu để hình thành tài sản ngắn hạn và bao nhiêu cho tài sản dài hạn. Tỷ suất phản ánh cơ cấu tài sản của doanh nghiệp: Tỷ suất đầu tư vào Tài sản dài hạn = Tỷ suất đầu tư vào tài sản càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của TSCĐ. 15 Trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng và kinh doanh, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng tăng lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên để kết luận tỷ suất này là tốt hay xấu còn tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể. Cơ cấu tài sản = 1.9.4. Các chỉ số về hoạt động - Vòng quay hàng tồn kho (HTK). Số vòng quay HTK = Số vòng quay HTK là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay HTK càng cao thì thời gian luân chuyển một vòng càng ngắn. Điều này chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ mạnh, nguyên vật liệu đầu vào cũng được sử dụng liên tục, điều này làm cho giá nguyên vật liệu xuất kho thấp, dẫn đến giá thành sản phẩm giảm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. - Số ngày một vòng quay HTK Số ngày một vòng quay HTK= - Vòng quay khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu = Số vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp càng nhanh, giúp cho doanh nghiệp quay vòng vốn nhanh hơn, tạo ra hiệu quả khi sử dụng vốn, không bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn. Đây luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm. - Kỳ thu tiền bình quân. Kỳ thu tiền bình quân = 16 Vòng quay kỳ thu tiền bình quân nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp luôn đảm bảo thu hồi vốn kinh doanh một cách nhanh nhất, các khoản tiền được luân chuyển nhanh, không bị chiếm dụng vốn. 1.9.5. Tỷ số sinh lợi Tỷ số sinh lợi đo lường thu nhập của Công ty với các nhân tố khác tạo ra lợi nhuận như doanh thu, tổng tài sản, vốn cổ phần. Loại tỷ số này bao gồm các chỉ tiêu sau: - Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (DT). Tỷ suất sinh lợi trên DT = x 100 Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận - Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ΣTS) Tỷ suất sinh lợi trên ΣTS = x 100 Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên một đồng vốn đầu tư vào Công Ty - Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (VCP). Tỷ suất sinh lợi trên VCP = x 100 Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào Công ty. Sự khác nhau giữa tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần là do Công ty có sử dụng vốn vay. Nếu Công ty không có vốn vay thì hai tỷ số này sẽ bằng nhau. 1.9.6. Hiệu quả sử dụng chi phí - Hiệu quả sử dụng nhiên liệu (NL). Hiệu quả sử dụng NL = Ý nghĩa của tỷ số này là: Cứ một đồng chi phí nhiên liệu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. - Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu (NVL). Hiệu quả sử dụng NVL = Chỉ tiêu này thể hiện cứ một đồng chi phí nguyên vật liệu bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. - Hiệu quả sử dụng chi phí. 17 Hiệu quả sử dụng chi phí = Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương. Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương = Tỷ số này cho biết với một đồng tiền lương bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. 1.9.7. Hiệu suất sử dụng máy móc, trang thiết bị (MMTTB) Hiệu suất sử dụng MMTTB = Tỷ số này phản ánh cứ một giờ sử dụng máy móc trang thiết bị thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. 1.9.8. Hiệu suất sử dụng lao động. Hiệu suất sử dụng lao động = Hiệu suất sử dụng lao động phản ánh một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Đây thực chất là chỉ tiêu năng suất lao động của doanh nghiệp. Tỷ số này cao chứng tỏ Doanh nghiệp sử dụng lao động một cách hợp lý, khai thác được sức lao động trong sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng lao động = Chỉ tiêu này phản ánh một lao động trong kỳ đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 18 PHẦN 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI VÀ DỊCH VỤ HÀNG HẢI MIỀN BẮC 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Thi Công Cơ Giới Và Dịch Vụ Hàng Hải Miền Bắc  Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI VÀ DỊCH VỤ HÀNG HẢI MIỀN BẮC  Tên tiếng anh: Northern Machine Construction And Maritime Services Joint Stock Company  Tên giao dịch: MSC-N, JSC  Loại hình hoạt động: Công ty Cổ Phần  Địa chỉ: Số 151 Lê Lai, Phường Máy Chai, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng  Điện thoại: 022503978219  Đại diện pháp luật: Phạm Minh Hoàng  Địa chỉ người ĐDPL: Số 1/9/267 Lê Thánh Tông Phường Máy Chai - Quận Ngô Quyền - Hải Phòng  Mã số thuế: 0201571532  Vốn điều lệ: 16.660.000.000 Công Ty Cổ Phần Thi Công Cơ Giới Và Dịch Vụ Hàng Hải Miền Bắc tiền thân là chi nhánh công ty TNHH một thành viên Bảo Đảm An Toàn Hàng Hải Miền Bắc – Xí nghiệp Thi Công Cơ Giới Và Dịch Vụ Hàng Hải Miền Bắc được thành lập theo quyết định số 266/QĐ – CTBĐATHHMB ngày 13 tháng 10 năm 2010 của Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Bảo Đảm An Toàn Hàng Hải Miền Bắc trước khi chuyển đổi mô hình doanh nghiệp thành Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước theo quyết định số 381/QĐ- TCTBĐATHHMB ngày 09 tháng 07 năm 2014 của Hội đồng thành viên Tổng công ty BĐATHH miền Bắc, là đơn vị thành viên trực thuộc được đổi tên thành Công ty TNHH MTV Thi Công Cơ Giới Và Dịch Vụ Hàng Hải Miền Bắc Căn cứ quyết định số 394/QĐ-BGTVT ngày 02/02/2015 của Bộ Giao Thông Và Vận Tải về việc phê duyệt phương án và chuyển Công Ty TNHH MTV Thi Công Cơ Giới Và Dịch Vụ hàng hải Miền Bắc , thuộc Tổng công ty Bảo Đảm An Toàn Hàng Hải Miền Bắc thành công ty cổ phần. Ngày 16/09/2015 Công ty tiến hành Đại hội cổ đông và chính thức chuyển đổi thành mô hình doanh nghiệp cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp (giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh công ty cổ phần số 0201571532 do sở kế hoạch đầu tư 19 thành phố Hải Phòng cấp ngày 01/10/2015 về việc chuyển đổi từ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, loại hình Công ty TNHH một thành viên, ngày 1/10/2015) Kế thừa năng lực phương tiện thiết bị chuyên ngành và đội ngũ cán bộ công nhân viên yêu nghề nhiều năm kinh nghiệm thi công các công trình thủy đồng thời phát huy truyền thống văn hóa doanh nghiệp ngành Bảo Đảm An Toàn Hàng Hải, Công ty luôn xác định mục tiêu phát triển doanh nghiệp vững mạnh bằng việc liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, chất lượng, tiến độ nâng cao uy tín doanh nghiệp với dối tác bạn hàng. Công ty Cổ Phần Thi Công Cơ Giới và Dịch Vụ Hàng Hải Miền Bắc cam kết luôn trung thành với nguyên tắc hoạt động: Uy tín – Tiến độ - Chất lượng. 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ Phần Thi Công Cơ Giới Và Dịch Vụ Hàng Hải Miền Bắc 2.2.1 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ Phần Thi Công Cơ Giới Và Dịch Vụ Hàng Hải Miền Bắc STT Tên ngành Mã ngành 1 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác F42900 2 Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác F43900 (chính) 3 Vận tải hành khách ven biển và viễn dương H5011 4 Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương H5012 5 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa H5210 6 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy H5222 7 Bốc xếp hàng hóa H5224 8 Dịch vụ lưu trú ngắn ngày I5510 9 Đại lý du lịch N79110 10 Điều hành tour du lịch N79120 11 Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch N79200 20 2.2.2. Chức năng của công ty - Nạo vét, duy tu luồng hàng hải, vùng nước cảng biển và các công trình khác - Khảo sát và thực hiện xử lý chướng ngại vật trên các luồng hàng hải, vùng nước cảng biển và các công trình khác - Điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải đối với các công trình thi công và các hoạt động khác diễn ra trên vùng nước cảng biển và luồng hàng hải - Quản lý khai thác cảng biển - Dịch vụ cảng và bến cảng 2.2.3. Nhiệm vụ của công ty - Vận tải hành khách ven biển và viễn dương - Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương - Bốc xếp hàng hóa - Xây dựng và các công trình hàng hải; Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp phục vụ hàng hải - Kho bãi và lưu trú hàng hóa - Kinh doanh khách sạn - Đại lý du lịch - Điều hành tour du lịch - Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh 2.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Tổ chức bộ máy quản lí doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, công ty Cổ Phần Thi Công Cơ Giới Và Dịch Vụ Hàng Hải Miền Bắc luôn quan tâm đến việc thực hiện bộ máy quản lý sao cho phù hợp với năng lực sản xuất kinh doanh. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu của công ty cổ phần: - Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. - Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu 21 Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban giám đốc Ban kiểm soát trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có thể là thành viên Hội đồng quản trị. Sơ đồ tổ chức công ty 2.3.2 Chức năng - nhiệm vụ các bộ phận Chủ tịch hội đồng quản trị Chủ tịch hội đồng quản trị là người có quyền và nghĩa vụ sau: - Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị - Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị - Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị - Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị - Chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kỹ thuật Ban điều hành các công trình Đội thi công nạo vét Đội phương tiện vận chuyển 22 - Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty Giám đốc Là đại diện pháp nhân của công ty và là người có thẩm quyền điều hành cao nhất của công ty, giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật về công tác điều hành, mục tiêu, chiến lược sản xuất của công ty. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm chung mọi mặt hoạt động của công ty: - Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực: + Tổ chức nhân sự, hành chính, tiền lương. + Tài chính kế toán. + Kế hoạch kinh doanh, đầu tư, công trình. + An ninh chính trị nội bộ. - Kiêm nhiệm các chức danh: + Chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng công ty. + Chủ tịch hội đồng nâng lương công ty. + Chủ tịch hội đồng thẩm định các hồ sơ dự án của công ty. + Trưởng ban giá cước công ty. + Trưởng ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp của công ty. Phó giám đốc Là người giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc đồng thời chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động. Phòng tài chính – kế toán Chịu trách nhiệm theo dõi các hoạt động thu chi của công ty, và giải quyết những vấn đề liên quan đến lợi ích của công ty về vốn và tài sản của công ty. Tham mưu, trợ giúp cho giám đốc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về mặt tài chính. Phân tích các hoạt đọng sẩn xuất kinh doanh, thường xuyên cung cấp tình hình tài chính, nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn.Lập các kếch hoạch về vốn và tạo vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Kế toán trưởng: là người được bổ nhiệm đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của công ty và là người phụ trách, chỉ đạo chung và tham mưu chính cho lãnh đạo về tài chính và các chiến lược tài chính, kế toán cho công ty. Kế toán 23 trưởng là người hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh những công việc mà nhân viên đã làm sao cho hợp lý nhất. - Nhân viên văn phòng: thực hiện các công việc do Giám đốc công ty giao cho một cách trực tiếp hoặc các công việc đã được Giám đốc trù liệu từ trước là thuộc nhóm công việc trợ giúp. Phần lớn các việc thuộc nhóm này thường là lặp đi lặp lại và Giám đốc công ty có thừa khả năng tự giải quyết công việc này nếu họ có đủ quỹ thời gian. Phòng kĩ thuật Là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của công ty, có chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác kỹ thuật, công nghệ, định mức, chất lượng đồng thời thực hiện công tác soát, xét, lập trình duyệt thiết kế kĩ thuật và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Nhân viên kỹ thuật: - Lập kế hoạch chi tiết cho việc triển khai các công việc sản xuất kinh doanh của công ty. - Lập báo cáo định mức thời gian chuẩn, lập báo cáo phát sinh cho trưởng phòng sau khi các mã hàng được thực hiện. - Điều chỉnh các công đoạn nếu thấy không hợp lý. Phòng tổ chức hành chính Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật và quy chế công ty. - Kiểm tra , đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nộ quy, quy chế công ty - Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc công ty Phòng kế hoạch kinh doanh - Lập kế hoạch hàng năm, trung hạn và dài hạn về: - Kế hoạch sản xuất các sản phẩm đo đạc bản đồ; kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản; kế hoạch liên doanh, kinh doanh trong và ngoài nước. - Tổ chức bảo vệ quyết toán các dự án, kế hoạch. - Tổ chức chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật sản phẩm đo đạc bản đồ thuộc hệ thống sản xuất của Công ty để Giám đốc ban hành áp dụng thống nhất trong toàn Công ty. 24 - Tham gia lập các phương án kinh tế kỹ thuật đo đạc bản đồ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, các dự án đầu tư thiết bị, đổi mới công nghệ, các dự án liên doanh, liên kết; tham gia xây dựng đơn giá tiền lương, quyết toán tiền lương hàng năm. - Tổ chức và thực hiện hoạt động tiếp thị, quảng cáo; tìm kiếm thị trường, việc làm; giúp Giám đốc Công ty đàm phán và tổ chức ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng; phối hợp với Phòng Tài chính - Kế toán quản lý, thanh lý hợp đồng, xác định và thanh toán công nợ với khách hàng - Lập và trình Giám đốc ký quyết định giao, điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho các đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty thực hiện. - Chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở và kiểm tra các đơn vị sản xuất trong công tác kế hoạch sản xuất theo đúng Pháp luật, chính sách và các quy định của Công ty; đảm bảo sản xuất liên tục, nhịp nhàng, đúng tiến độ. - Soạn thảo và tổ chức phổ biến, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các văn bản quản lý thuộc phạm vi nghiệp vụ quản lý của Phòng. - Tổ chức khoa học việc quản lý lưu trữ các tài liệu, số liệu phục vụ công tác nghiệp vụ của Phòng và đáp ứng kịp thời, cụ thể, chính xác yêu cầu thông tin kế hoạch cho Giám đốc Công ty. - Đề xuất, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác kế hoạch của Công ty và các đơn vị trực thuộc nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ban điều hành các công trình Ban điều hành được giao trực tiếp quản lý các dự án do Tập đoàn là chủ đầu tư, từ khâu thực hiện các thủ tục đầu tư, đất đai đầu tư dự án mới, đến thực hiện toàn bộ quy trình quản lý dự án, đồng thời quản lý thi công các công trình. Tập đoàn là nhà đầu tư các dự án khai thác nguồn lực từ quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương Đội thi công nạo vét - Thi công, lập quyết toàn các công trình, hạng mục công trình theo hợp đồng do Công ty giao; tham gia nghiệm thu công tác thực hiện - Quản lý, bảo dưỡng, sử dụng các loại xe chuyên dụng, công cụ lao động, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho công tác được an toàn và hiệu quả - Đề xuất các định mức kinh tế kỹ thuật, nguyên vật liệu, công cụ có liên quan đến nhiệm vụ của đội 25 - Nhận và phát bảo hộ lao động, dụng cụ lao động cho công nhân trong phạm vi định mức - Chủ động tìm đối tác để tạo thêm các đơn hàng cho hoạt động của Đội - Đề xuất bổ sung hoặc giảm bớt lao động thuộc Đội - Các công tác liên quan và công tác khác khi được giao Đội phương tiện vận chuyển Điều khiển phương tiện và vận chuyển hàng hóa. Thực hiện đúng các quy định về an toàn giao thông, đảm bảo an toàn cho người và xe trên quãng đường vận chuyển đồng thời báo cáo mức nhiên liệu sử dụng hàng tháng và mọi sự cố xảy ra trong quá trình lưu thông cho công ty 2.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Công ty Cổ Phần Thi Công Cơ Giới Và Dịch Vụ Hàng Hải Miền Bắc là công ty chuyên về các lĩnh vực trong ngành hàng hải và vận tải, luôn đầu tư xây dựng mới cơ sở hạ tầng bảo đảm hàng hải và nạo vét duy tu luồng hàng hải: - Tổ chức thực hiện việc khảo sát, đo sâu các luồng hàng hải phục vụ công tác thông báo hàng hải và công tác bảo đảm hàng hải. - Tham gia thiết lập hải đồ ven biển Việt Nam. - Tổ chức việc thực hiện khảo sát, thăm dò, phát hiện và tham gia thanh thải các chướng ngại vật trên các luồng hàng hải. - Tham gia việc tìm kiếm cứu nạn trên biển, bảo vệ môi trường biển theo phân cấp - Kinh doanh khai thác: Các loại dịch vụ về khảo sát, đo sâu, xác định vị trí chướng ngại vật; khảo sát và tham gia thiết kế thi công các cảng, luồng cảng chuyên ngành của các ngành và địa phương. - Cung cấp dịch vụ dẫn tàu biển ra vào các cảng, khu neo đậu tàu, khu chuyển tải; Hỗ trợ, lai dắt tàu biển và các phương tiện nổi. - Hoạt động môi giới thuê tàu biển; dịch vụ đại lý tàu biển. - Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác. (Cho thuê thiết bị vận tải đường bộ, cho thuê thiết bị vận tải đường thuỷ không kèm người điều khiển) - Trực tiếp quản lý vận hành các đèn biển, hệ thống báo hiệu luồng tàu biển, luồng hàng hải vào các cảng biển, quản lý các công trình chỉnh trị luồng tàu, phát hiện các chướng ngại vật mới phát sinh trên luồng tàu thuộc phạm vi trách nhiệm hàng hải được phân công từ vùng biển tỉnh Quảng Ninh đến hết vùng biển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_san_x.pdf
Tài liệu liên quan