Khóa luận Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ máy xây dựng Komatsu Việt Nam – chi nhánh Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU

Trang

Lý do chọn đề tài 1

Phạm vi nghiên cứu 1

Phương pháp nghiên cứu 1

Nội dung kết cấu 2

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CANH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH

1.1. Những lý luận cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh 3

1.1.1.Cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh 3

a/ Khái niệm cạnh tranh và khả năng cạnh tranh 3

b/ Vai trò của cạnh tranh 4

1.1.2. Các loại hình cạnh tranh 5

a/ Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường 5

b/ Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế 6

c/ Căn cứ vào mức độ cạnh tranh 6

d/ Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh 7

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh hàng hoá 8

1.2.1. Mô hình Micheal Porter về 5 lực lượng cạnh tranh 8

1.2.1.1. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp 8

1.2.1.2. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng mục tiêu 9

1.2.1.3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn 9

1.2.1.4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế 10

1.2.1.5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành 10

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp 11

1.2.2.1. Các nhân tố khách quan 11

a/ Môi trường Kinh tế quốc dân 11

b/ Môi trường ngành 12

1.2.2.2. Các nhân tố chủ quan 14

a/ Hàng hoá và cơ cấu hàng hoá trong kinh doanh 14

b/ Yếu tố giá cả 15

c/ Chất lượng hàng hoá 16

d/ Tổ chức hoạt động xúc tiến 16

e/ Dịch vụ sau bán hàng 18

f/ Phương thức thanh toán 18

g/ Yếu tố thời gian 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ MÁY XÂY DỰNG KOMATSU VIỆT NAM – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH

2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh 20

2.2. Đặc điểm về tổ chức quản lý của Chi Nhánh Komatsu 21

2.2.1. Bộ máy tổ chức của công ty 21

2.2.2.Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong chi nhánh công ty 21

2.3. Đặc Điểm về lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm của CN komatsu 23

2.3.1 Lĩnhvực kinh doanh của Chi Nhánh Komatsu Hồ Chí Minh 23

2.3.2 Sản phẩm và đặc điểm về sản phẩm của CN Komatsu HCM 23

a/ Sản phẩm của chi nhánh Komatsu VN 23

b/ Đặc điểm của sản phẩm 25

2.4. Đặc điểm về lao động của CN Hồ Chí Minh 26

2.5. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 và 2009 của chi nhánh 28

2.6. Sự cần thiết nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh Máy xây dựng của Chi nhánh Komatsu HCM 30

2.7. Phân tích khả năng cạnh tranh của CN Komatsu tại thị trường Miền Nam 31

2.7.1. Thị tr¬ường xe máy xây dựng tại Miền Nam thời gian qua 31

2.7.2. Một số khách hàng lớn của Chi nhánh Komatsu HCM 32

2.7.3. Đối thủ cạnh tranh 34

2.8. Những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của Chi Nhánh Komatsu Hồ Chí Minh 35

2.8.1. Yếu tố giá cả 36

2.8.2. Năng lực tài chính 36

2.8.3. Nguồn lực con ngư¬ời 37

2.8.4. Kinh nghiệm hoạt động 38

2.8.5. Chất lượng dịch vụ 38

2.8.6. Thương hiệu của Doanh Nghiệp 39

2.9. Những ưu khuyết điểm của Chi Nhánh Komatsu Hồ Chí Minh 39

Những thuận lợi 39

Những khó khăn 39

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ MÁY XÂY DỰNG KOMATSU VIỆT NAM – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH

Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 40

Giải pháp 1: Chính sách giá hợp lý 41

Giải pháp 2: Hoàn thiện hệ thống dịch vụ sau bán hàng 42

Giải pháp 3: Giải pháp về Marketing và phân phối sản phẩm 42

Giải pháp 4: Thành lập phòng cho thuê thiết bị 44

Kết Luận 45

Tài liệu tham khảo 47

 

 

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ máy xây dựng Komatsu Việt Nam – chi nhánh Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho mình một chính sách sản phẩm, hàng hoá. Khi tham gia hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải làm sao để cho hàng hoá của mình thích ứng được với thị trường, nhằm tăng khả năng tiêu thụ, mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, doanh nghiệp phải thực hiện đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh, đó là quá trình mở rộng hợp lý danh mục hàng hoá, tạo nên một cơ cấu hàng hoá có hiệu quả của doanh nghiệp. Hàng hoá của doanh nghiệp phải luôn được hoàn thiện không ngừng để có thể theo kịp nhu cầu thị trường bằng cách cải tiến các thông số chất lượng, mẫu mã, bao bì đồng thời tiếp tục duy trì các hàng hoá đang là thế mạnh của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu tìm ra các hàng hoá mới nhằm phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Để đảm bảo đứng vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp có thể thực hiện trọng tâm hoá hàng hoá vào một số loại hàng hoá nhằm cung cấp cho một nhóm người hoặc một vùng thị trường nhất định của mình. Trong phạm vi này doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng một cách tốt hơn, có hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh, do đó doanh nghiệp đã tạo dựng được một bức rào chắn, đảm bảo giữ vững được phần thị trường của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần thực hiện chiến lược khác biệt hoá hàng hoá, tạo ra các nét độc đáo riêng cho mình để thu hút, tạo sự hấp dẫn cho khách hàng vào các hàng hoá của mình, nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Như vậy hàng hoá và cơ cấu hàng hoá một cách tối ưu là một trong những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. b/ Yếu tố giá cả Giá cả của một hàng hoá trên thị trường được hình thành thông qua quan hệ cung cầu. Trong nền kinh tế thị trường có sư cạnh tranh của các doanh nghiệp, khách hàng có quyền mua và lựa chọn những gì cho là tốt nhất và cùng một loại hàng hoá với chất lượng tương đương nhau chắc chắn họ sẽ lựa chọn mức giá thấp hơn, khi đó lượng bán của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Giá cả được thể hiện như là vũ khí cạnh tranh thông qua việc định giá của hàng hoá: Định giá thấp (giá xâm nhập, giới thiệu) định giá ngang giá thị trường hay định giá cao. Việc định giá cần phải xem xét các yếu tố sau: Lượng cầu đối với hàng hoá và tính tới số tiền mà dân cư có thể để dành cho loại hàng hoá đó, chi phí kinh doanh và giá thành đơn vị sản phẩm. Với một mức giá ngang giá thị trường giúp cho doanh nghiệp giữ được khách hàng đặc biệt là khách hàng truyền thống. Nếu doanh nghiệp tìm ra được các biện pháp hạ giá thành thì lợi nhuận thu được sẽ tăng lên, hiệu quả kinh doanh sẽ cao. Ngược lại, với một mức giá thấp hơn giá thị trường sẽ thu hút được nhiều khách hàng và tăng lượng bán, doanh nghiệp sẽ có cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới. Mức giá doanh nghiệp áp đặt cao hơn giá thị trường chỉ sử dụng được đối với các doanh nghiệp có tính độc quyền, điều này giúp cho doanh nghiệp thu được rất nhiều lợi nhuận Để chiếm lĩnh được ưu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải có sự lựa chọn các chính sách giá thích hợp cho từng loại hàng hoá, từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm hay tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng thị trường. c/ Chất lượng hàng hoá Chất lượng hàng hoá đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì họ cũng sẵn sàng mua với một mức giá cao hơn, nhất là trong thời đại ngày nay khi mà khoa học kỹ thuật đang trong giai đoạn phát triển mạnh, đời sống của nhân dân được nâng cao hơn trước. Chất lượng hàng hoá được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản xuất và ngay cả khi tiêu thụ hàng hoá và chịu tác động của nhiều yếu tố: Công nghệ, dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, trình độ quản lý... Chất lượng hàng hoá không chỉ là bền tốt, đẹp mà nó còn do khách hàng quyết định. Muốn đảm bảo về chất lượng thì một mặt phải thường xuyên chú ý tới tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, mặt khác chất lượng hàng hoá không những được đảm bảo trước khi bán mà còn phải được đảm bảo ngay cả sau khi bán hàng bằng các dịch vụ bảo hành. Chất lượng hàng hoá thể hiện tính quyết định khả năng của doanh nghiệp ở chỗ: Nâng cao chất lượng hàng hoá sẽ làm tăng khối lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Hàng hoá chất lượng cao sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp, kích thích khách hàng mua hàng và mở rộng thị trường. Chất lượng hàng hoá cao sẽ làm tăng khả năng sinh lời, cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. d/ Tổ chức hoạt động xúc tiến Trong kinh doanh thương mại hiện nay, các doanh nghiệp sẽ không đạt được hiệu quả cao nếu chỉ nghĩ rằng: "Có hàng hoá chất lượng cao, giá rẻ là đủ để bán hàng". Nhưng giá trị của hàng hoá, dịch vụ, thậm chí cả những lợi ích đạt được khi tiêu dùng sản phẩm cũng phải được thông tin tới khách hàng hiện đại, khách hàng tiềm năng, cũng như những người có ảnh hưởng tới việc mua sắm. Để làm được điều đó các doanh nghiệp cần thực hiện tốt các hoạt động của xúc tiến thương mại. Công tác tổ chức hoạt động xúc tiến là tập hợp nhiều nội dung khác nhau nhằm tăng khả năng tiêu thụ, mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp... Công tác tổ chức hoạt độngxúc tiến gồm một số nội dung sau Quảng cáo. Khuyến mại Hội chợ triển lãm. Bán hàng trực tiếp. Quan hệ công chúng và các hoạt động khuyếch trương khác. Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện truyền tin (Đài, báo, truyền hình..) về hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng nhằm làm cho khách hàng chú ý tới sự có mặt của doanh nghiệp và sản phẩm dịch vụ sẽ được cung cấp. Quảng cáo phải tạo ra sự khá biệt giữa hàng hoá của doanh nghiệp với hàng hoá khác trên thị trường, làm tăng giá của hàng hoá bán ra. Quảng cáo phải gây được ấn tượng cho khách hàng, tác động vào tâm lý khách hàng... để làm nảy sinh nhu cầu mua sắm của họ, từ đó làm tăng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (nhờ tăng lượng bán). Và một tác dụng nữa của quảng cáo là nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, là một phương tiện cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh hoạt động trên, hiện nay các doanh nghiệp còn thực hiện các hoạt động như chiêu hàng, tham gia hội chợ, tổ chức hội nghị khách hàng... để giới thiệu về sản phẩm của doanh nghiệp mình. Tổ chức hoạt động xúc tiến tốt giúp cho doanh nghiệp tăng lượng bán, tăng doanh thu, lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh. Tổ chức hoạt động xúc tiến tốt sẽ tạo ra uy tín của sản phẩm trên thị trường, làm cho khách hàng biết đến và hiểu rõ kỹ năng công dụng của sản phẩm. Tổ chức tốt hoạt động xúc tiến giúp cho doanh nghiệp tìm được nhiều bạn hàng mới, khai thác được nhiều thị trường, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển. Chi nhánh Komatsu Hồ Chí Minh đã có một số hoạt động xúc tiến như cho ra đời các catalogue giới thiệu sản phẩm của chi nhánh, cử cán bộ đi tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế nhằm tìm kiếm thêm khách hàng, giới thiệu mặt hàng... và đã thu được một số kết quả đáng mừng. e/ Dịch vụ sau bán hàng Để nâng cao uy tín và trách nhiệm của mình đối với người tiêu dùng về hàng hoá của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện tốt các dịch vụ sau bán hàng. Nội dung hoạt động dịch vụ sau bán hàng gồm: Hướng dẫn cách sử dụng hàng hoá, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, bảo đảm các dịch vụ thay thế... Tác động của dịch vụ sau bán hàng: Tạo được uy tín cho hàng hoá và doanh nghiệp trên thị trường. Duy trì và mở rộng thị trường. Bán thêm các thiết bị thay thế làm tăng doanh thu lợi nhuận. Qua dịch vụ sau bán hàng doanh nghiệp nắm bắt được hàng hoá của mình có đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng không, để từ đó ngày càng hoàn thiện và đổi mới sản phẩm của mình. Do vậy, dịch vụ sau bán hàng là một biện pháp rất tốt tăng uy tín trong cạnh tranh. f/ Phương thức thanh toán Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp sử dụng các phương thức thanh toán khác nhau như: Thanh toán chậm, trả góp, thanh toán qua ngân hàng…giúp cho hoạt động mua bán được diễn ra thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn, có lợi cho cả người bán và người mua. Việc lựa chọn phương thức thanh toán hợp lý sẽ có tác động kích thích đối với khách hàng, tăng khối lượng tiêu thụ và do đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. g/ Yếu tố thời gian Đối với các doanh nghiệp yếu tố quan trọng quyết định thành công trong kinh doanh hiện đại chính là thời gian và tốc độ chứ không phải là yếu tố truyền thống như nguyên vật liệu hay lao động. Những thay đổi nhanh chóng của tiến bộ khoa học kỹ thuật đã làm cho các cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, khối liệt hơn và trong cuộc chạy đua này ai biết nắm bắt thời cơ và đi trước thì người đó sẽ thắng. Muốn vậy các doanh nghiệp phải tổ chức tốt hoạt động thu thập và xử lý thông tin thị trường, phải biết nắm bắt thời cơ, lựa chọn mặt hàng theo yêu cầu của thị trường, nhanh chóng tổ chức kinh doanh, tiêu thụ, thu hồi vốn trước khi chu kỳ sản phẩm kết thúc. Do vậy khi xây dựng một chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp thường đề cập tới vấn đề "Tốc độ thị trường", "cạnh tranh dựa trên thờigian" và chú trọng tới chu kỳ sống của sản phẩm, thoả mãn nhu cầu thị trường, thời gian đầu tư, thời gian thu hồi vốn, tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Ngoài các yếu tố trên vốn và quy mô doanh nghiệp...cũng sẽ tác động lớn tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Uy tín của doanh nghiệp cũng là một yếu tố rất quan trọng, đó là cơ sở để doanh nghiệp có thể dễ dàng giành thắng lợi trong cạnh tranh vì họ đã có một lượng khách hàng quen thuộc tín nhiệm. Uy tín của doanh nghiệp được hình thành sau một thời gian dài hoạt động trên thị trường và nó là một tài sản vô hình mà doanh nghiệp cần phải biết giữ gìn và phát huy tài sản đó. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ MÁY XÂY DỰNG KOMATSU VIỆT NAM – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH 2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh - Chi nhánh Komatsu Hồ Chí Minh được hình thành từ Công ty CP TM & DV Máy Xây Dựng Komatsu Việt Nam tại số 125 Trúc Bạch – Ba Đình – Hà Nội. Địa chỉ chi nhánh Komatsu Hồ Chí Minh đặt tại số 384/42 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 08, Quận 03, Tp.HCM. Chi nhánh Komatsu Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 11/04/2006 do phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép thành lập theo quyết định số 0103011469, mã số thuế là: 0101431115-001. - Hơn 30 năm trước, từ năm 1974, Komatsu đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam và đã khẳng định được chất lượng và độ tin cậy đối với các khách hàng Việt Nam. Nhằm tối đa sự hiện diện và thị phần của Komatsu tại Việt Nam và tạo dựng niềm tin đối với khách hàng bằng chất lượng hoàn hảo của sản phẩm và dịch vụ của Komatsu, Komatsu Nhật Bản đã bổ nhiệm Komatsu Việt Nam là nhà phân phối độc quyền Komatsu tại Việt Nam. - Lĩnh vực kinh doanh hiện nay của Chi nhánh Komatsu Việt Nam là đại lý phân phối thiết bị máy xây dựng Komatsu; bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa máy xây dựng Komatsu, Kinh doanh, phụ tùng máy xây dựng Komatsu; sản xuất, lắp đặt, chế tạo phụ tùng chi tiết máy xây dựng Komatsu; đại lý phân phối thiết bị xe nâng; đại lý phân phối thiết bị máy phát điện; kinh doanh phụ tùng xe nâng, máy phát điện; bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa xe nâng, máy phát điện; đào tạo chuyên ngành về máy phát điện, xe nâng và máy xây dựng. Với quan điểm “Chất lượng và sự tin cậy” là yếu tố quan trọng nhất trong chính sách quản lý, hãng Komatsu nói chung và chi nhánh Komatsu Hồ Chí Minh nói riêng luôn cam kết cung cấp các sản phẩm và dịch an toàn và tiên tiến nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu và mong đợi của khách hàng trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. 2.2. Đặc điểm về tổ chức quản lý của Chi Nhánh Komatsu Hồ Chí Minh 2.2.1. Bộ máy tổ chức của công ty: Tổ chức bộ máy kinh doanh của Chi nhánh Komatsu Hồ Chí Minh được thể hiện qua sơ đồ tổ chức dưới đây: Kinh doanh & Bán Hàng GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH Tài chính – kế Toán Hành chính nhân sự, IT- OHS & ISO TT KỸ THUẬT VÀ BẢO HÀNH BIÊN HÒA Dịch Vụ hỗ trợ sau bán hàng Phụ tùng Xe máy xây dựng Phụ tùng Service Sơ đồ 02: Cơ cấu bộ máy tổ chức của chi nhánh Komatsu Hồ Chí Minh 2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong chi nhánh công ty. Cơ cấu bộ máy quản lý của văn phòng công ty bao gồm : Giám đốc chi nhánh: Tổ chức, điều hành hoạt động của chi nhánh, báo cáo Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc. Kế toán trưởng: hướng dẫn tổ chức, điều phối và hợp nhất các hoạt động kế toán chung cũng như các nhân viên kế toán. Lập các báo cáo kế toán và đảm bảo sự chính xác của hệ thông kế toán và lưu giữ báo cáo và các tài liệu. (theo bản mô tả công việc). Trưởng phòng hành chính - nhân sự: Điều hành, quản lý các hoạt động văn phòng, hệ thống thông tin, hỗ trợ Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, và các giám đốc trong việc quản trị nhân sự gồm: Tuyển chọn, đào tạo, đánh giá, khen thưởng, phát triển Hoạt động quan hệ cộng đồng Phụ trách hệ thống thông tin (IT): phụ trách hệ thống mạng thông tin, thiết bị thông tin và website của công ty. Ban ISO: Chức năng: Đại diện công ty quản lý chất lượng ISO Nhiệm vụ: Truyền đạt cho tổ chức về tầm quan trọng của việc đáp ứng khách hàng cũng như các yêu cầu cả pháp luật. Thiết lập chính sách chất lượng Đảm bảo việc thiết lập các mục tiêu chất lượng Tiến hành việc xem xét của lãnh đạo Đảm bảo các nguồn lực nhân sự, tài chính cho hoạt động, quản lý chất lượng Phòng kinh doanh và bán hàng: Chức năng: tiếp thị và bán hàng Nhiệm vụ: Mở rộng và phát triển thị trường, duy trì quan hệ với khách hàng Bán thiết bị máy mới Komatsu Thực hiện chỉ tiêu Ban giám đốc đưa ra hàng năm. Phòng kinh doanh phụ tùng Chức năng: tiếp thị và kinh doanh phụ tùng chính hãng Komatsu Nhiệm vụ: Cung cấp phụ tùng chính hãng trong thời gian ngắn nhất để giảm thiểu thời gian dừng máy của khách hàng Đặt hàng, vận chuyển hàng theo đơn đặt hàng trực tiếp cho khách hàng Quản lý kho phụ tùng chuyên nghiệp, hệ thống, dễ kiểm soát. Thực hiện chỉ tiêu Ban giám đốc đưa ra hàng năm TT kỹ thuật & Bảo hành: phục vụ nhu cầu bảo hành, sửa chữa, bảo dưỡng sản phẩm tại khu vực Phòng dịch vụ: Chức năng: chăm sóc sản phẩm sau bán hàng, sửa chữa theo yêu cầu của khách hàng Nhiệm vụ: Thực hiện việc bàn giao máy cho khách hàng Bảo dưỡng, bảo trì sản phẩm sau bán hàng Sửa chữa theo yêu cầu của khách hàng Đào tạo cho khách hàng về kỹ thuật và cách vận hành máy Komatsu 2.3. Đặc Điểm về lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm của CN komatsu. 2.3.1. Lĩnh vực kinh doanh của chi nhánh Komatsu Hồ chí Minh: Là đại lý phân phối thiết bị máy xây dựng Komatsu; bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa máy xây dựng Komatsu; Kinh doanh, phụ tùng máy xây dựng Komatsu, sản xuất, lắp đặt, chế tạo phụ tùng chi tiết máy xây dựng Komatsu, bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa, đào tạo chuyên ngành về xe máy xây dựng, nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh. 2.3.2. Sản phẩm và đặc điểm về sản phẩm của Chi Nhánh Komatsu Hồ Chí Minh a/ Sản phẩm của chi nhánh Komatsu Hồ Chí Minh XE TẢI TỰ ĐỔ KOMATSU XE ĐÀO KOMATSU MÁY ỦI KOMATSU XE XÚC LẬT KOMATSU XE SAN GẠT KOMATSU XE NÂNG KOMATSU Hình 01: Một số sản phẩm của chi nhánh Komatsu Hồ Chí Minh b/ Đặc điểm của sản phẩm: Được  thiết kế và lắp ráp dựa trên kinh nghiệm và công nghệ đã được tích luỹ từ lúc thành lập Komatsu năm 1921, GALEO giới thiệu và cung cấp cho khách hàng trên toàn thế giới sản phẩm máy xúc đào bánh xích với bước đổi mới công nghệ mạnh mẽ, sự tưởng tượng khác biệt và những giá trị hiếm có. Máy đào Komatsu thiết kế với tính năng hiệu suất cao, an toàn, thân thiện với môi trường, Máy xúc đào bánh xích của Komatsu đã thể hiện cam kết sẽ cống hiến để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Thiết kế xe tải tự đổ của Komatsu nhấn mạnh tầm quan trọng về kết cấu chịu lực và lựa chọn nguyên liệu hợp lý để đạt được hiệu suất và độ bền cao nhất cho xe khi vận hành trong các hoạt động đặc thù tại các công trường khai thác than, đá...Công suất mạnh, trục xe phía trước, thân xe ổn định, mức cân bằng lý tưởng, hệ thống phanh đảm bảo thực hiện hiệu quả việc dừng xe khẩn cấp. Máy xúc Lật Komatsu: luôn đảm bảo cho sự tin cậy và hiệu suất cao. Động cơ, bộ truyền lực, thiết bị thuỷ lực và thiết bị điện đều được thử nghiệm định kỳ, nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của hãng Komatsu. Gầu được tạo nên bởi thép cường độ cao, thay thế tấm lót gầu để gia tăng tuổi thọ cho gầu xúc. Tất cả những kiểm soát được thiết kế trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng thực tế để giảm thiểu sức chịu đựng khi vận hành. Xe nâng Komatsu: được sản xuất chính hãng tại Nhật tới các thị trường khác nhau. Các chủng loại sản phẩm gồm có: từ xe nâng kích cỡ ắc quy nhỏ tới xe nâng sử dụng động cơ đốt trong. Xe san gạt của Komatsu được sử dụng phù hợp cho những đoạn đường gồ ghề, mấp mô. Với nhiều chủng loại xe san gạt được thiết kế cho các ứng dụng khác nhau, xe san gạt Komatsu đảm bảo tính linh hoạt, độ bền và thực hiện tất cả các công việc ngoài công trường. Komatsu mở rộng hoạt động từ chuyên sản xuất các thiết bị xây dựng hạng nặng tới cung ứng toàn bộ các giải pháp hậu cần. Ngày nay, thương hiệu Komatsu đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng và khẳng định là người dẫn đầu trong cung ứng các sản phẩm chất lượng cao. 2.4. Đặc điểm về lao động. Ngày đầu thành lập Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ máy xây dựng Komatsu Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh có 20 cán bộ công nhân viên sau gần bốn năm đi vào hoạt động thì đến nay số lượng lao động trong công ty là 40 người. Bảng 01: Số lao động của chi nhánh Komatsu VN. ĐVT: Người Năm 2008 2009 2010 Số lao động 26 35 40 ( Nguồn phòng hành chính - nhân sự Chi nhánh) Sơ đồ 03: Số lao động của chi nhánh Komatsu VN. Trong vài năm trở lại đây số lượng lao động của chi nhánh Komatsu Hồ Chí Minh tăng nhanh với một tỷ lệ tăng cao. Nhân sự năm 2009 so với năm 2008 đã tăng lên 09 người với tỷ lệ là 34,6 %. Năm 2010 nhân sự đã ổn định, nhưng do Chi nhánh công ty muốn phát triển thêm thị trường tiêu thụ nên Chi nhánh đã tuyển thêm nhân viên. Như vậy nhân sự năm 2010 đã tăng lên 05 người so với năm 2009 với tỷ lệ là 14,3 %. Điều này cho thấy Chi Nhánh muốn ổn định về số lượng lao động, tiến tới đi sâu vào hoạt động kinh doanh máy xây dựng. Cơ cấu lao động của công ty ngày càng được hoàn thiện để thích hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. Trong 40 nhân viên của công ty đầu năm 2010 thì có: 30 nhân viên có trình độ đại học chiếm 75 % lực lượng lao động. 03 nhân viên có trình độ cao đẳng chiếm 7,5 % lực lượng lao động. 01 nhân viên có trình độ trung cấp chiếm 2,5 % lực lượng lao động. 06 lao động là công nhân lực lượng lao động chiếm 15% lực lượng lao động. Trong 40 lao động của công ty hiện nay có 05 lao động nữ chiếm 12,5 % tổng số lao động. Bảng 02: Trình độ lao động của chi nhánh Komatsu Hồ Chí Minh ĐVT: % Trình độ % Đại Học 75 Cao Đẳng 7.5 Trung cấp 2.5 Công nhân 15 Nguồn: Phòng Hành Chánh Nhân Sự chi nhánh Komatsu Hồ Chí Minh Sơ đồ 04: % trình độ học vấn của Chi nhánh 2010 Qua số liệu trên cho ta thấy rằng trình độ của nhân viên công ty là khá cao với 75% là nhân viên có trình độ Đại Học, một mặt cho thấy công ty đã áp dụng chính sách sử dụng nhân tài có tay nghề cao, mặt khác cũng cho ta thấy rằng công ty đã sẵn sàng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. 2.5. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 và 2009 của chi nhánh Komatsu Hồ Chí Minh Bảng 03 : Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi Nhánh công ty trong 2 năm 2008- 2009 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Mã số Năm 2008 Năm 2009 So sánh năm 2008-2009 Số tiền Tỷ lệ% 1 2 3 4 5 = 4-3 6 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 906,931,495,409 1.136.514.174,744 229,582,679,335 25,31 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 349,897,980,562 418,223,433,859 68,325,453,297 19,53 - Chiết khấu thương mại - 23,040,000 23,040,000 - - Giảm giá hàng bán - - - - - Hàngbán bị trả lại - 135,098,104 135,098,104 - - Thuế tiêu thụđặc biệt phải nộp 349,897,980,562 418,065,295,755 68,167,315,193 19,48 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 557,033,514,847 718,290.740,885 161,257,226,038 28,95 4. Giá vốn hàng bán 288,813,785,507 390,816,122,651 102,002,337,144 35,32 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 268,219,729,340 327,474,618,234 59,254,888,894 22,09 6. Doanh thu hoạt động tài chính 35,54,741,636 63,352,141,864 27,806,400,228 78,23 7. Chi phí tài chính 4,166,800,302 4,410,199,779 243,399,477 5,84 - Trong đó: Chi phí lãi vay - - - 8. Chi phí bán hàng 69,925,883,773 88,635,366,215 18,709,482,442 26,76 9. Chi phí QLDN 27,548,626,855 35,791,763,045 8,243,136,190 29,92 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 202,124,160,046 261,989,431,059 59,865,271,013 29,62 11. Thu nhập khác 6,676,122,689 23,229,638,077 16,553,515,388 247,95 12. Chi phí khác 3,434,574,788 5,746,800,341 2,312,225,553 67.32 13. Lợi nhuận khác 3,241,547,901 17,482,837,736 14,241,289,835 439.34 14. Tổng lợi nhuận kế toán thuế 205,365,707,947 279,472,268,795 74,106,560,848 36.09 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 57,432,398,225 70,070,883,033 12,638,484,808 22.01 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 147,933,309,722 209,401,385,762 61,468,076,040 41,55 Nguồn số liệu: Phòng Tài chính - Kế toán Chi nhánh Sơ đồ 05: Doanh thu và Lợi nhuận sau thuế của Chi nhánh 2010 Các chỉ tiêu quan trọng như doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2009 đều tăng so với năm 2008 điều này chứng tỏ trong năm 2009 công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Ta thấy sang năm 2009, tổng lợi nhuận sau thuế tăng lên với tốc độ tăng nhanh. Năm 2008 tổng lợi nhuận sau thuế là 147,933,309,722 đồng nhưng sang năm 2009 con số này lên tới 209,401,385,762 đồng (tăng 61,468,076,040đ với tỷ lệ tăng là 41,55%) trong khi đó doanh thu thuần tăng 28,95% chứng tỏ trong năm công ty không chỉ mở rộng hoạt động kinh doanh mà còn tiết kiệm tốt chi phí và sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Nhìn tổng quát toàn cảnh của chi nhánh Komatsu thì có thể thấy chi nhánh Hồ Chí Minh hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường máy xây dựng ở khu vực Miền Nam. 2.6. SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH KOMATSU HỒ CHÍ MINH Công ty CP Thương mại và Dịch vụ máy xây dựng Komatsu Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh là công ty chuyên kinh doanh mặt hàng xe máy xây dựng có nguồn gốc xuất xứ từ nước có nền công nghiệp phát triển đó là Nhật Bản. Khi mới thành lập Chi Nhánh Hồ Chí Minh gặp không ít khó khăn. Thị phần của chi nhánh không đáng kể, chi nhánh phải chịu một sự cạnh tranh rất gay gắt. Trước tình hình đó, để tồn tại và phát triển chi nhánh cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển. Sản phẩm máy xây dựng Komatsu phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các hãng khác trên thị trường. Các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm máy xây dựng thường rất quan tâm tới sản phẩm này vì nó đem lại một mức lợi nhuận lớn và mức thu nhập của doanh nghiệp tăng đều, ổn định và sự nổi tiếng của doanh nghiệp trên thị trường phụ thuộc rất nhiều vào mặt hàng mà mình lựa chọn. Đối với Công ty CP Thương mại và Dịch vụ máy xây dựng Komatsu Việt Nam thì có những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước mà thị phần của chi nhánh còn nhỏ tại thị trường Miền Nam, kinh nghiệm trong cạnh tranh còn ít. Sản phẩm lại bán cho khách hàng hàng công nghiệp nên mức độ cạnh tranh và các hình thức cạnh tranh càng mạnh mẽ. Vì vậy, để nâng cao danh tiếng của thương hiệu Komatsu trên thị trường Miền Nam và cũng để đảm bảo cho chi nhánh công ty có thể tồn tại phát triển nên công ty cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. 2.7. Phân tích khả năng cạnh tranh của công ty Komatsu Việt Nam tại thị trường Miền Nam 2.7.1. Thị trường xe máy xây dựng tại Miền Nam thời gian qua. Trong khoảng 5 năm trở lại đây thì tại thị trường Miền Nam đã xuất hiện thêm một vài đối thủ lớn như Phú Thái (Cat), Kobelco… kinh doanh mặt hàng máy xây dựng này. Theo thống kê năm 2010 của phòng Kinh doanh của chi nhánh thì hiện nay tại khu vực Hồ Chí Minh có khoảng 05 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu mặt hàng này. Vài năm trước, số doanh nghiệp buôn bán mặt hàng này còn thưa thớt, nhưng gần đây dường như nhiều người nhận thấy kinh doanh mặt hàng này mang lại lợi nhuận cao nên tập trung kinh doanh ngày càng nhiều. Thực tế, với những đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, đang rất cần đầu tư mạnh vào phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng như đường cao tốc, cầu, đường sắt, bến cảng, thủy điện, nhà ở cao tầng... thì việc nhiều doanh nghiệp tham gia nhập khẩu các loại máy này cũng là điều dễ hiểu. Không chỉ được các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước chú ý, thị trường máy xây dựng Việt Nam còn được các doanh nghiệp trong ngành trên thế giới đánh giá cao. với sự giúp đỡ của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, một đoàn doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị xây dựng Hàn Quốc đã đến Việt Nam tìm hiểu thị trường và gặp gỡ các doanh nghiệp Việt Nam để tìm cơ hội liên kết đầu tư, kinh doanh. Giữa năm 2009, đoàn doanh nghiệp lĩnh vực máy xây dựng của Nga cũng đã đến làm việc với Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÀI KHÓA LUẬN.doc
  • doc01.TRANG BÌA.doc
  • doc2.Lời cam đoan.doc
  • doc3. LOI CAM ON.doc
  • doc5. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.doc
  • doc6. MỤC LỤC.doc
  • doc7. DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ.doc
Tài liệu liên quan