Khóa luận Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG ix

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ x

LỜI MỞ ĐẦU 1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

V. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: 2

CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 3

1.1. Tổng quan về xuất khẩu trực tiếp 3

1.1.1 Khái niệm xuất khẩu. 3

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu 3

1.1.2.1. Các nhân tố khách quan 3

1.1.3 Các hình thức xuất khẩu: 5

1.1.3.1. Xuất khẩu gián tiếp 6

1.1.3.2. Xuất khẩu trực tiếp 6

1.1.3.3. So sánh ưu nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp với hình thức xuất khẩu gián tiếp. 8

1.1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại hình xuất khẩu. 10

1.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay 11

1.2.1. Vài nét về hoạt động xuất khẩu gạo trên thế giới 11

1.2.1.1. Giới thiệu chung về gạo xuất khẩu 11

1.2.1.2 Sơ lược về tình hình sản xuất tiêu thụ gạo trên thế giới 12

1.2.1.3. Các hình thức giao dịch mua bán gạo trên thị trường thế giới 16

1.2.1.4. Những nhận xét tổng quát về thị trường gạo thế giới 17

1.2.2 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay 17

1.2.2.1 Sơ lược về tình hình sản xuất gạo của Việt Nam 17

1.2.2.2 Xuất khẩu gạo của Việt Nam 18

1.2.2.3 Vai trò của xuất khẩu lương thực của Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu gạo. 19

1.2.2.4. Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi của việt Nam. 19

1.3. Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của một số nước 20

1.3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của Thái Lan - quốc gia đứng đầu về xuất khẩu gạo. 20

1.3.1.1. Kinh nghiệm trong sản xuất, lưu thông và xuất khẩu gạo. 20

1.3.1.2. Các hình thức giao dịch mua bán gạo 21

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM (VINAFOOD II). 23

2.1. Giới thiệu về Tổng công ty lương thực Miền Nam 23

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 23

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty. 24

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty. 25

2.1.4. Tình hình nguồn nhân lực của Tổng công ty. 31

2.1.5. Cơ sở vật chất của Tổng Công Ty. 32

2.2. Tình hình sản xuất của Tổng công ty. 33

2.3. Tình hình kinh doanh của Tổng công ty. 35

2.3.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu. 35

2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. 37

2.4. Đánh giá chung tình hình của Tổng công ty. 38

CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO SANG THỊ 39

TRƯỜNG CHÂU PHI CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM (VINAFOOD2) 39

3.1. Tổng quan về thị trường Châu Phi. 39

3.l.1. Vị trí địa lý. 39

3.1.2. Con người-dân cư và nguồn nhân lực. 39

3.1.3. Kinh tế. 40

3.1.3.1. Vài nét về kinh tế Châu Phi. 40

3.1.3.2. Đặc điểm thị trường. 41

3.1.3.3. Các trung tâm kinh tế của Châu Phi. 41

3.1.4. Nhu cầu tiêu thụ gạo và tình hình sản xuất gạo của Châu Phi. 47

3.1.5. Dự đoán nhu cầu tiêu thụ gạo của các nước Châu Phi trong thời gian tới. 48

3.1.6 Tình hình nhập khẩu gạo của các nước Châu Phi 49

3.1.7 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Phi 50

3.1.7.1 Tình hình xuất khẩu 50

3.1.7.2 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Châu Phi 51

3.1.7.3 Những thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào Châu Phi 51

3.1.7.4. Đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Phi 52

3.2. Tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi của Tổng công ty. 55

3.2.1. Tình hình xuất khẩu gạo của Tổng công ty từ năm 2006 – 2009. 55

3.2.1.1.Sản lượng và kim nghạch xuất khẩu gạo của Tổng công ty. 55

3.2.1.2. Tình hình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo 56

3.2.1.3. Tình hình xuất khẩu gạo theo thị trường. 57

3.2.1.4. Tình hình Xuất Khẩu gạo theo chủng loại. 62

3.2.1.5 Tình hình xuất khẩu gạo theo khách hàng 63

3.2.1.6 Đánh giá tình hình xuất khẩu gạo của Tổng Công Ty 64

3.2.2. Phân tích tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi của Tổng công ty 65

3.2.2.1.Về sản lượng kim nghạch. 65

3.2.2.2. Về chủng loại gạo 68

3.2.2.3. Đánh giá tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi của Tổng công ty. 70

CHƯƠNG 4 : .MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TRỰC TIẾP SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI 72

4.1. Cơ sở và quan điểm đề xuất giải pháp. 72

4.2. Định hướng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới. 72

4.3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi. 73

4.3.1. Giải pháp về thị trường. 73

4 3.1.1. Thành lập các kho bán hàng tại các thị trường trọng điểm để làm bàn đạp tấn công các thị trường còn lại trong khu vực. 73

4.3.1.2. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để giành lấy thị phần gạo từ các đối thủ cạnh tranh 77

4.3.2. Giải pháp về sản phẩm. 79

4.3.2.1. Duy trì sản lượng gạo cấp thấp để giành lấy thị phần gạo tiêu thụ của các nước nghèo ở Châu Phi. 79

4.3.2.2. Nâng cao chất lượng gạo để giành lấy thị phần gạo tiêu thụ của các quốc gia phát triển ở Châu Phi. 80

4.3.3. Giải pháp về công nghệ 81

4.3.4. Giải pháp về nguồn nhân lực 83

4.3.4.1.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 83

4.3.4.2. Cơ cấu lại bộ phận nhân lực cho phù hợp hơn. 84

KIẾN NGHỊ 87

KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4130 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích là 1.219.912 km2. Nam Phi là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất Châu Phi, lớn thứ 27 trên thế giới. GDP năm 2009 đạt khoảng 278.5 tỷ USD, chiếm 25% GDP của toàn Châu Phi, dân số đạt 49,4 triệu người (2009), GDP bình quân đầu người khoảng 5000usd/năm. Tăng trưởng GDP hàng năm là 6%. Ngôn ngữ: Tiếng Anh và Afrikaaner là ngôn ngữ chính thức. Tôn giáo : Đạo Thiên chúa giáo 68%, Cổ truyền và Tin Lành chiếm 28,5%, Hinđu 1,5%, Đạo Hồi 2%. Nam Phi đứng đầu châu lục về sản lượng nông nghiệp (chiếm 40%), sản xuất khoáng sản chiếm 45%, tài chính và kinh doanh dịch vụ chiếm 19%. Nam Phi còn là nước có hạ tầng cơ sở hiện đại, nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có (ma ngan chiếm 80% trữ lượng toàn thế giới vàng chiếm 40%, rôm chiếm 68%...). Nam Phi có ngành tài chính, luật pháp, viễn thông, năng lượng và vận tải rất phát triển, có thị trường chứng khoán Johannesburg lớn thứ 18 trên thế giới. Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, hỗ trợ một cách hiệu quả lưu thông hàng hóa giữa các trung tâm đô thị lớn trong khu vực. Công nghiệp chiếm 30,3% GDP của Nam Phi, với nhiều ngành khác nhau, trong đó đứng đầu là công nghiệp mỏ (22,4%). Nam Phi đứng đầu thế giới về khai thác vàng, kim cương, rôm . . . Công nghiệp chế tạo ngày càng phát triển mạnh như hóa dầu, cao su Và là nước sản xuất thép lớn nhất Châu Phi chiếm trên 60% sản lượng thép toàn châu lục. Sửa chữa tàu biển, năng lượng. . . cũng là điểm mạnh của Nam Phi. Nông nghiệp cũng góp khoảng 2,6% vào GDP của Nam Phi và thu hút khoảng 30% lực lượng lao động. Hiện nay Nam Phi không chỉ tự túc về hầu hết các loại nông sản chủ yếu mà còn là một nhà xuất khẩu nông sản. Trong những năm qua nông sản đóng góp khoảng 4% kim ngạch xuất nhập khẩu của Nam Phi. Sản phẩm nông nghiệp có ngô, lúa mì, mía, trái cây, rau, thịt bò, gia cầm, cừu, len, sản phẩm sữa. Lĩnh vực du lịch Nam Phi khá phát triển, chiếm 67,1% GDP. Ngành xây dựng có tốc độ phát triển cũng khá cao do Châu Phi tập trung phát triển cơ sở hạ tầng. Về ngoại thương, năm 2009, Nam Phi xuất khẩu khoảng 79,15 tỷ USD, gồm các mặt hàng như: vàng, kim cương, platinum, thép, các loại kim loại và khoáng sản, rượu vang. . .Thị trường xuất khẩu chính gồm Anh, Mỹ, Nhật, Đức, Trung Quốc . . .về nhập khẩu, năm 2009 Nam Phi nhập khoảng 81,53 tỷ USD các mặt hàng như nhiên liệu. máy móc, xăng dầu, nhựa, cao su, giày dép, dệt may, ngũ cốc, gốm sứ. . Quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi trong những năm gần đây. Việt Nam và Nam Phi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 22/12/1993. Năm 2000, Sứ quán Việt Nam tại Nam phi chính thức đi vào hoạt động. Năm 2002, Nam Phi chính thức mở Sứ quán tại Hà Nội. Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước đã cử nhiều đoàn đại biểu cấp cao và đoàn doanh nghiệp đi thăm lẫn nhau để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh doanh thương mại và quan hệ hữu nghị của hai nước. Hai nước đã kí Hiệp định thương mại tháng 4/2000, thỏa thuận dành cho nhau quy chế tối huệ quốc (MFN) trong buôn bán hai chiều. Quan hệ thương mại giữa hai nước có bước phát triển đáng kể, năm 2000, ta đã xuất khẩu hàng hóa sang Nam Phi trị giá khoảng 50 triệu USD. Năm 2006, buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Nam Phi đạt trên 154 triệu USD chưa kể qua con đường thứ 3. Bước sang năm 2009 kim ngạch trao đôi thương mại song phương đạt trên 200 triệu USD, trong đó ta nhập của Nam Phi chủ yếu là sắt thép, gỗ và nguyên phụ liệu gỗ và xuất 162 triệu USD chủ yếu là gạo. hàng dệt may, giày dép, cà phê. hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ... Thị trường gạo Nam Phi: Là quốc gia có nền công nghiệp phát triển và với lượng dân số khá lớn đạt 49,4 triệu người (2009). Hàng năm Nam Phi cũng phải nhập khẩu một lượng gạo lớn, do không tự sản xuất được lúa gạo, trong khi nhu cầu trong nước tăng cao, vào năm 2009 lượng gạo nhập khẩu đã tăng lên 13% so với năm 2008, lên mức 900.000 tấn. Gạo nhập khẩu chủ yếu của Nam Phi là gạo đồ phẩm chất cao. Vì đây là nước có thu nhập khá cao trên 5000usd/năm nên nhu cầu tiêu thụ gạo phẩm chất cao là rất lớn. Những nhà xuất khẩu gạo chính sang Nam Phi là Thái Lan, hàng năm Thái Lan xuất một lượng gạo khá lớn vào Nam Phi, cụ thể năm 2009 xuất gần 600.000 tấn gạo vào Nam Phi. Ngoài ra Nam Phi còn nhập của các nước như Mỹ, Trung Quốc, Pakistan, Việt Nam và các nước Châu âu. Cộng hòa Xê-nê-gan-cửa ngõ vào thị trường Tây Phi. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Xê-nê-gan Nước Cộng hoà Xê-nê-gan nằm ở vị trí xa nhất của Tây Phi, diện tích là: 196.190 km2, phía tây giáp Đại Tây Dương, phía Đông và Bắc giáp Môritani, phía Đông giáp Mai và phía Nam giáp Ghinê và Ghinê Bitxao. Lọt giữa Xê-nê-gan là Găm bia có diện tích 10.300 km2. Xê-nê-gan có dân số là 13.200.296 (2009). Tôn giáo bao gồm: Hồi giáo 94%, Thiên chúa giáo l%, tôn giáo cổ truyền 5%, ngôn ngữ chính thức là Tiếng Pháp. Khí hậu: nhiệt đới, nóng và ẩm. GDP năm 2009 đạt 11,865 tỷ USD, GDP bình quân đầu người khoảng 899 Usd/năm. Tăng trưởng GDP hàng năm là 4,8%. Xê-nê-gan là nước nghèo tài nguyên, khoáng sản chỉ có phốt phát là nguồn tài nguyên chính với sản lượng 1.800.000 tấn/năm. Cơ cấu ngành: nông nghiệp 18,3%, công nghiệp 19,2%, dịch vụ 62,5%. Công nghiệp Xê-nê-gan chưa phát triển, mới chỉ có ngành khai thác phốt phát, tìm kiếm dầu lửa, ngành chế biến nông nghiệp, lắp ráp. vật liệu xây dựng . Nông nghiệp giữ vai trò chính trong nền kinh tế, chiếm 75 % giá trị xuất khẩu Nông sản chính có lạc, lúa, hoa màu. Do luôn bị hạn hán đe doạ nên nông nghiệp Xê-nê-gan chưa đáp ứng được nhu cầu lương thực trong nước. Hiện nay, Xê- nê-gan đang tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đánh cá và xây dựng cơ sở hạ tầng. Hàng năm Xê-nê-gan nhập khẩu lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp và xuất khẩu lạc và các chế phẩm từ lạc, cá, cá hộp, phốt phát, bông sản phẩm từ dầu mỏ. Hiện nay, Xê-nê-gan theo đuổi đường lối đối ngoại đa dạng hoá, mở cửa nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật, là thành viên của Cộng đồng kinh tế Tây phi (ECOWAS). Và là nước có tình hình chính trị tương đối ổn định ở Châu phi. Quan hệ giữa Việt Nam và Xê-nê-gan: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 29/12/1969. Ta lập Đại Sứ quán tháng 9/1973, đóng cửa Đại Sứ quán năm 1980 do khó khăn về tài chính. Và hiện nay Đại sứ ta tại Angêria kiêm nhiệm Xê-nê-gan. Hai bên đã ký các Hiệp định: Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học kỹ thuật (1995), Hiệp định hợp tác ba bên giữa Việt Nam- FAO - Xê-nê-gan (1996). Từ 1997-2009, hàng năm ta đưa khoảng 100 chuyên gia nông nghiệp sang làm việc tại Xê-nê-gan. Bạn đánh giá rất cao hiệu quả làm việc của chuyên gia ta. Quan hệ hai nước đã có những bước tiến vượt bậc, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu của ta sang Xê-nê-gan chỉ đạt 9,9 triệu USD, nhưng đến năm 2009 đã đạt 104 triệu USD. Ta xuất chủ yếu là sản phẩm dệt may, gạo, hạt tiêu và săm lốp ô tô, xe máy. Thị trường gạo Xê-nê-gan. Kể từ khi giành độc lập vào năm 1960, tiêu thụ gạo của Xê-nê-gan đã tăng gần 1000% trong vòng 4 thập kỷ và hiện ở mức khoảng 1 triệu tấn/năm. Trong khi mức tiêu thụ bình quân trên thế giới khoảng 40 kg gạo/người/năm thì ở Xê-nê-gan số lượng này là 70 kg/người /năm và kể từ những năm 70, gạo đã thay thế hạt kê làm thức ăn cơ bản. Trong những hộ gia đình thành thị, gạo chiếm 54% tiêu thụ ngũ cốc và 18% tổng chi tiêu. ở các vùng nông thôn, tỷ lệ này lần lượt là 24 và 25%. Điều đó chứng tỏ các hộ gia đình nông thôn nghèo hơn và dành ít tiền để chi cho các sản phẩm ngoài lương thực. Sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu trong nước (200.000tấn), vì vậy ở Châu Phi, Xê-nê-gan là nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai sau Nigiêria và đứng thứ 10 trên thế giới. Các nước cung cấp chính chủ yếu ở châu Á như: Thái Lan, Việt Nam, ấn Độ và Pakistan. Ngoài ra còn có một số nước của EU, Mỹ, Châu Mỹ La tinh. Năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Xê-nê-gan 208.513 tấn gạo đạt kim ngạch 93,8 triệu USD. Gạo nhập khẩu vào Xê-nê-gan phần lớn là gạo tấm, chiếm đến 95% tổng khối lượng. Trên thị trường quốc tế, gạo tấm được xem là thứ phẩm do vậy giá rẻ hơn nhiều so với gạo nguyên hạt. Tuy nhiên, người tiêu dùng Xê-nê-gan lại thích gạo tấm. Đây là thị trường rất thích hợp với chất lượng gạo của Việt Nam. Cộng hòa Nigêria-tiềm năng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Nigêria. Nigêria ở Tây Phi, Tây giáp Benin, Đông giáp T'chad và Cameroon, Bắc giáp Niger, Nam giáp vịnh Guinea. Diện tích: 923,768 km2. Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Anh. Tôn giáo: 50% dân số theo đạo Hồi, 40% theo đạo Thiên chúa và 10% theo đạo cổ truyền. Năm 2009, Dân số là 150,2. triệu người, đông dân nhất châu Phi. GDP đạt 351 tỉ USD. GDP đầu người là 2.385 USD. Nigeria là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi Nam Sahara (34 tỷ thùng và 2000 tỷ m3 khí đốt tự nhiên). Hàng năm Nigeria cung cấp cho Mỹ 12% tổng lượng dầu nhập khẩu của nước này. Ngoài ra còn các nguồn tài nguyên thiên nhiên như khí gaz, dầu lửa, thiếc, quặng sắt, than, chì. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp: 53.2%, Nông nghiệp: 17.4%, Dịch vụ: 29.4% xuất khẩu 83,1 tỉ USD với các mặt hàng. chính: Xăng dầu, cacao, cao su. Nhập khẩu 46,36 tỉ USD gồm máy móc, hoá chất, thiết bị vận tải, lương thực và hàng tiêu dùng. Quan hệ giữa Việt Nam và Nigêria: Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao: 25/5/1976. Trước đây Nigeria chỉ chú trọng quan hệ với các nước phát triển như Mỹ, Tây âu, Nhật Bản nên quan hệ với các nước nhỏ (trong đó có Việt Nam) chỉ ở mức khiêm tốn, ít đoàn qua lại thăm. Từ năm 2001 trở lại đây quan hệ giữa ta và Nigeria tiến triển mạnh. Hai nước đã ký kết một số Hiệp định và trao đổi các đoàn, kể cả đoàn cấp cao. Năm 2005, Bộ Thương mại mở Phòng Tùy viên Thương mại Việt Nam tại Nigeria. Cuối năm 2007, Nigêria mở Đại sứ quán tại Hà Nội. Tháng 4/2008, Việt Nam mở Đại sứ quán tại Nigeria. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Nigêria đã tăng lên trong những năm qua. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu sang Nigêria đạt 32,9 triệu USD và đến năm 2009 đạt 100 triệu USD. Ta xuất chủ yếu là sản phẩm dệt may, máy vi tính và linh kiện điện tử và gạo. Thị trường gạo Nigêria: Hiện nay Nigêria là nước có dân số đông nhất châu Phi với khoảng 150,2 triệu người. Kể từ những năm 70 đến nay, tiêu thụ gạo của Nigêria đã tăng mạnh ở mức 10%/năm. Trước đây khi sản xuất trong nước thấp, nhập khẩu gạo còn bị hạn chế và có thời gian gạo bị cấm nhập khẩu, giá thành gạo trong nước luôn ở mức cao và gạo là một loại thức ăn xa xỉ, chỉ dành cho một phần dân số có thu nhập khá. Kể từ khi chính phủ Nigêria dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu gạo và giảm bớt thuế nhập khẩu mặt hàng này, gạo đã dần trở nên phổ biến trong các bữa ăn của người dân Nigêria. Nền kinh tế tăng trưởng mạnh, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đã khiến cho việc tiêu thụ gạo ngày càng lớn vì so với những loại ngũ cốc khác, gạo dễ nấu và tốn ít thời gian hơn. Tổng nhu cầu tiêu thụ gạo của Nigêria đạt khoảng 5 triệu tấn. Loại gạo phô biến là gạo đồ (parboil). Tuy nhiên, sản xuất gạo của Nigêria chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu thụ gạo khổng lồ trên thị trường. Diện tích canh tác lúa gạo trong tổng diện tích sản xuất nông nghiệp còn rất nhỏ, chỉ tương đương khoảng 7%. Năng suất lúa chỉ đạt 2 tấn/ha (trong khi của Việt Nam là khoảng 6 tấn/ha). Vì vậy, hàng năm Nigêria vẫn phải nhập khẩu một khối lượng khoảng hơn 1,6 triệu tấn gạo để phục vụ nhu cầu trong nước. Loại gạo đồ chất lượng cao chủ yếu phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng thành thị với mức thu nhập cao hơn và dùng trong những bữa ăn ngày lễ tết, còn những loại gạo xay xát trong nước chất lượng kém hơn và được tiêu thụ phần lớn ở các vùng nông thôn. Trước thực trạng nhu cầu tiêu thụ gạo ngày càng lớn, chính phủ Nigêria đã có nhiều biện pháp để nhằm tăng cường sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào gạo nhập khẩu và cũng nhằm mục đích tiết kiệm ngoại tệ. Tổng thống Nigêria đã đặt ra mục tiêu đạt sản lượng lúa gạo ở mức 6 triệu tấn và mở rộng diện tích trồng lúa lên 3 triệu ha năm 2007 để đáp ứng nhu cầu trong nước và có lượng dư thừa cho xuất khẩu. Nhằm đạt mục tiêu này, Chính phủ Nigêria đã giải ngân 1 tỷ nai ra (khoảng 7,5 triệu USD) để nhân rộng mô hình điển hình sản xuất gạo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngành sản xuất gạo của quốc gia này chưa thể đủ tiềm lực để có thể thay thế toàn bộ hơn 1,6 triệu tấn gạo nhập khẩu vào đây hàng năm. Do đó, Nigêria vẫn là thị trường tiềm năng cho các nhà xuất khẩu gạo trên thế giới. Ngoài ra, một vấn đề làm cản trở đến hoạt động xuất khẩu gạo vào đây nói riêng và xuất khẩu hàng hóa nói chung vào Nigêria là tình trạng lừa đảo trong khâu thanh toán khá phổ biến. Mặc dù trên thực tế các phương thức thanh toán là những phương thức được chấp nhận toàn cầu như LC, mở tài khoản . . . nhưng hiện tượng chứng từ giả từ các ngân hàng ma rất nhiều. Nên khi buôn bán với Nigêria các nước nên xem xét cẩn thận khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại ở nước này. 3.1.4. Nhu cầu tiêu thụ gạo và tình hình sản xuất gạo của Châu Phi. Gạo là một trong bốn loại lương thực quan trọng nhất của châu Phi, cùng với kê, ngô và lúa miến. Với số dân khoảng gần 1 tỷ người, nhu cầu tiêu thụ gạo ở châu Phi là rất lớn. Bảng 3.1:Số lượng gạo tiêu thụ của Châu Phi từ năm 2006-2009. ĐVT: Triệu tấn Năm 2006 2007 2008 2009 Số lượng 19.97 20.470 21.084 22.625 (Nguồn: Office ofglobal analysis, Foreign Agricultural Service, Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ). Do sự tiện dụng của việc chề biến gạo so với kê vài những loại ngũ cốc khác, giá gạo cũng không còn quá cao so với thu nhập của đại bộ phận người dân, gạo ngày càng trở nên phổ biến trong những bữa ăn hàng ngày. Người châu Phi thường chế biến gạo theo nhiều cách như nấu thành cơm, nấu thành cháo hoặc bánh, tuy nhiên nấu thành cơm theo cách truyền thống vẫn là phương thức phổ biến ở nhiều nước châu Phi. Chính vì vậy mà nhu cầu tiêu thụ gạo của người dân Châu Phi ngày một tăng. Cụ thể năm 2006 nhu cầu gạo tiêu thụ là 19,997 triệu tấn nhưng đến năm 2009 . nhu cầu tiêu thụ gạo là 22,625 triệu tấn. Trung bình tăng nhu cầu tiêu thụ gạo tăng 4,23%/năm. Mặc dù mức tiêu thụ gạo lớn nhưng sản xuất luôn không đáp ứng được nhu cầu đối với mặt hàng gạo. Lí do chính của hiện tượng này là do hiện tại giống lúa phổ biến là giống lúa châu Á chưa được cải thiện, lai tạo để phù hợp với điều kiện thời tiết của châu Phi. Công nghệ canh tác lạc hậu, máy móc nông nghiệp cũ kỹ, chi phí và thuế nói chung đối với các loại mặt hàng đầu vào nông nghiệp như máy móc, phân bón còn cao. Ngoài ra, còn do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, thời tiết ngày càng có khí hậu khắc nghiệt, hạn hán xảy ra liên miên, làm cho năng suất lúa không được cao. Bảng 3.2. Tình hình sản xuất gạo của Châu Phi từ năm 2006-2009. ĐVT. Triệu Tấn Năm 2006 2007 2008 2009 Số lượng 12,835 13,648 13,807 15,249 (Nguồn: Offce ofglobal analysis, Foreign Agncultural Service, bộ nông nghiệp Hoa Kỳ). Nhìn vào bảng số liệu tình hình sản xuất gạo của các nước Châu Phi từ năm 2006-2009 thì ta thấy được rằng tình hình sản xuất ngày càng được nâng cao, cụ thể năm 2006 sản xuất 12,835 triệu tấn gạo và đến năm 2009 sản xuất được 15,249 triệu tấn gạo. Trung bình lượng gạo sản xuất hàng năm tăng 5,98 %năm. Thế nhưng sản lượng gạo sản xuất vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ gạo của các nước Châu Phi, trung bình chỉ đáp ứng được khoảng 66,56% nhu cầu. tiêu thụ gạo, nên 33,44% lượng gạo tiêu thụ của các nước Châu phi phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Vì vậy hàng năm Châu Phi vẫn phải nhập khẩu với một khối lượng gạo rất lớn. 3.1.5. Dự đoán nhu cầu tiêu thụ gạo của các nước Châu Phi trong thời gian tới. Với điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt như hiện nay, đặc biệt hiện tượng khô hạn ngày một kéo dài, làm cho sản xuất nông nghiệp ngày càng khó khăn. Đặc biệt đối với các nước Châu Phi, với tốc độ tăng trưởng dân số cao (2,6%/năm), mà kỹ thuật nông nghiệp lại lạc hậu, chưa thể tái tạo được giống lúa thích hợp với điều kiện thời tiết của Châu Phi, cho nên năng suất lúa thấp, sản xuất không đáp ứng được nhu cầu. Thì việc nhập khẩu gạo ngày càng tăng là không thể tránh khỏi. Và theo “Rice Trade long-term projections' của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ thì nhu cầu nhập khẩu gạo của Châu Phi trong thời gian tới như sau: Bảng 4.1. Dự đoán tình hình nhập khẩu gạo của Châu Phi đến năm 2015 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Số lượng 8,186 8,186 8,987 9,292 9,492 9,725 (Nguồn: bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ) Theo dự báo thì tốc độ nhập khẩu gạo của các nước Châu Phi ngày càng tăng, và tới năm 2015 sẽ nhập 9,725 triệu tấn. Đây là một lượng gạo lớn. Tuy nhiên nhữngnhà xuất khẩu chính vào Châu Phi như Thái Lan và ấn ĐỘ thì đang gặp phải nhiều khókhăn. Thái Lan thì đang lâm vào tình trạng khủng hoảng chính trị nên Chính phủ không bảo hộ sản xuất nông nghiệp như trước nữa. Còn Ấn Độ thì nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo từ năm 2008 và dự báo trong năm nay, từ một nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới, Ấn Độ có thể trở thành một nước nhập khẩu gạo. Trong khi đó Việt Nam thì điều kiện thiên nhiên ưu đãi, áp dụng khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp, tăng năng suất nên hàng năm việt Nam luôn dư một lượng gạo lớn để xuất khẩu. Vì vậy, với tình hình trên, đang mở ra cho Việt Nam nói chung và Vinafood2 nói riêng một cơ hội xuất khẩu gạo đầy tiềm năng vào thị trường này 3.1.6 Tình hình nhập khẩu gạo của các nước Châu Phi Bảng 3.3 Số lượng gạo nhập khẩu của Châu Phi từ năm 2006-2009 Đvt : Triệu tấn Năm 2006 2007 2008 2009 Số lượng 7,68 8,159 7,574 7,8 (Nguồn: Oìfice of global ânlysis, Foreign Agricultural Service, Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ) Khi sản xuất không đáp ứng được nhu cầu, nhập khẩu là hệ quả tất yếu. Hàng năm Châu Phi luôn phải nhập khẩu một lượng gạo tương đối lớn. Trung bình hàng năm nhập khoảng gần 8 triệu tấn. Nhưng lượng gạo nhập khẩu không đều ở các năm, nguyên nhân là do việc nhập khẩu gạo phụ thuộc vào tình hình sản xuất trong nước . có năm nhu cầu lương thực, thực phẩm nhập khẩu lên rất cao và không nước nào đáp ứng kịp, nhưng cũng có năm nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này lại rất khiêm tốn, đây chính là nét đặc thù và cũng là một rủi ro của thị trường mà các nhà xuất khẩu gạo phải tính đến rất kỹ. Năm 2009 lượng nhập khẩu của Chau Phi là 7,8 triệu tấn, tăng 3% so với năm 2008 là 7,574 triệu tấn. Những nước nhập khẩu gạo lớn nhất Châu Phi là Nigieria, Xê-nê-gan, Bờ Biển Ngà…đây chủ yếu là những nước có dân số đông, lượng tiêu thụ gạo lớn mặc dù Ni-giê-ri-a hay Ma-đa-gat-xca và Ghana đều là những nước xuất khẩu gạo hàng đầu Châu Phi. Ngoại trừ hai nước nhập khẩu nhiều gạo đò chất lượng cao là Nam Phi và Ni-giê-ria, các nước trong khu vực nhập khẩu loại gạo tấm và gạo đồ có phẩm chất thấp, giá vừa phải. Riêng thị trường Ni-giê-ria đã chiếm 21% tổng lượng nhập vào châu lục, tiếp đến là Nam Phi (5%) và Xê-nê-gan (5%). Các nước xuất khẩu gạo chính vào khu vực là Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Mỹ trong đó Thái Lan vẫn là nhà cung cấp gạo với khối lượng lớn nhất và chủng loại đa dạng. 3.1.7 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Phi 3.1.7.1 Tình hình xuất khẩu Bước sang năm 2009, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của nước ta, trong đó có việc xuất khẩu sang thị trường Châu Phi. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi vẫn đạt 1,5 tỷ usd tăng 12,78% so với năm 2008 là 1,33 tỷ usd. Về thị trường xuất khẩu, hàng hóa của Việt Nam đã được xuất khẩu tới toàn bộ 54 quốc gia của Châu Phi. Trong đó, một số thị trường đã đạt mức kim ngạch cao như Ai Cập (173 triệu usd) Ăng-gô-la (đạt 152 triệu usd)… Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, gạo tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Châu Phi, đạt kim ngạch 660 triệu usd, chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, ngoài các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như hàng dệt may (99 triệu usd), cà phê (86 triệu usd), giày dép (37 triệu usd)… đã xuất hiện thêm một số mặt hàng có kim ngạch lớn khác như hàng hải sản (85 triệu usd), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (41 triệu usd)…với những kết quả đã đạt được, dự kiến xuất khẩu sang Châu Phi có thế đạt khoảng 1,8 tỷ usd năm 2010. Về định hướng thị trường, với 54 quốc gia, Châu Phi là một khu vực thị trường rất rộng lớn, với trình độ phát triển không đồng đều để nâng cao tính hiệu quả của hoạt động xuất khẩu vào thị trường này, cần xác định được các địa bàn trọng điểm, tạo bước đột phá xuất khẩu và làm bàn đạp để xâm nhập vào thị trường các quốc gia láng giềng trong khu vực. Các địa bàn trọng điểm được xác định là những quốc gia có triển vọng phát triển tốt, có nhu cầu cao với các mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam, có kim ngạch buôn bán hai chiều tương đối và có cơ quan đại diện của Việt Nam để thuận tiện cho các hoạt động giao thương và xúc tiến thương mại. Các thị trường trọng điểm ở khu vực Bắc Phi là Ai Cập, An-giê-ri và Ma Rốc… Về mặt hàng, để gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi, cần tiếp tục khai thác các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu truyền thống của Việt Nam vào thị trường này, đó là gạo, hàng dệt may, cà phê… Đồng thời, cần chú trọng xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm mới có khả năng tăng trưởng cao như hàng hải sản, sản phẩm điện-điện tử, cơ khí…bên cạnh đó cần mở rộng khai thác các mặt hàng Châu Phi có nhu cầu lớn như đồ gia dụng, hàng tiêu dùng, thực phẩm… 3.1.7.2 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Châu Phi Cùng với chính sách thúc đẩy quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước Châu Phi và sự năng động của các doanh nghiệp trong việc khai thác các thị trường mới, kim ngạch buôn bán Việt Nam-Châu Phi đã có bước tăng trưởng nhanh. Nhìn chung kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Châu Phi đang ngày một tăng lên. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ con số nhỏ bé 647,5 triệu usd năm 2006 tăng lên 1.500 triệu usd năm 2009. điều này chứng tỏ trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Châu Phi ngày một càng được củng cố và tăng cường. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đã tăng 94,59% so với năm 2007 tức tăng từ 683,5 triệu usd lên 1,33 tỷ usd. Đây là năm đầu tiên mà kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua thị trường Châu Phi vượt mức 1 tỷ usd. Bước qua năm 2009, mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Châu Phi vẫn tăng 12,78% so với năm 2008 tức tăng từ 1,33 tỷ usd lên mức 1,5 tỷ usd. Tuy có sự tăng trưởng đáng kể, nhưng buôn bán giữa Việt Nam với Châu Phi còn ở mức rất thấp. Đến nay, Châu Phi vẫn là khu vực mà nước ta có mức độ trao đổi thương mại thấp nhất so với các khu vực thị trường khác trên thế giới. Năm 2009, xuất khẩu sang Châu Phi mới chỉ chiếm 2,7% tổng kim ngach xuất khẩu của cả nước. Vì vậy trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Châu Phi nhiều hơn nưã, để có thể khai thác tối đa hiệu quả kinh doanh từ thị trường đầy tiềm năng này. 3.1.7.3 những thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào Châu Phi Cùng với quá trình hội nhập mạnh mẻ của nền kinh tế Việt Nam, các bạn hàng và các đối tác của Việt Nam ngày càng được mở rộng, đến năm 2001 Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với 44 nước Châu Phi và đến năm 2009 con số này đã là 54 nước. Như vậy, hiện nay Việt Nam đã có trao đổi thương mại vơi hầu hết các nước Châu Phi. Từ năm 2000, Nam Phi trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam tại Châu Phi với giá trị xuất khẩu năm 2009 đạt 187 triệu usd chiếm 12,5% tổng xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực Châu Phi. Tiếp sau Nam Phi là Ai Cập, Ăng-gô-la, Ni-giê-ria và Ghana với các con số xuất khẩu lần lượt là 173 triệu usd (chiếm 11,5%), 152 triệu usd (chiếm 10,1%), 104 triệu usd (6,9%), 100 triệu usd (6.7%), 97 triệu usd (6,5%). Ngoài ra, Ma rốc, Bờ Biển Ngà, Tan-da-nia cũng là những thị trường quan trọng của Việt Nam ở Châu Phi. Đây cũng là các nước nhập khẩu chính của Châu Phi. Thực tế là xuất khẩu của Việt Nam vào các nước Châu Phi cũng tập trung chủ yếu ở các nước này. Riêng kim ngạch xuất khẩu vào 10 thị trường lớn nhất đã đạt 1001,1 triệu usd chiếm tới 66,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Châu Phi. Các nước khác nhập khẩu từ Việt Nam còn rất hạn chế, 44 nước còn lại chỉ nhập khẩu khoảng 499 triệu usd, chiếm 33,3% giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào Châu Phi. Trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục khai thác các thị trường mà ta đang có lợi thế xuất khẩu, bên cạnh đó Việt Nam cũng cần tăng cường tìm hiểu, đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường mà hiện kim ngạch hai bên còn thấp nhưng tiềm năng lớn như Xu-đăng, Mô-dăm-bích, Libi… 3.1.7.4. Đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Phi a. Về chính trị - Thuận lợi Nhìn chung Châu Phi có xu hướng ổn định chính trị: Dến nay các nước trong châu lục này đều ý thức được rằng Châu Phi phải thay đổi và tiến lên. Đó được xem là một lý do chính yếu giải thích về sự ổn định chính trị gần đây. Diễn đàn hòa bình hay dàn xếp các xung đột bằng con đường hòa bình đang dần trở thành một xu thế nổi bật. Nhiều nước Châu Phi đang bắt đầu những cuộc cãi cách đầy ý nghĩa và thu về những hiệu quả đầu tiên. Mối thiện cảm cũng như những quan hệ chân tình của nhiều nước Châu Phi với Việt Nam thông qua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan an tot nghiep 2011.doc
Tài liệu liên quan