MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG DỆT MAY MỸ VÀ TIỀM NĂNG SẢN XUẤT - XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM 1
I/. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG HÀNG DỆT MAY MỸ 1-15
1. Quy mô thị trường hàng dệt may Mỹ 1
2. Đặc điểm thị trường tiêu thụ hàng dệt may Mỹ 2
3. Các kênh phân phối chủ yếu trên thị trường hàng dệt may Mỹ 3
4. Tình hình cạnh tranh trên thị trường hàng dệt may Mỹ 5
5. Những quy định pháp lý đối với hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ 8
5.1. Các biện pháp quản lý nhập khẩu của Mỹ đối với hàng dệt may 9
5.2. Các vấn đề luật pháp liên quan đến hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ 12
II/. TIỀM NĂNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM 15-24
1. Dệt may là một trong những ngành nghề truyền thống của Việt Nam 15
2. Tiềm năng về nguồn nhân lực 16
3. Khuynh hướng chuyển dịch ngành dệt may từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển 17
4. Khả năng thu hồi vốn nhanh, không đòi hỏi vốn đầu tư lớn và trình độ công nghệ tinh vi 18
5. Nhà nước ban hành nhiều đường lối, chính sách thuận lợi cho sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam 18
6. Cơ hội cho sự phát triển ngành dệt may Việt Nam khi tham gia vào thị trường thế giới 20
7. Những điều kiện thuận lợi sau khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực 21
III/. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 24-27
1. Vai trò của ngành dệt may trong nền kinh tế 24
2. Lợi ích kinh tế khi xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường
Mỹ . 24
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG THỜI GIAN QUA 28
I/. MỘT SỐ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CHỦ YẾU THAM GIA XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 28-30
1. Tổng công ty dệt may Việt Nam 28
2. Công ty dệt Thành Công 28
3. Công ty may 10 29
4. Công ty may Thăng Long 30
5. Công ty may Bắc Giang 30
II/. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG THỜI GIAN QUA 30-35
1. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu 30
2. Hình thức xuất khẩu và các phương thức, điều kiện bán hàng 32
3. Các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu sang thị trường Mỹ: ký kết hợp đồng xuất khẩu, vận tải, bảo hiểm và phương thức thanh toán 33
III/. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG THỜI GIAN QUA 35-70
1. Những kết quả đạt được khi xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ 36
1.1. Kim ngạch xuất khẩu tăng 36
1.2. Ngành dệt may Việt Nam có cơ hội mở rộng sản xuất và tiếp cận với nền kinh tế phát triển trên thế giới 36
1.3. Máy móc thiết bị được cải tiến 37
1.4. Khả năng tìm kiếm bạn hàng được mở rộng 37
2. Những hạn chế, khó khăn khi xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ 38
2.1. Qui mô sản xuất nhỏ hẹp, tổ chức sản xuất không hiệu quả 38
2.2. Thiếu máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại cho sản xuất 41
2.3. Các vấn đề về nguồn nhân lực 44
2.4. Phần lớn nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu từ nước ngoài 47
2.5. Gia công xuất khẩu vẫn là hình thức sản xuất chủ yếu trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 51
2.6. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường Mỹ 53
2.7. Hạn chế trong việc nắm bắt thông tin, tiếp cận thị trường và thiết lập quan hệ với khách hàng nước ngoài 56
2.8. Vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu 59
2.9. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam gặp khó khăn trong việc thực hiện hệ thống tiêu chuẩn do Mỹ đặt ra, tiêu biểu là tiểu chuẩn SA 8000 . 61
2.10. Sự mất cân đối giữa ngành dệt và ngành may, các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước chưa thực sự có hiệu quả 62
2.11. Hiệp định dệt may và vấn đề hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ 65
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 71
I/. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM 71-76
1. Quan điểm, định hướng và chiến lược đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 71
2. Mục tiêu, kế hoạch cụ thể phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 75
II/. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 76-97
1. Các giải pháp ở tầm vĩ mô 77
1.1. Đổi mới chính sách đầu tư 77
1.2. Nhà nước cần cải tiến các chính sách liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu cũng như cần những hỗ trợ từ phía ngân hàng 79
1.3. Củng cố vai trò của Hiệp hội dệt may Việt Nam 80
1.4. Thúc đẩy việc tiếp cận thông tin thị trường và tăng cường xúc tiến thương mại 81
1.5. Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ đối với ngành dệt may Việt Nam 84
1.6. Nhà nước cần đưa ra các chính sách khuyến khích xuất khẩu thích hợp 85
1.7. Các vấn đề về công nghệ 86
2. Các giải pháp ở tầm vi mô 87
2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Mỹ 87
2.2. Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý và đẩy mạnh vai trò của các Viện nghiên cứu phục vụ ngành dệt may 89
2.3. Tích cực phát triển nguồn nguyên liệu trong nước phục vụ xuất khẩu, hạn chế và thay thế nguyên liệu nhập khẩu 91
2.4. Tìm hiểu kỹ lưỡng hệ thống luật pháp của Mỹ 93
2.5. Nhà nước cần đưa ra những cam kết về vấn đề hạn ngạch cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 94
2.6. Xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ 95
III/. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ TRUNG QUỐC TRONG VIỆC TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG MỸ 97-99
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
99 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2037 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp dụng ở những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường ở trình độ cao hơn so với doanh nghiệp Nhà nước và tiếp đến là những doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Sự cách biệt giữa ngành dệt và ngành may cũng đặt ra những vấn đề đáng quan tâm. ở các doanh nghiệp quốc doanh, chỉ có 15% là máy móc thiết bị mới, trong khi đó phần lớn các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu đều được trang bị máy mới thay thế những máy móc đã lỗi thời. Do đó, các sản phẩm dệt thường không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp may xuất khẩu. Đồng thời, do tính đặc thù trong sản xuất và về thị trường nên mức cải tiến công nghệ dệt cũng thường thấp hơn công nghệ trong ngành may.
Về mặt tổng thể, những chuyển biến về công nghệ sản xuất trong ngành dệt may vẫn còn khá khiêm tốn và chưa đáp ứng được tốt những yêu cầu đặt ra đối với mặt hàng xuất khẩu này.
2.3. Các vấn đề về nguồn nhân lực.
2.3.1. Thiếu lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề cao.
Hiện nay, dệt may là một trong những ngành có tốc độ phát triển cao và lượng hàng xuất khẩu của ngành luôn tăng nhanh. Trong chiến lược tăng tốc mà Chính phủ đặt ra cho ngành đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu sẽ phải đạt đến 5 tỷ USD và đến 2010 sẽ là 8 đến 9 tỷ USD, thu hút khoảng 2 đến 3 triệu lao động. Có những doanh nghiệp may hiện nay đã bắt đầu thực hiện đơn đặt hàng cho năm 2003, vì vậy nhu cầu về lao động trong ngành rất lớn nhưng 30% nhu cầu chưa được đáp ứng.
Theo ước tính của Hiệp hội dệt may Việt Nam, 5 năm tới sẽ cần khoảng 200.000 lao động/ năm, trong khi các trường công nhân đào tạo nghề may cho tới hôm nay vẫn chưa có những khoá đào tạo chuyên sâu, vì vậy con số này rất khó khả thi. Một số công ty có công nhân có tay nghề cao lại bỏ sang nước ngoài làm việc, công nhân mới thường chưa có tay nghề nên tiến độ hợp đồng thường bị chậm, các đơn vị không dám ký nhận nhiều sản phẩm để gia công...
Số lao động có trình độ chuyên môn ở nước ta chỉ chiếm 13,3%, trong khi ở các nước khác trong khu vực, con số này vào khoảng 40-50%, và ở các nước phát triển lại càng cao hơn nữa, lên đến 90%. Vấn đề thiếu lao động chuyên môn và công nhân kỹ thuật lành nghề là một trong những khó khăn lớn cản trở sự tăng trưởng của nghành dệt may Việt Nam. Rất ít trường đại học trong cả nước đào tạo kỹ sư phục vụ ngành dệt may. ở các khu vực phát triển ngành may như huyện Gia Lâm, đường Khâm Thiên, Hà Nội, quận Thủ Đức, TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác cũng xuất hiện nhiều trường kỹ thuật và trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật ngành may nhưng số lượng đầu ra cũng như đầu vào ở các trường này rất khiêm tốn, chưa đủ đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng lao động mà ngành dệt may đòi hỏi. Các doanh nghiệp lớn cũng có bộ phận đào tạo nhân công phục vụ cho yêu cầu doanh nghiệp. Tuy nhiên, cả hai hình thức trên đều chưa có hiệu quả, thời gian đào tạo rất ngắn, khoảng từ 1 đến 3 tháng. Chính vì thế ngành công nghiệp dệt may đang lâm vào tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng và điều đó cũng góp phần lý giải vì sao năng suất lao động của ngành lại ở mức thấp và chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm bị nâng cao lên mặc dù lương công nhân thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, do đó cũng không thu hút được nhiều nhân lực làm việc trong ngành dệt may so với các ngành nghề khác.
Bên cạnh đó, cũng do xu hướng chung của xã hội nước ta là tập trung quá mức vào việc đào tạo nguồn nhân lực ở bậc Đại học, Cao đẳng mà quên lãng một bộ phận khá quan trọng, góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế, đó là đào tạo kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật lành nghề, dẫn đến hậu quả “thừa thầy thiếu thợ”.
Tất cả những điều đó đang đặt ra cho ngành may một thách thức lớn mà ngành sớm phải vượt qua trên con đường phát triển của mình.
2.3.2. Năng suất lao động thấp.
Là một ngành sử dụng nhiều lao động, song năng suất lao động của ngành dệt may Việt Nam lại không cao. Sản lượng hàng năm (bảng 4) thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Trong khi năng suất lao động trung bình của Trung Quốc là 21 sản phẩm áo sơ mi/máy/ngày thì ở các doanh nghiệp Việt Nam chỉ là 18 sản phẩm. Đối với các sản phẩm khác như quần, áo polo-shirt nhuộm sợi hay jacket, năng suất bình quân ở các doanh nghiệp Việt Nam chỉ nhỉnh hơn phân nửa so với bình quân của các doanh nghiệp Trung Quốc. Đây là một bất lợi cho ngành dệt may Việt Nam trong việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế nói chung và trên thị trường Mỹ nói riêng với những đơn hàng giá trị lớn và đòi hỏi thời gian giao hàng đúng hạn.
Thực tế, năng suất lao động thấp là do những nguyên nhân nhất định. Trước hết, điều kiện làm việc ở các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt tiêu chuẩn như ở nhiều quốc gia khác. Các yếu tố như tiền lương thấp, chế độ đãi ngộ công nhân chưa hợp lý, thời gian làm việc kéo dài, môi trường làm việc chưa được cải thiện đúng mức và tổ chức sản xuất kém hiệu quả đã ảnh hưởng lớn đến khả năng làm việc của công nhân, hạn chế khả năng tăng năng suất lao động.
Tiếp đến, như đã phân tích ở trên, lực lượng lao động ngành dệt may nước ta thiếu những kỹ năng cơ bản về kỹ thuật cắt may, rập mẫu, vận hành máy móc, kiểm tra chất lượng,... đồng thời phần lớn các doanh nghiệp đều thiếu vốn và sự hỗ trợ kỹ thuật, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu hết sự cần thiết của việc đầu tư vào công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực dẫn đến năng suất lao động thường không cao. Đây là một vướng mắc cần nhanh chóng tháo gỡ nhằm mở đường cho ngành dệt may Việt Nam phát triển hơn nữa, tăng sức cạnh tranh của hàng dệt may trên thị trường thế giới.
2.3.3. Đội ngũ cán bộ quản lý thiếu những kỹ năng quản lý cần thiết. Bên cạnh lực lượng lao động phổ thông đông đảo, đội ngũ cán bộ quản lý cũng đóng vai trò quan trọng, quyết định tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất. Một thực trạng chung đối với nguồn lao động trong ngành dệt may nước ta, đó là thiếu sự đào tạo chính quy. Điều này, một mặt do thiếu vốn, mặt khác, do không có nhiều cơ sở đào tạo cán bộ quản lý và các dịch vụ đào tạo chưa được mở rộng. Hơn nữa, do những hạn chế trong việc tiếp cận nguồn thông tin và các phương tiện truyền thông hiện đại trên thế giới, và không có nhiều cơ hội học hỏi từ các nước bên ngoài nên các nhà quản lý ngành dệt may Việt Nam thiếu kinh nghiệm thực tế. Các dịch vụ đào tạo, tư vấn phần nhiều chỉ mang tính lý thuyết và thường không phù hợp với nhu cầu quản lý thực tế ở các doanh nghiệp. Mặt khác, do từ trước tới nay, chúng ta không có nhiều nhu cầu đối với dịch vụ này nên khi cần thiết, các nhà sản xuất không biết sử dụng loại hình dịch vụ nào và ở đâu.
Tất cả những nhân tố trên là nguyên nhân chính đưa đến tình trạng yếu kém trong quản lý nguồn nhân lực cũng như trong vận hành sản xuất. Làm thế nào để cải thiện điều kiện làm việc, để đáp ứng được nhu cầu đào tạo cho công nhân sản xuất và phát triển nghề nghiệp là những vấn đề đặt ra cho các cán bộ quản lý nhưng với trình độ quản lý như hiện nay thì đây là một câu hỏi khó. Chính vì thế, giải quyết vấn đề nguồn nhân lực là một tất yếu khách quan và là một trong những biện pháp cần thiết nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam.
2.4. Phần lớn nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Đối với ngành dệt may, nguồn nguyên liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Ngành dệt may Việt Nam phải sử dụng các loại nguyên liệu từ bông, sợi tổng hợp, len, nỉ, tơ tằm... trong đó bông và sợi tổng hợp chiếm đại đa số. Cho đến nay, Việt Nam có thể sản xuất bông và tơ tằm phục vụ cho ngành dệt, song sản lượng nguyên liệu trong nước vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng dệt may. Hơn 80% các loại sợi có mặt trên thị trường Việt Nam đều là nguyên liệu nhập khẩu. Nước ta phải nhập khẩu 100% sợi tổng hợp và 90% sợi cotton để sản xuất hàng dệt.
Rõ ràng ngành dệt may Việt Nam đang trong tình trạng phụ thuộc nặng nề vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, do đó hạn chế tính chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất, xuất khẩu và không tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ trong nước. Ngay cả những doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng không sử dụng nguyên liệu dệt sản xuất từ những đơn vị trong nước và đến 90% nguyên phụ liệu sản xuất hàng may mặc xuất khẩu đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Một trong những lý do chính khiến ngành dệt chưa phát triển được là thiếu kế hoạch cụ thể. Hiện tại, toàn ngành sản xuất khoảng 500 triệu mét vải, tiêu thụ khoảng 50.000 tấn sợi mỗi năm. Trong khi đó, cả nước chỉ sản xuất được 3 đến 5 nghìn tấn cotton mỗi năm. Với thị trường Mỹ, một thị trường tiêu thụ đòi hỏi nhiều loại sản phẩm có chất lượng đạt chuẩn hoặc yêu cầu sử dụng nguyên liệu đặc thù thì đây càng là một trở ngại lớn.
Bảng 5: Lượng nguyên liệu sản xuất và nhập khẩu trong ngành dệt may từ năm 96-2002:
Đơn vị
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Sản xuất:
-Sợi tơ thô
-Cotton
-Sợi phíp
-Tơ
-Canvas
-Cotton dệt mùng
-Vải mộc
Tấn
Tấn
Nghìn tấn
Triệu mét
Nghìn mét
Triệu mét
Triệu mét
1.129
4.525
56,9
281
2.269
30,9
281
-
4.187
69,5
300
2.500
28
-
1.320
4.215
72,3
302
2.401
27
256
1.215
4.102
70
317
2.466
30
260
-
4.423
71
321
2.619
32
272
1.231
3.998
75
352
2.557
26,8
269
1.314
4.112
73,1
357
2.610
29
285
Nhập khẩu:
-Cotton
-Chỉ may polyester
-Sợi nhíp
-Vải mộc
-Phụ liệu may mặc
-Công cụ, dụng cụ
-Hoá chất
nhuộm
Nghìn tấn
Nghìn tấn
Nghìn tấn
Triệu mét
Triệu USD
Nghìn USD
Nghìn USD
37,4
-
96,7
226,1
531,4
-
-
-
-
-
-
-
-
-
35,8
-
89
-
488
-
-
36
18
88,2
216,8
512
41.000
12.000
37,7
-
-
245
654,4
40.000
11.000
38
21
92
235
598
-
-
34
30
91,1
238
754
38.000
-
Nguồn: GSO và Tổng công ty dệt may Việt Nam (Vinatex)
Mặc dù nhiều khu vực có truyền thống trồng bông, dâu, nuôi tằm đã và đang dần được phục hồi và phát triển nhưng việc trồng dâu vẫn còn phân tán và các giống tằm phần lớn không còn phù hợp với việc sản xuất hàng dệt may hiện nay. Bên cạnh đó, năng suất thấp và chất lượng kém là một trong những nguyên nhân chính hạn chế sự phát triển của ngành trồng dâu nuôi tằm ở nước ta với sản lượng hàng năm chỉ vào khoảng 2.000 tấn trên qui mô nhỏ và rải rác.
Riêng đối với sợi tổng hợp cũng có những kế hoạch phát triển phục vụ ngành dệt nhưng do trở ngại về vốn, công nghệ và nguồn cung nên hiện tại nước ta vẫn chưa có nhà máy sợi tổng hợp nào đi vào hoạt động. Đó là lý do vì sao Việt Nam mới chỉ sản xuất và cung cấp được một phần nhỏ nguyên liệu cotton để dệt vải, phần còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Cũng phải nói thêm rằng chất lượng sợi cotton sản xuất trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghệ vải tiên tiến, do đó chỉ được sử dụng bổ sung ở mức độ hạn chế (khoảng 10%).
Ngành may cũng đang phải đối mặt với một vấn đề tương tự. Trong khi ngành may đang trên đà phát triển thì nguyên phụ liệu và bán thành phẩm phục vụ sản xuất đều phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu. Đây là một trong những nhược điểm của ngành, đồng thời thể hiện sự mất cân đối giữa ngành may và ngành dệt. Vì thế mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc tăng khá nhanh nhưng hiệu quả đạt được lại thường không cao.
Bảng 6: Kim ngạch xuất nhập khẩu ngành may Việt Nam:
Đơn vị tính: triệu USD
1995
1998
1999
2000
Sơ bộ
2001
Xuất khẩu hàng may mặc
850,5
1.450,5
1.746,2
1891,9
1975,4
Nhập khẩu nguyên phụ liệu và bán thành phẩm
304,6
248,8
325,7
431,7
451,5
Nguồn: Niên giám thống kê 2001
Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất sản phẩm chất lượng cao, đa dạng trên thị trường Mỹ nói riêng và các nước trên thế giới nói chung, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và cả những cơ quan Nhà nước cần có những giải pháp cụ thể về nguồn nguyên liệu. Việc nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất với giá cao không phải là biện pháp lâu dài. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới, làm thế nào để đạt được hiệu quả cao, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn đề ra, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới, đồng thời tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm xuất khẩu luôn là vấn đề được đặt ra cho các nhà xuất khẩu nếu muốn thành công trong thương mại quốc tế.
2.5. Gia công xuất khẩu vẫn là hình thức sản xuất chủ yếu trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Một thực tế của ngành dệt may hiện nay, đặc biệt là ngành may, đó là việc xuất khẩu theo hình thức gia công chiếm tỷ lệ rất cao và điều này gây ra một bất lợi lớn, đó là không tạo được nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu. Có thể khẳng định rằng ngành dệt may Việt Nam hiện nay vẫn đang xuất khẩu thuần tuý sức lao động là chính.
Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản hay nhiều quốc gia khác thường phải qua trung gian các nước như HongKong, Hàn Quốc, Đài Loan có văn phòng, trụ sở ở Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam được xem là nhà thầu phụ. Tất cả nguyên phụ liệu, vải, mẫu mã đều do phía nước ngoài cung cấp. Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực hiện khâu cắt, đóng gói và xuất đi nước ngoài theo giá gia công.
Hình thức gia công xuất khẩu có nhược điểm rất lớn, đó là sự phụ thuộc quá mức vào phía đối tác nước ngoài, từ nguyên liệu đến mẫu mã, do đó không tạo được sự chủ động trong sản xuất và không khuyến khích sự phát triển của nguồn nguyên liệu trong nước. Đây được đánh giá là hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng cao cho sản phẩm xuất khẩu, vì nguồn thu từ xuất khẩu chỉ là giá nhân công cộng với một số chi phí khác không đáng kể. Hơn nữa, do xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới về giá cả và thời hạn giao hàng nên giá gia công cũng có nguy cơ giảm đáng kể. Theo Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam, ông Lê Quốc Ân, ngành dệt may Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với xu hướng giảm giá gia công hàng loạt trên thế giới, có thể tới 30%. Điều này càng làm tăng thêm bất lợi cho ngành dệt may nước ta. Làm ăn ở Mỹ có nhiều điểm không giống Châu Âu. Trong đó, điểm quan trọng trước hết là các công ty Mỹ thích ký hợp đồng mua hàng trực tiếp hơn là đặt hàng gia công. Vì thế, trong 900 triệu USD xuất khẩu của ngành dệt may đến Mỹ thì có đến 40% là từ các hợp đồng mua dứt bán đoạn.
Phương thức gia công quốc tế phù hợp với những doanh nghiệp dệt may phát triển ở trình độ thấp, có thể đảm bảo công ăn việc làm khi chưa có điều kiện thâm nhập sâu vào thị trường thế giới, với nguồn vốn đầu tư cũng như khả năng về công nghệ còn hạn chế. Song, đây không thể là một chiến lược phát triển lâu dài. Nó tạo ra sự phụ thuộc quá lớn vào phía nước ngoài, đặc biệt là bên trung gian nên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không có điều kiện tiếp cận trực tiếp với thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng, dẫn đến bị động trong việc thâm nhập thị trường về sau và không đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Hiện tại, trong điều kiện công nghệ nước ta còn thấp và sản xuất trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho xuất khẩu thì việc nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu là lẽ tất nhiên, cho dù hiệu quả sản xuất không cao. Nghịch lý ở đây chính là xuất khẩu càng nhiều thì nhập khẩu cũng càng tăng, trong khi hiệu quả không được cải thiện bao nhiêu. Giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may xuất khẩu chỉ ở mức 20-25%. Cũng do chưa thể thoả mãn nhu cầu đa dạng về hàm lượng và cấu trúc sợi dệt, mẫu mã, chất lượng và giá cạnh tranh của khách hàng nước ngoài nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải đi theo con đường gia công xuất khẩu. Mặt khác, để có thể xuất khẩu trực tiếp theo điều kiện FOB/CIF đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải thiết lập được quan hệ trực tiếp với người mua cuối cùng, đồng thời có đủ kinh nghiệm trong việc mua nguyên phụ liệu từ nguồn nào, tiêu chuẩn ra sao, cũng như tìm nguồn hỗ trợ tài chính như thế nào, mà điều này hầu hết các doanh nghiệp dệt may nước ta vẫn chưa làm được. Nếu chất lượng nguyên liệu và thành phẩm không đảm bảo, các doanh nghiệp Việt Nam có thể bị từ chối nhận hàng hoặc phải bồi thường thiệt hại và điều đó lại càng tốn kém hơn. Chính vì thế, các doanh nghiệp vẫn chưa dám mạo hiểm xuất khẩu trực tiếp mà phải chấp nhận hình thức gia công với mức giá thấp và hiệu quả không cao.
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu thành phẩm và nhập khẩu nguyên liệu của Tổng công ty dệt may Việt Nam:
Đơn vị tính: triệu USD
1998
1999
2000
2001
Kim ngạch xuất khẩu
296,9
330,1
352,4
378,6
Kim ngạch nhập khẩu
212,5
228,6
242,4
259,3
Thặng dư / Thâm hụt
84,4
101,5
110
119,3
Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của Vinatex đã tăng lên trong các năm. Điều này phần nào thể hiện được sự tiến bộ của Tổng công ty dệt may Việt Nam trong việc đảm bảo hiệu quả xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu xét trong toàn ngành thì hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa đạt được hiệu quả xuất khẩu như mong muốn. Mặc dù vậy, việc chuyển sang xuất khẩu trực tiếp không phải dễ dàng và đặt ra những yêu cầu mà các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thể đáp ứng như đã phân tích ở phần trên. Song, nhìn chung, việc chuyển sang hình thức xuất khẩu trực tiếp để đạt hiệu quả cao hơn trong xu thế hội nhập ngày nay là một tất yếu và nó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị những tiền đề cần thiết trước khi đối mặt với thử thách.
2.6. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường Mỹ.
Khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam có thể được đánh giá trên các khía cạnh: giá cả, chất lượng và mẫu mã sản phẩm.
Sản phẩm dệt may Việt Nam trước đây vốn có lợi thế so sánh về giá với những quốc gia trên khu vực và trên thế giới. Điều này tạo nên khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của hành dệt may nước ta khi chưa có điều kiện tập trung vào chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, lợi thế so sánh này đang dần bị mất đi do sự phát triển kinh tế và đời sống của người dân được nâng cao nên chi phí cho nhân công dệt may Việt Nam cũng tăng lên so với các nước trong khu vực.
Bảng 8: Lương công nhân trung bình ở Việt Nam so với một số nước:
Đơn vị tính: USD/người/năm
Nước
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Việt Nam
450
550
650
690
730
770
800
Trung Quốc
500
540
550
570
590
620
640
Indonexia
930
940
890
330
340
390
410
Malaysia
3.810
3.990
3.840
2.870
2.890
2.760
2.900
Hàn Quốc
12.930
12.700
11.230
7.820
7.870
8.510
8.980
Đài Loan
11.620
11.460
11.120
10.260
10.350
11.110
11.350
Singapore
11.190
11.430
10.890
10.210
10.250
10.270
11.210
Nguồn: UNIDO và Bộ kế hoạch và đầu tư: "Tổng quan về khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Việt Nam", Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
Mức lương của một công nhân Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng và đều đặn, trong khi ở Trung Quốc tốc độ tăng chậm hơn, Malaysia và Indonesia là hai quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á do đó lương công nhân ở đây giảm đột ngột do lạm phát. Số liệu trên bảng thống kê cho thấy mức lương hàng năm của một công nhân Việt Nam cao hơn so với lương công nhân Trung Quốc và Indonesia, trong khi những quốc gia này cũng đang xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ. Đứng ở góc độ quyền lợi người lao động thì đây là một dấu hiệu tốt, thu nhập và đời sống của người lao động được cải thiện hơn trước, từ đó thu hút lao động trong ngành dệt may. Song, đứng trên góc độ thương mại thì đây là một bất lợi lớn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại từ các quốc gia khác có chi phí nhân công rẻ hơn.
Bên cạnh đó, yếu tố chất lượng và tính sáng tạo trong việc thiết kế mẫu mã mới phù hợp với người tiêu dùng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Trước hết là chất lượng sản phẩm. Hầu hết các sản phẩm dệt may Việt Nam đều chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế, mà chủ yếu phục vụ cho nhóm khách hàng bậc trung và bình dân trên thị trường Mỹ. Nguyên nhân trước tiên là do trình độ tay nghề của công nhân chưa cao, chưa nắm rõ về kỹ thuật dệt may và vận hành máy móc một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, máy móc thiết bị và công nghệ lạc hậu cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đầu ra. Hệ thống quản lý chất lượng cũng không mang lại nhiều hiệu quả nổi bật. Số lượng doanh nghiệp trong ngành đạt chứng chỉ ISO 9002 vẫn còn khá hiếm hoi. Bên cạnh đó, do thời hạn giao hàng thường không được bảo đảm và đóng gói chưa phù hợp với yêu cầu nên hàng hoá có thể bị giảm chất lượng ở khâu hoàn tất, đóng gói, lưu trữ và vận chuyển. Tất cả những yếu tố trên đã tác động không nhỏ tới chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
Về mẫu mã sản phẩm, bà Phạm Chi Lan, Phó chủ tịch phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam hiện chủ yếu tập trung công sức dành cho công đoạn sản xuất, thay vì chú trọng tới thiết kế sản phẩm và khâu tiếp thị như các đối thủ tại các nước trên thế giới. Chính sự khác biệt nói trên là nhân tố chính dẫn tới sự chênh lệch về mức độ cạnh tranh của hàng Việt Nam. Mặt khác, do ngành dệt may Việt Nam đã sử dụng phương thức gia công truyền thống từ lâu, theo đó tất cả các mẫu mã đều do phía nước ngoài cung cấp, phía Việt Nam chưa đưa ra được những mẫu mã sản phẩm mới, mà chủ yếu theo khuôn khổ định sẵn. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, hàng hoá phải đạt chất lượng cao và mẫu mã sản phẩm hấp dẫn mới có thể bán ra được thị trường thế giới. Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đang nỗ lực để khắc phục tình trạng này, cụ thể là Vinatex đã thành lập Viện mẫu thời trang trực thuộc và các trường Đại học cũng bắt đầu tổ chức giảng dạy khoa thiết kế thời trang, song đây mới chỉ là bước đầu.
Tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá là một điều tối cần thiết vì bên cạnh những điều kiện thuận lợi mà Hiệp định thương mại Việt - Mỹ mang lại thì các doanh nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn khác. Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển cảnh báo rằng “cơ hội luôn đi liền với thách thức bởi Hiệp định cũng sẽ mở cơ hội cho các doanh nghiệp Mỹ tiếp cận thị trường Việt Nam và Việt Nam cũng phải dành cho các doanh nghiệp Mỹ quy chế “tối huệ quốc”, tương tự như Mỹ dành cho Việt Nam”. Đồng thời, các doanh nghiệp nhiều nước khác cũng sẽ có những điều kiện thuận lợi để mở rộng hoạt động ở thị trường Việt Nam. Theo ông Tuyển, khi đó các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh rất quyết liệt với hàng hóa của Mỹ. Vì vậy, để thâm nhập một cách tốt hơn tới thị Mỹ thì các doanh nghiệp dệt may phải nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bằng những biện pháp hiệu quả nhất.
2.7. Hạn chế trong việc nắm bắt thông tin, tiếp cận thị trường và thiết lập quan hệ với khách hàng nước ngoài.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường đầy tiềm năng như thị trường Mỹ nói riêng và thị trường quốc tế nói chung thì các doanh nghiệp phải không ngừng thu thập thông tin về thị trường và nhu cầu khách hàng cũng như có các biện pháp xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách có hiệu quả nhất. Đây là một phần quan trọng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là một điểm yếu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng và hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
Các doanh nghiệp dệt may nước ta, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân thường thiếu thông tin cần thiết về thị trường thế giới và những thay đổi về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng tiềm năng nước ngoài. Họ không biết tìm nguồn thông tin ở đâu, phần nhiều do quá phụ thuộc vào bên trung gian khi tiến hành phương thức gia công xuất khẩu. Điều này đưa đến kết quả là các doanh nghiệp nước ta thiếu kinh nghiệm giao dịch trực tiếp với các đối tác nước ngoài. Mặt khác, do tính chủ động của bản thân các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thông tin và tiếp cận thị trường để đổi mới cơ cấu sản xuất của mình cho phù hợp với đòi hỏi của thị trường cũng đang là một yếu kém.
Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam có rất ít kiến thức về những thay đổi trên thị trường thế giới như xu hướng thời trang, thông tin thị trường và ngay cả những tài liệu kỹ thuật để phát triển sản phẩm. Chiến lược về giá, về phân phối sản phẩm, quảng bá, giao tiếp với khách hàng và phát triển sản phẩm mới vẫn chưa được thực hiện có hiệu quả. Kỹ năng quản lý và marketing của đội ngũ quản lý trong các doanh nghiệp này thường không cao, do đó khó có thể cải thiện được vị thế hiện tại của doanh nghiệp từ gia công sang xuất khẩu trực tiếp để tăng tính cạnh tranh trên thị trường thế giới. Hơn nữa, khả năng thâm nhập kém hiệu quả vào thị trường Mỹ cũng hạn chế mức tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều yếu kém về khả năng marketing và buôn bán trên thị trường thế giới, cũng như những bí quyết và kinh nghiệm trong giao thương quốc tế. Ngay cả tại một thị trường tiềm năng như thị trường Mỹ, chúng ta vẫn thiếu một hệ thống phân phối chuyên nghiệp, các văn phòng đại diện giao dịch vẫn còn rải rác. Mọi liên hệ đều thông qua các đại lý trong khu vực và một số doanh nghiệp Nhà nước được chỉ định, làm giảm tính chủ động của một bộ phận lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân. Chính vì thế, các doanh nghiệp này cho đến nay vẫn tập trung vào các mặt hàng truyền thống như quần jeans, váy, áo kiểu và áo jacket mà chưa có nhiều đổi mới. Các doanh nghiệp Việt Nam hầu như chưa quen với cách thức