MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC 3
1.1. Nội dung hoạt động xuất khẩu hàng may mặc 3
1.1.1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường hàng may mặc 3
1.1.2. Lập phương án kinh doanh 4
1.1.3. Quảng cáo hàng may mặc 4
1. 1.4. Tổ chức thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu hàng may mặc 4
1.1.5. Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc 4
1.1.6. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc 5
1.1.7. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc 8
1.2. Nghiên cứu thị trường may mặc tại Mỹ 8
1.2.1. Nhu cầu sản xuất - nhập khẩu - tiêu thụ hàng may mặc tại Mỹ 9
1.2.2. Hệ thống các nhà sản xuất và phân phối hàng may mặc tại Mỹ 9
1.2.3. Xu hướng tiêu dùng hàng may mặc trên thị trường Mỹ. 10
1.2.4. Chính sách nhập khẩu sản phẩm dệt may của Mỹ 11
1.2.4.1. Quy định về thuế quan 12
1.2.4.2. Những quy định về hạn ngạch và visa 13
1.2.4.3. Quy định về xuất xứ hàng dệt may 13
1.2.4.4. Quy định về nhãn hiệu thương mại ở Mỹ. 14
1.2.4.5. Quy định về chống bán phá giá, trợ giá của Mỹ. 14
1.2.4.6. Quy định về tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội. 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ. 17
2.1. Giới thiệu công ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương 17
2.1.1. Lịch sử hình thành công ty 17
2.1.2. Quá trình phát triển 18
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty 18
2.1.3.1. Tổ chức bộ máy của công ty 18
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 21
2.2. Một số hoạt động Marketing của Công ty 22
2.2.1. Giới thiệu một số hàng hoá, dich vụ 22
2.2.2. Thị trường tiêu thụ 22
2.2.3 Kênh phân phối 23
2.2.4 Các hình thức xúc tiến bán hàng 23
2.2.5 Thị phần và đối thủ cạnh tranh 24
2.2.6 Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác Marketing của Công ty 25
2.2.6.1 Về công tác nghiên cứu thị trường. 25
2.2.6.2 Về kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. 25
2.2.6.3 Về chính sách tiêu thụ sản phẩm. 26
2.2.6.4 Chính sách giá của công ty 26
2.2.6.5 Về chính sách phân phối. 26
2.2.6.6 Về chính sách xúc tiến hỗn hợp. 26
2.3.Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Công ty TNHH MTV may mặc Bình Dương sang thị trường Mỹ 27
2.3.1 Công tác tiếp cận thị trường Mỹ của Công ty TNHH MTV may mặc Bình Dương 27
2.3.2 Công tác chuẩn bị hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Mỹ 27
2.3.2.1 Soạn thảo hợp đồng xuất khẩu. 28
2.3.2.2 Đăng ký duyệt hợp đồng. 29
2.3.2.3 Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu. 29
2.3.2.4 Đăng ký làm thủ tục hải quan và nhận hàng. 30
2.3.2.5 Kiểm tra đối chứng và hoàn tất thủ tục nhập hàng vào kho 31
2.3.2.6 Công tác thuê tàu 32
2.3.2.7.Khâu kiểm tra 32
2.3.2.8 Giao nhận và đóng hàng lên phương tiện 33
2.3.2.9 Hoàn tất quy trình xuất khẩu 33
2.3.3 Phân tích kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu của công ty 33
2.3.4 Phân tích kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu của công ty 36
2.3.5. Phân tích kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Công ty sang thị trường Mỹ 39
2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường Mỹ của công ty. 40
2.4.1. Các yếu tố khách quan 40
2.4.1.1. Yếu tố kinh tế 40
2.4.1.1.1 Cung cầu trên thị trường. 40
2.4.1.1.2 Tỷ giá hối đoái. 41
2.4.1.2 Yếu tố chính trị, pháp luật. 42
2.4.1.3 Yếu tố cạnh tranh 43
2.4.2 Các yếu tố chủ quan 47
2.4.2.1 Năng lực của người làm xuất khẩu. 47
2.4.2.2 Trình độ tay nghề của công nhân. 47
2.4.2.3 Giá của sản phẩm 48
2.4.2.4 Công nghệ 48
2.5 Phân tích SWOT về hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường Mỹ 49
2.6 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty khi xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ 52
2.6.1 Thuận lợi 52
2.6.1.1 Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc luôn đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra 52
2.6.1.2 Thị trường của công ty được mở rộng. 52
2.6.1.3 Chất lượng hàng may mặc xuất khẩu được nâng cao. 53
2.6.1.4 Tổ chức tốt các hoạt động giao dịch và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng với khách hàng nước ngoài. 53
2.6.2 Những mặt còn tồn tại hiện nay. 53
2.6.2.1. Sự chuyên môn hóa trong sản xuất nhiều mặt hàng chưa cao. 53
2.6.2.2. Chất lượng một số mặt hàng chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các đơn hàng mua đứt bán đoạn. 53
2.6.2.3. Giao dịch qua trung gian còn nhiều. 54
2.6.2.4. Tiếp cận thị trường còn yếu. 54
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ. 55
3.1. Xu hướng phát triển của ngành may mặc Việt nam và phương hướng hoạt động của Công ty TNHH MTV may mặc Bình Dương trong thời gian tới 55
3.1.1. Xu hướng phát triển của ngành may mặc Việt nam 55
3.1.2. Phương hướng hoạt động của Công ty
TNHH MTV may mặc Bình Dương 56
3.1.3. Quan điểm phát triển của công ty
TNHH MTV may mặc Bình Dương 56
3.1.4.Phương hướng và nhiệm vụ của công ty
TNHH MTV may mặc Bình Dương 56
3.2. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của Công ty sang thị trường Mỹ. 56
3.2.1. Giải pháp về phía Công ty. 56
3.2.1.1. Đối với sản phẩm 56
3.2.1.2. Giải pháp phát triển thương hiệu của Công ty tại thị trường Mỹ. 57
3.2.1.3. Hoàn thiên công tác xúc tiến để xâm nhập thị trường Mỹ 58
3.2.1.4. Nâng cao trình độ, tay nghề của cán bộ công nhân viên nói chung và nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ kinh doanh nói riêng. 59
3.2.1.5 Đầu tư cho công tác thiết kế mẫu, Xây dựng bộ phận chuyên trách, thiết kế thời trang mẫu mã sản phẩm. 59
3.2.2. Những kiến nghị khác 60
3.2.3. Những kiến nghị về phía nhà nước. 60
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2332 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường hoa kỳ của công ty TNHH một thành viên may mặc Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hập khẩu, xuất khẩu và thanh lý hợp đồng.
Hồ sơ đăng ký hợp đồng gồm:
Công văn :1 bản gốc
Hợp đồng: 2 bản gốc
Bảng theo dõi nguyên phụ liệu để nhập khẩu: 2 bản
Bảng thống kê tờ khai nhập khẩu
Sau khi Hải quan xem xét hợp đồng, nhân viên xuất khẩu nhận lại 1 hợp đồng bản gốc có dấu xác nhận “ ĐÃ ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG”, nhân viên xuất khẩu photo, chuyển hợp đồng tới các bộ phận liên quan như: Phòng kinh doanh, phân xưởng, kho nguyên phụ liệu.
Đồng thời nhân viên xuất khẩu photo lưu và chuyển cho phòng tài vụ làm cơ sở lập hóa đơn tài chính cho lô hàng xuất thuộc hợp đồng 12/PR-PAC/2009 .
2.3.2.3 Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu.
Dựa trên hợp đồng xuất khẩu đã ký, làm hợp đồng nhập khẩu nguyên phụ liệu do Pacsun chỉ định mua như :
Mua vải chính từ công ty Lanefort Hong Kong theo hợp đồng nhập khẩu số 130/PR-LF/09 (phụ lục 2).
Vải lót túi mua từ công ty V-League Hong Kong theo hợp đồng nhập khẩu số 129/PR-VL/09 (phụ lục 3).
Nhãn giấy mua từ công ty Checkpoint Hong Kong theo hợp đồng nhập khẩu số 198/PR-CP/09 (phụ lục 4)
Dây kéo mua từ công ty ZhejiangWeixing Trung Quốc theo hợp đồng nhập khẩu số 122/PR-ZW/09 (phụ lục 5)
Mua một số phụ liệu khác của công ty Labeltex Hong Kong theo hợp đồng nhập số 159/PR-LHK/09 (phụ lục 6)
Sau khi hợp đồng nhập khẩu được ký kết sẽ chuyển lên phòng xuất nhập khẩu để phòng này nhận chứng từ.
Bộ chứng từ gốc được nhà cung cấp nguyên phụ liệu gửi bằng chuyển phát nhanh (DHL, Fed EX...), khi nhận được bộ chứng từ, nhân viên nhập khẩu sẽ dựa vào hợp đồng đã thoả thuận để kiểm tra I/V, P/L, B/L, C/O, đơn bảo hiểm (nếu có)... mà khách hàng gửi để kiểm tra bộ chứng từ có hợp lệ không
Nhân viên nhập khẩu tiến hành khai báo tờ khai hàng hoá nhập khẩu thông qua phần mềm của Hải quan với đầy đủ những gì thể hiện trong bộ chứng từ(thực nhập), sau khi có được sự phản hồi từ phần mềm là “đã tiếp nhận”, thì nhân viên nhập khẩu tập hợp hồ sơ đăng ký tờ khai Hải quan hàng nhập.
2.3.2.4 Đăng ký làm thủ tục hải quan và nhận hàng.
Trình ký và đóng dấu hồ sơ nhập khẩu : Nhân viên nhập khẩu sau khi in mẫu tờ khai tiến hành kiểm tra nội dung tờ khai và trình lãnh đạo ký tắt vào bộ hồ sơ để xác định rằng hồ sơ này đã được kiểm soát trước khi Ban lãnh đạo ký và đóng dấu vào bộ hồ sơ. Bộ hồ sơ nhập khẩu bao gồm :
Phiếu đề nghị kết quả phúc tập hồ sơ(BMHQ):1 bản
B/L :1 bản photo
C/O nhập khẩu(nếu có)1 bản gốc
Tờ khai nhập khẩu (TKNK): 2 bản chính (đã ký và đóng dấu)
Hợp đồng: 1 bản gốc+2 bản sao y
C/I nhập khẩu:1 bản gốc+1 bản sao y
P/L nhập khẩu:1 bản gốc+2 bản sao y
Danh mục nguyên phụ liệu được HQ duyệt:2 bản sao
Hóa đơn tiền cứơc vận chuyển
Công văn cam kết nhập nguyên phụ liệu làm hàng XNK.
Tiến hành đăng ký tờ khai: tại Hải quan tỉnh Bình Dương, khi bộ hồ sơ được chuyển đến khâu hoàn thành tờ khai, nhân viên nhập khẩu sẽ tách bộ hồ sơ thành 2 phần, một bàn giao hải quan lưu và một bản nhân viên nhập khẩu lưu.
Bản lưu Hải quan gồm các chứng từ được sắp theo thứ tự sau:
Phiếu ghi kết quả phúc tập hồ sơ;
Phiếu tiếp nhận bàn giao hồ sơ Hải quan;
Lệnh hình thức và mức độ kiểm tra Hải quan;
Tờ khai hàng hoá nhập khẩu;
P/L;
I/V;
Hợp đồng và danh mục nguyên vật liệu(bản lưu hải quan);
B/L;
Chứng từ ghi số thuế phải thu.
Bản lưu người khai Hải quan gồm:
Tờ khai hàng hoá nhập khẩu;
I/V, P/L (bản sao);
Phiếu lấy mẫu nguyên vật liệu chính (do công chức đăng ký tờ khai lập);
Đơn chuyển cửa khẩu (nếu hàng hóa phải kiểm tra thực tế);
Lên kế họach nhập hàng: Nhân viên nhập khẩu căn cứ vào ngày dự kiến tàu cập cảng được ghi trong D/O hoặc hàng vào kho cảng để lên” giấy đề nghị nhập nguyên phụ liệu” bảng kế họach nhập hàng này sẽ được lưu lại 1 bản trong phòng và 1 bản gửi phòng nguyên phụ liệu để chuẩn bị cho việc sắp xếp kho bốc dỡ hàng xuống khi đã hoàn thành các thủ tục Hải quan. Và giấy “đề nghị điều xe” dùng chuyên chở hàng từ cảng về kho công ty. Với những lô hàng nhập này nhân viên nhập khẩu chọn xe tải có trọng tải phù hợp cho từng lô hàng và có mui kín để vận chuyển hàng từ cảng về kho Công ty với đoạn đường ước tính 30 km. Sau đó nhân viên nhập khẩu lập giấy đề nghị tạm ứng tiền làm hàng với số tiền dự kiến từng lô hàng dựa vào giấy báo hàng đến, cùng với chi phí khi nhận hàng tại cảng.
Đồng thời khi nhận được thông báo hàng đến (thường bằng fax), nhân viên giao nhận phải mang vận đơn gốc (nếu vận đơn theo lệnh của Ngân hàng thì phải có ký hậu của Ngân hàng), giấy giới thiệu của Công ty đến hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu để nhận lệnh giao hàng D/O. Hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho nhân viên nhập khẩu. Tiếp theo là nhân viên nhập khẩu cùng xe nhận hàng tiến hành đi vào cảng nhập. Nộp một D/O tại Hải quan bãi, sau đó cùng xe nhận hàng vào kho hàng số 3 theo như giấy thông báo hàng đến, tại đây nhân viên nhập khẩu nộp một D/O và tờ khai vào phòng tiếp nhận để đối chiếu và đóng mộc kiểm tra, nhân viên nhập khẩu tiếp đến sẽ phải đóng tiền lưu kho, phí xếp dỡ, các chi phí khác như trên hoá đơn cước vận chuyển của hãng tàu, sau đó lấy biên lai thanh toán phí mang về nộp cho Công ty. Hàng được lấy từ kho sếp dỡ ra xe và khi xe ra cổng thì cần thanh lý tờ khai với Hải quan cảng, để chứng minh hàng đã được nhận đủ số lượng thực nhập.
2.3.2.5 Kiểm tra đối chứng và hoàn tất thủ tục nhập hàng vào kho
Trước khi hàng về kho nhân viên nhập khẩu cung cấp bộ chứng từ nhập hàng gồm C/O, P/L, phiếu đề nghị nhập kho nhằm để kho biết được kế họach nhập hàng. Sau khi kho nguyên phụ liệu kiểm số hàng nhập về, sẽ đưa bảng báo cáo nguyên phụ liệu cho phòng xuất nhập khẩu và phòng tài vụ có xác nhận số lượng thực nhập, sữ dụng phiếu nhập kho nguyên phụ liệu để lưu hồ sơ làm cơ sở đối chiếu chứng từ với khách hàng. Nhân viên nhập khẩu ký xác nhận số lượng thực nhập với phòng tài vụ trên phiếu nhập kho nguyên phụ liệu.
Nhân viên nhập khẩu tiến hành lập các khoảng mục chi phí cho lô hàng nhập để khấu trừ vào số tiền đã nhận tạm ứng trước đó với phòng tài vụ của Công ty.
Sau khi đã tập hợp đủ tất cả nguyên phụ liệu cần thiết để sản xuất sản phẩm thì Công ty giao việc sản xuất sản phẩm cho xưởng 3 là xưởng được đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền tiên tiến phục vụ cho công tác sản xuất sản phẩm thời trang là Quần jear, các xưởng khác tuỳ theo hợp đồng mà hổ trợ công việc hoàn thành sản phẩm kịp tiến độ.
Tiếp theo sẽ là công việc sản xuất sản phẩm theo hợp đồng xuất số 12/PR-PAC/2009, nhân viên xưởng cắt sẽ theo kế hoạch sản xuất sản phẩm mà liên hệ với phòng nguyên phụ liệu để sử dụng nguyên phụ liệu chính là vải mang về xưởng, thực hiện các khâu rập khuôn các chi tiết của sản phẩm.
Sau đó những chi tiết sản phầm có yêu cầu yếu tố thêu biểu tượng lên sản phẩm thì sẽ được chuyển những chi tiết có vị trí thêu cho xưởng thêu thực hiện trước.
Sau đó chuyển về xưởng 3, tại đây sản phẩm được may, ráp chi tiếp theo các chuyền. Đầu các chuyền là ráp các chi tiết nhỏ như túi, nhãn vải, rồi đến ráp các chi tiết như thân quần... Đối với sản phẩm quần jean thì có thêm yếu tố thời trang trên mẫu sản phẩm đã được thoả thuận, nên số quần được ráp các chi tiết được chuyển sang xưởng WASH (phân xưởng này nằm ngoài khuôn viên Công ty), tại phân xưởng này sản phẩm được WASH cho giống với mẫu đã thể hiện,tiến hành giặc sạch sản phẩm, sấy khô, sau đó sản phẩm được vận chuyển trở về Công ty thực hiện các khâu cuối cùng để hoàn thành sản phẩm như: may tem da, tem thương hiệu, ủi sản phẩm, xếp, đóng gói. Sau khi hoàn chỉnh thì sản phẩm được kiểm tra, sản phẩm được hoàn thành phải được đóng gói bao bì hoàn chỉnh và được đựng trong các thùng cacton, bên ngoài thể hiện chi tiết sản phẩm để sản phẩm dể kiểm soát.
Sản phẩm gần đến ngày hoàn thành theo hợp đồng thì trước đó 7 ngày nhân viên xưởng phải báo cáo tiến trình và lập detail packinglist và gửi lên phòng xuất nhập khẩu để tiến hành các thủ tục xuất hàng ra nước ngoài.
2.3.2.6. Công tác thuê tàu
Sau khi hàng đã lên dây chuyền sản xuất và gần đến ngày hoàn thành, trưởng phòng XNK hoặc Trưởng bộ phận xuất hàng nhận thông báo “Kế họach xuất hàng”(trước khi hàng thực xuất là 7 ngày) từ bộ phận kế họach sản xuất, hàng xuất của khách hàng Pacsun. Trưởng phòng xuất nhập khẩu căn cứ vào kế họach xuất hàng, triển khai, phân công cho nhân viên xuất khẩu tiến hành theo dõi đơn hàng để làm thủ tục xuất khẩu cho lô hàng
Theo thoả thuận hàng phải được xuất đủ trước ngày hết hạn hợp đồng là ngày 30/08/2009 thì cước phí vận chuyển bằng tàu sẽ do Pacsun chi trả, trường hợp hàng bị rớt lại thì công ty sẽ phải chịu mọi chi phí phát sinh, kể cả việc phải vận chuyển bằng đường hàng không để hàng đến đúng ngày như trong hợp đồng.
2.3.2.7 Khâu kiểm tra
Dựa trên cơ sở detail packinglist từ bộ phận sản xuất của các phân xưởng để đặt booking cho lô hàng. Chi tiết như sau: Lô hàng xuất khẩu này đi bằng tàu biển (trước đó bộ phận sản xuất phải cung cấp detail packinglist trước 7 ngày) cho nhân viên xuất khẩu để làm căn cứ booking cho hãng tàu, theo đó booking phải ghi rõ số lượng hàng sẽ gửi đến hãng tàu. Và được dùng làm căn cứ xác định các chứng từ cần chứng thực trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu
Đồng thời nhân viên xuất khẩu sẽ lập bảng cân đối định mức cho các mã hàng, để sau đó đăng ký định mức ở chi cục Hải quan. Đối với các mã hàng lập lại, đã đăng ký định mức trước đó thì không cần phải khai báo lại, chỉ cần đăng ký tờ khai xuất khẩu mà thôi.
Nhân viên xuất khẩu tiến hành việc khai báo qua phần mền Hải quan cung cấp, và tờ khai hàng hoá xuất được đăng ký, sau khi đã có được phản hồi từ phần mền Hải quan thì nhân viên xuất khẩu tiến hành in tờ khai và tập hợp đủ bộ hồ sơ sau đó trình trưởng phòng và đại diện Công ty ký tên. Bộ hồ sơ gồm:
Phiếu ghi kết quả phúc tập hồ sơ: 1 bản;
Phiếu tiếp nhận và bàn giao hồ sơ Hải quan: 1bản;
Đơn đề nghị chuyển cửa khẩu hoặc biên bản bàn giao: 2 bản;
Tờ khai hàng hoá xuất khẩu HQ/2002-NK: 2 bản
Phụ lục tờ khai Hải quan (nếu có): 2 bản;
Packing list: 2 bản;
Các công văn (nếu có): 2 bản gốc.
Khi bộ hồ được chuyển đến khâu hoàn thành tờ khai. Tại đây, nhân viên xuất khẩu sẽ tách bộ hồ sơ thành 2 phần, một bàn giao Hải quan lưu và một bản người khai Hải quan lưu.
Bản lưu Hải quan gồm các chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau:
Phiếu ghi kết quả phúc tập hồ sơ Hải quan;
Phiếu tiếp nhận bàn giao hồ sơ Hải quan;
Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra Hải quan;
Tờ khai hàng hoá xuất khẩu;
Packing list (bản gốc);
Các chứng từ khác (nếu có yêu cầu).
Bản lưu người khai Hải quan gồm :
Tờ khai hàng hoá xuất khẩu;
Packing list (bản sao);
Đơn đề nghị chuyển cửa khẩu.
Khi đến ngày giao hàng, bộ phận kiểm tra của công ty sẽ lập một biên bản final để xác nhận hàng giao đúng số lượng và chất lượng như hợp đồng xuất khẩu đã ký kết, nếu như hàng được giao đến và khách hàng kiểm tra thấy không đúng chất lượng, số lượng như thoả thuận trong hợp đồng thì Công ty sẽ bị phạt theo các điều khoảng ghi trong hợp đồng .
2.3.2.8 Giao nhận và đóng hàng lên phương tiện
Căn cứ vào Booking note của hãng tàu và detail packing list có xác nhận của lãnh đạo phân xưởng (phù hợp với số liệu đã khai ở tờ khai xuất khẩu), nhân viên XNK đề nghị kho hoàn tất cho hàng lên xe chở container dưới sự giám sát của bảo vệ. Sau khi hàng đến cảng mà hãng tàu đã chỉ định, phòng xuất nhập khẩu sẽ gửi bản chi tiết làm booking đến hãng tàu. Căn cứ trên bảng chi tiết này, hãng tàu sẽ phát hành Bill of lading và hẹn ngày đến lấy.
Khi lấy Bill từ hãng tàu, nhân viên xuất khẩu sẽ làm bộ chứng từ để xin cấp C/O, tại phòng thương mại và công nghiệp Bình Dương. Bộ hồ sơ gồm có :
Bảng định mức sản phẩm;
Giấy biên nhận bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O
Bản đăng ký danh mục sản phẩm xuất khẩu
Tờ khai xuất;
Hoá đơn chứng minh nguồn gốc sản phẩm được mua tại Việt Nam
Tờ khai nhập photo chứng minh nguồn gốc sản phẩm được nhập từ nước ngoài.
2.3.2.9 Hoàn tất quy trình xuất khẩu
Sau khi có C/O, nhân viên xuất khẩu sẽ gửi một bộ chứng từ gồm: Hoá đơn, Packing list, bill và C/O, đến phòng tài vụ, phòng tài vụ chịu trách nhiệm thực hiện khâu thanh toán của bộ chứng từ.
2.3.3 Phân tích kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu của công ty
BẢNG 2.4 : Tình hình kim ngạch xuất khẩu theo sản phẩm qua các năm
2008-2009-2010
ĐơnVị Tính: USD
Sản phẩm
2008
2009
2010
So sánh 2009/2008
So sánh 2010/2009
Kim ngạch
%
Kim ngạch
%
Kim ngạch
%
Chênh lệch
%
chênh lệch
%
Jacket
270,769
0.8
0
0
0
0
-270,769
-100
0
0
Áo sơ mi
7,176,740
21.28
10,935,303
25.92
10,555,695
28.15
3,758,564
52.37
-379,608
-3.47
Quần
22,991,867
68.17
29,686,515
70.37
25,566,310
68.19
6,694,648
29.12
-4,120,205
-13.88
Váy
0
0
403,955
0.96
39,006
0.1
403,955
100
-364,949
-90.34
Đồ thể thao
3,286,717
9.75
1,160,809
2.75
1,333,878
3.56
-2,125,908
-64.68
173,069
14.91
Pyjama
77,808
0.23
0
0
0
0
-77,808
-100
0
0
Túi ngủ
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Tổng
33,726,870
100
42,186,583
100
37,494,890
100
8,459,713
25.08
-4,691,693
-11.12
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)
Theo số liệu Bảng 2.4 cho thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao nhất thuộc về 2 sản phẩm là Quần các loại luôn chiếm gần 70% tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu và Áo sơ mi chiếm trên 20% tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu. Các sản phẩm còn lại như: Jacket, Váy, Đồ thể thao… chiếm tỉ trọng không cao, nhưng cũng đóng góp khoảng 10% giá trị kim ngạch xuất khẩu tại công ty.
Số liệu kim ngạch xuất khẩu qua các năm cho thấy thì năm 2009 là năm công ty đạt được giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất đạt giá trị 42,186,583 USD tăng 25.08% về giá trị so với năm 2008. Nguyên nhân tăng giá trị kim ngạch được các chuyên gia nhận định là do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm 2008 làm người tiêu dung phải thay đổi dần quan niệm về thời trang nói chung và xu hướng thời trang nói riêng, thị hiếu tiêu dùng thay đổi dần sang sử dụng các sản phẩm thông dụng mang tính phổ thông như Quần Jean, Áo sơ mi…Tránh việc chi tiêu quá nhiều cho sản phẩm hàng hiệu khi thật không cần thiết.
Năm 2010 giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm, chỉ đạt 37,494,890 USD tương đương chỉ đạt được 88.88% so với năm 2009, nhưng đây cũng là một con số làm thoả mản các vị lãnh đạo trong công ty vì sự nổi lực vược bật là không mất thị trường tiêu thụ cũng như không để sụt giảm kim ngạch xuất khẩu theo biến động phức tạp từ thị trường trong và ngoài nước.
Trong khi cuốc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 vừa gây ra chấn động mạnh đến nền thời trang thế giới, một loạt những nhãn hàng tên tuổi trong làng thời trang thế giới bị ảnh hưởng nghiên trọng như: Chỉ đến ngày 02/01/2009, hãng bán lẻ thời trang trẻ em của Anh, là Adams Childrenswear, đã phải thông báo có thể sa thải 3.200 lao động tại Anh và Ireland, đến ngày 07/01/2009 hãng bán lẻ quần áo của Anh Marks & Spencer cũng thông báo đã đóng cửa 27 cửa hàng và cắt giảm 1.200 việc, Ngày 15/01/2009, hãng thể thao của Đức, Reebok International, đã buộc phải cắt giảm 300 việc làm tại Bắc Mỹ và châu Mỹ Latinh, và ngày 16/01/2009 cửa hàng bán lẻ của Mỹ, Saks cho biết sẽ cắt giảm 1.100 việc làm. Mặc dù bối cảnh kinh tế rất ảm đảm, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng và sản xuất thì ngưng trệ nhưng vẫn có nhiều dấu hiệu hồi phục. Với các số liệu kinh tế vượt khủng hoảng chưa từng thấy và sự tồn tại của các thị trường mới nổi như Trung Quốc,Việt Nam… việc tìm ra những xu hướng lạc quan đã bắt đầu sớm từ đầu năm 2009. Một số thay đổi chúng ta có thể nhận biết như: hàng loạt chuổi cửa hàng bán lẻ những sản phẩm may mặc hàng ngày ra đời tại nhiều quốc gia, còn trong lĩnh vực thiết kế thì những nguyên vật liệu đắt tiền được sử dụng một cách tối thiểu để tạo ra những sản phẩm "giá rẻ nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu thời trang" của người tiêu dùng.
Theo như số liệu thể hiện thì người viết có nhận định như sau về các sản phẩm:
Ba sản phẩm là Pyjama, Túi ngủ, Jacket: Một là công ty nên có chủ trương tạm thời ngưng sản xuất, vì sản lượng xuất khẩu thấp, giá trị kim ngạch xuất khẩu không cao, tốc độ tăng trưởng qua các năm giảm, mà các sản phẩm này đã từng là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty. Nên chuyển đội ngũ chuyên sản xuất 2 sản phẩm ấy, cũng như tận dụng nguồn máy móc thiết bị sang tập trung sản xuất các sản phẩm khác có nhu cầu tăng cuờng lao động, một mặt là tận dụng lao động có tay nghề, có thâm niên làm việc, mặt khác là nhằm giữ lại nguồn lao động có kỹ thuật tốt về sản phẩm có thể phục vụ sản xuất khi thị trường về sản phẩm hồi phục. Hai là công ty nên định hướng phát triển sản phẩm theo từng thị trường thật cụ thể, bởi vì có thể nhu cầu hoặc sở thích thời trang của sản phẩm đó không còn phù hợp với thị trường truyền thống nữa, mà có những thị trường khác đang có nhu cầu về sản phẩm.
Hai sản phẩm Váy và Đồ thể thao công ty nên tăng cường đội ngũ phát triển sản phẩm, bởi lẻ xu hướng thời trang hiện nay về nhu cầu sản phẩm rất mạnh, trong khi công ty khó có thể chinh phục khách hàng tiềm năng bằng những thiết kế đơn giản, kỹ thuật may trung bình… mà phải đầu tư sâu hơn nữa. Vì đây cũng là sản phẩm mà những năm trước đem lại giá trị kim ngạch rất lớn cho công ty, sự tăng giảm kim ngạch qua các năm chứng tỏ nhu cầu thị trường về sản phẩm còn cao, cụ thể năm 2009 thị phần sản phẩm có giảm so với năm 2008 từ 9.75% xuống còn 2.75%, nhưng đến năm 2010 cũng có dấu hiệu tăng lại chiếm 3.56% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Hai sản phẩm là Áo sơ mi và Quần các loại là 2 sản phẩm chủ lực của công ty từ lúc mới thành lập cho đến nay, ban đầu công ty chỉ hoạt động gia công sản phầm rồi xuất sang các thị trường do đối tác yêu cầu, nhờ đó mà công ty đã có được nền tản trong việc phát triển sản phẩm. Trong những năm gần đây theo xu hướng hạn chế xuất khẩu gia công trong ngành may mặc Việt Nam, công ty cũng đã thành công trong việc chinh phục đối tác ký hợp đồng những sản phẩm hoàn toàn do công ty thiết kế và sản xuất ra. Trong tình hình như hiện nay thì 2 sản phẩm này được đánh giá cao là phù hợp với xu hướng tiêu dùng trên thế giới. Sản phẩm Áo sơ mi chiếm tỉ trọng tăng đều qua các năm nhưng giá trị kim ngạch thì biến động, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu tăng 52.37% so với năm 2008, đạt giá trị là 10,935,303 USD, nhưng sang năm 2010 sản lượng có giảm nhưng cũng đạt gần 96% so với năm 2009. Sản phẩm Quần các loại trong đó có quần Jean là nhận được nhiều hợp đồng nhất, là sản phẩm chiếm tỉ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của công ty nên công ty rất quan tâm phát triển sản phẩm từ khâu thiết kế đến sản xuất và wash sản phẩm theo yêu cầu cũng như thị hiếu khách hàng. trong năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị là 22,991,867 USD sang năm 2009 giá trị kim ngạch tăng thêm 6,694,648 USD tương đương tăng 30% so với năm 2008, năm 2010 giá trị kim ngạch tuy có giảm nhưng cũng đạt con số ấn tượng là 25,566,310 USD. Vì thế công ty cần quan tâm hơn nửa chính sách phát triển sản phẩm sang các thị trường xuất khẩu tiềm năng.
2.3.4 Phân tích kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu của công ty
BẢNG 2.5 : Tình hình kim ngạch xuất khẩu theo thị trường qua các năm
2008-2009-2010.
ĐơnVị Tính: USD
Thị trường
2008
2009
2010
So sánh 2009/2008
So sánh 2010/2009
Kim ngạch
%
Kim ngạch
%
Kim ngạch
%
Chênh lệch
%
chênh lệch
%
Anh
95,496
0.28
3,096
0.01
8,575
0.02
-92,400
-96.76
5,479
176.97
Đức
8,404,176
24.92
8,480,112
20.10
9,667,123
25.78
75,935
0.90
1,187,011
14.00
Mỹ
10,337,275
30.65
24,140,454
57.22
19,357,119
51.63
13,803,180
133.53
-4,783,335
-19.81
Bỉ
4,786,079
14.19
0
0.00
0
0.00
-4,786,079
-100.00
0
0.00
Nga
98,971
0.29
126,697
0.30
168,887
0.45
27,725
28.01
42,190
33.30
Nhật
2,638,773
7.82
601,328
1.43
667
0.01
-2,037,445
-77.21
-600,661
-99.89
Trung quốc
176,073
0.52
452,431
1.07
526,797
1.40
276,358
156.96
74,366
16.44
Thị trường khác
7,190,027
21.32
8,382,465
19.87
7,765,723
20.71
1,192,439
16.58
-616,743
-7.36
Tổng
33,726,870
100
42,186,583
100
37,494,890
100
8,459,713
25.08
-4,691,693
-11.12
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)
Kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường có sự tăng giảm không đều nhưng nhìn chung tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp vẫn giữ vững. Kết quả này là do một số thị trường hết hạn ngạch và do sự mất ổn định về kinh tế và chính trị trên thế giới trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên một số thị trường đang được mở rộng do vậy mà tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty cũng tốt lên nhiều
Kim ngạch xuất khẩu qua các thị trường có sự chênh lệch khá rõ, một số thị trường xuất khẩu chiếm thị phần cao như Mỹ, Đức, Và một số Thị trường mới, còn lại là thị trường lớn mà công ty đã xây dựng được mối quan hệ tốt nhưng thời gian gần đây đóng góp kim ngạch không cao.
BẢNG 2.6: Một số thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam tháng 8 và 8 tháng năm 2011
Thị trường
Tháng 8/2011 (USD)
So Tháng 7/2011 (%)
So Tháng 8/2010 (%)
8Tháng/2011 (USD)
So 8Tháng/2010 (%)
Hàn Quốc
121.570.097
78,99
159,65
500.850.704
147,86
Đài Loan
23.088.014
33,21
40,80
138.297.699
28,94
Nhật Bản
186.183.861
27,70
70,85
1.044.641.321
51,25
Nga
12.611.965
-18,23
78,71
73.096.620
42,40
Hoa Kỳ
747.619.980
14,59
17,06
4.577.162.957
16,22
Đức
60.299.037
-16,55
38,49
409.648.224
44,21
(Nguồn: Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại-Bộ công thương)
* Thị trường Đức.
Đức là một nước dân số đông, với hơn 82 triệu người, lại là nước có thu nhập cao, sẽ là thị trường tiềm năng cho hàng dệt mayViệt Nam.
Năm 2010, hàng may mặc của công ty đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với 9,667,123 USD, tăng 14 % so với năm 2009, góp phần nâng thị phần từ 20% năm 2009 lên 25% năm 2010.
Theo Bộ công thương Việt Nam, trong số các nước của Liên minh Châu Âu (EU) thì Đức là quốc gia có tỷ trọng nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất khu vực. Theo số liệu thống kê, tháng 08/2011 kim ngạch xuất khẩu dệt may việt nam sang thị trường Đức là 60 triệu USD, giảm 16% so với tháng 07/2011 nhưng tăng 38% so với cùng kỳ năm 2010. Tính đến cuối tháng 08/2011 tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường này đạt giá trị 409.648.224 USD.
Người dân Đức không quá đòi hỏi yêu cầu về kiểu cách và mẫu mã, quan trọng là chất lượng thành phẩm và sự kỳ công của nhà sản xuất được thể hiện qua mũi kim đường chỉ, do đó đây sẽ là lợi thế cho hàng dệt may Việt Nam.
Protrade khi muốn đưa hàng dệt may vào thị trường Đức, buộc phải tuân thủ quy chuẩn của cả EU và của Đức. Tuy nhiên, so với luật chung của EU thì luật của Đức nghiêm ngặt hơn.
Trong đó cần chú trọng đến 3 tiêu chuẩn: chất lượng, vệ sinh sản phẩm và trách nhiệm xã hội.
Ngoài ra, khi sử dụng nguyên phụ liệu dệt may, doanh nghiệp nên tránh các chất gây cháy như PPF hoặc nguyên liệu có tính chất tẩy trùng, bởi với các chất không đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng thì hải quan Đức sẽ tiêu huỷ và chi phí tiêu huỷ do phía Việt Nam chi trả.
Một vài thị trường ngách, thị trường tiềm năng cho hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty được xúc tiến bởi các cơ quan thương mại 2 quốc gia.
* Thị trường Hàn Quốc.
Một trong những thị trường có mức tăng trưởng cao nhất của xuất khẩu dệt may của Việt Nam là Hàn Quốc, tính chung 8 tháng đầu năm 2011 giá trị kim ngạch đạt 500.850.704 USD, tăng tới 148% so với cùng kỳ năm 2010. Tỷ lệ tăng cao như vậy nhờ vào những hợp đồng ký được với Hàn Quốc sau Hiệp định thương mại được ký kết giữa ASEAN và Hàn Quốc trong năm 2010.
Dưới đây là một vài điểm đã được các nhà khảo sát thị trường tổng hợp về thói quen tiêu dùng hàng dệt may của người Hàn Quốc:
Nhu cầu của người tiêu dùng Hàn Quốc ở lứa tuổi từ thanh thiếu niên đến 30 tuổi đang ngày càng trở nên đa dạng. Do Hàn Quốc là một trong những nước mở cửa nhất trên thế giới, người tiêu dùng nước này có thể tiếp cận và chấp nhận những mặt hàng thời trang chưa từng có mặt trên thị trường. Nếu như người tiêu dùng truyền thống của Hàn Quốc quen đánh giá các nhãn hiệu thời trang thông qua việc so sánh đó là nhãn hiệu sản xuất trong nước hay nhập khẩu, thì ngày nay, người tiêu dùng ở lứa tuổi thanh thiếu niên đến 30 tuổi cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau. Một vài yếu tố trong số đó bao gồm sự vừa vặn, giá cả và tính thời trang.
Với các mặt hàng thời trang hết mùa và được bán hạ giá, người tiêu dùng Hàn Quốc thường ưu tiên mua qua các kênh bán lẻ hơn là mua tại các trung tâm mua sắm lớn. Ngày nay, các kênh bán lẻ này xuất hiện ngày càng nhiều ở nhiều lĩnh vực khác nhau, như các cửa hàng bán hàng trực tuyến, hệ thống bán hàng tại nhà thông qua các kênh tivi, các cửa hàng giảm giá và các cửa hàng thời trang tư nhân.
Người tiêu dùng truyền thống, những người ở độ tuổi 40 trở lên và có thu nhập ổn định, có thói quen mua hàng ở các trung tâm mua sắm lớn. Họ cho rằng, mua sắm tại các trung tâm này tiện lợi hơn mua hàng trực tuyến hay mua hàng qua các kênh mua bán trên TiVi.
Đây là thị trường tiềm năng, mà công ty có thể tiến hành đưa những sản phẩm mới của công ty thiết kế vào, để thử nghiệm sự chấp nhận sản phẩm của khách hàng. Nếu sản phẩm xâm nhập thành công thị trường này thì cũng tạo hiệu ứng tốt đối với thương hiệu công ty trên những thị trường khác.
* Thị trường Đài Loan.
Theo số liệu Bộ công thương, kim ngạch xu