Khóa luận Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà nội là thị trường tín dụng đầy tiềm năng. Cơ cấu kinh tế ngoài quốc doanh rất đa dạng được hình thành tự phát theo quan hệ cung cầu của cơ chế thị trường. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế này gắn với lợi ích thiết thân của các chủ doanh nghiệp, hộ tư nhân cá thể, do đó kinh doanh ở khu vực này hết sức năng động, vòng quay vốn nhanh, lợi nhuận cao. Vì vậy, các ngân hàng TMCP ở khu vực nắm bắt những thuận lợi này để mở rộng thị trường tín dụng. Cơ cấu tỷ trọng vốn cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh được phân bố tập trung vào các ngành sau :

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của các NHCP cho phép ta hình dung giá đầu vào của các NH này. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng phụ thuộc vào tính đặc thù của từng NH.. Tại NHCP Quân đội, với tổng nguồn huy động là 1.300.719 triệu đồng có tới 1.028.059 triệu đồng là tiền gửi của các TCKT (chiếm 79 %), tạo điều kiện cho NHCP Quân đội có chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra lớn, thu nhiều lợi nhuận. Bảng 3 : Chi tiết tình hình huy động vốn của các NHTMCP (tính đến 31/12/1998 ) Đơn vị : Triệu đồng. Vốn huy động % tăng STT Tên NH Tiền gửi TCKT Tiền gửi dân cư Tổng nguồn huy động giảm so với 12/97 1 AP Bank 93.722 510.006 603.728 +44,43 2 VP Bank 98.998 414.731 513.729 +28,24 3 Habu Bank 75.028 56.821 131.849 + 212,58 4 TechcomBank 315.765 411.683 727.448 +59,19 5 Quốc tế 188.710 160.507 349.217 +401,86 6 Quân đội 1.028.059 272.660 1.300.719 +12,86 Tổng cộng : 1.800.282 1.826.408 3.626.690 +41,71 Nguồn : NHNN chi nhánh Hà nội. Qua nghiên cứu tình hình huy động vốn của các NHCP, nhìn chung các ngân hàng đã nắm sát diễn biến cung cầu vốn trên thị trường, áp dụng linh hoạt, rộng rãi mọi hình thức, biện pháp thích hợp để huy động vốn trong các tầng lớp dân cư; thực hiện triệt để các biện pháp thông tin, quảng cáo, lãi suất, kỳ hạn huy động hợp lý; thái độ phục vụ tận tình, công nghệ nhanh chóng để dân yên tâm gửi vốn lâu dài 2.2. Hoạt động tín dụng : Các Ngân hàng TMCP đã liên tục thực hiện việc mở rộng cho vay các thành phần kinh tế, nhất là cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế hộ gia đình, khối lượng tín dụng ngày một tăng. Riêng trên địa bàn Hà nội, tính đến 30/9/1999 dư nợ cho vay nền kinh tế của các ngân hàng TMCP đạt 13.003,2 tỷ đồng – Chiếm 57,4 % sử dụng vốn (Chiếm 9,4% thị phần toàn quốc), tăng 24,3 % so với năm 1996 và 2,9% so với 30/6/1999. Song một vấn đề đáng quan tâm là tốc độ tăng trưởng tín dụng lớn hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động, có lúc đã làm căng thẳng khả năng thanh toán, phải bù đắp bằng nguồn vốn vay từ các TCTD khác. Tuy nhiên, nội dung hoạt động kinh doanh của các NHTMCP còn nghèo nàn, chủ yếu là huy động vốn để cho vay và chỉ là cho vay ngắn hạn, còn các hình thức cho vay khác thì rất thấp... Cũng vào thời điểm trên, dư nợ cho vay ngắn hạn của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà nội là 2.024 tỷ đồng chiếm 87,92% tổng dư nợ, dư nợ cho vay trung dài hạn chỉ chiếm 12,08% tổng dư nợ và 7,66% so với tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân chủ yếu là do khả năng tài chính, khả năng thẩm định của các ngân hàng này còn bất cập, hơn nữa nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn Hoạt động tín dụng còn nhiều sơ hở dẫn tới khả năng rủi ro tín dụng khá lớn : Nợ quá hạn chiếm 25,5% trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế trong đó nợ khê đọng khó đòi chiếm 6,3%. Hai chỉ tiêu này phản ánh sự mất cân đối về thời hạn khả dụng của cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn và tình trạng chất lượng tín dụng xấu có thể gây thất thoát vốn trong quá trình kinh doanh tiền tệ. Đặc biệt, nếu so sánh mức Nợ quá hạn và Nợ khó đòi trên Tổng vốn tự có của các ngân hàng này thì các con số lần lượt là 125,06 % và 30,9 %. Điều này cho thấy các cổ đông của ngân hàng cổ phần đang phải gánh chịu rủi ro bằng 1/2 số vốn của bản thân họ bỏ ra, với số thất thoát hiện hữu là 30,9%. Vì vậy cũng có thể cho rằng trước mắt tình trạng tín dụng của các NHTMCP chưa đe dọa mất khả năng thanh toán và tạm thời cũng chưa ảnh hưởng tới tiền gửi của dân cư. Song nếu không có biện pháp hữu hiệu nhằm kiểm soát củng cố và cải thiện chất lượng hoạt động tín dụng thì các nguy cơ nói trên sẽ trở thành hiện thực không xa. Đối với các NHTMCP, thực tiễn cho thấy rằng tổng dư nợ tăng không còn là điều đáng mừng nữa, mà xen vào đó là những phấp phỏng lo âu của việc không thu hồi được nợ. 2.3.Về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế: Tại các ngân hàng TMCP, việc kinh doanh ngoại tệ mới chỉ mang màu sắc của mua bán ngoại tệ phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ chưa phát triển do chưa có đầu tư chiều sâu về thiết bị máy móc cũng như về con người, do vậy nguồn thu từ nghiệp vụ này không đáng kể, thậm chí còn bị thua lỗ : chín tháng đầu năm 1997, Ngân hàng Kỹ thương lỗ do chênh lệch tỷ giá trên 3 tỷ đồng, NH Châu á Thái bình Dương ở trạng thái ngoại hối đoản kéo dài đối với đồng USD là 30%, trong khi theo quy định hiện hành chỉ cho phép đoản ngoại hối 15% đối với một loại ngoại tệ và không quá 30% đối với các loại ngoại tệ giao dịch trong ngày. Vấn đề này đòi hỏi các ngân hàng TMCP phải chú trọng tới việc tăng vốn tự có để nâng cao năng lực thực hiện nghiệp vụ này, đồng thời lưu tâm tới vấn đề đầu tư máy móc thiết bị cũng như đào tạo cán bộ thực hiện nghệp vụ kinh doanh ngoại tệ nhằm bắt kịp yêu cầu chung. Đặc biệt vừa qua NHNN cho phép các TCTD được hoạt động giao dịch hối đoái có kỳ hạn, hoán đổi giữa đồng Việt nam và đồng đô la Mỹ tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD và các TCKT nhưng cũng đặt ra một đòi hỏi lớn về trình độ nghiệp vụ cũng như về vốn đối với các Ngân hàng cổ phần. Đến tháng 01/99 : kinh doanh ngoại tệ chiếm 6% tổng sử dụng vốn và bằng 73,9% kinh doanh khác, tăng 9,1% so với cuối tháng 12/98. Do có mức tăng trưởng nhanh về vốn tự có và kinh doanh đạt hiệu quả nên hầu hết các ngân hàng TMCP tại Hà nội đều được cấp phép thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế trước thời hạn quy định ( 2 năm sau ngày thành lập và kinh doanh có hiệu quả ). Để phục vụ tốt nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đến tháng 9/1999, các Ngân hàng này đã thiết lập quan hệ đại lý với gần 550 ngân hàng tại 35 quốc gia trên thế giới. Trong 3 năm qua, kim nghạch thanh toán XNK đạt 1.085 triệu USD và đã khẳng định vị trí nhất định của các NHTMCP trong lĩnh vực thanh toán XNK trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên nói chung các NHTMCP chưa quan tâm đúng mức tới loại hình dịch vụ mà thực chất đem lại nguồn lợi rất lớn này. Ngoài ra, hiện nay còn tồn tại một vấn đề rất lớn là do không nghiêm chỉnh tuân thủ các quy chế bảo lãnh L/C trả chậm của NHNN và hơn nữa các ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên đã phát sinh nợ quá hạn tới 29.000.221 USD và ngân hàng phải trả thay doanh nghiệp 7.382.812 USD (tập trung chủ yếu ở ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ). 2.4. Hoạt động thanh toán và cung ứng các dịch vụ trong nước Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của NHTM rất đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các cá nhân và doanh nghiệp hơn nữa trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng càng gay gắt, do vậy để tồn tại và phát triển, các ngân hàng phải không ngừng tìm tòi những hình thức dịch vụ mới nhằm mở rộng kinh doanh, đáp ứng nhu cầu khách hàng, khuyến khích khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán để có đầu vào thấp và từ đó mở rộng các hoạt động kinh doanh khác. Theo hướng đó, các NHTMCP cần từng bước mở rộng các dịch vụ ngân hàng như thu chi hộ cho các công ty, mở rộng dịch vụ khấu trừ tự động cho các khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng, dịch vụ quản lý chứng khoán..., chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc hình thành bộ phận kinh doanh chứng khoán, đầu tư chứng khoán,... Để gia tăng nguồn vốn huy động, các NHTMCP cần phải quan tâm đến các biện pháp huy động vốn có chi phí thấp . Trong tương lai, khi mức độ cạnh tranh gay gắt hơn, NHTMCP phải có thêm nhiều cải tiến, đưa ra được các sản phẩm hữu ích: phải đảm bảo tính nhanh chóng sẵn sàng, an toàn tiện lợi và có tính kinh tế cao nhằm thoả mãn cao nhất sự mong đợi của khách gửi tiền. Nhìn chung các NHTMCP ở nước ta - một phần do năng lực bản thân về vốn tự có, tổ chức, quản lý và điều hành kinh doanh còn hạn chế, các cơ cấu, cơ chế kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro còn thiếu hoặc chưa làm hết chức năng, chưa phát huy hiệu quả, thêm vào đó là dư âm, là sự ám ảnh về kiểu làm ăn chộp giật, lừa đảo và các đổ vỡ trước đây của các HTX tín dụng - cho đến nay chưa hoàn toàn lấy được niềm tin của dân, do vậy các NHCP gặp không ít khó khăn, cản trở cả về tâm lý xã hội lẫn những điều kiện hoạt động. Tuy nhiên, việc tiếp tục phát triển loại hình TCTD cổ phần nói chung và NHTMCP nói riêng vẫn là một sự cần thiết. Vì vậy việc phát triển phải được tiến hành song song với việc củng cố về tổ chức, trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý và nhân viên, cơ chế phân định trách nhiệm trong điều hành tác nghiệp, cơ chế kiểm soát nội bộ... nhằm tăng cường cả về lượng và về chất cho khu vực này. Muốn vậy, cần phải nghiên cứu kỹ hơn thực trạng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh tín dụng - điểm được coi là nóng nhất trong hoạt động kinh doanh tiền tệ - tại các NHTMCP. II.Thực trạng hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cổ phần ( Hội sở tại Hà nội): 1. Tình hình hoạt động tín dụng : 1.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng : Tổng dư nợ cho vay và đầu tư cho nền kinh tế đến 31/12/1997 là 1.965.885 tỷ VNĐ. Tổng dư nợ cho vay và đầu tư cho nền kinh tế đến 31/12/1998 là 2.302.249 tỷ VNĐ(tăng17,11% so với 1997). Tổng dư nợ cho vay đến cuối tháng 1/99 chiếm 56,1% tổng sử dụng vốn, giảm 0,8% so với cuối tháng 12/98. Dư nợ cho vay khách hàng chiếm 97,7% trong tổng dư nợ, giảm 0,9% so với cuối tháng 12/98; cho vay bằng ngoại tệ chiếm 18,7% tổng dư nợ, giảm 6,3% so với cuối tháng 12/98. Vòng quay vốn tín dụng đạt 2,25 vòng. Cho vay ngoại tệ quy VNĐ đạt 798.643 tỷđ . Các ngân hàng TMCP đã thu hút nhiều khách hàng mới, không phân biệt thành phần kinh tế, thông qua các biện pháp ưu đãi về vốn, dịch vụ, thanh toán.... Một số doanh nghiệp kinh doanh XNK, xây dựng, thương nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng... và đặc biệt là có những doanh nghiệp Nhà nước lớn trước đây đã có quan hệ tín dụng với các NHTMQD nay cũng đã mở tài khoản và vay vốn tại một số ngân hàng TMCP tại Hà nôị như : UNIMEX Hà nội, HAPROSIMEX, Cty XNK Da giày, VINACONEX, Cty xây dựng Hồng Hà, Nhà máy Bánh kẹo Hải Hà... làm cho lực lượng khách hàng của khối ngân hàng này tăng lên cả về lượng lẫn về chất. Bảng số 4 : Chi tiết dư nợ cho vay nền kinh tế (31/12/98) Đơn vị : Triệu đồng. Stt Tên Ngân hàng Ngắn hạn Trung dài hạn Tổng dư nợ %+,- 12/97 1 AP Bank 438.377 17.987 456.364 +28,83 2 VP Bank 504.500 26.430 530.930 +3,10 3 HabuBank 68.516 37.144 105.660 +21,60 4 Kỹ thương 344.207 56.815 401.022 +21,92 5 Quốc tế 97.417 23.467 120.884 + 185,01 6 Quân đội 571.644 115.745 687.389 +7,66 Cộng 2.024.661 277.588 2.302.249 +17,11 Nguồn : NHNN-Chi nhánh Hà nội. 1.2. Cơ cấu đầu tư và cho vay : Phân theo ngành sản xuất kinh doanh : -Công nghiệp : 25,6% -Xây dựng : 23% -Thương nghiệp dịch vụ : 41,5% -Gia công chế biến : 6,9 % -Ngành khác : 3% Phân theo thành phần kinh tế : -Quốc doanh : 38,16% -Ngoài quốc doanh : 61,84% Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà nội là thị trường tín dụng đầy tiềm năng. Cơ cấu kinh tế ngoài quốc doanh rất đa dạng được hình thành tự phát theo quan hệ cung cầu của cơ chế thị trường. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế này gắn với lợi ích thiết thân của các chủ doanh nghiệp, hộ tư nhân cá thể, do đó kinh doanh ở khu vực này hết sức năng động, vòng quay vốn nhanh, lợi nhuận cao... Vì vậy, các ngân hàng TMCP ở khu vực nắm bắt những thuận lợi này để mở rộng thị trường tín dụng. Cơ cấu tỷ trọng vốn cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh được phân bố tập trung vào các ngành sau : Kinh doanh thương nghiệp dịch vụ : 38,7% ; Sản xuất vật liệu xây dựng : 17,2 % ; Sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu : 15,1 %, Sản xuất kinh doanh các mặt hàng khác : 29 %. Phân theo thời hạn : - Ngắn hạn : 88% -Trung dài hạn ; 12%. Cơ cấu trên cho chúng ta thấy các ngân hàng TMCP cần tập trung hơn nữa vào đầu tư chiều sâu sao cho phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định sản xuất. Vấn đề đặt ra là các ngân hàng này phải giải quyết được nguồn vốn trung và dài hạn cũng như khả năng thẩm định dự án của cán bộ tín dụng phải được củng cố và nâng cao. Tuy nhiên, đây là những vấn đề mà bản thân các ngân hàng TMCP, trong sự phát triển nội tại của mình, chưa thể khắc phục ngay được. 2.Thực trạng rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại cổ phần: 2.1.Nợ quá hạn và tiến độ xử lý nợ quá hạn : Tình hình nợ quá hạn tiếp tục gia tăng. Sau đây là tình hình nợ quá hạn tại các thời điểm : Đơn vị : Triệu đồng. Thời điểm Nợ quá hạn Tổng dư nợ Tỉ lệ % 31/12/1996 43.113 1.752.350 2,40 31/03/1997 322.271 1.881.664 17,12 30/06/1997 393.682 1.836.547 21,43 30/09/1997 429.497 1.864.447 23,03 31/12/1997 362.316 1.965.885 18,43 31/12/1998 344.810 2.302.249 14,98 Nguồn : NHNN-Chi nhánh Hà nội. Phân tích dư nợ quá hạn đến tháng 12/1998, ta có những con số sau + Nợ quá hạn dươí 180 ngày 258.607,5 triệu đồng, chiếm 75% + Nợ quá hạn từ180-360 ngày 71.376 triệu đồng, chiếm 20,7% + Nợ khó đòi 14.826,5 triệu đồng, chiếm 4,3%. Đây là những con số về rủi ro tín dụng làm cho không ít người trong chúng ta phải quan tâm, lo lắng và làm trăn trở các nhà quản lý cũng như người điều hành ngân hàng. Tuy nhiên, điều đó cho thấy tình hình trên chưa phải là dừng tại các con số trên. Nếu tách hết số dư nợ quá hạn ra khỏi tổng dư nợ, ta còn lại số dư bình thường, hay dư nợ ”không có vấn đề”. Song ở một số ngân hàng, số dư nợ này vẫn buộc các nhà phân tích phải quan tâm, bởi trong số dư nợ tưởng chừng như bình thường đó lại ẩn chứa rất nhiều vấn đề không bình thường, không đúng quy chế, luật pháp : + Số dư đó đã được gia hạn nhiều lần, thậm chí thời gian gia hạn dài hơn kỳ hạn cho vay lần đầu. +Số dư đó được đảo nợ nhiều lần ( cho vay mới để thu hồi nợ cũ), có trường hợp kế toán đã chuyển sang nợ quá hạn lại chuyển vào hạch toán trong hạn. +Khách dùng vốn vay của ngân hàng này để trả nợ ngân hàng khác. Đây cũng là hình thức đảo nợ song có sự tham gia của nhiều ngân hàng. +Nhiều ngân hàng cho vay một khách hàng với cùng một tài sản thế chấp mà không biết... Do vậy, số dư nợ phát sinh trong các trường hợp này tuy nằm trong dư nợ bình thường song xét về bản chất nó lại là “có vấn đề “. Nợ quá hạn ngày một gia tăng song tiến độ xử lý nợ quá hạn, phát mại tài sản thế chấp, xử lý tài sản xiết nợ để thu hồi vốn còn chậm, ít hiệu quả do : -Hồ sơ pháp lý để xử lý tài sản thế chấp hoặc tài sản xiết nợ thiếu hoặc không đủ cơ sở pháp lý để giải quyết. Thậm chí nhiều trường hợp đủ cơ sở pháp lý nhưng giá thị trường lại xuống thấp hơn giá đánh giá của TSTC hoặc của tài sản xiết nợ nên không xử lý được. -Khả năng xử lý của cán bộ tín dụng còn bất cập. Tuy nhiên, vấn đề này còn đòi hỏi sự đồng bộ giữa các cơ quan hữu quan thì mới thực sự có hiệu quả. Giải quyết vấn đề Nợ quá hạn trước hết là trách nhiệm của người điều hành, cán bộ tín dụng, các nhà quản lý... song không thể giải quyết triệt để nếu không có sự trợ giúp của các cơ quan ban ngành có liên quan. Vấn đề này xin phép được đề cập kỹ ở chương 3. Qua khảo sát hồ sơ vay vốn của 291 khách hàng có dư nợ tín dụng tại các NHTMCP có Hội sở tại Hà nội cho thấy việc thực hiện các quy chế, quy trình tín dụng ở đây còn nhiều vấn đề phải bàn tới. 2.2. Việc thực hiện các quy chế: 2.2.1. Rất nhiều trường hợp cho vay không đúng quy định của thể lệ tín dụng ngắn hạn do NHNN ban hành (QĐ 324/QĐ-NH1 ngày30/9/1998) : +Tính mục đích và hiệu quả trong hồ sơ tín dụng chưa được quan tâm. Vì vậy trong nhiều hợp đồng tín dụng hoặc khế ước vay vốn cán bộ tín dụng chỉ ghi rất chung chung: bổ xung vốn kinh doanh. Trong khi đó người vay không có đăng ký kinh doanh, không có phương án kinh doanh hoặc phương án sản xuất kinh doanh làm qua loa đại khái, thậm chí không có tính thực tế và còn sai lệch trong tính toán. Các công ty TNHH 100% không có báo cáo tài chính như quy định. Ví dụ : tại khế ước số 960167, APBank cho Lương thi Hoa vay 300 triệu đồng với mục đích bổ xung vốn kinh doanh, thời hạn vay 6 tháng, thế chấp nhà 2 tầng có qua công chứng Nhà nước số 2. Món vay quá hạn 3 tháng mới chuyển quá hạn, người vay cùng chồng không có mặt tại địa phương, tài sản thế chấp chưa bán được. Rõ ràng món vay không có mục đích sử dụng cụ thể, hồ sơ không có phương án kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh, cán bộ tín dụng không thẩm định trước khi cho vay, không kiểm tra việc sử dụng vốn của khách vay, xử lý và chuyển nợ quá hạn không kịp thời, xử lý thu giữ tài sản mang tính chiếu lệ. +Cho vay sai đối tượng- dùng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn- tình trạng dùng vốn ngắn hạn cho vay xây dựng khách sạn, nhà hàng, mua sắm phương tiện vận tải... khá phổ biến , dẫn đến hầu hết các món vay này đều phải gia hạn nợ hoặc bị thất thoát. Ví dụ : Cty Dịch vụ du lịch Quốc Toản vay 6 tỷ đồng thế chấp bằng khách sạn Hồng Hạc 4 Thi Sách, hiện nay giám đốc công ty đã bỏ trốn để lại một khối nợ khổng lồ trên 20 tỷ . + Không tôn trọng quy trình cấp phát tiền vay : cho vay chủ yếu chuyển vào tài khoản tiền gửi của bên vay và sau đó khách vay rút bằng tiền mặt với số tiền lớn như Ngân hàng TMCP Kỹ thương cho Nguyễn thị Lảnh nguyên phó giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Kiến An vay 11 tỷ đồng nhằm sử dụng cho mục đích cá nhân, đến ngày bị bắt, 9/1996, người vay mới trả được 2,3 tỷ còn 8,7 tỷ không còn khả năng thanh toán....Món vay này không đúng thủ tục, không có uỷ quyền của giám đốc, không có chữ ký của kế toán trưởng của NHNo Kiến An, không có bảo lãnh của Tổng giám đốc NHNo Việt nam, không có thủ quỹ và kế toán của NHNo Kiến An nhận, không kiểm tra việc sử dụng vốn vay... +Việc theo dõi kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn rất tuỳ tiện : không theo dõi gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn trên khế ước, không kiểm tra khi có đơn xin gia hạn đã gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn chậm so với ngày đến hạn trả : có hợp đồng tín dụng gia hạn 4 lần với tổng thời gian 16 tháng, thậm chí có hợp đồng tín dụng gia hạn 7 lần với tổng thời gian là 32 tháng. +Cho cá nhân vay để góp vốn liên doanh với đơn vị khác : VPBank cho Phạm tiên Phong vay để góp vốn liên doanh xe tắc xi; cho Bùi kim Trường vay để góp vốn liên doanh mua xà lan... +Cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay quá tỷ lệ quy định về giá trị tài sản thế chấp, hoặc TSTC không đủ tính pháp lý mà cán bộ tín dụng vẫn chấp nhận : Công ty Hoàng Phương vay bằng 130% giá trị TSTC. Công ty TNHH Thắng Lợi vay bằng 120% giá trị TSTC. +Nhiều ngân hàng cho vay một khách hàng không thực hiện đúng quy định đã ban hành : phải có xác nhận của ngân hàng nơi mở tài khoản tiền gửi chính, không có thông tin hoặc rất ít thông tin về các khách hàng. +Nhiều ngân hàng còn áp dụng lãi suất cho vay vượt trần theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam. Ngoài ra còn có ngân hàng quy định phạt lãi chậm trả hoặc áp dụng lãi suất ngày. Đây cũng là một biến tướng của việc thu lãi suất vượt trần quy định. +Hầu hết các ngân hàng đều có hiện tượng lãi chưa thu với số lượng ngày càng tăng. Hơn nữa một phần lãi treo không được các ngân hàng hạch toán ngoại bảng nên số lượng thực tế sẽ còn cao hơn. Cuối quý 1 năm 1999, tổng số lãi treo của Hội sở một ngân hàng là 2.431 triệu đồng và 24.678 USD gấp 2 lần so với cuối năm 1996 và bằng 1/2 số lãi treo của toàn hàng. Tình trạng lãi treo phần nào nói lên khó khăn về thanh toán của khách hàng cũng như việc quản lý tài sản có và chất lượng tín dụng yếu kém của các ngân hàng. 2.2.2. Vi phạm quy định tại điều 79 Luật các tổ chức tín dụng : +Tại một vài ngân hàng TMCP, có nhiều trường hợp vừa cho công ty vay, vừa cho cá nhân giám đốc công ty hoặc thành viên trong công ty vay (theo dạng thể nhân ). Do đó tuy các khế ước đứng tên khác nhau nhưng thực chất tiền vay được tập trung vào một đơn vị để đầu tư vào một dự án và như vậy dư nợ lớn hơn 15 % vốn tự có ngân hàng . Ví dụ : Công ty Hoàng Phương và 2 thể nhân thuộc công ty dư nợ 18.420 triệu, chiếm 21,6% vốn tự có. +Cho vay các đối tượng quy định tại điều 78 Luật các TCTD vượt tỷ lệ cho phép (5%) . Ví dụ : Tổng dư nợ đối với các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát của VPBank đến 30/9/1996 chiếm 29,8% vốn tự có. 2.2.3. Việc cho vay ngoại tệ không thực hiện nghiêm túc chỉ thị 08/CT-NH1 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam cũng xảy ra tại nhiều ngân hàng. Các ngân hàng cho vay ngoại tệ không dựa trên việc thực hiện hợp đồng ngoại, tiền vay không được chuyển thẳng cho công ty nước ngoài. Ví dụ : ở Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank) có 2 món vay với tổng số tiền là 250.000 USD, sau khi được luân chuyển qua nhiều tài khoản tiền gửi đã được bán lại cho chính VPBank. 2.2.4. Một vài ngân hàng vi phạm quyết định 275/QĐ-NH5 : cổ đông dùng cổ phiếu làm vật thế chấp hoặc bảo lãnh cho người khác vay vốn. 2.2.5. Các ngân hàng TMCP không tuân thủ quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhập hàng trả chậm và không có biện pháp quản lý hàng nhập có hiệu quả : không thu được tiền hàng đúng số lượng và thời gian quy định dẫn tới tình trạng ngân hàng phải cho vay bắt buộc hoặc quá hạn trả cho ngân hàng nước ngoài. Tính đến 30/9/1997 số dư các L/C trả chậm chưa thanh toán là 64.954.194 USD trong đó số dư quá hạn là 29.000.812 USD , ngoài ra số dư ngân hàng phải trả thay là 7.382.812 USD. Đại đa số các ngân hàng không thực hiện tốt quy chế Bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài, đặc biệt là vấn đề lập quỹ bảo lãnh và tái bảo lãnh để trả cho bên vay khi bên đi vay không trả được nợ. 2.3. Việc thực hiện quy trình tín dụng : Đa số các ngân hàng TMCP đều có quy định về quy trình tín dụng. Song quy trình cụ thể của từng ngân hàng có phát huy được vai trò giảm rủi ro hay không ( như đã phân tích ở chương 1 ); hoặc cán bộ tín dụng của ngân hàng có tuân thủ các bước của quy trình tín dụng hay không lại là một vấn đề phải được xem xét. Tôi xin được phép chỉ đề cập tới việc thực hiện quy trình tín dụng. Qua nghiên cứu các hồ sơ quá hạn, cho thấy việc thực hiện quy trình tín dụng thể hiện đại khái, hời hợt, cốt cho xong việc. Thậm chí ở một vài nơi cán bộ tín dụng có tâm lý giải ngân xong là xong việc, đến kỳ hạn khách vay sẽ trả nợ, cho nên việc kiểm tra giám sát sau khi cho vay còn lỏng lẻo. Thể hiện : trong hồ sơ tín dụng không có các biên bản làm việc hoặc phiếu kiểm tra khách hàng về việc sử dụng vốn vay, không có các báo cáo định kỳ về tình hình tài chính, chu chuyển vốn... của các doanh nghiệp nên việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay bị hạn chế dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích và kết quả là món vay quá hạn. Ngoài ra, qua nghiên cứu tình hình thực tế chúng ta còn nhận thấy hoạt động kinh doanh của một số khách hàng không có lãi. Hơn nữa, vai trò quản lý, giám sát việc thực hiện quy trình tín dụng của cán bộ lãnh đạo các cấp mờ nhạt, buông lỏng... Ví dụ : Khoản vay của Công ty Thương mại dịch vụ Thanh Hoá thanh toán 420 chiếc xe máy nhập từ Nhật. Về nguyên tắc và quy trình cho vay hàng nhập : khi bộ chứng từ về, ngân hàng ký hậu vận đơn sau khi khách hàng ký nhận nợ trên khế ước số tiền thanh toán cho lô hàng, cán bộ tín dụng phải cùng đơn vị trực tiếp đi nhận hàng tại cảng, làm thủ tục gửi hàng vào kho, khi có giấy tờ hải quan Ngân hàng sẽ tiến hành giải chấp theo tiến độ trả nợ của khách hàng. Song trên thực tế, cán bộ tín dụng đã không trực tiếp đi nhận hàng nên công ty có điều kiện bán hàng và không trả nợ như đã cam kết. Trong biên bản làm việc giữa công ty và ngân hàng khi quá hạn trả nợ, công ty nêu lý do khó khăn trong kinh doanh, hàng bán chưa thu được tiền. Trên thực tế, 420 xe máy công ty đã bán cho công ty TNHH Sơn Long và đã thu được tiền ngay. Đây là kết quả của việc không tuân thủ quy trình cho vay, không kiểm tra trong khi cho vay nên chậm phát hiện việc bán hàng không trả nợ của đơn vị vay... 2.4. Hoạt động của bộ máy kiểm soát nội bộ : Tổ chức hoạt động của bộ máy kiểm soát nội bộ còn yếu hoặc không có, việc tự kiểm soát hàng ngày trong các khâu nghiệp vụ đặc biệt là tín dụng chưa chặt chẽ, thậm chí không làm, không thành quy chế bắt buộc đối với cán bộ tín dụng. 2.5. Công tác quản lý tín dụng chưa chặt chẽ do mức tăng trưởng dư nợ vuợt khả năng kiểm soát. Chi nhánh một số ngân hàng đẩy mạnh cho vay, đưa dư nợ vượt quá khả năng nguồn vốn của hệ thống song lại không quan tâm đúng mức tới việc huy động vốn tại địa phương, tốc độ tăng dư nợ không phù hợp với tăng nguồn vốn, thường xuyên xin vốn điều hoà của Hội sở đưa đến tình trạng huy động vốn ở một nơi, sử dụng vốn ở một nơi gây mất cân đối trong hạch toán lỗ lãi và hơn nữa gây nhiều khó khăn cho việc quản lý nợ. 2.6. Quy trình hạch toán cho vay, thu nợ và thống kê báo cáo tín dụng còn thủ công, không đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo, kinh doanh theo cơ chế thị trường. 2.7. Năng lực thẩm định, phân tích tín dụng, thu thập xử lý thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của cơ chế thị trường : thẩm định hồ sơ cho vay chủ yếu dựa vào số liệu báo cáo của khách hàng, thu thập thông tin, kiểm tra nghiên cứu thực tế chưa đầy đủ... III.Những biện pháp đang thực hiện nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng TMCP ,tồn tại và nguyên nhân : “ Phải xác định rằng : Việc cho vay vốn kém hiệu quả để nợ quá hạn cao, để xảy ra một số vụ việc và bị đọng vốn một bộ phận cho va

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28228.doc
Tài liệu liên quan