Khóa luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ phận bảo trì nhà máy sản xuất bộ thu công ty TNHH Sonion Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

1.1 Cơ sở lý luận về quản trị 3

1.1.1 Khái niệm về quản trị 3

1.1.2 Hiệu quả của quản trị 3

1.1.3 Các chức năng của quản trị 4

1.1.3.1 Hoạch định 4

1.1.3.2 Tổ chức 4

1.1.3.3 Điều khiển 4

1.1.3.4 Kiểm tra 4

1.2 Cơ sở lý luận về quản trị dự án 4

1.2.1 Khái niệm về dự án và các đặc trưng của dự án 4

1.2.1.1 Khái niệm dự án 4

1.2.1.2 Đặc điểm của dự án 4

1.2.2 Khái niệm về quản trị dự án và các đặc trưng của quản trị dự án 5

1.2.2.1 Khái niệm quản trị dự án 5

1.2.2.2 Đặc điểm của quản trị dự án 5

1.2.3 Các mục tiêu của quản trị dự án 5

1.2.3.1 Các mục tiêu thuộc về dự án 5

1.2.3.2 Các mục tiêu đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng 6

1.2.4 Vai trò của quản trị dự án 6

1.3 Cơ sở lý luận về quản trị sản xuất 6

1.3.1 Vai trò của tồn kho 6

1.3.2 Chức năng của quản trị tồn kho 6

1.3.3 Các dạng tồn kho và các biện pháp giảm số lượng hàng tồn kho 7

1.3.3.1 Các dạng tồn kho 7

1.3.3.2 Các biện pháp để giảm số lượng hàng tồn kho 7

1.4 Cơ sở lý luận về bảo trì 8

1.4.1 Định nghĩa và phân loại bảo trì 8

1.4.1.1 Định nghĩa 8

1.4.1.2 Phân loại 8

1.4.1.2.1 Bảo trì không kế hoạch 8

1.4.1.2.1 Bảo trì có kế hoạch 8

1.4.2 Các giải pháp bảo trì 9

1.4.2.1 Vận hành đến khi hư hỏng 9

1.4.2.2 Bảo trì định kỳ 10

1.4.2.3 Bảo trì trên cơ sở tình trạng 10

1.4.2.4 Bảo trì thiết kế lại 10

1.4.2.5 Bảo trì kéo dài tuổi thọ 10

1.4.2.6 Bảo trì dự phòng 10

1.4.2.7 Lựa chọn giải pháp bảo trì 11

1.4.3 Các chỉ số đánh giá năng lực bảo trì 11

1.4.3.1 Chỉ số độ tin cậy 11

1.4.3.2 Chỉ số hỗ trợ bảo trì hay thời gian chờ trung bình 11

1.4.3.3 Chỉ số khả năng bảo trì hay thời gian sửa chữa trung bình. 11

1.4.3.4 Thời gian ngừng máy trung bình 12

1.4.3.5 Năng suất và chỉ số khả năng sẵn sàng 12

1.4.4 Tổ chức bảo trì 12

1.4.4.1 Cấu trúc của bộ phận bảo trì trong công ty 12

1.4.4.2 Cơ cấu tổ chức 13

1.4.5 Hệ thống quản lý bảo trì 14

1.4.5.1 Chu kỳ cơ bản 14

1.4.5.2 Các chức năng cơ bản của hệ thống quản lý bảo trì 14

1.4.5.3 Cấu trúc và lưu đồ của hệ thống quản lý bảo trì 14

Chương 2: Tổng quan về bộ phận bảo trì nhà máy sản xuất Bộ thu, công ty TNHH Sonion Việt Nam và thực trạng hoạt động bảo trì tại nhà máy 17

2.1 Giới thiệu tổng quát về Phòng bảo trì công ty TNHH Sonion Việt Nam 17

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 17

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 17

2.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ 17

2.1.2.1 Quyền hạn 17

2.1.3 Sơ đồ tổ chức 18

2.1.3 Mối liên hệ giữa phòng bảo trì và các phòng ban khác 19

2.2 Thực trạng hoạt động bảo trì tại nhà máy sản xuất Bộ thu 21

2.2.1 Sơ đồ tổ chức 21

2.2.2 Loại hình bảo trì đang áp dụng 22

2.2.3 Các chỉ số đánh giá năng lực bảo trì hiện tại 24

2.2.3.1 Chỉ số thời lượng dừng máy trên tổng thời gian hoạt động 25

2.2.3.2 Chỉ số tần suất dừng máy trên tổng thời gian hoạt động 25

2.2.3.3 Chỉ số thời lượng dừng máy/sản lượng sản xuất hằng tuần 25

2.2.4 Hệ thống quản lý chi tiết dự phòng (spare part) 25

2.2.4.1 Phương thức đặt hàng 25

2.2.4.2 Phương thức quản lý và kiểm soát 27

2.2.5 Hệ thống lưu trữ tài liệu bảo trì 29

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của bộ phận bảo trì 30

2.3.1 Kế hoạch sản xuất 30

2.3.2 Vật tư đầu vào 32

2.3.3 Nhân viên vận hành máy 33

2.3.4 Khả năng đáp ứng của nhà cung ứng 34

2.3.4.1 Chất lượng 34

2.3.4.2 Cam kết về thời gian giao hàng 34

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận bảo trì Phòng sản xuất bộ thu 35

3.1 Đánh giá chung về kết quả hoạt động 35

3.1.1 Ưu điểm 35

3.1.2 Nhược điểm 35

3.1.3 Nguyên nhân 35

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện 36

3.2.1 Cơ cấu tổ chức 36

3.2.1.1 Sơ đồ tổ chức phòng bảo trì công ty TNHH SHOWA GLOVES Việt Nam 36

3.2.1.2 Thực trạng và giải pháp 37

3.2.2 Cơ cấu tổ bảo trì điển hình 40

3.2.2.1 Cơ cấu tổ bảo trì điển hình 40

3.2.2.2 Thực trạng và giải pháp 40

3.2.3 Bảng mô tả công việc? Vì sao cần có bảng mô tả công việc? 43

3.2.4 Lấy bảo trì có kế hoạch làm quan điểm chủ đạo 44

3.2.4.1 Bảo trì tự quản-Vai trò của bảo trì tự quản 44

3.2.4.2 Các kết quả và hiệu quả của chương trình bảo trì tự quản công ty TNHH P&G và giải pháp 45

3.2.4.3 Bảo trì có kế hoạch-Vai trò của bảo trì có kế hoạch 47

3.2.4.4 Chương trình bảo trì có kế hoạch của công ty P&G và giải pháp 48

3.2.5 Qui trình sửa chữa TB 50

3.2.6 Hệ thống quản lý chi tiết dự phòng 55

3.2.6.1 Hệ thống chi tiết dự phòng bộ phận EMC 55

3.2.6.2 Thực tế và giải pháp 55

3.2.7 Quản lý tài liệu bảo trì 56

3.2.7.1 Hệ thống tài liệu bộ phận EMC 56

3.2.7.2 Thực tế vào giải pháp 56

3.2.8 Cải tiến qui trình thay đổi sản phẩm 57

3.2.8.1 Ví dụ về qui trình thay đổi sản phẩm tại nhà máy chính ở Đan Mạch 57

3.2.8.2 Thực tế và giải pháp 59

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3090 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ phận bảo trì nhà máy sản xuất bộ thu công ty TNHH Sonion Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữa hai bộ phận để cùng tiến hành hoạt động sản xuất và bảo trì trong một phân xưởng hoặc một nhà máy. Sự phối hợp giữa các hình thức tổ chức trên sẽ hình thành bốn loại tổ chức bộ phận bảo trì như sau: Riêng biệt Kết hợp Tập trung Tập trung và riêng biệt Tập trung và kết hợp Phân tán Phân tán và riêng biệt Phân tán và kết hợp 1.4.4.2.2 Các hình thức tổ chức bảo trì Tổ chức tập trung: Tối ưu việc sử dụng các phương tiện Quản lý nhân sự được dễ dàng Theo dõi thiết bị cũng như theo dõi các hư hỏng một cách thống nhất. Tổ chức phân tán: Chia trách nhiệm và công việc cho các tổ trưởng Cải thiện, tạo mối quan hệ thân thiết với bộ phận sản xuất (vì tiếp xúc thường xuyên) Làm việc theo nhóm Can thiệp một cách hiệu quả và nhanh chóng các thiết bị. Tổ chức ma trận 1.4.4.2.3 Một số cơ cấu tổ bảo trì điển hình Cơ cấu tổ bảo trì gồm 5 người. Cơ cấu tổ bảo trì gồm 10 người. Cơ cấu tổ  bảo trì gồm 20 người. Cơ cấu 50 - 200 người. 1.4.5 Hệ thống quản lý bảo trì 1.4.5.1 Chu kỳ cơ bản Gồm các công việc hoạch định, thực hiện, ghi nhận và phân tích. Hình 1.2: Các chu kỳ cơ bản trong hệ thống quản lý bảo trì Nguồn: www.baotri.com.vn 1.4.5.2 Các chức năng cơ bản của hệ thống quản lý bảo trì Bảo trì phòng ngừa Ghi nhận và lưu trữ dữ liệu về thiết bị và nhà máy Kiểm soát tồn kho và phụ tùng Mua sắm vật tư và phụ tùng Ghi nhận và lưu trữ  tài  liệu Hoạch định các công việc bảo trì Phân tích kinh tế và kỹ thuật về lịch sử  nhà máy, công việc bảo trì và khả năng sẵn sàng của thiết bị. 1.4.5.3 Cấu trúc và lưu đồ của hệ thống quản lý bảo trì Mối liên hệ giữa các thành phần khác nhau của hệ thống quản lý bảo trì được minh họa ở hình bên dưới. Hình 1.3: Lưu đồ hệ thống quản lý bảo trì Nguồn: www.baotri.com.vn Hệ thống quản lý bảo trì (17) có thể được chia thành hệ thống BTPN (15) và bảo trì phục hồi (16). Lập các báo cáo về hư hỏng (11) và gửi đến bộ phận chuẩn bị và lập kế hoạch bảo trì (5). Hệ thống BTPN xác định các công việc bảo trì định kỳ (13) cần làm. Những yêu cầu bảo trì  phải được lập kế hoạch chi tiết và gửi đến bộ phận chuẩn bị và lập kế hoạch bảo trì (5). Những hư hỏng và xu hướng hư hỏng được ghi chi tiết trong các báo cáo và phải được xem xét. Hoạch định công việc bảo trì phục hồi (16) đòi hỏi phải có một hệ thống kiểm soát mua sắm và tồn kho (2), một hệ thống lưu trữ dữ liệu của thiết bị và nhà máy (3) và một hệ thống lưu trữ tài liệu (4). Quản lý lao động (18) là nhằm xác định ai đang sẵn sàng và có năng lực làm việc. Bộ phận chuẩn bị và lập kế hoạch bảo trì (5) nhận các yêu cầu bảo trì trực tiếp từ bộ phận sản xuất (8). Bộ phận (5) phối hợp công việc với bộ phận lập kế hoạch sản xuất (9) và những bộ phận bảo trì khác (10) như cơ, điện, dụng cụ,...  Nếu bộ phận chuẩn bị và lập kế hoạch bảo trì (5) làm việc có hiệu quả thì thông tin phải được tiếp cận nhanh chóng nhằm tận dụng tối ưu mỗi lần ngừng sản xuất có kế hoạch và không có kế hoạch để thực hiện công việc bảo trì. Ví dụ, cần biết rằng những phụ tùng nào đang sẵn có, ai có thể cung cấp những phụ tùng hiện không có trong kho, thời gian giao hàng ra sao,.... Những thông tin như vậy phải sẵn sàng ở hệ thống kiểm soát tồn kho (2). Cũng cần phải biết tình trạng được cập nhật liên quan đến những dụng cụ đặc biệt, những yêu cầu về  an toàn, những chi tiết lắp trong thiết bị,.... Thông tin này được lấy ra từ bộ phận lưu trữ dữ liệu về thiết bị và nhà máy (3). Việc chuẩn bị các bản vẽ, tài liệu hướng dẫn và những tài liệu khác được đơn giản hóa nếu có một hệ thống lưu trữ  tài liệu (4). Bộ phận chuẩn bị và lập kế hoạch bảo trì phát hành phiếu yêu cầu bảo trì (6), trong đó có những chỉ dẫn và thông tin cần thiết để người bảo trì thực hiện công việc của mình. Khi hoàn tất công việc, cần có một báo cáo công việc (12) đính kèm với phiếu yêu cầu đã có. Kinh nghiệm từ  những báo cáo công việc như vậy được rút  ra và lưu trữ  để phân tích sau này trong một hệ thống phân tích tính kinh tế và kỹ thuật (7). Các danh mục hàng đầu khác nên có sẵn trong hệ thống để cung cấp thông tin như những máy nào có số lần hư hỏng lớn nhất, chi phí bảo trì của những máy nào cao nhất, những máy nào gây ra tổn thất sản xuất lớn nhất,.... Phân tích kỹ thuật và kinh tế (7) cũng được sử dụng trong công việc chuẩn bị và lập kế hoạch bảo trì hiện thời (5) để cải tiến công tác bảo trì trong tương lai (14). CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ BỘ PHẬN BẢO TRÌ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘ THU, CÔNG TY TNHH SONION VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO TRÌ TẠI NHÀ MÁY Giới thiệu tổng quát về Phòng bảo trì công ty TNHH Sonion Việt Nam Lịch sử hình thành và phát triển Được hình thành, ra đời cùng với quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất và thay đổi chiến lược kinh doanh của tập đoàn Sonion cuối năm 2006 đầu năm 2007. Bắt đầu là nhóm bảo trì dây chuyền sản xuất bộ thu 3000 với đội ngũ kỹ thuật viên ban đầu gồm 3 thành viên đến nay phòng bảo trì Sonion không ngừng lớn mạnh cùng với qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn tập đoàn. Sau gần 4 năm chuyển giao, hiện nay đội ngũ kỹ thuật viên của phòng đã có hơn 60 thành viên phục vụ cho hơn 20 dây chuyền và bộ phận thuộc 4 bộ phận sản xuất khác nhau. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Chức năng và nhiệm vụ: Lắp đặt, điều chỉnh và vận hành mẫu các thiết bị mới. Sửa chữa và khắc phục các sự cố, hỏng hóc liên quan đến các thiết bị hoặc chất lượng sản phẩm. Hổ trợ thực hiện các đề án cải tiến. Đảm bảo thiết bị hoạt động trong thời gian dài, với độ ổn định cao,…thông qua các chương trình, kế hoạch bảo trì tự quản, bảo trì định kỳ, bảo trì dự phòng, bảo trì ngăn ngừa,… Hổ trợ thực hiện, lắp đặt và di dời dây chuyền. Chuẩn bị các cơ sở vật chất tốt nhất (dụng cụ, công cụ sữa chữa, chi tiết dự phòng,…) để phục vụ các nhu cầu khác nhau của các bộ phận. Quyền hạn: Tuyển chọn, đào tạo và huấn luyện đội ngũ kỹ thuật viên bảo trì để phục vụ yêu cầu của sản xuất và các bộ phận có liên quan. Huấn luyện, đào tạo và lưu hồ sơ nhân viên vận hành máy thực hiện các công việc liên quan đến kỹ thuật như kiểm tra, vệ sinh và bôi trơn. Kiến nghị, đề xuất và đào tạo nhân viên tại các công đoạn liên quan đến các thao tác khó, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của máy, nguy hiểm cho người vận hành,… Lập, thông tin và đề xuất cho sản xuất và các bộ phận có liên quan về kế hoạch thực hiện bảo trì dự phòng hàng năm. Đề xuất các kế hoạch bảo trì phù hợp dựa trên tình hình thực tế của thiết bị và kế hoạch sản xuất của nhà máy. Kiểm tra, phản hồi và đề xuất đào tạo các trường hợp nhân viên vận hành máy thực hiện sai thao tác, vận hành không đúng phương pháp có nguy cơ gây nguy hiểm cho người vận hành, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thiết bị,… Đề xuất đặt mua các chi tiết dung cụ dự phòng để thay thế. Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ phận bảo trì EMC Trưởng phòng sản xuất EMC Giám sát bảo trì EMC Chuyên viên Kỹ thuật viên điện-điện tử EMC Kỹ thuật viên cơ khí Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty TNHH Sonion Việt Nam Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức phòng bảo trì SMT Trưởng phòng bảo trì SMT Trưởng nhóm bảo trì REC Trưởng nhóm bảo trì MIC Trưởng nhóm bảo trì điện-điện tử SMT Kỹ thuật viên dây chuyền Trưởng nhóm bảo trì PART Thư ký nhập liệu Kỹ thuật viên dây chuyền Kỹ sư điện-điện tử Kỹ thuật viên dây chuyền Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty TNHH Sonion Việt Nam Dựa vào sơ đồ tổ chức trên ta có nhận thấy: Công tác bảo trì không tập trung về một nơi quản lý mà được chia thành hai nhánh EMC và SMT. Chức danh và phạm vi quản lý của các trưởng nhóm, giám sát bảo trì là khác nhau mặt dù khối lượng công việc, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn là hoàn toàn tương tự nhau. Mối liên hệ giữa phòng bảo trì và các phòng ban khác Phòng sản xuất là bộ phận mà phòng bảo trì phục vụ và là khách hàng thường trực của phòng, hầu hết các yêu cầu hay dịch vụ mà phòng bảo trì thực hiện xuất phát từ bộ phận này. Các dịch vụ mà phòng bảo trì cung ứng cho bộ phận sản xuất là: + Sửa chữa và khắc phục các sự cố hỏng hóc phát sinh liên quan đến thiết bị hoặc chất lượng sản phẩm. + Đảm bảo thiết bị vận hành với độ tin cậy cao và trong thời gian dài. + Lắp đặt hoặc di dời dây chuyền sản xuất. + Chương trình và kế hoạch bảo trì tự quản. + Chương trình và kế hoạch bảo trì định kỳ, dự phòng,… + Hổ trợ thực các cải tiến không liên quan đến việc thay đổi cấu trúc thiết bị hiện có. + Đào tạo nhân viên vận hành máy, đặc biệt đối với các công nhân mới ở các công đoạn thường xuyên sảy hư hỏng do vận hành không đúng phương pháp, sai qui cách hoặc các công đoạn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người vận hành,… + Thu thập, phân tích, lập kế hoạch, dự báo và đề xuất việc thay thế các chi tiết, bộ phận thiết yếu. Phòng chất lượng là phòng đảm bảo cho các sản phẩm của công ty nằm trong các tiêu chuẩn đã được định trước đồng thời đảm bảo các sản phẩm do công ty mang đến cho khách hàng có chất lượng tốt nhất. Cùng với phòng bảo trì, phòng chất lượng là một trong những bộ phận trọng tâm phục vụ cho bộ phận sản xuất để đảm bảo hệ thống sản xuất vận hành trơn tru và hiệu quả. Các dịch vụ mà phòng bảo trì cung cấp cho phòng chất lượng tương tự như phòng sản xuất. Phòng kỹ thuật là phòng mới được thành lập tại Sonion Việt Nam, chức năng chính của bộ phận này là cung cấp các sản phẩm mẫu cho khách hàng; hiệu chỉnh và kiểm định các thiết bị mới trước khi cho phép các thiết bị này vận hành trong môi trường sản xuất; cung cấp các bản vẽ và các thiết kế tiêu chuẩn cho phòng bảo trì và các bộ phận có liên quan, tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm và thiết bị… Phòng Facility là phòng cung ứng các dịch vụ tổng quát cho toàn nhà máy trong đó hệ thống điện, nước, khí, các dịch vụ vệ sinh, an toàn-sức khỏe, hiệu chuẩn các thiết bị đo đạt, …Ngoài ra, phòng này còn có nhiệm vụ cung ứng, chế tạo các chi tiết, dụng cụ cơ khí dựa trên các thiết bị hiện có của phòng. Phòng Logistic là phòng chịu trách nhiệm cho việc cung ứng các nguyên vật liệu, dụng cụ, thiết bị, … nhằm đáp ứng nhu cầu của các phòng ban trong toàn nhà máy. Thực trạng hoạt động bảo trì tại nhà máy sản xuất Bộ thu Sơ đồ tổ chức Trưởng nhóm bảo trì bộ phận SMT REC KTV line REC 1700 KTV line REC 1900 KTV line TC KTV line COIL Assy KTV line REC 2600 KTV line REC 2300 KTV line REC 3000 KTV line REC 4000 KTV line Prep KTV line C-Barier Thư ký nhập liệu Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức của bộ phận bảo trì REC Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty TNHH Sonion Việt Nam Do đặc thù sản phẩm của bộ phận được sản xuất trên các dây chuyền khác nhau và hầu như không có tinh đổi lẫn nên việc thiết kế, xây dựng và tổ chức thiết bị trên các dây chuyền trên các dây chuyền hoàn toàn có sự khác biệt và chuyên dụng, việc bố trí KTV và cơ cấu bảo trì cũng dựa theo cách phân bố của dây chuyền, nghĩa là KTV được bố trí phân tán và riêng biệt theo dây chuyền và đa phần chỉ chịu trách nhiệm cho phần việc của dây chuyền mình. Với sơ đồ tổ chức kiểu phân tán như trên ta có thể thấy được một số ưu và nhược điểm sau: Ưu điểm: + Đáp ứng nhanh các tình huống phát sinh hoặc các yêu cầu từ các bộ phận có liên quan. + Đội nhóm bảo trì được tổ chức gần gủi với bộ phận sản xuất, do đó có sự tương tác qua lại tương đối tốt. + KTV có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm về công nghệ và thiết bị sản xuất của dây chuyền tốt hơn. + Dễ phân phối chi phí bảo trì hơn. + Có quyền lợi gắn liền với dây chuyền do đó phát huy tinh thần trách nhiệm của KTV. Nhược điểm: + Khó phát huy tinh thần trách nhiệm của KTV, nhiều khi còn dẫn đến sự ỷ lại trong một số trường hợp. + Khó tính toán tổng chi phí bảo trì. + Khó phân phối các nguồn lực. + Độ linh hoạt, khả năng hổ trợ kém. + Có sự ỷ lại trong một số trường hợp. Loại hình bảo trì đang áp dụng: Loại hình bảo trì áp dụng tại thời điểm sơ khai là bảo trì phục hồi, thời gian gần đây một số loại hình bảo trì khác đã được áp dụng như bảo trì định kỳ, bảo trì dự phòng, bảo trì ngăn ngừa. Tuy nhiên việc áp dụng các loại hình bảo trì này còn chưa đồng nhất, thiếu sự đồng bộ, chưa sâu, và áp dụng theo kiểu rập khuôn. Rất nhiều trường hợp và tình huống kỹ thuật viên không theo hoặc chủ ý không theo các chương trình, kế hoạch bảo trì đã được lập và ban hành. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ bên dưới, ta có thể dễ dàng nhận thấy với chương trình, kế hoạch bảo trì đang áp dụng, hiệu quả hoạt động của bộ phận bảo trì không cao, không thể kiểm soát,…Thời lượng dừng máy hằng tuần, hằng tháng trên các dây chuyền của bộ phận “tăng”, “giảm” bất thường và không dự đoán được các xu hướng trong tương lai. Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty TNHH Sonion Việt Nam Điều này xuất phát từ các lý do sau: Chỉ số đo lường bảo trì đang áp dụng không phù hợp. Kế hoạch sản xuất không ổn định (đơn đặt hàng không ổn định). Chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm đầu vào không ổn định. Một số phương pháp đánh giá chất lượng còn mập mờ không lượng hóa được, đặc biệt là các tác vụ liên quan đến kiểm tra ngoại quang. Nhân viên vận hành chưa được đào tạo một cách chính qui và bài bản. Tay nghề và khả năng tư duy, nhận thức của kỹ thuật viên không đồng đều (không lưu hoặc che giấu thông tin xử lý sự cố). Khả năng đáp ứng chậm trong nhiều tình huống. Tài liệu hướng dẫn liên quan đến máy móc thiết bị còn hạn chế. Hệ thống đặt hàng chưa đáp ứng được yêu cầu trong nhiều trường hợp (trể yêu cầu, không đặt hàng mà không rõ lý do,…). Thiếu các bản vẽ cần thiết cho thiết bị công cụ. Một số thiết bị đã quá cũ khó đạt được độ chính xác cao. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu và có sự ảnh hưởng lớn nhất đến vấn đề này là việc áp dụng loại hình bảo trì không phù hợp và sự việc tuân thủ các kế hoạch bảo trì của KTV trong toàn bộ phận còn kém. Hiện tại, tại đa số các dây chuyền, hầu hết các thiết bị không được bảo quản và quan tâm đúng mức, KTV luôn ở trạng thái “chữa cháy” thay vì “phòng cháy” nghĩa là chờ thiết bị hỏng hóc mới tiến hành sửa chữa, khắc phục-bảo trì phục hồi. Với bức tranh tổng thể đó ta có thể nhận thấy loại hình bảo trì đang được áp dụng là bảo trì phục hồi mặc dù trên một số dây chuyền việc tiến hành các biện pháp bảo trì phòng ngừa, bảo trì định kỳ, bảo trì dự phòng,…đang được diễn ra. Các loại hình bảo trì này không được áp dụng một cách tổng thể và thiếu đường hướng, đôi chổ còn áp dụng hết sức máy móc và tùy tiện. Mặc khác, nhận thức của KTV về các loại hình bảo trì này chưa cao, chưa có phương pháp kiểm tra và đánh giá đúng mức do đó KTV chưa chủ động và chưa tuân thủ các kế hoạch bảo trì đã được vạch ra. Các chỉ số đánh giá năng lực bảo trì hiện tại Chỉ số thời lượng dừng máy trên tổng thời gian hoạt động (h) Là chỉ số đo lường tổng thời gian (đơn vị tính bằng giờ) dừng máy của toàn bộ thiết bị trong dây chuyền trong một tuần làm việc (3 ca trong ngày và 7 ngày trong tuần). Giá trị của chỉ số này càng thấp càng tốt. Chỉ số tần suất dừng máy trên tổng thời gian hoạt động (pcs) Là chỉ số đo lường tổng số lần dừng máy của toàn bộ thiết bị trong dây chuyền trong một tuần làm việc (3 ca trong ngày và 7 ngày trong tuần). Giống như chỉ số thời lượng dừng máy trên tổng thời gian hoạt động, giá trị của chỉ số này càng thấp càng tốt. Chỉ số sản lượng sản xuất theo kế hoạch hằng tuần/ thời lượng dừng máy trong tuần (pcs/h) Là chỉ số đo lường số lượng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch trên tổng thời lượng dừng máy của thiết bị trong dây chuyền trong 1 tuần làm việc (3 ca trong ngày và 7 ngày trong tuần). Ngược so với 2 chỉ số trên, giá trị của chỉ số này càng cao càng tốt Hệ thống quản lý chi tiết dự phòng (spare part) Phương thức đặt hàng Lưu đồ 2.1: Qui trình đặt hàng Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty TNHH Sonion Việt Nam Yêu cầu đặt hàng từ KTV và các bộ phận có liên quan (Sản xuất, chất lượng,…) Yêu cầu đặt hàng từ trưởng nhóm bảo trì Yêu cầu đặt hàng từ trưởng phòng bảo trì Yêu cầu đặt hàng theo mức tồn kho an toàn (min-stock) Yêu cầu đặt hàng từ bộ phận phát triển sản phẩm mới Tạo yêu cầu đặt hàng Nhân viên đặt hàng liên hệ nhà cung ứng về báo giá và thời gian đặt hàng Nhân viên đặt hàng tạo đơn đặt hàng và các thủ tục có liên quan đến việc mua hàng Nhân viên đặt hàng thông tin cho người yêu cầu mua hàng khi hàng về đến công ty Người yêu cầu mua hàng kiểm tra chất lượng của hàng Trưởng nhóm bảo trì/trưởng phòng bảo trì xác nhận Trưởng phòng bảo trì/Trưởng phòng phát triển sản phẩm kiểm tra và phê duyệt Nhân viên đặt hàng đề xuất nhà cung ứng (dựa trên chất lượng, giá thành và thời gian giao hàng ) Tốt Người yêu cầu mua hàng giữ lại chi tiết để sử dụng Đ S Đ S Đ S 2.2.5.2 Phương thức quản lý và kiểm soát Hệ thống quản lý và kiểm soát spare part của bộ phận được chia làm 2 dạng chính và được mô tả bằng lưu đồ như bên dưới Các chi tiết thay thế có mã số 67000 S Yêu cầu đặt hàng đối với các spare part không thiết lập min-stock (tùy theo nhu cầu) Nhân viên phụ trách đặt hàng nhập spare part vào hệ thống quản lý Kiểm tra chất lượng của Spare part sau khi nhận Spare part được chuyển về người (dây chuyển) yêu cầu đặt hàng Xuất spare part Người xuất spare part thông tin cho người đặt hàng để cập nhật thông tin hàng xuất Trừ spare part đã xuất ra khỏi hệ thống Đặt hàng Kiểm duyệt Tạo đơn đặt hàng Số lượng spare part < min-stock Đ Đ Đ S S Lưu đồ 2.2: Qui trình quản lý và kiểm soát chi tiết thay thế có mã số 67000 Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty TNHH Sonion Việt Nam Các chi tiết đã được tiêu chuẩn hóa (có mã số quản lý khác) Lưu đồ 2.3: Qui trình quản lý và kiểm soát chi tiết đã được tiêu chuẩn hóa Yêu cầu đặt hàng đối với các spare part không thiết lập min-stock (tùy theo nhu cầu) Nhập thông tin liên quan đến spare part vào hệ thống quản lý Trừ spare part đã xuất ra khỏi hệ thống Đặt spare part Kiểm duyệt Tạo đơn đặt hàng Số lượng spare part < min-stock Đ Đ Nhận spare part Nhập spare part vào kho chính (WH) Yêu cầu xuất spare part Đ S S Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty TNHH Sonion Việt Nam Hệ thống lưu trữ tài liệu bảo trì Các loại tài liệu, hồ sơ được lưu trữ Lịch sử thiết bị, được lưu trữ ở hai dạng chính: + Nhật ký thiết bị hay còn gọi là Logbook + Dữ liệu được lưu và cập nhật hằng ngày trong máy tính bởi thư ký Xuất nhập thiết bị, công cụ dự phòng. Được lưu trữ ở hai dạng chính: + Phiếu xuất nhập thiết bị, công cụ dự phòng hay phiếu yêu cầu sửa chữa thiết bị + Dữ liệu được lưu và cập nhật hằng ngày, hằng tuần trong máy tính bởi thư ký Hồ sơ thiết bị, được cập nhật và ban hành bởi nhà cung ứng thiết bị, bởi phòng cải tiến và phát triển sản phẩm và trong một số trường hợp là do chính phòng bảo trì ban hành. Hồ sơ thiết bị cũng được lưu trữ ở dạng giấy tờ (hard copy) và hồ sơ lưu trong máy tính. Các hồ sơ cải tiến liên quan đến thiết bị. Trước khi tiến hành việc thay đổi cấu trúc thiết bị, chi tiết thiết bị, nguyên lý vận hành,…do các yêu cầu liên quan đến cải tiến, nâng cao năng xuất, nâng cao chất lượng, nâng cao độ ổn định hay kéo dài tuổi thọ của thiết bị…tất cả các yêu cầu này phải được đăng ký, xem xét và kiểm duyệt dưới dạng file mềm. Các thay đổi liên quan đến thiết bị sẽ được lưu trữ, cập nhật liên tục cho đến khi các thay đổi liên quan đến thiết bị đã được văn bản hóa và được ban hành. Chương trình, kế hoạch và nội dung bảo trì dự phòng. Được lưu trữ dưới 2 dạng giấy tờ và file mềm. Thông thường các chương trình, kế hoạch, nội dung bảo trì sẽ được lưu trên ổ đĩa hệ thống của công ty, mục đích là để cung cấp các thông tin liên quan cho các bộ phận khác. Chương trình, kế hoạch và nội dung bảo trì tự quản. Giống như chương trình, kế hoạch, nội dung bảo trì dự phòng, loại hình bảo trì này cũng được lưu ở hai dạng và cũng được chia sẽ cho các bộ phận có liên quan thông qua ổ mạng. Kế hoạch đặt hàng, được tổ chức ở dạng file mềm và được đặt trên ổ đĩa hệ thống. Căn cứ vào các nhu cầu thực tế cũng như các kế hoạch bảo trì, KTV các bộ phận sẽ yêu cầu đặt hàng cho bộ phận mình. Chu kỳ và kế hoạch đặt hàng có thể được lập kế hoạch theo tháng, quí, năm. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của bộ phận bảo trì Kế hoạch sản xuất Thông tin và biểu đồ liên quan đến kế hoạch của bộ phận SMT RECEIVER trong năm 2010 Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty TNHH Sonion Việt Nam Dựa vào bảng thống kê và các biểu đồ ta có thể nhận thấy kế hoạch sản xuất của bộ phận không có sự ổn định trong ngắn và dài hạn, thậm chí một số dây chuyền có sự chênh lệch rất lớn về lượng hàng sản xuất trong tháng. Sự chênh lệch này có các nguyên nhân chính: Nhu cầu khác nhau của khách hàng, mang tính chất mùa vụ. Hoạch định tồn kho chưa tốt. Dự đoán đơn đặt hàng chưa chính xác. Vật tư đầu vào Chất lượng vật tư đầu vào không ổn định ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm của các dây chuyền và sản lượng đầu ra, ngoài ra chúng còn ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sẳn sàng của thiết bị. Trong nhiều trường hợp, thiết bị phải được điều chỉnh theo chất lượng của vật tư đầu vào, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác, tính ổn định của thiết bị. Ngay từ thời điểm ban đầu việc phân chia các nhóm nguyên nhân gây ra lỗi đối với thiết bị chưa được thực hiện nên việc thống kê, kiểm soát và đưa ra các biện pháp xử lý còn khá chung chung và không bao quát hết các nguyên nhân phát sinh. Hiện tại bộ phận đang áp dụng việc phân chia theo nhóm nguyên nhân gây ra lỗi kể từ tháng 7 năm 2010. Bên dưới là các số liệu các nguyên nhân dừng máy của toàn bộ phận từ thời điểm đó đến nay. Bảng 2.1: Thống kê các nguyên nhân dừng máy từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2010 Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty TNHH Sonion Việt Nam Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty TNHH Sonion Việt Nam Căn cứ vào bảng thống kê trên ta có thể nhận thấy, trong các tháng 7 đến 11 vừa qua vật tư ảnh hưởng đến 3% tổng số giờ dừng máy liên quan đến thiết bị Nhân viên vận hành máy Căn cứ vào bảng 2.1 và biểu đồ 2.3 thống kê trong từ tháng 7 đến nay, cách thức vận hành máy quyết định 1% thời lượng dừng máy của toàn bộ phận. Nguyên nhân của tình trạng này: Trình độ và nhận thức của nhân viên không đồng đều (trong đó tốt nghiệp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học chiếm đa phần). Chương trình và phương pháp đào tạo nhân viên không phù hợp. Đội ngũ kỹ thuật viên không đóng vai trò then chốt đến quá trình đào tạo nhân viên vận hành máy. Nhân viên chưa được huấn luyện kỹ các tiêu chuẩn và phương pháp kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra ngoại quang. Cách thức kiểm tra sản phẩm không có sự đồng nhất giữa các ca làm việc. Khả năng đáp ứng của nhà cung ứng chi tiết dự phòng (spare part) Chất lượng Chất lượng spare part không đáp ứng được yêu cầu trong một số trường hợp, các vấn đề chủ yếu: Không đúng qui cách (sai kích thước, sai bản vẽ, …). Không đúng số lượng. Bị hỏng một phần. Bị hỏng hoàn toàn. Đặc biệt một số trường hợp lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng chưa có hướng giải quyết triệt để như kim đục lỗ bù và khuôn định hình foil sản phẩm RC2600. Cam kết về thời gian giao hàng: Sử dụng các phương thức thanh toán khác nhau, các phương pháp xuất nhập khẩu khác nhau nên các cam kết về thời gian giao hàng cũng khác nhau. Người đặt hàng cung cấp sai thông tin về cam kết giao hàng. Người đặt hàng sót cập nhật thông tin. Nhà cung ứng giao hàng không đúng hạn do bên đặt mua chậm thanh toán. Dự báo đặt hàng và kế hoạch đặt hàng chưa tốt. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN BỘ PHẬN BẢO TRÌ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘ THU CÔNG TY TNHH SONION VIỆT NAM Đánh giá chung về kết quả hoạt động Ưu điểm: Đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của bộ phận sản xuất và các bộ phận có liên quan trong các vấn đề lắp đặt, sửa chữa, bảo trì, đào tạo nhân viên vận hành máy… Hạn chế đến mức tối thiểu các sự cố dừng máy ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, cũng như tiến độ và các cam kết giao hàng của các dây chuyền. Hợp tác và hổ trợ tốt đối với các phòng ban có liên quan, cùng nhau giải quyết các vấn đề phát sinh các dây chuyền dựa trên tinh thần hợp tác các bên cùng có lợi. Nhược điểm: Trình độ năng lực và nhận thức không đồng đều của đội ngũ kỹ thuật viên. Chương trình, kế hoạch và nội dung bảo trì dự phòng chưa phù hợp, thiếu định hướng, thiếu chiều sâu so với tình hình thực tế. Tình trạng dừng máy không không kế hoạch chiếm tỉ trọng lớn, trong đó có các nguyên nhân như lỗi thao tác của nhân viên vận hành, lỗi vật tư đầu vào…bên cạnh các nguyên nhân chính như cơ khí và điện-điện tử. Tinh thần, ý thức trách nhiệm, sự tự giác và sự tự tổ chức, chủ động của kỹ thuật viên còn kém. Nguyên nhân: Chưa xây dựng được chiến lược, chương trình, kế hoạch bảo trì phù hợp với tình hình sản xuất hiện tại. Không đồng nhất trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch của các bộ phận. Thiếu sự chỉ đạo, định hướng của cấp trên và các cấp liên quan trong việc định hình chiến lược hoạt động. Sơ đồ tổ chức của phòng bảo trì, của từng bộ phận bảo trì chưa thật sự phù hợp, chưa xây dựng bảng mô tả công việc cho từng chức danh bảo trì. Chưa xây dựng được chương trình huấn luyện toàn diện cho nhân viên k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMOT SO GIAI PHAP NHAM HOAN THIEN BO PHAN BAO TRI NHA MAY SAN XUAT BO THU CONG TY TNHH SONION VIET.doc
Tài liệu liên quan