Hiện nay một số cơ chế chính sách của Nhà nước cũng ảnh hưởng tới công tác thẩm định, gây ra cho nó không ít khó khăn. Với chính sách lãi suất ban hành:
- Tiền gửi không kỳ hạn thấp hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn; thời hạn gửi tiền dài hơn, tỷ lệ lãi suất cao hơn.
- Ngược lại khi cho vay, lãi suất cho vay ngắn hạn cao hơn lãi suất cho vay dài hạn, thời hạn vay càng dài, lãi suất cho vay càng thấp.
Cơ chế này tạo cho các doanh nghiệp có tư tưởng ỷ lại, không tự khai thác tối đa nguồn vốn tự có của mình vào đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và ngay từ khi lập đơn xin vay, doanh nghiệp đã tìm cách tính toán lợi dụng lấy vốn dài hạn dùng vào việc khai thác hoặc kinh doanh ngắn hạn. Hiện nay lãi suất cho vay ngắn hạn: trong hạn tối đa là 0,85%/ tháng, quá hạn: 150%/ tháng của lãi suất trong hạn tối đa (0.85%*150% = 1.27%). Lãi suất cho vay trung, dài hạn ngoài kế hoạch bằng VNĐ: Trong hạn tối đa: 1%/ tháng; Quá hạn: 150%/ Tháng ( 1%*150% = 1,5%).
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n dụng giúp cho khách hàng đẩy mạnh sản xuất, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho đất nước và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.
Dự án 1:
Dự án vay vốn: “Dự án mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh”
Chủ đầu tư: Công Ty Xuân Hòa
* Kiểm tra tư cách pháp nhân vay vốn của đơn vị, tính đầy đủ hợp lệ của dự án đầu tư
Công ty Xuân Hòa được thành lập theo quyết định số 5614/QĐUB ngày 15/10/1993 do ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà nội cấp, đăng ký kinh doanh số 109380 với mặt hàng sản xuất kinh doanh chính: xe đạp, phụ tùng xe đạp, ống thép, trang thiết bị nội thất cho trường học và bệnh viện do trọng tài kinh tế thành phố Hà nội cấp.
Công ty Xuân Hòa là doanh nghiệp nhà nước, là đơn vị thành viên của LIXEHA, công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân vay vốn của ngân hàng. Công ty Xuân Hòa là đơn vị kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế rất cao trong nhiều năm qua, sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn “Hàng Việt nam chất lượng cao” & nằm trong “ top ten” do người tiêu dùng Việt nam bình chọn trong nhiều năm liền. Công ty có tài khoản tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam, có quan hệ kinh doanh với ngân hàng trong nhiều năm và là khách hàng truyền thống của ngân hàng. Khi lập hồ sơ vay vốn của ngân hàng, công ty đã chuyển đầy đủ các tài liệu sau:
Tờ trình ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam.
Đơn xin vay vốn
Bản kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm kế hoạch
Hợp đồng mua bán nguyên vật liệu
Giấy ủy quyền
Báo cáo tài chính năm 2000.
Còn các giấy tờ khác như bảo lãnh vay vốn thì từ năm 1999, nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp nhà nước vay vốn dưới mức 20.000.000.000 VND không cần thế chấp hoặc bảo lãnh vay vốn. Vì công ty là khách hàng truyền thống của Ngân hàng, có tài khoản giao dịch với ngân hàng trong nhiều năm qua cho nên bộ Hồ sơ pháp lý của công ty đã được ngân hàng nắm vững và đầy đủ nên công ty không phải nộp lại cho ngân hàng trong bộ hồ sơ xin vay vốn.
Theo những tài liệu đã được thống kê ở trên, Công ty Xuân Hòa đã có đầy đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp để lập hồ sơ vay vốn của ngân hàng. Do vậy phòng thẩm định của Ngân hàng sẽ tiến hành xem xét thẩm định và đánh giá tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua cùng với xử lý các thông tin liên quan. Tất cả các biện pháp đó đều nhằm mục đích hoàn thành bản báo cáo thẩm định để ban lãnh đạo xem duyệt có cho vay hay không và mức cho vay là bao nhiêu.
* Kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của Công ty:
Đối với công ty Xuân Hòa, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của Công ty đã được thường xuyên thực hiện trong quá trình quan hệ và vay vốn trước đây nên phòng thẩm định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam chỉ tiến hành phân tích thêm tình hình tài chính của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.
Công ty Xuân Hòa có quy mô kinh doanh như sau:
Tổng số lao động: 750 người
Thị trường tiêu thụ sản phẩm: trong nước và xuất khẩu
Thị trường cung cấp vật tư và nguyên vật liệu: thị trường trong nước và nhập khẩu nước ngoài.
*Đánh giá dự án:
1. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư:
Công ty Xuân Hòa là đơn vị thành viên trong LIXEHA, công ty đang là một trong những doanh nghiệp nhà nước làm ăn có lãi ở Việt nam. Qua những con số trong báo cáo tài chính đã được nêu ra ở phần trên cho thấy sản phẩm của công ty không những tiêu thụ mạnh ở trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Trong các năm tới đây công ty cần cải tiến và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm hơn nữa để phục vụ người tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất trong nước ngày một phát triển.
Sau khi tiến hành thẩm định cán bộ thẩm định đã trình báo cáo lên ban thẩm định và đề nghị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam cho Công ty Xuân Hòa vay vốn theo hạn mức tín dụng 20.000.000.000 VNĐ. Thời gian duy trì hạn mức là 12 tháng. Lãi suất do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam quy định tại thời điểm ngân hàng cho công ty vay tiền. Ngày trả lãi là ngày 25 hàng tháng. Thời gian trả nợ theo hạn mức là 12 tháng.
2. Thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Năm 2000
Doanh thu thuần: 97.760.663.596 VNĐ
Trong đó doanh thu hàng xuất khẩu: 30.651.932.827 VNĐ
Lợi nhuận sau thuế: 3.471.841.395 VNĐ
Thu nhập bình quân/ người lao động: 1.479.011 VNĐ
Năm 2001 tính đến thời điểm xin vay vốn ( 10/ 2001):
Doanh thu thuần: 85.422.394.754 VNĐ
Trong đó doanh thu hàng xuất khẩu: 23.276.012.097 VNĐ
3. Thẩm định về tình hình tài chính của doanh nghiệp:
A. Nguồn vốn chủ sở hữu: 30.436.430.000 VNĐ
* Nguồn vốn kinh doanh: 24.282.319.647 VNĐ
Trong đó: * Vốn lưu động: 6.854.869.661 VNĐ
* Vốn cố định: 17.427.449.986 VNĐ
* Các quỹ: 2.281.329.520 VNĐ
B. Nợ phải trả: 32.864.077.682 VNĐ
* Nợ vay từ các tổ chức tín dụng: 23.369.147.967 VNĐ
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam:
Trong đó: * Ngắn hạn: 15.399.871.956 VNĐ Trong đó quá hạn: 0
* Dài hạn: 8.360.520.870 VNĐ Trong đó quá hạn: 0
Ngân hàng Công Thương Việt nam:
Trong đó: * Ngắn hạn: Trong đó quá hạn: 0
* Dài hạn: Trong đó quá hạn: 0
Nợ vay từ các tổ chức cá nhân khác: 1.134.408.845 VNĐ
Các khoản nợ phải trả khác:
Trong đó: * Ngắn hạn: Trong đó quá hạn: 0
* Dài hạn: Trong đó quá hạn: 0
C. Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: 35.578.213.253 VNĐ
Trong đó: * Đầu tư tài chính ngắn hạn:
* Tổng các khoản phải thu: 10.836.842.343 VNĐ
Khó đòi: 0
* Hàng tồn kho: 21.573.495.126 VNĐ
ứ đọng kém phẩm chất: 0
* Tài sản lưu động khác: 2.675.808.789 VNĐ
D. Tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn: 27.722.294.429 VNĐ * Giá trị tài sản cố định: 20.931.033.879 VNĐ
* Đầu tư tài chính dài hạn: 6.517.190.550 VNĐ
* Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: 274.070.000 VNĐ
Căn cứ vào số liệu trên báo cáo tài chính của công ty đến 31/12/2000 ta thấy:
Tài sản lưu động 35.578
Hệ số thanh toán ngắn hạn = = = 2.3 vòng
Nợ ngắn hạn 15.339
TSLĐ - Hàng tồn kho 14.004
Hệ số thanh toán nhanh = = = 0,9
Nợ ngắn hạn 15.339
4. Thẩm định về mặt kế hoạch sản xuất của công ty trong năm 2002:
4.1 Mục đích xin vay vốn: Phục vụ sản xuất kinh doanh theo đăng ký kinh doanh.
4.2. Nguồn cung cấp vật tư hàng hóa: Thị trường trong nước và nhập khẩu. Hàng năm Công ty Xuân Hòa nhập khẩu 70% nguyên vật liệu từ thị trường nước ngoài.
4.3. Tên số lượng sản phẩm dịch vụ sản xuất trong kỳ và tiêu thụ trong kỳ kế hoạch:
Đơn vị tính: chiếc
Sản phẩm SX
Số lượng
Sản phẩm tiêu thụ
Số lượng
Trong đó XK
Xe đạp
8.500
Xe đạp
8.500
Bàn ghế các loại
650.000
Bàn ghế các loại
640.000
Sản phẩm khác
520.000
Sản phẩm khác
280.000
250.000
* Thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ: Trong nước và xuất khẩu
* Phương thức tiêu thụ sản phẩm: Bán lẻ, thông qua đại lý, theo đơn đặt hàng.
* Kế hoạch về chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh:
Đơn vị tính: triệu đồng
Chi tiêu
Kế hoạch 2002
1. Biến phí:
92.847
- Nguyên vật liệu chính
65.219,7
- Nhiên liệu
4.491
- Điện - nước
658,3
- Lương công nhân
12.500
- Bảo hiểm xã hội
686
- Lãi vay ngắn hạn
1620
- Chi phí quản lý nhà xưởng
5.583
- Chi phí bán hàng
2.089
2. Định phí
17.665
- Quản lý xí nghiệp
6.844
- Khẩu hao cơ bản
6.844
- Lãi vay trung hạn
3.925
3. Giá thành sản phẩm
110.500
4. Doanh thu bán hàng chưa thuế
112.000
5. Lãi gộp
1.500
6. Thuế thu nhập
375
7. Lãi ròng
1.125
Qua bảng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm 2000 được phòng thẩm định xem xét và tính toán ra trên đây, xét về nhu cầu vốn huy động cần thiết được tính dựa trên công thức:
40.798.000 VNĐ
=
Tổng chi phí - Khấu hao - Lãi vay
Vòng quay vốn lưu động
Vốn lưu động tự có và huy động khác tham gia vào sản xuất kinh doanh: 22.798.400 VNĐ.
Vốn vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam: 20.000.000.000 VNĐ.
Thời gian duy trì hạn mức là: 12 tháng (là thời gian từ khi hợp đồng có hiệu lực đến thời gian hết hiệu lực.)
Phương thức vay theo hạn mức tín dụng: nghĩa là khống chế mức dư nợ tối đa mà doanh nghiệp có thể vay phục vụ cho nhu cầu vốn lưu động. Quy định doanh số phải trả nợ trong thời gian duy trì hạn mức. Doanh số trả nợ phụ thuộc vào mức dư nợ, tốc độ quay vòng vốn và các khỏan thu khác trong thời gian trả nợ.
* Khả năng thanh toán:
2000
2001 (dự kiến tính đến thời điểm xin vay)
Khả năng thanh toán ngắn hạn
2.3
2
Khả năng thanh toán nhanh
0.9
0.75
Khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh (tức thời) của doanh nghiệp tốt. Qua những con số trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm kế tiếp cũng khả thi. Thông qua thông tin thu thập được về sản phẩm của công ty được tiêu thụ trên thị trường, cũng như các đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm của công ty Xuân Hòa “hàng Việt nam chất lượng cao” và sản phẩm của công ty luôn luôn đứng trong hàng “top ten” của Việt nam do báo Sài Gòn tiếp thị bình chọn chứng tỏ doanh nghiệp trong những năm qua đã kinh doanh tốt. Sản phẩm của doanh nghiệp được tín nhiệm trên thị trường, công ty làm ăn có lãi. Việc Ngân hàng thẩm định các chỉ tiêu và xét cho công ty Xuân Hòa đựơc vay vốn là rất khả thi. Việc đầu tư tín dụng cho công ty nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp công ty mua nguyên vật liệu cải tiến sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trương. Xét trên phương diện các chỉ tiêu về tài chính cũng như khả năng thanh toán nhanh cũng như khả năng thanh toán đến hạn ở mức chấp nhận được.
Dự án 2:
Dự án vay vốn: "Dự án mua thiết bị thi công đường bộ"
Chủ đầu tư: Công ty Vật tư Thiết bị Giao thông 1 thuộc Tổng Công Ty Công Trình Giao Thông 1
1. Kiểm tra tư cách pháp nhân vay vốn của đơn vị, tính đầy đủ hợp lệ của dự án đầu tư:
Công ty Vật tư Thiết bị Giao thông 1 được thành lập theo quyết định số 922/ QD/ TCCB - LĐ ngày 14/5/1993 của Bộ GTVT với ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau:
- Đào đắp đất đá, san lấp mặt bằng tạo bãi.
- Sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh vật tư thiết bị giao thông.
- Sửa chữa xe máy, thiết bị thi công.
- Xây dựng, sửa chữa công trình giao thông có quy mô vừa và nhỏ.
- Kinh doanh vật tư thiết bị thi công.
Là doanh nghiệp Nhà nước độc lập, là đơn vị thành viên của Tổng công ty xây dựng của Công Trình Giao Thông 1, có đủ tư cách pháp nhân vay vốn của ngân hàng.
Khi lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, công ty gửi tới ngân hàng những tài liệu sau:
- Tờ trình Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam
- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp.
- Đơn xin vay vốn.
- Phê duyệt dự án đầu tư.
- Dự án đầu tư.
- Giấy uỷ quyền.
- Bảo lãnh vay vốn.
- Hợp đồng mua bán
- Biên bản xét thầu.
- Phê duyệt kết quả đấu thầu.
- Chào hàng thiết bị.
- Báo cáo tài chính các năm 1999; 2000; 2001
- Giải trình tóm tắt doanh nghiệp vay vốn.
Theo như những tài liệu đã liệt kê ở trên, như vậy Công ty có đầy đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp để lập hồ sơ vay vốn của Ngân hàng. Do vậy Ngân hàng sẽ tiến hành xem xét đánh giá tình hình doanh nghiệp và dự án đầu tư của Công ty.
2 Kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tài chính của Công ty:
Công ty Thiết bị Giao thông 1 có quy mô kinh doanh như sau:
- Vốn pháp định ghi trong đăng ký kinh doanh là: 2.864.000.000.000 VNĐ.
- Tổng số lao động : 193 người.
Căn cứ vào báo cáo tài chính năm 1999-2000-2001 cho thấy tình hình tài chính của Công ty như sau:
Tình hình vốn và tài sản của doanh nghiệp:
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
Quý III/2001
- Vốn lưu động pháp định
2.146
2.146
2.146
- TSCĐ và ĐTDH
3.069
6.053
6409
- Tổng tài sản
12.069
28.395
32.416
- Tỷ lệ TSCĐ/ Tổng TS
0,25
0,21
0,2
- Khấu hao TSCĐ
557
728
- Tỷ lệ trích khấu hao
Số liệu đến 31/12/2001 (đơn vị : Triệu đồng)
2.1 Về vốn
Vốn tự có và coi như tự có 2.146
= x 100% = 7,56%
Tổng nguồn vốn kinh doanh 28.395
Các nguồn vốn khác 26.249
= x 100% = 92,44%
Tổng nguồn vốn kinh doanh 28.395
2.2 Về cơ cấu tài sản:
Tài sản lưu động 22.249
= x 100% = 92,44%
Tổng tài sản 28.395
Tài sản cố định 6.052
= x 100% = 21,31%
Tổng tài sản 28.395
Công ty Vật tư Thiết bị Giao thông 1 là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp và cung ứng dịch vụ. Phương hướng hoạt động của Công ty là nâng cao năng lực sản xuất xây lắp, trên cơ sở hoạt động sản xuất trực tiếp tham gia tích cực vào các hoạt động thi công các công trình hạ tầng của toàn Công ty. Vì vậy việc Công ty tiếp tục đầu tư từng tài sản cố định là máy móc thiết bị thi công để tăng năng lực sản xuất của Công ty là đúng hướng.
Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty:
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2000/1999
2001
Tổng sản lượng thực hiện
24.259
70.026
2,86
59.000
Tổng doanh thu
20.696
69.773
57.170
Trong đó: Doanh thu xây lắp
10.154
Doanh thu thuần
20.457
69.258
57.089
Doanh thu HĐSXKD chính
19.008
69.608
3,66
57.160
Lợi tức trước thuế
24.259
428
Lợi tức trước thuế xây lắp
20.696
375
Lợi nhuận / Vốn (%)
6
6
Lợi nhuận/ Doanh thu XL(%)
1
3,7
Một số chỉ tiêu tài chính:
Căn cứ vào số liệu trên báo cáo tài chính của Công ty đến 31/12/2001 cho thấy:
Tài sản lưu động 22.344
Hệ số thanh toán ngắn hạn = = = 1
Nợ ngắn hạn 22.330
TSLĐ - Hàng tồn kho 20.956
Hệ số thanh toán nhanh = = = 0,94
Nợ ngắn hạn 22.330
Khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp tốt. Chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán món nợ đến hạn.
Tóm lại: - Đây là doanh nghiệp có quy mô vừa với tính năng động cao, đang
đang có xu hướng phát triển.
-Tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh, có khả năng thanh toán mọi khoản nợ đến hạn, vì vậy việc rủi ro trong đầu tư ít xảy ra.
- Tỷ trọng kinh doanh trong hoạt động xây lắp còn thấp.
* Khả năng thanh toán:
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Khả năng thanh toán hiện thời
1,19
1
1,06
Khả năng thanh toán nhanh
0,65
0,94
0,9
- Doanh thu và lợi nhuận của Công ty nhìn chung đều tăng qua các năm, nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp. Khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh ở mức chấp nhận được.
- Công ty hiện đang kinh doanh có lãi vì vậy nếu dự án xin vay vốn của Công ty khả thi thì Ngân hàng có thể cho vay.
* Đánh giá dự án
1. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư:
Công ty vật tư thiết bị giao thông 1 là một thành viên của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1. Công ty đã và đang cùng Tổng công ty tham gia thi công các công trình lớn trong và ngoài nước như: Đường 13 Lào, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18, Quốc lộ 1, hệ thống giao thông của thuỷ điện YALY... Trong 5 năm tới Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 cần phải thi công các công trình giao thông với khối lượng công việc rất lớn, yêu cầu chất lượng công trình cao. Việc đầu tư 2 máy rải thảm nhựa công suất lớn của Công ty vật tư thiết bị giao thông 1 là hợp lý và cần thiết để tham gia thi công khối lượng công việc của Tổng công ty giao. Theo kế hoạch thảm rải mặt đường Tổng công ty phân công cho Công ty theo thời gian tới với khối lượng thảm rải là 101.000 tấn, và khối lượng Báe 116.000 m3 của Tổng công ty XDCTGT 1.
-Việc đầu tư 2 máy rải thảm nhựa sẽ tăng năng lực thi công, tạo uy tín cho Công ty và Tổng công ty trong việc thi công các công trình lớn. Bên cạnh đó việc đầu tư thiết bị sẽ giúp Công ty chủ động sản xuất kinh doanh, dần đi vào ổn định từng bước cải thiện đời sống cán bộ nhân viên, làm nghĩa vụ đối với nhà nước đồng thời bảo toàn và phát triển vốn.
2. Thẩm định về mặt kỹ thuật:
Dự án mua thiết bị 2 máy: MARiNi và BiTEUi
Chủng loại
Công suất
Nước SX
Số lượng
Đơn giá
MARiNi
500 T/ h
ITALY
01
215.000 USD
BiTEUi
400 T/ h
ITALY
01
176.000 USD
Chủ đầu tư - Công ty vật tư thiết bị giao thông 1 đã tiến hành đấu thầu và chọn mua 01 máy rải nhựa MARINI MF 805 của ITALY sản xuất hiện đang được triển lãm tại TP. Hồ Chí Minh và 01 máy BITEUI BB 651/ C. Sau khi xem xét toàn diện về mặt kỹ thuật của dự án cho thấy dự án có đầy đủ chỉ tiêu, thông số điều kiện đảm bảo cần thiết. Tuy nhiên trong hồ sơ Công ty gửi tới Ngân hàng vẫn còn một vài bản hồ sơ còn thiếu sót: Phê duyệt biểu giá xét thầu của chủ quản đầu tư; Phê duyệt hợp đồng mua bán thiết bị ký kết giữa chủ đầu tư và đơn vị trúng thầu của chủ quản đầu tư. Nếu có đầy đủ những hồ sơ trên thì các chỉ tiêu thông số kỹ thuật sẽ được đánh giá chính xác hơn.
3. Thẩm định về các chỉ tiêu kinh tế xã hội:
Sau khi đầu tư mua sắm 2 máy móc thiết bị kể trên tình hình doanh thu của Công ty tăng rõ rệt. Vì vậy thuế nộp ngân sách cũng tăng so với năm trước. Có thể thấy được sự tăng về số nộp ngân sách qua các số liệu sau:
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
Nộp ngân sách
396
582
1.056
1.200
Khi được đầu tư máy móc thiết bị mới Công ty có đủ sức cạnh tranh và thâm nhập với cơ chế thị trường. Bên cạnh đó Công ty dáp ứng được cho khối lượng lớn công việc mà Tổng công ty đã giao. Vì vậy Công ty sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm và thu nhập của người lao động tương đối cao so với mức trung bình: 1.500.000 đ/ tháng.
Như vậy nếu đầu tư thêm máy móc thiết bị trên, Công ty làm ăn có hiệu quả hơn thể hiện ở các khoản nộp ngân sách gia tăng và thu nhập của người lao động cũng tăng đáng kể.
4. Thẩm định về mặt tài chính của dự án:
Cân đối khả năng trả nợ và nguồn tái đầu tư cho dự án:
* Chi phí máy:
- Máy rải 500 t/ h:
+ Nhiên liệu: 157,5 kg : 0,84 x 3600 đ / 120 = 81.000.000 đ
+ Lương công nhân: 1.500.000 x 4 x 12 tháng = 72.000.000 VNĐ
+ BHXH: 20% x 72.000.000 = 14.400.000 VNĐ
+ Chi phí KHCB: 2.667.500.000 x 14% = 33.450.000 VNĐ
+ Chi phí SCTX: 2.667.500.000 x 9% = 240.075.000 VNĐ
+ Chi phí khác: 2.667.500.000 x 3% = 80.025.000 VNĐ
+ Chi phí KHSCL: 2.667.500.000 x 6% = 160.050.000 VNĐ
+ Chi phí quản lý 66% lương = 3.960.000 VNĐ
+ Lợi nhuận định mức: 1.058.116.000 x 11% = 116.392.760 VNĐ
+ Lãi vay NH: ( 0,81 % / tháng ) = 210.632.400 VNĐ
+ Chi phí máy chính: = 1.439.015.160 VNĐ
+ Chi phí máy phụ 20% máy chính = 287.803.032 VNĐ
Tổng chi phí máy = 1.639.068.192 VNĐ
- Máy rải 400 t/ h:
+ Nhiên liệu: 108 kg : 0,84 x 3600 x 120 = 55.595.000 VNĐ
+ Lương công nhân: 1.500.000 x 4 x 12 = 72.000.000 VNĐ
+ BHXH: 20% lương = 14.400.000 VNĐ
+ Chi phí KHCB: 176.000 USD x 14% x 12.500 đ/USD = 308.000.000
+ Chi phí SCTX: 176.000 USD x 9% x 12.500 đ/USD = 198.000.000
+ Chi phí khác: 176.000 USD x 3% x 12.500 đ/ USD = 66.000.000
+ Chi phí KHSCL: 176.000 USD x 6% x 12.500 đ/ USD = 132.000.000
+ Chi phí quản lý : 66% lương = 3.960.000
+ Lợi nhuận đ/ mức: 893.710.000 x 11% = 98.528.000
+ Lãi vay VCĐ 8% năm + VLĐ = 176.000.000
+ Chi phí máy phụ: 20% máy chính = 236.783.600
+ Chi phí máy chính: = 1.183.918.100
Tổng chi phí = 1.360.496.720
1.639.068.192 + 1.360.496.720
- Chi phí bình quân 1 máy =
2
= 1.499.782.956 VNĐ
- Doanh thu của máy (năm )
+ Cơ sở tính toán: Tính bình quân cho máy rải W 400 t/ h
+ Số ca làm việc trong năm: 120 ca.
+ Một ca máy rải công suất: 400 t/ h x 25% = 100 t/ h.
+ Giờ máy tác nghiệp 5 h/ ca đạt 100 x 5 : 0,1697 = 2.946 m2
+ Số sản phẩm 1 ca máy rải : 2946 m2 x 5.430 đ/ m2 = 16.000.000 VNĐ
Doanh thu 1 năm = 16.000.000 x 120 ca = 1.919.858.574 VNĐ
+Lợi nhuận do máy làm ra = 1.919.858.574 - 1.499.782.456
= 420.076.118 VNĐ
+ Thuế doanh thu: 4% = 77.000.000
+ Thuế lợi tức: 25% = 85.769.029
Lợi nhuận sau khi trừ các loại thuế = 257.037.088 VNĐ
50% lợi nhuận dành để trả nợ: = 91.000.000 VNĐ
- Cân đối trả nợ:
+ Từ dự án = 863.450.000 VNĐ
Trong đó KHCB = 373.450.000 + 308.000.000
= 681.450.000 VNĐ
Lợi nhuận = 182.000.000 VNĐ
Tổng số vốn vay 3.927.500.000
---> Thời gian trả nợ = =
Tổng nguồn trả nợ 863.450.000
ằ 4,6 năm
+ Số vốn xin vay: 2.167 triệu VNĐ và 140.800 USD
với tỷ giá 12.500 (VNĐ/USD) tương đương với tổng số vốn xin vay 3.910.000.000 VNĐ
3.910.000.000
+ Số gốc vay trả trong năm: = 782.000.000 VNĐ
5
+ Lãi trả cho hai khoản vay, tạm tính với lãi suất 9,72%/ năm dự tính thời gian trả hết cả lãi và gốc là 5 năm.
+ Số tiền trả cả gốc và lãi mỗi năm : 1.000.000.000 VNĐ
Dự án có bảng phân kỳ trả nợ sau:
Năm
LS/năm
Số tiền
Số trả hàng năm
Số còn
9,72%
trả 1 năm
Trả gốc
Trả lãi
Trả tiếp
1992-2003
9,72%
1.000.000.000
619.948.000
380.052.000
3.290.052.000
2003-2004
9,72%
1.000.000.000
680.206.946
319.793.059
2.609.895.054
2004-2005
9,72%
1.000.000.000
746.323.061
253.676.939
1.863.521.944
2005-2006
9,72%
1.000.000.000
818.865.662
181.134.338
1.044.656.331
2006-2007
9,72%
1.146.196.927
1.049.656.331
101.540.595
0
Cộng
5.146.196.927
3.910.000.000
1.236.196.927
Mà theo dự án của Công ty khi vay vốn:
Thời gian vay vốn là 05 năm, thời gian trả nợ 56 tháng ân hạn 4 tháng (VNĐ: 0,81%/ tháng; USD: 8%/ năm) của dự án phù hợp với thời gian tính được từ trên.
Thời gian trả nợ từ tháng 2/2002 đến tháng 2/2007.
Sau khi tiến hành thẩm định cán bộ thẩm định đã trình lên ban lãnh đạo báo cáo thẩm định và đề nghị Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cho công ty vật tư thiết bị giao thông 1 vay : 3.910.000.000 để mua thiết bị thi công lớp nền và rải thảm nhựa lớp mặt đường. Thời gian trả nợ gốc 48 tháng, ân hạn 04 tháng, trả nợ gốc theo quý, mỗi quý trả 245.437.500 VNĐ. Kỳ trả nợ cuối cùng có thể được điều chỉnh.
Kết luận:
Trên đây là hai ví dụ minh hoạ cho việc thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam. Nghiệp vụ thẩm định hiệu quả kinh tế đã cho thấy nó thật sự là đòn bẩy thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả, hạn chế việc sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả và rủi ro. Các dự án trước khi cho vay đều được xem xét thẩm định chính xác qua các chỉ tiêu kinh tế. Qua con số thể hiện về dự án đầu tư trong năm 2002, ngân hàng đã có 30 hợp đồng hạn mức tín dụng ngắn hạn & 5 hợp đồng trung và dài hạn. Điều đó cho thấy ngân hàng vẫn tập trung chính đầu tư tín dụng ngắn hạn còn dự án đầu tư trung và dài hạn chưa nhiều.
3. Kết quả thẩm định các dự án đầu tư của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam:
Trong những năm qua công tác thẩm định đã xét duyệt hàng nghìn dự án. Có những dự án sau khi xét duyệt đã được vay vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đang đi vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đã tiến hành trả nợ Ngân hàng. Những kết quả của công tác thẩm định có thể thấy được qua những con số sau:
Bảng 2 - Kết quả thẩm định dự án của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 1999 - 2001
Năm
Số dự án thẩm định
Số dự án bị từ chối
Số dự án được vay vốn
Tổng số vốn cho vay (tỷ)
1999
2000
2001
445
591
715
34
57
100
411
534
615
2.130,4
2.769,5
3.100
(Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam - B áo cáo thường niên năm 2000 và Tài liệu Hội nghị Tổng kết Hoạt động kinh doanh năm 2001)
Qua kết quả thẩm định dự án của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam trong các năm 1999, 2000, 2001 cho thấy số dự án được vay vốn trong năm 2001 tăng hơn nhiều so với năm 1999 và 2000. Số lượng dự án xin cấp vốn đã được phòng thẩm định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thẩm định trong năm 2001 là 715 dự án tăng hơn năm 1999 là 270 dự án, trong đó có 100 dự án bị từ chối không được xét duyệt vay vốn vì những lý do sau:
Không đủ tài liệu hồ sơ phục vụ cho công tác thẩm định như không có bảo lãnh vay vốn hoặc hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp không đầy đủ
Dự án xin vay vốn sai mục đích như nhiều doanh nghiệp xin vay vốn để đầu tư vào máy móc thiết bị mặc dù nhu cầu đổi mới công nghệ chưa thực sự là cần thiết, công ty đó vẫn lấy danh nghĩa nhập thiết bị mới về để lấy hoa hồng bỏ túi riêng cho những người chủ dự án ký giấy ra nhập máy móc thiết bị để lấy hoa hồng.
Dự án không có tính khả thi, dự án chi phí quá lớn lợi nhuận thu được lại không cao, không đủ khả năng chi trả cho ngân hàng. . .
III. Đánh giá về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam:
1. Những thành tựu đạt được:
Từ khi thành lập đến nay, hoạt động Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về đầu tư, xây dựng cơ bản đã cùng với hệ thống tài chính-tín dụng hướng vào phục vụ nhiệm vụ chính trị, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc.
Hàng ngàn dự án đầu tư trung và dài hạn được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển xem xét thẩm định cho vay trong các năm qua đã phát huy được hiệu quả, vực được sản xuất đi lên, sản xuất được nhiều hàng hoá cho đất nước và cho xuất khẩu, góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước ngày một giàu mạnh theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Trong đó phải kể đến vai trò tín dụng thẩm định hiệu quả kinh tế, nó thật sự là đòn bẩy thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả, hạn chế việc sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả và rủi ro. Nghiệp vụ tín dụng thẩm định hiệu quả kinh tế dự án thường xuyên được quan tâm và không ngừng nâng cao chất lượng. Các dự án trước khi cho vay đều được xem xét thẩm định chính xác qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế như: Tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư của dự án, tuổi thọ dự án, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường...
Năm 2001 vốn đầu tư đã tập trung cho các chương trình kinh tế trọng điểm của nền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3. Loi mo dau va Chuong 1.doc