Khóa luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại Công ty Điện Lực Nghệ An

Điện lực Nghệ An tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chứa năng. Các bộ phận cấu thành bộ máy quản lý Công ty Điện lực Nghệ An bao gồm:

- Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất trong đơn vị, điều hành chung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

- Các phó Giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động trong các lĩnh vực công tác chuyên môn được Giám đốc phân công. Công ty Điện lực Nghệ An hiện nay có 3 phó Giám đốc.

+ Phó Giám đốc kỹ thuật: Phụ trách toàn bộ công tác kỹ thuật

 + Phó Giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kinh doanh bán điện.

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại Công ty Điện Lực Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm đêm Phụ cấp làm đêm là số tiền trả thêm cho người lao động phải làm việc vào ban đêm (theo quy định là từ 22h- 6h sáng hôm sau) để giúp người lao động tái sản xuất sức lao động. Khi người lao động làm đêm, ngoài mức lương được trả theo quy định thì người lao động còn được trả thêm tối thiểu là 30% (hoặc 40%) tiền lương làm trong thời gian đó, và được tính theo số giờ làm thêm. * Phụ cấp trách nhiệm Chế độ phụ cấp trách nhiệm là với mục đích nhằm bù đắp những người vừa trực tiếp sản xuất vừa làm công tác chuyên môn, vừa kiêm nhiệm công tác quản lý giám sát song không thuộc vào chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm, hoặc người lao động làm những công việc đòi hỏi phải có trách nhiệm cao mà chưa được tính đến trong khi trả lương. Mức phụ cấp trách nhiệm theo quy định của nhà nước bao gồm 3 mức là: 0,3; 0,2; 0,1 cụ thể được tính như sau: Mức 1: có hệ số là 0,3 so với mức lương tối thiểu và áp dụng với các trường hợp: trạm trưởng, trại trưởng các trại nghiên cứu những người làm việc trong tổ bảo vệ sức khoẻ của cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, lái xe cho các vụ từ thứ trưởng chính phủ trở lên. Mức 2: có hệ số là 0,2 áp dụng đối với các ngành khai thác, xây dựng cơ bản, cán bộ quản lý, giáo viên trong các trường dân tộc nội trú, dậy trẻ em tật nguyền… Mức 3: hệ số là 0,1 áp dụng với tổ trưởng trong các ngành còn lại. Quy định về trả phụ cấp trách nhiệm. Phụ cấp trách nhiệm được tính vào trả lương hàng kỳ cùng với tiền lương hàng tháng của người được hưởng. Đối với các đối tượng là người được hưởng lương ngân sách nhà nước thì việc trả lương phụ cấp sẽ được ngân sách chi trả theo các quy định hiện hành. Đối với các doanh nghiệp tự hạch toán tiền lương thì phụ cấp trách nhiệm được căn cứ vào các mức quy định trên để chi trả cùng với tiền lương hàng tháng của người đó. * Phụ cấp độc hại, nguy hiểm Chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm được trả cho những người làm việc trong các môi trường làm việc độc hại, nguy hiểm sau đây: Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, chất khí độc với nồng độ cao có thể bị nhiễm độc gây bệnh nghề nghiệp. Làm việc trong môi trường quá nóng, quá lạnh, phát sinh từ công nghệ sản xuất mà không khắc phục được. Làm việc trong môi trường chiụ áp suất cao, thiếu dưỡng khí. Làm việc trong môi trường có tiếng ồn cao so với quy định. Làm việc ở nơi dễ lây nhiễm và mắc bệnh. Chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm được tính theo thời gian làm việc thực tế tại nơi làm việc độc hại, nguy hiểm đó. Nếu làm việc từ 4 –8 h thì phụ cấp tính cả ngày tiền phụ cấp được tính và trả cùng với tiền lương hàng tháng của người lao động. Lập kế hoạch quỹ lương và xây dựng đơn giá tiền lương 1.6.1 Các khái niệm 1.6.1.1 Các khái niệm quỹ lương Là tổng số tiền dùng để trả cho người lao động do cơ quan, doanh nghiệp quản lý. 1.6.1.2 Kết cấu quỹ tiền lương (hay thành phần quỹ tiền lương) Thành phần của quỹ tiền lương theo thông tư 13 của Bộ LĐTB- XH ngaỳ 10/04/1997 bao gồm: - Tổng quỹ lương chung cho kế hoạch. - Tổng quỹ lương theo kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương. - Quỹ các khoản phụ cấp thuộc quỹ tiền lương và các chế dộ khác theo quy định Nếu có. - Quỹ lương bổ sung theo kế hoạch: Nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ theo chế độ phụ nữ. - Quỹ lương làm thêm giờ theo kế hoạch, theo quy định của Bộ LĐTB- XH Còn theo 4320 thông tư Bộ LĐTB- XH ngày 19/12/1998 thành phần của quỹ tiền lương bao gồm: - Quỹ tiền lương theo đơn giá được giao - Quỹ tiền lương bổ sung theo chế độ quy định của Nhà nước. - Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền lương được giao. - Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang. - Quỹ tiền lương được trích từ lợi nhuận tăng thêm so với lợi nhuận kế hoạch. 1.6.1.3. Nguồn hình thành quỹ tiền lương Hiện nay, có 5 nguồn hình thành quỹ tiền lương: - Quỹ tiền lương theo đơn giá được giao - Quỹ tiền lương bổ sung theo chế độ quy định của Nhà nước. - Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác - Quỹ tiền lương từ năm trước chuyển sang - Quỹ tiền lương được trích từ lợi nhuận tăng thêm so với lợi nhuận kế hoạch. 1.6.1.4. Phân loại quỹ lương Việc phân loại quỹ tiền lương được tiến hành dựa vào các căn cứ sau: - Căn cứ vào vị trí và vai trò của quỹ lương, gồm 2 loại sau: + Quỹ lương cố định (hay còn gọi là quỹ lương cơ bảo, quỹ tiền lương cấp bậc) Là quỹ tiền lương được tính toán dựa vào hệ thống thang, bảng lương cua Nhà nước, có tính chất ổn định trong một thời gian nhất định. + Quỹ tiền lương biến đổi: là quỹ tiền lương được tính toán từ khoản phụ cấp thuộc quỹ tiền lương như tiền thưởng và các khoản phụ cấp - Căn cứ vào sự hình thành và sử dụng gồm 2 loại: + Quỹ tiền lương kế hoạch: Là quỹ tiền lương được thanh toán vào thời điểm kế hoạch và dựa vào các quy định hiện hành của Nhà nước trong kỳ kế hoạch. + Quỹ tiền lương thực hiện: là quỹ tiền lương được thanh toán theo các khoản thanh toán đã chi khi thực hiện kế hoạch sản xuất, bao gồm các khoản trong quỹ lương kế hoạch và những khoản chi phí phát sinh tuy không trong kế hoạch nhưng thực tế phải chi trong kỳ thực hiện. - Các căn cứ vào thời gian: gồm + Quỹ tiền lương theo giờ + Quỹ tiền lương theo ngày + Quỹ tiền lương theo tháng + Quỹ tiền lương theo năm Căn cứ vào đối tượng trả lương: + Quỹ tiền lương của công nhân sản xuất. + Quỹ tiền lương của nhân viên quản lý. 1.6.2 Lập kế hoạch quỹ lương 1.6.2.1 Xác định quỹ lương kế hoạch. Muốn xác định quỹ lương kế hoạch thì doanh nghiệp phải dựa vào nhiệm vụ sản xuất và chỉ tiêu kinh tế có liên quan đến quỹ tiền lương. Công thức; = ( LĐB x LminDN x ( H +H) + QTLVC) x 12 Trong đó: : Quỹ tiền lương kế hoạch năm LĐB : Lao động định biên LminDN : Lương tối thiểu của doanh nghiệp. H : Hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân. H : Hệ số các khoản phụ cấp bình quân QTLVC : Quỹ tiền lương của viên chức chưa được tính trong đơn giá. 1.6.2.2 Xác định quỹ lương thực hiện. Căn cứ vào đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền giao theo kết quả sản xuất kinh doanh, quỹ tiền lương thực hiện được xác định theo công thức sau: QTLTH = (ĐG x Csxkd ) + QTLBS + QTLPC + QTLLT Trong đó: QTLTH : Quỹ tiền lương thực hiện ĐG : đơn giá tiền lương Csxkd : Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh QTLBS : Quỹ tiền lương bổ sung QTLPC : Quỹ tiền lương phụ cấp QTLLT : Quỹ tiền lương làm thêm thời gian ( theo quy định của BLĐ cho phép) 1.6.3. Các phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương. Đơn giá tiền lương hay còn gọi là chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm là phần tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động sau khi họ hoàn thành một sản phẩm hoặc một công việc cụ thể nào đó. Theo nghị định 28/ NĐ-CP của chính phủ về vấn đề tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước ký ngày 28-3-1997 quy định đơn giá tiền lương có thể được tính theo một trong 4 phương pháp sau. 1.6.3.1. Đơn giá tiền lương tính trên một đơn vị sản phẩm (hoặc sản phẩm quy đổi) Công thức tính: ĐG=Vg *Tsp (11) Trong đó: ĐG: Đơn giá tiền lương (ĐV: đồng sản phẩm) Vg : Tiền lương giờ Tsp : Mức lao động của một sản phẩm (giờ công) Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất một loại hàng hoặc sản xuất nhiêu loại mặt hàng song có thể quy đổi được với nhau. 1.6.3.2. Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu. Phương pháp này được áp dụng nếu quỹ lương năm và doanh thu kế hoạch có thể xác định một cách tương đối chính xác. Công thức tính: ồVKH ĐG= (12) ồTKH Trong đó: VKH: Quỹ lương kế hoạch TKH: Doanh thu kế hoạch Phương pháp này dùng cho việc tính đơn giá tiền lương ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịchvụ tổng hợp, việc quy đổi ra giờ công định mức khó thực hiện được. 1.6.3.3. Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận Công thức tính: ĐG = ồVKH /ồPKH (13) Trong đó: ĐG : Đơn giá tiền lương (đồng/1000đồng lợi nhuận) ồVKH : Tổng quỹ lương năm kế hoạch ồPKH : Tổng lợi nhuận năm kế hoạch Công thức này được áp dụng để tính đơn giá tiền lương tại các đơn vị mà có thể xác định được tổng thu và tổng chi sát với thực tế để từ đó tính ra lợi nhuận tương đối chuẩn xác so với thực hiện. 1.6.3.3. Đơn giá tiền lương tính trên tổng thu trừ tổng chi Khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi các đơn vị phải quản lý được tổng thu và tổng chi chặt chẽ (tổng chi không kể tiền lương) bởi vì tiêu thức lựa chọn của phương pháp này là tổng thu và tổng chi của doanh nghiệp. Công thức tính: ĐG = ồVKH /(ồTKH - ồCKH) (14) Trong đó: ồVKH: Tổng quỹ lương năm kế hoạch ồTKH: Tổng doanh thu năm kế hoạch ồCKH: Tổng chi phí năm kế hoạch Trong các phương pháp này tính đơn giá ở mỗi phương pháp có đặc điểm khác nhau, các đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế của mình mà lựa chọn cho thích hợp. Chương 2 Thực trạng công tác tổ chức tiền lương tại Công ty Điện lực Nghệ An 2.1 Một vài nét về sự ra đời và phát triển của Công ty Điện lực Nghệ An. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Điện lực Nghệ An. Công ty Điện lực Nghệ An là đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực I, có tư cách pháp nhân. thực hiện công tác hạch toán kinh tế phụ thuộc Công ty Điện lực I, có con dấu riêng, được mở tài khoản ở ngân hàng công thương Bến Thuỷ. Đăng ký kinh doanh theo nhiệm vụ Nhà nước ban hành. Vào năm 1922 tại Vinh – Bến Thuỷ thực dân Pháp xây dựng nhà máy điện SIFA thuộc Công ty Lâm Sản và Diêm Đông Dương ( gọi tắt là SIFA), trụ sở của Công ty đóng tại Bến Thuỷ. Nhà máy điện SIFA được trang bị máy móc tương đối tối tân lúc bấy giờ. Đây là tiền thân của nhà máy điện Vinh. Năm 1955 Liên Xô (cũ) đã giúp thị xã Vinh (nay là thành phố Vinh) xây dựng lại nhà máy điện Vinh đây là nhà máy nhiệt điẹn có công suất 8000KW. Cung cấp điện cho 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh. Năm 1958 Nhà máy điện Vinh chính thức phát lên lưới những KW điện đầu tiên. Lưới điện 6KV của thị xã Vinh mới có 6 trạm biến thế, công suất phát ra cao nhất của nhà máy là 600KWA. Sau hoà bình lập lại năm 1954 Nghệ An chưa có điện, nhà máy điện Vinh là đứa con đầu lòng của ngành điện miền Bắc XHCN, do đó nhà máy đã trở thành cái nôi đào tạo cán bộ công nhân cho nhà máy điện Lào Cai, Thanh Hoá, Thái Nguyên và cho toàn ngành Điện lực bây giờ. Năm 1984 nhà máy điện Vinh được đổi tên thành Sở điện lực Nghệ Tĩnh có chức năng và nhiệm vụ. - Sản xuất và quản lý lưới điện trên lãnh thổ Nghệ Tĩnh từ cấp điện áp 110KW trở xuống. - Kinh doanh bán điện theo nhiệm vụ được giao - Thiết kế và xây lắp đường dây và trạm từ 35KV trở xuống. Năm 1986 nhiệt điện Bến Thuỷ ngừng hoạt động do nguồn điện phía Bắc được tăng cường (Nhiệt điện Phả lại) và xét về hiệu quả kinh tế nhiệt điện Bến Thuỷ phải tiêu tốn 2 kg than/1KW điện gấp 4 lần với nhiệt điện Ninh Bình và Phả Lại. Cũng trong thời gian này các trạm điện năng mang tính chất phục vụ nhiệm vụ chính trị là chính, chuyển sang nhận điện lưới kinh doanh bán điện đã nổi lên những khó khăn phức tạp mới. Mặt khác, nhu cầu sử dụng điện của khách hàng tăng nhanh trong cơ chế thị trường trong khi đó hệ thống lưới điện phát triển chậm, không được cải tạo, hệ thống điện quá cũ dẫn đến tình trạng tổn thất điện năng quá lớn, kinh doanh không hiệu quả. Tháng 9 năm 1991 Sở Điện lực Nghệ Tĩnh được tách thành hai đơn vị quản lý lưới điện theo địa bàn hành chính (trên cơ sở chia tỉnh Nghệ tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh) Cho đến nay, tỉnh Nghệ An đã công nghiệp hoá, hiện đại hóa đối với ngành điện, đã nâng cao được tính ổn định trong việc cung cấp điện, tiến hành cải tạo nâng cấp mạng lưới điện hiện có, từng bước hiện đại hoá thiết bị, công nghệ tiên tiến. Mặt khác, không ngừng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong đơn vị những nỗ lực lớn đó đã thúc đẩy sự phát triển của Công ty Điện lực Nghệ An, tổn thất điện năng bị giảm xuống từng bước kinh doanh bắt đầu có lãi. Lúc này, Công ty Điện lực Nghệ An đang có một dự án vay vốn của ngân hàng thế giới để cải tạo và phát triển lưới điện thành phố Vinh. Dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2005. Hiện nay, hệ thống điện tỉnh Nghệ An do Công ty Điện lực Nghệ An quản lý có 3013,03 Km đường dây cao thế, 331,242 Km đường dây hạ thế và 6,3 Km đường dây cáp ngầm, 7 trạm 110KV; Trung gian 35KV là 20 trạm; trạm phân phối phụ tải là 1703 trạm. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của Công ty Điện lực Nghệ An. 2.1.2.1 Chức năng: Công ty Điện lực Nghệ An là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Công ty Điện lực I có chức năng quản lý lưới điện, thiết kế, xây lắp đường dây và trạm BA từ 35 KV trở xuống và kinh doanh bán điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Việc kinh doanh bán điện của Công ty Điện lực Nghệ An theo điều lệ cung ứng và tiêu thụ điện năng do Nhà nước quy định (Theo nghị định 80- HĐBT) Công ty Điện lực Nghệ An nhận nguồn điện từ lưới điện quốc gia được phân phối qua trạm điện 220KV Hưng Đông. Từ đó qua các trạm phân phối bán điện đến tận người tiêu dùng trong tỉnh. Trải qua hơn 40 năm xây dựng sản xuất và trưởng thành, Nhà máy điện Vinh nay là Công ty Điện lực Nghệ An đã lớn lên cùng với thời gian, đáp ứng sự tin yêu của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà. Để không phụ lòng tin yêu đó, trong những năm tới ngành điện lực phải thực hiện được những mục tiêu mà tỉnh, Đảng bộ đã đề ra. Đồng thời giải quyết được những nhiệm vụ mà ngành Điện đã đề ra. 2.1.2.2 Nhiệm vụ - Xây dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh - Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định các chế độ tài chính, bảo tồn và phát triển vốn kinh doanh, tự trang trải về mặt tài chính đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và chế độ chính sách cho người lao động. - Quản lý điều hành điện lực, hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh để đảm bảo cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng như thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong Công ty Điện lực Nghệ An. - Chịu sự chỉ đạo của tỉnh uỷ về các nhiệm vụ và công việc mang tính cấp bách vì đây là một nhiệm vụ nhạy cảm liên quan trực tiếp đến tình hình kinh tế chính trị trên địa bàn tỉnh. 2.1.2.3 Nguyên tắc hoạt động. - Hạch toán phụ thuộc, chịu hoàn tòan trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo Công ty lãi mở rộng sản xuất, giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa người lao động, Điện lực và Nhà nước. - Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ một thủ trưởng quản lý điều hành trong đơn vị trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của tập thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị. - Không ngừng nâng cáo kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, thực hiện sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật. 2.2. Một số đặc điểm cơ bản của Công ty Điện lực Nghệ An. 2.2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức Điện lực Nghệ An tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chứa năng. Các bộ phận cấu thành bộ máy quản lý Công ty Điện lực Nghệ An bao gồm: Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất trong đơn vị, điều hành chung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Các phó Giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động trong các lĩnh vực công tác chuyên môn được Giám đốc phân công. Công ty Điện lực Nghệ An hiện nay có 3 phó Giám đốc. + Phó Giám đốc kỹ thuật: Phụ trách toàn bộ công tác kỹ thuật + Phó Giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kinh doanh bán điện. + Phó Giám đốc xây dựng cơ bản: Điều hành công tác đầu tư- xây dựng cơ bản. Kế toán trưởng: là quan sát viên Nhà nước giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Điện lực về công tác quản lý tài chính kế toán, hạch toán kế toán (theo phân cấp của Công ty) Thực hiện đúng chế độ, thể lệ tài chính kế toán của Nhà nước của Công ty. Các phòng ban, các đơn vị sản xuất: Thực hiện các công việc được giao theo từng chức năng riêng: Các phòng ban cso nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc giải quyết các vấn đề dịch vụ và sản xuất Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Điện lực Nghệ An Phòng hành chính quản trị (P1): Tổ chức công tác hành chính văn thư lưu trữ, in ấn tài liệu, tiếp khách, quảng cáo và tổ chức khâu quản trị. Phòng kế hoạch (P2): Lập kế hoạch ngắn hạn, dài hạn theo kế hoạch Công ty Điện lực Nghệ An giao. Có nhiệm vụ đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo những chỉ tiêu đã giao cho các đơn vị sản xuất. Phòng tổ chức lao động tiền lương (P3): Có trách nhiệm giải quyết các vấn đề về công tác tổ chức, điều phối lao động trong doanh nghiệp, tổ chức và quản lý tiền lương và các chế độ cho người lao động, đào tạo bồi dưỡng và nâng cao tay nghề bậc thợ cho cán bộ công nhân viên. Phòng kỹ thuật (P4): Giải quyết các vấn đề kỹ thuật công nghệ (như vận hành, sửa chữa, thí nghiệm, xây dựng và phát triển lưới điện), quản lý quy trình tiêu chuẩn định mức, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tổ chức nghiệm thu kiểm tra đường dây trước lúc đưa vào vận hành. Phòng tài chính kế toán (P5): Quản lý vốn, tài sản, xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính, tổ chức công tác hạch toán kế toán, quản lý giá cả, chủ trì thanh lý tài sản vật tư thanh quyêt toán các công trình điện. Tổng hợp số liệu và lập báo cáo kế toán theo quy định. Thực hiện phân tích thông tin kế toán, đề xuất các biện pháp cho lãnh đạo Điện lực Nghệ An để có đường lối phát triển đúng đắn, đạt hiệu quả cao trong công tác quản trị doanh nghiệp. Phòng vật tư (P6): Lập kế hoạch và tổ chức cung ứng vật tư, cấp phát vật tư và quản lý kho tàng. Phòng kinh doanh điện năng (P9): Có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện kế hoạch thương phẩm, phát triển khách hàng, quản lý hệ thống đo đếm, hợp đồng mua bán điện, theo dõi tổn thất kiểm tra xử lý và hướng dẫn sử dụng điện. Nghiên cứu áp dụng hoàn thiện hệ thống quản lý kinh doanh bán điện. Cuối tháng tổng hợp số liệu thu nộp tiền điện từ các chi nhánh để lập báo cáo kinh doanh trình lãnh đạo Điện lực Nghệ An. Phòng An toàn- lao động (P11): Lập kế hoạch bảo hộ lao động tham mưu cho lãnh đạo về công tác thực hiện các chế độ bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Tham gia kiểm tra giám sát về kỹ thuật an toàn bảo hộ lao động. Phòng quản lý điện nông thôn (P10): Có nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận và quản lý lưới điện trung áp nông thôn, phát triển lưới điện về các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Nghệ An. Phòng quản lý xây dựng cơ bản (P8): Có nhiệm vụ lập kế hoạch dự toán các công trình thuộc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản theo chế độ của Nhà nước ban hành. Trung tâm điều độ và thông tin (P15) Chỉ huy điều hành lưới điện: cung cấp điện an toàn liên lục cho khách hành; Duy trì sự hoạt động ổn định của lưới điện, đảm bảo chất lượng điện năng; Quản lý hệ thống thông tin liên tục phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tổ máy tính: Quản lý điều hành hệ thống máy tính, máy chủ, hệ thống mạng LAN nội bộ, tổ chức lưu trữ số liệu trên máy chủ. Sửa chữa và bảo hành các máy tính khi có hư hỏng Tổ bảo vệ: Làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ khu vực Nhà điều hành và kho tàng trong cơ quan. Ban thu hồi: Tổ chức thu hồi vật tư, thiết bị được tháo dỡ trong dự án cải tạo lưới điện thành phố Vinh. Phân xưởng Vận tải: quản lý và vận chuyển vật tư nhằm phục vụ tốt cho công tác sản xuất kinh doanh của đơn vị. Phân xưởng cơ khí: có nhiệm vụ gia công các phụ kiện đường dây để phục vụ công tác sửa chữa nhỏ, đại tư tưởng cải tạo lưới điện. Phân xưởng công tơ: Có nhiệm vụ kiểm tra, hiệu chỉnh công tơ đo đếm điện năng tiêu thụ trước khi đưa vào lắp đặt sử dụng Phân xưởng 110 KV: quản lý, sửa chữa, duy tư tưởng, bảo dưỡng tuyến đường dây có cấp điện áp từ 110KV trở lên, và vận hành các trạm biến áp 110KV, Phân xưởng sữa chữa – Thí nghiệm điện: Có nhiệm vụ sửa chữa, thí nghiệm các thiết bị điện cũ và mới trước lúc đưa vào vận hành. Phân xưởng xây lắp điện: Có nhiệm vụ xây dựng cải tạo lưới điện trung áp dưới 35KV của Công ty Điện lực Nghệ An giao và hạch toán độc lập. 17 chi nhánh điện: Có chức năng nhiệm vụ quản lý, vận hành và kinh doanh bán điện theo từng địa bàn được phân cấp quản lý nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định cho khách hàng và thuận tiện cho việc kinh doanh bán điện. 7 tram 110KV (Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Đô Lương, Quỳnh Lưu, Cửa Lò, Tương Dương, Bến Thuỷ): có nhiệm vụ quản lý, vận hành trạm an toàn, phục vụ cho công tác kinh doanh bán điện, là những vị trí đầu mối mua điện đầu nguồn của Công ty Điện lực Nghệ An. Trạm thuỷ điện nhỏ Kỳ Sơn: Đảm bảo vận hành cấp điện phục vụ cho huyện miền núi Kỳ Sơn. 2.2.2 Lao động Bảng 2.1. Tình hình lao động của Công ty Điện lực Nghệ An từ 2002 đến 2004 Bảng 2.1. Tình hình lao động của Điện Lực Nghệ An từ 2002- 2004. Chỉ tiêu Năm So sánh 2002 2003 2004 2003/2002 2004/2003 Số Cơ cấu Số Cơ cấu Số Cơ cấu Tuyệt Tơng Tuyệt Tơng ngời (%) ngời (%) ngời (%) đối đối (%) đối đối (%) 1 2 3 4 5 6 7 Tổng số lao động 1049 100 1123 100 1221 100 74 107.05 98 108.73% 1. Phân loại theo tính chất công việc. Lao động trực tiếp 921 87.80% 953 84.86% 1006 82.39% 32 103.47% 53 105.56% Lao động gián tiếp 128 12.20% 170 15.14% 215 17.61% 42 132.81% 45 126.47% 2. Phân loại theo giới tính Nam 805 76.74% 858 76.40% 932 76.33% 53 106.58% 74 108.62% Nữ 244 23.26% 265 23.60% 289 23.67% 21 108.61% 24 109.06% 3. Phân loại theo trình độ Đại học- cao đẳng 233 22.21% 290 25.82% 326 26.70% 57 124.46% 36 112.41% Trung cấp 233 22.21% 278 24.76% 280 22.93% 45 119.31% 2 100.72% Công nhân kỹ thuật 578 55.10% 549 48.89% 611 50.04% -29 94.98% 62 111.29% Lao động phổ thông 5 0.48% 6 0.53% 4 0.33% 1 120.00% -2 66.67% 4. Phân loại theo độ tuổi <= 30 351 33.46% 392 34.91% 439 35.95% 41 111.68% 47 111.99% 31- 45 509 48.52% 549 48.89% 613 50.20% 40 107.86% 64 111.66% >45 189 18.02% 182 16.21% 173 14.17% -7 96.30% -9 95.05% Qua bảng 2.1 cho thấy tổng số lao động của Công ty Điện lực Nghệ An trong 3 năm qua như sau: Năm 2002 so với năm 2002 tăng 74 người (tăng7.05%); năm 2004 so với 2003 tăng 98 người (tăng 8,73%). Nguyên nhân chủ yếu của việc gia tăng này là do việc mở rộng quy mô sản xuất: phát triển thêm một số chi nhánh vùng miền núi, tăng thêm trạm biến áp 110KV. Số lao động trực tiếp qua các năm đều tăng nhưng so với tốc độ chậm. Số lao động gián tiếp cũng tăng nhưng với tốc dộ nhanh hơn, dẫn đến cơ cấu về lao động trực tiếp trong tổng số lao động có chiều hướng giảm, song tỷ lệ này là rât nhỏ. Về giới tính: tỷ lệ lao động nữ qua các năm: năm 2002 là 23%; năm 2003 là 24% ; năm 2004 là 24%. Về trình độ: Năm 2002 số lao động có trình độ Đại học-Cao Đẳng đã chiếm 22% trong tổng số CBCNV đến năm 2004: Số lao động có trình độ Đại học-Cao đẳng đã chiếm dến 27% trong tổng số CBCNV (tăng 5% trong cơ cấu) Bảng 2.2. Biểu thống kê về trình độ của cán bộ và công nhân Điện lực Nghệ An năm 2004. Stt Tên đơn vị Tổng số Cơ cấu trình độ ĐH,CĐ THCN LĐ phổ thông 1 Ban Giám đốc 4 4 0 0 2 P. kế hoạch 6 6 0 0 3 P.TC- LĐ 9 9 0 0 4 P. Vật t 16 2 14 0 5 P. Tài vụ 13 12 1 0 6 P. kỹ thuật 10 10 0 0 7 P. Điện nông thôn 6 5 1 0 8 P. Hành chính 17 16 1 0 9 P. kinh doanh 16 16 0 0 10 P. Điều độ- thông tin. 17 15 2 0 11 P. An toàn 9 6 3 0 12 P. T vấn, thiết kế. 6 6 0 0 13 P. Xây dựng cơ bản 25 21 4 0 14 PX vật t 29 4 24 1 15 Tổ cơ khí 17 2 15 0 16 Tổ bảo vệ 7 0 4 3 17 PX thí nghiệm 21 11 10 0 18 PX, xây lắp điện 49 8 41 0 19 17 chi nhánh 765 132 633 0 20 PX. 110KV 29 7 22 0 21 PX. Công tơ 29 6 23 0 22 Thuỷ điện Kỳ Sơn 14 5 9 0 23 7 trạm điện 110KV 85 14 71 0 24 Trung tâm dịch vụ điện 11 5 6 0 25 Công đoàn 2 2 0 0 26 Nhà nghỉ Cửa lò 9 2 7 0 Tổng 1221 326 891 4 Theo báo cáo của doanh nghiệp năm 2004 Công ty Điện lực Nghệ An đã tuyển dụng 167 người, giải quyết nghỉ chế độ 69 người. Trong số tuyển dụng có 47 kỹ sư, 36 cử nhân kinh tế, 52 công nhân kỹ thuật, số còn lại là lao động phổ thông. Qua bảng 2.2 chúng ta thấy việc bố trí các cán bộ quản lý chuyên viên, nhân viên kỹ thuật, nhân viên phục vụ – bảo vệ, công nhân ở các phòng ban, chi nhánh, phân xưởng, tổ đội của Công ty Điện lực Nghệ An là tương đối hợp lý, đáp ứng được yêu cầu công việc và nhiệm vụ của từng nơi. Về độ tuổi: ở Công ty Điện lực Nghệ An số công nhân viên đang ở độ tuổi làm việc tốt (từ 30 đến 45 tuổi) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số CBCNV, cụ thể Năm 2002: Độ tuổi dưới 30 chiếm 33%, độ tuổi từ 30 đến 45 chiếm 49%, độ tuổi trên 45 chiếm 18% trong tổng số CBCNV. Năm 2003: Độ tuổi dưới 30 chiếm 35%, độ tuổi từ 30 đến 45 chiếm 49%, độ tuổi trên 45 chiếm 16% trong tổng số CBCNV. Năm 2004: Độ tuổi dưới 30 chiếm 36%, độ tuổi từ 30 đến 45 chiếm 50%, độ tuổi trên 45 chiếm 14% trong tổng số CBCNV. Nhìn chung, qua 3 năm (từ 2002 đến 2004) lực lượng lao động của Công ty Điện lực Nghệ An đã có những chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Tỷ trọng lao động trực tiếp tăng (tuy tốc độ chậm hơn của lao động gián tiếp); lao động trong độ tuổi có khả năng lao động tốt nhất cũng tăng. Đây là một điều kiện tốt tạo khả năng tăng nă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34146.doc
Tài liệu liên quan