Khóa luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển việc sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán ở Việt Nam

MỤC LỤC

 Trang

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Lời nói đầu 1

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về thẻ tín dụng 3

1.1 Giới thiệu Thẻ tín dụng 6

1.1.1 Khái niệm “thẻ tín dụng” 6

1.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển của thẻ tín dụng. 7

1.1.3 Mô tả và phân loại thẻ tín dụng 8

1.1.4 Ưu điểm, nhược điểm của hình thức thanh toán thẻ tín dụng 12

1.2 Quy trình nghiệp vụ phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng ở Ngân hàng Ngoại Thương

17

1.2.1 Các khái niệm 17

1.2.2 Quy trình phát hành thẻ tín dụng quốc tế 19

1.2.3 Quy trình nghiệp vụ chấp nhận và thanh toán thẻ tín dụng 23

1.2.4 Quy trình nghiệp vụ cấp phép thanh toán thẻ 27

1.2.5 Tra soát, khiếu nại và bồi hoàn 30

1.3 Tình hình sử dụng và thanh toán thẻ ở một số nước trên Thế giới 34

1.3.1 Tình hình sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng ở Thái Lan 35

1.3.2 Tình hình sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng ở Trung Quốc 37

1.3.3 Tình hình sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng ở Pháp 38

Chương 2: Thực trạng phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng ở Việt Nam 39

2.1 Lịch sử phát triển thẻ tín dụng ở Việt Nam 39

2.1.1 Lịch sử phát triển thẻ tín dụng quốc tế ở Việt Nam 39

2.1.2 Lịch sử phát triển thẻ tín dụng nội địa 40

2.2 Vai trò của thanh toán bằng thẻ tín dụng trong nền kinh tế 42

2.3 Thực trạng phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng

ở Việt Nam 45

2.3.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tín dụng ở nước ngoài và ở Việt Nam.

 2.3.2 Khái quát tình hình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam. 48

2.3.3 Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

2.3.4 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nghiệp vụ thẻ tín dụng ở Việt Nam

2.3.5 Thực trạng vi phạm pháp luật trong việc sử dụng và thanh toán bằng thẻ tín dụng.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng ở Việt Nam

3.1 Dự đoán triển vọng thị trường phát hành và thanh toán thẻ tín dụng

3.1.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến hình thức thanh toán thẻ 81

3.1.2 Dự đoán triển vọng thị trường 82

3.2 Mục tiêu chiến lược phát triển thẻ tín dụng từ 2001 - 2005 của Vietcombank

3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng

3.3.1 Đối với Nhà nước 87

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước: 91

3.3.3 Đối với Hội các ngân hàng thanh toán thẻ. 92

3.3.4 Đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 93

3.3.5 Đối với các doanh nghiệp 100

3.3.6 Giải pháp khác 100

Kết luận 101

Danh mục tài liệu tham khảo

 

doc104 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2684 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển việc sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 1990 song những văn bản pháp lý quy định về vấn đề này vẫn còn rất mới và chưa đầy đủ. Từ khi thành lập Ngân hàng Nhà nước và các Tổ chức tín dụng, Chính phủ đã ban hành 4 Nghị định về thanh toán (Nghị định 04 - CP ban hành ngày 7/3/1960; Nghị định 80-HĐBT(27/5/1987); Nghị định 91CP(25/11/1993) và Nghị định 64/2001/ NĐ-CP(20/9/2001) trong đó có 2 nghị định liên quan trực tiếp đến điều chỉnh hoạt động thẻ là Nghị định 91CP và Nghị định 64/2001. Ngày 10/4/1993 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành “ Thể lệ tạm thời phát hành, sử dụng thẻ thanh toán” đã đặt nền móng quan trọng về pháp lý cho việc phát triển thanh toán thẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, tính đến trước năm 1999, việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ vẫn gặp nhiều khó khăn do sự thiếu thống nhất của các văn bản cũng như không có sự hướng dẫn cụ thể về hạch toán và các nghiệp vụ liên quan đến giao dịch thẻ, đồng thời cơ chế quản lý ngoại hối trong giao dịch thẻ vẫn còn nhiều kẽ hở. Năm 1999, Quyết định 371/1999/QĐ- NHNN1 (19/10/1999) của Tổng đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế chính thức cho phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng ra đời. Từ đó, hoạt động thanh toán thẻ tín dụng ở Việt Nam đã có những điều kiện phát triển mạnh mẽ. Quyết định 371/1999/QĐ- NHNN1 gồm 8 chương 31 điều có những nội dung sau: - Những điều khoản giải thích những khái niệm chung liên quan đến thẻ ngân hàng - Những quy định điều chỉnh hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Những quy định về cho vay đối với chủ thẻ tín dụng - Quy định về đồng tiền thanh toán trên thẻ, về việc thông báo mất thẻ hoặc để lộ số PIN - Quy định về quyền hạn và trách nhiệm của các bên. Ngoài ra, Quy định về cho vay tín chấp đối với một số đối tượng, Thông tư 488 về trích lập quĩ dự phòng để bù đắp rủi ro cho ngân hàng trong đó có một số nghiệp vụ thẻ do Ngân hàng Nhà nước mới ban hành đã tạo điều kiện phát hành thẻ trên cơ sở tín chấp. Tóm lại, sự ra đời của Quyết định 371/1999/QĐ- NHNN1 cùng một số Quy định mới đã khai thông những ách tắc trong hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tại Việt Nam, tạo điều kiện cho nghiệp vụ thẻ được hoạt động đồng bộ trong mối tương quan với các cơ chế, chính sách liên quan khác như tín dụng, ngoại hối, thanh toán… * Quy định của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của mình và trên cơ sở các quyết định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Ngoại thương cũng đã ban hành 25 văn bản mang tính chất hướng dẫn về quy trình nghiệp vụ cụ thể cũng như những thủ tục cần thiết khi phát hành, thanh toán thẻ; các Quy định liên quan đến việc cho vay, hạch toán chi tiết, hạch toán thuế GTGT, biểu mẫu…; trình và gửi 284 công văn có tính chất thông báo, chỉnh sửa những vấn đề bất hợp lý, để các chi nhánh thống nhất thực hiện. Lấy Quyết định 371/1999/QĐ- NHNN1 làm cơ sở, Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã ban hành Quyết định 72QĐ/NHNT/QLT (ngày 21/8/2000) về việc ban hành hướng dẫn Quy trình nghiệp vụ phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ. Quyết định này thay thế các Quyết định đã ban hành trước đó: Quyết định 1583/NHNT/QĐ (6/4/1998) và Quyết định 1584/NHNT/QĐ (6/4/1998) về Quy chế tạm thời và hướng dẫn nghiệp vụ phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. Quyết định 72QĐ/NHNT/QLT ra đời nhằm thống nhất quy trình thực hiện và theo dõi nghiệp vụ phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ, đồng thời, để phù hợp với thông lệ phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ trên thế giới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Ngoại thương cũng có hàng loạt các công văn hướng dẫn liên quan như: Công văn số 1471/HD/NHNT/QLT (21/8/2000) Hướng dẫn quy trình nghiệp vụ phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ. Công văn số 3321/NHNT-QLT (29/3/2000) về các quy định triển khai dịch vụ rút tiền mặt bằng thẻ VISA ở khách sạn và hướng dẫn xử lý các giao dịch đặc biệt khác tại các khách sạn là Đơn vị chấp nhận thẻ Visa, MasterCard, JCB. Công văn số 511/NHNT-QLT (27/3/2000) và công văn số 1090/NHNT-QLT (20/6/2000) quy định về rút tiền mặt từ thẻ Visa tại khách sạn. Quyết định 94/QĐ/NHNT/NĐQT quy định về việc ban hành biểu phí và phân chia thu phí phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ giữa TW, Sở giao dịch và chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương. Tóm lại, những sửa đổi bổ sung này đã tạo cơ sở pháp lý ban đầu, tạo nền tảng cho sự phát triển của hoạt động thanh toán thẻ ở Việt Nam. 2.3.2 Khái quát tình hình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tình hình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Từ năm 1990 đến năm 1996, mức tăng trưởng doanh số thanh toán thẻ trên thị trường Việt Nam rất lớn, trung bình khoảng 200%/năm. Nhìn chung, doanh số thanh toán thẻ tín dụng vẫn chủ yếu phụ thuộc vào lượng thương nhân và khách du lịch vào Việt Nam nên những biến động của nền kinh tế khu vực và thế giới cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển nghiệp vụ thẻ ở Việt Nam. Trong hai năm xảy ra cuộc khủng hoảng Tài chính - Tiền tệ khu vực (1997-1998), số lượng khách nước ngoài vào Việt Nam giảm mạnh (năm 1998 giảm 12% so với năm 1997, 6 tháng cuối năm 1997 giảm 11% so với 6 tháng cuối năm 1996); số lượng các nhà kinh doanh vào Việt Nam cũng sụt giảm mạnh do đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm. Hơn thế, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại cũng phần nào ảnh hưởng đến phát triển nghiệp vụ thẻ ở Việt Nam. Song, với nỗ lực mở rộng mạng lưới và loại hình các ĐVCNT, các ngân hàng đã duy trì được doanh số thanh toán thẻ ở mức độ tương đối. Năm 1997, tổng doanh số thanh toán các loại thẻ chỉ giảm 2% so với năm 1996. Mặc dù 6 tháng đầu năm 1998 doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam giảm 20% so với cùng kỳ năm 1997 nhưng cả năm 1998 vẫn đạt 175 triệu USD, tăng hơn 8% so với năm 1997. Năm 1999 và 2000: trong khi nền kinh tế thế giới có nhiều chuyển biến tích cực thì nền kinh tế Việt Nam vẫn còn những khó khăn nhất định. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của những khó khăn đó. Tuy nhiên, Quyết định 371/1999/QĐ-NHNN1 ra đời đã đánh dấu bước chuyển biến mới cho các ngân hàng, tạo cơ sở vững chắc cho các ngân hàng thực hiện chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ nói chung và nghiệp vụ thẻ nói riêng. Thêm vào đó, năm 2000 là năm Chính phủ thực hiện nhiều chương trình quốc gia về du lịch và cũng là năm có nhiều sự kiện văn hoá lớn. Những sự kiện này đã góp phần thu hút khách du lịch nước ngoài, nhờ vậy, doanh số thanh toán thẻ tín dụng cũng tăng lên. Chẳng hạn, năm 1999 doanh số thanh toán thẻ tăng 11% so với năm 1998 và năm 2000 tăng 5% so với năm 1999. Trong đó, thẻ Visa vẫn chiếm phần lớn doanh số thanh toán thẻ (khoảng 45%), doanh số thanh toán thẻ MasterCard và AMEX tương đương nhau còn thẻ JCB vẫn chiếm một phần khiêm tốn trên thị trường. Mạng lưới ĐVCNT tiếp tục được mở rộng: từ 2000 đơn vị vào cuối năm 1996 đã lên đến gần 6000 đơn vị vào năm 2000. Số lượng các ĐVCNT được trang bị máy EDC cũng tăng lên. Tỷ lệ giao dịch qua máy EDC chiếm khoảng 70% số lượng giao dịch thanh toán thẻ tín dụng trên thị trường. Điều này giúp các ngân hàng tăng cường vấn đề an toàn và quản lý rủi ro trong việc chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. Nhưng loại hình ĐVCNT lại chưa phong phú, vẫn chỉ xoay quanh các loại hình kinh doanh truyền thống có khách hàng là người nước ngoài. Hơn nữa, qua Hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam, hệ thống thanh toán thẻ liên ngân hàng Việt Nam đã được thiết lập, tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán thẻ tín dụng quốc tế do ngân hàng Việt Nam phát hành được thuận lợi, nhanh chóng. Dưới đây là bảng doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của các ngân hàng Việt Nam trong những năm qua. Bảng 2 Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của các ngân hàng Việt Nam Đơn vị: triệu USD 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Doanh số thanh toán 7,858 15,543 27,901 77,888 144,315 164 160,2 175 194 203 Số ĐVCNT 80 170 350 600 1200 2000 2500 3500 5300 6000 Nguồn: Các báo cáo của VCB [8] và Hội các ngân hàng thanh toán thẻ [11] Năm 1998, doanh số sử dụng thẻ do các ngân hàng Việt Nam phát hành đạt hơn 120 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với doanh số sử dụng thẻ năm 1997. Chỉ tiêu này trong năm 1999 đạt khoảng 170 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 1998 và năm 2000 đạt 280 tỷ đồng, tăng 150% so với năm 1999. Doanh số sử dụng thẻ ở trong nước có tăng lớn về số tương đối nhưng về trị số tuyệt đối vẫn khiêm tốn so với tổng doanh số thanh toán các loại thẻ tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, so với hoạt động thanh toán thẻ, hoạt động phát hành thẻ tiến triển chậm hơn cả về số lượng ngân hàng phát hành lẫn loại thẻ tín dụng. Nếu như tính đến cuối năm 1997, các ngân hàng Việt Nam mới chỉ phát hành được trên 3000 thẻ tín dụng quốc tế thì riêng năm 1998 đã phát hành được hơn 2000 thẻ tín dụng và đến cuối năm 1999, tổng số thẻ Visa, MasterCard đã phát hành của 2 ngân hàng VCB và ACB là 8000 thẻ (trong đó thẻ vàng chiếm 70%). Đến tháng 9/2002, ở nước ta mới chỉ có 3 ngân hàng tham gia phát hành thẻ: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP á Châu và Ngân hàng cổ phần xuất nhập khẩu (EXIMBANK). Các ngân hàng này cũng chỉ phát hành 2 loại thẻ cho cá nhân và công ty mang thương hiệu MasterCard và Visa. Hoạt động nhiều hơn cả trong lĩnh vực này là Ngân hàng VCB và ACB. Là ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ tín dụng quốc tế, đến 28/11/2002 VCB đã phát hành được gần 15.000 thẻ tín dụng ( 11tháng/2002 phát hành được 6.500 thẻ)[17]. Tuy đi sau VCB nhưng ngân hàng ACB lại có bước đột phá. Theo thống kê, đến hết năm 2001, ACB phát hành được 14.000 thẻ tín dụng quốc tế, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2001 với doanh số khoảng 275 tỷ đồng [20]. Mặc dù mới tham gia phát hành thẻ MasterCard từ tháng 3/2001 nhưng đến tháng 10/2001 Ngân hàng EXIMBANK cũng đã tiêu thụ được 500 thẻ. Tham gia vào thị trường thẻ ở Việt Nam không chỉ có các ngân hàng trong nước mà còn có các ngân hàng nước ngoài. Hiện nay, do một số hạn chế pháp lý nên các ngân hàng nước ngoài chưa có điều kiện để triển khai nghiệp vụ ồ ạt, song, với thế mạnh về công nghệ và kinh nghiệm trong lĩnh vực thẻ của họ, thị trường thẻ Việt Nam sẽ có sự tham gia mạnh mẽ của các ngân hàng này. Thẻ tín dụng nội địa * Đối với thẻ tín dụng loại C do Ngân hàng Ngoại Thương phát hành: Từ năm 1993 đến năm 1999 Ngân hàng Ngoại thương chỉ phát hành được hơn 10 thẻ loại này với tổng trị giá đã thanh toán khoảng 19,5 triệu đồng [8, 9]. * Đối với thẻ tín dụng nội địa do Ngân hàng Thương mại Cổ phần á Châu phát hành: Nhờ sáng kiến phát hành thẻ liên kết đầy thông minh và sáng tạo, 9 tháng đầu năm 2001, ACB phát hành được 1630 thẻ ACB-Saigontourist và 1391 thẻ ACB - SaigonCoop với doanh số sử dụng thẻ là 3,560 tỷ đồng (Nguồn: Thời báo Ngân hàng số 89 năm 2001). Trên đà thắng lợi, tháng 10/2001 ACB phát hành thêm 2 loại thẻ tín dụng nội địa mới là ACB-Mai Linh và ACB-Phước Lộc Thọ. Bốn loại thẻ tín dụng này có thể sử dụng tại 3130 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ ACB trên toàn quốc. Các thẻ tín dụng liên kết này đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của các khách hàng nội địa. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch qua thẻ tín dụng nội địa ACBcard vẫn còn quá ít so với tiềm năng của nó. Điều tra thực tế cho thấy doanh thu từ thanh toán bằng thẻ của công ty Mai Linh trong dịch vụ taxi chỉ chiếm phần rất nhỏ trong tổng doanh thu (khoảng 0,3%): tổng doanh thu một tháng là hơn 1tỷ đồng trong khi đó doanh thu thanh toán bằng thẻ chỉ chiếm 3 triệu đồng. Tỷ lệ rủi ro quá cao do không có các phương tiện kiểm tra tính chân thực của thẻ. Các lái xe chỉ kiểm tra số thẻ, điện báo về tổng đài xin cấp phép thanh toán. Do đó, thẻ bị phong toả, bị mất cắp hay thẻ giả là không phát hiện được tại thời điểm thanh toán. 2.3.3 Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là một trong bốn ngân hàng quốc doanh lớn nhất Việt Nam. Ngay từ khi thành lập (1/4/1963) các cán bộ, công nhân viên ngân hàng đã nỗ lực phấn đấu, xây dựng,củng cố và phát triển hình ảnh của Ngân hàng Ngoại thương. Trong suốt những năm qua, Vietcombank luôn được biết đến như một ngân hàng thương mại uy tín nhất; 3 năm liền từ năm 2000 được bình chọn là “Ngân hàng uy tín nhất Việt Nam” . Với phương châm “luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt”, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong những năm qua đã có những thay đổi mạnh mẽ, thích ứng linh hoạt với nhu cầu phát triển của thị trường. Ngân hàng cũng liên tục mở rộng mạng lưới chi nhánh của mình tại các thành phố chính, hải cảng quan trọng, các trung tâm thương mại trên khắp đất nước. Ngân hàng có quan hệ đại lý với hơn 2000 ngân hàng tại 85 nước và đặt 3 văn phòng đại diện tại nước ngoài. Bắt đầu từ 7/1990 Vietcombank là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng Visa và sau đó lần lượt là Mastercard, AMEX và JCB. Tháng 4/1993, phát hành thẻ Vietcombankcard thanh toán nội địa. Tháng 3/1995, Vietcombank trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thẻ Mastercard và đã phát hành thẻ VCB-Mastercard đầu tiên ở Việt Nam (26/4/1996). Tháng 8/1996, trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thẻ Quốc tế Visa và đến 22/4/1998 phát hành thẻ tín dụng quốc tế VCB-Visa. Tháng 10/1996, Vietcombank thực hiện thanh toán online thẻ AMEX. Từ 15/7/2002, Ngân hàng Ngoại thương độc quyền kinh doanh phát hành và thanh toán thẻ AMEX tại thị trường Việt Nam. Tháng 3/1998, thanh toán thẻ JCB và VCB có thể phát hành thẻ JCB. Ngày 2/4/2002, ký Hợp đồng đại lý chấp nhận thanh toán thẻ với Diners Club. Như vậy, Vietcombank đã trở thành ngân hàng duy nhất Việt Nam thực hiện thanh toán với cả 5 loại thẻ thông dụng nhất thế giới: Visa, Mastercard, AMEX, JCB và Diners Club. Một số kết qủa đạt được của nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế: * Kết quả: - Công nghệ: Trang bị được một chương trình quản lý thẻ tiên tiến (Semacard) phục vụ cho công tác phát hành và thanh toán thẻ. - Phát hành thẻ: Vietcombank phát hành được gần 15.000 thẻ tín dụng quốc tế Visa, MasterCard chiếm 45% thị phần phát hành thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam. - Thanh toán: Vietcombank là ngân hàng dẫn đầu về thanh toán thẻ ở Việt Nam: doanh số thanh toán thẻ của Vietcombank năm 2001 đạt 86,5 triệu USD, chiếm 35% thị phần thanh toán thẻ ở Việt Nam. Vietcombank có mạng lưới thanh toán thẻ với 3060 ĐVCNT, trong đó có gần 1000 ĐVCNT được trang bị máy thanh toán thẻ tự động EDC. Điều này cho thấy mặc dù nghiệp vụ thẻ mới được đưa vào Việt Nam nhưng các doanh nghiệp tại Việt Nam đã tiếp nhận và dùng thẻ như một giải pháp hỗ trợ làm tăng doanh số bán hàng hoá dịch vụ. - Nhân sự: Đã đào tạo và xây dựng được một đội ngũ cán bộ thẻ trẻ và kinh nghiệm. - Ưu thế: Dịch vụ thẻ đã góp phần đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của Vietcombank và nâng cao vị trí cạnh tranh cho Vietcombank. - Lợi nhuận: Dịch vụ thẻ cũng đóng góp một phần thu nhập cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank (khoảng 6 tỷ VND) [10]. * Tồn tại - Thị phần: Thị phần phát hành thẻ phát triển chậm, thị trường thanh toán thẻ bị chia sẻ. - Sản phẩm và dịch vụ: Dịch vụ thẻ của Vietcombank thua kém ngân hàng ACB. - Mạng lưới ĐVCNT: còn quá nhỏ bé, chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp phục vụ người nước ngoài. Chưa xây dựng được một mạng lưới ĐVCNT phục vụ cho nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng nội địa. - Chất lượng dịch vụ: + Chất lượng thẻ phát hành chưa tốt (ảnh mờ, lớp mạ chủ yếu in nổi dễ bị phai, số thẻ in trên băng chữ ký lem nhem…) + Sử dụng thẻ không thông suốt. ở từng nơi, từng lúc thẻ bị từ chối thanh toán do trục trặc về kỹ thuật. - Sản phẩm mới: Không có sản phẩm thẻ mới. Trong khi Vietcombank sau 6 năm vẫn chỉ có sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế thì ACB đã có thêm thẻ Công ty, thẻ tín dụng nội địa liên kết, dịch vụ bảo hiểm liên kết với AIA cho các khách hàng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế đi nước ngoài. a) Tình hình phát hành thẻ tín dụng quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam * Các loại thẻ tín dụng quốc tế Vietcombank phát hành Hướng tới mục tiêu mang tính chiến lược hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, Vietcombank đã thực hiện phát hành hai loại thẻ tín dụng quốc tế: thẻ Vietcombank - MasterCard và thẻ Vietcombank - Visa. Đây là hai loại thẻ tín dụng có thể thanh toán được cả bằng tiền đồng và ngoại tệ. Về hình thức, hai loại thẻ này có kích thước, logo… theo quy định của 2 Tổ chức Thẻ Quốc tế trên. Thẻ do Vietcombank phát hành gồm: + Thẻ vàng: có hạn mức tín dụng từ 50 triệu đồng - 90 triệu đồng Thẻ chuẩn: có hạn mức tín dụng từ 10 triệu - dưới 50 triệu đồng + Thẻ công ty và thẻ cá nhân Mỗi thẻ chính sẽ được phát hành tối đa hai thẻ phụ (thẻ công ty không có thẻ phụ). So sánh với thẻ tín dụng quốc tế do Ngân hàng TMCP á Châu phát hành: VCB ACB Phí thường niên: Thẻ chuẩn Thẻ vàng 100.000 VND 200.000 VND 200.000 VND 300.000 VND Phí rút tiền mặt 4% (rút tối thiểu 50.000 VND/1lần) 4% (rút tối thiểu 60.000 VND/1lần) Phí chậm thanh toán 3% x số tiền tối thiểu phải thanh toán trên sao kê 50.000 VND + 1,2% số tiền chưa thanh toán Giá trị đảm bảo 125% x hạn mức tín dụng 111% x hạn mức tín dụng * Số lượng thẻ tín dụng phát hành tại Vietcombank Từ chỗ chỉ có 2 chi nhánh của Vietcombank là Sở giao dịch và Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh phát hành thẻ tín dụng quốc tế, đến nay đã phát triển đến hầu hết các chi nhánh trong toàn hệ thống. Năm đầu tiên, Vietcombank chỉ phát hành được hơn 200 thẻ, chủ yếu là thẻ vàng, với tổng trị giá sử dụng thẻ khoảng 2 tỷ VND. Lúc này, thẻ được phát hành chủ yếu cho khách hàng là công ty và những cá nhân có thế chấp, ký quỹ tại ngân hàng. Đến năm 1997, mặc dù Vietcombank không có bất kỳ hình thức xúc tiến nào nhưng số lượng thẻ tín dụng được phát hành đã tăng nhanh chóng, trung bình khoảng 80 thẻ/1tháng. Sang năm 1998, Vietcombank phát hành được 280 thẻ Vietcombank - MasterCard và 1050 thẻ Vietcombank - Visa. Đối với thẻ Visa, đây là dấu hiệu đáng mừng vì hoạt động phát hành thẻ này mới chính thức được tiến hành từ tháng 4/1998. Tính đến năm 2001, số thẻ phát hành cho 2 loại Visa và MasterCard là 3060 thẻ và trong 11 tháng đầu năm 2002 là 6500 thẻ với doanh số thanh toán thẻ của các năm 2002 ước đạt 200 tỷ đồng (tăng 50% so với năm trước). Theo kế hoạch, cuối năm 2002 Vietcombank sẽ đưa sản phẩm thẻ AMEX đầu tiên ra phát hành. Cũng theo kế hoạch, năm 2003, Vietcombank sẽ phát hành 20.000 thẻ tín dụng các loại. Nghiệp vụ phát hành thẻ hoạt động mạnh mẽ nhất ở Sở giao dịch và Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2000, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hành 1905 thẻ tín dụng quốc tế so với hơn 5000 thẻ trong toàn hệ thống và trong 6 tháng đầu năm 2002 phát hành được 587 thẻ (tăng 76% so với cùng kỳ năm trước) với doanh số sử dụng 48 tỷ đồng (Nguồn: Bài tham luận của Vietcombank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh-2002). Chi nhánh Hà Nội là một trong những chi nhánh cuối cùng triển khai nghiệp vụ thẻ (bắt đầu từ 3/9/2002) nhưng cũng gặt hái được khá nhiều thành công. Chỉ trong 2 tháng chi nhánh đã phát hành được 180 thẻ (gồm 130 thẻ Visa và 50 thẻ Mastercard) với doanh số sử dụng thẻ 486 triệu đồng (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank Chi nhánh Hà Nội 11/2002). Dưới đây là bảng tổng kết tình hình phát hành thẻ tín dụng của Vietcombank trong những năm qua. Bảng 3: Tình hình phát hành thẻ tín dụng của Vietcombank 1996-6t/2002 Đơn vị: chiếc 1996 1997 1998 1999 2000 2001 6t/2002 Số thẻ phát hành VISA/MasterCard 247 794 1330 1327 1340 3060 2500 Nguồn: Chiến lược phát triển thẻ 2001-2005 và Báo cáo tình hình kinh doanh thẻ từ 1998 đến nay. Trong hai loại thẻ trên, số lượng phát hành thẻ Visa nhiều hơn thẻ MasterCard rất nhiều (177,78%). Khách hàng sử dụng thẻ Visa cảm thấy tự tin hơn vì thực tế thẻ Visa tiêu ở nước ngoài ít bị từ chối hơn thẻ MasterCard. Hơn nữa, thẻ Visa có in ảnh chủ thẻ nên cũng tạo được cảm giác an toàn hơn cho chủ thẻ. Hiện nay, việc sử dụng tài khoản cá nhân chưa phát triển, nên phát hành thẻ còn phải ký quỹ, thế chấp tài sản, đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển thẻ tín dụng. Một số chi nhánh đã mạnh dạn phát hành trên cơ sở tín chấp để khuyến khích các khách hàng phát hành và sử dụng thẻ nhiều hơn. * Tình hình sử dụng thẻ tín dụng do Vietcombank phát hành Do đối tượng sử dụng thẻ ở nước ta còn rất hạn chế, chỉ tập trung vào những người thường xuyên đi công tác nước ngoài, đi du học, người có thu nhập cao, người nước ngoài du lịch và công tác tại Việt Nam nên doanh số sử dụng thẻ do Ngân hàng Ngoại thương phát hành những năm qua không cao. Khách hàng sử dụng thẻ chủ yếu ở nước ngoài, chiếm tỷ lệ 75% tổng doanh số sử dụng thẻ, trong nước chỉ có 25%. Tuy nhiên, doanh số sử dụng thẻ đã tăng dần qua các năm (38 tỷ đồng năm 1998, 61 tỷ đồng năm 1999 và 91 tỷ đồng năm 2000), nhất là 6 tháng đầu năm 2002 chỉ tiêu này đã đạt 85 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ số lượng khách hàng sử dụng thẻ do Ngân hàng Ngoại thương phát hành đã đông dần. Bảng 4: Tình hình sử dụng thẻ (từ 1996 đến 6 tháng đầu năm 2002) Đơn vị: tỷ đồng 1996 1997 1998 1999 2000 2001 6t/2002 Doanh số sử dụng 2,009 21,122 37,920 61,630 91 139 85 Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh dịch vụ thẻ Thẻ tín dụng do Vietcombank phát hành sử dụng ở nước ngoài vẫn còn gặp sự cố: thẻ đã được cấp phép mà chủ thẻ không sử dụng được, hạn mức tín dụng bị trừ, làm sai lệch số dư của thẻ, ảnh hưởng tới các giao dịch tiếp theo hoặc thẻ bị từ chối thanh toán,…Điều đó chứng tỏ mạng thanh toán thẻ chưa ổn định do hoạt động trên nhiều chương trình khác nhau với nhiều giao diện hoặc là máy chủ không đáp ứng được việc xử lý dữ liệu với nhiều giao dịch, nhiều thẻ trong một ngày. Hiện nay, thẻ tín dụng được dùng chủ yếu để thanh toán tiền khách sạn, tiền học phí, tiền ăn, tiền vé máy bay,…Trên tinh thần hạn chế rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng, Vietcombank đã áp dụng mức phí rút tiền mặt rất cao (4%/tổng số tiền rút ra) song vẫn có nhiều khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền (khoảng 7%-8% doanh thu sử dụng thẻ). Do Vietcombank áp dụng chính sách miễn lãi 16-46 ngày nên hầu hết khách sử dụng thẻ đều thanh toán đúng hạn và thanh toán 100% dư nợ sử dụng thẻ trong kỳ. b) Tình hình thanh toán thẻ tín dụng Là ngân hàng đầu tiên thanh toán thẻ tín dụng quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương có doanh số thanh toán thẻ khá lớn. * Về doanh số thanh toán thẻ: Từ năm 1991 đến đầu năm 1996, Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng đại lý thanh toán thẻ tín dụng quốc tế cho các ngân hàng nước ngoài nên nghiệp vụ thanh toán tại Vietcombank rất đơn giản, cụ thể: ký hợp đồng với các ĐVCNT, tiếp nhận các các hoá đơn thanh toán của các ĐVCNT gửi nhờ thu các khoản thanh toán cho ngân hàng nước ngoài. Hầu hết các công việc xử lý nghiệp vụ thanh toán thẻ được thực hiện tại ngân hàng nước ngoài. Bảng 5: Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của Vietcombank từ Đơn vị: 1000 USD 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Trị giá thanh toán Tốc độ tăng trưởng Trị giá thanh toán Tốc độ tăng trưởng Trị giá thanh toán Tốc độ tăng trưởng Trị giá thanh toán Tốc độ tăng trưởng Trị giá thanh toán Tốc độ tăng trưởng Trị giá thanh toán Tốc độ tăng trưởng VISA 6558 0,00 11012 67,92 18686 69,69 39287 110,25 55761 41,93 55299 -0,83 Mastercard 1200 0,00 4031 235,92 8368 107,59 17444 108,46 24321 39,42 26204 7,74 JCB 100 0,00 500 400,00 847 69,40 1715 102,48 3265 90,38 4000 22,51 AMEX 0 0,00 0 0,00 0 0,00 19438  0,00 38921 100,23 41000 5,34 4 Loại thẻ 7858 0,00 15543 97,80 27901 79,51 77884 179,14 122268 56,99 126503 3,46 Nguồn: Báo cáo tổng kết về phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế (1991 - 1996) Ghi chú: Trị giá thanh toán: 1000 USD Tốc độ tăng trưởng: % Qua bảng 5 “Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế từ 1991 đến 1996” ta thấy, trong năm đầu số lượng các ĐVCNT cũng như trị giá thanh toán các loại thẻ còn thấp. Nhưng trong các năm tiếp theo, trị giá thanh toán và số ĐVCNT tăng nhanh. Tốc độ tăng trưởng trị giá thanh toán hàng năm trung bình khoảng 90%. Năm 1996, Vietcombank có tổng số 1057 điểm chấp nhận thẻ và tổng trị giá thanh toán tất cả các loại thẻ qua hệ thống Vietcombank đạt 126,503 triệu USD . Nguyên nhân chính của hiện tượng này là hầu như trong suốt thời gian này, Ngân hàng Ngoại thương nắm độc quyền trên thị trường thẻ Việt Nam. Những người nước ngoài cư trú ở Việt Nam trước đó hầu như phải sử dụng tiền mặt nay được trở lại hình thức thanh toán quen thuộc của mình là dùng thẻ tín dụng nên nhu cầu tăng mạnh. Đặc biệt, những năm 1994, 1995, 1996 tốc độ tăng trưởng của loại hình này rất cao do làn sóng người nước ngoài đầu tư và du lịch tới Việt Nam tăng mạnh, đồng thời, người dân Việt Nam đã bắt đầu tiếp xúc với loại hình thanh toán mới. Bảng 6: Phí thu từ hoạt động thanh toán thẻ tín dụng quốc tế (1991-1995) Đơn vị: 1000 USD 1991 1992 1993 1994 1995 VISA 98 124 171 385 675 Mastercard 18 43 89 174

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc19301.doc
  • docbang so 5.doc
  • docBia khoa luan .doc
  • docdanh muc chu viet tat.doc
  • docmucluc.doc
  • docTen nguoi viet.doc
Tài liệu liên quan