Khóa luận Một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch vịnh Hạ Long

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1. Tính cấp thiết của đề tài 4

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 5

3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6

4. Phương pháp nghiên cứu 6

5. Bố cục của khoá luận 6

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH 7

1.1. Tài nguyên du lịch 7

1.1.1. Quan niệm về tài nguyên du lịch 7

1.1.2. Vai trò của tài nguyên du lịch 9

1.1.3. Những yếu tố cấu thành tài nguyên du lịch 11

1.2. Khai thác tài nguyên du lich 14

1.2.1. Nội dung khai thác tài nguyên du lịch 14

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên du lịch 15

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG 19

2.1. Tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long 19

2.1.1. Vị trí địa lý và tài nguyên du lịch 20

2.1.1.1. Vị trí địa lý 20

2.1.1.2. Tài nguyên du lịch 21

2.1.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 32

2.1.2.1. Cơ sở hạ tầng 32

2.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 33

2.1.3. Nhân lực du lịch 36

2.2. Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch và hoạt động khai thác du lịch tại Vịnh Hạ Long 38

2.2.1. Thị trường khách du lịch đến Vịnh Hạ Long 39

2.2.1.1. Thị trường khách trong nước 39

2.2.1.2. Thị trường khách du lịch quốc tế 39

2.2.2. Các loại hình du lịch 41

2.2.3. Chương trình du lịch 45

2.3. Nhận xét chung tình hình khai thác tài nguyên du lịch tại Vịnh Hạ Long 48

2.3.1. Ưu điểm 48

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 49

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH

VỊNH HẠ LONG 51

3.1. Những định hướng phát triển du lich ở Vịnh Hạ Long 51

3.1.1.Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 51

3.1.2. Định hướng phát triển du lịch Vịnh Hạ Long 52

3.1.2.1. Định hướng chiến lược 52

3.1.2.2. Định hướng phát triển mốt số chỉ tiêu cụ thể 52

3.2. Một số đề xuất nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch

Vịnh Hạ Long 59

3.2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương và Thành phố 59

3.2.1.1. Tăng cường đầu tư có trọng điểm vào Vịnh Hạ Long 59

3.2.1.2. Nâng cao hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước về du lịch 62

3.2.1.3. Nâng cao nhận thức của khách du lịch và dân địa phương về du lịch 63

3.2.2. Đối với Ban quản lý Vịnh Hạ Long 64

3.2.2.1. Những giải pháp về cơ chế chính sách và hợp tác đầu tư 64

3.2.2.2. Giải pháp về công tác quản lý 66

3.2.2.3. Giải pháp về môi trường 69

3.2.3. Đối với các doanh nghiệp du lịch 70

3.2.3.1. Đa dạng hoá sản phẩm và phát triển loại hình du lịch đa dạng, hấp dẫn 70

3.2.3.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ 71

3.2.3.3. Bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân lực 72

3.2.3.4. Xúc tiến quảng bá du lịch 73

3.2.3.5. Mở rộng quan hệ hợp tác 74

KẾT LUẬN 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4070 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch vịnh Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sứ có nguồn gốc Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản kết tầng dày đến 0,60m. Trong đó đa phần là các mảnh gồm có niên đại triều Lý đến triều Lê. Chứng tích của những ngôi nhà cổ cũng được tìm thấy rất nhiều ven bờ vịnh. Đây là những ngôi nhà cổ được xếp bằng đá cuội nằm sát nhau thành hàng dải ven bờ vịnh, quanh nhà còn có rất nhiều hũ sành đựng tiền đồng thuộc các triều vua ở Trung Quốc từ Đường đến Thanh và tiền Việt Nam từ thời Lý đến thời Nguyễn. Ngoài ra còn có rất nhiều bến và thương cảng cổ khác được phát hiện như: Cống Đông, Cống Yên, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Cái Bầu… Gắn liền với các chứng tích đó là dấu ấn của một nền kiến trúc tôn giáo phát triển rất hưng thịnh. Các công trình kiến trúc được xây dựng và tôn tạo để đáp ứng nhu cầu tâm linh của những người buôn bán cũng như của cư dân địa phương, đó là những ngôi chùa, nhà thờ Thiên Chúa Giáo…Chỉ tính riêng trên đảo Cống Đông đã có tới 4 ngôi chùa lớn nhỏ, trong đó quy mô lớn nhất là chùa Lấm với lối kiến trúc rất đẹp mắt. Chùa được xây dựng dưới thời Trần, trên sườn núi phía tây của đảo. Kiến trúc chùa gồm: Tam quan, Bái đường, phật điện, nhà Tổ. Phía Bắc chùa có ngôi bảo tháp, qua những phế tích còn sót lại cho thấy quy mô ngôi bảo tháp là khá đồ sộ. Vịnh Hạ Long đuợc ví như chốn đào nguyên với những ưu ái của tạo hoá khi tạo nên cho nơi đây những đảo đá muôn hình vạn trạng, như một thế giới cổ tích huyền ảo trải qua hàng triệu năm. Vẻ đẹp của vịnh Hạ Long được hiện lên trong những góc độ không gian và thời gian khác nhau và qua những cách cảm nhận riêng của du khách. 2.1.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 2.1.2.1. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch có hiệu quả. Hiện nay, cơ sở hạ tầng tại thành phố Hạ Long cũng như khu vực vịnh là rất tốt. Về giao thông vận tải Có các hình thức vận chuyển đa dạng gồm: đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không cùng các tuyến đường được nâng cấp, xây mới có chất lượng tốt đảm bảo phục vụ yêu cầu đi lại tham quan của du khách. + Đường bộ gồm các tuyến xe Bus chất lượng cao, + Đường sắt Hà Nội – Hạ Long dài 170 km xuất phát từ ga Yên Viên (Hà Nội), + Đường hàng không, vào thứ bày hàng tuần có một chuyến máy bay trực thăng của Công ty bay dịch vụ miền Bắc, xuất phát từ sân bay Gia Lâm (Hà Nội). + Đường thuỷ, hiện nay phương tiện tàu thuỷ cao tốc rất được khách du lịch quan tâm và sử dụng nhiều khi đến tham quan Hạ Long. Trong đó các phương tiện vận chuyển bằng ôtô, tàu thuỷ đã được khai thác phục vụ du lịch từ lâu và mang lại hiệu quả rõ rệt. Trong những năm gần đây hình thức vận chuyển khách du lịch bằng trực thăng và tàu hoả được rất nhiều du khách đón nhận sử dụng dịch vụ. Mới đây, tuyến tàu hoả du lịch khởi hành từ ga Gia Lâm (Hà Nội) đến Hạ Long (Quảng Ninh) đã được đưa vào hoạt động, bước đầu đã được du khách hết sức quan tâm. Đây là chuyến tàu khách chất lượng cao do công ty TNHH một thành viên vận tải đường sắt Dongrim (Hàn Quốc) đẩu tư khai thác với tổng số vốn đầu tư trên 1 triệu USD. Điều này đã mở ra cơ hội mới cho du lịch Quảng Ninh trong việc đưa đón, thu hút khách thăm quan du lịch từ Hà Nội về Hạ Long và ngược lại. Bên cạnh đó, các tuyến đường chính như đường Hùng Thắng, đường Hạ Long đã và đang được đầu tư xây dựng, nâng cấp có chất lượng tốt đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại tham quan của du khách. Đặc biệt, gần đây cây cầu Bãi Cháy được xây dựng và đưa vào lưu thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch của thành phố cũng như của tỉnh một cách thống nhất. Về hệ thống điện, nước Hiện nay hệ thống điện, nước tại Hạ Long là rất tốt và ngày càng được chú trọng đầu tư sửa chữa và nâng cấp. Hệ thống điện ổn định, đường dây tải đảm bao an toàn. Hệ thống cấp thoát nước trong thành phố cũng như khu vực Vịnh Hạ Long khá tốt với việc đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh, cũng như đảm bảo xử lý và thoát nước đúng theo quy định. - Mạng lưới thông tin liên lạc rất tốt đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu thông tin của khách du lịch. Bên cạnh đó là các cơ sở hạ tầng khác như các trạm thu phí, trạm cấp cứu y tế ven biển, ngân hang cũng khá phát triển …nhằm phục vụ du khách tốt nhất. 2.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật * Các cơ sở lưu trú Cơ sở lưu trú là điều kiện thiết yếu không thể thiếu để đảm bảo cho hoạt động và phát triển du lịch. Hiện nay, sự gia tăng đáng kể về số lượng du khách đến Quảng Ninh nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng đã thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở lưu trú. Chỉ tính riêng trong vòng 10 năm trở lại đây, hàng loạt khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ của các thành phần kinh tế, các cơ quan, tổ chức và tư nhân lần lượt ra đời. Chiếm số lượng chủ yếu là các khách sạn mini, các cơ sở lưu trú này đáp ứng cao nhu cầu chỗ nghỉ của du khách đặc biệt là vào mùa cao điểm, tuy nhiên sự gia tăng ồ ạt các khách sạn có quy mô vừa và nhỏ này tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng thừa trong mùa thấp điểm. Do vậy công suất sử dụng phòng trong năm là không cao. Một số khách sạn được xếp sao cho công suât sử dụng phòng khá cao như khách sạn Hạ Long I, II, III và Hạ Long bay đạt trên 80 %, ngoài ra còn một số khách sạn lớn khác như: khách sạn Gài Gòn - Hạ Long, khách sạn Hạ Long – Plaza, khách sạn Bạch Đằng, khách sạn Công Đoàn, khách sạn Vườn Đào cũng là những khách sạn có công suất sử dụng phòng cao. Trong những năm gần đây, tổng số khách sạn và số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế không ngừng tăng. Theo thống kê năm 2008, Hạ Long có 857 cơ sở lưu trú với 12.300 phòng. Trong đó có 77 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 – 5 sao với trên 5.000 phòng. Cụ thể tại bảng 1 sau: Bảng 1. Bảng thống kê cơ sở lưu trú ở Hạ Long theo tiêu chuẩn sao Năm 2007 – 2008 Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 So sánh năm 2008 với 2007 +/- % 1. Tổng số cơ sở lưu trú khách sạn 823 857 + 34 1.04 2. Số phòng phòng 11.850 12.300 + 450 1.03 - Khách sạn 5 sao khách sạn 0 1 + 1 1 - Khách san 4 sao " 7 9 + 2 1.3 - Khách sạn 3 sao " 13 16 + 3 1.2 - Khách sạn 2 sao " 30 34 + 4 1.13 - Khách sạn 1 sao " 15 17 + 2 1.13 - Nhà nghỉ và biệt thư tiêu chuẩn 80 Nguồn: Sở du lịch Quảng Ninh Số lượng cơ sở lưu trú năm 2008 tăng khá nhanh so với năm 2007. Số lượng khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 – 5 sao tăng thêm 13 cơ sở, tăng 5.7 %. Số lượng phòng lưu trú tăng 450 phòng. Các khách sạn chủ yếu tập trung ở khu vực Bãi Cháy và một số nằm ở bên Hòn Gai - chủ yếu nằm trên đường Lê Thánh Tông. Đây là một trong những thuận lợi cho phát triển du lịch của thành phố nói chung và khu vực Vịnh Hạ Long nói riêng trong việc đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách. * Các cơ sở ăn uống Các cơ sở ăn uống tại thành phố Hạ Long rất đa dạng. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách đều phục vụ ăn uống. Ngoài ra còn có các nhà hàng, quán ăn, quán bar của các thành phần kinh tế, trong đó phần lớn là của tư nhân phục vụ khách du lịch và nhân dân địa phương suốt ngày đêm. Với những loại cơ sở dịch vụ nhà hàng ăn uống từ bình dân, đặc sản biển đến các quán ăn Âu, Á sang trọng. Các quán ăn cao cấp tập trung phần lớn quanh khu vực Bãi Cháy và trong các khách sạn lớn. Các quán ăn phục vụ chủ yếu các món đồ đặc sản biển, món ăn Việt Nam. - Nhà hàng ăn Âu, Á có quy mô tương đối lớn, chủ yếu đặt tại các khách sạn đạt tiêu chuẩn 3- 5 sao, đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. - Nhà hàng đặc sản biển, với số lượng hàng chục nhà hàng có quy mô phục vụ vừa và khá lớn nằm trên đường Bãi Cháy và những tuyến đường lớn của thành phố như Lê Thánh Tông, Trần Hưng Đạo là những địa chỉ cho khách du lịch thưởng thức những món ăn đặc sản biển của Hạ Long. Đặc biệt nhất là chuỗi nhà hàng nổi, nhà bè nơi du khách tận mắt ngắm nhìn và thưởng thức những món hải sản mang hương vị vùng biển Hạ Long. - Ngoài ra, cơ sở dịch vụ ăn uống ở Hạ Long phong phú hơn bởi rất nhiều quán ăn, quán giải khát phục vụ ngày đêm. Trong đó, được biết đến nhiều là “Siêu thị ốc” nơi hấp dẫn du khách vào các buổi tối. Tuy nhiên, dù là cơ sở dịch vụ lớn hay nhỏ, phục vụ tại thời điểm nào, tất cả đều phục vụ các món hải sản đặc trưng của một địa danh du lịch biển. * Các cơ sở vui chơi - giải trí và thể thao Hiện nay tại thành phố Hạ Long cũng như khu vực vịnh có rất nhiều cơ sở vui chơi - giải trí - thể thao được xây dựng để phục vụ nhu cầu của du khách cũng như nhân dân địa phương. Tập trung phần lớn tại khu vực Bãi Cháy với nhiều cơ sở được đầu tư kỹ lưỡng gồm các quán Bar, sàn nhảy, sòng bạc casino, khu công viên (công viên Quốc tế Hoàng Gia) nằm bên bờ biển, khu du lịch quốc tế Tuần Châu, khu chợ đêm bán hàng lưu niệm, khu vực thể thao như môtô nước, dù lượn… * Các phương tiện vận chuyển khách du lịch Phương tiện vận chuyển du khách chủ yếu hiện nay là ôtô và tàu du lịch. Số lượng phương tiện vận chuyển ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, Hiện nay thành phố có khoảng trên 427 tàu du lịch các loại phục vụ khách tham quan vịnh Hạ Long, trong đó có 109 tàu có cơ sở lưu trú với các phòng đạt tiêu chuẩn chất lượng cao (số liệu thống kê năm 2008). Các phương tiện có thể đáp ứng ở nhiều mức độ tuỳ theo nhu cầu của du khách về tiện nghi, trang thiết bị. Tàu du lịch ở vịnh Hạ Long được phân loại và hạng như sau: Loại tàu đạt tiêu chuẩn 3 sao Loại tàu đạt tiêu chuẩn 2 sao Loại tàu đạt tiêu chuẩn 1 sao Loại tàu đạt tiêu chuẩn tối thiểu Tuỳ thuộc vào tuyến hành trình lựa chọn, thời gian tham quan trên vịnh có thể kéo dài 4h, 6h, 8h mà du khách còn có thể lựa chọn dịch vụ lưu trú đêm trên vịnh Hạ Long trên các tàu du lịch có đủ điều kiện dinh doanh. * Các công ty lữ hành và đại lý du lịch Vịnh Hạ Long từ lâu được biết đến là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của đất nước với những hoạt động du lịch diễn ra sôi động. Đóng góp một phần rất lớn vào việc quảng bá hình ảnh du lịch Vịnh Hạ Long trong nước và quốc tế là các công ty du lữ hành và các đại lý du lịch hiện đang hoạt động rất hiệu quả. Hiện nay, có khoảng 30 công ty lữ hành đặt trụ sở và chi nhánh hoạt động tại Hạ Long, trong đó có nhiều công ty lữ hành và đại lý du lịch lớn, uy tín. 2.1.3. Nhân lực du lịch Nguồn nhân lực luôn giữ vị trí chủ chốt trong quá trình phát triển, quy định chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch. Theo đánh giá mới đây của Tổng cục du lịch, hiện nay số lao động trong lĩnh vực du lịch khoảng 850 nghìn người. Trong đó lao động trực tiếp là 250 nghìn người, lao động gián tiếp là 600 nghìn người. Tuy nhiên chỉ có khoảng 50 % số lao động trong số này được qua đào tạo. Đối với tỉnh Quảng Ninh, theo số liệu thống kê năm 2006, có khoảng 12.000 lao động được bố trí việc làm. Trong đó nhân lực ngành du lịch - dịch vụ là 1.200 lao động chiếm 10 %, hiện nay cùng với những chủ trương phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, số lượng lao động phục vụ trong ngành du lịch - dịch vụ ngày càng tăng mạnh. Không chỉ có nguồn nhân lực trong tỉnh mà còn có một số lượng tương đối đông nhân lực từ các tỉnh khác đến. Số lượng và cơ cấu lao động được thể hiện cụ thể ở bảng sau: Bảng 2: Số lượng và cơ cấu lao động ngành du lịch của Hạ Long Năm 2007 – 2008 Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 So sánh năm 2008 với 2007 +/- % Tổng số lao động Người 17320 19012 + 692 1.09 Trình độ chuyên môn Đại học và trên đại học 3520 3915 + 395 1.12 Tỷ lệ so với tổng số % 20,3 20,6 + 0.3 Cao đẳng và trung cấp Người 4500 5123 + 623 1.13 Tỷ lệ so với tổng số % 26 27 + 1 Nhân viên nghiệp vụ đã được đào tạo Người 8092 8510 + 418 1.05 Tỷ lệ so với tổng số % 47 50 + 3 Trình độ ngoại ngữ Trình độ A Người 963 1122 + 159 1.16 Tỷ lệ so với tổng số % 6 6 0 Trình độ B Người 9625 9021 - 604 -0.93 Tỷ lệ so với tổng số % 50 47 - 3 Trình độ C Người 6359 7246 + 887 1.14 Tỷ lệ so với tổng số % 37 38 + 1 Nguồn: Sở du lịch Quảng Ninh Như vậy có thể thấy tổng số lao động hoạt động trong ngành du lịch ở Hạ Long ngày càng tăng, trong đó số lao động có trình độ chuyên môn cao cũng ngày càng tăng. Đây là nguồn lực dồi dào để phát triển các loại hình du lịch, đẩy ngành du lịch trở thành ngành kinh tế chính và thành phố Hạ Long sẽ là thành phố du lịch trong tương lai. Hiện nay cùng với một số lượng khá lớn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch, tỉnh Quảng Ninh cũng đưa ra nhưng chủ chương chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thụân lợi cho việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao nhằm phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu của du khách. Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch chủ yếu của tỉnh là Trường cao đẳng Nghệ thuật và du lịch với các ngành đào tạo Việt Nam học (chuyên ngành quản trị lữ hành – hướng dẫn), quản trị khách sạn – nhà hàng, quản lý văn hoá, quản trị lữ hành - hướng dẫn. Góp phần quan trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực du lịch có chuyên môn của tỉnh, là nơi cung cấp một đội ngũ nhân viên dịch vụ và hướng dẫn viên tốt tại khu vực du lịch Vịnh Hạ Long. 2.2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI VỊNH HẠ LONG Hiện nay việc khai thác phục vụ du lịch ở vịnh Hạ Long chỉ tập trung chủ yếu ở những vùng ven bờ, điều này làm cho sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa tương xứng với tiềm năng và giá trị đích thực của khu vực di sản thiên nhiên thế giới. Khai thác và hoạt động du lịch của toàn bộ khu vực di sản mới chỉ dừng lại ở việc phục vụ nghỉ dưỡng cho du khách, tham quan trên vịnh, khám phá hang động. Bên cạnh đó cũng có những tour du lịch được thiết kế dựa trên nhu cầu cụ thể của du khách. Một số doanh nghiệp thiết kế những tour nghỉ đêm trên vịnh, chèo thuyền Kayak, tham quan làng vạn chài… Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một chương trình riêng biệt tạo được ấn tượng riêng trong lòng du khách như các tour chuyên nghiên cứu các di chỉ khảo cổ, tìm hiểu nét văn hoá, phong tục tập quán của cư dân các làng vạn chài đang sinh sống trên khu vực vịnh Hạ Long, hay còn gọi là loại hình du lịch văn hoá. Việc đưa ra những sản phẩm du lịch mới cùng các dịch vụ mang đậm yếu tố văn hoá không chỉ làm đa dạng thêm loại hình du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của du khách mà còn góp phần quảng bá hết cho du khách những giá trị đặc sắc còn tiềm ẩn sâu trong lòng Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. 2.2.1. Thị trường khách du lịch đến vịnh Hạ Long 2.2.1.1.Thị trường khách du lịch trong nước Số lượng khách nội địa đến tham quan Vịnh Hạ Long trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể. Khách nội địa đến Hạ Long bằng nhiều con đường khác nhau, chủ yếu là khách địa phương và các vùng phụ cận, từ Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc. Ngoài ra còn có một số lượng không nhỏ khách du lịch từ các tỉnh phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh đi theo tuyến du lịch đến Thủ đô Hà Nội rồi đi Hạ Long. (Tour thành phố Hồ Chí Minh – Hà Nội - Hạ Long). Khách du lịch đến Quảng Ninh trong hai năm 2007 – 2008 đạt từ 3- 4 triệu lượt, trong đó khách nội địa đạt trên 2 triệu lượt, chiếm 60 %. Lượng khách nội địa đến thăm Vịnh Hạ Long tăng 1.5 – 2.5 triệu lượt, chiếm trên 50 – 60 % lượng khách du lịch đến Quảng Ninh, trong đó khách nội địa chiếm 42.7 %. Như vậy có thể thấy Quảng Ninh với nhiều danh lam thắng cảnh đã thu hút không ít du khách trong nước đến tham quan. Tuy nhiên kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long vẫn là điểm đến trọng điểm. 2.2.1.2.Thị trường khách quốc tế Số lượng khách quốc tế đến Quảng Ninh trong 10 năm trở lại đây tăng lên khá nhanh, đặc biệt trong những năm gần đây. Chỉ tính riêng lượng khách quốc tế đến Quảng Ninh trong năm 2007 là 1.3 triệu lượt khách, đến năm 2008, lượng khách quốc tế là 1.9 triệu lượt. Khách quốc tế đến Quảng Ninh cũng có nhiều quốc tịch khác nhau như: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Australia… - Thị trường khách Trung Quốc: là loại thị trường chiếm tỷ lệ đông nhất trong tổng số khách, là loại khách tiêu thụ ít, thích dịch vụ rẻ. Chủ yếu sử dụng các loại sản phẩm dịch vụ như: tham quan Vịnh Hạ Long, nghỉ biển, mua sắm. Ngày tour trung bình khoảng 3 – 5 ngày. - Thị trường khách Nhật Bản: khách du lịch Nhật Bản có mức chi tiêu cao, đòi hỏi dịch vụ cao cấp. Thích đến những nơi có cảnh sắc đẹp, ngày tour trung bình thường là 7 ngày. Họ chủ yếu lựa chọn các loại sản phẩm dịch vụ như: du lịch tham quan Vịnh Hạ Long, du lịch sinh thái, du lịch tàu biển và câu cá trên Vịnh. - Thị truờng khách Hàn Quốc: có đặc điểm sở thích gần giống khách Nhật Bản, tuy nhiên ngày tour trung bình ngắn hơn, chỉ khoảng 3 – 5 ngày. Thường yêu cầu các loại sản phẩm du lịch như: du lịch tham quan Vịnh, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá - lễ hội. - Thị trường khách Đài Loan: Khách du lịch Đài Loan thường thanh toán không nhiều, thích sử dụng các dịch vụ vui chơi giải trí náo nhiệt. Do vậy, thường lựa chọn các loại sản phẩm du lịch là: du lịch nghỉ biển Vịnh Hạ Long, du lịch tham quan Vịnh, du lịch vui chơi giải trí. - Thị trường khách Pháp: khách du lịch Pháp cầu kỳ, khá sành trong việc lựa chọn dịch vụ du lịch. Họ thích nghỉ tại các khách sạn 3 – 4 sao và các kiểu nhà nghỉ giải trí, yêu cầu chất lượng phục vụ cao. Do vậy, khách Pháp thường thích loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái trên Vịnh Hạ Long, du lịch mạo hiểm. Khách du lịch Pháp đặc biệt đam mê trước phong cảnh Vịnh Hạ Long. - Thị trường khách Mỹ: Khách du lịch là người Mỹ đến tham quan Vịnh Hạ Long chủ yếu là các cựu chiến binh, Việt kiều, thanh niên đam mê hành động, phiêu lưu. Họ không quá chú trọng hình thức, khá dễ tính trong lựa chọn loại hình dịch vụ du lịch. Họ thích thể loại du lịch tham quan, du lịch sinh thái Vịnh Hạ Long, môn thể thao lặn biển, thường có ngày tour khá dài, thường là 7 ngày. Chi tiết lượng khách đến Vịnh Hạ Long so sánh với lượng khách đến Quảng Ninh thể hiện ở bảng 3. Bảng 3. Số lượng khách tham quan Vịnh Hạ Long năm 2007 – 2008 và 2 tháng đầu năm 2009 Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 2 tháng đầu năm 2009 Lượng khách đến Quảng Ninh Lượt người 3.400.164 4.158.949 1.381.945 Khách quốc tế " 1.332.019 1.922.967 217.467 Khách nội địa " 2.068.145 2.235.982 1.164.478 Lượng khách tham quan Vịnh Hạ Long " 1.780.000 2.650.000 370.009 Khách quốc tế " 1.020.000 1.710.000 Khách nội địa " 760.012 940.006 Nguồn: Sở Du lịch Quảng Ninh Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch, trong 6 năm ( 2001 – 1006), về chỉ tiêu khách du lịch đạt tốc độ tăng bình quân 14 %/ năm; trong đó, khách quốc tế đạt tốc độ tăng bình quân 13 %/ năm. Nếu năm 2001, tổng lượng khách đến Quảng Ninh chỉ đạt 1,9 triệu thì năm 2006 đạt trên 3 triệu lượt khách. Tổng doanh thu du lịch năm 2001 là 468 tỷ đồng thì năm 2006 là 1.259 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân 6 năm là 27 %. Lượng khách tham quan Vịnh Hạ Long trong những năm gần đây tăng nhanh. Năm 2008, lượng khách tham quan Vịnh Hạ Long chiếm 62 % lượng khách đến Quảng Ninh,. Lượng khách du lịch đạt 2.6 triệu lượt tăng 46 % so với năm 2007. Trong đó, khách quốc tế đạt 1.7 triệu lượt, tăng 6.4 % so với năm 2007. Chỉ số trên cho thấy, tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn và cao hơn chỉ số tăng về khách du lịch. Đây là một sự chuyển biến đáng mừng về chất lượng cho du lịch Vịnh Hạ Long nói riêng và du lịch Quảng Ninh nói chung. 2.2.2. Các loại hình du lịch Trong quy hoạch phát triển tổng thể du lịch vịnh Hạ Long đến 2010, UBND tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra chỉ tiêu đón 6.8 triệu lượt khách và tăng gấp 1,5 lần vào năm 2020. Qua đó để cho thấy vịnh Hạ Long không chỉ mang đến những giá trị đẹp và thơ mộng về cảnh quan trong mắt du khách trong và ngoài nước mà còn khiến du khách không cảm thấy nhàm chán, đơn điệu. Vì vậy việc phát triển du lịch ở vịnh Hạ Long phải căm cứ vào nhu cầu, sở thích cũng như khả năng chi trả của các đối tượng du khách khác nhau để làm phong phú thêm các loại hình du lịch của mình, đó là phát triển các nhóm sản phẩm: du lịch tham quan ngắm cảnh, du lịch nghỉ biển, du lịch sinh thái biển đảo, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hoá lễ hội, làng nghề, di chỉ khảo cổ, du lịch tàu biển… Trên thực tế những năm qua, hoạt động du lịch ở vịnh Hạ Long mới chỉ phổ biến là hình thức du lịch đại trà hay du lịch thông thường, nghĩa là du khách đến Hạ Long cơ bản mới chỉ dừng lại ở ngắm cảnh, tắm biển, thăm quan các làng chài…Tuy nhiên bước đầu những hình thức du lịch này cũng đã tạo nên những lợi ích kinh tế cho địa phương, bảo tồn văn hoá địa phương và ít nhiều góp phần giáo dục môi trường cho du khách, cũng như tập thể, cá nhân tham gia hoạt động du lịch. Hiện nay một số loại hình du lịch đang được nhiều du khách trong và ngoài nước ưa thích tham quan khám phá vịnh Hạ Long đó là: - Du lịch tham quan Du lịch tham quan là loại hình du lịch phổ biến ở vịnh Hạ Long. Tham gia loại hình du lịch này du khách có cơ hội được ngắm cảnh, tham quan các hang động và vui chơi giải trí, tắm biển tại các bãi đảo trên vịnh như bãi tắm Ti Tốp…. Du lịch chèo thuyền phao (Kayaking) Đây là loại hình du lịch lãng mãn. Một chiếc thuyền lớn sẽ đưa du khách và những chiếc thuyền nhỏ ra những vùng biển vắng để du khách có thể tự chèo thuyền thám hiểm, khám phá những điều mới mẻ trên vịnh. Du lịch văn hoá Là loại hình du lịch dành cho du khách ham mê văn hoá, có nhiều thời gian để tham quan, tìm hiểu hay nghiên cứu những di chỉ khảo cổ, giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể trên vịnh Hạ Long. Du lịch nghỉ dưỡng Vịnh Hạ Long với không khí trong lành mát mẻ, khí hậu dễ chịu và phong cảnh tuyệt đẹp sẽ làm cho du khách cảm thấy thoải mái, thư giãn và phục hồi sức khoẻ sau một thời gian làm việc căng thẳng. Du lịch sinh thái vịnh Hạ Long Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long có đầy đủ các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới, địa hình đa dạng, hệ sinh thái tự nhiên phong phú cùng những giá trị văn hoá đặc sắc. Đây là những tiềm năng lớn, thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Đây là loại hình du lịch tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ điểm tham quan đó. Hoạt động du lịch sinh thái theo đúng nghĩa mới chỉ là tự phát, do du khách tự tổ chức tại những khu vực còn hoang sơ hay những nơi có các vườn quốc gia nên hiệu quả còn hạn chế. Vịnh Hạ Long đã đưa vào khai thác một số tour du lịch sinh thái tại một số điểm hấp dẫn như: động Mê Cung (lịch sử hình thành hang động, trầm tích đá vôi), đảo - hồ Cống Đỏ, hồ Ba Hầm (đa dạng sinh học), núi Bài Thơ – chùa Long Tiên - đền Trần Quốc Nghiễn hay các đảo Ngọc Vừng, Quan Lạn (lịch sử, văn hoá)…Tuy nhiên việc khai thác hoạt động du lịch sinh thái ở những địa điểm này còn nhiều hạn chế chưa phát huy hết tiềm năng, giá trị của nó. Ngày nay, du lịch sinh thái đang đặc biệt trở thành một hình thức du lịch phổ biến, nhất là các khu bảo tồn tự nhiên và các giá trị văn hoá bản địa. Việc phát triển loại hình du lịch sinh thái ở vịnh Hạ Long là cách thích hợp nhất để góp phần hạn chế những bất cập hiện có và thay đổi cách vận hành, hướng tới phát triển du lịch bền vững, lâu dài. Du lịch cộng đồng Ở Việt Nam hiện nay, mô hình du lịch cộng đồng đã không còn là mới mẻ. Vịnh Hạ Long với những tiềm năng thế mạnh về cảnh quan; những giá trị nổi bật về địa chất địa mạo, giá trị đa dạng sinh học, giá trị văn hoá lịch sử…chính là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Ngoài những giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu, vùng di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long còn là một trong những cái nôi của người Việt cổ. Đây là một nền văn hoá có những đặc trưng riêng, hiện nay những giá trị của nền văn hoá ấy tiếp tục được duy trì và phát triển cùng với sự tồn tại của cộng đồng ngư dân sống trên vịnh tại các làng chài như: Ba Hang, Hoa Cương, Bồ Nâu, Cửa Vạn, Vông Viêng…Phần lớn họ vẫn sống bằng nghề chài lưới và còn giữ được nhiều phong tục tập quán mang đặc trưng của cư dân vùng biển. Vì vậy, việc phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vịnh Hạ Long không chỉ đơn thuần là giới thiệu đến du khách những giá trị văn hoá đặc trưng mà còn là biện pháp để giáo dục người dân về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống. Tham gia du lịch cộng đồng tại vùng vịnh Hạ Long, du khách không chỉ được xem, thưởng thức mà còn được hoà mình vào các giá trị văn hóa bản địa. Du khách sẽ được trải nghiệm qua cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của ngư dân, được nghe các câu hò sau những ngày ra khơi, những lời hát giao duyên vào những đêm trăng, được thưởng thức những món ăn đặc sản của biển và được nghe giới thiệu các giá trị nhân văn truyền thống, tự nhiên của di sản vịnh Hạ Long từ chính những ngư dân Hạ Long. Gần đây, UBND Tỉnh Quảng Ninh đã có chủ trương cho phép Ban Quản lý Vịnh Hạ Long nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển du lịch cộng đồng tại làng chài Cửa Vạn – làng chài lớn nhất trên vịnh Hạ Long. Mục đích của dự án là nhằm khôi phục và giữ gìn những giá trị nhân văn truyền thống, giới thiệu và quảng bá các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể tiêu biểu của cộng đồng ngư dân trong vùng di sản. Qua đó góp phần bảo tồn, khai thác bền vững các giá trị di sản Vịnh Hạ Long, tạo sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, góp phần ổn định đời sống cho ngư dân địa phương. Có thể nói, việc phát triển du lịch cộng đồng còn là một hướng đi mới cho du lịch Hạ Long, song đây là hướng tiếp cận ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch Vinh Hạ Long.doc
Tài liệu liên quan