MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về thẻ thanh toán 3
I. Quá trình hình thành và phát triển của các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế hàng hoá. 3
1. Sự xuất hiện của tiền tệ với chức năng phương tiện thanh toán 3
2. Sự xuất hiện của hệ thống ngân hàng thương mại với chức năng làm trung gian thanh toán của nền kinh tế 4
3. Sự xuất hiện của phương thức thanh toán phi tiền mặt và tính ưu việt của nó 5
4. Các phương tiện thanh toán phi tiền mặt chủ yếu 7
II. Giới thiệu chung về thẻ thanh toán 8
1. Khái niệm về thẻ thanh toán 8
2. Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ thanh toán 8
3. Đặc điểm và phân loại thẻ thanh toán 9
4. Vai trò, tiện ích và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ thanh toán 12
5. Các chủ thể tham gia trong quan hệ phát hành và sử dụng thẻ thanh toán 18
6. Quy trình phát hành và sử dụng thẻ 22
7. Rủi ro trong phát hành và sử dụng thẻ 25
Chương II. Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu 27
I. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Á Châu 27
1. Cơ cấu tổ chức của ACB 27
2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB 29
II. Thực trạng phát hành thẻ thanh toán tại ACB 32
1. Khái quát về dịch vụ thẻ tại Ngân hàng ACB 32
2. Hoạt động phát hành thẻ tại ACB 33
3. Hoạt động thanh toán thẻ tại ACB 48
4. Đánh giá về hoạt động phát hành, thanh toán thẻ của Ngân hàng 56
Chương III. Một số giải pháp nhằm mở rộng và hoàn thiện thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu. 60
I. Định hướng phát triển Ngân hàng và thẻ thanh toán 60
1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của ACB 60
2. Định hướng phát triển thanh toán thẻ của Ngân hàng TMCP Á Châu trong thời gian tới 60
II. Những thuận lợi và khó khăn 61
1. Thuận lợi 61
2. Khó khăn 63
III. Một số giải pháp nhằm mở rộng và hoàn thiện thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu 66
1. Giải pháp vĩ mô 66
2. Giải pháp đối với Ngân hàng 73
IV. Một số kiến nghị 83
1. Đối với chính phủ 83
2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 84
3. Đối với ACB 86
Kết luận 89
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm mở rộng và hoàn thiện thanh toán thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong từng thời kỳ.
Ngoài ra công ty phải có tài khoản mở tại ACB hoặc các ngân hàng khác tại Việt Nam.
Cá nhân được công ty đề nghị cấp thẻ phải:
Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
Được công ty đề nghị cấp thẻ bằng văn bản
2.2.4. Thủ tục phát hành
Hồ sơ phát hành thẻ:
Đối với thẻ cá nhân: đối với các khách hàng là cá nhân, khi có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng do ACB phát hành, trong hồ sơ đề nghị phát hành thẻ Trung tâm thẻ ACB yêu cầu những giấy tờ cơ bản: hộ khẩu, bản sao chứng minh thư hoặc hộ chiếu, hồ sơ tài sản đảm bảo.
Đối với thẻ công ty: Hồ sơ xác minh tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, giấy yêu cầu sử dụng thẻ công ty, hợp đồng sử dụng thẻ, báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất, hồ sơ về tài sản đảm bảo và hồ sơ cá nhân được công ty đề nghị cấp thẻ cùng với hợp đồng lao động.
Trình tự phát hành.
Khách hàng gửi phiếu đề nghị phát hành thẻ theo mẫu (đối với thẻ cá nhân) hay văn bản đề nghị tham gia chương trình thẻ tín dụng (đối với thẻ công ty) và gửi đến Trung tâm thẻ ACB cùng với hồ sơ phát hành thẻ.
Căn cứ và hồ sơ nhận được, Trung tâm thẻ ACB tiến hành việc thẩm định và xét duyệt phát hành thẻ cho cho khách hàng thẻ. Nếu ngân hàng đồng ý phát hành thẻ, ACB và khách hàng sẽ ký hợp đồng thẻ thực hiện các bước sau:
- Bổ sung các chứng từ cần thiết theo yêu cầu của ACB.
- Hoàn tất thủ tục (cầm cố, phong toả) về tài sản đảm bảo.
- Ký kết hợp đồng sử dụng thẻ.
- Giao thẻ, PIN cho khách hàng, mở tài khoản thẻ cho khách hàng và quản lý tài khoản thẻ của khách hàng.
Việc thẩm định phát hành và gia hạn thẻ phải trên cơ sở nắm rõ khách hàng, đảm bảo các nguyên tắc tín dụng và đảm bảo an toàn cho ACB.
Các khoản phí.
Hiện nay, trong quá trình phát hành thẻ cho khách hàng ACB đang áp dụng các loại phí sau:
Bảng 3: Các loại phí mà ACB đang áp dụng
Stt
Khoản mục
Thẻ tín dụng nội địa
Thẻ tín dụng quốc tế
Thẻ chuẩn
Thẻ vàng
Thẻ công ty
1
Phí thường niên
100.000 VNĐ/thẻ
200.000 VNĐ/thẻ
300.000 VNĐ/thẻ
150.000 VNĐ/thẻ
2
Lãi suất cho vay
0,85%/tháng
0,85%/tháng
3
Phí rút tiền mặt
(%/tháng)
2 % _ tối thiểu 20.000 VNĐ
4%_tối thiểu 60.000 VNĐ
4
Phí sử dụng vượt hạn mức tín dụng (%/ Ngày)
0,075%_tối thiểu 20.000 VNĐ
0,075%_tối thiểu 20.000 VNĐ
5
Phí thanh toán trễ hạn
(%/số tiền chậm )
2,95%_tối thiểu 20.000 VNĐ
2,95%_tối thiểu 50.000 Việt NamĐ
6
Phí thay thế thẻ
50.000 VNĐ/thẻ
50.000 VNĐ/thẻ
7
Phí thất lạc thẻ
50.000 VNĐ/thẻ
30.0000 VNĐ/thẻ
8
Phí thay đổi hạn mức tín dụng
20.000 VNĐ/trang
30.000 VNĐ/trang
9
Phí cấp bản sao BTBGD
15.000 VNĐ/trang
15.000 VNĐ/trang
10
Phí cấp bản sao hoá đơn giao dịch(Việt NamĐ/HĐ)
10.000
+Thuộc đại lý ACB :20.000
+Không thuộc đại lý ACB : 80.000
11
Phí khiếu nại (VNĐ/GD)
Tối thiểu 20.000
Tối thiểu 80.000
12
Phí đặt hàng qua thư , điện thoại ,Internet
_
0.15%/ số tiền giao dịch _ tối thiểu 50000 VNĐ
13
Xác nhận theo yêu cầu khách hàng
_
20.000 VNĐ/lần
14
Phí chuyển đổi tiền tệ của tổ chức thẻ quốc tế
_
+Mastercard :0-1.1%số tiền giao dịch
+Visa : 0-1.1% số tiền giao dịch
15
Phí chênh lệch tỷ giá
_
0.35% sô tiền giao dịch ( không áp dụng cho giao dịch VNĐ)
2.3. Tình hình phát hành thẻ tín dụng tại ACB.
2.3.1. Thẻ tín dụng nội địa ACB - Card
Sau 4 năm tham gia thanh toán và phát hành thẻ tín dụng quốc tế, ACB đã mạnh dạn phối kết hợp với 4 công ty Saigon - Corp, SaigonTourist, công ty taxi Mai Linh và công ty Phước Lộc Thọ phát hành thẻ tín dụng bằng tiền. Vào ngày 20/12/2000, 2 loại thẻ ACB Saigon - Coop, ACB Saigon Tourist ra đời. Năm 2001 ACB tiếp tục cho ra đời thẻ ACB Mai Linh và ACB Phước Lộc Thọ. Hạn mức tín dụng mà ACB cung cấp cho khách hàng tối thiểu là 2 triệu đồng. Những đối tượng mà ACB card hướng tới là các khách hàng có thu nhập ổn định ở mức trung lưu trở lên. Khi sử dụng thẻ khách hàng sẽ được tham gia các chương trình khuyến mại, giảm giá các dịch vụ do các công ty trên cung cấp.
Ngay từ khi mới phát hành năm 2000, ACB đã đưa ra thị trưòng 581 thẻ, xấp xỉ bằng số thẻ Visa lần đầu tiên phát hành tại ngân hàng năm 1996 (561thẻ). Cho đến hết năm 2001, chỉ 1 năm sau mà số lượng thẻ tăng lên kỷ lục 4.359 thẻ gấp 7,5 lần so với năm 2000. Số lượng thẻ phát hành gia tăng lớn đến mức ngạc nhiên nhưng cũng là điều dễ hiểu bởi hạn mức 2 triệu VND mà ngân hàng đưa ra là phù hợp với mức thu nhập của người dân; tăng trưởng kinh tế năm 2001 ổn định hơn năm 2000, khoảng 6,8 %, các ngành kinh tế công, nông nghiệp, dịch vụ đều hoàn thành vượt mức kế hoạch làm cho thu nhập người dân nâng cao, nhu cầu giải trí sử dụng các dịch vụ cao cấp tăng. Thêm vào đó trình độ dân trí nâng cao, công nghệ điện tử phát triển, nhu cầu thương mại điện tử tại Việt Nam tăng nhanh, một cơ sở quan trọng cho ngân hàng trong phát hành thẻ.Vì vậy nhằm phục vụ tốt nhất khách hàng, tận dụng cơ hội và với kinh nghiệm 4 năm tham gia thanh toán phát hành thẻ tín dụng quốc tế, ACB đã phát hành thẻ tín dụng nội địa và đạt được thành quả tốt đẹp trên.
2.3.2. Thẻ tín dụng quốc tế .
Số lượng thẻ phát hành.
Hiện nay ACB đang phát hành hai loại thẻ tín dụng quốc tế, đó là Mastercard (27/04/1996) và Visa (15/10/1997). Năm đầu tiên, ACB chỉ phát hành khoảng 500 thẻ, tuy nhiên cho đến ngày 28 /2/2002 con số này tăng lên 14.858. Cùng với sự gia tăng của số lượng thẻ phát phát hành là ngày càng nhiều hơn các chủ thẻ đến với ACB. Các con số sau sẽ cho ta thấy rõ điều đó.
Bảng 4: Số lượng thẻ tín dụng quốc tế phát hành của Ngân hàng TMCP á Châu ( 1996 - 2001)
Chỉ tiêu
Đơn vị: thẻ
Năm 1996
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
% tăng
% tăng
% tăng
Số lượng thẻ phát hành
551
1449
1516
4125
170%
5176
25%
14094
172%
VISA Card
-
435
955
3229
238%
4056
25%
12750
214%
Master Card
551
1014
561
896
59 %
1120
25%
1344
20%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ Ngân hàng á châu các năm)
Nhìn vào bảng tổng kết trên ta thấy số lượng thẻ tín dụng quốc tế do ACB phát hành liên tục tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng trong từng thời kỳ có khác nhau. Năm 1996, ACB bắt đầu phát hành thẻ tín dụng quốc tế nhưng đã chiếm tới hơn 60 % thị phần thẻ cả nước lúc bấy giờ (940 thẻ). Sang năm 1997 hoà cùng sự phát triển sôi nổi của thị trường thẻ Việt nam, thẻ ACB tăng mạnh 160%, thống lĩnh hơn một nửa thị trường. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông nam á vào năm 1998 tác động xấu tới mọi mặt đời sống kinh tế chính trị, nhất là lĩnh vực ngân hàng. Nhưng số lượng thẻ mà ACB phát hành ra vẫn tăng tuy không đáng kể. Trải qua sóng gió, nền kinh tế phục hồi trở lại tạo đà cho sự hồi sinh và phát triển cho dịch vụ thẻ của ACB và kết quả là năm 1999 tốc độ tăng trưởng mạnh hơn rất nhiều so với năm 1998, đặc biệt là thẻ Visa (200%). Sự suy thoái kinh tế năm 2000 làm cho tốc độ tăng của thẻ giảm xuống chỉ còn 25%, con số này lại trở về trạng thái hưng thịnh khi bứơc vào năm 2001 (172%). Người ta dự đoán rằng trong năm 2002 thẻ tín dụng quốc tế ACB sẽ phát triển ổn định hơn. Số lượng thẻ phát hành 14.858 tính đến ngày 28/2/02 là một cơ sở đáng tin cậy. Đi cùng với sự tăng trưởng về số lượng thẻ phát hành là sự gia tăng của chủ thẻ. Nhận xét đó sẽ được chứng minh qua biểu đồ sau:
Biểu 1 : Tốc độ tăng trưởng chủ thẻ tín dụng quốc tế (1996-2001)
(Nguồn: Tạp chí Ngân hàng ngoại Thương số 5/2001)
Những thành công này có được là do những nỗ lực trong việc cải tổ toàn hệ thống ngân hàng của Ban giám đốc. ACB đã từng bước chuyển mình để trở thành một ngân hàng được đánh giá là rất năng động và hoạt động có hiệu quả, hơn nữa việc triển khai chương trình phát hành thẻ tín dụng công ty ACB – VISABUSSINESS, cũng như nhiều nỗ lực của ngân hàng trong việc đổi mới chính sách cấp phát tín dụng thẻ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi có nhu cầu sử dụng thẻ thực sự đã mang lại hiệu quả đáng kể cho ngân hàng thể hiện qua số lượng chủ thẻ gia tăng trong năm 1999 là 4125 thẻ và tiếp tục tăng trong năm 2000 vừa rồi là 5176 thẻ, năm 2001 là 9800 thẻ.
Tuy nhiên một thực tế hiện nay là không chỉ ACB mà cả các ngân hàng tham gia phát hành và thanh toán thẻ mới chỉ tập trung phát hành cho một nhóm nhỏ khách hàng đã có nhu cầu sử dụng thẻ chưa có một chiến lược marketing sản phẩm tới nhóm khách hàng tiềm năng. Hơn nữa việc phát hành thẻ chủ yếu tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mà chưa tập trung vào các khu vực khác. Trong khi đó thị trường thẻ ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh dường như đã bão hoà. Thủ tục phát hành thẻ của ngân hàng dù không phức tạp nhưng thời gian xử lý cấp phép dài hơi do hệ thống máy dập thẻ đặt tại Trung tâm thẻ ACB trong thành phố Hồ Chí Minh nên các nhu cầu làm thẻ của các chi nhánh gửi đến thường phải mất từ 5-7 ngày, khách hàng mới được sử dụng thẻ; riêng thời gian vận chuyển đã mất 3 ngày. Điều này làm cho nhiều khách hàng của chi nhánh, đặc biệt tại Hà Nội quyết định đến làm thẻ tại VCB dù thủ tục làm thẻ có phiền hà hơn. Khi các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện phát hành thẻ như ANZ, HK Bank thì với lợi thế về vốn, công nghệ, trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm Marketing thì đây thực sự là một nguy cơ tiềm tàng gây khó khăn cho hoạt động phát hành thẻ của ngân hàng trên thị trường đòi hỏi ACB có biện pháp đối phó kịp thời. Nhưng với phương châm coi dịch vụ thẻ là một sản phẩm dịch vụ chính cần phải phát triển, ACB dự kiến năm 2002 sẽ đưa ra thị trường các sản phẩm thẻ mới như thẻ Debit và thẻ rút tiền mặt ATM. Đồng thời trung tâm thẻ có kế hoạch cung ứng thêm những sản phẩm dịch vụ liên quan đến thẻ cho khách hàng. Tháng 4/2000, chủ thẻ tín dụng quốc tế do ACB phát hành có thêm cơ hội sử dụng dịch vụ trợ giúp toàn cầu ''ACB WORLD ASSIST'' do AXA Assitance là một trong những công ty bảo hiểm và trợ giúp y tế hàng đầu thế giới phối hợp cùng công ty Bảo Hiểm Việt Nam cung ứng, ngoài ra được cung cấp dịch vụ khách hàng miễn phí 24/24 do ACB cung cấp, làm tăng sự thuận tiện khi sử dụng thẻ do ngân hàng phát hành lên rất nhiều.
Tỷ trọng phát hành thẻ
Bảng 5 : Tỷ trọng phát hành thẻ
Chỉ tiêu
Visa
Master
Số thẻ
Tỷ trọng%
Số thẻ
Tỷ trọng%
1996
0
0
551
100
1997
435
30
1014
70
1998
955
62
561
38
1999
3229
78
896
22
2000
4056
78
1120
22
2001
12750
85
1344
15
(Nguồn: Báo cáo hoạt động phát hành thanh toán thẻ ACB)
Các con số ở bảng trên cho ta thấy tốc độ và tỷ trọng phát hành thẻ Mastercard và Visa thay đổi qua các năm, 1996 ngân hàng chưa thực hiện phát hành thẻ Visa, nhưng đến năm 1997 ý thức rõ sự cần thiết đa dạng hóa sản phẩm thẻ phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng nên sau khi được tổ chức thẻ quốc tế Visa chính thức công nhận là thành viên, ngân hàng đã nhanh chóng xúc tiến triển khai phát hành thẻ Visa với hai loại chủ yếu là thẻ cá nhân và thẻ công ty. Tuy rằng ra đời sau và được thị trường biết đến muộn hơn nhưng tốc độ phát hành thẻ Visa của ngân hàng rất cao, tăng liên tục với nhịp độ cao qua các năm. Chỉ trong hơn 2 tháng cuối năm 1997, ngân hàng đã phát hành được 435 thẻ Visa; riêng trong năm 1998, ngân hàng đã phát hành được 955 thẻ chiếm tỷ trọng 63%; năm 1999 là 2942, tỷ trọng là 78%, năm 2000 là 4056 thẻ tăng 37% so với năm 1999, chiếm tỷ trọng 78%. Năm 2001 là 12750 thẻ, chiếm tỷ trọng 85%. Mặc dù tỷ trọng thẻ thay đổi qua từng năm nhưng nhìn chung thẻ Visa thường chiếm khoảng 70 % số lượng thẻ tín dụng quốc tế phát hành.
Nguyên nhân chủ yếu của việc thẻ Visa chiếm ưu thế hơn thẻ Master là do khách hàng khi sử dụng Mastercard để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ, nếu chi tiêu ở nước ngoài thường phải chịu thêm 1% phí chuyển đổi tiền tệ trong khi đó nếu dùng thẻ Visa khách hàng không bị mất khoản phí này. Mà hiện nay khách hàng chủ yếu sử dụng thẻ để chi tiêu ở nước ngoài, do vậy nếu dùng thẻ Visa sẽ kinh tế hơn. Đây cũng là một cơ hội thuận lợi cho ngân hàng phát hành thẻ tín dụng ACB - VISA trong tương lai tại Việt Nam.
Về doanh số sử dụng thẻ
Bảng 6: Doanh số sử dụng thẻ
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Doanh số sử dụng thẻ (tỷ VND)
2.342
21.000
35.251
106.336
157.248
322.077
Phần trăm doanh số sử dụng thẻ trong nước
-
15%
24%
28%
33%
-
( Nguồn : Báo cáo hoạt động trung tâm thẻ ACB)
Thẻ tín dụng ACB sử dụng chủ yếu cho thanh toán hàng hoá dịch vụ hoặc có thể rút tiền mặt. Mặc dù ACB áp dụng mức phí rút tiền mặt cao (4% số tiền rút tối thiểu là 60000 VNĐ) nhưng trong năm 2000 doanh số rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng khoảng 2,1 tỷ VND, chiếm khoảng 6% doanh số sử dụng thẻ. Về thanh toán dịch vụ, thẻ chủ yếu dùng để thanh toán tiền khách sạn, tiền học phí, tiền vé máy bay, tiền ăn. Hầu hết khách hàng sử dụng thẻ đều thanh toán 100% dư nợ sử dụng thẻ trong kỳ. Sự phục hồi của thị trường thẻ sau khủng hoảng kinh tế cũng kéo theo sự gia tăng doanh số sử dụng thẻ của các chủ thẻ, riêng trong năm 2001 doanh số sử dụng thẻ của các chủ thẻ ACB trung bình từ 1,3 đến 1,5 triệu USD/tháng.
Số lượng và loại hình các điểm thanh toán thẻ trong nước còn hạn chế chỉ tập trung ở một số loại hình kinh doanh nhất định, thường là các mặt hàng cao cấp, khách sạn, nhà hàng, sân bay,...phục vụ cho người nước ngoài là chủ yếu, Hơn nữa thẻ phát hành chủ yếu cho khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ cho du học hoặc thường xuyên đi công tác nước ngoài, nên thẻ được dùng chủ yếu để thanh toán ở nước ngoài, vì vậy doanh số sử dụng thẻ trong nước tuy có tăng nhưng nhưng vẫn chiếm tỉ lệ rất thấp trong tổng doanh số sử dụng thẻ. Từ ngày khai trương, phát hành thẻ, doanh số sử dụng thẻ ở nước ngoài cho đến nay chiếm khoảng 67%, trong khi đó doanh số sử dụng thẻ trong nước chỉ chiếm khoảng 33%, so với với tỷ lệ này năm 1997 là 76% doanh số sử dụng thẻ nước ngoài và 24% doanh số sử dụng thẻ trong nước, năm 1998 và năm 1999 là 74% và 26% ta có thể thấy một sự phát triển vượt bậc trong sử dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam tuy rằng còn thấp nhưng đây chủ yếu do nguyên nhân khách quan mà bản thân ngân hàng không thể tự khắc phục ngay được.
Biểu 2 : Phần trăm doanh số sử dụng thẻ trong nước của các chủ thẻ (1996 - 2001)
(Nguồn: Ngân hàng ACB)
3. Hoạt động thanh toán thẻ tại ACB.
3.1. Các loại thẻ mà ACB chấp nhận thanh toán.
Hiện nay, ACB chấp nhận thanh toán 2 loại thẻ tín dụng quốc tế là Mastercard và Visa, kèm theo thẻ tín dụng nội địa ACB Card. Điều này có nghĩa là mọi loại thẻ tín dụng do bất kỳ ngân hàng nào phát hành mang thương hiệu Visa hoặc Mastercard, hay ACB Card đều được ACB chấp nhận thanh toán.
3.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ tại ACB.
Chủ thẻ
Ngân hàng phát hành
Tổ chức thẻ quốc tế
Xử lý giao dịch ghi có NHTTT ; ghi nợ NHPHT và gửi giao dịch
về NHPHT
Kiểm tra các yếu tố trên thẻ , lập hoá đơn bán hàng , xin chuẩn chi (hoặc kiểm tra bản tin cảnh giác )
Kiểm tra tài khoản thẻ của chủ thẻ , cung cấp ,mã số chuẩn chi nếu chấp thụân giao dịch
Ngân hàng phát hành
Đại lý chấp nhận thẻ
Ký tên lên hoá đơn
Ngân hàng thanh toán
Ghi mã số chuẩn chi lên hoá đơn;yêu cầu chủ thẻ ký tên
Sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ
Nhận được thông báo giao dịch; thanh toán cho NHPHT
Ghi nợ tài khoản thẻ của chủ thẻ ;gửi BTBGD cho chủ thẻ
đại lý chấp nhận thẻ
Nhận hoá đơn thanh toán cho đại lý , gửi giao dịch về tổ chức thẻ quốc tế
Đại lý chấp nhận thẻ
Chủ thẻ
Kiểm tra chữ ký của chủ thẻ với chữ ký trên thẻ , chấp nhận nếu chữ ký đúng
- Nhân viên đại lý tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của thẻ khi tính tiền. Sau khi kiểm tra xong, nếu hợp lệ nhân viên đại lý sẽ lập hoá đơn giao dịch (loại hóa đơn, số thẻ, tên chủ thẻ, ngày đáo hạn của thẻ, ngày giao dịch, số tiền giao dịch, loại tiền giao dịch), yêu cầu chủ thẻ ký tên. Nhân viên đại lý sẽ tiến hành so sánh chữ ký đó với chữ ký mẫu trên thẻ, 1 liên hoá đơn giao dịch sẽ được nhân viên giao cho khách hàng.
- Cuối ngày, đại lý nộp các hoá đơn giao dịch (nếu đại lý được trang bị thiết bị cà tay - Imprinter) hay truyền thông tin giao dịch (nếu đại lý được trang bị thiết bị điện tử EDC) cho ngân hàng ACB. Ngân hàng thanh toán sẽ ghi có cho đại lý bằng số tiền giao dịch trừ chiết khấu đại lý (merchant discount).
- Ngân hàng thanh toán truyền thông tin giao dịch vè ngân hàng phát hành thông qua hệ thống thanh toán INET của Mastercard hoặc Base II của Visa. Hệ thống thanh toán của Mastercard hoặc Visa sẽ ghi có cho ngân hàng thanh toán và ghi nợ cho ngân hàng phát hành bằng số tiền giao dịch giao dịch trừ đi phí trao đổi thông tin (Interchange Fee).
- Ngân hàng phát hành ghi nợ và hàng tháng gửi hoá đơn thanh toán cho chủ thẻ.
- Chủ thẻ khi nhận được BTBGD sẽ thanh toán cho ngân hàng phát hành số tiền giao dịch mà chủ thẻ đã thực hiện tại đại lý.
Trong quá trình thanh toán, để đảm bảo được thanh toán đầy đủ cho hàng hoá dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng, đại lý phải thực hiện đúng quy trình chuẩn chi mà Trung tâm thẻ ACB đã cung cấp trong hợp đồng thanh toán thẻ. Đối với những giao dịch có số tiền nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức tín dụng thì nhân viên đại lý chỉ cần tra bản tin cảnh giác. Những giao dịch có số tiền lớn hơn hạn mức tín dụng thì nhân viên đại lý hoặc xin chuẩn chi của trung tâm thẻ bằng điện thoại, telex (nếu là máy cà thẻ), hoặc quẹt thẻ vào rãnh của máy đọc thẻ điện tử (với EDC), nhập các số liệu cần thiết như số tiền, loại hình giao dịch và thông tin sẽ tự động truyền về trung tâm thẻ. Quy trình chuẩn chi là một quy trình đặc biệt quan trọng, nó giúp không những đại lý, mà cả Trung tâm thẻ ACB tránh được các rủi ro trong thanh toán thẻ.
3.3. Các loại phí mà ACB áp dụng trong thanh toán thẻ
STT
Khoản mục
Thẻ tín dụng nội địa
Thẻ tín dụng quốc tế
1
Phí rút tiền mặt (%/tháng)
2%_ tối thiểu 20000 VNĐ
4%_ tối thiểu 60000 VNĐ
2
Chiết khấu đại lý (%/ số tiền giao dịch)
1.65% (gồm cả VAT)
2.75% (gồm cả VAT)
Đối với thẻ tín dụng do ACB phát hành, cũng như các ngân hàng khác phát hành đã thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hay ứng tiền mặt tại các đại lý chấp nhận thẻ, máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt tính giá hàng hóa, dịch vụ, ứng tiền mặt bằng ngoại tệ, acb sẽ chuyển đổi ngoại tệ đó ra VND theo tỷ giá trung bình giữa mua và bán chuyển khoản do acb công bố vào ngày giao dịch được cập nhập vào hệ thống quản lý thẻ của ACB.
3.4. Tình hình thanh toán thẻ tại ACB.
Không chỉ phát triển hoạt động phát hành thẻ, ACB còn không ngừng củng cố và nâng cao công tác thanh toán thẻ bởi việc thu phí từ thanh toán thẻ là nguồn thu khá lớn và ổn định ở ACB. Chỉ trong một thời gian ngắn triển khai dịch vụ này, doanh số thanh toán thẻ của ACB đều tăng trưởng mạnh qua các năm, với tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán thẻ đạt ở mức cao. Năm 1996 doanh số thanh toán thẻ của ACB đạt 22 tỷ VND; năm 1997 đạt 85 tỷVND tăng 386%; năm 1998, 120 tỷ VND tăng 41% và năm 1999, 170 tỷ VND tăng 42%; năm 2000, đạt 282 tỷ tăng 70% so với năm 1999. Năm 2001 đạt 422 tỷ tăng khoảng hơn 128% so với năm 2000.
Bảng 7: Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của ACB ( 1996 - 2001)
(Đơn vị: tỷ VNĐ)
Doanh số thanh toán
1996
1997
1998
1999
2000
2001
21.456
85
110.966
169.966
282.796
422.731
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động Trung tâm thẻ ACB các năm 1996-2001)
Đối với hai loại thẻ tín dụng quốc tế mà ACB nhận thanh toán, tuy rằng về tuyệt đối doanh số thanh toán cả hai loại thẻ luôn tăng qua các năm, nhưng về tỷ trọng doanh số thanh toán thẻ VISA- CARD bao giờ cũng chiếm 50 % trên tổng doanh số thanh toán thẻ của ngân hàng. Xu hướng này luôn luôn phổ biến từ thời điểm ngân hàng chấp nhận thanh toán thẻ (1996) cho đến nay. Ta có thể thấy rõ điều này qua bảng sau.
Bảng 8: Tỷ trọng doanh số thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế của ACB (1996 - 2000)
(Đơn vị: %)
Năm 1996
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm2000
Visa- Card
63,6
65,8
67,7
66,2
64
Master-Card
36,4
34,2
32,3
33,8
36
Tổng
100
100
100
100
100
(Nguồn : Báo cáo hoạt động trung tâm thẻ ACB)
Tuy rằng ngay từ lúc tham gia thị trường thanh toán thẻ cũng như về sau này ACB đã phải đối đầu với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam và các ngân hàng Việt Nam trong đó phải kể tới VCB, ANZ. Ban đầu cạnh tranh ở việc hạ phí thu của các đại lý chấp nhận thẻ nhằm thu hút khách hàng. Thực tế, cạnh tranh về phí là không lành mạnh và ảnh hưởng tới lợi ích của tất cả các ngân hàng, vì vậy các Ngân hàng đã cùng Hội thanh toán thẻ thống nhất mức phí tối thiểu (2,5%) áp dụng cho các đại lý chấp nhận thanh toán thẻ. So với các ngân hàng thực hiện hoạt động thanh toán thẻ trên thị trường hiện nay, hoạt động thanh toán thẻ của ACB thực sự có sức cạnh tranh hơn cả, thu hút được một số lượng lớn đại lý đến với ngân hàng, đó là do ngân hàng nhận cung cấp dịch vụ thanh toán ngay cho đại lý các hóa đơn thanh toán thẻ, dịch vụ thu nhận hoá đơn tại đại lý chấp nhận thanh toán thẻ, mức phí chiết khấu mà ngân hàng áp dụng có thể chấp nhận được với các đại lý, hơn nữa khi ký kết hợp đồng thanh toán thẻ với ngân hàng, các đại lý thường sẽ được ngân hàng cung cấp kèm theo những dịch vụ khác mà hiện nay ngân hàng đang cung cấp phục vụ khách hàng chẳng hạn được mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng mà không cần số dư tối thiểu...
Hiện nay, tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB và các chi nhánh của ACB tại TP. HCM có xu hướng giảm, trong khi các chi nhánh và khu vực như Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Quảng Ninh, Cần Thơ có xu hướng gia tăng mạnh. Điều này là do sức cạnh tranh trên thị trường thẻ tại thành phố Hồ Chí Minh là rất mạnh mẽ với sự tham gia thanh toán của khoảng 10 ngân hàng mà chủ yếu của VCB và ANZ.
Riêng Sub-center Hà Nội trong năm 2000 vừa qua, doanh số thanh toán đạt 52 tỷ VNĐ chiếm 28% tổng doanh số thanh toán thẻ, tăng gần gấp đôi so với năm 1999. Thành phố Hồ Chí Minh có doanh số lớn nhất 118 tỷ VNĐ tăng 7% so với năm 1999, nhưng tỷ trọng giảm 6% xuống còn 64% so với năm 1999. Trong khi đó, các khu vực khác doanh số thanh toán thẻ lại tăng mạnh từ 12 tỷ VNĐ năm 1998 chiếm tỷ trọng 7%, lên 15,7 tỷ VNĐ năm 1999 (chiếm tỷ trọng 10 %) và 31,45 tỷ năm 2000 (chiếm tỷ trọng 17,5%). Điều này cho thấy triển vọng phát triển thanh toán thẻ tại các khu vực này của ngân hàng là rất lớn trong khi cạnh tranh trên thị trường còn rất thấp và hầu như là không có, khác với các thị trường lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Biểu 3: Doanh số thanh toán thẻ của ACB tại các khu vực (1996-2000 )
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Ngân hàng ACB)
Trong hoạt động thanh toán thẻ, ACB luôn coi phát triển mạng lưới các đại lý chấp nhận thanh toán thẻ là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng trong chiến lược phát triển dịch vụ thẻ. Trước tình hình cạnh tranh mạnh mẽ của các Ngân hàng khác, ACB đã đưa ra các chương trình phát triển và mở rộng mạng lưới của mình. Cùng với tổ chức thẻ quốc tế VISA, ACB có chương trình khuyến khích cho các cán bộ Marketing nhằm mở rộng mạnh lưới thanh toán thẻ của ACB, đồng thời ngoài đội ngũ nhân viên hiện có ngân hàng cũng có kế hoạch triển khai đội ngũ cộng tác viên trong tiếp thị mở rộng mạng lưới đại lý. Trong năm 1998 và năm 1999, ACB đã có thêm khoảng 600 CSCNT, riêng trong năm 2000, số đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của ACB đã tăng thêm gần 700 đại lý, nâng tổng số đại chấp nhận thanh toán thẻ của ACB trên phạm vi toàn quốc lên tới 2400 đại lý, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 55%. Trong tổng số đại lý hiện nay của ngân hàng tập trung đông nhất với mức độ dày đặc nhất vẫn ở thành phố Hồ Chí Minh gần 1700 đại lý chiếm 66,5% số đại lý hiện có của ngân hàng, tiếp theo là Hà Nội với 420 đại lý chiếm 17,5 %.
Biểu 4: Mức độ tập trung đại lý thanh toán thẻ của ACB tại các khu vực
(Nguồn: Báo cáo hoạt động trung tâm thẻ ACB)
Mạng lưới đại lý thuộc trung tâm thẻ ACB bao gồm đa dạng các loại hình như các điểm rút tiền mặt, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch, vận tải, giải trí các cửa hiệu bán lẻ, các trung tâm thương mại, siêu thị...tập trung chủ yếu ở những nơi có cường độ cạnh tranh cao như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội ngoài ra ở những nơi mà các ngân hàng khác không có chi nhánh thậm chí cả những nơi không có chi nhánh của ACB nhưng có tiềm năng thanh toán thẻ như Hội An, Quảng Ninh, Huế...
Để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, giảm chi phí nghiệp vụ và giảm rủi ro trong thanh toán thẻ, ACB cũng đã trang bị khoảng 720 thiết bị đọc thẻ tự động EDC cho các đại lý chấp nhận thẻ trên toàn hệ thống (gần 30% số đại lý hiện có của ACB). Tuy rằng ACB có nhiều đại lý chấp nhận thẻ hơn các ngân hàng khác ( gần 2400 đại lý) song không phải đại lý chấp nhận thẻ nào cũng được trang bị máy thanh toán tự đông EDC (Electronic Draft Computer). Do hạn chế về vốn ACB phải ưu tiên trang bị thiết bị đọc thẻ tự động cho các đại lý có doanh số lớn và tương đối lớn. Do vậy các ngân hàng, đặc biệt các ngân hàng nước ngoài có lợi thế về vốn như ANZ và UOB ... có điều kiện thâm nhập vào các đại lý chấp nhận thẻ của ACB chưa được trang bị máy cà thẻ điện tử.
4. Đánh giá về hoạt động phát hành, thanh toán thẻ của ngân hàng
4.1. Kết quả đạt được.
ACB là một trong những ngân hàng thực hiện nghiệp vụ phát hành thanh toán thẻ sớm nhất ở Việt nam; có nhiều kinh nghiệm; uy tín trong phát hành thẻ.
ACB là một trong những