Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng gạo tại Tổng Công ty lương thực Miền Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 5

1. Khái niệm 5

1.1. Khái niệm về sản phẩm 5

1.2. Phân loại sản phẩm 5

1.3. Cấp sản phẩm 6

2. Chất lượng sản phẩm 6

2.1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm 6

2.2. Quá trình hình thành nên chất lượng sản phẩm 7

2.3. Các thuộc tính chất lượng sản phẩm 8

2.4. Các đặc điểm chất lượng sản phẩm 9

2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng gạo 10

2.5.1. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hạt gạo 10

2.5.2. Chất lượng hạt gạo và các tiêu chuẩn đánh giá 10

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GẠO TẠI TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM 17

2.1. Giới thiệu tổng quát về Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam 17

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của tổng Công Ty 18

2.1.1.1 Chức năng 18

2.1.1.2 Nhiệm vụ 18

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 19

2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng Công Ty 19

2.1.2.2 Tổ chức của Công Ty 20

2.1.3 Kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sản xuất trong 3 năm qua 28

2.1.4 Kế hoạch hoạt động kinh doanh 2010 của Tổng Công Ty 32

2.1.4.1. Dự báo tình hình 32

2.1.4.2 Mục tiêu thực hiện 33

2.2 Phân tích và đánh giá chất lượng gạo tại tổng công ty lương thực miền nam 34

2.2.1. Tình hình chất lượng gạo của Tổng Công Ty 34

2.2.2. Đánh giá chất lượng gạo qua quy trình sản xuất tại nhà máy 36

2.2.3. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo xuất khẩu 37

2.2.3.1. Nhóm yếu tố bên ngoài 37

2.2.3.2. Nhóm yếu tố bên trong 41

2.2.4. Trình độ sản xuất 49

2.2.4.1. Chính sách kinh tế Nhà nước 51

2.2.4.2. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật 52

2.2.4.3. Đánh giá chất lượng gạo của Tổng thông qua tình hình sản xuất 59

2.2.4.4. Đánh giá chất lượng gạo thông qua qui trình sản xuất tại nhà máy 63

2.2.5. Đánh giá năng lực chế biến 69

2.2.6. Đánh giá chất lượng trên báo cáo tổng kết gia công 70

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM 73

3.1. Giải pháp thu mua nguyên liệu đầu vào 73

3.2. Giải pháp về sản xuất ở nhà máy 73

3.3. Giải pháp đối với nguồn cung 75

3.4. Giải pháp đối với nhân viên 76

3.5. Nhóm giải pháp đối với thị trường và khách hàng 76

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3973 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng gạo tại Tổng Công ty lương thực Miền Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợi, tham ô, tiêu cực…. Xây dựng chiến lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, có chính sách lương, thưởng và các chế độ đã ngộ phù hợp, nhằm thu hút và giữ người tài, đảm bảo cho sự phát triển ổn định, lâu dài của Công Ty. * Mục tiêu thực hiện: - Mua vào: 3.000.000 tấn quy gạo - Bán ra: 3.000.000 tấn quy gạo - Kim ngạch: XNK: 1.365 tỷ USD - Doanh thu: 35.535 tỷ đồng - Lợi nhuận: 861 tỷ đồng - Nộp NS: 760 tỷ đồng. 2.2. Phân tích và đánh giá chất lượng gạo tại tổng công ty lương thực miền nam (vinafood ii). Qua cơ sở lý luận thực tiễn về chất lượng sản phẩm tôi đã phân tích bên trên nay tôi xin thực hiện phân tích đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo xuất khẩu và đánh giá tình hình về chất lượng gạo xuất khẩu tại Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam. 2.2.1 Tình hình chất lượng gạo của Tổng Công Ty: ØTình hình thực hiện hợp đồng lúa gạo của Tổng Công Ty: Bảng 1: Số lượng Và kim ngạch gạo của Tổng Công Ty qua các năm: Thị trường Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số lượng (Tấn) Kim ngạch (USD) Số lượng (Tấn) Kim ngạch (USD) Số lượng (Tấn) Kim ngạch (USD) Châu Á 2.454.205 699.405.524 1.722.760 1.066.828.195 2.273.525 945.985.754 Malaysia 301.393 88.175.250 206.524 115.525.810 571.000 234.375.763 Philippines 1.071.298 295.606.951 1.411.472 896.791.142 1.599.861 667.368.784 Indonesia 968.877 283.996.883 11.500 3.582.714 750 285.350 Các nước # 112.638 31.626.440 93.264 50.938.528 101.914 43.955.857 Gồm: Châu Á # 99.281 28.557.890 87.637 47.365.015 72.790 32.083.512 * Singapore 13.357 3.048.550 5.627 3.573.513 29.123 11.872.345 % Thị trường Maylaysia 122.805.889 1.260.717.092 1.198.795.536 108.280.336 2.511.518.387 247.758.237 % Thị trường Phillipines 4.365.150.753 819.308.713 422.654.585 8.406.065.193 7.036.919.298 7.054.744.552 Dựa vào số liệu đánh giá 2007 – 2009 ta thấy lượng sản xuất gạo của Tổng Công Ty qua hai thị trường Malaysia và Philippines có xu hướng tăng về số lượng và kinh ngạch. Một điều chúng ta dễ thấy là gạo xuất khẩu của Tổng Công Ty đã dần dần chiếm được niềm tin của người tiêu dùng nước ngoài, điều này có được là có được là do chất lượng gạo của Tổng Công Ty đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường, cụ thể Tổng Công Ty đáp ứng được những thoả thuận về chất lượng được ký kết trong hợp đồng. Đây là một thành quả từ các khâu khác nhau từ nghiên cứu, thiết kế sản phẩm đáp ứng những nhu cầu của khách hàng như độ bền của bao bì, hương vị gạo, độ dẻo của hạt gạo và màu sắc đến khâu sản xuất, đóng gói, vận chuyển. Góp một phần không nhỏ đó chính là các chuyến hàng của Tổng Công Ty không bao giờ bị trể hẹn với thời gian qui định trong bộ chứng từ do hệ thống kinh doanh ngoại thương của Tổng Công Ty khá mạnh. 2.2.2 Đánh giá chất lượng gạo qua quy trình sản xuất tại nhà máy Biểu đồ 1: Tỷ lệ phế phẩm qua các năm trong giai đoạn 2006 - 2009 Dựa vào biểu đồ ta nhận thất tỷ lệ phế phẩm của Công Ty qua các năm ngày càng giảm. Điều đó cho thấy có một sự cải tiến về công nghệ và phương pháp quản lý sản xuất. Tỷ lệ phế phẩm ít đi sẽ giúp cho Công Ty tiết kiện được nhiều chi phí khác ở các khâu kiểm tra, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khó tính. Chất lượng gạo của Công Ty ngày càng được nâng cao khi ta loại bỏ dần được phế phẩm có trong thành phẩm. ØNhận xét, đánh giá về chất lượng gạo: * Những điều đạt được: Đối với gạo xuất khẩu nội địa: Tổng Công Ty đã đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về độ ẩm, màu sắc cũng như hương vị. Các loại gạo giao chất lượng cao của Công Ty được thị trường trong nước tin dùng. Tiêu chuẩn gạo của Tổng Công Ty đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu của TCVN 5643:1999. Tuy nhiên khí hậu ở nước ta nóng ẩm nên độ thay đổi chỉ tiêu ẩm độ tronf dung sai cho phép là 0.5%. Đối với gạo xuất khẩu: Tổng Công Ty đáp ứng đầy đủ về chất lượng được qui định trong hợp đồng xuất khẩu. Tổng số hợp đồng thực hiện hằng năm là 100% và không có phàn nàn của phía đối tác về sự sai phạm chất lượng. * Những điều chưa đạt được: - Gạo xuất khẩu của Tổng Công Ty chưa đáp ứng đủ các chỉ tiêu chất lượng tại thị trường Châu Mỹ và thị trường Đông Bắc A nên khả năng cạnh tranh hạn chế. - Công Ty thực hiện thu mua qua nhiều tầng nấc trung gian nên không đảm bảo độ đồng đều của chất lượng gạo gây ra những sai lệnh về chất lượng trong sản xuất đối với một số chỉ tiêu. Do đó một số khách hàng khó tính không hài lòng. 2.2.3 Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo xuất khẩu: 2.2.3.1. Nhóm yếu tố bên ngoài: ØNhu cầu của nền kinh tế: * Nhu cầu của thị trường: Hiện nay, lúa do nông dân sản xuất được tiêu thụ làm hàng hoá theo các mức độ khác nhau tuỳ từng vùng: Đồng Bằng Sông Hồng khoảng 25 – 30%, vùng miền núi phía Bắc khoảng 8 – 10%, Vùng miền Trung và Tây Nguyên khoảng 15 – 20%, Đông Nam Bộ 55 – 60% và vùng đồng bằng Sông Cửu Long 70 – 75%. Tiêu dùng trong nước theo Tổng Cục thống Kê, giai đoạn 1998 – 2004 bình quan mức tiêu thụ của nước ta là 150 kg gạo/người/năm. Xu hướng giảm dần lượng gạo tiêu thụ trong nước diễn ra ở cả nông thôn và thành thị, tuy nhiên ở thành thị mức giảm nhanh hơn nông thôn. Xuất khẩu: Thời kỳ 1996 – 2000, xuất khẩu 3.67 triệu tấn gạo/năm, kim ngạch là 900 triệu USD/năm. Thời kỳ 2001 – 2007, bình quâu xuất khẩu đạt 4.18 triệu tấn/năm, kim ngạch là 1.03 tỷ USD/năm, tăng 13.8% về lượng và 14.4% về giá trị so vớ thời kỳ trước. * Thị trường gạo xuất khẩu chủ lực của Việt Nam: - Châu Á : 52.7% - Châu Phi : 27.21% - Châu Mĩ : 11.08% - Cu Ba : 11.34% Hiện nay xuất khẩu có khuynh hướng mở rộng thị trường sang khu vực Châu Phi. Trong những năm tới Tổng Công Ty vẫn tiếp tục mở rộng thị trường nhưng vẫn chú ý đến thị trường Châu Á có tiềm năng lớn bởi vì việc tiến tới tự túc lương thực của khu vực này còn rất khó khăn như Philippines và Indonesia, ngoài ra sự thay đổi thời tiết không thuận lợi cho việc trồng lúa ở Ấn Độ và Trung Quốc, ảnh hưởng rất lớn đến an ninh lương thực của hai nước đông dân nên nhu cầu về gạo ở hai thị trường này rất cao. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng Myanmar sẽ là nước xuất khẩu gạo tiềm năng trong tương lai. * Thị hiếu tiêu dùng của thị trường: 1. Thị trường Châu Á là thị trường nhập khẩu gạo lơn. Hằng năm thị trường này nhập khẩu 35 – 40% lượng gạo trao đổi của thế giới. Vì thế giá gạo tại thị trường này ảnh hưởng rất lớn đến giá giạo quốc tế. Có thể phân loại thị trường Châu Á thành hai nhóm khách hàng chủ yếu: - Đông Nam Á và Nam Á: Gồm những nước nhập khẩu gạo lớn như: Indonesia, Philippine, Malaysia, Bangladesh, … Các nước xuất khẩu gạo lớn như: Thailannd, Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam điều có sự quan tâm đặc biệt tới thị trường này. Nhu cầu của thị trường này là gạo trắng, hạt dài, ít bạc bụng, độ ẩm thấp và xay xát kỹ. Giống lúa cho hạt dài như IR – 64 của Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu thị trường này. - Đông Bắc Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông. Nhu cầu gạo của thị trường này là gạo trắng cao cấp, hạt tròn, dẻo, thơm. Đap phần thị trường này nhập gạo của Thái Lan, gạo đặc sản Basmati của Ấn Độ, gạo Việt Nam chưa thể cạnh tranh được trên thị trường này vì chất lượng không đáp ứng nhu cầu. 2. Trung Đông: Thị trường này ưa chuộng loại gạo hạt dài ít tấm và đòi hỏi tiêu chuẩn về tạp chất rất khắc khe. Gạo thơm là loại gạo ưa chuộng tại thị trường này. Gạo đó cũng có nhu cầu tiêu thụ tại đây. Các nước nhập khẩu gạo của Việt Nam là: Ả rập Saudi, Iran, Irag, Syrie. Thổ Nhĩ Kỳ. Thái Lan cũng cạnh tranh trên thị trường này song do chất lượng gạo của Việt Nam không đáp ứng được đầy đủ như cầu như gạo Thái nên thị phần của gạo Việt Nam chưa được mở rộng. 3. Châu Mỹ: Ưa chuộng gạo trắng hạt dài, xay xát kỹ, có mùi vị tự nhiên. Đây là thị trường khắc khe về mặt chất lượng. Thị trường này nhập khẩu hàng năm từ 3 – 3.6 triệu tấn, trong đó khoản 80% số lượng nhập khẩu gạo là các nước Mỹ La Tinh như Brazin, Columbia. CuBa, Mehix, Peru, Canada (Bắc Mỹ), lượng nhập khẩu hàng năm là 240 ngàn tấn gạo. Thị trường này chủ yếu nhập gạo từ Hoa Kỳ, tiếp đến là Thái Lan. Gạo Việt Nam hiện nay chưa thể có khả năng cạnh tranh với Mỹ và Thái Lan trên thị trường này. 4. Châu Âu: Thị trường Châu Aâu sử dụng lương thực chính là lúa mì nên sản lượng nhập khẩu tại thị trường này không lớn. Nhu cầu về gạo chỉ xuất hiện ở người Châu gốc Á. Hằng năm thị trường này nhập khẩu bình quân khoảng 1.3 triệu tấn, chiếm 6% khối lượng gạo xuất khẩu của thế giới, trong đó Đông Âu và Nga nhập 1/3 sản lượng gạo (khoản 600.000 ngàn tấn mỗi năm), đây là thị trường Việt Nam có lợi thế do mối quan hệ hợp tác được hình thành qua nhiều năm. Nhà nhập khẩu chính tại Châu Aâu là Mỹ và Thái Lan. Thị trường này ưa chuộng gạo trắng hạt dài. Chất lượng chế biến và độ thuần chủng cao. Ở khu vực Nam Âu, gạo hạt tròn được ưa chuộng hơn, trong khi đó tại khu vực Bắc Âu thì gạo hạt dài được ưa thích hơn. 5. Châu Phi: Theo số liệu của USDA, lượng nhập khẩu của thị trường này không ngừng gia tăng hằng năm, chiếm khoảng 15 – 20% lượng gạo trao đổi của thế giới. Các nước nhập khẩu gạo lớn là các nước Tây Phi. Vì kinh tế khó khăn nên các nước này nhập gạo có phẩm cấp thấp. Các nước Nam Phi mỗi năm khoảng 500 ngàn tấn. Những khó khăn hạn chế khi Việt Nam tham gia thị trường này: - Do cán cân thanh toán của các nước Châu Phi thường bị mất cân đối, vì vậy việc nhập khẩu gạo thường lệ thuộc vào nguồn viện trợ của Liên Hiệp Quốc hoặc các nước phát triển. Thời hạn thanh toán chậm, khả năng rủi ro cao hơn các thị trường khác. - Phương tiện vận chuyển đến Tây Phi còn do đường xa, cước phí cao, năng suất bốc dỡ thấp, tàu bè phải đợi lâu. - Tình hình chính trị xã hội không ổn định, xung đột sắc tộc, đảo chính, đình công, nổi loạn, nội chiến là những nguyên nhận làm cho nền kinh tế Tây Phi vốn đã khó khăn ngày càng khó khăn hơn. 2.2.3.2. Nhóm yếu tố bên trong: Trong nội bộ doanh nghiệp, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm có thể được biểu thị bằng 4M đó là: a. Men (con người): Con người, lực lượng lao động trong doanh ngiệp. Nguồn nhân lực của Tổng Công Ty hiện nay là trình độ công nhân kỹ thuật khá cao, trong khi trình độ cao đẳng và Đại học vẫn còn khá ít. Tuy nhiên, nhờ Tổng Công Ty có những chính sách đào tạo bồi dưỡng hằng năm hợp lý, cộng với sự cố gắng hợp tác của các công ty thành viên nên chất lượng nguồn cán bộ có kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Nguồn nhân lực của Tổng Công Ty chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng gạo trong quá trình xay xát gạo. Một thực tế hiện nay ở các trường đại học và Trung học chuyên nghiệp đó là chưa có khoa dạy về xay xát gạo, chưa có một quy trình hoàn chỉnh để giảng dạy, ngày nay kỹ thuật xay xát gạo Việt Nam đã thay đổi cần phải hướng dẫn cho công nhân kỹ thuật, biết hết tính năng tác dụng của máy móc, cần thiết phải đưa công nhân đi học ở các trường hoặc thuê giáo viên đến cơ sở để huấn luyện. Phòng kỹ thuật của Xí nghiệp cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên xuống nhà máy để giúp xử lý những tình huống cấp bách đồng thời dựa trên cơ sở vừa học vừa làm để đào tạo một đội ngũ công nhân chuyên nghiệp có trình độ cao, và như vậy nhà máy sẽ không bị thiệt hại do việc thu hồi thành phẩm thấp và không khai thác hết công suất thiết bị. Nhà máy cần đề ra chính sách đòn bẩy để khuyến khích người công nhân không ngừng nâng cao tay nghề, tiền lương nên tính trên số lượng và chất lượng sản phẩm mà người công nhân đạt được để ai làm tốt mức thu nhập phải cao hơn, còn ai làm không đạt thì phải phạt hoặc đào thải. b. Methods (Phương pháp): Phương pháp quản trị công nghệ, trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Phương pháp quản lý doanh nghiệp đã được hình thành trên cơ sở doanh nghiệp Nhà nước. Hiện nay Tổng Công Ty đang có hướng phát triển từ mô hình công ty mẹ – con trở thành một tập đoàn kinh tế nên hằng năm công ty vẫn lưu giữ hồ sơ về những thay đổi khá tiến bộ trong phương pháp quản lý và vận hảnh. Môi trường làm việc của công ty được duy trì khá thuận tiện, có sự giúp đỡ kết hợp từ các phòng ban bà có sự hợp tác giữa các thành viên trong một phòng ban, cấp trên và cấp dưới luôn duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong công việc và luôn tìm cách giải quyết những mâu thuẫn trong thời gian ngắn nhất. Trong quản lý gia công cần phân biệt kho nguyên liệu, kho gia công và kho thành phẩm, để quản lý gia công thỉ cần phải biết nguyên liệu mua có đúng hay không, máy móc, công nhân phải chuẩn bị thật tốt cái nào chưa phù hợp để điều chỉnh, qua thực tế sản xuất cần so sánh giữa ca ngày và ca đêm liên quan đến tỷ lệ thu hồi thành phẩm, cùng loại nguyên liệu nhưng tỷ lệ thu hồi sẽ khác nhau. Tóm lại một khâu kiểm tra quá trình sản xuất, chúng ta phải kiểm tra qua nhiều khâu. Như kho nguyên liệu, gia công, thành phẩm, kết thúc ca, ca trước phải bàn giao cho ca sau nội dung bàn giao phải thật cụ thể về hàng hoá. Bao bì, tình trạng máy móc… Quản lý gia công có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình sản xuất, cần chú ý theo dõi tỷ lệ thu hồi, dù rằng tỷ lệ thu hồi thành phẩm vẫn đạt yêu cầu là 99.5%, khi tổng kết gia công người ta phải cần chú ý đến tỷ lệ thu hồi chính phẩm, chỉ tiêu này mới là trọng tâm, nó quyết định giá thành sản phẩm. Chỉ tiêu này nói lên nguyên liệu mua vào có tốt không, công nhân có tốt không, kho gia công là người theo dõi quá trình từ nguyên liệu qua máy móc đến thành phẩm, vì vậy kiểm tra nguyên liệu để kiểm tra máy móc qua từng khâu để xác định độ xát trắng của từng cối xát, độ gãy vỡ của từng cối xác để xác định có cần điều chỉnh máy móc hay không. Kiểm tra gia công phải kiểm tra từng khâu tách hạt xem tấm có lẫn gạo là bao nhiêu, cám lẫn tấm bao nhiêu, gạo lẫn tấm bao nhiêu có đúng yêu cầu không? Nếu các khâu này không được kiểm tra thì có thể xay không đủ độ trắng hàng sẽ rớt giá, nếu chúng ta xay trắng quá mức thì chúng ta sẽ biến gạo thành tấm, cám mất đi giá trị thương phẩm của gạo, yêu cầu trình độ của người làm công tác gia công phãi đạt sự hiểu biết đánh giá cho đúng để phản ánh cho lãnh đạo, cho người thợ đứng máy, cho người mua nguyên liệu. Đối với việc kiểm soát thiết bị, cán bộ và công nhân kỹ thuật phải nắm rõ tính năng, công xuất thiết bị, như công suất động cơ, vòng tua, lưu lượng gió, giải nhiệt, sự thuận lợi trong thao tác, trong quá trình hoạt động thì không thể kiểm tra hiệu suất của thiết bị như năng suất độ phá gãy, độ xát, độ bóng, độ sạch, độ kín của máy móc, các kỹ sư trưởng của nhà máy cần phải luôn luôn đổi mới quy trình công nghệ để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là thị trường gạo cao cấp, đòi hỏi phải có thiết bị đa dạng để thay đổi kịp thời cho sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Vì vậy kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phải đủ khả năng nghiên cứu cải tiến thiết bị và đảm bảo cho thiết bị được hoạt động liên tục, luôn tạo ra được nhiều bí quyết riêng cho từng cơ sở, cơ sở chế biến gạo nào có nhiều cải tiến công nghệ thì cơ sở đó chiến thắng trên thị trường. c. Machines (Máy móc, thiết bị): Khả năng về công nghệ, máy móc thiết bị của doanh nghiệp Sau đây là bảng báo cáo tổng hợp năng lực sản xuất chế biến lúa gạo và kho chứa ở Tổng Công Ty Bảng 3: Bảng năng xuất và công suất của các thiết bị chế biến gạo: Tên thiết bị Số lượng Tổng năng suất (tấn/ha) Tổng công suất motor (KW) Trung bình một máy Năng suất Công suất Xay – Xát 11 45.5 1.737 4.13 157.91 Xay – Xát – Lau Bóng 1 4.5 268 4.5 286 Xát – Lau bóng 76 518 35.378 6.81 465.5 Lau bóng 1 6 271 6 271 Sấy cám 7 30 624 4.29 89.14 Trộn gạo trắng 42 1.420 415 33.81 9.88 Trộn gạo sắt 19 224 245 11.79 12.89 (Nguồn phòng kỹ thuật) Hiện nay tổng diện tích kho chứa của Tổng Công Ty tính cho khối mẹ là 311.291 m2, và tính lượng là 582.065 tấn. Về công nghệ, hiện nay Tổng Công Ty sử dụng dây truyền sản xuất mới, đa số máy móc có xuất xứ từ Nhật Bản, một số bí quyết công nghệ được giữ bí mật, dây chuyền sản xuất được tự động hoá hoàn toàn và hằng tuần vào chủ nhật các cơ sở sản xuất tổ chức tổng vệ sinh và bảo trì máy móc nên công nghệ chế biến vẫn được duy trì khả năng vận hàng từ 97 – 99%. Các thiết bị sản xuất lúa gạo hiện có của Tổng Công Ty: - Cân điện tử khây nguyên liệu, cân điện tử khâu thành phẩm, bồn chứa nguyên liệu. - Sàn tạp chất, gằn tách thóc khâu nguyên liệu (kiểu Paris và kiểu mới), sàng tách đá sạn, máy xay (đá), máy xay (rulo cao su). - Thiết bị hút rớt, sàng cám xay, sàng cám xay, đào gạo lức, máy xát trắng (côn), máy xát trắng (hoả tiễn), máy lau bóng, máy sấy tròn, máy sấy tháp, sàn đảo gạo trắng, trống phân loại, gằn tách thóc khâu thành phẩm. - Máy tách màu, hệ thống hút bụi, vis tải các loại, gàu tải các loại, băng tải các loại, bồn chứa biến áp, tụ bù. Hiện nay hệ thống máy móc của nhà máy chỉ nâng cấp, mua mới số máy như máy xay, máy tách màu, hệ thống trộn gạo thường, trộn gạo, sắt. Nhà máy đang tiếp tục đầu tư thêm các loại máy móc như máy tách thóc, xát trắng, đánh bóng, phân loại theo kích cỡ, máy tách màu, … Hiện nay nhận thức về quy trình chế biến còn nhiều cách khác nhau, từ nguyên liệu lức -> tách tạp chất -> tách thóc bằng hai hệ thống đảo và gằng -> xát cám -> 1 -> 2 -> 3 đánh bóng, tách tấm bằng đảo và trống, có nơi sử dụng gạo nguyên liệu thì không sử dụng gằng mà đưa thẳng vào xát rồi qua đánh bóng -> tách thóc lẫn -> tách tấm, theo quy trình này khi đưa gạo vào xát lần 1 sẽ làm cho một lượng thóc lẫn được tách trấu, sau 2 lần xát thì lượng thóc vẫn còn trong gạo và cứ mỗi lần xát thì có hỗn hợp hai loại, một loại lức 100% và một loại đã xát 3 – 5% cám, qua mỗi lần xát thì tỉ lệ xát trắng và lức nguyên cách nhau càng xa. Để cho hạt lức với một thời gian và cung đoạn ngắn phải đạt mức tương đốithì phải tăng độ xát lên và như vậy sẽ làm tổn thất chung cho toàn bộ khối nguyên liệu được xát. Việc lắp đặt gằn thóc ở giai đoạn cuối vẫn có hiệu quả là tách được thóc ở giai đoạn cuối, nhưng nếu giai đoạn đầu không được tách thì thành phẩm và kết quả xay xát sẽ gặp trường hợp nói trên. Giai đoạn phá cám phải có cường độ xát vừa phải và sắt bén hơn để làm cho mảnh vở của cám được bong ra dễ dàng, vì vậy kết cấu của đá, phấn, muối phải khác nhau, vòng tua của cối cũng khác nhau, thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với nguyên liệu theo vùng và vụ mùa. Giai đoạn làm sạch cám: Giai đoạn này lớp bền vững của cám để bảo vệ lớp tinh bột đã bị phá vỡ. Mức độ xát của cối xát được cộng thêm với mức độ ma sát giữa các hạt với nhau, đòi hỏi mực ma sát phải mạnh hơn. Vì vậy kết cấu của đá, phấn, muối, vòng tua của cối xát cũng được thay đổi so với lần xát thứ nhất. Đánh bóng bằng hơi nước, đặc điểm của máy này là độ ma sát của hạt rất cao và ít làm gãy hạt và làm cho hạt bóng lên. Vì vậy, giai đoạn ba này nhiều cơ sở sản xuất gạo không lắp đặt mà chỉ xát một lần, lần hai rồi qua đánh bóng, nhưng không nên lầm tưởng rằng máy đánh bóng bằng hơi nước với ý định chế tạo của người sáng chế là để làm sạch bộ mặt của hạt, nhưng khi qua Việt Nam thì nó lại bị người ta dùng để làm xát trắng, ban đầu nguyên thuỷ của máy chỉ có động cơ 33KW, rồi 57,75,100KW. Nhưng gạo đánh bóng của ta để một thời gian có mùi hôi, do phát sinh từ lớp cám còn nằm trên lớp mặt của hạt gạo. Một số nhà nhập khẩu thì muốn có loại gạo có độ xát trắng cao hơn, nên phải đánh bóng thêm một lần nữ, những chuyên gia về chất lượng gạo họ không căn cứ vào đánh bóng mấy lần mà căn cứ vào mức xát kỹ hay mức xát dối, và nhược điểm của sự xát ép bằng máy đánh bóng để lại vế sọc lưng, vết sọc này chỉ có thể xử lý được bằng cối xát đá. Nếu như chúng ta làm tốt giai đoạn xát trắng thì trong giai đoạn đánh bóng chỉ làm sơ qua để đạt mức thẩm mỹ của gạo và lượng cám khô sẽ nhiều hơn cám ướt trong khi đó giá trị cám khô cao hơn cám ướt đến 30%, vì vậy nhà máy cần lắp ráp thêm máy sấy cám để xử lý cám ướt. Hiện nay phổ biến là đánh bóng gạo cao cấp, nhưng chúng ta thường phải đánh cả tấm, lẽ ra chỉ đánh bóng phần gạo, phần còn lại từ 10 – 20% thậm chí đến 30% tấm trong gạo nguyên liệu không phải đem đánh bóng, mà đem xát riêng sau đó tách ra trộn thành gạo cấp thấp 25 – 35% tấm. Vừa tốn chi phí đánh bóng, vừa tổn thất nguyên liệu, nếu thay đổi cách chế biến thì ta có thể giảm được 15 – 20% khối lượng gạo đánh bóng những nguyên liệu không cần thiết đánh bóng. Tách hạt theo kích thước: Từ khi xuất khẩu gạo nhu cầu gạo cao cấp. Đặc biệt là loại gạo cao cấp ít tấm, ngày càng tăng, thì nhu cầu trồng tách hạt cũng tăng theo, cho đến nay dùng trống tách tấm trở nên phổ biến và không thể thiếu được. Tuy nhiên phải kết hợp cả hai loại, tách bằng đảo và tách bằng trống để làm cho tăng năng suất của trống tăng cao hơn, chú ý do độ ẩm của nước ta rất cao nên cám thường bám ở đáy lỗ làm bít lỗ tấm nhỏ không lọt vào được, nên phải thường xuyên vệ sinh trống. Máy tách màu:Hiện nay nhà máy chưa trang bị máy tách màu nên cần phải dự phòng vị trí để sẳn khi cần thì phải lắp đặt ngay, để sản xuất gạo cao cấp thì phải có máy tách màu mới phát huy hiệu quả, khi sử dụng máy tách màu chúng ta cần chú ý gạo do máy tách ra, thường mang theo những hạt tốt, gây nên tổn thất trong chế biến. Trong dây chuyền sản xuất gạo hiện nay chúng ta chưa thực sự quan tâm quản lý nguyên liệ, theo dõi từng khâu để đánh giá thiết bị, nguyên liệu để nguyên liệu, để thực hiện điều này cần phải bố trí cán cân tự động để kiểm tra nguyên liệu sạch trừ đi nguyên liệu ban đầu thì sẽ biết là tạp chất là bao nhiêu, lấy nguyên liệu lức mà xác định vỏ trấu, lấy gạo trắng so với gạo lức để biết được cám vv… Vì vậy các cơ sở cần được trang bị cân tự động để kiểm tra các khâu trong dây chuyền. Hiện nay trong dây chuyền sản xuất được coi là tự động nhưng khâu đưa nguyên liệu vảo và đưa thành phẩm ra vẫn còn thủ công, cần từng bước t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG.doc
  • docbia 1.doc
  • docmo dau1.doc
  • docphu luc.doc
Tài liệu liên quan