Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển SACOM

Mục lục

Lời mở đầu 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 2

5. Kết cấu của khóa luận 2

 

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ

1.1. Khái niệm về quản trị nhân sự 3

1.2. Vai trò của bộ phận nhân sự 3

1.2.1. Chính sách 3

1.2.2. Cố vấn 3

1.2.3. Dịch vụ 3

1.2.4. Kiểm tra 4

1.3. Nội dung quản trị nhân sự 4

1.3.1. Phân tích công việc 4

1.3.1.1. Khái niệm và mục đích của việc phân tích công việc 4

1.3.1.2. Nội dung của phân tích công việc 5

1.3.2. Tuyển dụng nhân sự 7

1.3.2.1. Nguồn tuyển dụng 7

1.3.2.2. Nội dung của tuyển dụng nhân sự 8

1.3.3. Đào tạo và phát triển nhân sự 8

1.3.3.1. Đào tạo nhân sự 8

1.3.3.1.1. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật 9

1.3.3.1.2. Đào tạo nâng cao năng lực quản trị 9

1.3.3.2. Phát triển nhân sự 10

1.3.4. Đãi ngộ nhân sự 11

1.3.4.1. Đãi ngộ vật chất 11

1.3.4.2. Đãi ngộ tinh thần 12

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị nhân sự 12

1.4.1. Nhân tố môi trường kinh doanh 12

1.4.2. Nhân tố con người 14

1.4.3. Nhân tố nhà quản trị 15

1.5. Sự cần thiết của việc hoàn thiện quản trị nhân sự 15

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY SACOM

2.1. Giới thiệu chung về công ty 17

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 17

2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty 19

2.1.3. Môi trường kinh doanh của công ty 19

2.1.4. Sơ đồ tổ chức của công ty 22

2.1.5. Định hướng phát triển của công ty 25

2.1.6. Các thành tựu của công ty 26

2.1.7. Các công ty con của công ty 27

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty 30

2.3. Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty 32

2.3.1. Tình hình nhân sự tại công ty 32

2.3.2. Cơ cấu nhân sự của công ty qua các năm 34

2.3.3. Thực trạng công tác tuyển dụng tại công ty 37

2.3.3.1. Tình hình tuyển dụng tại công ty 37

2.3.3.2. Quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty 38

2.3.4. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nhân sự tại công ty 43

2.3.4.1. Mục đích của đào tạo và phát triển nhân sự 43

2.3.4.2. Tiến trình đào tạo và phát triển trong công ty 44

2.3.4.3. Phương pháp đào tạo và phát triển nhân sự chủ yếu tại công ty 46

2.3.4.3.1. Đào tạo tại nơi làm việc 46

2.3.4.3.2. Đào tạo thông qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn 46

2.3.4.4. Tình hình đào tạo nhân sự trong công ty 47

2.3.4.5. Quyền lợi và nghĩa vụ của CBCNV được đào tạo. 48

2.3.4.6. Tình hình phát triển nhân sự trong công ty 48

2.3.5. Thực trạng công tác đãi ngộ nhân sự trong công ty 49

2.3.5.1. Cơ cấu thu nhập hàng tháng 49

2.3.5.2. Thời gian trả lương 50

2.3.5.3. Tiền thưởng 50

2.3.5.4. Làm ngoài giờ 50

2.3.5.5. Chế độ phúc lợi 50

2.3.5.6. Phụ cấp 51

 

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY SACOM

3.1. Tổng hợp đánh giá về công tác quản trị nhân sự của công ty SACOM 52

3.1.1. Về công tác tuyển dụng 53

3.1.2. Về công tác đào tạo và phát triển 54

3.1.3. Về công tác đãi ngộ 55

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị nhân sự tại công ty

SACOM 55

3.2.1. Về công tác tuyển dụng 55

3.2.2. Về công tác đào tạo và phát triển 58

3.2.3. Về công tác đãi ngộ 61

 

Kết luận 63

Tài liệu tham khảo 64

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2124 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển SACOM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng lực vô hình giúp công ty tự hoàn thiện và phấn đấu vươn lên. • Môi trường bên trong: - Yếu tố về lao động : Công ty hoạt động dưới sự điều hành của Hội đồng quản trị và lực lượng CBCNV có trình độ chuyên môn cao tạo tiền đề cho sự mở rộng quy mô và phát triển ngành nghề kinh doanh của công ty. - Khả năng về vốn : Theo định hướng phát triển đa ngành của SACOM, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2010 đã quyết định tăng vốn điều lệ lên 1.308 tỷ đồng bằng nguồn thặng dư. Biểu đồ 2.1. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty qua các năm 1998 - 2008 Nguồn: Phòng Kế toán công ty SACOM Nhìn vào biểu đồ 2.1, ta thấy sự gia tăng về vốn không ngừng qua mỗi năm, năm sau luôn cao hơn năm trước. Với mục tiêu không ngừng phát triển, công ty mạnh dạn tăng vốn điều lệ, mở rộng hoạt động kinh doanh theo hướng đa ngành nghề, đặc biệt chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, bất động sản, du lịch, sân golf… và đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Đó là quá trình bảo toàn và phát triển vốn đã được xây dựng qua từng năm, là quá trình cố gắng của cả một tập thể CBCNV trong công ty, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất, tiết kiệm mọi chi phí trong sản xuất, quản lý. 2.1.4. Sơ đồ tổ chức của công ty Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Quyền hạn và nhiệm vụ: - Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Tổng giám đốc và các người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó. - Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác. - Các quyền hạn khác theo quy định của công ty. Ban kiểm soát: - Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công ty: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên. - Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông. Ban điều hành: Tổng giám đốc: Vạch ra sứ mệnh, các chiến lược và kế hoạch dài hạn của công ty. Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các bộ phận trong công ty. Quyết định các vấn đề nhân sự trong công ty: tuyển dụng, bố trí công việc, đào tạo, lương, thưởng… Trực tiếp làm các công việc đối ngoại quan trọng thuộc các lĩnh vực. Phó Tổng giám đốc: Tư vấn và hỗ trợ Tổng giám đốc trong các tác nghiệp mỗi ngày. Theo dõi các hoạt động diễn ra ở các bộ phận và can thiệp khi có vấn đề đột xuất. Thay vị trí Tổng giám đốc khi Tổng giám đốc bận đi công tác xa. Khối chức năng: Phòng hành chính nhân sự: Quản lý và phát triển nguồn nhân lực của công ty để phục vụ tốt chiến lược kinh doanh của công ty. Tổ chức sắp xếp bộ máy trong công ty, quản lý hồ sơ CBCNV và giấy tờ văn thư. Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các quy định áp dụng trong công ty, xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty - các bộ phận và tổ chức thực hiện. Đề xuất với Tổng giám đốc trong việc thực hiện giải quyết các chính sách, chế độ đối với CBCNV như: tuyển dụng, đào tạo, cho thôi việc, tăng lương, đề bạt theo quy định của công ty. Quản lý điều động xe, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của toàn công ty và đề xuất mua sắm, sữa chữa, tu bổ và thanh lý tài sản. Hỗ trợ bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa ban lãnh đạo và người lao động trong công ty. Phòng kế toán: Tổ chức bộ máy tài chính kế toán từ công ty đến các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc. Đồng thời tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, thông tin kinh tế, hạch toán kế toán theo đúng điều lệ tổ chức kế toán, pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước và những quy định cụ thể của công ty về công tác tài chính. Phòng kỹ thuật: Lên kế hoạch chỉ tiêu tiến độ, biện pháp sản xuất cho từng giai đoạn cho từng sản phẩm để có kế hoạch sử dụng thiết bị, nhân lực sản xuất hợp lý đem lại hiệu suất lao động  cho toàn công ty. Lập và quản lý hồ sơ, ký lịch của tất cả các máy móc, thiết bị thuộc công ty. Hướng dẫn và kiểm tra các đối tượng sử dụng, vận hành máy, thiết bị. Duy trì việc cung cấp điện, nước, khí nén… cần thiết cho sản xuất và sinh hoạt của công ty. Tham mưu cho Tổng giám đốc về đầu tư thiết bị công nghệ và trong công tác quản lý về mặt kỹ thuật, quy trình an toàn lao động nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và phát triển. Phòng công nghệ thông tin: Kiểm soát, đánh giá, thiết lập những vấn đề liên quan đến hoạt động Công nghệ thông tin. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các mô hình ứng dụng mới, các giải pháp ứng dụng phù hợp với yêu cầu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Thiết kế, xây dựng các ứng dụng, công cụ hỗ trợ tác nghiệp cho các phòng ban và hoạt động của công ty. Xây dựng, hoàn thiện các qui trình, văn bản hướng dẫn, tài liệu ISO cho các hệ thống thông tin của công ty. Tham mưu cho Ban điều hành những vấn đề liên quan đến hoạt động Công nghệ thông tin. Các công việc khác theo sự chỉ đạo của Ban điều hành. Khối sản xuất: Sản xuất kinh doanh các loại vật liệu viễn thông, vật liệu điện, các mặt hàng dân dụng khác theo kế hoạch sản suất kinh doanh của nhà máy và của công ty giao. Khối kinh doanh: Tham mưu cho Tổng giám đốc hoạch định chiến lược và sách lược kinh doanh của công ty. Giúp Tổng giám đốc kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, phát hiện các vấn đề tồn tại và đề xuất hướng giải quyết. Chủ động tìm kiếm nguồn hàng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa. Khối đầu tư - kinh doanh Bất động sản: Đầu tư phát triển kinh doanh nhà, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. Cho thuê văn phòng. Kinh doanh bất động sản, kinh doanh sân golf, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch… 2.1.5. Định hướng phát triển của công ty Xây dựng Công ty theo mô hình Công ty Mẹ – Con. Đa dạng hóa đầu tư bằng nhiều hình thức như liên doanh, liên kết… phát triển Công ty trở thành Tập đoàn vào năm 2015. Phát triển Công ty theo định hướng tập trung vào 3 lĩnh vực chính: kinh doanh truyền thống dây và cáp các loại, đầu tư và kinh doanh bất động sản và đầu tư tài chính. Đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu hàng năm từ 20% - 30% bằng việc đa dạng hóa sản phẩm. Thực hiện tăng cường đầu tư chiều sâu, giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm. Cam kết thực hiện tốt quá trình quản lý và sản xuất theo ISO quốc tế, không chạy theo sản phẩm kém chất lượng. Giữ vững quan hệ với bạn hàng truyền thống, tiếp tục mở rộng thị trường, kể cả thị trường trong và ngoài nước. 2.1.6. Các thành tựu của công ty Năm 2002, 2003, 2004: Cờ thi đua của chính phủ cho đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua.   Năm 2003: Nhận giải thưởng "Sao vàng Đất Việt" năm 2003. Sản phẩm, Thương hiệu tiêu biểu của Việt Nam. Năm 2004: Nhận huy chương vàng chất lượng sản phẩm cáp điện thoại tại hội chợ thương mại quốc tế EXPO 2004. Năm 2005: - Được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III về thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2001 đến năm 2005, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (quyết định số 458/2006/QĐ-CTN ngày 06/04/2006). - Nhận giải thưởng "Sao vàng Đất Việt" năm 2005. Sản phẩm, Thương hiệu tiêu biểu của Việt Nam. Năm 2006:  Thương hiệu SACOM đạt cúp vàng thương hiệu công nghiệp Việt Nam 2006 Năm 2007: Nhận giải thưởng "Sao vàng Đất Việt" năm 2007. Sản phẩm, Thương hiệu tiêu biểu của Việt Nam. Năm 2008: Danh hiệu Anh hùng Lao động  đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo từ năm 1997 đến 2006, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. (quyết định 217/QĐ-CTN ngày 27/02/2008). Năm 2009: Được công nhân danh hiệu thi đua An toàn Vệ sinh lao động năm 2009 (quyết định 60/QĐ-VNPT-TĐTT ngày 12/01/2010). Năm 2010: Được đánh giá xếp hạng 342 trên 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất, và lọt vào TOP 200 doanh nghiệp tư nhân đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất. 2.1.7. Các công ty con của SACOM CÔNG TY CỔ PHẦN SACOM - TUYỀN LÂM Địa chỉ :   Số 10B Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Đà Lạt, Lâm Đồng Điện thoại : (063) 3 55 11 18 Fax : (063) 3 55 11 19 Web : www.sacomresort.com.vn Vốn góp của SACOM : 51% Lĩnh vực hoạt động: - Đầu tư và kinh doanh Bất động sản. - Kinh doanh khách sạn, sân golf, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch… CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA ỐC SACOM (SAMLAND) Địa chỉ :   152/11B Điện Biên Phủ, P.25, Quận Bình Thạnh, TP. HCM Điện thoại : (08) 3512 0002 - (08) 5445 6774 Fax : (08) 3512 6391 Web : www.samland.com.vn Email : samland@samland.com.vn Vốn góp của SACOM : 55% Lĩnh vực hoạt động: - Đầu tư và kinh doanh Bất động sản. - Tư vấn đầu tư, xây dựng công trình, giám sát thi công và hoàn thiện các công trình dân dụng, công nghiệp. - Thiết kế quy hoạch xây dựng. CÔNG TY TNHH SACOM - CHÍP SÁNG (SCS) Địa chỉ :   Lô T2-4, Khu công nghiệp cao, đương D1, Q.9, TP. HCM Điện thoại : (08) 351 222 77 Fax : (08) 351 222 88 E-mail : info@scs.vn Vốn góp của SACOM : 70% Lĩnh vực hoạt động: - Lập trình máy vi tính; Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính; Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính; Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan; Thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp; Thiết kế chip. - Kinh doanh, môi giới bất động sản, dịch vụ thuê và cho thuê văn phòng; Hoạt động tư vấn quản lý bất động sản; Hoạt động của trụ sở văn phòng, Dịch vụ hành chính văn phòng tổng hợp; Photo, chuẩn bị tài liệu, Hoạt động hỗ trợ văn phòng đặc biệt khác, Quảng cáo, Hoạt động dịch vụ liên quan đến các cuộc gọi; Nhà hàng, Cung cấp dịch vụ ăn uống, Cho thuê máy móc, thiết bị văn phòng (kể cả máy vi tính). - Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại, Dịch vụ đóng gói, Chuyển phát, Cho thuê ôtô. - Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc Internet; Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm; Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông; Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh. 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh năm 2010/2009 Tương đối Tỷ lệ % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 425,469,260,981 815,850,718,972 390,381,457,991 91,75 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - 30,432,625 30,432,625 - 3. Doanh thu thuần về bán hàng 425,469,260,981 815,820,286,347 390,351,025,366 91,74 4. Giá vốn hàng bán 393,247,002,748 692,339,581,453 299,092,578,705 76,05 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 32,222,258,233 123,480,704,894 91,258,446,661 283,21 6. Doanh thu hoạt động tài chính 139,049,666,589 106,468,167,820 (32,581,498,769) (23,43) 7. Chi phí tài chính (153,187,766,191) 20,454,635,424 173,642,401,615 (113,35) - Trong đó: Chi phí lãi vay 965,286,044 338,494,260 (626,791,784) 64,93 8. Chi phí bán hàng 14,919,711,829 24,289,501,579 9,369,789,750 628,01 9. Chi phí QLDN 27,619,273,827 22,987,770,154 (4,631,503,673) (16,76) 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 281,920,705,357 162,216,965,557 119,703,739,800 42,46 11. Thu nhập khác 1,161,828,808 258,418,920 (903,409,888) (7,77) 12. Chi phí khác 474,821,666 - 474,821,666 13. Lợi nhuận khác 687,007,142 258,418,920 (428,588,222) 62,38 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 282,607,712,499 162,475,384,477 (120,132,328,022) (42,5) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 27,810,856,725 133,601,187,164 105,790,330,439 380,39 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 254,796,855,774 133,601,187,164 (121,195,668,610) (47,56) 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 3,969 2,077 (1,892) (46,66) Nguồn: Phòng kế toán Công ty SACOM Qua bảng 2.1, ta nhận thấy doanh thu của công ty trong năm 2010 tăng hơn 390 tỷ đồng, tăng tới 91,75% so với 2009. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ đạt 133 tỷ đồng, giảm 121 tỷ (47,56%) so với năm 2009. Nguyên nhân làm chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh trong năm 2010 là do chi phí giá vốn tăng cao khi chiếm 76,05% doanh thu. Chi phí đầu vào tăng trong điều kiện lạm phát leo thang. Chi phí nguyên vật liệu chiếm hơn 90% giá thành sản phẩm; các nguyên vật liệu để sản xuất cáp là đồng, nhựa, băng mylar… đều nhập khẩu 100% và luôn biến động mạnh do ảnh hưởng của giá dầu thế giới. Giá đồng trong vòng 5 năm trở lại đây đã tăng hơn 100%. Mặc dù SACOM có lợi thế là nhà cung cấp sản phẩm chính cho VNPT tuy nhiên phần lớn hợp đồng cung cấp được ký kết dài hạn dẫn đến việc giá thành sản phẩm không thay đổi kịp với giá nguyên vật liệu. 2.3. Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty 2.3.1. Tình hình nhân sự tại công ty Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự công ty SACOM (2010) Bảng 2.2. Tình hình nhân sự thời điểm 01/12/2010 Ban lãnh đạo: 4 người Tổng Giám đốc công ty có trình độ đại học, 3 Phó Tổng Giám đốc có trình độ lần lượt là thạc sỹ, đại học và cao đẳng. Ở các phòng ban chức năng: - Phòng kế toán: 12 người, trong đó 10 người có trình độ đại học và 2 người có trình độ cao đẳng. Vì SACOM là một công ty lớn nên việc tổ chức bộ máy tài chính kế toán từ công ty đến các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc cần phải có những người có trình độ cao là đại học và cao đẳng. - Phòng cung ứng vật tư: 2 người đều có trình độ đại học. - Phòng tiếp thị bán hàng: 9 người, trong đó 8 người có trình độ đại học và 1 người có trình độ trung cấp. Mục tiêu kinh doanh của công ty đòi hỏi những nhân viên tiếp thị bán hàng phải có các tiêu chuẩn cao về kỹ năng, vì thế yêu cầu trình độ đại học nhiều. - Phòng hành chính nhân sự: 28 người, trong đó 3 người có trình độ đại học, còn lại là cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật. - Phòng kho vận: 12 người, trong đó 1 người có trình độ đại học, còn lại là cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật. - Phòng kỹ thuật: 12 người, đều có trình độ đại học. Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, công ty đã đầu tư các trang thiết bị máy móc và công nghệ tiên tiến đòi hỏi trình độ của tất cả nhân viên phòng kỹ thuật phải ở mức đại học, nắm vững chuyên môn nghề nghiệp cả về lý thuyết lẫn thực hành, có khả năng làm việc độc lập, có khả năng khởi xướng và dẫn dắt các đổi mới công nghệ, quy trình quản lý sản xuất, giữ vai trò then chốt trong sự phát triển lực lượng sản xuất ở công ty. - Phòng công nghệ thông tin: 2 người, đều có trình độ đại học. - Nhà máy cáp viễn thông: 57 người, trong đó 17 người có trình độ đại học, còn lại là cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật. - Nhà máy cáp quang: 66 người, trong đó 15 người có trình độ đại học, còn lại là cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật. Ở các nhà máy với lực lượng lao động trực tiếp là chủ yếu nên yêu cầu nhiều lao động có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu sản xuất. - Chi nhánh Hà Nội: 4 người, trong đó 2 người có trình độ đại học, còn lại là trung cấp và công nhân kỹ thuật. - Trợ lý Tổng Giám đốc: 1 người, có trình độ thạc sỹ. 2.3.2. Cơ cấu nhân sự của công ty qua các năm Bảng 2.3. Cơ cấu nhân sự của công ty qua các năm Đơn vị tính: người Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tăng/giảm 09/08 10/09 1. Tổng số lao động 206 202 209 -4 7 - Lao động trực tiếp 98 103 117 5 14 - Lao động gián tiếp 108 99 92 -9 -7 2. Trình độ - Trên Đại học 0 2 2 2 - Đại học 84 78 74 -6 -4 - Cao đẳng 12 12 13 1 - Trung cấp 24 24 27 3 - Công nhân kỹ thuật 70 70 78 8 - Phổ thông 16 16 15 -1 3. Giới tính - Nam 174 164 171 -10 7 - Nữ 32 38 38 6 Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự công ty SACOM Xem bảng 2.3, ta dễ dàng nhận thấy tổng số lao động tăng giảm qua các năm nhưng không đáng kể. Đi sâu vào phân tích, ta thấy: Xét theo vai trò lao động: - Lao động trực tiếp: Là công ty sản xuất kinh doanh các loại cáp, vật liệu viễn thông và các loại cáp, vật liệu điện dân dụng với chức năng sản xuất là chính nên số lượng lao động trực tiếp chiếm 56% (năm 2010) trong tổng số lao động và tăng dần đều qua các năm, cụ thể năm 2009 tăng 5 người so với 2008, năm 2010 tăng 14 người so với năm 2009 - Lao động gián tiếp: tập trung ở các bộ phận chức năng, và giảm dần qua các năm. Năm 2009 giảm 9 người so với 2008, năm 2010 giảm 7 người so với 2009. Nguyên nhân là do một số CBCNV được điều chuyển sang công ty con của Sacom là Sacom Tuyền Lâm. Lực lượng lao động gián tiếp chiếm 44% (năm 2010) trong tổng số lao động. Xét theo trình độ nhân sự Số lượng CBCNV có trình độ trên Đại học chỉ chiếm 1% trong tổng lao động. Số lượng CBCNV có trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao trong tổng lao động (35% năm 2010) và khoảng 12% là nắm giữ các vị trí lãnh đạo từ cấp cao đến các cấp quản lý cấp cơ sở. Qua bảng 2.3, ta thấy số lượng CBCNV có trình độ đại học giảm dần qua các năm, nguyên nhân là do CBCNV có trình độ Đại học ở đơn vị Dự án Sacom Resort được điều chuyển sang công ty Sacom Tuyền Lâm (công ty con của SACOM). Bên cạnh đó, tại công ty có một số CBCNV về hưu sau những năm công tác cống hiến cho công ty, nhưng sau đó công ty đã kịp thời bổ sung từ những nguồn sinh viên mới ra trường, các CBCNV có chuyên ngành từ các công ty khác chuyển đến… để thay thế và tạo ra động lực mới trong đội ngũ lao động của mình. Số lượng CBCNV có trình độ trung cấp chiếm 13% và số lượng công nhân kỹ thuật chiếm 37% năm 2010. Đây cũng chính là lực lượng lao động trực tiếp chính của công ty. Xét theo giới tính: Lao động nam: Là công ty sản xuất cáp, công việc đòi hỏi sức khỏe tốt nên số lượng lao động nam là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong công ty và tương đối ổn định qua các năm (81% năm 2010). Lao động nữ: thường là lao động gián tiếp, tập trung ở các khối phòng ban chức năng, chiếm tỷ trọng 19% năm 2010. Xét theo cơ cấu tuổi: Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi năm 2010 Độ tuổi Tổng số Tỷ lệ % 20 - 30 85 40,7 31 - 40 82 39,2 41 – 50 31 14,8 51 – 60 11 5,3 Tổng cộng 209 100 Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự công ty SACOM Xem bảng 2.4, ta thấy độ tuổi 20-30 và 31-40 chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 40,7% và 39,2%. Điều đó cho thấy chủ trương trẻ hóa đội ngũ lao động tại công ty, bởi những lao động trẻ rất năng động, ham học hỏi, dễ tiếp thu những tri thức mới theo yêu cầu phát triển của công ty và đặc biệt ở họ luôn có nhiều tham vọng vươn tới tương lai. Những người trẻ luôn đặt hết tâm huyết của mình vào công việc và như thế hiệu quả công việc ngày càng nhân đôi, công ty sẽ phát triển hơn. Ở độ tuổi từ 31 trở lên, người lao động có xu hướng làm việc ổn định, gắn bó lâu dài với công ty. Lứa tuổi này người lao động không có ý định thay đổi nghề nghiệp nữa. Qua đó cho thấy tay nghề lao động tại công ty có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng. 2.3.3. Thực trạng công tác tuyển dụng tại công ty 2.3.3.1. Tình hình tuyển dụng trong công ty Ban lãnh đạo của công ty luôn xác định nguồn nhân tố quý giá nhất trong công ty là nhân sự, cho nên công tác nhân sự trong công ty luôn được ban lãnh đạo quan tâm, cụ thể là vấn đề tuyển dụng nhân sự. Bảng 2.5. Tổng hợp tình hình tuyển dụng nhân sự tại công ty Đơn vị tính: người Các chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tổng số lao động 206 202 209 Tổng số lao động tuyển dụng 14 29 25 Trong đó: Thạc sỹ 2 Đại học 10 23 3 Cao đẳng 2 3 Trung cấp 2 1 7 Công nhân kỹ thuật 3 12 Phổ thông Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự công ty SACOM Trong 3 năm qua tổng số nhân sự của công ty thay đổi từ 206 người năm 2008 đến năm 2009 là 202 người và năm 2010 là 209 người. Sự gia tăng về tổng số lao động này tuy không lớn nhưng lại được Ban lãnh đạo công ty rất quan tâm, vì mục tiêu mà Ban lãnh đạo đưa ra là tăng chất lượng tuyển dụng nhân sự chứ không phải đơn thuần là tăng số lượng lao động. Tăng chất lượng tuyển dụng nhân sự đồng nghĩa với việc tuyển người đúng chỗ, đúng công việc, để nhân viên có thể phát huy mọi khả năng của mình hoàn thành tốt mọi công việc được giao, giúp công ty đạt được các mục tiêu đã đề ra. Điều này được thể hiện qua bảng 2.5, ta thấy rằng số lượng nhân sự được tuyển dụng qua các năm được gia tăng về chất lượng, cụ thể là qua 3 năm 2008, 2009, 2010, số lượng CBCNV có trình độ thạc sỹ được tuyển dụng thêm 2 người, nhân viên có trình độ đại học được tuyển dụng thêm 36 người, nhân viên có trình độ cao đẳng là 5 người. Vì chức năng chính của công ty là sản xuất nên trong 3 năm qua vẫn tập trung tuyển dụng lao động có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật, tổng cộng là 25 người vào làm việc trong các nhà máy. Ngoài ra, ta thấy không có chỉ tiêu tuyển lao động phổ thông vì công ty có chủ trương xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ tối thiểu là công nhân kỹ thuật. Ở công ty, lao động phổ thông chỉ tập trung ở các vị trí bảo vệ và tạp vụ. 2.3.3.2. Quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng lao động Kế hoạch tuyển dụng lao động bổ sung đã được Tổng giám đốc phê duyệt hằng năm. Nhu cầu đột xuất của các đơn vị, phải gửi lên phòng hành chính nhân sự trước ít nhất 45 ngày để Trưởng phòng nhân sự lên kế hoạch tuyển dụng. Bước 2: Lập kế hoạch tuyển dụng Dựa trên kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đã được duyệt hằng năm và nhu cầu đột xuất của các đơn vị, Trưởng phòng nhân sự xác minh lại các nhu cầu và lên kế hoạch tuyển dụng trình Tổng giám đốc bao gồm các nội dung cụ thể sau: Số lượng lao động dự kiến bổ sung cho các đơn vị trong đợt này. Thời gian tiến hành thông báo tuyển dụng, hình thức thông báo tuyển dụng, thời gian tiếp nhận hồ sơ, sơ tuyển, thời gian dự kiến phỏng vấn. Chi phí dự kiến cho đợt tuyển dụng. Thông báo tuyển dụng: tiến hành thông qua các hình thức sau: Thông báo rộng rãi trong công ty. Đăng báo địa phương ít nhất 2 số liên tiếp. Đăng ký trên internet. Đăng ký trực tiếp tại các trường Đại học hoặc trường dạy nghề. Nội dung chủ yếu thông báo tuyển dụng: Giới thiệu sơ lược về công ty. Giới thiệu về vị trí, nhiệm vụ cần tuyển dụng và số lượng cho từng vị trí. Kiến thức (trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, vi tính, kinh nghiệm). Yêu cầu về hộ khẩu, sức khỏe, giới tính, độ tuổi. Địa điểm làm việc. Các yêu cầu khác: hình thức, năng khiếu. Hồ sơ xin dự tuyển bao gồm: Đơn xin tuyển dụng. Sơ yếu lý lịch có chứng thực. Giấy khám sức khỏe thời hạn trong vòng 6 tháng. Các văn bằng liên quan và kết quả học tập. Hộ khẩu, CMND chứng thực. Bước 3: Phê duyệt kế hoạch tuyển dụng Dựa trên kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, nhu cầu của các đơn vị và kế hoạch tuyển dụng của Trưởng phòng nhân sự, Tổng giám đốc xem xét, phê duyệt kế hoạch tuyển dụng để Trưởng phòng nhân sự triển khai thực hiện. Bước 4: Thông báo tuyển dụng, tiếp nhận hồ sơ, sơ vấn Theo kế hoạch tuyển dụng đã được duyệt, Trưởng phòng nhân sự thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ. Khi tiếp nhận hồ sơ, Trưởng phòng nhân sự tiếp xúc với các ứng viên để nắm bắt nguyện vọng của các ứng viên để sơ tuyển trước. Bước 5: Sơ tuyển và chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng nhân sự lên danh sách các ứng viên nộp hồ sơ đạt yêu cầu trong đợt sơ tuyển vòng 1 và phối hợp với các trưởng đợt sơ tuyển vòng 2 để sàng lọc, chọn các ứng viên có điều kiện thích hợp nhất với nhu cầu của công ty để đưa vào danh sách mời phỏng vấn. Dựa trên hồ sơ của các ứng viên, Trưởng phòng nhân sự phối hợp với các trưởng đơn vị chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn. Các câu hỏi này sẽ được lãnh đạo công ty duyệt và bảo mật cho tới trước thời điểm tiến hành phỏng vấn. Bước 6: Lập kế hoạch phỏng vấn Dựa trên danh sách ứng viên đã được sàng lọc và sau khi sắp xếp thời gian với các trưởng đơn vị, chức danh liên quan, Trưởng phòng nhân sự dự thảo quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng, kế hoạch phỏng vấn và danh sách ứng viên đủ yêu cầu phỏng vấn trình Tổng giám đốc xét duyệt. Bước 7: Phê duyệt Tổng giám đốc xem xét kế hoạch phỏng vấn và danh sách các ứng viên đủ yêu cầu phỏng vấn, ký duyệt quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng. Nếu kế hoạch không đạt thì chuyển về Trưởng phòng nhân sự điều chỉnh bổ sung. Hội đồng tuyển dụng bao gồm các thành viên sau: Phó Tổng giám đốc trực tiếp phụ trách đơn vị liên quan. Trưởng phòng nhân sự. Trưởng đơn vị liên quan. Khi tuyển dụng nhân sự cấp cao thì sẽ do Tổng Giám Đốc đảm nhiệm. Bước 8: Gửi thư mời, chuẩn bị phỏng vấn Căn cứ trên danh sách các ứng viên đã được duyệt, phòng hành chính nhân sự gửi thư mời phỏng vấn và kiểm tra lại với các ứng viên (nếu cần). Phòng hành chính nhân s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3. hoan thanh.doc
  • doc0. trang bia.doc
  • doc1. trang phu bia.doc
  • doc2. danh muc cac ky hieu.doc
Tài liệu liên quan