Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa -Hà Nội

Trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại thu nhập cao nhất đối với các NHTM nói chung và đối với NHCTĐĐ nói riêng.

Trong năm 2000, thực hiện phương án sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu kế hoạch của NHCTVN giao, NHCTĐĐ đã hoàn thành nhiệm vụ và vượt kế hoạch Ngân hàng cấp trên giao về chỉ tiêu lợi nhuận (so với năm 1999 bằng 14,68%, vượt kế hoạch 20,04 %).

Các chỉ tiêu khác cũng hoàn thành, như: chỉ tiêu về huy động vốn đạt 1850 tỉ đ, vượt kế hoạch 7,3%, bằng 121,7% năm 1999.

Riêng chỉ tiêu tổng dư nợ năm nay đạt khá cao, về số tuyệt đối là 1001 tỉ, tăng 289 tỉ so với năm 1999 , bằng 140,7% năm 1999 và vượt kế hoạch NHCTVN giao 19% về số tương đối.

 

doc112 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa -Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át huy các nghiệp vụ của mình. NHCTĐĐ hoạt động với cơ cấu tổ chức và chức năng như sau: NHCTĐĐ hoạt động với đội ngũ cán bộ, công nhân viên đông đảo, có năng lực trình và lòng yêu nghề tâm huyết. Với số cán bộ là 340 người, một Giám đốc và ba phó Giám đốc, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng gồm 9 phòng ban hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc, mỗi phòng ban đều có những quy định rõ ràng cụ thể về chức năng và nhiệm vụ. Các phòng ban:Phòng kinh doanh (PKD). Phòng nguồn vốn (PNV). Phòng kế toán tài chính (PKT-TC). Phòng tiền tệ kho quỹ( PTTKQ). Phòng thông tin điện toán (PTT-ĐT ) Phòng kiểm soát (PKS). Phòng tổ chức hành chính (PTCHC) Hai phòng giao dịch Kim liên, Cát linh. Nhiệm vụ các phòng ban: - Phòng kinh doanh: theo quyết định của an Giám đốc, ngày 7- 94, phòng kinh doanh được chia hai bộ phận: Phòng kinh doanh (PKD) đối nội và Phòng kinh doanh đối ngoại. + PKD đối nội: có chức năng cơ bản là thực hiện các nghiệp vụ ngắn, trungvà dài hạn đối với mọi loại hình khách hàng có nhu cầu vay bằng VND. + PKD đối ngoại: bao quát các hoạt động thanh toán dịch vụ qưuốc tế, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh quốc tế. Những cán bộ trong bộ phận này phải đọc được các hợp đồng kinh tế, L/C, thanh tra soát...bằng tiếng anh và các ngoại ngữ khác. Nhiệm vụ chủ yếu là kiểm tra các hợp đồng kinh tế để đảm bảo có lợi cho cả khách hàng và Ngân hàng. Phòng có sự phối hợp chặt chẽ với PKD đối nội. - Phòng nguồn vốn : Hoạt động của PNV hết sức sôi động, gồm 14 quỹ tiết kiệm nằm rải rác trên địa bàn hai quận Đống Đa và Thanh Xuân, có nhiệm vụ hoạt động tiền gửi có và không có kỳ hạn của mọi tổ chức , cá nhân trong và ngoài nước . -Phòng kế toán - tài chính: Với số lưượng trên 50 cán bộ, gồm hai bộ phận kế toán Ngân hàng và kế toán tiết kiệm. Bộ phận kế toán Ngân hàng gồm: thanh toán bù trừ, kế toán liên hàng, kế toán chi tiết, kế toán thanh toán. Với nhiệm vụ hạch toán kế toán mọi khoản phát sinh trong ngày tại ngân hàng. Đảm bảo mọi khoản thu chi đầy đủ, kịp thời chính xác. Tham gia giám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua các tài khoản kế toán liên quan. Phối hợp với kiểm kê, quản lý tài sản cơ quan. - Phòng tiền tệ - kho quỹ: Hoạt động của phòng với nhiệm vụ về thu chi, quản lý tiền mặt, ngân phiếu và ngoại tệ. Nhìn chung phòng gồm hai bộ phận: thu và chi nghiệp vụ, nhân sự gồm trên 50 cán bộ. + Hoạt động thu: thu tiền mặt, ngân phiếu và ngoại tệ của khách hàng đem đến nộp, để trợ giúp có các máy soi tiền để phát hiện tiền giả, nếu phát hiện sẽ lập biên bản thu giữ và nộp lên ngân hàng cấp trên. Ngoài ra phòng còn được trang bị nhiều máy đếm tiềnn hiện đại, cuối ngày khoá sổ thì chuyển toàn bộ tiền mặt, ngân phiếu vào quỹ nghiệp vụ. + Bộ phận chi: Sau khi kế toán vào sổ và chuyển chứng từ bằng đường dây nội bộ xuống cửa chi, bộ phận này có nhiệm vụ chi tiền ra cho khách hàng. Khi chi yêu cầu khách hàng kiểm đếm tại chỗ, tại quầy chi ngân hàng có bố trí một cán bộ, chứng kiến việc kiểm đếm của khách hàng. Cuối ngày bộ phận này sẽ đối chiếu doanh số thu chi tồn quỹ với sổ sách kế toán. Ngoài ra nó còn có nhiệm vụ điều chuyển tiền nộp vào NHNN khi vượt quá mức tồn quỹ theo kế hoạch của cấp trên. - Phòng thông tin điện toán. Phòng này có nhiệm vụ là tập hợp số liệu phát sinh trong ngày vào mạng, xử lý thông tin và lập báo cáo hạch toán.Phục vụ lãnh đạo và các phòng ban bộ phận có liên quan . - Phòng tổ chức hành chính. + Làm công tác tổ chức cán bộ và đào tạo, giúp Giám đốc xắp xếp đội ngũ cán bộ giữa các phòng ban, phù hợp với khả năng ngưưười lao động, đáp ứng đưưược yêu cầu nhiệm vụ. + Làm công tác quản trị hành chính: giao nhận công văn đi đến đầy đủ, kịp thời chính xác. Mua bán văn phòng phẩm để phân phát cho các phòng thực hiện nghiệp vụ một cách đầy đủ. + Ngoài ra phòng còn làm nhiệm vụ quản lý tài sản, sửa chữa bảo dưỡng tài sản Ngân hàng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho Ngân hàng. -Phòng kiểm tra, kiểm soát: mới đưược đổi tên là phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ. - Trưởng phòng được gọi là kiểm toán Trưởng, việc bổ nhiệm Trưởng, Phó phòng đều do giám đốc NHCTVN ra quyết định, điều này cho thấy tầm quan trọng của phòng. - Nhiệm vụ: kiểm tra, kiểm toán nội bộ mọi hoạt động nghiệp vụ trong năm qua. Phòng được chia làm nhiều bộ phận kiểm tra gọi là các tổ kiểm toán: tổ kiểm toán tín dụng, tổ kiểm toán nghiệp vụ kho quỹ, tổ kiểm toán tiết kiệm, tổ kiểm toán nghiệp vụ nguồn vốn, tổ kiểm toán nghiệp vụ kế toán tài chính. - Hàng tháng, hàng quý đề ra các chương trình kiểm tra, phát hiện các sai sót, các tồn tại có thể gây thiệt hại tài sản ngân hàng, kiến nghị để bổ sung sửa đổi cho đầy đủ các quyết định. Xem xét, xử lý các đơn thư, khiếu nại, phản ánh của khách hàng, của cán bộ công nhân viên, kiểm tra, xác minh sự việc do đài báo phản ánh trình Giám đốc để có biện pháp xử lý, giải quyết. - Hai phòng Giao dịch Kim liên và Cát linh: Là đơn vị hạch toán báo sổ. Chủ yếu làm nhiệm vụ thu chi tiền cho các doanh nghiệp ở xa trung tâm ngân hàng. - Quy mô hoạt động có phần hẹp, chủ yếu đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. - Trưởng phòng giao dịch được duyệt cho vay tối đa là 200 tr đồng. - Cuối ngày hai phòng giao dịch đều đem chứng từ về nộp tại trụ sở chính ngân hàng. Trên đây là một số nét về quá trình hoạt động, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban tại chi nhánh NHCTĐĐ. b. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Năm 2000 và những tháng đầu của năm 2001, nhìn chung hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCTĐĐ vẫn ổn định và phát triển. Trong năm đã tăng thêm một số đơn vị có hoạt động lớn về quan hệ tiền gửi và vay vốn nhưư: chi nhánh kho bạc quận Đống Đa, quỹ hỗ trợ phát triển đầu tư, tổng công ty hàng hải và công ty tài chính bưu điện có cho vay tín dụng và cho vay đồng tài trợ. Rất nhiều những thành tựu cụ thể khác, thực hiện phương châm: "kinh tế phát triển, an toàn vốn, tôn trọng pháp luật, lợi nhuận hợp lý "và" kịp thời chấn chỉnh những tồn tại thiếu sót cũ, ngăn chặn những sai lầm mới, tiếp tục phát triển tín dụng lành mạnh", Ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau: - Lợi nhuận năm 2000 tăng so với năm 1999là 14,68%, về số tuyệt đối tăng 339 (trđ) so với kế hoạch trung ương đề ra tăng 20.04%. - Công tác tín dụng : + Doanh số cho vay cả năm đạt 1180 tỉ đ. + Doanh số thu nợ đạt 890 tỷ đ. + Số khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng là 167 khách hàng tính đến 31-12-2000, trong đó có 89 đơn vị quốc doanh. + Dư nợ đạt 1001 tỉ, tăng so với kế hoạch Trung ương giao là 19%, trong đó: ./ Dư nợ ngắn hạn đạt 579 tỉ , tăng 1,2% so với năm 1999 và chiếm 58% tổng dư nợ. ./ Dư nợ cho nay trung, dài hạn đạt 422 tỉ, bằng 337.2% cuối năm 1999, tăng287 tỉ, chiếm 42% tổng dư nợ. Nợ quá hạn chiếm 2,4% tổng dư nợ chưa kể nợ quá hạn liên quan đến vụ án, so với năm 1999 đã giảm 1,4%. Trong năm đã thu hút thêm được 22 khách hàng có quan hệ tín dụng với dư nợ tăng 290 tỉ, trong đó2 phòng Giao dịch đã thực hiện tốt công tác tiếp thị, góp phần tăng số lượng khách hàng mới. - Công tác huy động vốn: Tính đến 31-12-2000 tổng nguồn vốn huy động (cả VND và ngoại tệ) đạt 1850 tỉ, tăng 329 tỉ với tốc độ tăng 21,7%so với năm 1999 và so với kế hạch đã tăng 7,3% trong đó: + Tiền gửi VND đạt 1379tỉ, bằng 113,35 năm 1999, tăng 167 tỉ, chiếm tỉ trọng 75% tổng nguồn vốn. + Tiền gửi ngoại tệ quy VND đạt 468 tỉ, bằng 152,4% cuối năm 1999, chiếm 25% tổng nguồn vốn. + Tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 1198 tỉ, bằng 103,8%so với cuối năm 1999, tăng 45 tỉ, chiếm 65% tổng nguồn vốn. + Tiền gửi doanh nghiệp đạt 649 tỉ, bằng 163.8% so với 1999, chiếm 35% tổng nguồn vốn. Đạt được kết quả trên đây là do mạng lưới huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư được mở rộng, có 14 Qũi tiết kiệm trên địa bàn đông dân cư, tổ chức thu lưu động tại các đơn vị có tiền mặt lớn như: xí nghiệp bán lẻ xăng dầu,... tổ chức thu tiền mặt vào ngày thứ bẩy cho các đơn vị có tiền mặt lớn, tạo tâm lý yên tâm và tin tưưởng gửi tiền vào ngân hàng đáp ứng nhu cầu mở tài khoản của khách hàng đưược giải quyết nhanh chóng, kịp thời. - Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại: + Thanh toán quốc tế: L/C nhập khẩu 286 món, giá trị 22040000 USD. L/C xuất khẩu20 món, giá trị 315000 USD. Số chênh lệch thiếu ngoại tệ chi nhánh đã mua của NHCTVN và tổ chức kinh tế khác để đảm bảo nhu caàu thanh toán và nhập khẩu cho các đơn vị sản xuất kinh doanh. + Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ: Năm 2000 do tỷ giá có nhiều biến động nên ảnh hưởng làm cho doanh số mua bán có nhiều giảm sút so với năm trước. ./ Doanh số mua vào: 26844178 USD và 2837518 DEM. ./ Doanh số bán ra: 21289877 USDvà 3217678 DEM. Mua bán ngoại tệ chủ yếu thông qua các đơn vị sản xuất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu thanh toán, nhập khẩu, đầu tiêu dùng. + Nghiệp vụ chi trả kiều hối: ./ Doanh số nhận kiều hối và chi trả kiều hối trong năm 2624 USD và 4190 DEM. Đã phục vụ khách hàng lĩnh tiền và mua bán ngoại tệ thuận lợi, sau khi làm thủ tục đưược lĩnh tiền ngay tại quầy mà không phải qua phòng tiền tệ kho quỹ như trước đây . ./ Đảm bảo nhu cầu thanh toán: nhờ thu đến trị giá 1804560 USD, nhờ thu đi trị giá 54400 USD. ./ Thu phí từ hoạt động kinh doanh trị giá 1956 tr đ. ./ Thanh toán chuyển tiền bằng ngoại tệ 311 món, trị giá 19 tr USD. Nhìn chung công tác kinh doanh ngoại tệ trong năm qua đã có nhiều cố gắng, tạo niềm tin cho khách hàng và ngày càng có nhiều khách hàng tới mở tài khoản thanh ton và giao dịch ngoại tệ. - Công tác kế toán - tài chính: Doanh số thanh toán trong năm 2000 tại NHCTĐĐ đạt 2575 tỉ đ. So với năm 1999 tăng 155,5tỉ đ, bằng 106,43%. Trong đó, thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỉ trọng 91.21% tổng doanh số thanh toán. Tính đến 31-12-2000 tổng tài khoản giao dịch là 4155TK, tăng 194 TKso với năm 1999. Trong đó, số tài khoản tiền gửi là 2639 TK, TK doanh nghiệp là 427 TK, tài khoản ngoài quốc doanh là 759 TK, tài khoản tưư nhân, cá thể là 1453TK, số tài khoản cho vay là 820 TK. Kết quả thu chi tài chính: tổng thu nhập cả năm đạt 111,848 tỉ ,bằng 87,5% so với năm 1999, thu nhập hạch toán đạt 111,387 tỉ, lợi nhuận hạch toán đạt 26,49 tỉ và bằng 114,7% so với năm 199 tăng 339 tr đ,vưượt kế hoạch NHCTVN giao 20,04 %. - Công tác thông tin điện toán: Năm 2000, với khối lượng công việc lớn nhưng phòng TTĐT đã hoàn thành tốt công tác cập nhật chứng từ, báo cáo quyết toán năm chính xác, phục vụ kịp thời cho Ban lãnh đạo chi nhánh và các phòng ban trong cơ quan. Phòng đã làm tốt một số việc sau đây: Bảo dưỡng toàn bộ máy tính và máy in và các thiết bị khác, bố trí để các trang thiết bị ở nơi khô ráo , phân công can bộ kỹ thuật lắp đặt các máy PC để các phòng ban có đủ phương tiện làm việc. Thay thế toàn bộ máy vi tính với tóc độ xử lý cao và phần lơn các chương trình ứng dụng trong công tác hạch toán kế toán ngân hàng. Chấp hành tốt các qui định về sử dụng và bảo quản trang thiết bị . Phòng đã phối kết hợp với phòng kế toán tài chính, phòng tổ chức hành chính viết chương trình phần mềm ứng dụng về lương mới phục vụ công tác chi trả lương cán bộ công nhân viên. - Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Trong năm được sự quan tâm của lãnh đạo Ngân hàng, bộ phận kiểm tra, kiểm tra nội bộ Ngân hàng đã đạt được những kết quả cao, đáng khích lệ, cụ thể: + Kiểm tra nghiệp vụ tín dụng: Kiểm tra được 91 hồ sơ vay vốn của khách hàng quốc doanh và ngoài quốc doanh, kiểm tra những trường hợp đưược chuyển dư nợ vào tài khoản liên quan đến vụ án, phúc tra những kiến nghị của hai đoàn kiểm tra tại chi nhánh và phúc tra đối chiếu nợ vay tại hai phòng Giao dịch Kim liên và Cát linh. + Kiểm tra nghiệp vụ kế toán: Đã kiểm tra 20083 chứng từ, trong đó có 9578 món chi tiêu nội bộ và 10510 món thu lãi, thu phí, kiểm tra quyết toán năm 1999, kiểm tra tài chính kế toán quí I, II, III năm 2000. + Nghiệp vụ huy động vốn: Kiểm tra toàn diện 12 quỹ tiết kiệm , kiểm tra đột xuát thực hiện ở 14 qũi tiết kiệm, đối chiếu chiếu công khai tại các quỹ tiết kiệm. + Nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ: Kiểm tra toàn diện hai lần và kiểm tra đột xuất 27 lần, quản lý hồ sơ tài sản thế chấp hàng tháng. + Nghiệp vụ thanh toán quốc tế: Kiểm tra việc mua bán ngoại tệ, việc chấp hành tỷ giá, kiểm tra việc mở L/C nhập khẩu. + Công tác pháp chế: tiến hành kiểm tra 8 hợp đồng kinh tế và 8 hợp đồng dân sự. Qua kiểm tra các nghiệp vụ nói chung đều chầp hành tốt các quy chế đề ra, tuy nhiên còn một số sai sót đã được kiến nghị nhắc nhở sửa chữa ngay, tránh tình trạng làm sai quy chế, quy định của Nhà nước, quy tắc, quy định riêng của cơ quan. - Các mặt công tác khác: Trong năm 2000 ngân hàng đã đạt đưược những mục tiêu đề ra về công tác tổ chức cán bộ, công tác thi đua nghiệp vụ khen thưởng, công tác hành chính quản trị, công tác thi đua tham gia các phong trào tìm hiểu lịch sử đảng, tìm hiểu bộ luật dân sự do công đoàn ngành phát động. Các hoạt động phong trào có sự kết hợp giữa chính quyền, công đoàn và đoàn thanh niên. Tổ chức hội thi kiểm ngân giỏi, hội diễn văn nghệ toàn hệ thống. Làm tốt công tác từ thiện: phụng dưưỡng 2 bà mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ đồng bào lụt đồng bằng sông Cửu Long và ủng hộ xây nhà tình nghĩa với tổng số tiền 37,3 tr đ, ủng hộ quĩ vì trẻ thơ 1,2 tr đ, tặng 10 xuất học bổng cho học sinh nghèo của quận... Với những thành tích đã đạt được ở trên, những năm qua CNNHCTĐĐ đã đưược phong tặng nhiều danh hiệu:Đảng bộ trong sạch vững mạnh 12 năm liền; công đoàn đạt danh hiệu đơn vị xuất sắc, được liên đoàn tặng cờ, tặng bằng khen; thanh niên được Trung ương tặng bằng khen, phụ nữ đạt danh hiệu phụ nữ hai giỏi; tự vệ đạt danh hiệu là đơn vị quyết thắng 10 năm liền, đưược báo cáo điển hình tại đại hội quyết thắng quân khu Thủ đô. III, Thực trạng công tác kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa. 1. Tổ chức và hoạt động của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại CNNHCTĐĐ. a. Cơ cấu tổ chức của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại chi nhánh NHCTĐĐ . - Kể từ ngày 1-4-1993 đến nay, CNNHCTĐĐ là một đơn vị hoạt động trực thuộc NHCTVN và hạch toán phu thuộc. Quyết định của Hội đồng quản trị NHCTVN số 066/QĐ -HĐQT-NHCT17 VN ban hành quy chế tổ chức hoạt động bộ máy kiểm tra, kiểm toán và xét khiếu tố NHCTVN thì các thành viên đơn vị trực thuộc NHCTVN như: các phòng giao dịch, các văn phòng đại diện, các chi nhánh đều phải thành lập phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ (KTKTNB) trực thuộc đơn vị đó, chi nhánh đó, tuy nhiên vẫn chịu sự chi phôí, quản lý điêù hành của cấp Trung ương về kế hoạch công việc trong năm theo kỳ kế hoạch như: thực hiện kiểm tra chéo giữa các chi nhánh trong hệ thống NHCT với nhau hoặc có mặt trong các đoàn kiểm tra theo trưng tập của Trung ương để kiểm tra các đơn vị thành vên trong hệ thống về các mặt hoạt động của đơn vị thành viên đó theo chưương trình kế hoạch do Trung ương đề ra và tuỳ theo mục tiêu của từng cuộc kiểm tra đã đưược TƯ phê chuẩn. Hiện nay trong hệ thống NHCT có 71 đơn vị thành lập phòng (tổ) kiểm tra, kiểm toán và xét khiếu tố, bao gồm 400 cán bộ kiểm tra trong đó phòng kiểm tra của chi nhánh NHCTĐĐ là một thành viên. - Tại chi nhánh NHCTĐĐ có 9 phòng hoạt động trực thuộc lãnh đạo với cơ cấu tổ chức cũng nhưư chức năng, nhiệm vụ độc lập với nhau, phòng KTKTNB là một trong số 9 phòng ban đó. - Phòng KTKTNB trước có tên là phòng kiểm soát, được thành lập vào năm 1991 theo quyết định số 16/NH-QĐ của Tổng Giám đốc NHCTVN . Phòng có cơ cấu tổ chức cụ thể như sau: Phòng có 9 cán bộ trong đó có một kiểm toán trưởng, một kiểm toán phó và 7 kiểm toán viên. - Phòng được chia làm nhiều bộ phận kiểm toán gọi là các tổ kiểm toán. + Tổ kiểm toán nghiệp vụ tín dụng gồm ba kiểm toán viên (bao gồm hai kiểm toán viên và một kiểm toán phó) thực hiện kiểm toán hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng ở phòng kinh doanh và hai phòng giao dịch Kim liên và Cát linh. + Tổ kiểm toán nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ gồm một kiểm toán viên thực hiện kiểm tra việc thu chi, quản lý tiền mặt, ngân phiếu và ngoại tệ của bộ phận tiền tệ kho quỹ. + Tổ kiểm toán nghiệp vụ huy động vốn: có một kiểm toán viên thực hiện kiểm toán hoạt động của phòng nguồn vốn (bao gồm 14 QTK nằm rải rác ở địa bàn 2 quận Đống Đa và Thanh xuân). + Tổ kiểm toán nghiệp vụ kế toán tài chính; có 2 kiểm toán viên thực hiện kiểm toán việc hạch toán kế toán, việc kiểm kê, quản lý tài sản của cơ quan của phòng kế toán tài chính. - Kiểm toán trưởng: có trách nhiệm quản lý nắm mọi tình hình chung của phòng, đề ra chương trình, kế hoạch kiểm tra của từng tổ kiểm tra, tập hợp các báo cáo của các tổ và lập báo cáo kiểm tra chính thức về các mặt nghiệp vụ trình Giám đốc có những đề xuất và kiến nghị với Giám đốc Ngân hàng về việc chỉnh sửa các quy chế của Chi nhánh về các mặt nghiệp vụ cho phù hợp hay các kiến nghị khác. - Kiểm toán phó trong một số trường hợp có thể làm thay kiểm toán trưởng nếu được uỷ quyền, công việc chịu sự quản lý, phân công của kiểm toán trưởng. - Về trình độ của các cán bộ phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Các cán bộ phòng KTKTNB của Chi nhánh đều tốt nghiệp các trường đại học chuyên ngành tài chính kế toán Ngân hàng như trường Đại học kinh tế quốc dân, trường Đại học tài chính kế toán. - Số năm công tác: các cán bộ công tác tại phòng kiểm tra hầu hết từ các bộ phận nghiệp vụ chuyển sangvới số năm trung bình từ 10 năm trở lên. Các cán bộ kiểm toán đều có trình độ chuyên môn cao về phạm vi nghiệp vụ của mình, có kinh nghiệm trong công tác, ngoài ra các cán bộ còn có sự am hiểu nhất định về các mặt nghiệp vụ khác để có thể hoàn thành công việc của mình trong mối liên hệ với các mặt nghiệp vụ khác. - Nhìn chung ngân hàng có bộ phận kiểm toán nội bộ với cơ cấu đơn giản, hoạt động với chức năng riêng biệt của từng tổ kiểm tra để tránh trưường hợp chồng chéo giữa các tổ và giữa tổ kiểm tra nghiệp vụ với phòng nghiệp vụ đưược kiểm tra. b. Nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại Chi nhánh NHCTĐĐ. Việc phân công nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra thực sự có ý nghĩa trong việc xác định ranh giới về đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của phòng kiểm tra với các phòng ban khác trong ngân hàng. Nếu các phòng ban khác hoạt động chuyên về một mặt nghiệp vụ hoạt động của ngân hàng nhằm góp phần đạt được mục tiêu chung của cả ngân hàng thì phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ hoạt động nhằm kiểm tra lại sự đúng đắn hợp pháp của các mặt nghiệp vụ đó, để từ đó xác định những thông tin chính xác nhất giúp lãnh đạo ngân hàng đưa ra quyết định kinh doanh đúng dắn. Cụ thể theo QĐ 066/ QĐ - HĐQT-NHCT17 của HĐQT NHCTVN thì nhiệm vụ của bộ phận kiểmta tại chi nhánh NHCTĐĐ như sau: * Đối với phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ: - Thực hiện giám sát, kiểm tra, kiểm toán theo chưương trình, kế hoạch hoặc chỉ đạo trực tiếp của tổng Giám đốc về tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ và chế độ, thể lệ, quy định về quản lý kinh doanh, quản trị điều hành... của chính phủ, NHNN và NHCTVN tại đơn vị, báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm toán và kiến nghị với Giám đốc đơn vị thành viên, Tổng Giám đốc bổ sung, sửa đổi các quyết định về chủ trương, chính sách, chế độ nghiệp vụ và xử lý cá nhân, tổ chức có sai phạm được phát hiện trong kiểm tra, kiểm toán. - Thực hiện kiểm toán hoặc phối hợp với các phòng nghiệp vụ để kiểm tra theo yêu cầu của Giám đốc đơn vị. Tiếp nhận các đơn thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức và cá nhân, tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo về nội dung có liên quan đến hoạt động của NHCTĐĐ và cán bộ ngân hàng theo luật khiếu nại, tố cáo, các quy định của chính phủ, của Thống đốc NHNN và Tổng giám đốc NHCTVN. - Tham mưu cho Giám đốc về công tác chống tham nhũng. - Theo dõi và giám sát việc giải quyết các vụ việc nổi cộm tại Chi nhánh. - Thực hiện công tác pháp chế theo quy chế của Hội đồng quản trị và hướng dẫn của Tổng giám đốc NHCTVN. - Làm đầu mối khi có đoàn kiểm tra, kiểm toán hoặc thanh tra đến làm việc tại đơn vị - Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của NHCTVN. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao: không trực tiếp tham gia vào các hoạt động nghiệp vụ cụ thể. * Đối với kiểm toán trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: - Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Tổng Giám đốc về các mặt công tác của phòng. Trực tiếp quản lý, phân công cán bộ của phòng (hoặc tổ) kiểm tra, kiểm toán thực hiện nhiệm vụ được giao. Trực tiếp kiểm toán, báo cáo những công việc có tính chất quan trọng, phức tạp. - Báo cáo Tổng Giám đốc về chương trình, kết quả kiểm toán, giám sát, kiểm toán nội bộ và những sai phạm của đơn vị trong việc chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, các thể lệ chế độ của Ngành và những chỉ đạo đột xuất của NHCTVN. + Có quyền yêu cầu cá nhân, đơn vị thuộc đối tượng kiểm toán cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nhiệm vụ. Nếu cá nhân nào, đơn vị nào thuộc đối tưượng kiểm toán không cung cấp đầy đủ, trung thực, kiểm toán trưưởng có quyền iám đốc trình Tổng Giám đốc bố trí đủ hoặc thay đổi kiểm toán viên theo yêu cầu giám sát , kiểm toán tại đơn vị. Đề nghị Giám đốc cử cán bộ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu còn bất đồng ý kiến Giám đốc thì được quyền bảo lưu và báo cáo Tổng Giám đốc xem xét giải quyết. Tổ chức thực hiện phúc tra các kết quả kiểm toán của phòng (tổ) KTKTNB, và kết quả kiểm tra của các đoàn thanh tra, kiểm toán khác. * Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm toán phó. - Giúp kiểm toán trưởng điều hành một số mặt công tác theo sự phân công của kiểm toán trưởng và chịu trách nhiệm trước kiểm toán trưởng, Giám đốc đơn vị và tổng Giám đốc về thực hiện các mặt công tác được giao. - Tham gia ý kiến với kiểm toán trưởng về hoạt động của phòng (tổ ) kiểm toán. Nếu phát hiện đơn vị, cá nhân thuộc đơn vị mình làm trái quy định của NHCT và của pháp luật, đã đề xuất mà kiểm toán trưởng không giải quyết thoả đáng thì có quyền kiến nghị với Giám đốc, Tổng Giám đốc. - Khi kiểm toán trưởng vắng mặt, một kiểm toán phó được uỷ hành điều hành công việc chung của phòng tổ kiểm toán, chịu trách nhiệm về công việc đã giải quyết và phải báo cáo lại với kiểm toán trưởng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do kiểm toán trưởng phân công. * Nhiệm vụ quyền hành của kiểm toán viên: - Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của ngưười quản lý trực tiếp là: trưởng phòng kiểm toán, tổ trưưởng hoặc người đưược uỷ quyền. - Có yêu cầu các đơn vị và cá nhân thuộc đối tượng kiểm tra cung cấp tài liệu, thông tin, chứng từ để giải trình những việc cụ thể theo nội dung kiểm tra. Nếu đơn vị, cá nhân nào không cung cấp có quyền đề nghị trưưởng phòng kiểm toán hoặc người có trách nhiệm chính về vấn đề đó để giải quyết. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc đơn vị, Tổng giám đốc, trước pháp luật về tính chính xác trong các kết luận của mình. Kết luận phải mang tính khẳng định, rõ ràng và cụ thể. - Bảo mật số liệu , tài liệu theo quy định của Nhà nước và quy định của NHCTVN. Chỉ được cung cấp số liệu, tài liệu cho những người có trách nhiệm và phải được người quản lý trực tiếp đồng ý. * Nhiệm vụ và quyền hạn của đoàn kiểm tra, kiểm toán. - Đoàn kiểm tra, kiểm toán được thành lập theo quyết định của Tổng giám đốc, Giám đốc các đơn vị thành viên. Đoàn chỉ được thực hiện những nhiệm vụ theo đúng nội dung, thời hạn ghi hạn ghi trong quyết định. - Đảm bảo theo đúng nội dung ghi ở ba phần cuối nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm tra viên. trưởng đoàn kiểm tra kiểm toán chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ ghi trong quyết định của TGĐ, GĐ các đơn vị thành viên chỉ đạo điều hành các thành viên trong đoàn thực hiện các nhiệm vụ đưược giao. Chịu trách nhiệm trước TGĐ về việc thực thi nhiệm vụ do TGĐ giao. - Kiểm toán viên đi công táctheo đoàn phải thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng đoàn và chịu trách nhiệm trước trưởng đoàn, trước Tổng giám đốc và pháp luật về những kết luận, ý kiến của mình. 2. Thực trạng hoạt dộng tín dụng tại chi nhánh NHCTĐĐ dưới góc độ đánh giá của kiểm toán nội bộ. Trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại thu nhập cao nhất đối với các NHTM nói chung và đối với NHCTĐĐ nói riêng. Trong năm 2000, thực hiện phương án sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu kế hoạch của NHCTVN giao, NHCTĐĐ đã hoàn thành nhiệm vụ và vượt kế hoạch Ngân hàng cấp trên giao về chỉ tiêu lợi nhuận (so với năm 1999 bằng 14,68%, vượt kế hoạch 20,04 %). Các chỉ tiêu khác cũng hoàn thành, như: chỉ tiêu về huy động vốn đạt 1850 tỉ đ, vượt kế hoạch 7,3%, bằng 121,7% năm 1999. Riêng chỉ tiêu tổng dư nợ năm nay đạt khá cao, về số tuyệt đối là 1001 tỉ, tăng 289 tỉ so với năm 1999 , bằng 140,7% năm 1999 và vượt kế hoạch NHCTVN giao 19% về số tương đối. a. Cơ cấu tổng dư nợ cũng có sự chuyển dịch đáng kể, có được kết quả này nhờ sự phấn đấu hoạt động của cả cơ quan từ Ban lãnh đạo Ngân hàng đến các cán bộ công nhân viên trong NHCTĐĐ. Sự phối hợp ăn khớp từ việc chỉ đạo của ban lãnh đạo đến việc thực hiện nhiệm vụ của các phòng ban. Cụ thể tình hình cơ cấu dư nợ năm 2000 và tỷ lệ so với năm 1999 như sau: Đơn vị tính: Tỉ đồng Dư nợ Theo thời hạn Số tiền % trong tổng dư nợ ± % so với 1999 Ngắn hạn 579 58% 1,2 % Trung dài hạn 422 42% 237,2 %

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28218.doc
Tài liệu liên quan