Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Tiểu thương chợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Huế

Ta biết, sản phẩm cho vay TTC là một sản phẩm mới của Ngân hàng, nên t ỷ

trọng của sản phẩm này vẫn chiếm rất ít trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng,

chỉ3,5%. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay TTC tăng nhanh qua 3 năm. Mặc

dù năm 2008, tình hình kinh tế có nhiều biến động, nhưng doanh số cho vay vẫn tăng

đáng kể so với năm 2007. Biến động này đã góp phần không nhỏ vào mức tăng trưởng

lợi nhuận trong năm của Chi nhánh.

pdf77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2643 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Tiểu thương chợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người gửi tiền với mục đích giữ chân khách hàng cũ, và thu hút thêm nhiều khách hàng mới đến với Chi nhánh. Ngoài nguồn vốn huy động từ dân, Ngân hàng Sacombank Huế còn huy động từ các Tổ chức kinh tế. Mặc dù tỷ trọng huy động vốn từ Tổ chức kinh doanh so với tổng nguồn vốn huy động là không cao mỗi năm (năm 2007 cao hơn so với 2008, 2009 nhưng tỷ trọng cũng chỉ 12%) nhưng số tiền thì tăng qua các năm: năm 2007 trên 78 tỷ VND đồng, tới năm 2009 lên tới gần 102 tỷ VND đồng. Điều này chứng tỏ Ngân hàng Sacombank Huế không chỉ quan tâm tới thu hút nguồn vốn từ người dân mà Sacombank Huế còn có chính sách, dịch vụ cung cấp cho tổ chức kinh tế. Sự gia tăng về giá trị huy động vốn cho thấy Sacombank Huế không ngừng đẩy nhanh tốc độ huy động vốn, nhất là vốn nhàn rỗi trong khu vực dân cư, Ngân hàng đã nhận thức được tầm quan trọng của đối tượng khách hàng là cá nhân thuộc tầng lớp dân cư. Do đó Ngân hàng đã mở các quỹ tiết kiệm ở nơi đông dân cư và thuận lợi. Điển hình Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Huế đã có tới 8 điểm giao dịch, đó là con số không phải là ít. Ngân hàng đã ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại (Phần mềm quản lý hệ thống ngân hàng T24.R8) theo mô hình ngân hàng bán lẻ để rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng, quảng cáo các tiện ích của các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng như: rút tiền qua máy ATM, thực hiện chi trả lương qua tài khoản Ngân hàng, đồng thời bố trí đội ngũ giao dịch viên trẻ trung, năng động, được đào tạo về kỹ năng giao tiếp văn minh. Bên cạnh đó, uy tín của Ngân hàng Sacombank Huế cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tăng trưởng nguồn vốn của Ngân hàng. Khóa luận tốt nghiệp đại học 32 Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Sacombank - Chi nhánh Huế ĐVT: Triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % a. Theo loại tiền 659.970 100,00 860.176 100,00 1.126.836 100,00 200.206 30,34 266.660 31,00 VNĐ 502.050 76,07 640.124 74,42 840.311 74,57 138.074 27,50 200.187 31,27 Ngoại tệ 63.232 9,58 115.364 13,41 150.431 13,35 52.132 82,45 35.067 30,40 Vàng 94.688 14,35 104.688 12,17 136.094 12,08 10.000 10,56 31.406 30,00 b. Theo tiền gửi 659.970 100,00 860.176 100,00 1.126.836 100,00 200.206 30,34 266.660 31,00 Tổ chức kinh tế 78.716 11,93 81.957 9,53 101.631 9,02 3.241 4,12 19.674 24,01 Dân cư 581.254 88,07 778.219 90,47 1.025.223 90,98 196.965 33,89 247.004 31,74 Tổng vốn huy động 659.970 100,00 860.176 100,00 1.126.836 100,00 200.206 30,34 266.660 31,00 (Nguồn:Phòng Dịch vụ khách hàng - Sacombank Huế) Khóa luận tốt nghiệp đại học 33 Tình hình cho vay Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà, Sacombank Huế đã không ngừng khai thác khả năng huy động vốn để đáp ứng khả năng nhu cầu vốn của khách hàng. Trong những năm qua, nhờ có nguồn vốn huy động khá dồi dào, Ngân hàng Sacombank Huế đã đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế, giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến dây chuyền công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm cho người lao động. Bảng 2.2: Tình hình cho vay vốn của Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Huế ĐVT: Triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị % DSCV 2.972.893 3.272.932 3.699.857 300.039 10,09 426.925 13,04 DSTN 2.549.202 2.752.840 3.052.916 203.638 7,99 300.076 10,90 Dư nợ 423.691 520.092 646.941 96.401 22,75 126.849 24,39 NQH 145 1.350 950 1.205 831,03 -400 -29,63 (Nguồn:Phòng Dịch vụ khách hàng - Sacombank Huế) Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay tăng qua các năm, các thành phần kinh tế đã mạnh dạn hơn trong việc vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, Chi nhánh cũng đã áp dụng các chính sách nhằm kích thích cũng như thúc đẩy hoạt động cho vay như: Áp dụng lãi suất linh hoạt, giảm các thủ tục không cần thiết nhằm tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn. Năm 2007 doanh số cho vay của Ngân hàng đạt gần 2973 tỷ đồng, năm 2008 con số này là 3273 tỷ tức là tăng thêm hơn 300 tỷ so với 2007 tương đương 10,09%, và năm 2009 lên tới gần 3700 tỷ đồng, tăng 427 tỷ tương đương 13,04% so với năm 2008. DSCV tăng đáng kể ở các năm là do chính sách của Ngân hàng luôn quan tâm đến việc đầu tư cho doanh nghiệp mới, dự án mới, đối tượng đầu tư mới để mở rộng quan hệ tín dụng với các tổ chức kinh tế trên địa bàn, đồng thời tạo mối quan hệ tốt với các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng trong việc cho vay, thu hồi nợ Khóa luận tốt nghiệp đại học 34 và xử lý nợ. Đặc biệt là năm 2009, nền kinh tế bắt đầu trở lại và phát triển mạnh thì việc đầu tư có quy mô và giá trị lớn. Doanh số thu nợ của Chi nhánh luôn được đẩy mạnh, cán bộ tín dụng thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, thêm vào đó khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả và có ý thức trả nợ đúng hạn nên đã giảm số lượng nợ quá hạn. 2.1.2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Huế Xét về tổng thu nhập Thu nhập của Sacombank Huế tăng qua ba năm với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước, năm 2008 tăng 21.884 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng 41,08%, năm 2009 tăng 20.502 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng 27,28%. Thu nhập tăng qua các năm là biến động tốt vì nó là tiền đề để tăng lợi nhuận cho Chi nhánh. Tuy nhiên, tốc độ tăng của năm 2009 đã giảm xuống so với tốc độ tăng của năm 2008. Đây là một điểm Sacombank cần lưu ý, và nên tăng tốc hoạt động cho vay để thu về lợi nhuận nhiều hơn. Qua bảng 2.3 ta thấy, thu lãi cho vay là nguồn thu chính và chủ yếu, luôn chiếm tỷ trọng khoảng gần 90% tổng thu nhập. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng là một hoạt động mũi nhọn của Chi nhánh. Năm 2008 tăng 18.380 triệu đồng (38,24%) và năm 2009 tăng 13.050 triệu đồng (19,64%). Thu từ hoạt động dịch vụ là khoản mục có mức tăng trưởng cao qua 3 năm. Năm 2008 tăng 2.730 triệu đồng tương ứng 58,27%, và năm 2009 tăng 5.686 triệu đồng tương ứng 76,86%. Đây là một kết quả khả quan, chứng tỏ Ngân hàng đã ngày càng cung cấp nhiều dịch vụ phù hợp, đáp ứng thỏa đáng nhu cầu khách hàng. Ngân hàng cần phát huy hoạt động này. Bên cạnh đó, nguồn thu nhập bất thường và thu khác tại Chi nhánh tăng mạnh qua các năm. Năm 2008, thu nhập bất thường tăng 195 triệu đồng tương ứng 354,55% và năm 2009 là 350 triệu đồng, tương ứng tăng 140%, khoản thu nhập này xuất phát phần lớn từ các hợp đồng tín dụng tất toán trước hạn. Đối với các chỉ tiêu thu khác, nguyên Khóa luận tốt nghiệp đại học 35 nhân của sự biến động lớn này là do Ngân hàng đẩy mạnh hơn các hoạt động tư vấn tài chính, xử lý các loại tài sản đảm bảo cũng như thu hồi được các khoản nợ quá hạn. Xét về chi phí Nhìn chung chi phí của Sacombank Huế tăng qua ba năm. Năm 2008 chi phí tăng mạnh 18.312 triệu đồng tương ứng 41,31%, tuy nhiên năm 2009 tốc độ tăng lại ít hơn năm 2008, tăng 9.000 triệu đồng tương ứng 14,37%. Xét trong mối tương quan với tốc độ tăng thu nhập, đây là một tốc độ tăng nhịp nhàng, hợp lý, đảm bảo tăng lợi nhuận dương cho Chi nhánh. Nếu như trong tổng thu nhập của Sacombank Huế thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất thì về mặt chi phí, phần chi phí dành cho hoạt động huy động vốn lại chiếm tỷ trọng cao nhất lần lượt qua các năm: Năm 2007 là 54,48%, năm 2008 là 58,17% và năm 2009 là 56,73%. Sở dĩ chi phí huy động vốn năm 2008 cao nhất trong ba năm la do khủng hoảng kinh tế, lãi suất huy động trong năm biến động tăng không ngừng và có thời điểm đạt gần 19%/năm. Năm 2009, chi phí này đã giảm hơn vì thị trường gần như bình ổn, có thể huy động được nhiều tiền gửi mà không cần tăng lãi suất. Mặc dù năm 2008 Chi nhánh không tuyển dụng thêm lao động mới nhưng chi phí nhân viên năm 2008 tăng 1.497 triệu đồng (30,85%), và năm 2009 tăng 1.804 triệu đồng tương ứng 28,41%. Chi phí cho nhân viên ở Sacombank luôn tăng vì Sacombank quan niêm rằng “tăng lương chính là tăng đầu tư”. Qua đây ta thấy Sacombank Huế đã có chế độ lương thưởng hấp dẫn, từ đó giúp nhân viên phát huy tốt năng lực của bản thân. Chi về tài sản năm 2009 không tăng, vẫn chỉ tiêu tốn 1.684 triệu đồng như năm 2008. Các khoản mục còn lại như chi về công tác kho quỹ, chi dự phòng bảo hiểm, chi hoạt động quản lý và công cụ,…đều tăng qua ba năm nhưng với tốc độ không đáng kể. Xét về lợi nhuận Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy lợi nhuận năm 2009 tăng mạnh, tăng gần 92% so với năm 2008. Đây là một thành quả đáng tự hào của Sacombank, nhờ vào đường lối đúng đắn của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực hết mình của các cán bộ nhân viên Chi nhánh Khóa luận tốt nghiệp đại học 36 Bảng2. 3: Kết quả hoạt động kinh doanh Sacombank -Chi nhánh Huế (ĐVT:Triệu đồng) 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị % Giá trị % A. TỔNG THU NHẬP 53.267 75.151 95.653 21.884 41,08 20.502 27,28 Thu lãi cho vay 48.061 66.441 79.491 18.380 38,24 13.050 19,64 Thu từ hoạt động dịch vụ 4.685 7.415 13.101 2.730 58,27 5.686 76,68 Thu nhập bất thường 55 250 600 195 354,55 350 140,00 Thu khác 466 1.045 2.461 579 124,25 1.416 135,50 B. CHI PHÍ 44.324 62.636 71.636 18.312 41,31 9.000 14,37 Chi huy động vốn 24.149 36.436 40.641 12.287 50,88 4.205 11,54 Chi cho nhân viên 4.853 6.350 8.154 1.497 30,85 1.804 28,41 Chi công tác kho quỹ và thanh toán 855 1.241 1.513 386 45,15 272 21,92 Chi nộp phí và lệ phí 135 160 180 25 18,52 20 12,50 Chi cho hoạt động quản lý và công cụ 1.984 2.184 2.389 200 10,08 205 9,39 Chi về tài sản 1.251 1.684 1.684 433 34,61 0 0,00 Chi về dự phòng, bảo hiểm tiền gửi 7.602 10.165 12.182 2.563 33,71 2.017 19,84 Chi phí khác 3.495 4.416 4.893 921 26,35 477 10,80 C. LỢI NHUẬN 8.943 12.515 24.017 3.572 39,94 11.502 91,91 (Nguồn:Phòng Dịch vụ khách hàng - Sacombank Huế) Khóa luận tốt nghiệp đại học 37 Với tiêu chí làm việc “không ngừng tăng tốc”, các anh em cán bộ Chi nhánh luôn tích cực chủ động trong việc huy động cũng như cho vay, luôn hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đề ra, đưa Sacombank ngày càng vững mạnh với minh chứng lợi nhuận tăng mạnh qua các năm. 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay Tiểu thương chợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Huế 2.2.1. Giới thiệu chung về sản phẩm cho vay Tiểu thương chợ của Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Huế  Giới thiệu sản phẩm Cho vay Tiểu thương chợ: Nhằm tài trợ vốn cho các tiểu thương đang kinh doanh thường xuyên tại các chợ trên cùng địa bàn hoạt động của Sacombank. Đối tượng khách hàng: Cá nhân kinh doanh thường xuyên tại các chợ. Loại tiền vay: VND Điều kiện vay:  Có hộ khẩu thường trú, tạm trú có thời hạn (KT3) hoặc có địa điểm hoạt động kinh doanh thực tế trên cùng địa bàn với phạm vi hoạt động của các đơn vị trực thuộc Sacombank;  Được đơn vị quản lý chợ xác nhận kinh doanh thường xuyên hợp pháp và đồng ý chuyển nhượng sạp để trả nợ Ngân hàng;  Có mục đích vay vốn hợp pháp;  Chợ phải được thành lập đúng quy định và không thuộc diện giải tỏa, Ban quản lý chợ phải được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm và đồng ý liên kết với Sacombank; Lãi suất: Thay đổi theo từng thời kỳ. Mức vay: Tối đa 200 triệu đồng/khách hàng nhưng không vượt quá 70% giá trị chuyển nhượng sạp. Thời hạn cho vay: Tối đa 12 tháng. Phương thức cho vay: Từng lần. Phương thức trả tiền vay:  Trả góp vốn lãi chia đều hàng ngày;  Ngân hàng thu nợ tại sạp của khách hàng. Khóa luận tốt nghiệp đại học 38 Hồ sơ vay vốn:  Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của Sacombank ;  CMND/Hộ chiếu, hộ khẩu/KT3 của người vay, người hôn phối và bên bảo lãnh (nếu có);  Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng sạp của khách hàng;  Giấy đăng ký kinh doanh tại chợ hoặc xác nhận của Ban quản lý.  Khách hàng sản phẩm Tiểu thương chợ tại Sacombank Huế Bảng 2.4: Khách hàng TTC Sacombank Huế Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu KH % KH % KH % KH % KH % KH 367 100 428 100 526 100 61 16,62 98 22,90 Tây Lộc 94 25,61 110 25,70 157 29,85 16 17,02 47 42,73 Đông Ba 76 20,71 93 21,73 130 24,71 17 22,37 37 39,78 Bến Ngự 53 14,44 55 12,85 70 13,31 2 3,77 15 27,27 Cống 55 14,99 50 11,68 62 11,79 -5 -9,09 12 24,00 Trường An 35 9,54 47 10,98 56 10,65 12 34,29 9 19,15 Vĩ Dạ 42 11,44 53 12,38 51 9,70 11 26,19 -2 -3,77 Chợ khác 12 3,27 20 4,67 0 0,00 8 66,67 0 0,00 (Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng - Sacombank Huế) Số lượng khách hàng của sản phẩm cho vay TTC tăng đều qua ba năm. Ta thấy, Tây Lộc và Đông Ba vẫn là thị trường tiềm năng nhất với số lượng khách hàng lớn. Năm 2007 và 2008, ngoài 6 chợ Tây Lộc, Đông Ba, Bến Ngự, Vĩ Dạ, Trường An và chợ Cống , Sacombank đã tìm kiếm khách hàng ở một số chợ khác như Hai Bà Trưng, An Cựu… Nhưng số lượng khách hàng ở hai chợ này không đáng kể, nên đến năm 2009, Sacombank chỉ còn liên kết, hơp tác với 6 chợ trên. Hiện tại, Tây Lộc có số lượng khách hàng lớn nhất với 157 khách hàng trong tổng số 526 khách hàng, chiếm gần 30%. Qua những nhận xét, đánh giá của CBTD cùng với việc điều tra, thu thập thông tin cá nhân từ phỏng vấn khách hàng, tôi đã rút ra được 2 đặc điểm nổi bật của khách hàng tiểu thương như sau: Khóa luận tốt nghiệp đại học 39 Thứ nhất, đa số khách hàng là các tiểu thương nghèo, có thu nhập bình quân ngày thấp, số tiểu thương có thu nhập dưới 200.000 đồng/ngày và từ 200.000 - 500.000 đồng/ ngày chiếm chủ yếu trong tổng số khách hàng tiểu thương được phỏng vấn (Phụ lục 1.6). Điều này cho thấy sản phẩm trả góp ngày rất phù hợp với các tiểu thương có thu nhập bình dân và thấp. Đặc điểm thứ hai đó là khách hàng trung thành với sản phẩm. Theo lời CBTD thì hầu như khách hàng đã vay sản phẩm này một lần, thì chắc chắn sẽ tiếp tục vay lần sau khi đáo hạn. Điều đó thể hiện qua số khách hàng tiểu thương giao dịch với Ngân hàng có khoảng thời gian từ 2 - 4 năm chiếm chủ yếu trong tổng số khách hàng phỏng vấn, chiếm gần 60% (Phụ lục 1.5). 2.2.2. Đánh giá tình hình cho vay Tiểu thương chợ 2.2.2.1. Doanh số cho vay Ta biết, sản phẩm cho vay TTC là một sản phẩm mới của Ngân hàng, nên tỷ trọng của sản phẩm này vẫn chiếm rất ít trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, chỉ 3,5%. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay TTC tăng nhanh qua 3 năm. Mặc dù năm 2008, tình hình kinh tế có nhiều biến động, nhưng doanh số cho vay vẫn tăng đáng kể so với năm 2007. Biến động này đã góp phần không nhỏ vào mức tăng trưởng lợi nhuận trong năm của Chi nhánh. Đây là kết quả mà Chi nhánh đạt được với việc nhân viên tín dụng tích cực đến từng chợ, tìm hiểu nhu cầu, tiếp thị sản phẩm đến bà Bieu do 2.4: Thoi gian su dung san pham 23,2% 58,9% 17,9% Duoi 2 nam Tu 2-4 nam Tren 4 nam Bieu do 2.5: Doanh thu ngay cua khach hang tieu thuong 40% 33,7% 18,9% 7,4% Duoi 200 000 dong Tu 200 000-500 000 dong tren 500 000- 1000 000 dong Tren 1000 000 dong Khóa luận tốt nghiệp đại học 40 con tiểu thương. Sang năm 2009, DSCV cũng tăng nhanh rõ rệt, từ 69.386 triệu đồng lên tới 129.495 triệu đồng. Điều này cho thấy lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng là khá tốt, ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến, sử dụng sản phẩm hơn. Nó còn cho thấy nhu cầu về vốn ngày càng cao của bà con tiểu thương, một thị trường đầy tiềm năng. Bảng 2. 5: Doanh số cho vay TTC của Sacombank Huế ĐVT: Triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % DSCV 2.972.893 100,00 3.272.932 100,00 3.699.857 100,00 Cho vay TTC 42.512 1,43 69.386 2,12 129.495 3,50 (Nguồn:Phòng Dịch vụ khách hàng - Sacombank Huế) Ngoài ra, còn phải kể đến sự cố gắng, nổ lực của Chi nhánh trong việc mở rộng thị trường hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tín dụng…từ đó tạo được sự tín nhiệm của khách hàng. Hiện tại Ngân hàng đang chú trọng vào loại hình cho vay này vì đây là một trong những sản phẩm có lãi suất cho vay cao nhất ở Ngân hàng, do đó lợi nhuận thu về cũng nhiều hơn. Hơn nữa, Huế có nhiều chợ lớn nhở nằm xung quanh thành phố, nhu cầu cần vốn của bà con tiểu thương là rất lớn. Ngoài ra, Ngân hàng còn liên kết với Ban quản lý chợ, do đó sẽ yên tâm hơn, khi được Ban quản lý xác nhận tình hình kinh doanh của tiểu thương, từ đó việc cho tiểu thương vay vốn cũng ít rủi ro hơn. Khóa luận tốt nghiệp đại học 41 42,512 69,386 129,495 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 Triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm Doanh số cho vay TTC Biểu đồ 2.6: Doanh số cho vay TTC của Sacombank Huế 2.2.2.2. Doanh số thu nợ Qua Biểu đồ ta thấy trong 3 năm doanh số cho vay và doanh số thu nợ gần tương đương nhau cho thấy khả năng cho vay và thu hồi nợ của Ngân hàng tương đối tốt. Đây là mặt mạnh cần phát huy hơn nữa vì như thế sẽ ít gây biến động đến dư nợ giúp Ngân hàng quản lý dư nợ tốt hơn. Việc thu hồi nợ đạt được kết quả khả quan như trên là do một số nguyên nhân sau: Số khách hàng truyền thống được duy trì tốt, có xu hướng vay lại nhiều, rất có uy tín trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay và doanh số thu nợ của Ngân hàng. Trong vay TTC, chủ yếu là khách hàng vay buôn bán nhỏ bổ sung vốn kinh doanh. Việc cho vay này thu nợ theo hình thức trả góp hằng ngày định kỳ với số tiền bằng nhau. Cho nên các khoản trả này được cán bộ tín dụng theo dõi thường xuyên và đôn đốc trả nợ nhằm đảm bảo các khoản nợ gốc và lãi vay được trả đúng kỳ hạn. Khóa luận tốt nghiệp đại học 42 42,512 31,610 69,386 55,883 129,495 94,640 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 DSCV DSTN Biểu đồ 2.7: Doanh số thu nợ TTC của Sacombank Huế7 Việc thu hồi nợ nhanh sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được tiến hành thuận lợi, kịp thời bổ sung vốn vay để tái cho vay nhằm đẩy nhanh tốc độ sinh lời của đồng vốn huy động được. Chi nhánh đã nỗ lực đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, thường xuyên nhắc nhở cán bộ tín dụng chú trọng nhiều hơn đến món vay, yêu cầu cán bộ tín dụng nhắc nhở khách hàng chưa kịp thực hiện nghĩa vụ với bất cứ lý do gì. Chi nhánh thường xuyên kiểm tra giám sát mục đích sử dụng vốn của khách hàng vay để có kế hoạch thu hồi kịp thời các khoản nợ có vấn đề, nợ sử dụng sai mục đích. Chính vì vậy, các khoản vay của Ngân hàng, đặc biệt cho vay TTC, được Ngân hàng thu hồi chiếm tỷ trọng cao. Việc đạt kết quả này đã tạo niềm tin, động lực thúc đẩy Chi nhánh thực hiện mở rộng hoạt động cho vay phục vụ khách hàng chu đáo. 7 Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng - Sacombank Huế Khóa luận tốt nghiệp đại học 43 2.2.2.3. Dư nợ Bảng 2. 6: Dư nợ cho vay TTC của Sacombank Huế ĐVT: Triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Dư nợ 423.691 100,00 520.092 100,00 646.941 100,00 Trong đó:Dư nợ TTC 9.194 2,17 9.310 1,79 10.560 1,63 ( Nguồn : Phòng Dịch vụ khách hàng - Sacombank Huế) Qua bảng số liệu cho thấy, cùng với sự tăng lên của DSCV và DSTN thì dư nợ TTC của Chi nhánh cũng có xu hướng tăng. Năm 2007 dư nợ TTC là 9.194 triệu đồng, chiếm 2,17% tổng dư nợ của Chi nhánh, năm 2008 dư nợ là 9.310 triệu đồng, tăng 116 triệu đồng so với năm 2007, năm 2009 dư nợ tiếp tục tăng với 10.560 triệu đồng. Điều này cho thấy quy mô vốn của sản phẩm đã tăng nhanh. Có được kêt quả trên là nhờ Ngân hàng đã mở rộng lưới kinh doanh đến các chợ, tăng cường tiếp thị sản phẩm, tạo niềm tin cho khách hàng về sự tiện lợi của sản phẩm. Trước đây, định hướng của Ngân hàng thường tập trung vào các doanh nghiệp, ít chú trọng đến các tiểu thương kinh doanh nhỏ lẻ. Nhưng trong những năm gần đây, Ngân hàng đã có sự quan tâm thích đáng đối với mảng thị trường còn đang bỏ ngỏ này. Điều này thể hiện qua dư nợ của khách hàng tăng. Đây là một kết quả đáng mừng cho Ngân hàng. Có được kết quả trên là do: - Hệ thống văn bản pháp luật quy định về sản phẩm được đưa ra rõ ràng, nhân viên tín dụng áp dụng một cách linh hoạt, triệt để; - Phối hợp với Ban quản lý chợ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cho vay của Ngân hàng; - Khách hàng truyền thống sử dụng sản phẩm ngày càng tăng, việc dư nợ để giữ chân khách hàng tiếp tục giao dịch với Ngân hàng qua những kỳ sau. Khóa luận tốt nghiệp đại học 44 9,194 9,310 10,560 8,500 9,000 9,500 10,000 10,500 11,000 Triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm Dư nợ TTC Biểu đồ 2.8: Dư nợ cho vay TTC của Sacombank Huế 2.2.2.4. Nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn NQH là chỉ tiêu phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại một tổ chức tín dụng. NQH thể hiện con số mà khách hàng vì lý do nào đó không thể trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn được, nghĩa là cho vay của Ngân hàng gặp rủi ro. Hiện nay theo mức độ cho phép của NHNN thì tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ là dưới 2 %. Qua bảng số liệu 2.7 ta thấy, NQH năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 là 39 triệu đồng. Mức tăng này là do năm 2008, tình hình kinh tế không tốt, các tiểu thương gặp khó khăn, buôn bán ế ẩm, không có tiền trả nợ cho Ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ NQH của sản phẩm tương đối thấp. Năm 2007 tỷ lệ NQH là 0,043%, năm 2008 là 0,46%, và năm 2009 là 0,30%. Các tỷ lệ này thấp hơn so với quy định của NHNN. Điều này cho thấy sự nổ lực trong công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng cũng như việc tìm ra biện pháp nhằm tránh việc chuyển dư nợ trong hạn sang NQH thông qua công tác thẩm định, theo dõi món tiền cho vay, cũng như lựa chọn khách hàng vay. Ngoài ra, nó còn do đặc thù của sản phẩm là thu nợ trả góp ngày, nên CBTD dễ quản lý số tiền nợ khách hàng vay. Khóa luận tốt nghiệp đại học 45 Bảng 2.7: Nợ quá hạn, tỷ lệ NQH cho vay TTC của Sacombank Huế ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dư nợ TTC 9.194 9.310 10.560 Nợ quá hạn TTC 4 43 32 Tỷ lệ NQH 0,043% 0,46% 0,30% ( Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng - Sacombank Huế) 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay Tiểu thương chợ Để có một cái nhìn tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay TTC tại Ngân hàng, tôi tiến hành phân tích chúng dưới 2 góc độ: Nhìn nhận từ phía Ngân hàng và nhìn nhận từ phía khách hàng. + Nhìn nhận từ phía Ngân hàng: Thông tin tôi có được từ quá trình thực tập, tìm hiểu tại Ngân hàng, từ những chuyến đi thực tế với CBTD tại các chợ, và qua tìm hiểu, học hỏi các anh chị CBTD. + Nhìn nhận từ phía khách hàng: Để đánh giá ý kiến của khách hàng về sản phẩm cho vay TTC, tôi tiến hành điều tra 95 khách hàng hoạt động trong 6 chợ trên địa bàn thành phố Huế: chợ Đông Ba, Tây Lộc, Bến Ngự, Vĩ Dạ, Trường An và chợ Cống . Sử dụng thang điểm Likert ( từ 1 đến 5 theo mức độ tăng dần) để lượng hóa các mức độ đánh giá của khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay: Qui trình , thủ tục cho vay; mức lãi suất; khả năng đáp ứng của NH; thái độ CBTD; vấn đề thu hồi nợ và một số ý kiến khác của khách hàng. 2.2.3.1. Quy trình, thủ tục cho vay Cho vay TTC được Ngân hàng đánh giá là một trong những sản phẩm có quy trình, thủ tục đơn giản nhất của Ngân hàng. Đầu tiên, để giao dịch với khách hàng trong chợ, Ngân hàng tiến hành liên kết với Ban quản lý chợ, dựa vào đó nắm bắt được số lượng tiểu thương, tình hình hoạt động kinh doanh, giá trị sạp của các tiểu thương v.v…Liên kết với Ban quản lý chợ là một trong những điều kiện đầu tiên để Ngân hàng thực hiện giao dịch. Khóa luận tốt nghiệp đại học 46 Sau khi liên kết với Ban quản lý chợ, CBTD sẽ tiếp xúc với khách hàng, tiếp thị sản phẩm, phát các tờ bướm có đầy đủ thông tin về sản phẩm tới khách hàng. Từ đó, khách hàng sẽ có quyết định vay hoặc không. Khi khách hàng có nhu cầu vay, CBTD sẽ trực tiếp thẩm định lô sạp, tiến hành lập hồ sơ vay vốn cho khách hàng, số tiền cho vay không vượt quá 70% giá trị sạp. Sau khi thẩm định, CBTD sẽ ra quyết định tín dụng cho vay đối với những khách hàng đủ điều kiện, lập hồ sơ vay vốn, trình lên Ban Giám đốc hoặc trưởng phòng tín dụng duyệt qua, sau đó tiến hành giải ngân ngay tại quầy sạp của khách hàng. Sau khi giải ngân, ngày hôm sau CBTD tiến hành đi thu nợ. Hồ sơ vay vốn của sản phẩm khá đơn giản, chỉ gồm: + Chứng minh nhân dân; + Hộ khẩu gia đình; + Giấy đề nghị vay vốn; + Hợp đồng tín dụng lãi đều; + Sổ xanh theo dõi trả góp ngày. Điều kiện cho vay của sản phẩm được Ngân hàng quy định như sau: + Có hộ khẩu thường trú, tạm trú có thời hạn (KT3) hoặc có địa điểm hoạt động kinh doanh thực tế trên cùng địa bàn với phạm vi hoạt động của các đơn vị trực thuộc Sacombank; + Được đơn vị quản lý chợ xác nhận kinh doanh thường xuyên hợp pháp và đồng ý chuyển nhượng sạp để trả nợ Ngân hàng; + Có mục đích vay vốn hợp pháp; + Chợ phải được thành lập đúng quy định và không thuộc diện giải tỏa, Ban quản lý chợ phải được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm và đồng ý liên kết với Sacombank. Thời gian xử lý: Từ lúc CBTD lập hồ sơ vay vốn đến khi gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Tiểu thương chợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.pdf
Tài liệu liên quan